Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

TIỂU LUẬN HỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚC Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.83 KB, 10 trang )

TIỂU LUẬN

HỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚC
Ở VIỆT NAM
Họ và tên: Nguyễn Thị Thùy (08/8/1994)
Mã sinh viên: 12000888
Lớp: K57-Khoa học môi trường
Danh mục từ viết tắt:
ĐNN : đất ngập nước
HST: hệ sinh thái
RNM:rừng ngập mặn
Tổng quan
1. Khái niệm
Thuật ngữ ĐNN được hiểu theo nhiều cách khác nhau,tùy theo quan điểm, người ta có
thể chấp nhận các định nghĩa khác nhau. Hiện nay có khoảng trên 50 định nghĩa về ĐNN
đang được sử dụng (theo Dugan, năm 1990). Những định nghĩa hay được sử dụng nhất
bao gồm:
 Theo công ước Ramsas (1971): « Các vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước tự
nhiên hay nhân tạo, có nước thường xuyên hay tạm thời, nước đứng hay nước chảy, nước
ngọt, nước lợ hay nước mặn, kể cả các vùng nước ven biển có độ sâu không quá 6m khi
thuỷ triều thấp đều là các vùng ĐNN ».
 Theo chương trình quốc gia về điều tra ĐNN của Mỹ: “Về vị trí
phân bố, ĐNN là những vùng đất chuyển tiếp giữa những HST trên cạn và HST thủy vực.
Những nơi này mực nước ngầm thường nằm sát mặt đất hoặc thường xuyên được bao
phủ bởi lớp nước nông”. ĐNN có ba thuộc tính sau ( theo Cowardin và cộng sự, năm
1979) :
• Có thời kỳ nào đó, đất thích hợp cho phần lớn các loài thực vật thủy sinh.
• Nền đất hầu như không bị khô.
• Nền đất không có cấu trúc không rõ rệt hoặc bão hòa nước, bị ngập nước ở
mức
cạn tại một số thời điểm nào đó trong mùa sinh trưởng hàng năm.


 Theo các nhà khoa học Canađa: “ĐNN là đất bão hòa nước trong thời
I.


gian dài đủ để hỗ trợ cho các quá trình thủy sinh. Đó là những nơi khó tiêu hóa nước, có
thực vật thủy sinh và các hoạt động sinh học thích hợp với môi trường ẩm ước”.
 Theo các nhà khoa học New Zealand: “ĐNN là một khái niệm chung
để chỉ những vùng đất ẩm ước từng thời kỳ hoặc thường xuyên. Những vùng ngập nước
ở mức cạn và những vùng chuyển tiếp giữa đất nước. Nước có thể là nước ngọt, nước
mặn hoặt nước lợ. ĐNN ở trạng thái tự nhiên hoặc đặc trưng bởi các loài thực vật và
động vật thích hợp với điều kiện sống ẩm ướt”.
 Theo các nhà khoa học Oxtraylia: “ĐNN là vùng đầm lầy, bãi lầy than
bùn, tự nhiên hoặc nhân tạo, thường xuyên, theo mùa hoặc theo chu kỳ, nước tỉnh hoặc
nước chảy, nước ngọt, nước lợ hoặc nước mặn, bao gồm cả bãi lầy và những khu RNM lộ
ra khi thủy triều xuống thấp”.
 Định nghĩa do các kỹ sư quân đội Mỹ đề xuất và là định nghĩa chính thức tại
Mỹ: “ĐNN là những vùng đất bị ngập hoặc bão hòa giữa nước bề mặt hoặc nước ngầm
một cách thường xuyên và thời gian ngập đủ để hỗ trợ cho tính ưu việt của thảm thực vật
thích nghi điển hình trong những điều kiện đất bão hòa nước”. ĐNN nhìn chung gồm:
đầm lầy, đầm phá, đầm lầy cây bụi những vùng đất tương tự.
Những định nghĩa trên, nhìn chung đều xem ĐNN như đới chuyển tiếp sinh thái
(Ecotone), những diện tích chuyển tiếp giữa môi trường trên cạn và ngập nước, những
nơi mà sự ngạp nước của đất gây ra sự phát triển của một hệ thực vật đặc trưng ( theo
Coward và cộng sự, năm 1979; Enny, năm 1985).Hiện nay, định nghĩa theo công ước
Ramsar là định nghĩa được nhiều người sử dụng nhất.
2. Tính chất đặc biệt của ĐNN
ĐNN thường bao gồm 3 thành tố chính:
• ĐNN được phân biệt bởi sự hiện diện của nước.
• Đất ngâp nước thường có những loại đất đồng nhất khác hẳn những vùng đất cao ở
xung quanh.

• ĐNN thích nghi cho sự hiện diện của những thảm thực vật thích nghi với những
điều kiện ẩm ướt (Hydrophytes – thực vật ở nước).
Ngoài ra ĐNN còn có nhiều đặc trưng khác giúp phân biệt chúng với các HST khác. Đó
là:
- Mặc dù, nước tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng độ sâu và thời gian ngập nước
thay đổi nhiều giữa các ĐNN.
- ĐNN thường phân bố ở vùng trung gian giữa nước sâu và đất cao ở phần đất liên
và chịu ảnh hưởng của cả 2 hệ thống.
- ĐNN hác nhay về độ lớn, biến đổi từ những vũng nhỏ ở đồng cỏ khoảng 1ha đến
những ĐNN rộng hàng trăm km2.


Sự phân bố ĐNN cũng biến động rất lớn, từ ĐNN nội địa đến ĐNN ven biển, từ
những vùng nông thôn đến thành thị.
- Điều kiện của ĐNN hoặc mức độ tác động nhân sinh cũng thay đổi lớn từ vùng này
đến vùng khác và từ ĐNN này đến ĐNN khác.
3. Chức năng sinh thái của ĐNN
 Giữ lại chất dinh dưỡng, làm nguồn phân bón cho cây và thức ăn của các sinh vật
sống trong HST đó.
 Sản xuất sinh khối: nhiều vùng ĐNN là nơi sản xuất và xuất khẩu sinh khối làm
nguồn thức ăn cho các sinh vật thủy sinh các loài động vật hoang dã cũng như vật nuôi.
 Là nơi cư trú,sinh sản của nhiều loài động vật hoang dã, đặc biệt là các loại chim
nước,
trong đó có nhiều loại quý hiếm, có ý nghĩa quốc tế. Các HST RNM và rừng tràm có
nhiều giá trị trong việc cung cấp sản phẩm, duy trì cân bằng sinh thái và bảo tồn thiên
nhiên; cung cấp nơi kiếm ăn, khu cư trú cho các loài chim qúi hiếm như : Sếu đầu đỏ,
cồng cộc , ô tác , giang sen…
 Các HST ĐNN ven biển: RNM còn có vai trò trong việc mở rộng đất đai, bồi tụ
và tạo vùng đất mới.
4. Giá trị và dịch vụ của ĐNN đối với con người

 Đất ngập nước là những hệ sinh thái có năng suất cao, cung cấp cho con người
nhiều nguồn lợi:
• Cung cấp 20% nguồn thực phẩm trên toàn cầu.
• Chứa và tích trữ nước ngọt cho các hoạt động của con người.
• Cung cấp các nguồn tài nguyên:tài nguyên rừng, động vật hoang dã, thủy
sản,
cỏ và tảo biển,dược liệu, nguyên liệu di truyền,…
• Cung cấp các nguồn năng lượng:than bùn, chất thực vật.
 Các cơ hội giải trí và du lịch: Các vùng ĐNN còn có các đặc tính đặc biệt về di
sảnvăn hoá của loài người. Các hệ sinh thái ĐNN có nhiều thuận lợi cho du lịch sinh thái,
xây dựng các khu dự trữ sinh quyển, các vườn quốc gia,..Các khu bảo tồn ĐNN như:
Tràm Chim (Đồng Tháp), Xuân Thủy (Nam Định), nhiều vùng cảnh quan đẹp như Bích
Động và Vân Long (Ninh Bình), cũng như nhiều đầm phá miền Trung,…thu hút nhiều
khách du lịch tham quan, giải trí.
 Giao thông thủy: Hầu hết các kênh rạch, sông, các vùng hồ chứa nước lớn, vùng
ngập lụt thường xuyên hay theo mùa,…đặc biệt vùng đồng bằng sông Cửu Long, vận
chuyển thủy đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống cũng như phát triển kinh tế
của các cộng đồng địa phương.
-


Vai trò của ĐNN trong việc điều hòa khí hậu
 Lọc nước thải: một vùng ĐNN có giá trị khoảng vài chục hecta sẽ có khả năng lọc
và xử lý nước thải tương đương với một trạm xử lý nước nhiều triệu USD. Vùng ĐNN
được coi như “bể lọc” tự nhiên, có tác dụng giữ lại các chất lắng đọng và chất độc (chất
thải sinh hoạt và công nghiệp). Ước tính khoảng 70%N- NH 4, 99% nitrir và N – NO3 và
95% P tổng số hòa tan được loại bỏ khi nước thải đi qua ĐNN.
 Nạp và ổn định nước ngầm: nước được thấm từ các vùng ĐNN xuống các tầng
ngập nước trong lòng đất, nước được giữ ở đó và điều tiết thành dòng chảy bề mặt ở vùng
ĐNN.

 Hạn chế ảnh hưởng lũ lụt: Bằng cách giữ và điều hào lượng nước mưa như “bồn
chứa” tự nhiên, giải phóng nước lũ từ từ, từ đó có thể làm giảm hoặc hạn chế lũ lụt ở
vùng hạ lưu.
 Ổn định vi khí hậu: Do chu trình trao đổi chất và nước trong các HST, nhờ lớp
phủ thực vật của ĐNN, sự cân bằng của O 2 và CO2 trong khí quyển làm cho vi khí hậu
địa phương được ổn định, đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa ổn định.
 Chống sóng, bão, ổn định bờ biển và chống xói mòn: Nhờ lớp phủ thực vật, đặc
biệt là RNM ven biển, thảm cỏ,…có tác dụng làm giảm sức gió của bão và sự bào mòn
đất của dòng chảy bề mặt.
 Hấp thụ khí nhà kính, điều hòa nhiệt độ, lượng mưa, duy trì độ ẩm không khí và
các chu trình thời tiết khác. Mặc dù ĐNN chỉ chiếm khoảng 6% bề mặt Trái Đất nhưng
lại chứa đựng khoảng 35% lượng cacbon toàn cầu.
II.
Các yếu tố hình thành ĐNN ở Việt Nam
1. Địa mạo
2/3 diện tích tự nhiên Việt Nam là đồi núi, có hướng nghiêng chung từ Tây sang
Đông. Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ là những vùng trũng, tạo nên hai vùng ĐNN tiêu
biểu cho địa mạo vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.
2. Khí hậu
Việt Nam thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm khá cao (hơn
20°C), độ ẩm tương đối lớn (hơn 80%/năm), lượng mưa dồi dào (1500mm/ năm). Sự
khác nhau về chế độ khí hậu giữa các vùng, đặc biệt là chế độ nhiệt - ẩm có ảnh hưởng
đến chế độ thủy văn của từng vùng cũng như thời gian ngập nước, độ sâu ngập nước, chệ
độ nhiệt của nước, dẫn đến sự khác nhau giữa các loại hình ĐNN.
3. Thủy văn
Hệ thống dòng chảy với một mạng lưới tiêu nước ra biển khá dày. Tổng số các con
sông lớn nhỏ ở Việt Nam lên tới 2500, trong đó số con sông dài trên 10km là 2360 (Phan
Nguyên Hồng, 1996). Theo số liệu tính toán cho thấy hệ thống sông Cửu Long có nguồn
5.



nước chaye vào Việt Nam là lớn nhất, chiếm 61,4% tổng lượng dòng chảy ra biển đã tạo
thành hệ thống của sông là một trong những loại hình ĐNN quan trọng của Việt Nam.
Hiện nay, trên cả nước có trên 3500 hồ chứa nhỏ và 650 hồ chứa nước vừa và lớn, các hồ
chứa nước lớn như hồ Thác Bà có diện tích mặt nước 23400ha,..
4. Thổ nhưỡng
Việt Nam có 15 nhóm đất, trong đó có 7 nhóm đất liên quan đến các đặc trưng của các
vùng ĐNN, đó là đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất glây, đất than bùn, đất xám và đất cát.
III.
Hệ thống phân loại ĐNN Việt Nam
Ở Việt Nam, việc phân loại ĐNN được khởi xướng và áp dụng vào năm 1989 gồm D.
Scott và Lê Diên Dực (Mai Đình Yên, 2002). Đến nay, đã có một số công trình nghiên
cứu và áp dụng về phân loại ĐNN của Việt Nam (Phan Nguyên Hồng và cs., 1997; Lê
Diên Dực, 1998a; Nguyễn Chu Hồi và cs, 1999; Nguyễn Ngọc Anh và cs, 1999; Bộ
KHCN&MT, 2001; Nguyễn Chí Thành và cs, 1999, 2002; 2002; Vũ Trung Tạng,
2004ab, Hoàng Văn Thắng, 2005). Các công trình này dựa chủ yếu vào hệ thống phân
loại của Công ước Ramsar và chỉ dừng lại ở mức nêu ra những vùng ĐNN mà chưa hoặc
ít đưa ra các yếu tố để “xác định ranh giới” cũng như “phân biệt” giữa các loại hình ĐNN
(Nguyễn Chí Thành và cs., 2002). Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2004) cũng
đã đưa ra hệ thống phân loại tiêu chuẩn ngành với 2 hệ thống, 6 hệ thống phụ, 12 lớp, và
69 lớp phụ.
Phân loại đất ngập nước theo tiêu chuẩn ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn:
Năm 2002, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với sự thỏa thuận của Bộ Khoa
học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã giao cho Phân
viện Điều tra Quy hoạch Rừng Nam Bộ thực hiện đề tài “Xây dựng hệ thống phân loại
đất ngập nước Việt Nam tương thích với bản đồ đất ngập nước tỷ lệ 1: 1.000.000”.
Căn cứ vào các tài liệu, bản đồ, kết quả nghiên cứu về địa lý, địa mạo, thủy văn, thảm
thực vật, hiện trạng sử dụng đất để xây dựng cấu trúc hệ thống phân loại đất ngập nước
Việt Nam gồm 4 bậc: Hệ thống; Hệ thống phụ; Lớp; và Lớp phụ.

 Hệ thống (system): được phân chia dựa vào bản chất của nước. Gồm 2 hệ thống:
• Hệ thống đất ngập nước mặn
• Hệ thống đất ngập nước ngọt.
 Hệ thống phụ (Sub - system): được phân chia từ Hệ thống dựa vào yếu tố địa mạo.
Được chia thành 6 hệ thống phụ:
• Đất ngập nước mặn ven biển
• Đất ngập nước mặn cửa sông
• Đất ngập nước mặn đầm phá


Đất ngập nước ngọt thuộc sông
• Đất ngập nước ngọt thuộc hồ
• Đất ngập nước ngọt thuộc đầm.
Lớp(Class): được phân chia từ Hệ thống phụ dựa vào yếu tố thủy văn. Bao gồm




12 lớp:
Đất ngập nước mặn ven biển thường xuyên
• Đất ngập nước mặn ven biển không thường xuyên
• Đất ngập nước mặn cửa sông thường xuyên
• Đất ngập nước mặn cửa sông không thường xuyên
• Đất ngập nước mặn đầm phá thường xuyên
• Đất ngập nước mặn đầm phá không thường xuyên
• Đất ngập nước ngọt thuộc sông thường xuyên
• Đất ngập nước ngọt thuộc sông không thường xuyên
• Đất ngập nước ngọt thuộc hồ thường xuyên
• Đất ngập nước ngọt thuộc hồ không thường xuyên
• Đất ngập nước ngọt thuộc đầm thường xuyên

• Đất ngập nước ngọt thuộc đầm không thường xuyên.
 Lớp phụ (Sub Class): được phân chia từ Lớp dựa vào yếu tố thực vật và hiện trạng
sử dụng đất. Lớp phụ được chia thành 69 lớp phụ. Tên gọi của mỗi Lớp phụ mang
đầy đủ các đặc tính của một đơn vị đất ngập nước từ bậc 1 đến bậc 4. Thí dụ: Đất
ngập nước mặn ven biển, ngập thường xuyên, không có thực vật; Đất ngập nước
ngọt thuộc sông, ngập không thường xuyên, canh tác thủy sản; Đất ngập nước
ngọt thuộc hồ, ngập không thường xuyên, có cỏ hoặc cây bụi v..v..
IV.
Hệ sinh thái ĐNN
HST ĐNN Việt Nam được đánh giá có tính ĐDSH cao bởi sự cấu trúc thành phần các
loài thực vật, động vật. Chính từng loại thảm thục vật có đặc tính thích ứng riêng với môi
trường nước ngọt và nước mặn, để hình thành nên những dải rừng ven suối, ven sông,
ven hồ và ven biển như rừng ngập mặn. Ví dụ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long có
những khu rừng đước, vẹt, mắm đã từng có diện tích lớn hàng 100 nghìn ha với những
cây thân gỗ cao từ 15 - 20 m, và có đường kính 30 - 40 cm với cành, tán lá xum xuê... là
môi trường sống thuận lợi cho một số loài động vật thích nghi với môi trường ĐNN như:
dơi ngựa lớn, dơi ngựa Thái Lan, các loài khỉ, voọc, sóc, lợn rừng, rái cá và các loài
chim, các loài bò sát (cá sấu, kỳ đà, trăn, rắn, rùa).... Dưới tán lá rừng của HST: ĐNN
chứa đựng một nguồn tài nguyên thực vật, động vật phong phú là mắt xích quan trọng
trong chuỗi quan hệ dinh dưỡng của HST là nguồn cung cấp thức ăn và là nơi trú ngụ của



nhiều loài động vật hoang dã. Trong đó có các sân chim lớn ở đồng bằng sông Cửu Long
và đồng bằng sông Hồng (30 sân chim).
Kết quả của các công trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong nước và quốc tế
cho đến nay đã thống kê sơ bộ có khoảng 12.115 loài thủy sinh vật phân bố ở môi trường
biển và các vùng nước nội địa cùng với hơn 300 loài động vật có xương sống chuyên
sống trong môi trường nước, hoặc có chu kỳ sống thích nghi liên quan với các HST
ĐNN. Chẳng hạn, thú có 47 loài thuộc 11 họ, 4 bộ; chim có 170 - 180 loài thuộc 42 họ

nằm trong 20 bộ; bò sát có 35 loài thuộc 6 họ và hầu hết 162 loài lưỡng cư thường sống
và phát triển trong môi trường ĐNN. Trong số này đã ghi nhận 60 loài thuộc diện có
nguy cơ bị đe dọa có tên trong Sách đỏ Việt Nam năm 2007 như rái cá lông mượt, rái cá
vuốt bé, mèo cá, hươu đầm lầy, voọc bạc, voọc mông trắng, voọc đầu vàng, dơi ngựa lớn,
bò biển, cá ông chuông, cá heo, sếu cổ trụi, vạc hoa... Đây là nguồn gen tự nhiên có giá
trị bảo tồn cao đang hiện hữu trong các HST ĐNN ở Việt Nam, là nguồn tài nguyên vô
cùng quý, là sinh kế sản xuất sinh học trong môi trường nước.
1. Hệ sinh thái ĐNN mặn
1.1.
Thảm thực vật
Chiếm ưu thế là các loài thực vật ưa mặn như đước, vẹt, mắm, sú, ….
1.2.
Sinh vật tiêu thụ
Các loài động vật không xương sống như cá nước mặn, tôm, cua,…
Các loài chim ăn cá như rẽ mỏ thìa, bồ nông, cò thìa, choi choi mỏ thìa, mòng
biển, diệc đầu đỏ,...
1.3.
Sinh vật phân hủy
Các loài sinh vật phân giải.
2. Hệ sinh thái ĐNN ngọt
2.1.
Thảm thực vật
Chiếm ưu thế là các loài cây có khả năng chịu muối kém như các loài cỏ dại: lau,
sấy, duối, rau mác,….
2.2.
Sinh vật tiêu thụ bậc 1
Cá nước ngọt, tôm,.. Các loài sâu bọ,…
Các loài chim ăn cá như cò, vạc,.. Các loài lưỡng cư ăn sâu bọ như ếch,…
2.3.
Sinh vật phân hủy

Các loài sinh vật phân giải.
V.
Phân bố ĐNN ở Việt Nam
Việt Nam là một nước giàu các hệ sinh thái đất ngập nước, với diện tích ĐNN hơn 10
triệu ha, chiếm 1/3 diện tích đất đai cả nước. Chủ yếu phân bố ở vùng châu thổ sông Cửu
Long (3,9 tr ha), sông Hồng (1,29 tr ha), các HST đầm phá, các bãi bùn, các cửa sông và


RNM phân bố dọc theo bờ biển kéo dài từ Móng Cái( Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên
Giang). Theo tài liệu “ Kiểm kê ĐNN Châu Á ( Scott, D.A. 1989), Việt Nam có hơn 25
vùng ĐNN bước đầu được liệt kê.
Vùng đất ngập nước lớn nhất của Việt Nam là châu thổ sông Cửu Long bao gồm hệ
thống sông, ngòi, kênh, rạch chằng chịt, những cánh đồng bát ngát, rừng ngập mặn, rừng
chàm, các bãi triều, ao nuôi tôm, cá.
Ở miền Trung, các vùng đất ngập nước là các đầm phá ven biển, các hồ chứa nước
nhân tạo.
Ở miền Bắc, đất ngập nước là các hồ trong hệ thống lưu vực sông Hồng, những bãi
triều rộng lớn, những cánh rừng ngập mặn của châu thổ.
ĐNN ở Việt nam rất đa dạng về loại hình, chức năng, gắn liền với tính đa dạng điều
kiện tự nhiên của Việt Nam. Kế hoạch hành động Đa dạng sinh học của Việt Nam (1995)
đã xác định 61 khu đất ngập nước quan trọng và gần đây Cục Môi trường thuộc Bộ tài
nguyên & Môi trường đã đưa ra danh sách gồm 79 khu đất ngập nước có tầm quan trọng
Quốc
Gia.
Các vùng ĐNN trên phân bố ở tất cả các vùng địa lý (Tây bắc, Việt Bắc, Đông Bắc,
đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ )
và ở các địa hình khác nhau (miền núi, trung du, đồng bằng, ven biển). Việt Nam hiện có
trên 60 vùng ĐNN có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế như: vườn quốc gia Xuân Thủy
(được công nhận là khu Ramsar), khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, vườn quốc gia Tràm
Chim, phá Tam Giang- Cầu Hai, Hồ Lak, hồ Ba Bể, bãi triều Tây Nam Cà Mau, .v.v...

Riêng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có tổng diện tích phần đất liền là 4 triệu
ha. Gần 90% tổng diện tích tự nhiên của đồng bằng được coi là đất ngập nước, trong thực
tế đây là vùng đồng bằng đất ngập nước điển hình của vùng hạ lưu sông Mê-kông. Hai hệ
sinh thái rừng tiêu biểu đã hình thành trên các vùng đất ngập nước của đồng bằng sông
Cửu Long là hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái rừng tràm. Rừng tràm tự nhiên
còn lại chủ yếu tập trung tại các Vườn Quốc gia U Minh Thượng ( Kiên Giang), Tràm
Chim (Đồng Tháp), Khu bảo tồn thiên nhiên Vồ Dơi (Cà Mau), Vườn chim Bạc Liêu), và
một số nơi khác thuộc khu vực bán đảo Cà Mau.
VI.
Hiện trạng sử dụng ĐNN ở Việt Nam
Với vai trò to lớn của đất ngập nước, loại tài nguyên này được sử dụng rộng rãi ở
nước ta:
 Các vịnh nông và các eo biển có độ sâu 6m khi triều thấp: đây là vùng cư trú của
nhiều loài thân mềm, nhiều loại rong biển, san hô. Các khu vực này thường phát triển
đánh bắt thủy hải sản cũng như các hoạt động du lịch (vịnh Hạ Long, Nha Trang,…)
 Các vùng cửa sông bãi triều: các vùng lầy cửa sông, đặc biệt là đồng bằng sông


Cửu Long, là nơi có năng suất sing học rất cao mà tai đây hàng triệu người đang sinh
sống và sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản.
 Nhũng vùng bờ biển có đá, vách đá, bãi cát hay sỏi: loại hình ĐNN này chưa được
nghiên cứu nhiều nhưng có nguồn lợi về hải sản và vật liệu xây dựng, sa khoáng được sử
dụng cho mục đích giải trí, du lịch, khai thác vật liệu xây dựng và sa khoáng.Tiêu biểu là
các tỉnh ven biển dọc miền Trung.
 Vùng đầm lầy ngập mặn, rừng ngập mặn: được khai thác và sử dụng cho mục đích
nông nghiệp, lâm nghiêp, nuôi trồng thủy hải sản cũng như phục vụ cho giải trí.
 Những đầm phá ven biển được sử dụng cho nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.
 Các sông, suối, kênh rạch ở nước ta được khai thác và sử dụng trong nhiều lĩnh
vực khác nhau: thoát lũ, giao thông, đánh bắt thủy hải sản,..
 Các hệ sinh thái đất ngập nước nhân tạo: ao nuôi tôm, cá được phát triển rộng rãi

ở nước ta, đặc biệt là các tỉnh ven biển miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long.
 các hồ chứa nước tự nhiên (hồ Ba Bể, hồ Lắk, biển Hồ..) nhân tạo (hồ Dầu Tiếng,
hồ Hòa Bình, hồ Trị An, hồ Đa Nhim..,) được xây dựng phục vụ cho mục đích nông
nghiệp, tủy điện cũng như công tác điều tiết lũ, vận tải thủy,…
 Trong 15 năm qua, diện tích đất ngập nước tự nhiên đã giảm đi, diện tích đất ngập
nước nhân tạo tăng lên.
 Nhiều hệ sinh thái đất ngập nước chưa được biết đến và và chưa được điều tra,
đánh giá về chức năng sinh thái, tiềm năng kinh tế, giá trị bảo tồn đa dạng sinh học.
 Chưa có qui hoạch tổng thể đất ngập nước cho mục đích bảo tồn và khai thác để
phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội. Các hệ sinh thái đất ngập nước ở nước ta đang bị
khai thác bừa bãi, không phù hợp với chức năng và giá trị kinh tế, sinh thái nên hiệu qủa
thấp, gây những hậu quả lâu dài khó khắc phục như chuyển đổi ĐNN sang đất nông
nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Trong vòng 38 năm ( 1954- 1992), vùng ven bờ biển Hải
Phòng, Quảng Yên đã dùng 6039ha bãi triều ven biển để trồng lúa nước nên phần lớn bị
bỏ hoang, một số ít vẫn trông lúa nhưng năng suất rất thấp.
 Dân số gia tăng quá nhanh, phương thức và tập quán lạc hậu, sự nghèo đói tại các
vùng đất ngập nước và vùng xung quanh đã dẫn tới việc khai thác cạn kiệt tài nguyên đất
ngập nước, làm thu hẹp diện tích đất ngập nước và làm biến đổi nhiều lọai hình đất ngập
nước theo chiều hướng bất lợi.
 Môi trường sống, nơi di cư của nhiều lòai sinh vật bị phá hủy, bị ô nhiễm, đa dạng
sinh học và các nguồn tài nguyên ĐNN bị suy giảm nghiêm trọng do các họat động kinh
tế xã hội – nhân sinh như: (chiến tranh, chuyển đổi mục đích sử dụng, xây dựng cơ sở hạ
tầng và đào kinh thuỷ lợi, chất thải công nghiệp, đô thị và sinh hoạt, nuôi trồng và chế
biến thủy sản, đánh bắt thủy sản bằng phương pháp có tính hủy diệt, chặt phá rừng ngập


mặn, phá hủy rạn san hô và cỏ biển, sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón không
hợp lý trong sản xuất nông nghiệp, và các họat động kinh tế khác thiếu qui họach ...); và
do các qúa trình tự nhiên (xói lở, bão lũ, hạn hán, cháy rừng, mặn hóa, ngọt hóa...).
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình “ĐẤT NGẬP NƯỚC” của Lê Văn Khoa chủ biên,nhà xuất bản giáo dục
2. Giáo trình “ ĐẤTNGẬP NƯỚC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU” của trung tâm nghiên cứu
tài nguyên và môi trường – ĐH Quốc gia Hà Nội, nhà xuất bản khoa học và kĩ thuật.
3. Giáo trình “ĐẤT NGẬP NƯỚC VÂN LONG” của GS.TS Vũ Trung Tạng chủ
biên, nhà xuất bản nông nghiệp.
4. “HỆ THỐNG PHÂN LOẠI ĐẤT NGẬP NƯỚC VIỆT NAM”, Cục bảo vệ môi
trường.
5. “TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG ĐẤT NGẬP NƯỚC VIỆT NAM SAU 15 NĂM
THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC RAMSAR”, Cục bảo vệ môi trường, Tổ chức bảo tồn
thiên nhiên quốc tế (IUCN)tại Việt Nam .
6. Giáo trình “SINH THÁI MÔI TRƯỜNGỨNG DỤNG” của Lê Huy Bá chủ biên,
nhà xuất bản khoa học và kĩ thuật.



×