Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TH.S Hoàng Thị Thu Hà
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đã trải qua một giai đoạn khó
khăn. Nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007, tốc độ tăng trưởng của nền
kinh tế giảm, tỷ lệ lạm phát thất nghiệp tăng cao. Các ngành sản xuất gặp nhiều khó
khăn do không tiêu thụ được sản phẩm. Ngành thép Việt Nam không nằm ngoài qui
luật đó. Đặc biệt sau khi nước ta gia nhập WTO, đây là một sự kiện đánh dấu bước đi
lớn của nền kinh tế nói chung và của ngành thép nói riêng, mở ra cho chúng ta nhiều
cơ hội và cả thách thức mới. Nhằm đạt được những kết quả tốt không thể không nhắc
tới vai trò của công tác đầu tư. Nhất là trong một lĩnh vực cần có những tiền đề ban
đầu vững chắc như ngành thép. Hoạt động đầu tư tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp khai thác tốt tiềm tăng của đất nước và phát huy được khả năng của từng
doanh nghiệp.
Với mỗi dự án đầu tư được thực hiện có thể sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và xã
hội cao, tuy nhiên cũng có những dự án đầu tư lại để lại hậu quả nặng nề, nhất là đối
với các dự án ngành thép có vốn đầu tư lớn,thời gian đầu tư dài. Do vậy, trước khi
được thực hiện thì các dự án đầu tư cần được lập và thẩm định rất kỹ lưỡng để tránh
những sai sót không đáng có và giảm thiểu rủi ro. Công tác thẩm định các dự án đầu
tư trong ngành thép của ngân hàng là một nội dung vô cùng quan trọng, nó quyết
định xem dự án có được tài trợ vốn hay không và nó quyết định đến cả hoạt động cho
vay của ngân hàng trong lĩnh vực thép. Hệ thống ngân hàng có chức năng nhiệm vụ
là nơi lưu thông tiền tệ cho toàn bộ nền kinh tế, là nơi người cần huy động vốn có thể
đáp ứng được nhu cầu của mình và người dư thừa vốn có thể cho vay thu lãi. Hệ
thống ngân hàng Việt Nam nói riêng đang ngày càng hoàn thiện và có những bước
phát triển đánh kể, đang dần khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế nói chung
và sự phát triển của ngành thép trong nước nói riêng. Để có được những kết quả như
vậy là có sự đóng góp rất quan trọng của công tác thẩm định và dự án đầu tư vào nền
kinh tế và vào ngành thép.
Là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh, ngân
hàng TMCP Đại Dương đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của xã
hội và ngành thép Việt Nam. Với hoạt động chuyên nghiệp trong công tác thẩm định
ngành thép, Oceanbank đã tài trợ thành công cho nhiều dự án lớn trong ngành và đã
tạo được uy tín rộng khắp trên cả nước.
Nguyễn Thu Hiền 1 Lớp: Đầu tư 48B
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TH.S Hoàng Thị Thu Hà
Qua thời gian thực tập tại ngân hàng TMCP Đại Dương, dưới sự hướng dẫn
tận tình của các cô chú và anh chị trong ngân hàng em đã hiểu được rõ hơn về công
hoạt động thẩm định các dự án đầu tư đặc biệt là các dự án đầu tư ngành thép trong
ngân hàng và đã chọn đề tài : “ Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong
ngành thép tại ngân hàng TMCP Đại Dương – Oceanbank” làm bài viết chuyên đề
thực tập của mình. Bố cục bài viết gồm hai chương:
Chương I: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư trong ngành
thép tại ngân hàng TMCP Đại Dương.
Chương II: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong
ngành thép tại ngân hàng TMCP Đại Dương.
Với chuyên đề này, em hy vọng có thể đóng góp được một số ý kiến nhằm
hoàn thiện công tác thẩm định dự án ngành thép tại ngân hàng. Do hạn chế về mặt
kiến thức và thời gian nên không thể tránh khỏi những sai sót trong bài viết này. Em
rất mong có được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để bài viết này được hoàn
thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cán bộ trong ngân hàng
Oceanbank và đặc biệt xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo ThS. Hoàng Thị Thu
Hà đã chỉ bảo tận tình giúp em hoàn thành bài viết này./.
Nguyễn Thu Hiền 2 Lớp: Đầu tư 48B
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TH.S Hoàng Thị Thu Hà
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG
NGÀNH THÉP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI DƯƠNG
1.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Đại Dương.
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Đại Dương tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn Hải
Hưng được thành lập vào năm 1993 theo Quyết định số 257/QĐ – NH ngày
30/12/1993, giấy phép số 0048/QĐ – NH ngày 30/12/1993 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam. Sau 14 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Nông thôn Hải Hưng
chính thức được chuyển đổi mô hình hoạt động thành Ngân hàng cổ phần đô thị theo
quyết định 104/QĐ-NHNN ngày 09/01/2007 của Ngân hàng nhà nước và được đổi
tên thành Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank).
Trụ sở chính: Số 4 – Láng Hạ - Ba Đình – Hà Nội
Tel: 04.3772 6789
Fax: 04.3772 6969
Website: www.oceanbank.vn
Email:
Sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động và mở rộng mạng lưới kinh doanh,
OceanBank đã đạt được sự tăng trưởng vượt bậc, tốc độ tăng trưởng ngoạn mục thể
hiện ở các chỉ tiêu về tổng tài sản và lợi nhuận. Hoạt động kinh doanh ngày càng phát
triển, với doanh thu năm sau tăng nhanh hơn so với năm trước.
OceanBank hiện triển khai tất cả các nghiệp vụ Ngân hàng đa năng, hiện đại
như Bảo lãnh phát hành Trái phiếu, kinh doanh ngoại hối, các sản phẩm cho vay và
huy động vốn ... OceanBank cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng
doanh nghiệp bao gồm: dịch vụ tín dụng, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực
xuất nhập khẩu, dịch vụ bảo lãnh, thanh toán trong và ngoài nước, dịch vụ kinh
doanh ngoại tệ...OceanBank đặc biệt quan tâm đến đối tượng khách hàng cá nhân với
đa dạng sản phẩm dịch vụ bán lẻ như: tiết kiệm, tín dụng, thanh toán, bảo lãnh, dịch
vụ tài khoản chuyển tiền, xác định năng lực tài chính, dịch vụ kinh doanh ngoại tệ…
Dịch vụ Thẻ, Home Banking, Internet Banking, Mobile Banking…là bước đột phá
trong công nghệ thanh toán của OceanBank.
Xác định nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng số một và với mục tiêu quyết
tâm đến năm 2010 trở thành một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu của
Nguyễn Thu Hiền 3 Lớp: Đầu tư 48B
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TH.S Hoàng Thị Thu Hà
Việt Nam, OceanBank thu hút nhiều nhân lực có trình độ quản lý giỏi, chuyên viên
tài chính cao cấp, các chuyên gia nước ngoài, đặc biệt là những nhân sự biết kết hợp
trình độ quản lý chuyên môn sâu, năng lực xây dựng văn hoá tổ chức hiện đại với
hiệu quả tổng thể. Tính đến hết tháng 12/2009, OceanBank đã có 900 nhân viên. Dự
kiến năm 2010, tổng số CBNV của OceanBank sẽ đạt mức 1500 người. Ở
OceanBank, mỗi con người là tài sản, là nguồn vốn và vì vậy việc chiêu mộ, trọng
dụng và đãi ngộ nhân tài rất được coi trọng . Mỗi cá nhân được lựa chọn công việc
phù hợp với trình độ chuyên môn và sự yêu thích. Phương châm của OceanBank là:
Nguyên tắc linh hoạt, tự chủ công việc, thượng tôn trách nhiệm và kỷ luật chặt chẽ.
Phát triển mạng lưới rộng và mạnh, thành lập thêm chi nhánh, phòng giao dịch
đồng nghĩa với việc chiếm lĩnh thị phần và xây dựng năng lực cạnh tranh nên đây là
một trong những ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch của OceanBank. Tính đến tháng
12/2009, OceanBank có 80 chi nhánh và phòng giao dịch tại các vùng kinh tế trọng
điểm của cả nước: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, Đà Nẵng, Nghệ An, Quảng
Ngãi, Vũng Tàu, Sài Sòn, Cà Mau. Năm 2010 OceanBank dự kiến sẽ mở thêm 10 chi
nhánh và nâng số phòng giao dịch lên con số trên 100
Hệ thống CNTT là nền tảng cho việc tiếp tục phát triển đa dạng các sản phẩm
ngân hàng hiệu quả, các dịch vụ giá trị gia tăng cho khách hàng, đồng thời là cơ sở để
quản trị ngân hàng theo chuẩn mực hiện đại. Phần mềm Corebanking đi vào hoạt
động giúp OceanBank trở thành ngân hàng có công nghệ cao nhất trong thời gian
ngắn nhất, OceanBank cũng triển khai hệ thống cáp quang tốc độ cao kết nối toàn hệ
thống.
Kết nối thành công với hệ thống chuyển mạch quốc gia Banknet VN cho phép
thẻ OceanBank thực hiện giao dịch tại hơn 4000 máy ATM trên toàn quốc.
OceanBank đang vững chắc triển khai dịch vụ Internet Banking, Home Banking,
Mobile Banking hướng tới cung cấp dịch vụ tài chính trên nền tảng công nghệ hiện
đại, đồng thời xây dựng hạ tầng dữ liệu Data Center an toàn, bảo mật cao. Ứng dụng
CNTT là nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển, đổi mới của OceanBank
1.1.2. Khái quát về hoạt động kinh doanh của Oceanbank.
* Công tác huy động vốn
Ngân hàng huy động vốn dưới các hình thức sau: Nhận tiền gửi; Phát hành
chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; Vay vốn; Các hình thức huy
động vốn khác.Việc huy động vốn có thể bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng theo
quy định của Pháp luật. Kết quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đại Dương
Nguyễn Thu Hiền 4 Lớp: Đầu tư 48B
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TH.S Hoàng Thị Thu Hà
chịu ảnh hưởng mạnh không chỉ từ tình hình tài chính quốc tế mà còn từ những thay
đổi trong chính sách điều hành tiền tệ quốc gia cũng như sự gia tăng sức ép cạnh
tranh từ phía các ngân hàng TMCP khác trong hệ thống.
Để có cái nhìn tổng quan về tình hình huy động vốn của ngân hàng TMCP
Đại Dương ta xem xét bảng số liệu sau :
Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn của ngân hàng Oceanbank
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Nguồn vốn huy động
7.001 10.680 14.013 30.515
Tỷ lệ tăng trưởng
- 52,5% 31,2% 117,7%
( Nguồn: báo cáo tài chính của ngân hàng qua các năm)
Qua bảng trên ta thấy tổng vốn huy động qua các năm của ngân hàng TMCP
Đại Dương không ngừng tăng theo các năm.
Cơ cấu huy động cũng không biến động nhiều qua các năm. Chủ yếu nguồn huy
động là từ khu vực dân cư. Tỷ trọng huy động từ khu vực dân cư chiếm tỷ lệ cao.
Ta có thể thấy tỷ lệ đó qua bảng cơ cấu nguồn vốn dưới đây. Từ đó, có thể
thấy, công tác huy động vốn của ngân hàng đã đạt được kết quả rất khả quan, liên tục
tăng qua các năm, phù hợp với quy mô của ngân hàng. Đây có thể coi là một thành
tích tốt trong điều kiện nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay
Bảng 1.2 : Cơ cấu nguồn vốn huy động
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tiền gửi của các tổ chức TD 1.006 6.750 5.018 7.134
Tiền gửi khách hàng
3.986 5.419 7.411 15.193
Các công cụ TC phái sinh 134 - 251 345
Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư 1.725 5.289 4.756 4.789
Phát hành giấy tờ có giá 150 162 938 2.089
Các nguồn khác - 227 576 965
( Nguồn: Báo cáo thường niên các năm)
Nguyễn Thu Hiền 5 Lớp: Đầu tư 48B