Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Đánh giá sử dụng dịch vụ làm mẹ an toàn tại trạm y tế phường hương long thành phố huế tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (898.95 KB, 50 trang )

B GIO DC V O TO
I HC HU
TRNG I HC Y - DC

NGUYN èNH CNG

ĐáNH GIá Sử DụNG DịCH Vụ LàM Mẹ AN TOàN
TạI TRạM Y Tế Xã HƯƠNG LONG THàNH PHố HUế
TỉNH THừA THIÊN HUế

LUN VN TT NGHIP BC S Y KHOA

HU - 2011



ĐẶT VẤN ĐỀ
Làm mẹ an toàn là một trong những nội dung hoạt động chính của dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ sinh sản, tất cả các phụ nữ đều được nhận sự chăm sóc cần thiết
để được hoàn toàn khoẻ mạnh trong suốt thời kỳ mang thai, sinh đẻ và sau đẻ bao
gồm cả đều trị cấp cứu sản khoa khi có tai biến xảy ra.
Hằng ngày có khoảng 1.400 phụ nữ trên thế giới tử vong vì những nguyên
nhân có liên quan đến thai nghén và sinh nở. Hàng chục ngàn người khác có các
biến chứng trong thời kỳ mang thai mà trong đó có rất nhiều nguyên nhân có thể
gây tử vong cho người phụ nữ và trẻ em hoặc để lại cho họ những di chứng tàn tật
nghiêm trọng (Trích theo [18]).
Tuy vậy vẫn còn nhiều tồn tại cần được quan tâm đúng mức. Việt nam cũng
là một trong những nước có tỷ lệ nạo hút thai cao trên thế giới, trung bình trong
toàn quốc tỷ lệ nạo hút thai, điều hoà kinh nguyệt có xu hướng giảm từ năm 1996
(1,75%) đến năm 2001 (1,3%) nhưng vẫn còn cao (Trích theo [19])
Chăm sóc trước sinh (CSTS) là một trong những nhiệm vụ cơ bản của y tế


cơ sở. Chiến lược chăm sóc Quốc gia về chăm sức khoẻ sinh sản (CSSKSS) giai
đoạn 2001- 2010 của Bộ y tế là đến năm 2010 phải đạt 90% số phụ nữ có thai
được khám thai trước sinh và 60% phải được khám thai ít nhất 3 lần. Ở Việt Nam,
tỷ lệ khám thai toàn quốc mới chỉ đạt trên 60% và còn nhiều bất cập trong CSTS.
Mặt khác chất lượng chăm sóc trước sinh cũng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
như kỹ năng thực hành của thai phụ mà biểu hiện nhận thức cũng như số lần đi
khám thai, tiêm phòng vaccine uốn ván hay uống bổ sung viên sắt cũng như chất
lượng và kỹ năng chăm sóc của cán bộ y tế cơ sở [20]. Thực hiện tình hình dịch vụ
làm mẹ an toàn tại mỗi địa phương ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện tự nhiên, sự
phát triển kinh tế - xã hội và điều kiện cơ sở vật chất. Nếu các bà mẹ mang thai,
sinh đẻ có đầy đủ sự hiểu biết, có điều kiện để thực hiện hành vi có lợi cho sức

1


khỏe và được hưởng dịch vụ làm mẹ an toàn đầy đủ, kịp thời, có chất lượng sẽ
giảm được tỷ lệ tai biến và tử vong trong thai nghén và sinh đẻ.
Chính vì vậy, tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá sử dụng dịch vụ làm mẹ an
toàn tại Trạm y tế phường Hương Long thành phố Huế tỉnh Thừa Thiên Huế”,
nhằm các mục tiêu:
1. Mô tả tình hình sử dụng dịch vụ làm mẹ an toàn tại xã Hương Long,
thành phố Huế.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến sử dụng dịch vụ làm mẹ an toàn
của các bà mẹ từ 18-49 tuổi đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

2


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. KHÁI QUÁT VỀ LÀM MẸ AN TOÀN
1.1.1. Khái quát
Làm mẹ an toàn (LMAT) là đảm bảo tốt sức khoẻ cho phụ nữ và thai nhi
trong quá trình mang thai, trong khi sinh va giai đoạn sau sinh. Như vậy làm mẹ an
toàn bao gồm những biện pháp đươc áp dụng để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và
con. Mục đích là giảm tử vong và bệnh tật ngay từ khi người phụ nữ có thai, trong
khi sinh và suốt thời kỳ hậu sản (42 ngày sau sinh) [12]
Những nội dung chính của làm mẹ an toàn
- Chăm sóc bà mẹ khi có thai
- Chăm sóc bà mẹ khi chuyển dạ
- Chăm sóc bà mẹ sau đẻ
1.1.2. Chăm sóc bà mẹ khi có thai
Chăm sóc chu đáo trong thời kỳ mang thai là đăng ký quản lý thai và theo
dỏi thai từ khi mang thai cho đến khi chuyển dạ, bà mẹ mang thai phải khám thai ít
nhất 3 lần, lần thứ nhất trong 3 tháng đầu, lần thứ 2 trong 3 tháng giữa, lần thứ 3
trong 3 tháng cuối. Khám thai phải đúng qui trình hướng dẫn cho bà mẹ chăm sóc
và phát hiện được những dấu hiệu báo hiệu nguy hiểm, thai nghén có nguy cơ cao,
thực hiện tiêm đầy đủ vaccine phòng uốn ván, uống bổ sung viên sắt và thực hiện
tốt chế độ vệ sinh, lao động, nghỉ ngơi trong thời kỳ mang thai, sẻ giảm tử vong và
bệnh tật cho mẹ và con
Chăm sóc bà mẹ trong thời kỳ mang thai giúp cho bà mẹ dự kiến ngày sinh
để có sự chuẩn bị, tư vấn cho bà mẹ trước khi sinh, nếu thai nghén có nguy cơ cao
phải chọn nơi sinh ở tuyến có thể phẫu thuật được.

3


Thực tiễn hiện nay, việc chăm sóc trước sinh chưa phải là tốt cho nên vấn đề
tai nạn, tai biến và nhất là chất lượng dân số nhìn chung chưa phải là tốt ở mức
phấn đấu đã đề ra. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là những sơ hở về kiến thức, về hành

vi thực hành kỹ thuật chuyên môn của cộng đồng, xã hội cũng như của người phụ
nữ nói riêng và đặc biệt là với cán bộ y tế tù cơ sở (cộng đồng) đến cả tuyến cao
nhất cho công việc “ chăm sóc trước sinh”. Ở đây chỉ nói đến vấn đề là từ khi có
thai cho đến khi sinh làm sao để được thực hiện “mẹ tròn con vuông” với mục đích
không để xảy ra những vấn đề gây tai biến cho bà mẹ, cho sơ sinh từ lúc thụ thai
cho đến mang thai, khi sinh và sau sinh; ngày càng giảm các tai biến, các bất
thường cho mẹ, cho con. Không lạm dụng máy móc, thiết bị để thay cho việc khám
lâm sàng đúng bài bản và qui định của Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe sinh sản [28]
1.1.3. Chăm sóc bà mẹ khi chuyển dạ
Trong khi theo dõi và chăm sóc người phụ nữ chuyển dạ cán bộ y tế phải
khai thác các yếu tố về người mẹ. Sự phát triển của thai nhi, tình trạng hiện tại của
thai nhi, diển biến của chuyển dạ để tiên lượng cuộc đẻ có thái độ xử lý thích hợp.
Đặc biệt là phải quan tâm nhiều đến những cuộc chuyển dạ mà bà mẹ lại mắc các
bệnh nội khoa cấp hay mãn tính, hoặc sản phụ có sẹo mỗ củ ở tử cung cần theo dõi
tích cực cuộc chuyển dạ để phát hiện và theo dõi xử trí cụôc chuyển dạ bị ngưng
trệ.
1.1.4. Chăm sóc bà mẹ trong thời kỳ hậu sản
- Chăm sóc trong 6 giờ đầu, ngày đầu sau đẻ
- Chăm sóc trong tuần đầu.
- Chăm sóc trong thời kỳ hậu sản (42 ngày sau đẻ) [12]
Sau sinh bà mẹ cần được tư vấn lợi ích và cách thức nuôi con bằng sữa mẹ.
Chăm sóc trẻ sơ sinh sau đẻ, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh trong thời kỳ hậu sản,
hướng dẫn bà mẹ các biện pháp tránh thai để chọn biện pháp tránh thai thích hợp
sau sinh [1]

4


1.2. SỬ DỤNG DỊCH VỤ LÀM MẸ AN TOÀN

1.2.1. Sử dụng dịch vụ làm mẹ an toàn trên thế giới
Năm 1987, TCYTTG phát động chương trình “làm mẹ an toàn” nhằm cải
thiện sức khoẻ bà mẹ và giảm số trường hợp tử vong mẹ 50% đến năm 2000 [2].
Chương trình này do một số cơ quan đồng tài trợ cộng tác để nâng cao nhận thức,
đưa ra ưu tiên, thúc đẩy nghiên cứu huy động nguồn lực cung cấp hỗ trợ về mặt kỹ
thuật và chia sẻ thông tin. Sự hợp tác và cam kết của các cơ quan này đã giúp đỡ
các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ từ hơn 100 quốc gia chương trình làm
mẹ an toàn. Trong suốt thập kỷ đầu từ khi phát động sáng kiến, các tổ chức về
LMAT đã phát triển nhiều chương trình mẫu, thử nghiệm nhiều công nghệ mới và
đã thực hiện nghiên cứu trên phạm vi nhiều nước.
Theo nguồn số liệu tổ chức y tế thế giới (1997), hàng năm có khoảng
700.000 phụ nữ chết do thiếu các dịch vụ tránh thai, khoảng 585 trịệu phụ nữ tử
vong liên quan đến thai nghén và sinh đẻ, 120 – 150 triệu phụ nữ không được giải
quyết về nhu cầu tránh thai, 75 triệu trường hợp thai nghén ngoài ý muốn [3]
1.2.2. Sử dụng dịch vụ làm mẹ an toàn tại việt nam:
Kể từ năm 1995, Bộ Y tế đã phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới và Quỹ Nhi
đồng Liên Hiệp Quốc khởi xướng chương trình làm mẹ an toàn ở Việt Nam. Tới
thời điểm hiện tại Chính phủ và cộng đồng các nhà tài trợ đã có rất nhiều nỗ lực
nhằm củng cố dịch vụ CSBMTE \ KHHGĐ trên khắp cả nước thông qua rất nhiều
sáng kiến về chăm sóc sức khoẻ ban đầu và chăm sóc sức khoẻ sinh sản.
Với con số hơn 20 triệu phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ va tỷ suất sinh thô
là 19,9%o (tổng điều tra dân số năm 1999) thì qui mô và tầm quan trọng của vấn đề
tử vong và bệnh tật của bà mẹ cần được chú trọng nhiều hơn nữa để toàn bộ chất
lượng của chương trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng được nâng cao và sức khoẻ
các bà mẹ và con cái chúng ta được cải thiện.
Đối với các nước đang phát triển hoặc ít phát triển, trong đó có Việt Nam
vẫn còn nhiều thách thức trong việc giảm tử vong mẹ. Chiến lược trước mắt và lâu

5



dài nhằm giảm tử vong mẹ gồm: Tiếp tục đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên
môn và kỹ thuật xử trí những trường hợp tai biến cho các nhân viên y tế; Củng cố
các dịch vụ chăm sóc sau đẻ; Thiết lập tiêu chuẩn cho chăm sóc sức khỏe bà mẹ;
Cung cấp thông tin và giáo dục sức khoẻ cho những phụ nữ tuổi sinh đẻ nhằm
động viên những gia đình có kế họach cho sinh đẻ và chăm sóc sau sinh.
Trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ sinh sản 2001 – 2010, làm mẹ an toàn
là mục tiêu thứ ba được nêu, cụ thể là: Nâng cao chất lượng chăm sóc sản khoa,
tăng cường các hoạt động làm mẹ an toàn, nâng cao sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh.
Làm mẹ an toàn tập trung vào chăm sóc trước, trong thời kỳ mang thai và sau khi
sinh; Phối hợp chặt chẽ trong vịêc phòng ngừa kiểm soát lây nhiễm HIV/AIDS,
đặc biệt là lây truyền từ mẹ sang con, phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường
tình dục và nhiễm trùng phụ khoa, phá thai an toàn và kế hoạch gia đình [16]
1.3 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỬ DỤNG DỊCH VỤ LÀM MẸ AN
TOÀN
1.3.1 Chất lƣợng dịch vụ và một số yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng dịch vụ
làm mẹ an toàn:
Trong sức khoẻ sinh sản, chất lượng được định nghĩa theo nhiều cách khác
nhau. Theo Đỗ Trọng Hiếu, chất lượng dịch vụ không những phụ thuộc vào việc
chăm sóc hậu cần cần thiết, khả năng còn phụ thuộc vào tinh thần phục vụ, cống
hiến và y đức của cán bộ y tế nữa. Về phương diện y tế công cộng, chất lượng
nghĩa là cung cấp những lợi ích về sức khoẻ tốt nhất, giảm thiểu tối đa những nguy
cơ cho sức khoẻ càng nhiều càng tốt, trong nguồn lực có sẵn [21]. Chất lượng
trong dịch vụ y tế nên luôn luôn có, nghiã là cần đạt được mấy nội dung sau đây:
- Đáp ứng nhu cầu và mong muốn của bệnh nhân
- Đạt tác động tốt lên sức khoẻ của mọi người
- Theo đúng chuẩn quốc gia
Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ làm mẹ an toàn:
- Tính sẳn có và khả năng tiếp cận dịch vụ làm mẹ an toàn


6


Bao gồm một số yếu tố cơ bản: Giờ giấc làm việc của cán bộ y tế, Sự sẳn có
của dịch vụ tại cơ sở y tế theo qui định của Bộ Y Tế, phương tiện đi lại, phương
tiện vận chuyển cấp cứu, khoảng cách và thời gian tiếp cận, giá cả dịch vụ và khả
năng chi trả của người dân.
- Năng lực của cán cơ sở Y tế:
Yêu cầu đòi hỏi cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, thuốc thiết yếu cho sản khoa và
sơ sinh, sự tổ chức tốt cho công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, quản lý và
giám sát, sự đầy đủ cán bộ y tế có kiến thức và năng lực nhằm cung cấp dịch vụ có
chất lượng.
Tại hầu hết những cộng đồng nông thôn, sự đầu tư của nhà nước vào những
phương diện thuốc thiết yếu, trang thiết bị y khoa… là chưa đủ, cần phải đầu tư
nhiều hơn nữa để cải tiến Trạm Y Tế nhằm giúp cho Trạm Y Tế có thể đáp ứng
được chức năng của mình và nhu cầu y tế cho người dân [14]
Điều kiện kinh tế còn nghèo, học vấn thấp, truyền thông giáo dục chưa làm
tốt, cơ sở vật chất trạm còn thiếu thốn, nhân lực y tế không đủ đó là những yếu tố
ảnh hưởng đến dịch vụ làm mẹ an toàn. Do đó thực trạng cung cấp và sử dụng dịch
vu CSSK cho phụ nữ và trẻ sơ sinh ở các xã nông thôn còn nhiều hạn chế, có sự
chênh lệch rỏ ràng trong sử dụng dịch vụ y tế trong chi phí cho LMAT. Chăm sóc
sản khoa thiết yếu cho phụ nữ nông thôn còn rất nhiều bất cập, chưa đạt chuẩn
quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản còn đáp ứng dưới mức trung bình và thấp.
Một phần do cản trở về kinh tế, học vấn , phong tục tập quán, thói quen, chăm sóc
nơi sinh, ăn uống, các quan niệm về giới vẫn còn ảnh hưởng nhiều. Thực hành
chăm sóc thai nghén và sinh đẻ nhất là các phụ nữ dân tộc ít người [26]
1.4 CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ CÔNG TÁC BVSKBMTE – KHHGĐ
Từ tầm quan trọng trên tổ chức y tế thế giới đã đưa ra định nghĩa về sức
khoẻ để các quốc gia coi đó là một chiến lược xây dựng và chăm sóc sức khoẻ cho
mọi người đặc biệt là sức khoẻ bà mẹ và trẻ em. Gần đây nhất tháng 9/1994 hội


7


nghị dân số toàn cầu tại Cairo thủ đô Ai Cập lại đưa ra một chương trình hành
động cho sức khoẻ bà mẹ và trẻ em là: [4]
- Thực hiện chương trình làm mẹ an toàn.
- Thực hiện tốt chương trình KHHGĐ
- Khống chế và điều trị các bệnh lây qua đường tình dục
- Phòng và chống các bệnh nhiễm trùng đường sinh sản.
- Quản lý và điều trị bệnh vô sinh
- Thực hiện tốt công tác thông tin, giáo dục, truyền thông đặc biệt là sức
khoẻ phụ nữ
- Thực hiện công tác CSSKBMTE khi còn trong giai đoạn thai nghén.
Nhận rõ trách nhiệm chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân là công việc hết sức
cấp bách và cần thiết. Mặc dù có khó khăn nhưng Đảng và nhà nước ta vẫn dành
cho công tác BVSKBMTE những quan tâm thích đáng. Nhiều văn kiện của Đảng
và Nhà nước đã ban hành chỉ rõ quan tâm về công tác BVSKBMTE trong sự
nghiệp xây dựng, phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Trong nghị quyết 153 của
Đảng có nêu: “Vấn đề giải phóng phụ nữ đã và đang đạt ra một vấn đề lớn có tính
chiến lược, trong công tác vận động quần chúng của Đảng là vấn đề có tính quốc
sách”
Ngày 11/7/1984 Hội đồng nhà nước đã công bố luật Bảo vệ sức khoẻ cho
nhân dân, trong đó toàn chương VIII dành cho công tác KHHGĐ và BVSKBMTE
(điều 43-47). Công ước quốc tế về quyền trẻ em được nước ta tham gia ngay từ
đầu nghị quyết IV của Trung ương Đảng khoá VIII về công tác y tế một lần nữa
chứng tỏ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta về việc chăm lo sức khoẻ cho toàn
dân nói chung và công tác BVSKBMTE nói riêng.
1.5. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐỊA PHƢƠNG NGHIÊN CỨU
Hương Long là một xã đồng bằng thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa

Thiên Huế, căn cứ Nghị quyết số 14/NQ-CP, ngày 25/3/2010 của chính phủ về

8


việc thành lập phường Hương Long thuộc thành phố Huế, được tỉnh Thừa Thiên
Huế quyết định lên phường vào ngày 28/04/2010.
Phường Hương Long nằm về phía Đông Bắc, cách trung tâm thành phố Huế
5 km.
Phía Đông giáp Sông Hương
Phía Tây giáp xã Hương An
Phía Nam giáp xã Hương Hồ
Phía Bắc giáp xã An Hòa, Kim Long
Toàn phường có tổng số 2.023 hộ, với 10.189 nhân khẩu được bố trí 4
khu gồm 18 tổ dân phố
Là một xã vừa mới lên phường có điều kiện kinh tế còn khó khăn, mất cân
đối giữa các vùng. Nhưng y tế được chính quyền địa phương quan tâm và có sự
phối hợp khá tốt giữa các ban ngành trong phường.
Trạm y tế phường xây dựng với DT 120m2 gồm 5 phòng/ DT công viên
500m2 khá khang trang và được trang bị y dụng cụ đầy đủ cho công tác chuyên
môn hằng ngày.
Trạm y tế gồm có 5 cán bộ, trong đó 1 bác sỹ đa khoa, 1 y sĩ đông y, 1 nữ
hộ sinh trung học, 1 điều dưỡng, 1 chuyên trách dân số, ngoài ra còn có 4 y tế thôn
và 18 cộng tác viên dân số, KHHGĐ
Trong những năm qua hoạt động chuyên môn của trạm luôn được nâng cao,
phong trào Dân số - KHHGĐ và BVBMTE đạt kết quả tốt qua nhiều năm hoạt
động liên tục. Nhận thức về công tác y tế và dân số của người dân được nâng cao.
Theo số liệu của Trạm y tế, phụ nữ 15 - 49 là: 2.535 người, phụ nữ trong độ
tuổi sinh đẻ có chồng trong xã là: 1.115 người.
Theo báo cáo tổng kết công tác Dân số - KHHGĐ phường Hương Long

2010, số phụ nữ sinh đẻ trong năm 2009 - 2010 tại xã là 115 người.

9


Trạm y tế đã triển khai tốt các chương trình y tế quốc gia, chương trình tiêm
chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi đạt 98%. Công tác phòng chống dịch, các
chương trình chuyên khoa, tai nạn thương tích, vệ sinh môi trường luôn đạt kết quả
tốt. Trạm y tế phường Hương Long là một trong các trạm y tế của thành phố Huế,
tỉnh Thừa Thiên Huế đạt chuẩn quốc gia.
Một số thông tin về công tác CSSKBMTE – KHHGĐ tại phường như sau: [5]
CÁC CHỈ TIÊU

STT

2009

2010

1

Dân số

10189

2

Số phụ nữ độ tuổi 18 – 49

2535


3

Số phụ nữ độ tuổi 18 – 49 có chồng

1115

4

Tỷ suất sinh (%o)

14,8

5

Tỷ suất tử (%o)

6

Tỷ lệ phát triển dân số (%)

7

Tỷ lệ sử dụng BPTT (%)

70

75

8


Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên (%)

0

0

9

Tổng số phụ nữ co thai

150

145

10

Số lần khám thai

450

465

11

Số tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi

98%

98%


12

Số lần khám phụ khoa

1530

1528

13

Số nạo hút thai, điều hoà kinh nguyệt

0

0

4

4

1,09

10


Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tƣợng

Gồm tất cả bà mẹ trừ 18 - 49 tuổi có con nhỏ dưới 12 tháng tuổi tại phường
Hương Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Cán bộ TYT xã Hương Long, TP. Huế
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Các bà mẹ có con nhỏ dưới 12 tháng tuổi bị câm điếc, bị rối loạn tâm thần
ảnh hưởng trí lực hay chậm phát triển trí tuệ.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Chúng tôi chọn phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích.
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu:
Tất cả bà mẹ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, đang cư trú tại địa bàn xã
Hương Long, TP. Huế. Tổng cộng có 115 bà mẹ thuộc diện nghiên cứu.
2.2.3. Công cụ thu thập thông tin: bao gồm
Biểu mẫu thu thập có sẵn tại Trạm Y Tế phường
Biểu mẫu thiết kế sẵn để phỏng vấn các bà mẹ có con dưới 1 tuổi
2.3. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN
Thông tin được thu thập qua các phương pháp
2.3.1. Phƣơng pháp trực tiếp: Phỏng vấn trực tiếp 115 bà mẹ có con dưới
12 tháng tuổi trong độ 18 – 49 tuổi bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn để thu thập các
thông tin cần thiết
Các câu hỏi được xây dựng theo các cấu trúc: câu hỏi đóng, câu hỏi mở, câu
hỏi mở ở cuối [27].

11


+ Câu hỏi mở: là các câu hỏi không có câu trả lời được chuẩn bị trước.
+ Câu hỏi đóng: là loại câu hỏi mà sơ bộ đã có các câu trả lời được chuẩn bị
trước.
+ Câu hỏi mở ở cuối: là dạng phối hợp 2 loại trên.

2.3.2. Phƣơng pháp gián tiếp: Thông qua sổ sách, biểu mẫu thống kê báo
cáo của Trạm Y Tế phường Hương Long
2.3.1. Phƣơng thức tiến hành
* Bước 1: Gặp trực tiếp trạm y tế và cán bộ chuyên trách của xã để lập danh
sách của các bà mẹ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi ở thời điểm tiến hành nghiên
cứu để chọn vào mẫu nghiên cứu.
* Bước 2: Tiến hành phỏng vấn lại bà mẹ theo danh sách dựa trên bộ câu hỏi đã
soạn sẵn bao gồm những câu hỏi mở liên quan đến hành vi sử dụng dịch vụ LMAT
của mẹ tại địa phương. Chúng tôi trực tiếp phỏng vấn, thời gian phỏng vấn trung
bình là 25 - 30 phút, dựa theo bộ câu hỏi đã soạn sẵn.
2.4. CÁC CHỈ SỐ VÀ BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU
2.4.1. Thông tin chung về trạm y tế phƣờng và các phƣơng tiện, dụng cụ liên
quan đến công tác CSSKBM (nguồn thứ cấp)
 Con người
 Cơ sở vật chất bao gồm
 Giường, bàn đẻ
 Dụng cụ đo huyết áp
 Cân kiểm tra sức khỏe
 Dụng cụ khám thai
 Dụng cụ KHHGĐ
 Dụng cụ đở đẻ
 Vaccine tiêm phòng uốn ván

12


 Các dịch vụ TrạmY Tế cung cấp bao gồm
 Sản khoa
 Khám thai
 KHHGĐ

 Hút, điều hòa kinh nguyệt
 Sổ sách ghi chép liên quan đến CSSKBĐ
 Công việc khám thai của Trạm Y Tế
 Các nội dung tư vấn khi khám thai
2.4.2. Thông tin chung về ngƣời sử dụng
2.4.2.1. Nghiên cứu tỷ lệ các bà mẹ sử dụng các dịch vụ y tế về chăm sóc sức khỏe
cho bà mẹ trong thời kỳ mang thai bao gồm:
 Tuổi: Tuổi của bà mẹ được phân theo các nhóm tuổi:
 < 20
 20-24
 25-29
 30-34
 35-39
 40-44
 45-49
 Nghề nghiệp chính của các bà mẹ: phân thành 6 nhóm:
 Nông dân
 CBCC
 Lao động nặng
 Buôn bán
 Nội trợ
 Khác
 Trình độ học vấn: phân làm 03 nhóm:

13


 ≤ Tiểu học
 Trung học cơ sở
 ≥ PTTH

 Điều kiện kinh tế: phân làm 03 nhóm:
 Khá
 Trung bình
 Nghèo
 Tỷ lệ bà mẹ khám thai trong kỳ sinh vừa qua:


≥ 3 lần

 < 3 lần
 Tỷ lệ bà mẹ uống hay không uống viên sắt trong thời kỳ mang thai
 Tỷ lệ tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng uốn ván
 Người khám thai cho các bà mẹ
2.4.2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sử dụng dịch vụ làm mẹ an toàn (tỷ
lệ khám thai trong lần sinh vừa qua)
Nghiên cứu mong muốn tìm hiểu một số yếu tố làm ảnh hưởng đến sự sử
dụng các dịch vụ khám thai bao gồm các yếu tố sau:
 Khoảng cách từ nhà đến trạm y tế:
 <5km
 ≥ 5km
 Yếu tố kinh tế
 Yếu tố học vấn được phân thành 03 nhóm: ≤ Tiểu học, THCS, ≥
PTTH
2.5. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
Số liệu được xử lý theo phần mềm SPSS11.5 và sử dụng phương pháp thống
kê y học thông thường
Để so sánh hai hoặc nhiều tỷ lệ dùng test 2.

14



Sử dụng công thức tính nhanh:
N(ad-bc)2

2 = ---------------------efgh
Điều kiện để dùng test 2 cho khoảng 2x2 là tất cả 4 giá trị mong đợi của
bảng phải > 5. Trong trường hợp điều kiện này không được áp dụng ( thường xảy
ra khi quan sát với mẫu < 5 mà tỷ lệ quan sát p thấp), ta phải dùng công thức 2
hiệu chỉnh của Yates (Yates correction for continuity) [10]
n([ad – bc] – ½ n)2

2 = ------------------------efgh
(Tổng hàng) (Tổng cột)
Giá trị mong đợi E = --------------------------------Tổng chung
Nếu 2 > 2α thì mối liên quan được xem có ý nghĩa thống kê.
2.6. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu tiến hành vào tháng 6 năm 2010 đến tháng 3 năm 2011
- Trong thời gian nghiên cứu được sự chấp nhận của địa phương
- Được sự chấp nhận của các đối tượng phỏng vấn
- Các thông tin được đảm bảo bí mật

15


Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua nghiên cứu 115 bà mẹ từ 18 – 49 tuổi có con dưới 12 tháng tuối, có sử
dụng dịch vụ LMAT cụ thể là chăm sóc thai sản và khảo sát khả năng cung cấp
dịch vụ LMAT của TYT phường Hương Long, TP Huế, kết quả như sau:
3.1.THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CUNG CẤP DỊCH VỤ

3.1.1 Cơ sở vật chất trang thiết bị
Bảng 3.1. Các điều kiện trang bị của Trạm Y Tế
Điều kiện trang bị

Có và sử dụng được

Dụng cụ đo huyết áp

X

Cân kiểm tra sức khoẻ

X

Dụng cụ khám thai

X

Dụng cụ KHHGĐ (Thuốc BCS,
vòng trành thai, dụng cụ khác)

Không và hỏng

X

Bộ dụng cụ đỡ đẻ Vaccine uốn ván

X

Giường/ bàn đẻ


X

Bộ dụng cụ đỡ đẻ

X

Phường có một Trạm Y Tế được xây dựng kiên cố. Trạm có đủ các trang
thiết bị phục vụ cho việc chăm sóc thai sản. Trạm cung cấp các loại dịch vụ: khám
chữa bệnh, khám thai KHHGĐ. Sổ sách của Trạm được ghi chép đầy đủ.
Phường có 18 tổ dân phố, nơi xa nhất cách Trạm Y Tế >5km.

16


3.1.2. Nhân lực của Trạm Y Tế
Bảng 3.2. Nhân lực tại trạm Y Tế cơ sở
Chức danh

Số lượng

Bác sĩ

1

Y sỹ Đông y

1

Nữ hộ sinh


1

Điều Dưỡng

1

Chuyên trách dân số

1

Y Tế thôn, ấp

4

Cộng tác viên dân số, KHHGĐ

18

Một Bác sĩ nữ của Trạm có chuyên ngành sản khoa, Trạm còn có một nữ hộ
sinh nên công tác chăm sóc thai sản ở đây khá thuận lợi.
3.2. THỰC TRẠNG VỀ NGƢỜI SỬ DỤNG DỊCH VỤ
Qua phỏng vấn 115 bà mẹ có con ≤ 12 tháng tuổi có kết quả như sau:
3.2.1. Đặc điểm chung
3.2.1.1. Tuổi của các bà mẹ
Bảng 3.3. Phân bố tuổi của các bà mẹ
Nhóm tuổi

n


%

20 – 24

26

22,6

25 – 29

33

28,7

30 – 34

30

26,1

35 – 39

18

15,7

40 – 44

8


7,0

115

100,0

Tổng

17


Bảng 3.4. Độ tuổi trung bình của phụ nữ nghiên cứu
Tuổi nhỏ nhất

Tuổi lớn nhất

Trung bình

Độ lệch chuẩn

20

44

29.74

5.990

Nhận xét :
Độ tuổi trung bình của phụ nữ nghiên cứu là 29.74 tuổi với độ lệch chuẩn

SD là 5,99
3.2.1.2. Trình độ học vấn của các bà mẹ
Bảng 3.5. Trình độ học vấn
Trình độ học vấn
≤ Tiểu học

n

%
27,8

32

THCS

50

43,5

≥ PTTH

33

28,7

Tổng cộng

115

100,0


Biểu đồ 3.1. Trình độ học vấn của các bà mẹ

18


Đa số các bà mẹ có trình độ cấp 2 đạt 43,5% Còn 27,8% bà mẹ có trình độ
cấp 1.
3.2.1.3. Nghề nghiệp của các bà mẹ
Bảng 3.6. Nghề nghiệp của các bà mẹ
Nghề nghiệp

n

%

Nông dân

31

27,0

CBCC

14

12,2

Lao động nặng


8

7,0

Buôn bán

16

13,9

Nội trợ

28

24,3

Khác

18

15,7

Tổng chung

115

100,0

Nhận xét :
Bà mẹ chủ yếu là làm nông nghiệp và nội trợ chiếm tới 51,3% (làm nông

chiếm là 27,0% , nội trợ 24,3% ).
3.2.1.4. Thu nhập của các bà mẹ
Bảng 3.7. Thu nhập bình quân /người/tháng
Thu nhập bình quân

n

%

< 200.000đ

11

9,6

≥ 200.000đ

104

90,4

Tổng chung

115

100,0

Nhận xét :
Thu nhập của bà mẹ ở mức nghèo theo chuẩn của Bộ lao động thương binh
và xã hội vẫn có 11 người chiếm tỷ lệ 9,6%

3.2.2. Sử dụng dịch vụ chăm sóc thai sản

19


3.2.2.1 Tình hình khám thai
Bảng 3.8. Số lần khám thai của các bà mẹ
Số lần khám thai

n

%

Nhóm 1-2 lần

43

37.4

Nhóm 3 lần

61

53.0

Nhóm >3 lần

11
115


9.6
100,0

Tổng
Nhận xét :

100% bà mẹ dều đi khám thai. Trong đó khám thai đủ 3 lần chiếm 53,0%.
Các bà mẹ được khám thai trước khi sinh lớn hơn 3 lần trở lên chiếm tỷ lệ 9,6%
Số lần khám thai trung bình là khoảng 292/115 = 2,5lần

Biểu đồ 3.2. Số lần khám thai của các bà mẹ
3.2.2.2. Nơi bà mẹ đến khám thai nhiều nhất
Bảng 3.9. Nơi các bà mẹ ưa thích đến khám thai

20


Nơi bà mẹ đến khám thai

n

%

Bệnh viện

63

54,8

Trạm y tế


52

45,2

Tổng

115

100,0

Biểu đồ 3.3. Nơi các bà mẹ đến khám thai
Bệnh viện là nơi các bà mẹ đến khám thai nhiều nhất chiếm tỷ lệ là 54,8%
và trạm y tế là 45,2%, 100% bà mẹ hài lòng với dịch vụ khám thai
3.2.2.3. Chất lượng khám thai
Bảng 3.9. Những công việc được CBYT thực hiện khi khám thai
Nội dung

3 tháng đầu

3 tháng giửa

3 tháng cuối

%

%

%


1

Cân

94,8

83,5

78,3

2

Đo chiều cao

97,4

61,7

53,9

21


3

Bắt mạch

96,5

81,7


77,4

4

Đo huyết áp

92,2

88,7

76,5

5

Khám tim phổi

40,0

55,7

43,5

6

Khám vú

55,7

53,9


7

Đo chiều cao tử cung

80,0

69,6

8

Đo vòng bụng

93,9

83,5

9

Nghe tim thai

95,7

85,2

10

Dự kiến ngày sinh

79,1


33,9

47,0

11

Thử nước tiểu

45,2

52,2

35,7

12

Dặn tiêm phòng uốn ván

68,7

70,4

26,1

13

Hẹn ngày tái khám

93,0


82,6

49,6

14

Khuyên bảo, tư vấn

89,6

93,0

93

15

Khác

20,9

21,7

21,7

Đa số phụ nữ đi khám thai được cân, đo chiều cao, đo huyết áp đạt tỷ lệ cao.
Qua đó đánh giá phần nào chất lượng khám thai của các cơ sở Y Tế
Bảng 3.11. Các nội dung CBYT tư vấn cho các bà mẹ
Nội dung tư vấn


n

%

Ăn uống, dinh dưỡng

108

93,9

Lao động, nghĩ ngơi

92

80,0

Vệ sinh

105

91,3

Những biểu hiện khó chịu

77

67,0

Sinh hoạt vợ chồng


85

73,9

Kế hoạch đẻ con, Nơi đẻ, chuyển viện

86

74,8

Chăm sóc trẻ sơ sinh

92

80,0

Nuôi con bằng sữa mẹ

107

93,0

KHHGĐ sau sinh

56

48,7

22



Khác

30

26,1

Phần lớn các bà mẹ điều được tư vấn về cách chăm sóc, vệ sinh thai nghén,
lao động nghĩ ngơi, nuôi con bằng sữa mẹ
Bảng 3.12. Người khám thai cho các bà mẹ
Người khám

n

%

Bác sỹ

47

26,1

Y sỹ

17

14,8

Nữ hộ sinh


68

59,1

Tổng

115

100,0

Phần lớn các bà mẹ được những người có chuyên môn khám đó là bác sĩ
26,1%, Nữ hộ sinh 59,1%
3.2.2.4. Tình hình tiêm phòng uốn ván
Bảng 3.13. Tỷ lệ các bà mẹ được tiêm phòng đủ vaccine uốn ván
Tiêm uốn ván

n

Không tiêm đủ

3

2,6

Tiêm đủ

112

97,4


Tổng chung

115

100,0

%

Còn 2,6% bà mẹ không tiêm đủ .
3.2.2.5. Các bà mẹ được uống viên sắt trong thời kỳ mang thai
Bảng 3.14. Tỷ lệ bà mẹ được uống viên sắt
Uống viên sắt

n

%



97

84,3

Không

18

15,7

23



×