Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại công ty cổ phần cơ điện cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 93 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ -QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRỊNH THỊ DIỄM MY

KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC
KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN CƠ ĐIỆN CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kế toán tổng hợp
Mã số ngành:52340301

Tháng 08/2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ -QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRỊNH THỊ DIỄM MY
4114020

KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC
KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN CƠ ĐIỆN CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KẾ TOÁN TỔNG HỢP
Mã số ngành:52340301

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TRẦN QUẾ ANH



Tháng 08/2014


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong nền kinh tế thị trường, việc đổi mới cơ chế quản lí kết hợp với mở
rộng thị trường hiện nay đang là xu hướng thị trường của thời đại. Mọi doanh
nghiệp, mọi dự án đầu tư đầu phải đặt lợi ích kinh tế xã hội lên hàng đầu, có
như vậy mới đứng vững trên thị trường.
Mỗi doanh nghiệp đều có quyền tự do kinh doanh và chịu trách nhiệm
trong kinh doanh nên việc quản lí đầu tư và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả
là vấn đề quan tâm hàng đầu. Vì nó gắn liền với sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp. Việc này đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn năng động sáng tạo,
đổi mới để thích ứng với nhu cầu phát sinh trên thị trường. Để thực hiện được
điều đó thì điều cốt lỗi nhất là mỗi doanh nghiệp phải nắm rõ tình hình tài
chính của doanh nghiệp trong đó vốn bằng tiền và các khoản phải thu là một
trong những yếu tố quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp.
Vốn bằng tiền là một dạng tài sản lưu động với tính thanh khoản cao
nhất, nó dùng để đáp ứng nhu cầu thanh toán, thực hiện mua sắm, chi tiêu của
doanh nghiệp. Đối với hoạt động kinh tế bên ngoài, vốn bằng tiền là yếu tố cơ
bản để đối tác đánh giá khả năng thanh toán tức thời của các khoản nợ đến hạn
của công ty. Còn những khoản phải thu thì bản thân nó lại mang đến những
rủi ro không thể lường trước. Do đó, đòi hỏi phải có sự quản lí chặt chẽ về vốn
và các khoản phải thu nhằm đảm bảo cho việc sử dụng vốn một cách hiệu quả,
hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng ứ động vốn hoặc thiếu vốn trong kinh
doanh từ đó đảm bảo hiệu quả kinh doanh tối ưu nhất. Mặt khác vốn bằng tiền
và các khoản phải thu là cơ sở đánh giá năng lực của công ty trong quá trình
sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính cũng như khả năng thanh toán của

doanh nghiệp, từ đó nhằm tạo niềm tin cho các đối tác có quan hệ trực tiếp hay
gián tiếp đối với doanh nhiệp.
Đối với một doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh như Công ty Cổ
phần Cơ Điện Cần Thơ thì việc sử dụng vốn bằng tiền để mua, bán hàng hóa
cũng như phát sinh các khoản nợ phải thu của khách hàng là điều tất yếu để
duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó việc sử dụng vốn làm sao, như
thế nào để phát huy tính năng của vốn bằng tiền và doanh nghiệp luôn có một
lượng vốn dự trữ để đáp ứng kịp thời mà không bị ứ động, cũng như bị khách

1


hàng chiếm dụng vốn là điều quan trọng. Nhận thấy được tầm quan trọng đó
nên tôi quyết định chọn nội dung “Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải
thu tại Công ty Cổ phần Cơ Điện Cần Thơ” làm đề tài tốt nghiệp của mình.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá công tác kế toán vốn bằng tiền, các khoản phải thu và phân tích
tình hình vốn bằng tiền, các khoản phải thu tại Công ty Cổ phần Cơ Điện Cần
Thơ. Trên cơ sở phân tích, sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ
chức công tác kế toán vốn bằng tiền, các khoản phải thu đồng thời nâng cao
khả năng thanh toán của vốn bằng tiền và các khoản phải thu.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
-Đánh giá công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại Công
ty Cổ phần Cơ Điện Cần Thơ;
-Phân tích tình hình vốn bằng tiền và các khoản phải thu;
-Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng
tiền và các khoản phải thu tại công ty, từ đó góp phần nâng cao khả năng
thanh toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại Công ty Cổ Phần Cơ Điện Cần Thơ.
1.3.2 Phạm vi thời gian
-Số liệu kỳ thực hiện kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tháng
07/2014
-Số liệu sử dụng trong phân tích vốn bằng tiền và các khoản phải thu từ
năm 2011 – 2013
-Số liệu sử dụng trong phân tích kết quả hoạt động kinh doanh từ năm
2011 đến 6 tháng đầu năm 2014
-Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 12/08/2014 đến ngày 18/11/2014
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Công tác kế toán vốn bằng tiền bao gồm: kế toán tiền mặt tại quỹ, kế
toán tiền gửi Ngân hàng; Các khoản phải thu bao gồm: kế toán phải thu khách

2


hàng, kế toán thuế GTGT được khấu trừ; Phân tích vốn bằng tiền và các khoản
phải thu.

3


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Kế toán vốn bằng tiền
2.1.1.1 Những vấn đề chung về kế toán vốn bằng tiền
a) Khái niệm
Vốn bằng tiền là một bộ phận của tài sản lưu động trong doanh nghiệp,

tồn tại trực tiếp dưới hình thức tiền tệ bao gồm : tiền mặt tại quỹ; tiền gửi ở
các Ngân hàng và tiền đang chuyển. Với tính lưu hoạt cao nhất, vốn bằng tiền
được dùng để đáp ứng nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp (DN), thực hiện
việc mua sắm hoặc chi phí.
b) Nguyên tắc hạch toán
- Kế toán tổng hợp vốn bằng tiền sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là
đồng Việt Nam (VNĐ); Các doanh nghiệp có sử dụng ngoại tệ trong hoạt
động sản xuất kinh doanh (SXKD) phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam
theo tỷ giá thực tế do Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam công bố tại thời điểm
phát sinh nghiệp vụ để ghi sổ kế toán. Đồng thời phải hạch toán chi tiết ngoại
tệ theo từng loại nguyên tệ trên TK 007 – Ngoại tệ các loại. Nếu có chêch lệch
tỷ giá thực tế và tỷ giá ghi sổ kế toán thì phản ánh khoản chênh lệch này vào
TK 413 “Chêch lệch tỷ giá”.
-Cuối niên độ kế toán, số dư cuối kỳ của các tài khoản vốn bằng tiền có
gốc ngoại tệ phải được đánh gía lại theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị
trường ngoại tệ liên ngân hàng.
- Phần lớn vốn tiền tệ của doanh nghiệp phải gửi vào ngân hàng và các
khoản chi cơ bản được thực hiện bằng chuyển khoản qua ngân hàng.
c) Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền
-Phản ánh kịp thời các khoản thu, chi vốn bằng tiền. Thực hiện việc kiểm
tra, đối chiếu số liệu thường xuyên với thủ quỹ để đảm bảo giám sát chặt chẽ
vốn bằng tiền;
-Tổ chức thực hiện các quy định về chứng từ, thủ tục hạch toán vốn bằng
tiền.

4


-Thông qua việc ghi chép vốn bằng tiền, kế toán thực hiện chức năng
kiểm soát và phát hiện các trường hợp chi tiêu lãng phí, sai chế độ, phát hiện

các chênh lệch, xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lí chênh lệch
vốn bằng tiền.
2.1.1.2 Kế toán tiền mặt tại quỹ
a) Khái niệm
Tiền tại quỹ của DN bao gồm tiền Việt Nam ( kể cả Ngân phiếu), ngoại
tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý. Mọi nghiệp vụ thu, chi bằng tiền mặt và
việc bảo quản tiền mặt tại quỹ do thủ quỹ của DN thực hiện.
b) Tài khoản sử dụng
- Kế toán tổng hợp sử dụng tài khoản 111 “ Tiền mặt” để phản ánh số
hiện có và tình hình thu, chi tiền mặt tại quỹ. TK 111 có 3 tài khoản cấp 2:
TK 1111: Tiền Việt Nam
TK 1112: Ngoại tệ
TK 1113: Vàng, bạc. đá quý, kim khí quý
- Nội dung, kết cấu:
+Bên nợ: Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý
nhập quỹ; Số tiền mặt thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê; Chênh lệch tăng tỷ
giá hối đối do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (đối với tiền mặt ngoại tệ).
+Bên có: Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý
xuất quỹ; Số tiền mặt ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc đá quý thiếu ở quỹ phát
hiện khi kiểm kê; Chênh lệch giảm tỷ giá hối đối do đánh giá lại số dư ngoại tệ
cuối kỳ (đối với tiền mặt ngoại tệ).
+ Số dư nợ: Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý
tồn quỹ vào cuối kỳ.
c) Nguyên tắc hạch toán
Việc hạch toán vốn bằng tiền phải tuân thủ các nguyên tắc, quy định, các
chế độ quản lí, lưu thông tiền tệ hiện hành của Nhà nước. Cụ thể:
-Nguyên tắc tiền tệ thống nhất: Mọi ngiệp vụ kinh tế phát sinh được kế
toán sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là “đồng” Ngân hàng Việt Nam để
phản ánh (VND).


5


-Nguyên tắc cập nhật: Kế toán phải phản ánh kịp thời, chính xác số tiền
hiện có và tình hình thu, chi toàn bộ các loại vốn bằng tiền, mở sổ theo dõi chi
tiết từng loại ngoại tệ theo nguyên tệ và theo đồng Việt Nam quy đổi, từng loại
vàng, bạc, đá quý (theo số lượng, trọng lượng, quy cách, độ nổi kích thước,
giá trị..).
-Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ: Mọi nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ
phải được quy đổi về “đồng Việt Nam” để ghi sổ. Tỷ giá quy đổi là tỷ giá mua
bán thực tế trên thị trường liên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức
công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Với những ngoại tệ mà ngân hàng
không công bố tỷ giá quy đổi ra “đồng Việt Nam” thì thống nhất quy sổ thông
qua đồng đô la Mỹ (USD).
d) Sơ đồ hạch toán
111

112

112

Rút TGNH về nhập
quỹ tiền mặt

Gửi tiền mặt vào TK
ngân hàng
156,211

411


Chi tiền mua vật
tư, HH, TSCD

Nhận vốn góp
CSH bằng tiền
311,341

511,512,515,711

131, 138,141

121, 128,221

611,642,811
Vay ngắn hạn nhập
quỹ tiền mặt

Chi tiền mặt trả
chi phí

Doanh thu, thu
nhập khác bằng
tiền mặt

Chi tiền mặt trả
nợ

311,331,334

Thu hồi các khoản

nợ, ứng trước bằng
tiền

Chi tiền mặt đầu


121,128,211

Thu hồi các khoản
đầu tư bằng tiền

Chi tiền mặt ký quỹ,
ký cược

1381
Kiểm kê quỹ tiền
mặt phát hiện thừa

Kiểm kê quỹ tiền
mặt phát hiện thiếu

Hình 2.1: Sơ đồ kế toán tiền mặt tại quỹ

6

144,244

1381



2.1.1.3 Kế toán tiền gửi ngân hàng
a) Khái niệm
Tiền của doanh nghiệp phần lớn được gửi ở Ngân hàng, kho bạc, công ty
tài chính để thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt. Lãi từ khoản tiền gửi
ngân hàng được hạch toán vào thu nhập hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
b) Tài khoản sử dụng
-Kế toán tổng hợp sử dụng TK 112-“Tiền gửi Ngân hàng” (TGNH) để
theo dõi số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của tiền gửi Ngân hàng.
TK 112 có 3 tài khoản cấp 2:
TK 1121-Tiền Việt Nam: Phản ánh các khoản tiền Việt Nam đang gửi tại
Ngân hàng.
TK 1122-Ngoại tệ: Phản ánh các khoản ngoại tệ đang gửi tại Ngân hàng
đã quy đổi ra Đồng Việt Nam.
TK 1123-Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý: Phản ánh giá trị vàng bạc, kim
khí quý, đá quý gửi tại Ngân hàng.
-Nội dung, kết cấu:
+Bên nợ: Các khoản tiền gửi vào ngân hàng; Chêch lệch thừa chưa rõ
nguyên nhân (do số liệu trên giấy báo hoặc bảng sao kê ngân hàng lớn hơn số
liệu trên Sổ kế toán)
+Bên có: Các khoản tiền rút ra từ ngân hàng; Khoản chênh lệch thiếu
chưa rõ nguyên nhân (do số liệu trên giấy báo hoặc bản sao kê ngân hàng nhỏ
hơn số liệu trên sổ kế toán).
+Số dư nợ: Số tiền hiện gửi tại ngân hàng
c) Nguyên tắc hạch toán
-Theo quy định, mọi khoản tiền nhà rỗi của doanh nghiệp phải gửi vào
Ngân hàng (hoặc Kho bạc hay Công ty tài chính). Khi cần chi tiêu, doanh
nghiệp phải làm thủ tục rút tiền hoặc chuyển tiền.
-Việc hạch toán tiền gửi Ngân hàng đòi hỏi phải mở sổ theo dõi chi tiết
từng loại tiền gửi (tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý).


7


-Chứng từ sử dụng để hạch toán các khoản tiền gửi là các giấy báo Có,
báo Nợ hoặc bảng sao kê của ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (ủy nhiệm
thu. ủy nhiệm chi, séc chuyển khoản, séc bảo chi..).
-Hằng ngày, khi nhận được chứng từ do Ngân hàng gửi đến, kế toán phải
kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Mọi sự chênh lệch phải thông
báo kịp thời. Nếu cuối tháng vẫn chưa xác định nguyên nhân thì chuyển vào
bên Nợ TK 1381 hoặc bên Có TK 3381 (lấy số liệu Ngân hàng làm chuẩn).
Sang tháng sau, khi tìm được nguyên nhân sẽ điều chỉnh.
d) Sơ đồ hạch toán
112

111

111

Rút tiền mặt gửi
ngân hàng

Rút tiền gửi ngân
hàng về nhập quỹ
156,211

411
Nhận vốn góp các
CSH bằng TGNH

Chi trả tiền mua vât

tư, HH, TSCĐ

511,512,515,711

641,642,811
Doanh thu, thu nhập
khác bằng tiền mặt

Chi TGNH trả
chi phí

131,138,141

311,331,334,338
Thu hồi các khoản nợ,
ứng trước bằng TGNH

Chi TGNH trả nợ

121,128,221,222

121,128,221,222
Thu hồi các khoản
đầu tư bằng TGNH

1381

Chi TGNH đi đầu



Chênh lệch thừa TGNH
chưa rõ nguyên nhân

Chênh lệch thiếu
TGNH chưa rõ
nguyên nhân

Hình 2.2: Sơ đồ kế toán tiền gửi ngân hàng

8

1381


2.1.2 Kế toán các khoản phải thu
2.1.2.1 Những vấn đề chung
a) Khái niệm
Các khoản nợ phải thu là một dạng tài sản lưu động của doanh nghiệp,
đang bị các đơn vị và các cá nhân khác nắm giữ mà doanh nghiệp có nhiệm vụ
phải thu hồi. Các khoản phải thu có vị trí quan trọng về khả năng thanh toán
của doanh nghiệp, vì vậy kế toán cần phải hạch toán kịp thời, chính xác cho
từng đối tượng, từng hợp đồng.
b) Nguyên tắc hạch toán
-Phải theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải thu theo từng đối tượng,
thường xuyên tiến hành đối chiếu, kiểm tra, đôn đốc việc thanh toán được kịp
thời,

-Đối với các đối tượng có quan hệ giao dịch, mua bán thường xuyên, có
số dư nợ lớn thì định kì hoặc cuối tháng kế toán cần kiểm tra, đối chiếu từng
khoản nợ phát sinh, số đã thanh toán, số còn phải thanh toán, có xác nhận bằng

văn bản.
-Đối với các khoản nợ phải trả, phải thu có gốc ngoại tệ, cần theo dõi cả
về nguyên tệ và quy đổi theo “đồng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”. Cuối
kỳ, phải điều chỉnh số dư.
-Cần phân loại các khoản nợ phải thu theo thời gian thanh toán cũng như
từng đối tượng, nhất là những đối tượng có vấn đề để có kế hoạch và biện
pháp thanh toán phù hợp.
-Tuyệt đối không được bù trừ số dư 2 bên Nợ, Có của các tài khoản
thanh toán như 131, 331 mà phải căn cứ vào số dư chi tiết từng bên để lấy số
liệu ghi vào các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán.
c) Nhiệm vụ kế toán các khoản phải thu
-Kế toán phản ánh các khoản phải thu theo giá trị thuần, do đó trong
nhóm tài khoản này phải thiết lập các tài khoản “Dự phòng phải thu khó đòi”
để tính trước các khoản lỗ dự kiến về khoản phải thu khó đòi có thể không đòi
được trong tương lai nhằm phản ánh giá trị thuần của các khoản phải thu.

9


-Kế toán phải xác minh tại chỗ hoặc yêu cầu xác nhận bằng văn bản đối
với các khoản nợ tồn đọng lâu ngày chưa và khó có khả năng thu hồi được để
làm căn cứ lập dự phòng phải thu khó đòi về các khoản phải thu này.
-Cuối kỳ, kế toán khi lập báo cáo tài chính, khi tính toán các khoản phải
thu phải trả cho phép lấy số dư chi tiết của các đối tượng nợ phải thu để lên hai
chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên “Nguồn vốn” của bảng cân đối kế toán.
2.1.2.2 Kế toán khoản phải thu khách hàng
a) Khái niệm
Là khoản phải thu do khách hàng mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của
doanh nghiệp nhưng chưa thanh toán tiền hàng.
b) Tài khoản sử dụng

-Kế toán tổng hợp sử dụng TK 131-“Phải thu của khách hàng”.
-Nội dung, kết cấu
+Bên Nợ: Số tiền bán vật tư, sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ phải
thu khách hàng; Số tiền thừa trả lại cho khách hàng; Điều chỉnh khoản chênh
lệch do tỷ giá ngoại tệ tăng với các khoản thu người mua có gốc ngoại tệ.
+Bên Có: Số tiền đã thu ở khách hàng (kể cả tiền ứng trước của khách);
Số chiết khấu, giảm giá hàng bán, doanh thu của hàng bán trả lại trừ vào nợ
phải thu; Các nghiệp vụ khác làm giảm khoản phải thu khách hàng (chênh lệch
giảm tỷ giá, thanh toán bù trừ, xóa sổ nợ khó đòi không đòi được…)
+TK 131 có thể có đồng thời vừa có số dư bên Nợ vừa có số dư bên Có.
Dư Nợ: Phản ánh số tiền doanh nghiệp còn phải thu ở khách hàng.
Dư Có: Phản ánh số tiền người mua đặt trước hoặc trả thừa cho doanh
nghiệp.
Khi lập bảng cân đối kế toán phải lấy số dư chi tiết theo từng đối tượng
phải thu của tài khoản này để ghi cả 2 chỉ tiêu “Tài sản” hay “Nguồn vốn”.
c) Nguyên tắc hạch toán
-Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu,
theo từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết phải thu ngắn hạn, phải thu dài
hạn và ghi chép theo từng lần thanh toán.

10


Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh
nghiệp về mua sản phẩm, hàng hoá, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả TSCĐ, bất
động sản đầu tư.
- Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ bán sản phẩm, hàng
hoá, BĐS đầu tư, TSCĐ, cung cấp dịch vụ thu tiền ngay (Tiền mặt, séc hoặc
đã thu qua Ngân hàng).
- Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại

các khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng thời hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả
năng không thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu
khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được.
-Trong quan hệ bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo sự thoả
thuận giữa doanh nghiệp với khách hàng, nếu sản phẩm, hàng hoá, BĐS đầu
tư đã giao, dịch vụ đã cung cấp không đúng theo thoả thuận trong hợp đồng
kinh tế thì người mua có thể yêu cầu doanh nghiệp giảm giá hàng bán hoặc trả
lại số hàng đã giao.
d) Sơ đồ hạch toán

11


111,112

111,112

131

Khách hàng ứng trước hoặc
thanh toán tiền

Các khoản chi hộ khách hàng

511,515,711

Chiết khấu thương mại, hàng
bán bị trả lại, giảm giá hàng
bán


Doanh thu, doanh thu
tài chính, thu nhập
khác chưa thu tiền

Thuế GTGT
đầu ra (nếu
có)

333(3331)
Thuế GTGT đầu ra
(nếu có)

521

333

331
Bù trừ nợ

413
Chênh lệch tỷ giá tăng khi
đánh giá lại các khoản thu
của khách hàng bằng ngoại
tệ
Chênh lệch tỷ giá giảm khi
đánh giá lại các khoản thu
của khách hàng bằng ngoại
tệ

635


Chiết khấu thanh toán

Khách hàng thanh toán bằng
hàng (theo phương thức đổi
hàng)

152,153,156,611

139
Nợ khó đòi phải xử
lí xóa sổ
Đồng thời
ghi Nợ TK
004

Số đã lập
dự phòng

642

Số chưa lập dự
phòng

Hình 2.3: Sơ đồ kế toán phải thu khách hàng
2.1.2.3 Kế toán thuế GTGT được khấu trừ
a) Khái niệm
Thuế GTGT được khấu trừ là số tiền thuế GTGT mà doanh nghiệp đã
phải trả khi mua các loại hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) dùng vào
hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT

theo phương pháp khấu trừ thuế

12


b) Tài khoản sử dụng
-Kế toán sử dụng TK 133 -Thuế GTGT được khấu trừ, để phản ánh số
thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã được khấu trừ và còn được khấu trừ của
doanh nghiệp. TK 133 có 2 tài khoản cấp 2:
TK 1331-Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ
TK 1332-Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định
-Nội dung, kết cấu
+Bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
+Bên Có: Số thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ; Kết chuyển số thuế
đầu vào không được khấu trừ; Số thuế đầu vào của hàng hóa mua vào nhưng
trả lại, được giảm giá; Số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại.
+Số dư Nợ: Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ; Số thuế GTGT
được hoàn lại nhưng chưa hoàn.
c) Nguyên tắc hạch toán
Đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho sản xuất kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì doanh
nghiệp phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào đƣợc khấu trừ và thuế GTGT
đầu vào không được khấu trừ. Trường hợp doanh nghiệp không hạch toán
riêng được thì thuế GTGT đầu vào được hạch toán vào TK 133, cuối kỳ kế
toán phải xác định số thuế GTGT được khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu
hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu hàng bán ra. Nếu số
thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ có giá trị lớn thì tính vào giá vốn
hàng bán ra trong kỳ tương ứng với doanh thu trong kỳ, số còn lại được tính
vào giá vốn hàng bán ra của kỳ kế toán sau.
Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ dùng vào hoạt động

sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế
GTGT hoặc dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu
thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc dùng vào khen thưởng, phúc lợi
được trang trải bằng quỹ của doanh nghiệp thì số thuế GTGT đầu vào không
được khấu trừ sẽ tính vào giá trị vật tư, hàng hóa, tài sản cố định hay dịch vụ
mua vào.
Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào được dùng chứng từ đặc thù, ghi
giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì doanh nghiệp được căn cứ vào giá

13


trị hàng hóa, dịch vụ mua vào đã có thuế GTGT để xác định giá không có thuế
và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo đúng quy định của Bộ Tài Chính.
Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào thì được kê khai khấu trừ
khi xác định thuế GTGT phải nộp của tháng đó. Nếu số thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra thì số thuế GTGT đầu vào còn lại
được khấu trừ tiếp vào kỳ tính thuế sau hoặc được xét hoàn thuế theo chế độ
quy định.
d) Sơ đồ hạch toán
111,112,331

152,153,156
,211,241,611,642

333 (33311)

133 (1331,1332)

Khi mua dịch

vụ,tài sản trong
nước

Thuế GTGT
được khấu trừ
242,632,642,..

333 (33312)

Thuế GTGT của hàng
nhập khẩu phải nộp
NSNN nếu được khấu trừ

Thuế GTGT đầu vào
không được khấu trừ
111,112
Thuế GTGT đã
được hoàn

152,153,156,211,…

Hàng mua trả lại người
bán hoặc giảm giá

Hình 2.4: Sơ đồ kê toán thuế GTGT được khấu trừ
2.1.3 Phân tích vốn bằng tiền và các khoản nợ phải thu
2.1.3.1 Phân tích vốn bằng tiền
(1) Hệ số khả năng thanh toán chung Hk
𝐻𝑘 =


𝐾ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛
𝑁ℎ𝑢 𝑐ầ𝑢 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛

-Chỉ tiêu này có thể dựa vào các thông tin của bảng cân đối kế toán tính
cho một thời điểm hoặc có thể dựa vào số dư của các tài khoản trên hệ thống

14


sổ kế toán chi tiết, tổng hợp để tính cho một thời kỳ. Khả năng thanh toán có
thể lấy từ chỉ tiêu tổng tài sản mã số 270, nhu cầu thanh toán có thể lấy từ chỉ
tiêu nợ phải trả mã số 300 trên Bảng cân đối kế toán.
+ Khi Hk >= 1: Chứng tỏ DN có đủ và thừa khả năng thanh toán, khi đó
tình hình của doanh nghiệp khả quan, tác động tích cực đến hoạt động kinh
doanh.
+ Khi Hk <=1: Chứng tỏ doanh nghiệp không có khả năng thanh toán,
chỉ tiêu này càng nhỏ có thể dẫn đến DN sắp bị giải thể hoặc phá sản.
(2) Hệ số khả năng trả nợ ngắn hạn của dòng tiền lưu chuyển thuần từ
HĐKD
𝐻ệ 𝑠ố 𝑘ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡𝑟ả 𝑛ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 =

𝐷ò𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑡ừ 𝐻Đ𝐾𝐷
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛

Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh lấy từ chỉ tiêu mã số 20 trên
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, tổng nợ ngắn hạn lấy từ chỉ tiêu mã số 310 trên
Bảng cân đối kế toán. Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có đủ khả năng trả
nợ hay không từ lượng tiền thuần thu được của hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu
này càng cao khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng tốt, đó là nhân tố
tích cực tác động tới hoạt động kinh doanh và ngược lại.

(3) Tỷ số thanh khoản hiện thời (lần)
Tỷ số thanh khoản hiện thời (hay Tỷ số thanh khoản ngắn hạn, Hệ số
thanh khoản ngắn hạn, Hệ số thanh toán hiện hành, Hệ số khả năng thanh toán
của vốn lưu động) là một chỉ số tài chính dùng để đo lường năng lực thanh
toán nợ ngắn hạn của một doanh nghiệp.
𝑇ỷ 𝑠ố 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 ℎ𝑖ệ𝑛 𝑡ℎờ𝑖 =

𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛
𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑛ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛

-Tỷ số thanh khoản hiện thời cho biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn mà
doanh nghiệp đang giữ, thì doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động
có thể sử dụng để thanh toán.
+ Nếu tỷ số này lớn hơn 1 thì toàn bộ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
được xem là có thể chuyển đổi thành tiền để đáp ứng được nhu cầu thanh toán
nợ ngắn hạn.

15


+ Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1 thì một phần nợ ngắn hạn của doanh nghiệp
đã được đầu tư vào tài sản dài hạn là những tài sản khó chuyển đổi thành tiền
để đáp ứng nhu cầu thanh toán và khi điều này xảy ra doanh nghiệp được gọi
là mất khả năng thanh toán về mặt kỹ thuật. Nếu khả năng thanh toán về mặt
kỹ thuật kéo dài sẽ dẫn đến khả năng phá sản của doanh nghiệp.
- Khi đánh giá tình hình thanh khoản của doanh nghiệp, người phân tích
thường so sánh tỷ số thanh khoản của một doanh nghiệp với tỷ số thanh khoản
bình quân của toàn ngành mà doanh nghiệp đó tham gia.
(4)Hệ số khả năng thanh toán nhanh
𝐻ệ 𝑠ố 𝑘ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑛ℎ𝑎𝑛ℎ =


𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 − 𝐻à𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑛ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛

Tỷ số thanh khoản nhanh cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của
doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể huy động ngay để
thanh toán. Để có thể đánh giá tình hình thanh khoản nhanh của doanh
nghiệp, sau khi tính toán tỷ số cũng cần có căn cứ để so sánh. Căn cứ so sánh
ở đây có thể chọn là tỷ số bình quân nghành, tỷ số thanh khoản nhanh năm
trước và 1.
(5) Hệ số khả năng thanh toán tức thời (lần)
Hệ số khả năng thanh toán tức thời (hay chỉ số thanh toán tiền mặt) cho
biết bao nhiêu tiền mặt và các khoản tương đương tiền (ví dụ chứng khoán khả
mại) của doanh nghiệp để đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Nói cách khác
chỉ số thanh toán tiền mặt cho biết, cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu
tiền mặt và các khoản tương đương tiền đảm bảo chi trả.
𝐶ℎỉ 𝑠ố 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑡𝑖ề𝑛 𝑚ặ𝑡 =

𝑇𝑖ề𝑛 + 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑡ươ𝑛𝑔 đươ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛

Nếu hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1 thì khả năng thanh toán tốt, nhưng
nếu quá lớn thì khả năng sinh lời kém.
2.1.3.2 Phân tích các khoản nợ phải thu
(1) Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản nợ phải trả
Tỷ lệ các khoản nợ
phải thu so với các
khoản nợ phải trả

Tổng các khoản nợ phải thu

*100%

=

Tổng các khoản nợ phải trả

16


Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ giữa các khoản phải thu so với nợ phải trả
của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này thường phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh,
ngành nghề kinh doanh, hình thức sở hữu vốn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này
lớn hơn 100 %, chứng tỏ vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều. Ngược
lại chỉ tiêu này nhỏ hơn 100%, chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn nhiều.
(2) Số vòng quay các khoản phải thu
𝑆ố 𝑣ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 𝐾𝐻
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
=
𝑁ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 𝑘ℎá𝑐ℎ ℎà𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
Là chỉ tiêu phản ánh trong kỳ kinh doanh, các khoản phải thu ngắn hạn,
phải thu dài hạn quay được bao nhiêu vòng. Số vòng quay các khoản phải thu
cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản phải thu (tổng nợ phải thu, nợ
phải thu ngắn hạn, nợ phải thu dài hạn) và hiệu quả của việc thu hồi nợ phải
thu. Nếu số vòng quay của các khoản phải thu lớn, chứng tỏ doanh nghiệp thu
hồi tiền hàng kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, số vòng quay các
khoản phải thu nếu quá cao sẽ không tốt vì có thể ảnh hưởng đến khối lượng
hàng tiêu thụ do phương thức thanh toán quá chặt chẽ (chủ yếu là thanh toán
ngay trong thời gian ngắn), gây khó khăn cho khách hàng nên khó tiêu thụ.
(3) Thời gian thu tiền bình quân
𝑇ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑡ℎ𝑢 𝑡𝑖ề𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 =


𝑇ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑘ỳ 𝑛𝑔ℎ𝑖ê𝑛 𝑐ứ𝑢(365)
𝑆ố 𝑣ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 𝐾𝐻

Thời gian thu hồi tiền hàng (còn gọi là “Thời gian quay vòng các khoản phải
thu” hoặc “ Kỳ thu tiền bình quâ n” hay “Thời gian thu tiền bình quân”) là chỉ
tiêu phản ánh thời gian bình quân thu hồi tiền bán ra. Tỷ số này cho biết doanh
nghiệp mất bình quân là bao nhiêu ngày để thu hồi một khoản phải thu. Hệ số
này càng nhỏ thì khả năng thu tiền từ hoạt động bán hàng càng hiệu quả. Dựa
vào Thời gian thu tiền bình quân, có thể nhận ra chính sách bán trả chậm của
doanh nghiệp, chất lượng công tác theo dõi thu hồi nợ của doanh nghiệp.
2.2PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được thu thập chủ yếu là số liệu thứ cấp được cung cấp từ phòng
kế toán của công ty từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 như: chứng từ kế
toán, sổ sách kế toán.

17


2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
*Phương pháp hạch toán kế toán
Dựa trên hướng dẫn của Bộ Tài Chính về hạch toán nghiệp vụ vốn bằng
tiền và các khoản phải thu theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày
14/09/2006 và Thông tư 138/2011/TT-BTC ngày 04/10/2011.
*Phương pháp dùng các chỉ số tài chính
Dựa vào sự phân tích các tỷ số để chỉ ra được những ưu, nhược điểm của
doanh nghiệp, từ đó nhận xét và đề ra một số ý kiến, giải pháp nhằm góp phần
hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu mang lại kết
quả kinh doanh hiệu quả cho Công ty.

*Phương pháp so sánh
Là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc
so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc).
-So sánh tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so
với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
∆𝑦 = 𝑦1 − 𝑦0
∆y: là phần tăng giảm giữa 2 kỳ
y1 :là chỉ tiêu năm sau
y0 :là chỉ tiêu năm trước
-So sánh tương đối : kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so
với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
∆𝑦 =

𝑦1 − 𝑦0
𝑦0

∆y: là tốc độ tăng trưởng kỳ sau so với kỳ trước
y1 :là chỉ tiêu năm sau
y0 :là chỉ tiêu năm trước

18


CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN
CẦN THƠ
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
3.1.1 Lịch sử hình thành
- Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN CẦN THƠ
- Địa chỉ: Số 148B Mậu Thân - Phường An Phú - Quận Ninh Kiều Thành phố Cần Thơ.

- Điện thoại: 0710.833157
- Fax: 0710.830846
- Mã số thuế: 1800551953
- Tiền thân của Công ty Cổ phần Cơ điện Cần Thơ là xí nghiệp, được
thành lập vào tháng 04 năm 1982 dưới hình thức hợp tác xã xây dựng đoàn
kết, lúc đó xí nghiệp có tên là Cơ Điện Nước.
- Công ty Cổ Phần Cơ Điện Cần Thơ là Công ty Cổ Phần chuyên:
+ Xây dựng dân dụng, công nghiệp.
+ Sản xuất, sửa chữa, kinh doanh các loại thiết bị điện.
+ Lắp đặt các thiết bị điện dân dụng.
+ Xây lắp đường dây và trạm biến áp từ 22KV trở xuống.
+ Bảo dưỡng, sấy lọc dầu trạm biến áp điện.
+ Sản xuất và gia công cơ khí phụ kiện điện và cơ khí.
+ Đổ trụ đà cản và phụ kiện xây dựng đal ống cống…phục vụ cho công
trình điện và xây dựng dân dụng.
+ Thi công xây dựng các công trình (nhà ở, văn phòng, nhà xưởng…).
3.1.2 Quá trình phát triển
-Sau khoảng 5 hoạt động (1982-1987), xí nghiệp chuyển sang phục vụ
sản xuất kế hoạch 3 của Sở Điện Lực Hậu Giang (từ 20/07/1987-02/04/1991).

19


-Đến 02/05/1991 xí nghiệp hoạt động dưới hình thức tư nhân, đổi tên
thành Cơ Điện Cần Thơ theo giấy phép thành lập số 3108/ĐKKD ký ngày
02/05/1991 do Uỷ Ban Nhân Dân Thành phố cấp.
-Đến ngày 23/11/1994, Doanh nghiệp tư nhân Cơ Điện Cần Thơ được
chính thức thành lập theo giấy phép số 015373 GP/TLDN 01do Uỷ Ban Nhân
Dân tỉnh ký, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 021633 ký ngày
25/11/1995 do Uỷ Ban Kế Hoạch tỉnh Cần Thơ cấp.

-Đến 26/12/2003, doanh nghiệp tư nhân chuyển sang hình thức cổ phần
và Công ty Cổ Phần Cơ Điện Cần Thơ chính thức hoạt động theo giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh Công ty Cổ Phần số 5703000070 do Sở kế hoạch
và Đầu tư tỉnh Cần Thơ cấp.
3.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ
3.2.1 Chức năng
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của
mình để thực hiện mục đích và nội dung hoạt động của Công ty.
- Nghiên cứu sản xuất kinh doanh theo nhu cầu của thị trường tại địa
phương nhằm nâng cao chất lượng phục vụ.
- Thực hiện tốt chính sách cán bộ, chú trọng việc đào tạo và bồi dưỡng
cán bộ nhân viên nhằm nâng cao trình độ năng lực, thực hiện đầy đủ các chế
độ bảo vệ người lao động và an toàn lao động, giữ gìn trật tự xã hội.
3.2.2 Nhiệm vụ
- Công ty mang lại những khoản thuế để bù cho Nhà nước, ngoài ra
Công ty còn mang lại những khoản phúc lợi cho xã hội.
- Những sản phẩm do Công ty tạo ra đáp ứng được nhu cầu thiết thực
trong ngành điện, tạo ra ánh sáng cho mọi nhà, đáp ứng nhu cầu phát triển của
đất nước.
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC
3.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Công ty phần nào cũng là yếu tố quyết định đến hiệu
quả hoạt động của Công ty, một cơ cấu tổ chức phù hợp sẽ giúp cho Công ty
hoạt động có hiệu quả hơn. Với tầm quan trọng đó Công ty Cổ phần Cơ điện
Cần thơ được xây dựng với cơ cấu tổ chức vừa đơn giản, với hiệu quả và khai

20


thác được thế mạnh của Công ty, vì thế đã đem lại hiệu quả trong hoạt động

sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm vừa qua.
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

GIÁM ĐỐC

PHÓ GĐ HÀNH
CHÍNH – TỔ CHỨC

PHÓ GIÁM ĐỐC
KỸ THUẬT

PHÓ GIÁM ĐỐC
KINH DOANH

PHÒNG HÀNH
CHÍNH KẾ TOÁN

PHÒNG KỸ THUẬT

PHÒNG KINH
DOANH

TỔ CƠ KHÍ

TỔ CƠ ĐIỆN

TỔ CÔNG TRÌNH

Hình 3.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty
3.3.2 Chức năng của các phòng ban

-Hội đồng quản trị: chịu trách nhiệm về việc tổ chức giám sát hoạt động
của Công ty cũng như quyết định chiến lược phát triển và đại diện cho cổ đông
của Công ty. Định kỳ 06 tháng Hội đồng quản trị họp mặt một lần để tổng hợp
tình hình hoạt động của Công ty.
-Giám đốc: là người đại diện pháp nhân cho Công ty thực hiện các công
việc kinh doanh và quản lý điều hành hoạt động của Công ty. Giám đốc là
người ra quyết định cho toàn bộ hoạt động tại Công ty có liên quan đến lợi ích
của Công ty. Hoạch định chính sách, chiến lược phát triển, truyền đạt kiến
thức xuống cấp dưới,…
-Phó Giám đốc hành chánh - tổ chức: phụ trách công tác quản lý, chỉ đạo
phòng hành chánh kế toán và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hoạt động
của Phòng hành chánh kế toán.

21


-Phó Giám đốc kinh doanh: điều hành hoạt động của Phòng kinh doanh,
điều hành Công ty khi Giám đốc vắng mặt.
-Phó Giám đốc kỹ thuật: quản lý chỉ đạo Phòng kỹ thuật, quản trị và điều
hành sản xuất. Tuy nhiên chịu sự điều hành trực tiếp của Giám đốc.
-Phòng hành chánh kế toán: đảm bảo hoạt động kế toán của Công ty,
cung cấp các thông tin liên quan đến tài chính cho Giám đốc, tham mưu cho
Giám đốc các vấn đề về nhân sự.
-Phòng kinh doanh: là bộ phận liên quan đến kinh doanh, có nhiệm vụ
đẩy mạnh tiêu thụ, mở rộng thị trường, là bộ phận hỗ trợ cho Giám đốc các
vấn đề về nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, giá cả sản phẩm bán ra, chiến
lược phát triển kinh doanh.
-Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm các vấn đề về kỹ thuật sản xuất của
Công ty, tham mưu cho Giám đốc về các vấn đề công nghệ sản xuất, máy
móc, thiết bị sản xuất…

-Tổ điện: có nhiệm vụ sửa chữa, bảo trì, lắp đặt các thiết bị điện.
-Tổ cơ khí: chuyên sản xuất và gia công các sản phẩm như vật tư ngành
điện, cửa sắt, đà cản, trụ,…
-Tổ công trình: với chức năng thi công các công trình mới như trạm biến
áp, đường dây trung và hạ thế.
3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
3.4.1 Sơ đồ tổ chức

Kế toán trưởng

Kế toán thanh toán

Kế toán kho

Thủ quỹ

Hình 3.2 : Sơ đồ bộ máy kế toán
Nhiệm vụ của các bộ phận:
- Kế toán trưởng:Tổ chức công tác kế toán cho doanh nghiệp; kiểm tra,
giám sát tài chính; phân tích thông tin số liệu kế toán, đề xuất giải pháp phục
vụ yêu cầu quản lý doanh nghiệp và cung cấp thông tin, số liệu kế toán.
- Kế toán thanh toán: Là người phụ trách chứng từ ban đầu cuối ngày để
thực hiện việc thu, chi, nhập, xuất lên bảng kê; mở sổ chi tiết theo dõi và xử lý

22


công nợ các khoản trong và ngoài công ty. Đồng thời đối chiếu với thủ quỹ để
kịp thời ghi chép.
- Kế toán kho: Nhiệm vụ của kế toán kho là lập chứng từ xuất, nhập chi

phí mua hàng và khai thuế đầu vào đầu ra, lập báo cáo hàng tồn kho, báo cáo
tình hình nhập xuất tồn.....
- Thủ quỹ: Thực hiện việc thu chi tiền mặt theo chứng từ thu chi của
doanh nghiệp. Quản lý tiền mặt tại quỹ, kiểm quỹ và lập báo cáo kiểm quỹ
theo định kỳ. Phát lương hàng tháng theo bảng lương cho từng bộ phận.
3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức kế toán
- Kỳ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: đồng Việt Nam
- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty sử dụng hệ thống chứng từ và hệ
thống tài khoản áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo
quyết định số: 48/2006-QĐ/BTC, ngày 14/9/2006 và Thông tư 138/2011/TTBTC, ngày 04/10/2011 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
- Hình thức kế toán áp dụng: Hình thức ghi sổ bằng máy vi tính (Phần
mềm kế toán Acsoft) và thực hiện theo hình thức kế toán Nhật ký chung.
Chứng từ kế toán

Sổ Nhật ký
đặc biệt

Sổ Nhật kí chung

Sổ, thẻ kế
toán chi tiết

Sổ Cái

Bảng cân
đối số phát
sinh

Bảng tổng

hợp chi tiết

Báo cáo tài chính
Hình 3.3 : Sơ đồ hình thức kế toán Nhật ký chung

23


×