Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Nghiên cứu tác động của bổ sung viên kẽm đến tình trạng dinh dưỡng và mắc bệnh viêm phổi, tiêu chảy của trẻ 5 tuổi bị suy dinh dưỡng tại xã Hương Hồ huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (830.7 KB, 50 trang )

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

SDD

:

Suy dinh dưỡng

Zn

:

Kẽm

CT

:

Can thiệp

MT

:

Metallothionein

GH

:

Growthhormone



SD

:

Độ lệch chuẩn (Standard Deviation)

P

:

Trọng lượng

H

:

Chiều cao

L1

:

Lần 1

ĐH

:

Đại học


TCYTTG

:

Tổ chức Y tế thế giới

NKHHC

:

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp

WHO

:

World Health Organization

THCS

:

Trung học cơ sở

THPT

:

Trung học phổ thông


LEM

:

Leucocyte Endogenous Mediator

GDPHDD :

Giáo dục phục hồi dinh dưỡng.


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu kẽm ................................................................. 3
1.2. Vai trò sinh lý và chuyển hóa kẽm trong cơ thể ........................................ 3
1.3. Vai trò của kẽm đối với sức khỏe con người ............................................. 6
1.4. Nguyên nhân của thiếu kẽm ....................................................................... 9
1.5. Biểu hiện lâm sàng của thiếu kẽm ........................................................... 10
1.6. Một số công trình nghiên cứu liên quan .................................................. 10
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 13
2.1. Đối tượng ............................................................................................... 13
2.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 13
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 18
3.1. Đặc điểm chung........................................................................................ 18
3.2. Tác động của bổ sung kẽm đến tình trạng dinh dưỡng ............................ 21
3.3. Tác động của bổ sung kẽm đến tính trạng mắc bệnh nhiễm khuẩn ......... 24
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 26

4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ..................................................... 26
4.2. Tác động của bổ sung kẽm đến tình trạng suy dinh dưỡng ..................... 27
KẾT LUẬN .................................................................................................... 35
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy dinh dưỡng protein - năng lượng là một bệnh lý dinh dưỡng quan
trọng vì nó làm tăng nguy cơ tử vong và để lại những hậu quả nặng nề. Trên
thế giới hiện có hàng trăm triệu trẻ em suy dinh dưỡng vừa và nặng, phân bố
chủ yếu ở các nước đang phát triển, ở ngay cả các nhóm dân nghèo khổ tại
các nước đã công nghiệp hóa và các vùng có nạn đói xảy ra do thiên tai và
chiến tranh [2]. So với các nước trong khu vực, ở nước ta tỷ lệ suy dinh
dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi vẫn còn rất cao [2]. Việc phòng chống suy dinh
dưỡng hiện đã có những bước tiến quan trọng. Đi đôi với suy dinh dưỡng tình
trang thiếu kẽm đang là một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng của nhiều
nước trên thế giới nên cần được tiếp tục nghiên cứu ở các đối tượng có nguy
cơ cao, cũng như đề ra chiến lược can thiệp thích hợp. Dù đã được biết từ rất
lâu nhưng mãi đến khi Prasad (1961) phát hiện chứng lùn và thiểu năng sinh
dục do thiếu kẽm ở trẻ em Iran, người ta mới bắt đầu hiểu rõ giá trị và tầm
quan trọng của kẽm đối với sức khỏe con người [27]. Kẽm là một chất dinh
dưỡng đặc biệt quan trọng vì vai trò to lớn về mặt sinh học của nó. Vai trò nổi
bật của kẽm là sự tham gia của nó vào hoạt tính của trên 300 enzym với 3
chức năng nền tảng là cấu trúc enzym, xúc tác và điều hòa hoạt động của các
phản ứng sinh học. Các enzym phụ thụộc kẽm này tham gia một cách có hệ
thống vào cơ chế của các con đường chuyển hóa chủ yếu của cơ thể. Đặc biệt

là vai trò tổng hợp protein và hoạt động của các hormon tăng trưởng, miễn
dịch, phục hồi dinh dưỡng, làm mau lành vết thương và nhiều chức năng quan
trọng khác.
Ở Việt Nam, chưa có cuộc điều tra trên bình diện lớn về tình trạng thiếu
kẽm nhưng một số công trình nghiên cứu khoa học ở tại nhiều nơi cho thấy
tình trạng thiếu kẽm gặp nhiều ở trẻ bị tiêu chảy, viêm phổi, suy dinh dưỡng


2

và việc bổ sung kẽm đã làm cải thiện tình trạng bệnh [3], [6], [19].
Hương Hồ là một xã nằm ở vùng ven của thành phố Huế. Tại đây trẻ em
bị suy dinh dưỡng vẫn còn khá phổ biến. Bộ môn Nhi từ nhiều năm nay đã
triển khai chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu, đưa sinh viên về thực tập
cộng đồng. Cụ thể là đã dựa vào sự hỗ trợ tài chính của một số cá nhân và tổ
chức xây dựng nên những điểm Giáo dục phục hồi dinh dưỡng cho trẻ em suy
dinh dưỡng và đã đạt được những thành công khá tốt, nâng cao kiến thức nuôi
dưỡng trẻ của các bà mẹ. Tuy vậy, điểm giáo dục phục hồi dinh dưỡng cũng
chỉ là hình thức đưa những bữa ăn mẫu để bà mẹ học và làm theo cho con tại
nhà nên cũng có những hạn chế để phục hồi dinh dưỡng cho trẻ, nhất là đối
với những gia đình nghèo. Nhiều nghiên cứu cho thấy tiêu chảy và nhiễm
khuẩn hô hấp cấp là 2 bệnh thường gặp ở trẻ suy dinh dưỡng và làm nặng
thêm tình trạng suy dinh dưỡng khi trẻ bị bệnh. Các nghiên cứu cho thấy kẽm
là vi chất làm tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Một số nghiên cứu
cũng cho thấy trẻ bị suy dinh dưỡng thường kèm theo tình trạng thiếu kẽm.
Vậy việc bổ sung kẽm cho trẻ suy dinh dưỡng sẽ làm giảm sự mắc bệnh tiêu
chảy và nhiễm khuẩn hô hấp cấp cho trẻ và từ đó cải thiện tình trạng dinh
dưỡng của trẻ?
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tác động của bổ
sung viên kẽm đến tình trạng dinh dưỡng và mắc bệnh viêm phổi, tiêu chảy

của trẻ < 5 tuổi bị suy dinh dưỡng tại xã Hương Hồ huyện Hương Trà tỉnh
Thừa Thiên Huế” nhằm vào các mục tiêu sau:
1. Đánh giá sự cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ suy dinh dưỡng
được bổ sung kẽm.
2. Đánh giá hiệu quả của bổ sung kẽm đến tình trạng mắc bệnh nhiễm
khuẩn hô hấp và tiêu chảy ở trẻ bị suy dinh dưỡng.


3

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. SƠ LƢỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VỀ KẼM
Kẽm là một yếu tố vi lượng cần thiết cho mọi hình thái của cuộc sống đã
được biết đến từ lâu, nhưng mãi đến năm 1509 nó mới được nhận biết như là
một yếu tố riêng biệt [2],[3]. Các chứng cứ về sự cần thiết của kẽm đối với sự
tăng trưởng của sinh vật đã được chứng minh lần đầu tiên ở thực vật vào năm
1869 khi Raulin chứng tỏ sự cần thiết của kẽm đối với sự tăng trưởng của
nấm Aspergilusniger; ở động vật vào năm 1934, Bcrtrant và Bhattachene
chứng tỏ vai trò của kẽm trong sự phát triển của chuột [12].
Kể từ năm 1961 sau khi Prasad phát hiện chứng còi cọc và thiểu năng sinh
dục ở trẻ em nông thôn Iran có liên quan tới thiếu kẽm và từ đó tầm quan trọng
về ý nghĩa lâm sàng và sức khỏe cộng đồng của tình trạng thiếu hụt kẽm ngày
càng được quan tâm và nghiên cứu nhiều hơn [26]. Theo một báo cáo của quỹ
Nhi Đồng Liên Hợp Quốc ước tính có ít nhất 100 triệu trẻ em trên thế giới có
biểu hiện suy giảm miễn dịch thứ phát do thiếu hụt về dinh dưỡng mà kẽm là
một trong những nguyên nhân quan trọng nhất [12].
1.2. VAI TRÒ SINH LÝ VÀ CHUYỂN HÓA KẼM TRONG CƠ THỂ
1.2.1. Tính chất lý hóa của kẽm

Kẽm là kim loại chuyển tiếp thụộc nhóm II B trong bảng phân loại tuần
hoàn hóa học. Kẽm có ký hiệu nguyên tố kẽm. Số nguyên tử là 30, khối lượng
nguyên tử là 65,39 số ôxy hóa dương là +2.
Ở trạng thái tự do, kẽm là một kim loại có màu trắng hơi xanh dễ nóng
chảy và khá dễ bay hơi. Khi tiếp xúc với không khí ở nhiệt độ thường, kẽm
không bị biến đổi. Khi nóng kẽm cháy trong không khí tạo thành ôxít kẽm.
kẽm có tính lưỡng tính nên tan được trong axit và kiềm khi đốt nóng đặc biệt


4

trong HCL loãng và H2SO4 loãng kẽm tan dễ dàng.
Trong tự nhiên kẽm chỉ chiếm 0,02% và nó hiện diện khắp nơi và có 5
chất đồng vị chủ yếu 64kẽm (49%), 66kẽm (28%), 67kẽm (41%), 68kẽm (19%),
70

kẽm (0,02), [3],[6].

1.2.2. Nhu cầu của kẽm
Bình thường, nhu cầu người lớn cần một lượng kẽm 12 - 15mg/ngày, trẻ
còn bú 6mg/ngày, trẻ 1-9 tuổi 10mg-/ngày và trẻ trên 10 tuổi là 12mg/ngày.
Phụ nữ có thai và cho con bú có nhu cầu 15 - 19mg/ngày. Nhu cầu kẽm ở trẻ
em hầu như không có sự khác nhau giữa nam và nữ; ở người trưởng thành
nhu cầu kẽm người nam cao hơn người nữ [11].
1.2.3. Phân bố của kẽm trong cơ thể
Trong cơ thể có khoảng 2500mg kẽm ở người trưởng thành. 90% kẽm
trong cơ thể nằm trong nội bào, trong đó có 30% được phân bố trong xương
và 60% trong cơ. Bình thường hàm lượng kẽm trong cơ thể là 20mg/g trọng
lượng, nhưng nó có thể cao gấp 1,5 lần (30 mg/g thể trọng) trong thời kỳ cơ
đang tăng trưởng và trưởng thành. Trong thời kỳ mang thai có sự huy động

của kẽm từ cơ thể người mẹ sang thai nhi, nên hàm lượng kẽm trong máu của
người mẹ có thể giảm đến 50% [1], [2].
Những cơ quan chứa kẽm nhiều nhất là cơ vân, xương, tiền liệt tuyến,
tóc và mắt. Trong dịch sinh học kẽm kết hợp với rất nhiều protein nên hàm
lượng kẽm trong các dịch này rất cao.
1.2.4. Nguồn cung cấp kẽm cho cơ thể
Nguồn cung cấp kẽm cho cơ thể từ nhiều thực phẩm khác nhau. Thông
thường cung cấp kẽm tốt nhất là từ thịt động vật. Thịt sò chứa hàm lượng kẽm
cao nhất (75mg/100g). Kẽm tập trung nhiều trong thịt nạc đỏ (heo, bò), ngũ
cốc thô và các loại đậu (25 - 50mg/kg). Ngũ cốc sơ chế, gạo xay kỹ, thịt mỡ
chứa lượng kẽm vừa phải (10 - 25mg/kg). Các rau củ, rau lá xanh và trái cây
chỉ chứa một hàm lượng kẽm rất khiêm tốn (10mg/kg). Dầu, mỡ, đường và


5

rượu có rất ít kẽm. Trong thức ăn động vật, kẽm hiện diện với nồng độ cao và
tính khả dụng sinh học cao dễ hấp thụ. Hàm lượng kẽm trong thức ăn thực vật
kém hơn và có tính khả dụng sinh học thấp hơn. kẽm trong sữa mẹ hàm lượng
kẽm giảm dần theo thời gian. Sữa mẹ có hàm lượng kẽm là 0,1-0,3mg/100ml
sữa, đặc biệt là sữa non có hàm lượng kẽm khá cao 1mg/100ml sữa. Kẽm
trong sữa mẹ dễ hấp thụ hơn trong sữa bò. Nồng độ kẽm trong sữa mẹ sẽ giảm
dần vào tháng thứ 4, điều này cho thấy trẻ em dễ bị thiếu kẽm trong giai đoạn
này nếu thức ăn dặm không đảm bảo chất lượng và đặc biệt nếu có kèm theo
nhiễm trùng thì tình trạng thiếu kẽm càng trầm trọng hơn [12], [17], [23].
1.2.5. Chuyển hóa kẽm trong cơ thể
1.2.5.1. Sự hấp thụ kẽm
Kẽm ăn vào được hấp thụ chủ yếu ở hỗng tràng. Hàng ngày có khoảng
7,5-14mg kẽm được tiết vào ruột non (từ 1,5-2,0g kẽm/người 70kg), tương
đương với lượng kẽm ngoại sinh. Sự hấp thụ kẽm giảm khi nhập nhiều

calcium hoặc phosphate hoặc cả hai. Muối kẽm oxide, carbonate, và sulfate
được hấp thụ tốt như nhau trên động vật nhưng trên người lại thay đổi. Kẽm
vô cơ (như kẽm sulfate) bị giảm hấp thụ do sắt vô cơ trong thức ăn. Nếu chỉ
có một trong hai kẽm hoặc sắt ở dạng vô cơ thì không có sự cạnh tranh hấp
thụ xảy ra.
Sự hấp thụ của kẽm có thể theo hai cơ chế, một là cơ chế khuếch tán thụ
động, có hiệu quả khi nồng độ trong lòng ruột cao hơn nồng độ trong máu. Cơ
chế thứ hai là cơ chế chủ động, cơ chế này do một bơm hoạt động phụ thuộc
năng lượng nối kế với ATP và hoạt động của men ATPase. Kẽm có thể vận
chuyển qua màng tế bào ruột ở trạng thái hòa tan của ion hóa trị hai hoặc đi
với một amino axít hoặc một phân tử nhỏ khác có thể đi qua màng tế bào.
Phân bố kẽm trong tế bào ruột non: Kẽm xâm nhập vào tế bào niêm mạc
ruột được dự trữ trong bầu chứa kẽm. Một phần kẽm màng hay các
metalloenzym tự nhiên. Một phần không được sử dụng tại chỗ sẽ được tiết


6

qua màng đáy bên hay cố định lên các protein có trọng lượng phân tử thấp
được gọi là metallothionein (MT). MT có vai trò quan trọng trong chuyển hóa
kẽm, tổng hợp các protein tự nhiên. Đậm độ của enzym này trong ruột non
ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ kẽm và một số kim loại khác. Kẽm từ thức
ăn đến dạ dày và ruột tại đây chỉ có khoảng 20% được hấp thụ vào máu, 80%
còn lại không được hấp thụ thải ra ngoài theo phân. Khi vào máu kẽm được
mang đến gan và các cơ quan khác. Có 40% kẽm trong tuần hoàn gắn kết với
2-macroglobulin một protein kim loại kẽm, 60% còn lại gắn với albumin,
một lượng nhỏ gắn với transferin và một số axít amin khác đi đến mô và các
cơ quan của cơ thể. Kẽm dưới dạng tự do (Zn+2) chiếm 0,01% Kẽm trong
huyết tương [2],[12],[19],[23].
1.2.5.2. Sự luân chuyển và dự trữ kẽm

Sự thu nhận và luân chuyển của kẽm là 18-20 giờ) kế đến là tụy và thận,
lách và chậm nhất là hệ thần kinh trung ương và xương (nửa đời sống của
kẽm là 300 ngày). Do không có cơ quan dự trữ và nửa đời sống sinh học ngắn,
nên sự thiếu kẽm có thể xảy ra nhanh chóng khi nguồn cung cấp kẽm trong
chế độ ăn bị thiếu hụt [23].
1.2.5.3. Sự bài tiết kẽm
Kẽm được bài tiết chủ yếu theo phân, khoảng 2-3mg/ngày, nước tiểu
khoảng 0,5mg/ngày. Lượng kẽm bài tiết qua mồ hôi, tinh dịch là không đáng
kể. Một số tình trạng bệnh lý như: Tiêu chảy, viêm phổi, viêm nhiễm làm
giảm hấp thụ và mất một lượng kẽm khá lớn qua đường tiêu hóa. Tổng lượng
mất kẽm của một người bình thường ước chừng (2,2-2,8mg/ngày) [2],[8],[9].
1.3. VAI TRÒ CỦA KẼM ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƢỜI
1.3.1. Vai trò của kẽm đối với các enzym
Trong khi liên kết với protein kẽm dị hóa rất nhiều phản ứng khử hydro
hay khử nước. Sự có mặt của yếu tố kẽm là cần thiết không chỉ là chỗ tác
động mà còn là vai trò ổn định cấu trúc. Các enzym kim loại có chứa kẽm


7

thuộc về lớp enzym chủ yếu như: oxi hóa khử (oxidoreductase) vận chuyển
(transferase) thủy phân (hydrolase) cắt phân (lyase), đồng phân (isonerase),
tổng hợp (ligase). Các enzym này tham gia một cách có hệ thống vào cơ chế
của con đường chuyển hóa chủ yếu liên quan đến protein, gluxit, năng lượng,
axit nucleic và lipit sự tổng hợp hem, sự thay đổi của mô liên kết cũng như
trong biểu hiện gen, tổng hợp mô và sự phát triển của phôi [3],[5].
1.3.2. Vai trò của kẽm đối với hormon
1.3.2.1. Kẽm và hormon tăng trưởng (Growth Hormon :GH)
Kẽm tập trung rất cao ở vùng dưới đồi và tuyến yên. Ở người và động
vật, thiếu kẽm xảy ra tình trạng chậm tăng trưởng, thiếu kẽm làm chậm phát

triển chiều cao, rối loạn phát triển xương, thường kết hợp với tình trạng giảm
GH trong huyết tương. Ngoài ra trên thực nghiệm còn thấy kẽm kích thích các
tế bào tuyến yên tiết GH. Ở trẻ em chậm tăng trưởng việc cho bổ sung kẽm sẽ
làm tăng nồng độ GH trong máu [7], [19].
1.3.2.2. Kẽm và các hormon tuyến giáp
Thiếu kẽm làm giảm nồng độ các hormon kích thích tuyến giáp (thyroid
- stimulating hormon, TSH) giảm T3 và T4 trong huyết tương của chúng.
Hàm lượng kẽm huyết tương thấp và sự bài tiết kẽm ra nước tiểu thỉnh thoảng
cũng quan sát thấy ở bệnh nhân suy giáp [2].
1.3.2.3. Kẽm và hormon sinh dục nam
Tình trạng thiểu năng sinh dục do thiếu kẽm được Prasad mô tả lần đầu
tiên ở Iran vào năm 1961. Bệnh nhân có biểu hiện lùn và thiểu năng sinh dục.
Sau đó các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra tình trạng giảm nồng độ của
testosteron trong huyết tương ở trẻ trai chậm tăng trưởng bị thiếu kẽm và tình
trạng giảm sút này sẽ được khôi phục sau khi bổ sung kẽm. Sự giảm sút
testosteron do thiếu kẽm là một trong những yếu tố lý giải tình trạng thiểu
năng sinh dục hoặc vô sinh ở nam giới [7], [17].


8

1.3.3. Vai trò của kẽm đối với hệ miễn dịch
Kẽm là điểm mấu chốt cho sự phát triển và thực hiện các chức năng của
tế bào lymphô T và B, hậu quả của thiếu kẽm có thể được chứng tỏ sự thay
đổi ở một số phần hợp thành của hệ miễn dịch. Các sai sót miễn dịch kết hợp
với kẽm bao gồm teo lá lách, teo tuyến ức giảm tế bào lymphô các tế bào diệt
tự nhiên và bạch cầu đa nhân trung tính, giảm sản xuất lymphokin, bao gồm
cả IgA, IgM và IgG. Hiện tượng hoạt hóa đại thực bào và hiện tượng thực bào
bị suy giảm được nhận thấy ở trẻ bị thiếu kẽm dẫn đến suy giảm khả năng
miễn dịch: Nhiễm trùng tái diễn ở đường hô hấp (viêm mũi họng, viêm phế

quản tái đi tái lại), viêm đường tiêu hóa, viêm da, bỏng chậm lành [2],[3],[12].
1.3.4. Vai trò của kẽm đối với hệ thần kinh và giác quan
1.3.4.1. Vai trò kẽm đối với hệ thần kinh
Thiếu kẽm trong thời kỳ bào thai sẽ dẫn đến sự biến đổi nguyên phát lẫn
thứ phát trong sự phát triển của não, mà sự thay đổi nổi bật nhất là sự khiếm
khuyết của ống thần kinh nguyên phát. Tác động gây quái thai do thiếu kẽm
có thể bị gán cho sự tổng hợp axit nhân và protein, làm thay đổi chu kỳ tế bào
và các phân tử điều hòa hình thái ở trẻ em khi thiếu kẽm gây rối loạn giấc ngủ
(trằn trọc khó ngủ, mất ngủ) thức giấc nhiều lần trong đêm, khóc đêm dài.
Suy nhược thần kinh (đau đầu, thần kinh dễ bị kích thích, giảm trí nhớ) rối
loạn cảm xúc (thờ ơ, lãnh đạm, trầm cảm thay đổi tính tình) suy yếu hoạt
động của não, mơ màng chậm chạp, hoang tưởng, mất điều hòa lời nói, rối
loạn phát triển tâm thần và vận động [2],[13].
1.3.4.2. Vai trò của kẽm đối với các giác quan
-Vị giác: Giảm hoặc mất cảm giác thèm ăn, biểu hiện bằng triệu chứng
chán ăn kết hợp với sự giảm ăn là những dấu hiệu đầu tiên của thiếu kẽm. Sự
giảm mức tiêu thụ thức ăn có lẽ là một đáp ứng nhạy cảm nhất đối với sự giảm
cung cấp kẽm trong khẩu phần. Các nghiên cứu cho thấy mất sự thèm ăn có xu
hướng là một đặc trưng lâm sàng của tình trạng thiếu kẽm ở trẻ em [3], [15].


9

- Thị giác: Mô giác mạc là nơi có nồng độ kẽm cao nhất trong cơ thể.
Khi bị thiếu kẽm có thể gây ra phù giác mạc và có thể dẫn đến mờ và đục giác
mạc. Các vết thương nhỏ ở giác mạc có thể chữa lành hoàn toàn nhưng các
vết thương lớn hơn có thể để lại sẹo giác mạc. Viêm giác mạc khô nhẹ cũng
có thể xảy ra do thiếu kẽm và đưa đến khô nhuyễn giác mạc. Vitamin A
không có hiệu quả điều trị rối loạn này. Sự thiếu kẽm gây tình trạng thiếu
vitamin A trong huyết tương. Tại gan, kẽm là yếu tố liên quan đến tổng hợp

protein vận chuyển vitamin A. Ngoài ra, kẽm tham gia quá trình nhìn qua
tham gia vào hoạt động của tế bào hình que tại võng mạc. Retinal De
hydrogenase là enzym phụ thụộc kẽm, hoạt động của enzym này bị giảm khi
thiếu kẽm. Vì vậy thiếu kẽm gây tổn thương mắt: Sợ ánh sáng, mất khả năng
thích nghi với bóng tối, mù đêm, quáng gà, khô mắt, loét giác mạc...
[2],[3],[7],[16].
- Khứu giác: Khi thiếu kẽm, cơ thể giảm khả năng cảm nhận về khứu
giác [1],[2].
1.4. NGUYÊN NHÂN CỦA THIẾU KẼM
Các nguyên nhân gây ra thiếu kẽm nặng điển hình là do bệnh rối loạn
hấp thụ kẽm di truyền theo tính lặn, còn gọi là bệnh một viêm da đầu chi.
Ngoài ra, một số nguyên nhân dẫn đến thiếu kẽm thường do:
- Tăng nhu cầu về kẽm nhưng không được đáp ứng: Trẻ sinh ra nhẹ cân,
bệnh còi xương, các thời kỳ tăng trưởng nhanh, người lớn trong giai đoạn thai
nghén cho con bú, dưỡng bệnh.
- Giảm cung cấp hoặc thiếu kẽm trong khẩu phần: Chế độ ăn thiếu cân
bằng, thiếu đạm động vật, hoặc kiêng ăn, ăn chay trường, nuôi ăn qua đường
tĩnh mạch kéo dài.
- Bệnh lý đường tiêu hóa hoặc hấp thụ kém: Trong bệnh tiêu chảy mạn
tính, viêm ruột, hội chứng ruột ngắn, cắt bỏ ruột non.
- Điều trị thiếu sắt kéo dài: Mất kẽm do tiêu chảy cấp, bỏng, gãy xương,


10

hội chứng thận hư, thiếu máu huyết tán, chấn thương, phẫu thụật, dùng lâu dài
thuốc lợi tiểu, dẫn lưu hoặc rò rỉ phần ruột trên [2],[3].
1.5. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG CỦA THIẾU KẼM
1.5.1. Thiếu kẽm nhẹ và vừa
Thiếu kẽm là kết quả của sự giảm sút của một hay nhiều chức năng sinh

học, biểu hiện thiếu kẽm kín đáo nhưng rất đa dạng, các triệu chứng thường
gặp, giảm vị giác - không biết đói, rõ nhất bệnh chán ăn tâm thần, giảm khứu
giác, chậm lành vết thương, viêm da quanh các lỗ tự nhiên, có sự thay đổi về
lông, tóc, có sự biến dạng của móng, quáng gà. Kẽm hoạt động, thờ ơ lãnh
đạm, mất điều hòa [2].
1.5.2. Thiếu kẽm nặng
Các trẻ thiếu kẽm nặng có tình trạng chậm tăng trưởng rõ, viêm da với
sang thương thường xuất hiện ở mặt duỗi các chi trên và chi dưới, viêm quanh
lỗ tự nhiên - chứng lùn, chậm trưởng thành giới tính, thiểu năng sinh dục, bất
lực, vô sinh, mất kinh, suy giảm miễn dịch; tổn thương các biểu mô khác
viêm lưỡi, loạn dưỡng móng, rụng lông tóc chậm lành vết thương, vết bỏng
vết loét do nằm lâu, tổn thương mắt như sợ ánh sáng, mất thích ứng với bóng
tối, có thể gây quái thai, rối loạn cảm xúc [4], [10], [19].
1.6. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
1.6.1. Trên thế giới
Müller O, Garenne M. và cộng sự tại Burkina Faso, Tây phi bổ sung
12,5 mg / ngày kẽm sulphate hàng ngày trong vòng 6 tháng cho 685 trẻ từ 631 tháng cho thấy không có sự khác biệt về tăng trưởng ở nhóm bổ sung kẽm
so với nhóm chứng [30]. Brown KH, Peerson JM, Rivera J và Allen LH. đã
tổng phân tích các nghiên cứu về bổ sung kẽm cho trẻ lứa tuổi tiền học đường
cho thấy việc bổ sung kẽm đã có hiệu quả tích cực đến các chỉ số nhân trắc
[28]. Nghiên cứu mù đôi có đối chứng tại Ấn Độ về bổ sung kẽm và đồng cho
trẻ bị tiêu chảy cấp từ 6-59 tháng cho thấy việc bổ sung này đã làm giảm mức


11

độ trầm trọng và thời gian bị tiêu chảy [32]. Theo báo cáo của Lukacik M. và
cộng sự dựa trên nhiều nghiên cứu cũng cho thấy bổ sung kẽm đã có hiệu quả
đến thời gian và mức độ nặng của tiêu chảy cấp và tiêu chảy kéo dài [28].
Một nghiên cứu đa Quốc gia về bổ sung kẽm cho trẻ < 5 tuổi tại các

nướcđang phát triển cho thấy bổ sung kẽm làm giảm tỷ lệ mắc bệnh cũng như
mức độ nặng của tiêu chảy và viêm phổi cho trẻ [27].
Một nghiên cứu mù đôi có đối chứng ở 2482 trẻ tuổi từ 6-24 tháng tại
Ấn Độ cho thấy bổ sung hàng ngày 10mg kẽm trong vòng 4 tháng cho thấy đã
làm giảm tỷ lệ trẻ bị bệnh viêm phổi [31].
1.6.2. Tại Việt nam
Chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến hàm lượng kẽm huyết thanh cũng
như hiệu quả bổ sung viên kẽm đến tình trạng dinh dưỡng và mắc bệnh nhiễm
khuẩn hô hấp cấp, tiêu chảy ở trẻ em.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh trong nghiên cứu vai trò của yếu tố vi
lượng Kẽm phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, đem lại cải thiện rõ rệt về
tình trạng dinh dưỡng ở nhóm trẻ suy dinh dưỡng (SDD): Tăng đáng kể về
trọng lượng lẫn chiều cao tích lũy và trung bình. Bổ sung kẽm làm giảm
nhanh tình trạng nôn kéo dài, làm giảm nhanh hồi phục giấc ngủ ở nhóm trẻ
rối loạn giấc ngủ [2].
Một công trình khác cũng nghiên cứu thành công về đặc điểm nguyên
nhân và bổ sung kẽm trong điều trị bệnh tiêu chảy kéo dài ở trẻ em tại thành
phố Hồ Chí Minh. Bổ sung kẽm cho trẻ tiêu chảy kéo dài làm tăng kẽm huyết
thanh rõ rệt rút ngắn thời gian điều trị, kẽm được bổ sung làm tăng cân nhóm
can thiệp có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng [19].
Một nghiên cứu thành công của Trương Bá Lưu Đại học y dược Huế,
nghiên cứu hàm lượng kẽm huyết thanh ở bệnh viêm phổi trẻ em. Bổ sung
kẽm có làm giảm tần suất viêm phổi, có vai trò quan trọng trong điều trị,


12

chăm sóc và giảm thiểu các biến chứng nặng có thể xảy ra trên đối tượng trẻ
em [12].
Một nghiên cứu tương tự ở Đại học y dược Huế khảo sát mối liên quan

hàm lượng kẽm huyết thanh với đặc điểm lâm sàng và phản ứng Mantoux ở
trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng tái diễn thường gặp, nghiên cứu đưa lại kết quả
hàm lượng kẽm huyết thanh càng giảm, tình trạng viêm phổi tái diễn nhiều
lần, có biểu hiện viêm phổi nặng lên. Hàm lượng kẽm huyết thanh giảm số
ngày và số lần tiêu chảy tăng lên [23].


13

CHƢƠNG 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG
Trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng sống tại địa bàn xã Hương Hồ, huyện
Hương Trà, Thành phố Huế trong thời gian nghiên cứu.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn trẻ vào nghiên cứu
- Trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng. Đánh giá và phân loại suy dinh
dưỡng theo phân loại của Tổ Chức Y Tế Thế Giới với quần thể tham chiếu
NCHS (Nationd center of Heath statistics) [12].
- Trẻ không mắc bệnh bẩm sinh hoặc mãn tính như: tim bẩm sinh, thiếu
máu huyết tán, bại não, hội chứng thận hư, hen…
- Đối tượng hoàn toàn tự nguyện tham gia chương trình và tuân thủ theo
phác đồ nghiên cứu.
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, Tỉnh
Thừa Thiên Huế, từ tháng 10 năm 2008 đến tháng 5 năm 2009.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu can thiệp tại cộng đồng có đối chứng.
2.2.2. Chọn cỡ mẫu: chúng tôi chọn tất cả trẻ bị suy dinh dưỡng tham gia tại

điểm giáo dục phục hồi dinh dưỡng (GDPHDD) tại xã Hương Hồ trong thời
gian nghiên cứu, đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn chọn vào nghiên cứu ở trên.
Tổng số trẻ trong nghiên cứu của chúng tôi là 129 trẻ.
2.2.3. Phƣơng pháp chọn mẫu
Chọn mẫu thụận lợi, đảm bảo các yêu cầu sau :


14

- 2 nhóm trẻ được chọn vào nghiên cứu với số lượng tương đồng cho
mỗi nhóm: Nhóm can thiệp kẽm và nhóm đối chứng.
- 2 nhóm phải có sự tương đồng ban đầu về giới, mức độ suy dinh dưỡng,
độ tuổi.
Cụ thể : Dựa vào tình hình địa lý và số lượng trẻ < 5 tuổi bị suy dinh
dưỡng của xã Hương Hồ, bộ môn Nhi đã thành lập 6 điểm GDPHDD. Sau khi
cân nặng và đo chiều cao của trẻ tại các điểm và đánh giá tình trạng dinh
dưỡng của trẻ, chúng tôi phân loại trẻ tại 6 điểm GDPHDD ra thành 2 nhóm
A và B sao cho 2 nhóm có sự khá tương đồng về tình trạng dinh dưỡng, tuổi
và giới. Cụ thể :
- Nhóm A gồm 3 điểm GDPHDD : Long Hồ Thượng – Thọ KhươngChầm : gồm 65 trẻ.
- Nhóm B gồm : Long Hồ Hạ - Xước Dũ - Ngọc Hồ : gồm 64 trẻ.
Sau đó bốc thăm chọn ngẫu nhiên nhóm can thiệp kẽm : trong nghiên
cứu này nhóm A được chọn là nhóm can thiệp kẽm.
2.2.4. Các giai đoạn tiến hành
2.2.4.1. Lập phiếu điều tra (phụ lục).
2.2.4.2. Chia nhóm can thiệp: Cách chọn nhóm đã mô tả ở trên để đảm bảo
sự ngẫu nhiên nhưng thuận lợi cho sự thu thập mẫu.
- Phác đồ can thiệp :
+ Nhóm đối chứng : Trẻ nhóm này sẽ đến tại các điểm GDPHDD để ăn
các bữa ăn mẫu 1 tuần 2 buổi. Không được can thiệp kẽm.

+ Nhóm can thiệp kẽm: Ngoài 1 tuần 2 buổi đến ăn tại các điểm
GDPHDD mỗi trẻ được bổ sung viên kẽm 10mg kẽm nguyên tố/ngày trong
thời gian 5 tháng. Loại kẽm được sử dụng: kẽm gluconat (FARZINCOL) do
công ty cổ phần dược phẩm dược liệu PHARMEDIC sản xuất.
Tại các điểm GDPHDD, các bà mẹ của 2 nhóm đều được tư vấn về chế
độ dinh dưỡng cho trẻ tại nhà.


15

2.2.4.3. Thu thập số liệu
- Theo dõi về cân nặng và chiều cao hàng tháng: Trẻ của 2 nhóm đều
được theo dõi cân nặng và chiều cao mỗi tháng 1 lần tại các điểm GDPHDD.
Và được đánh giá tình trạng dinh dưỡng sau 3 tháng và sau 5 tháng can thiệp
+ Kỹ thụật đo cân nặng: Dụng cụ: chọn cân Nhơn Hoà có sai số 100g
có gắn rổ nhựa hoặc nôi để cho trẻ nằm hoặc ngồi.
* Phòng cân: thoáng mát về mùa hè, ấm và kín gió về mùa đông và đảm
bảo đủ sáng để xác định cân chính xác.
* Vị trí đặt cân: đặt cân nơi bằng phẳng, chắc chắn.
* Thao tác:
 Chỉnh cân về vị trí “0”.
 Cân trẻ vào buổi chiều trước khi ăn bữa ăn PHDD. Trẻ mặc bộ quần áo
mỏng. Đặt trẻ nằm ở trung tâm của cân, tránh nằm lệch qua một bên làm trẻ
dễ ngã và làm kết quả cân không chính xác. Ngay khi cân ổn định, đọc và ghi
kết quả với đơn vị là kilogam và một số lẻ, ví dụ: 7,3 kg.
+ Kỹ thụật xác định chiều cao:
* Dụng cụ: Dùng thước gỗ đóng sẵn để đo chiều dài nằm cho trẻ dưới 2
tuổi và thước đo theo chiều thẳng đứng vuông góc với mặt đất nằm ngang để
đo cho trẻ > 2 tuổi.
* Vị trí đặt thước đo chiều dài: phải đặt thước ở mặt phẳng tốt, vững chắc,

rộng để tránh ngã.
* Thao tác đo chiều dài: cần phải 2 người hỗ trợ lẫn nhau. Bỏ mũ, tất
chân, giày dép của trẻ. Đặt trẻ nằm trên thước. Người thứ nhất giữ đầu trẻ sao
cho mắt trẻ hướng thẳng lên trần nhà, đỉnh đầu chạm vào eke gỗ cố định ở vị
trí 0 cm. Người thứ hai giữ thẳng đầu gối trẻ sao cho 2 gót chân sát nhau và
dùng eke di động áp sát vào lòng bàn chân trẻ với điều kiện gót chân trẻ áp sát
mặt của thước và eke phải vuông góc với trục thước đo. Đọc và ghi kết quả
với đơn vị là cm và một số lẻ, ví dụ 67,3 cm [18].


16

* Thao tác đo chiều cao đứng : Bỏ giày dép, đi chân không, đứng quay
lưng vào thước đo. Gót chân, mông, vai và đầu theo một đường thẳng áp sát
vào thước đo đứng, hai tay bỏ thõng theo 2 bên mình. Dùng thước vuông hoặc
mảnh gỗ áp sát đỉnh đầu thẳng góc với thước đo. Đọc và ghi kết quả với đơn
vị là cm và một số lẻ.
+ Phân loại tình trạng dinh dưỡng của trẻ: Sau khi thu thập các chỉ số
nhân trắc (cân nặng và chiều cao) tiến hành đánh giá tình trạng dinh dưỡng
của trẻ theo chỉ tiêu: cân nặng theo tuổi sau can thiệp 3 tháng và 5 tháng dựa
theo phân loại của TCYTTG với quần thể tham chiếu NCHS (National Center
for Health Statistic) [12].
 Dinh dưỡng bình thường: Cân nặng theo tuổi từ - 2SD đến +2SD.
 Suy dinh dưỡng độ I: Cân nặng theo tuổi từ -3SD đến <-2SD
 Suy dinh dưỡng độ II: Cân nặng theo tuổi từ -45D đến <-3SD
 Suy dinh dưỡng độ III: Cân nặng theo tuổi dưới -4SD.
- Theo dõi tình hình mắc bệnh ỉa chảy và nhiễm khuẩn hô hấp cấp hàng
tuần: hàng tuần điều tra viên đến tại các điểm GDPHDD để ghi nhận tình
trạng mắc bệnh của trẻ và theo dõi tiến triển của bệnh. Nếu trẻ không đến tại
các điểm GDPHDD, điều tra viên sẽ đến tại nhà để khám và đánh giá tình

trạng bệnh.
+ Tiêu chuẩn chẩn đoán tiêu chảy:
Theo hướng dẫn phân loại của chương trình xứ trí lồng ghép bệnh trẻ
em [26]. Tiêu chảy được định nghĩa là đi ngoài phân lỏng hoặc toé nước ≥ 3
lần trong 24 giờ. Phân lỏng là phân không thành khuôn. Trừ những trẻ bú mẹ,
thường đi mỗi ngày một vài lần phân nhão, đối với những trẻ này xác định
tiêu chảy thực tế là phải dựa vào tăng số lần hoặc tăng mức độ lỏng của phân
mà các bà mẹ cho là bất thường.


17

Căn cứ vào thời gian tiêu chảy và tính chất của phân, tiêu chảy được
chia thành 3 loại như sau:
 Tiêu chảy phân lỏng cấp tính: Bệnh tiêu chảy khởi đầu cấp, kéo dài
không quá 14 ngày (thường dưới 7 ngày), phân lỏng hoặc tóe nước, không
thấy máu.
 Hội chứng lỵ: Đây là bệnh tiêu chảy thấy có máu trong phân.
 Tiêu chảy kéo dài: Là những đợt tiêu chảy mà khởi đầu do nhiễm
khuẩn và thời gian bị bệnh kéo dài trên 2 tuần.
+ Chẩn đoán nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính:
Định nghĩa NKHHCT bao gồm các nhiễm khuẩn ở bất kỳ vị trí nào trên
đường hô hấp, bao gồm mũi, tai, họng, thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu
phế quản, phổi. NKHHCT có thể có nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác nhau
bao gồm: Ho, khó thở, đau họng, chảy mũi nước, đau tai, chảy mủ tai và sốt.
Sốt là triệu chứng phổ biến trong NKHHCT. Do không thể theo dõi sát ngay
khi trẻ có biểu hiện bệnh để đánh giá mức độ nặng của NKHH nên chúng tôi
chỉ ghi nhận những đợt bị NKHH cấp (sốt, ho và/ hoặc chảy mũi nước) và tần
suất bị bệnh.
2.2.5. Xử lý số liệu

- Các số liệu thu thập được đưa vào xử lý theo chương trình Epi Infor 6.04,
chương trình Medcal (MedCalc Software for windows; version 4.31.010,
Belgium).
- Biến số định tính: tính tỷ lệ phần trăm.
- Biến số định lượng: tính trung bình và độ lệch chuẩn
- So sánh sự khác biệt về tăng cân nặng, tăng chiều cao trung bình hàng
tháng của 2 nhóm bằng T test.
- So sánh sự khác biệt về số đợt mắc bệnh trung bình của 2 nhóm bằng
T test.
- So sánh tỷ lệ (%) mắc bệnh giữa 2 nhóm bằng test khi bình phương.


18

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
Bảng 3.1. Phân bố về giới giữa 2 nhóm
Nhóm can thiệp

Giới

Nhóm chứng

p

N

%


n

%

Nam

34

52,3

28

43,8

> 0,05

Nữ

31

47,7

36

56,3

> 0,05

Tổng


65

100,0

64

100,0

Tỷ lệ
%

56,3

52,3

60

47,7
43,8

50
40

Nam

30

Nữ
20

10
0

Nhóm can thiệp

Nhóm chứng

Biểu đồ 3.1. Phân bố về giới giữa 2 nhóm
Nhận xét: Cho thấy không có sự khác biệt về giới giữa 2 nhóm nghiên cứu.
Bảng 3.2. Phân bố về tuổi trung bình và cân nặng trung bình của 2
nhóm trƣớc can thiệp

Tuổi trung bình
Cân nặng trung bình

Nhóm chứng
(x±SD)
n=64
33,9±10,5
11,3±1,6

Nhóm can thiệp
(x±SD)
n=65
32,3±12,8
11,1±3,8

p
> 0,05
>0,05



19

Nhận xét:
Cân nặng trung bình trước can thiệp của 2 nhóm không có sự khác biệt.
Bảng 3.3. Phân bố về nghề nghiệp của mẹ giữa 2 nhóm
Nghề nghiệp
mẹ

Nhóm chứng

Nhóm can thiệp

n=64

n=65

p

n

%

n

%

Làm ruộng


30

46,9

21

32,3

> 0,05

Buôn bán

16

25,0

14

21,5

> 0,05

Cán bộ

2

3,1

5


7,7

> 0,05

Công nhân

10

15,6

12

18,5

> 0,05

Nội trợ

6

9,4

13

20,0

> 0,05

Tỷ lệ
% 50

45
40
35

46.9

nhóm can thiệp
Nhóm chứng
32.3

30

25

25

21.5

20

18.5

20

15.6

15
3.1

5

0

9.4

7.7

10

Làm ruộng

Buôn bán

Cán bộ

Công nhân

Nội trợ

Nghề
nghiệp

Biểu đồ 3.2. Phân bố về nghề nghiệp của mẹ giữa 2 nhóm
Nhận xét:
Nghề nghiệp của mẹ chủ yếu là làm ruộng, không có sự khác biệt về
nghề nghiệp của mẹ giữa 2 nhóm (p>0,05).


20

Bảng 3.4. Phân bố trình độ văn hóa của bà mẹ

Trình độ

Nhóm chứng

Nhóm can thiệp

văn hóa

n=64

n=65

p

n

%

n

%

Tiểu học

14

21,9

32


49,2

< 0,01

THCS

46

71,9

27

41,5

< 0,01

THPT

2

3,1

6

9,2

> 0,05

ĐH và sau ĐH


2

3,1

0

0,0

tổng

64

100

65

100

Tỷ lệ
80
%

71.9

70
60
49.2
50

Nhóm can thiệp


41.5

Nhóm chứng

40
30

21.9

20
9.2
10
0

3.1
Tiểu học

THCS

THPT

0

3.1

TĐVH

>= ĐH


Biểu đồ 3.3. Phân bố về trình độ văn hóa của mẹ giữa 2 nhóm
Nhận xét:
Trình độ văn hóa của các bà mẹ hầu hết tập trung ở THCS, không có sự
khác biệt về trình độ văn hóa và PTTH và Đại học (p>0,05).


21

3.2. TÁC ĐỘNG CỦA BỔ SUNG KẼM ĐẾN TÌNH TRẠNG DINH DƢỠNG
Bảng 3.5. Phân loại mức độ suy dinh dƣỡng của 2 nhóm trƣớc can
thiệp kẽm
Nhóm chứng
Nhóm can thiệp
p
Mức độ
n=64
n=65
SDD
n
%
n
%
>0,05
SDD độ 1
38
59,4
36
55,4
>0,05
SDD độ 2

25
39,1
29
44,6
>0,05
SDD độ 3
1
1,5
0
0
>0,05
TC
64
100
65
100
Nhận xét: Trẻ trong nghiên cứu chủ yếu là ở mức độ suy dinh dưỡng
trung bình (độ 1 và độ 2). Không có sự khác biệt về mức độ suy dinh dưỡng ở
thời điểm trước can thiệp.
Bảng 3.6. Phân loại mức độ suy dinh dƣỡng của 2 nhóm sau can
thiệp 3 tháng
Nhóm chứng
Nhóm can thiệp
p
Mức độ SDD
n
%
n
%
Không SDD

8
12,5
10
15,4
>0,05
SDD độ 1
38
59,4
35
53,8
>0,05
SDD độ 2
18
28,1
20
30,8
>0,05
SDD độ 3
0
0
0
0
Tỷ lệ
%

59.4
60

Nhóm chứng


53.8

Nhóm can thiệp

50
40
28.1

30.8

30
20

12.5

15.4

10
0
Không SDD

SDD độ 1

SDD độ 2

Biểu đồ 3.4. Phân loại mức độ dinh dƣỡng của 2 nhóm sau can
thiệp 3 tháng


22


Nhận xét:
Sau can thiệp 3 tháng nhóm bổ sung kẽm có 15,4% trẻ hết suy dinh
dưỡng, nhóm không can thiệp kẽm có 12,5% trẻ hết SDD. Sự khác biệt không
có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Bảng 3.7. Phân loại mức độ suy dinh dƣỡng của 2 nhóm sau can
thiệp 5 tháng
Nhóm chứng

Nhóm can thiệp

n

%

n

%

Không SDD

13

20,3

23

35,4

>0,05


SDD độ 1

39

60,9

32

49,2

>0,05

SDD độ 2

12

18,8

10

15,4

>0,05

SDD độ 3

0

0


0

0

Mức độ SDD

Tỷ lệ
%

70

Nhóm chứng

60.9

60

p

Nhóm can thiệp
49.2

50
35.4

40
30

20.3


18.8

20

15.4

10
0
Không SDD

SDD độ 1

SDD độ 2

Biểu đồ 3.5. Phân loại mức độ suy dinh dƣỡng của 2 nhóm sau can
thiệp 5 tháng
Nhận xét.
- Sau can thiệp 5 tháng nhóm bổ sung kẽm có 35,4% trẻ hết suy dinh
dưỡng, cao hơn so với nhóm không can thiệp kẽm (20,3%). Tuy nhiên sự
khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- Cả 2 nhóm đều có sự hồi phục dinh dưỡng: tỷ lệ SDD độ 2 giảm ở cả
2 nhóm.


23
Tăng
cân nặng
1
TB

0.9
(kg)

0.9

0.8
0.8
0.7

p>0,05

0.6
0.5

Nhóm chứng

0.4

Nhóm CT

0.3
0.3

0.3

0.2
0.1

Thời
gian

(tháng

0
3

5

Biểu đồ 3.6. Đánh giá sự tăng cân tích lũy sau 5 tháng can thiệp
Tăng
chiều caoTB 8
(cm)
7
6.8
6
5

5

4
3
2

p<0,01

3
2.5

p<0,01

nhóm CT

nhóm chứng

1
0
3
5
tháng tháng

Thời
gian
(tháng

Biểu đồ 3.7. Đánh giá sự tăng chiều cao tích lũy sau 5 tháng can thiệp
Nhận xét:
- Sau 5 tháng can thiệp, trẻ ở cả 2 nhóm đều có sự tăng cân. Không có
sự khác biệt về sự tăng cân tích lũy giữa 2 nhóm.
- Có sự khác biệt về tăng chiều cao tích lũy giữa 2 nhóm. Nhóm bổ
sung kẽm có sự tăng chiều cao nhiều hơn so với nhóm chứng sau 5 tháng can
thiệp kẽm (p<0,01)


×