Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nghiên cứu tác động của phƣơng pháp tính điểm (30%) đến chất lượng học tập sinh viên khoa quản trị kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 100 trang )

Đặt vấn đề
Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nói chung, đào tạo nguồn nhân lực nói riêng là
vấn đề đang được xã hội đặc biệt quan tâm. Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước
ta đã có nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo để đáp
ứng nhu cầu thực tiễn xã hội. Bên cạnh đó, yếu tố khoa học và công nghệ phát triển như
vũ bão cũng như quá trình tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của mỗi quốc gia ngày
càng sâu rộng hơn. Chính vì lí do đó, chất lượng đào tạo và đào tạo nguồn nhân lực là vấn
đề có ý nghĩa quyết định thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội.
Đối với Việt Nam chúng ta, nền kinh tế đang cịn ở trình độ phát triển thấp, chất lượng
nguồn nhân lực còn rất hạn chế. Do vậy, việc nâng cao chất lượng đào tạo thúc đẩy kinh tế
phát triển lại càng đặc biệt quan trọng. Cũng lí do này mà có thể nói rằng chất lượng đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực phải đặt lên vị trí hàng đầu.
Trường Đại Học Lạc Hồng ra đời trong bối cảnh chung của thế giới, của đất nước và
của tỉnh Đồng Nai với nhiều thuận lợi nhưng cũng khơng ít những thử thách và khó khăn.
Năm học 2009 - 2010, cả nước có 149 trường đại học, tăng 3 trường so với năm học trước;
227 trường cao đẳng, tăng 4 trường; 282 trường trung cấp chuyên nghiệp, bao gồm 207
trường công lập và 75 trường dân lập. Cũng trong năm học 2009 - 2010, tổng số sinh viên đại
học, cao đẳng tăng 12% so với năm học trước; tổng số học sinh trung cấp chuyên nghiệp tăng
9,4%. Số sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng năm 2010 tăng 15% so với năm trước, số học
sinh tốt nghiệp hệ trung cấp chuyên nghiệp tăng 5%. Riêng tỉnh Đồng Nai đã có hơn 3
trường đại học. Sự hiện diện của Trường Đại Học Lạc Hồng trong điều kiện đó buộc
chúng ta khơng có con đường nào khác là phải kiên quyết nâng cao chất lượng đào tạo. Đó
là con đường sống cịn trước mắt cũng như lâu dài.
Vậy chất lượng đào tạo là gì? Có nhiều quan điểm, nhiều cách hiểu khác nhau. Tuy
nhiên, theo nhóm tác giả, hiểu một cách khái quát nhất như sau: Chất lượng đào tạo chính
là sự đáp ứng nhu cầu hay là sự thõa mãn nhu cầu người sử dụng với các mục đích khác
nhau. Trong lĩnh vực đào tạo, chất lượng đào tạo có nghĩa là sinh viên ra trường có kiến

1



thức, kĩ năng, phương pháp làm việc tốt, đảm đương được công việc thực tế, năng động,
sáng tạo trong lĩnh vực chun mơn mà mình được đào tạo, đồng thời có khả năng thích
nghi nhanh chóng với mơi trường cơng việc. Trường Đại học Lạc hồng với triết lý “Đào
tạo nhân lực, có vườn ươm nhân tài, sinh viên tốt nghiệp làm việc ngay không đào tạo
lại”. Cộng với những yêu cầu thực tiễn công tác giảng dạy đặt ra, nhóm tác giả đã mạnh
dạn chọn đề tài: “Nghiên cứu tác động của phƣơng pháp tính điểm (30%) đến chất
lƣợng học tập sinh viên khoa Quản Trị - Kinh tế Quốc tế” làm đề tài nghiên cứu khoa
học cấp trường.
1. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích tổng quan q trình hình thành và phát triển khoa Quản Trị - Kinh Tế
Quốc Tế (QT - KTQT) và kết quả khảo sát.
- Phân tích phương pháp tính điểm 30% mới ảnh hưởng đến kết quả học tập sinh
viên khoa QT - KTQT.
- Phân tích một vài nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập sinh viên khoa QT KTQT.
- Phân tích sự khác biệt các hệ số trong phương pháp tính điểm 30%.
- Kiểm định ý nghĩa thống kê các hệ số hồi quy.
- Đề xuất một vài ý kiến góp phần cải thiện chất lượng học tập sinh viên khoa QT KTQT.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu này, tác giả tập trung sử dụng phương pháp thống kê mơ tả,
tương quan và phương pháp phân tích hồi quy đơn biến và đa biến.
Ngoài ra, phương pháp ước lượng bình phương bé nhất được sử để ước lượng các
mơ hình.
3. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu

2


Đề tài góp phần nâng cao kiến thức chun mơn của tác giả, ngồi ra cịn lượng hố
thơng tin với việc ứng dụng các phần mềm thống kê trong phân tích kinh tế - xã hội. Đề tài
cịn góp phần nâng cao phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, đề tài

cịn góp phần bổ sung thêm tài liệu tham khảo cho sinh viên khoa Quản Trị - Kinh Tế
Quốc Tế (QT – KTQT) trường Đại Học Lạc Hồng. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học
cho các nhà nghiên cứu, nhà làm chính sách tham khảo.
4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài chỉ dừng lại phân tích và đánh giá phương pháp tính điểm 30% mới ảnh
hưởng như thế nào đến kết quả học tập sinh viên khoa Quản Trị - Kinh Tế Quốc Tế. Đề
tài chưa đi sâu phân tích tồn diện các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng học tập sinh viên
của khoa. Ngoài ra, đề tài tập trung khảo sát sinh viên khóa 2010 tại khoa Quản Trị - Kinh
Tế Quốc Tế mà khơng khảo sát, phân tích, đánh giá sinh viên toàn Trường.
5. Tổng quan lịch sử đề tài nghiên cứu
Trường Đại Học Lạc Hồng có rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên và
giảng viên nghiên cứu về Trường. Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu tác động của phương pháp
tính điểm (30%) đến chất lượng học tập sinh viên khoa Quản Trị - Kinh Tế Quốc Tế hồn
tồn mới tại Trường và chưa có tác giả nào nghiên cứu trước đây.
6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bố cục đề tài bao
gồm ba chương:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận.
Chƣơng 2. Thực trạng việc tính điểm 30% tại khoa Quản Trị - Kinh Tế Quốc Tế.
Chƣơng 3. Kết quả và thảo luận.

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
3


1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái quát phƣơng pháp tính điểm 30%

1.1.2 Cơ sở xây dựng mơ hình
1.1.2.1 Nêu ra các giả thiết của mơ hình

Phân tích các yếu tố: Phương pháp tính điểm 30% mới ảnh hưởng như thế nào đến kết
quả học tập sinh viên.
1.1.2.2 Thiết lập mô hình tốn học
* Mơ hình tốn học (MH1):
Y = β0 + β1X

4


Trong đó:
Y: Điểm trung bình học tập cuối kì.
X: Phương pháp tính điểm 30%.
β0, β1 là các thơng số ước lượng của mơ hình
* Mơ hình tốn học (MH2):
Log(Y) = β0 + β1X
Trong đó:
Log(Y): Log giá trị điểm trung bình học tập cuối kì.
X: Phương pháp tính điểm 30%.
β0, β1 là các thơng số ước lượng của mơ hình
* Mơ hình tốn học (MH3):
Y = β0 + β1X
Trong đó:
Y: Điểm trung bình học tập học II.
X: Điểm trung bình học tập học I.
β0, β1 là các thông số ước lượng của mơ hình
* Mơ hình tốn học (MH4):
Log(Y) = β0 + β1Log(X)
Trong đó:
Log(Y): Log giá trị điểm trung bình học tập kì II.
Log(X): Log giá trị điểm trung bình học tập kì I.

β0, β1 là các thơng số ước lượng của mơ hình
* Mơ hình tốn học (MH5):
Y = β0 + β1X1 + β2Dum + β3X2 + β4(X3)

5


Trong đó:
Y: Giá trị điểm trung bình học tập kì II.
X1: Giá trị điểm trung bình học tập kì I.
X2: Mức độ tham gia lớp học
X3: Biến ngành học
Dum: Biến giả về phương pháp tính điểm 30%
β0, β1 β2, β3, β4 là các thơng số ước lượng của mơ hình
* Mơ hình tốn học (MH6):
Log(Y) = β0 + β1X1 + β2Dum + β3X2 + β4(X3)
Trong đó:
Log(Y): Log giá trị điểm trung bình học tập kì II.
X1: Giá trị điểm trung bình học tập kì I.
X2: Mức độ tham gia lớp học
X3: Biến ngành học
Dum: Biến giả về phương pháp tính điểm 30%
β0, β1 β2, β3, β4 là các thông số ước lượng của mơ hình
1.1.2.3 Ƣớc lƣợng các mơ hình
Sau khi xây dựng dạng hàm tốn học thì bước tiếp theo là ước lượng các tham số
của mơ hình. Với sự trợ giúp của các phần mềm như SPSS và EVIEWS thì cơng việc tính
tốn trở nên đơn giản hơn và kết quả có độ chính xác cao.
1.1.2.4 Phân tích kết quả: Dựa trên lý thuyết để phân tích và đánh giá kết quả
Phân tích kết quả xét xem các kết quả nhận được có phù hợp với lý thuyết kỳ vọng ban
đầu hay không, kiểm định các giả thuyết thống kê về các ước lượng nhận được từ các mơ

hình trên.

6


Nếu ước lượng  0,  1,  2,  3, 4, là số dương thì ước lượng này hợp lý về mặt lí thuyết.
Trong trường hợp ngược lại thì không phù hợp về mặt lý thuyết và thực tiễn. Trong trường
hợp này phải tìm ra mơ hình khác đúng hơn.
1.1.2.5 Sử dụng mơ hình để kiểm chứng hoặc đề ra các chính sách (quy định
mới)
Các bước trên đây có nhiệm vụ khác nhau trong q trình phân tích một vấn đề kinh tế
- xã hội và chúng được thực hiện theo một trình tự nhất định. Tìm ra bản chất một vấn đề
kinh tế - xã hội là một việc khơng đơn giản. Vì vậy, q trình trên phải được thực hiện
nhiều lần như là các phép lặp cho đến khi chúng ta thu được một mơ hình đúng.
Sự phát triển của máy tính, đặc biệt là các phần mềm SPSS, EVIEWS đã làm gia tăng
sức mạnh của việc tính tóan. Điều đó, giúp các nhà nghiên cứu kiểm chứng được các lý
thuyết kinh tế - xã hội có thích hợp hay khơng, dẫn đến những quyết định đúng đắn trong
hoạt động tác nghiệp, hoạch định các chính sách và đề ra các chiến lược phát triển.
1.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
1.2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử
Thông tin và dữ liệu để đưa vào nghiên cứu chủ yếu là dữ liệu điều tra thông qua
phiếu khảo sát hơn 200 sinh viên khoa Quản Trị - Kinh Tế Quốc Tế. Trên cơ sở thơng tin,
số liệu thu thập được nhóm tác giả tìm ra các yếu tố có tương quan với nhau hay không.
Nghĩa là các biến độc lập tác động như thế nào đến biến phụ thuộc.
Phương pháp thống kê mơ tả và phương pháp lịch sử sẽ góp phần bổ sung cho nhau
và làm cho kết quả khảo sát được phân tích khá tồn diện hơn.
1.2.2 Phƣơng pháp tƣơng quan
Phương pháp tương quan mô tả mối quan hệ về lượng và chất giữa các yếu tố.

7



- Kết quả học tập cần được nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng tới nó. Sự ảnh hưởng
đó bởi mối tương quan gì? Do đó phương pháp này có vị trí quan trọng trong việc lượng
hóa mối quan hệ.
- Phương pháp này được vận dụng tốt thì khi áp dụng phương pháp hồi quy
tuyến tính giữa các biến số độc lập và biến phụ thuộc sẽ giúp sự đánh giá đúng
đắn hơn.
1.2.3 Phƣơng pháp ƣớc lƣợng bình phƣơng bé nhất (nhỏ nhất)
Phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất do nhà toán học Đức Carl Friedrich
Gauss đưa ra. Việc Sử dụng phương pháp này kèm theo một vài giả thuyết cơ bản của mơ
hình, các ước lượng thu được có tính chất đặc biệt, nhờ đó mà phương pháp này là phương
pháp mạnh nhất và được nhiều người sử dụng trong nghiên cứu khoa học.
* Nội dung phƣơng pháp ƣớc lƣợng bình phƣơng nhỏ nhất
Giả sử ta có hàm hồi quy tổng thể và hàm hồi quy mẫu như sau:
Yi =  1 +  2 Xi (PRF) (1)
Ŷi = 1 + 2Xi (2)
Giả sử rằng chúng ta có n cặp quan sát của Y và X, cặp quan sát thứ i có giá trị
tương ứng (Y i,Xi): i = 1,n. Ta phải tìm Ŷi sao cho nó càng gần với trị thực của Y i.Tức là
phần dư.
ei = Yi - Ŷi = Yi - 1 - 2Xi (3)
(3) càng nhỏ càng tốt. Ta xem đồ thị sau:

8


Đồ thị 1.1: Đƣờng hồi quy mẫu và sai số

Ghi chú:


α 1,

α2.

Do ei có thể dương, có thể âm do vậy cần phải tìm Ŷi sao cho tổng bình phương của các
phần dư đạt cực tiểu. Tức là:
 ei2 = (Yi - Ŷi )2
= (Yi - 1 - 2Xi )2  min
Do Xi , Yi : i = 1,n đã biết, nên  ei2 là hàm của 1 và 2:
f(1,2) =  ei2 = (Yi - 1 - 2Xi )2  min
1, 2 là nghiệm của phương trình sau:
f(1,2)
-------------- = 2(Yi - 1 - 2Xi )(-1) = 0

9

(i = 1,n)


1
hay n1 + 2Xi = Yi
f(1,2)
-------------- = 2(Yi - 1 - 2Xi )(-Xi) = 0
2
hay 1Xi + 2Xi2 = Yi Xi
1, 2 được tìm từ hệ phương trình:
n1 + 2Xi = Yi (3.4)
1Xi + 2Xi2 = Yi Xi (3.5)
Giải hệ phương trình trên ta tìm được 1, 2.
nYi Xi - Xi Yi

2 = ---------------------------nXi2 - (Xi )2
hoặc
Yi Xi - YXi
2 = --------------------------Xi2 -

n(X)2

1 = Y - 2X
Ta có: Y = Yi / n và X = Xi / n

10

(i = 1,n)


1.3 Xử lý số liệu
1.3.1 Phƣơng pháp thống kê
Sử dụng phương pháp thống kê để phản ánh số liệu theo loại chủ đề phân tích. Các
chỉ tiêu phân tích về kết quả học tập như: số sinh viên loại yếu, trung bình, trung bình khá,
khá, giỏi và xuất sắc. Ngồi ra, sự thay đổi trong quy chế cách tính điểm 30% cũng được
xem là nhân tố tác động đến kết quả học tập.
1.3.2 Phƣơng pháp sử dụng phần mềm máy tính và các mơn khoa học kinh tế - xã
hội khác
Sử dụng cá phần mềm tương thích trong nghiên cứu kinh tế - xã hội như Excel, SPSS
và EVIEWS để tổng hợp số liệu sơ cấp, góp phần cho việc xử lý, phân tích và trình bày kết
quả nghiên cứu một cách đơn giản và chính xác hơn.
Vận dụng lý thuyết thống kê kinh tế - xã hội, kinh tế lượng để xây dựng các mơ hình
ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập sinh viên. Trên cơ sở xây dựng mơ
hình, căn cứ các tiêu chí đánh giá mơ hình tốt nhất để có nhận định khách quan và đưa ra ý
kiến góp phần cải thiện chất lượng học tập sinh viên khoa Quản Trị - Kinh Tế Quốc Tế.

Hạn chế của nghiên cứu là mới dừng ở phân tích và đánh giá sự ảnh hưởng của
phương pháp tính điểm 30% đến kết quả học tập sinh viên. Đề tài chưa đi sâu phân tích một
cách toàn diện những nhân tố tác động đến chất lượng học tập sinh viên khoa Quản Trị Kinh Tế Quốc Tế nói riêng và sinh viên trường Đại Học Lạc Hồng nói chung.
Các mơ hình ƣớc lƣợng:
* Mơ hình tốn học (MH1):
Y = β0 + β1X
Trong đó:
Y: Điểm trung bình học tập cuối kì.
X: Phương pháp tính điểm 30%.
β0, β1 là các thơng số ước lượng của mơ hình

11


* Mơ hình tốn học (MH2):
Log(Y) = β0 + β1X
Trong đó:
Log(Y): Log giá trị điểm trung bình học tập cuối kì.
X: Phương pháp tính điểm 30%.
β0, β1 là các thơng số ước lượng của mơ hình
* Mơ hình tốn học (MH3):
Y = β0 + β1X
Trong đó:
Y: Điểm trung bình học tập học II.
X: Điểm trung bình học tập học I.
β0, β1 là các thơng số ước lượng của mơ hình

* Mơ hình tốn học (MH4):
Log(Y) = β0 + β1Log(X)
Trong đó:

Log(Y): Log giá trị điểm trung bình học tập kì II.
Log(X): Log giá trị điểm trung bình học tập kì I.
β0, β1 là các thơng số ước lượng của mơ hình
* Mơ hình tốn học (MH5):
Y = β0 + β1X1 + β2Dum + β3X2 + β4(X3)
Trong đó:
Y: Giá trị điểm trung bình học tập kì II.
X1: Giá trị điểm trung bình học tập kì I.

12


X2: Mức độ tham gia lớp học
X3: Biến ngành học
Dum: Biến giả về phương pháp tính điểm 30%
β0, β1 β2, β3, β4 là các thông số ước lượng của mô hình

* Mơ hình tốn học (MH6):
Log(Y) = β0 + β1X1 + β2Dum + β3X2 + β4(X3)
Trong đó:
Log(Y): Log giá trị điểm trung bình học tập kì II.
X1: Giá trị điểm trung bình học tập kì I.
X2: Mức độ tham gia lớp học
X3: Biến ngành học
Dum: Biến giả về phương pháp tính điểm 30%
β0, β1 β2, β3, β4 là các thơng số ước lượng của mơ hình
Với kỳ vọng rằng các nhân tố nói trên tác động thuận tới yếu tố kết quả học tập.
Phương pháp giả định này có ưu điểm là ta tìm được tính phổ biến về chiều tác động của
các nhân tố song không loại trừ khả năng ngược lại của chúng nếu số liệu quá ít hoặc số
liệu lấy mẫu không đại diện được tổng thể.

1.4 Kiểm tra các vi phạm giả thiết của mơ hình
1.4.1 Hiện tƣợng đa cộng tuyến
Hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra khi mà tồn tại một mối quan hệ tuyến tính hồn
hảo hay xấp xỉ hồn hảo giữa một vài hay tất cả các biến giải thích trong mơ hình hồi quy.
Hay nói khác đi là các biến độc lập có tương quan với nhau. Điều này đã vi phạm giả
thuyết của mơ hình hồi quy bội.
* Hậu quả:

13


- Các ước lượng vẫn tốt nhất, tuyến tính và không thiên lệch.
- Kiểm định giả thuyết là kém hiệu lực. Khó bác bỏ Ho, vì T- stat rất nhỏ.
* Cách phát hiện
- Các số hạng T-stat thường nhỏ, hệ số xác định (R2) rất cao, F-test thì có ý nghĩa thống kê.
Đây là một bằng chứng cho thấy R2 cao chưa phải là yếu tố quyết định đến chất lượng mơ
hình.
- Đừng bao giờ tìm cách tối đa hố R2 của mơ hình mà khơng cân nhắc kỹ mình đang làm
cái gì và tại sao phải làm như thế.
- Việc loại bỏ hay thêm vào một biến độc lập sẽ làm thay đổi mạnh mẽ các hệ số ước
lượng và độ lệch chuẩn của nó. Mơ hình là khơng bền vững đối với sự thay đổi của biến
độc lập.
- Các biến độc lập có hệ số tương quan cặp cao.
- Các hàm hồi quy bổ sung (Auxiliary Regressions) có kiểm định F có ý nghĩa về mặt
thống kê. Phát hiện có mối tương quan giữa các biến độc lập. R 2auxiliary > R2original.
* Giải pháp khắc phục
- Chung sống với nó, vì ước lượng vẫn đảm bảo khơng chệch và tốt nhất. Tuy nhiên, việc
vận dụng phương pháp hồi quy vào cơng tác chính sách sẽ khơng đáng tin cậy.
- Thu thập thêm số liệu, đặc biệt là tăng thêm số mẫu quan sát.
- Loại bỏ "Kẻ phá bỉnh" (Biến số gây nên vấn đề). Tuy nhiên, phải cân nhắc khi loại bỏ

một biến số ra khỏi mơ hình, vì có thể ta đang bỏ đi một biến giải thích quan trọng và phù
hợp của mơ hình. Hậu quả của việc này đơi khi cịn tồi tệ hơn là hãy chung sống với "Lũ".
- Chuyển đổi số liệu
14


- Sử dụng các thơng tin có sẵn.
1.4.2 Hiện tƣợng phƣơng sai không đồng đều
* Hiện tƣợng phƣơng sai không đồng đều là gì?
Hiện tượng phương sai khơng đồng đều là hiện tượng mà các phương sai của đường
hồi quy của tổng thể ứng với các giá trị của các biến độc lập là khác nhau hay phương sai
không là một hằng số.
Var(t)   2 với t = 1,2,3,…,N; với N là số mẫu quan sát.
Điều này thường xảy ra đối với các số liệu được thu thập theo không gian và hiếm
khi xảy ra đối với số liệu thời gian.

* Hậu quả
- Các hệ số ước lượng thì khơng cịn tốt nhất, nghĩa là khơng có phương sai nhỏ nhất.
- Các ước lượng của phương sai các hệ số bị thiên lệch.
- Các kiểm định giả thuyết thì dễ dẫn đến sai lầm.
* Cách phát hiện
- Bằng trực giác và kinh nghiệm làm việc thường xuyên với số liệu, ta sẽ có một cảm giác
tốt hơn về số liệu, thơng thường với số liệu khơng gian thì rất có khả năng có hiện tượng
phương sai khơng đồng đều.
- Phân tích bằng biểu đồ (Graphical analysis).
- Các kiểm định chính thức (Test) như:
* Kiểm định Goldfeld - Quant (GQ test): Áp dụng đối với hàm có một biến độc lập
15



Phát biểu giả thuyết:
Ho: 1 2 = 2 2
H1: 1 2 < 2 2
Các bước thực hiện (GQ test):
Bƣớc 1: Sắp xếp thứ tự các mẫu quan sát theo thứ tự tăng dần theo giá trị của biến Xi.
Bƣớc 2: Bỏ bớt d mẫu quan sát nằm giữa dãy số, vậy ta chia mẫu ra thành hai nhóm, mỗi
nhóm có (N - d)/2 mẫu quan sát.
Bƣớc 3: Ước lượng hai đường hồi quy cho hai nhóm số liệu vừa được tách ra. Thu thập
giá trị của ESS (Sum of Square Error). Lưu ý: Trong bảng ANOVA của SPSS, giá trị này
là Residual Sum of Square của hai phương trình hồi quy trên, gọi là ESS1 và ESS2 theo
thứ tư phương trình 1 (Nhóm 1) và phương trình hai (Nhóm 2).
Mỗi ESS có bậc tự do:
df1 = (N - d)/ 2 - K1 và df2 = (N - d)/ 2 - K2
Trong trường hợp hàm đơn biến, ta có k1 = K1 + 1 = k2 = K2 + 1 = 2. Trong đó k là số
thơng số được ước lượng trong mơ hình (Bao gồm cả hằng số)
Bƣớc 4: Tính trị thống kê GQstat
GQstat = 2 2 / 1 2  F (N2 - k2, N1 - k1)
Với N1 và k1 là số mẫu quan sát và hệ số ước lượng của phương trình hồi quy 1 (Cho
nhóm 1) có giá trị X thấp. N2 và k2 là số mẫu quan sát và số hệ số ước lượng của phương
trình hồi quy 2 (Cho nhóm 2) có giá trị của X cao.

16


ESS2/df2
GQstat =

--------------ESS1/df1

Với các giả thuyết khác được thoả, ta có GQstat tuân theo phân phối F với bậc tự do của

tử số là df2 và của mẫu số là df1. Và cả hai đều bằng (Nj – d)/2 – kj.
Bƣớc 5: Với mức  cho trước, bác bỏ Ho nếu GQstat > F, df2, df1. Và chấp nhận giả
thuyết H1 tức là có hiện tượng phương sai khơng đồng đều 2 2 > 1 2.
1.4.3 Hiện tƣợng tự tƣơng quan
* Tự tƣơng quan là gì ?
Trong mơ hình hồi quy tuyến tính cổ điển, chúng ta giả định rằng khơng có tương quan
giữa các sai số ngẫu nhiên ui, nghĩa là:
cov(ui, uj) = 0

(i  j)

Nói một cách khác, mơ hình cổ điển giả định rằng sai số ứng với quan sát nào đó
khơng bị ảnh hưởng bởi sai số ứng với một quan sát khác.
* Cách phát hiện
- Phƣơng pháp đồ thị:
+ Giả định về sự tự tương quan liên quan đến các giá trị sai số (ut) của tổng thể, tuy
nhiên, các giá trị này không thể quan sát được.
+ Chúng ta quan sát sai số của mẫu (et), hình ảnh của et có thể cung cấp những gợi ý về
sự tự tương quan.
+ Chúng ta có thể chạy mơ hình bằng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) cho mơ
hình gốc và thu thập et từ đó. Vẽ đường et theo thời gian và quan sát.
- Kiểm định d của Durbin – Watson
Thống kê d. Durbin – Watson được định nghĩa như sau:
n

d

( e
t 2


t

 et 1 )2

n

e
t 1

2
t

 e   e  2 e e

e
2
t

2
t 1

t t 1

2
t

17


d là tỷ số giữa tổng bình phương của chênh lệch giữa 2 sai số liên tiếp với RSS

Do et2 và et-12 chỉ khác nhau có một quan sát, nên ta có thể xem chúng bằng nhau, d
có thể được viết lại:

  et et 1 

d  21 
2 

 et 

 Nếu giá trị của d thuộc miền khơng có quyết định, => một số cải biên
kiểm định d.
 H0:  = 0; H1:  >0. Nếu d < d U thì bác bỏ H0 và chấ nhận H1 với mức ý
nghĩa , nghĩa là có tự tương quan dương.
 H0:  = 0; H1:  <0. Nếu (4 - d) < dU thì bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là có
tự tương quan âm.
 H0:  = 0; H1:   0. Nếu d < d U hoặc (4 - d) < d U thì bác bỏ giả thuyết
H0, chấp nhận H1 với mức ý nghĩa 2 tức có tự tương quan (Dương hoặc
âm).
1.5 Các tiêu chuẩn đánh giá kết quả mơ hình
1.5.1 Hệ số xác định (R-squared: R2)

R2 

SSR
SSE
1
SST
SST


Trong đó: các biến đổi tốn học ta có:
n

n

n

i 1

i 1

y
 ( yi  y)   ( ~i  y) 2   e 2i
2

i 1

18


Hay:
SST =

SSR + SSE

Đẳng thức này có ý nghĩa rất quan trọng. Đại lượng SST (Total Sum of Squares) thể
hiện tồn bộ biến thiên của Y. Nó được chia thành hai phần:
Phần thứ nhất: SSR (Sum of Squares for Regression) thể hiện phần biến thiên của Y
được giải thích bởi biến X.
Phần thứ hai: SSE (Sum of Squares for Error) thể hiện phần biến thiên do các yếu tố

khác không nghiên cứu.
Như vậy, hệ số xác định (R2) thể hiện phần tỷ lệ biến thiên của Y được giải thích bởi
X và được xác định bằng cơng thức:
Ta có: 0  R2  1. R2 thể hiện sự thích hợp của mơ hình hồi quy đối với dữ liệu. R2
càng lớn thì mơ hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng được xem là càng thích hợp và tất
nhiên là càng có ý nghĩa trong việc giải thích sự biến thiên của Y.
R2 đo lường % biến động của Y được giải thích bởi các Xi trong mơ hình.
 R2 càng gần 1, mơ hình càng phù hợp.
 Lưu ý:
 Nó chỉ đo lường sự phù hợp trong mẫu
 Khi so sánh R2 giữa các mơ hình khác nhau, các biến phụ thuộc phải giống
nhau.
 R2 không giảm khi tăng thêm biến độc lập.
1.5.2 Hệ số xác định điều chỉnh (Adjusted R-squared:R2)
- Ta thấyR2  R2.R2 chỉ tăng khi giá trị tuyệt đối của giá trị t của biến được hơn 1.

19


Do vậy,R2 là tiêu chuẩn tốt hơn R2.
- Lƣu ý:
+ Các biến phụ thuộc cũng phải giống nhau.
+ Các kí hiệu cơng thức này giống các kí hiệu cơng thức trên.
1.5.3 Tiêu chuẩn thông tin Akaike (Akaike Info Criterion: AIC)

 Trong đó k là số biến được ước lượng gồm cả hệ số tự do và n là cở mẫu.
 Ta thấy AIC phát hiện sai sót khắt khe hơn các tiêu chuẩn trên khi tăng thêm số
biến.
 Mơ hình nào AIC thấp hơn thì tốt hơn.
1.5.4 Tiêu chuẩn thơng tin Schwarz (Schwarz Criterion: SIC)


 SIC còn khắt khe hơn AIC.
 SIC càng nhỏ, mơ hình càng tốt.
20


Tóm tắt chương 1. Phương pháp ước lượng bình phương bé nhất được sử dụng để ước lượng
các mơ hình trong bài báo cáo này. Tuy nhiên, phương pháp này có các vi phạm giả thuyết
của mơ hình như: Hiện tượng phương sai thay đổi, hiện tượng tự tương quan, hiện tượng đa
cộng tuyến. Ngoài ra, để đánh giá một mơ hình tốt hay khơng chúng ta cần có các tiêu chí
đánh giá mơ hình như: AIC, R2…Tóm lại chương này là cơ sở lý thuyết rất quan trọng giúp
chúng ta chọn ra một mơ hình tốt nhất để nhận định kết quả khả quan nhất. Trong chương
này, tác giả đã khái quát cơ sở lý thuyết và các mô hình để phân tích, tiếp theo để có một
nhận định khái quát, toàn diện kết quả khảo sát chúng ta tiếp tục chuyển sang chương 2.

21


CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC TÍNH ĐIỂM 30% TẠI KHOA
QUẢN TRỊ - KINH TẾ QUỐC TẾ
2.1 Khái quát về khoa Quản Trị - Kinh Tế Quốc Tế
Khoa Quản Trị - Kinh Tế Quốc Tế
Địa chỉ: Tầng 3, phòng D306 - D305, dãy D cơ sở II Trường ĐH Lạc Hồng
Điện thoại: 061.952252. Fax: 84.061.952534.
Email:
Khoa Quản Trị - Kinh Tế Quốc Tế là một trong các khoa được thành lập sớm nhất
của trường Đại Học Lạc Hồng.
Tiền thân là Khoa Kinh Tế, do PGS.TS Nguyễn Đức Khương, Phó Hiệu Trưởng
trường Đại học Dân Lập Lạc Hồng kiêm Trưởng Khoa.
Ngay trong năm 1997 được phép đào tạo ba ngành chính là ngành là Quản Trị Kinh

Doanh, Tài Chính Kế Tốn và Kinh Tế Thương Mại, đã có 361 sinh viên được trúng tuyển
đăng ký vào Khoa, trong đó có 30% các em chọn ngành Thương Mại, 30% chọn ngành Kế
Toán, số còn lại học về Quản Trị Kinh Doanh. Do đặc điểm đào tạo ngay tại vùng khu
công nghiệp, nhiều sinh viên vừa học vừa làm nên có đến 55% sinh viên đăng ký học các
lớp đêm.
Trong những năm 1997 đến 2002, sĩ số sinh viên vào Khoa tăng liên tục, niên khóa
2001 đã có đến 540 đậu vào Khoa, năm 2002 có 654 sinh viên vào. Đây là giai đoạn
trường Đại học Dân Lập Lạc Hồng được mọi người trong nước biết đến, số lượng học sinh
đăng ký thi tuyển vào ngày một tăng.
Năm 2003 bắt đầu nhiệm kỳ mới của Ban Giám Hiệu, LS.TS. Nguyễn Đăng Liêm
được đề cử giữ chức vụ Trưởng Khoa, vốn là người có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động
điều hành doanh nghiệp, lại có nhiều thời gian đi giảng dạy đại học trước đây và có mối
quan hệ rộng với xã hội bên ngồi, Khoa Kinh Tế tiếp tục đi lên với những khởi sắc mới.

22


- Chuyên ngành đào tạo Thương Mại được đổi thành chuyên ngành Ngoại Thương
với nội dung đào tạo trọng tâm về hoạt động ngoại thương, hoạt động xuất nhập khẩu, phù
hợp với điều kiện thực tế tại các khu công nghiệp Đồng Nai.
- Ngành Kế tốn tài chính được tách làm hai chun ngành: Tài Chính Ngân Hàng
và Kế Tốn Kiểm Tốn, thực hiện chun mơn trọng tâm trong đào tạo.
Bên cạnh việc giảng dạy đại học chính quy, Khoa đã đề xuất tham mưu cùng Ban
Giám Hiệu mở thêm hệ Trung Cấp và Văn Bằng 2. Khoa cũng tích cực liên hệ và đề xuất
để Ban Giám Hiệu cho phép mở thêm các chương trình liên kết tại Bà Rịa, tại các khu vực
ở Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh, vừa tăng được uy tín cho trường, vừa mở rộng công tác
giảng dạy, tạo thu nhập thêm cho giảng viên, nhân viên khoa.
Sĩ số sinh viên thi vào Trường và Khoa tiếp tục tăng lên, năm 2004 sinh viên đầu
vào đã lên 1024 sinh viên và cộng tất cả các khóa cịn học tại trường, Khoa phải phụ trách
đào tạo trực tiếp đại học cho gần 4000 sinh viên.

Năm 2005 đáp ứng với sự tăng quá nhanh, Khoa Kinh Tế được Ban Giám Hiệu tách
làm hai Khoa: Khoa Quản Trị - Kinh Tế Quốc Tế và Khoa Kế Tốn Tài Chính. Khoa
Quản Trị - Kinh Tế Quốc Tế phụ trách hai ngành chính là Quản Trị Kinh Doanh và Kinh
Tế Ngoại Thương. Khoa Kế Tốn Tài Chính phụ trách ngành Tài Chính Ngân Hàng và Kế
Tốn Kiểm Tốn.
Năm 2008, Thầy TS. Nguyễn Văn Nam được đề cử làm Trưởng Khoa Quản Trị Kinh Tế Quốc Tế. Do đã từng giữ chức vụ Chánh Văn Phòng Khoa trong suốt nhiệm kỳ
trước nên Thầy Nam có nhiều lợi thế am hiểu công việc, tiếp nhận và phát triển Khoa.
Đầu năm học 2008, số sinh viên trong Khoa đã lên đến 2742 sinh viên, tỷ lệ sinh
viên lớp ngày đã tăng dần đến 80% trên tổng số sinh viên. Đây cũng là hướng tích cực vì
sinh viên các tỉnh đã hội tụ về trường nhiều hơn, điểm đầu vào cao hơn còn sinh viên lớp
đêm chủ yếu là Cán Bộ - Nhân Viên các Công Ty vừa học vừa làm.
- Kết hợp chặt chẽ chương trình khung của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo với các môn
học chuyên ngành mới mẻ do thực tiễn nền kinh tế và yêu cầu hội nhập quốc tế đòi hỏi
một cách phong phú, sáng tạo và có tính ứng dụng cao khi tốt nghiệp.

23


Chuyên ngành đào tạo
 Quản trị kinh doanh (Mã chuyên ngành 401- Khối thi: A, D1)
Đào tạo các chuyên ngành:
+ Quản trị doanh nghiệp.
+ Quản trị Thương mại điện tử.
+ Quản trị du lịch.
+ Luật kinh tế.
- Tập trung đào tạo một cách khoa học và chuyên sâu về các kiến thức, kỹ năng
chuyên môn nghiệp vụ về Quản trị kinh doanh, Quản trị các xưởng sản xuất, Quản trị nhân
sự tài chính, Nghiên cứu nắm bắt thị trường, Đàm phán ký kết hợp đồng, Pháp luật trong
kinh doanh và Phương pháp phịng ngừa, Đối phó với các rủi ro trong quản lý và sản xuất
kinh doanh …

Mục tiêu:
- Đào tạo được các nhà quản trị kinh doanh giỏi cả lý thuyết lẫn thực tiễn, biết tập
hợp đội ngũ nhân sự và tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh hiệu quả, có bản lĩnh trong
đàm phán với các đối tác, có phương pháp khoa học để mở rộng thị trường và chủ động
phòng ngừa rủi ro để doanh nghiệp ổn định phát triển lâu dài.
- Đội ngũ giảng dạy quy tụ đơng đảo các thầy cơ giáo có học vị cao: Gs, PGs, Ts có
kinh nghiệm lâu năm, thường xuyên nghiên cứu cập nhập hóa cả kiến thức mới và thực
tiễn nền kinh tế đang phát triển. Có các buổi hội thảo ngoại khóa để sinh viên học hỏi thực
tiễn qua các giám đốc doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế, các nhà quản trị nước ngoài.
- Tăng cường thực tập ở các doanh nghiệp kể cả các doanh nghiệp của nước ngoài,
để gắn lý thuyết với thực tiễn hoạt động kinh tế.
Ngành ngoại thƣơng (Mã chuyên ngành 404 – Khối thi: A, D1)
- Tập trung đào tạo kiến thức chuyên môn và thực tiễn về Marketing, kinh tế quốc
tế, nghệ thuật đàm phán với nước ngoài, hợp đồng ngoại thương, nghiệp vụ xuất nhập

24


khẩu và thủ tục xuất nhập khẩu, chiến lược và chiến thuật xâm nhập thị trường quốc tế,
luật pháp về cạnh tranh quốc tế…
Mục tiêu:
- Đến năm 2009 sau nhiều lần hoàn thiện hồ sơ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho
phép trường Đại học Lạc Hồng mở chương trình đào tạo Thạc sĩ hai ngành Quản Trị Kinh
Doanh và Công Nghệ Thông Tin. Đây là một vinh dự cho Khoa, đồng thời là một trách
nhiệm lớn lao.
- Nâng cao kỹ năng chun mơn cùng trình độ ngoại ngữ, tin học một cách hoàn
thiện để đảm bảo cho sinh viên Khoa Quản Trị - Kinh Tế Quốc Tế là những ứng viên triển
vọng trong cuộc đua tìm việc làm hấp dẫn ở các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư của nước
ngồi, các cơng ty liên doanh và các tập đoàn kinh tế Việt Nam.
2.2 Đặc điểm sinh viên các ngành tại khoa Quản Trị - Kinh Tế Quốc Tế (Quản Trị)

2.2.1 Cơ cấu các ngành tại khoa Quản Trị
Theo kết quả khảo sát 262 sinh viên khóa 2010 gồm các ngành quản trị kinh doanh,
ngoại thương, quản trị nhà hàng khách sạn và luật kinh tế như sau:

37, 14%

57, 22%

LU
QT

58, 22%

NT
110, 42%

QK

(Nguồn: nhóm tác giả thu thập và xử lý)
Biểu đồ 2.1: Giá trị sai số của điểm trung bình học tập sinh viên
Nhìn vào biểu đồ 2.1 ta nhận thấy ngành quản trị kinh doanh chiếm 42% tương ứng
110 sinh viên, ngành ngoại thương chiếm 22% tương 58 sinh viên, ngành luật kinh tế

25


×