Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

So sánh pháp luật của cộng hòa dân chủ nhân dân lào và cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 181 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT
----000----

Somdeth KEOVONGSACK

SO SáNH PHáP LUậT CủA Cộng HòA DÂN CHủ NHÂN DÂN LàO
Và Cộng HòA Xã HộI CHủ NGHĩA VIệT NAM Về BảO Hộ
NHãN HIệU HàNG HóA

LUN N TIN S LUT HC

H NI - 2014


[[

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT
----000----

Somdeth KEOVONGSACK

SO SáNH PHáP LUậT CủA Cộng HòA DÂN CHủ NHÂN DÂN LàO
Và Cộng HòA Xã HộI CHủ NGHĩA VIệT NAM Về BảO Hộ
NHãN HIệU HàNG HóA

Chuyờn ngnh : Lut Kinh t
Mó s

: 62 38 01 07



LUN N TIN S LUT HC
Ngi hng dn khoa hc: 1. PGS.TS. Ngụ Huy Cng
2. TS. Nguyn Th Qu Anh

H NI - 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số
liệu nêu trong Luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của
Luận án chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả Luận án

Somdeth KEOVONGSACK


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Ký hiệu các chữ viết tắt
Hiệp định TRIPs

Chữ viết đầy đủ
Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến
thương mại của quyền sở hữu trí tuệ

Lào

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào


NHCN

Nhãn hiệu chứng nhận

NHHH

Nhãn hiệu hàng hóa

NHNT

Nhãn hiệu nổi tiếng

NHTT

Nhãn hiệu tập thể

SHCN

Sở hữu công nghiệp

SHTT

Sở hữu trí tuệ

WIPO

Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới

WTO


Tổ chức thương mại thế giới


LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUÂN ÁN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................... 8
1.1. Tình hình nghiên cứu lý luận về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ................. 8
1.2. Tình hình nghiên cứu các quy định pháp luật về bảo hộ
nhãn hiệu hàng hóa ............................................................................... 14
1.3. Tình hình nghiên cứu về thực trạng áp dụng pháp luật về bảo hộ
nhãn hiệu hàng hóa và những kiến nghị ............................................... 17
1.4. Nhận xét, đánh giá và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
của luận án ............................................................................................. 21
Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 25
CHƢƠNG 2 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU
HÀNG HÓA ................................................................................................... 27
2.1. Khái quát chung về nhãn hiệu hàng hóa ............................................... 27
2.1.1. Quá trình hình thành nhãn hiệu hàng hóa ................................... 27
2.1.2. Chức năng của nhãn hiệu hàng hóa ............................................ 28
2.1.3. Khái niệm nhãn hiệu hàng hóa ................................................... 32
2.1.4. Phân loại nhãn hiệu hàng hóa ..................................................... 40
2.1.5. Phân biệt nhãn hiệu hàng hóa với một số đối tượng khác .......... 46
2.2. Khái quát chung về pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ................... 50
2.2.1. Quá trình hình thành pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ....... 50
2.2.2. Khái niệm pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa........................ 61
2.2.3. Ý nghĩa của pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ..................... 64
Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 67



CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO HỘ NHÃN HIỆU
HÀNG HÓA CỦA LÀO TRONG SỰ SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT
VIỆT NAM ..................................................................................................... 69
3.1. Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa ...................................... 70
3.2. Thực trạng pháp luật về xác lập quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa .... 73
3.2.1. Nguyên tắc xác lập quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa .............. 73
3.2.2. Thực trạng áp dụng quy định về xác lập quyền đối với
nhãn hiệu hàng hóa ..................................................................... 74
3.3. Thực trạng quy định pháp luật về chủ sở hữu, nội dung quyền đối với
nhãn hiệu hàng hóa ............................................................................... 83
3.3.1. Chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa.................................................. 83
3.3.2. Nội dung quyền sở hữu đối với nhãn hiệu hàng hóa .................. 84
3.4. Bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa ............................................ 88
3.4.1. Khái quát chung về bảo vệ quyền đối với
nhãn hiệu hàng hóa ..................................................................... 88
3.4.2. Quy định pháp luật về bảo vệ quyền đối với
nhãn hiệu hàng hóa ..................................................................... 91
3.4.3. Thực trạng các cơ quan bảo vệ quyền đối với
nhãn hiệu hàng hóa ..................................................................... 117
Kết luận chƣơng 3 ....................................................................................... 121
CHƢƠNG 4: NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU
HÀNG HÓA TỪ KINH NGHIỆM CỦA VIỆT NAM ............................. 123
4.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ...... 123
4.2. Kinh nghiệm của Việt Nam trong việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ... 125
4.2.1. Kinh nghiệm trong việc ban hành văn bản pháp luật về
bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ....................................................... 125



4.2.2. Kinh nghiệm trong việc xáp lập quyền đối với
nhãn hiệu hàng hóa ................................................................... 126
4.2.3. Kinh nghiệm trong việc bảo vệ quyền đối với
nhãn hiệu hàng hóa ................................................................... 127
4.2.4. Kinh nghiệm trong việc nâng cao nhận thức xã hội về bảo hộ
nhãn hiệu hàng hóa ................................................................... 130
4.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả
áp dụng pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở Lào ......................... 133
4.3.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa..... 133
4.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật bảo hộ
nhãn hiệu hàng hóa ................................................................... 154
Kết luận chƣơng 4 ....................................................................................... 157
KẾT LUẬN .................................................................................................. 160
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.................................................................... 163
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 164


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Lào) là một trong những nước đang
phát triển trên thế giới và mới giành được quyền độc lập từ các thế lực bên
ngoài hơn ba mươi năm trở lại đây. Bắt đầu từ năm 1986, Đảng và Chính phủ
Lào đã đổi mới chính sách kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao
cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị
trường. Chính phủ Lào luôn luôn tạo mọi điều kiện thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài, do đó việc hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế toàn cầu đã trở
thành nhu cầu tất yếu của Chính phủ Lào.
Kết quả đó, Lào đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á năm

1998 và ký Hiệp định song phương về đầu tư thương mại với nhiều quốc gia
trong khu vực và thế giới. Đặc biệt nhất là ngày 3/2/2013 vừa qua Lào đã trở
thành thành viên thứ 158 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đây có thể
được coi là thời khắc lịch sử trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế của Lào.
Trước khi gia nhập WTO, Chính phủ Lào cũng đã có nhiều cố gắng trong
việc cải cách hệ thống luật pháp và thể chế để đảm bảo cho nhân dân Lào có
được các điều kiện cần thiết nhằm thu được những tiềm năng kinh tế và lợi
ích từ quá trình phát triển. Chính phủ Lào tin rằng, việc gia nhập WTO sẽ
giúp thúc đẩy phát triển, thu hút đầu tư nước ngoài và đẩy mạnh tăng trưởng
kinh tế quốc gia. Ngoài ra, việc gia nhập WTO sẽ giúp mở đường để Lào có
thể thực hiện được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ vào năm 2020.
Trước những tiềm năng thuận lợi và thành công trong việc đàm phán gia
nhập WTO, thách thức và những khó khăn lớn đang ở phía trước Lào là phải
thực hiện đầy đủ và hiệu quả các cam kết quốc tế trong khuôn khổ WTO, đặc
biệt nhất là Lào phải xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT)
tuân thủ đầy đủ và hiệu quả theo quy định của Hiệp định về các khía cạnh liên
1


quan đến thương mại của quyền SHTT (Hiệp định TRIPs).
Trong khi đó, Lào cũng không khác với các nước đang phát triển khác,
tình trạng vi phạm quyền SHTT ở thị trường trong nước vẫn đang diễn ra
ngày càng gia tăng trên nhiều lĩnh vực khác nhau với các hành vi vi phạm đa
dạng và phức tạp, nhất là hàng hóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hàng
hóa (NHHH). Bởi vì Lào có biên giới với các nước láng giềng hoàn toàn là
trên đất liền cho nên việc vận chuyển hàng hóa vi phạm quyền SHTT qua lại
biên giới và lưu thông trên thị trường của Lào là rất khó kiểm soát và trở nên
ngày càng gia tăng. Những gia tăng và lan rộng của hàng hóa vi phạm quyền
SHTT tại Lào là do nhận thức và hiểu biết của các doanh nghiệp, người tiêu
dùng lẫn cán bộ nhà nước từ Trung ương đến địa phương vẫn còn hạn chế về

việc bảo hộ quyền SHTT nói chung và NHHH nói riêng.
Nhãn hiệu hàng hóa là một trong những đối tượng quyền SHTT đầu tiên
được pháp luật Lào bảo hộ. Chính phủ Lào đã ban hành Nghị định số 06/CP
về NHHH vào năm 1995. Với những nỗ lực và quyết tâm gia nhập WTO,
Quốc hội Lào đã ban hành Luật sở hữu trí tuệ số 08/QH ngày 24/12/2007.
Đây là Luật SHTT đầu tiên của Lào điều chỉnh tất cả các khía cạnh của quyền
SHTT trong một văn bản pháp luật chuyên biệt này.
Mặc dù, Luật SHTT được ban hành và có hiệu lực từ năm 2008, nhưng
Chính phủ Lào vẫn chưa ban hành văn bản pháp luật nào quy định hướng dẫn
việc thi hành pháp luật này. Trong thực tế triển khai áp dụng, Luật SHTT 2007
Lào đã bộc lộ nhiều bất cập. Điều này dẫn đến việc sửa đổi, bổ sung một số
quy định của luật này vào cuối năm 2011 để làm cho nội dung phù hợp với các
yêu cầu và đòi hỏi của pháp luật quốc tế về bảo hộ quyền SHTT. Nhưng Luật
SHTT 2011 Lào vẫn còn vấp phải nhiều bất cập, nhiều nội dung quan trọng
trong việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp (SHCN), nội dung quyền, cũng
như các biện pháp và chế tài thực thi quyền SHTT vẫn còn chưa được cụ thể
2


hóa trong luật. Một lần nữa, cho đến hết năm 2013, Chính phủ Lào cũng chưa
kịp ban hành văn bản hướng dẫn nào liên quan đến việc bảo hộ quyền SHTT.
Do hệ thống pháp luật bảo hộ quyền SHTT còn chưa cụ thể, chưa đầy đủ
theo chuẩn mực quy định của Hiệp định TRIPs, năng lực của các cơ quan
chức năng còn hạn chế làm cho việc bảo hộ quyền SHTT của các cơ quan
chức năng gặp nhiều trở ngại, khó khăn trong việc thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của mình. Các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc tìm ra cơ
quan nào có thẩm quyền thực sự trong việc giải quyết và xử lý hành vi xâm
phạm quyền SHTT của mình khi bị người khác xâm hại.
Trước tình trạng trên, Chính phủ Lào cũng hết sức nỗ lực trong việc bảo
hộ quyền SHTT, song phải thừa nhận rằng, nó chưa đáp ứng ngang tầm với

đòi hỏi của thực tiễn khách quan xuất phát từ các điểm bất cập chính sau:
- Hệ thống pháp luật bảo hộ quyền SHTT chưa đáp ứng được tính đầy đủ
và hiệu quả theo đòi hỏi của Hiệp định TRIPs.
- Hoạt động thực thi bảo hộ quyền SHTT của các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền chưa có hệ thống và biện pháp đồng bộ.
- Việc xử lý các vụ xâm phạm quyền SHTT của các cơ quan chức năng
còn thiếu nghiêm túc, mức xử phạt còn thấp, không đủ răn đe người vi phạm.
- Năng lực và kiến thức về SHTT nói chung và NHHH nói riêng của cán
bộ chuyên môn còn hạn chế, nhận thức của cộng đồng xã hội còn chưa cao.
Tình trạng này đã làm cho việc bảo hộ NHHH ở Lào chưa đạt được kết quả
cao, gây nản lòng cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Phải thừa nhận rằng, trên thực tế có rất nhiều cách để xây dựng hệ thống
bảo hộ quyền SHTT một cách có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của các điều
ước quốc tế và tương đồng với pháp luật của các nước trong khu vực. Trong
đó, cách nhanh chóng và hiệu quả nhất là tăng cường việc học hỏi kinh
nghiệm của quốc gia tiên phong như Việt Nam là rất quan trọng và bổ ích đối
3


với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo hộ NHHH của Lào. Bởi vì, Việt
Nam và Lào là hai nước láng giềng thân thiết, có hệ thống chính trị cũng như
hệ thống pháp luật tương đồng, Việt Nam cũng là một trong những nước đứng
đầu về đầu tư nước ngoài tại Lào, hệ thống bảo hộ quyền SHTT của Việt Nam
được xây dựng ngày càng hoàn thiện và được củng cố một cách tích cực để
thực hiện đầy đủ và hiệu quả các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
Chính vì lẽ đó, việc nghiên cứu đề tài: “So sánh pháp luật của Cộng
hòa dân chủ nhân dân Lào và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bảo
hộ nhãn hiệu hàng hóa” sẽ góp phần giải quyết được nhiều vấn đề lý luận và
thực tiễn trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo hộ NHHH của Lào,
nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của chủ sở hữu và người tiêu dùng, cũng

như tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, đồng thời đảm bảo thực hiện nghĩa
vụ cam kết quốc tế trong lĩnh vực SHTT.
Tác giả tin rằng, từ kinh nghiệm thực tiễn trong việc xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật bảo hộ quyền SHTT của Việt Nam trước và sau khi
gia nhập WTO trong thời gian qua sẽ giúp tác giả gặt hái được bài học quý
giá trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo hộ quyền SHTT
cho quốc gia mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: là làm rõ về lý luận và thực tiễn pháp luật bảo hộ
NHHH của Lào, trên cơ sở so sánh, đối chiếu với pháp luật bảo hộ NHHH
của Việt Nam và quốc tế. Từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật
và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật bảo hộ NHHH của Lào từ
kinh nghiệm của Việt Nam để làm cho pháp luật bảo hộ NHHH của Lào
tương đồng với các nước khu vực và phù hợp với các công ước quốc tế.
Nhiệm vụ nghiên cứu: để đạt được mục đích trên, luận án đã đặt ra
nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:
4


- Nghiên cứu lý luận về pháp luật bảo hộ NHHH;
- Nghiên cứu thực trạng pháp luật bảo hộ NHHH của Lào trong sự so
sánh với pháp luật Việt Nam;
- Nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật bảo hộ NHHH của Lào
trong sự so sánh với pháp luật Việt Nam;
- Nghiên cứu về bộ máy và các biện pháp, chế tài thực thi bảo hộ
NHHH của Lào và Việt Nam, từ đó đưa ra đề xuất, các giải pháp tốt nhất
nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật bảo hộ NHHH của Lào trong
tương lai.
Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu các quy định hiện
hành về pháp luật bảo hộ NHHH của Lào, Việt Nam và các điều ước quốc tế

liên quan. Nghiên cứu những hoạt động bảo hộ NHHH của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền của Lào và Việt Nam.
Về mặt thời gian, luận án tập trung nghiên cứu pháp luật bảo hộ NHHH
của Lào từ năm 1995, đến hết 6 tháng đầu năm 2014 và đưa ra phương hướng
hoàn thiện pháp luật bảo hộ NHHH của Lào đến năm 2020.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện các mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đặt ra, tác
giả luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống của khoa
học pháp lý, như: Phương pháp lịch sử được sử dụng chủ yếu tại chương 2;
Phương pháp phân tích pháp luật được sử dụng chủ yếu tại chương 2 và
chương 3; Phương pháp so sánh pháp luật được sử dụng chủ yếu tại chương 2
và chương 3; Phương pháp đánh giá pháp luật được sử dụng chủ yếu tại
chương 2 và chương 3; Phương pháp tổng hợp được sử dụng ở tất cả các
chương của luận án để chỉ rõ những điểm tương đồng, điểm khác biệt và điểm
cần khắc phục của hệ thống pháp luật bảo hộ NHHH của Lào.
Để thực hiện các phương pháp trên, tác giả luận án sử dụng các tài liệu
5


pháp luật trong và ngoài nước, văn bản hành chính, bài nghiên cứu của các
nhà khoa học, sách, báo khoa học, báo pháp luật và những số liệu thống kê
của các cơ quan chức năng của Lào và Việt Nam và các tài liệu khác từ quá
trình tham gia hội nghị, cuộc họp khoa học về NHHH.
4. Những đóng góp mới của luận án
Đề tài này là công trình chuyên khảo đầu tiên đi sâu nghiên cứu một
cách toàn diện các quy định pháp luật bảo hộ NHHH của Lào trên cơ sở so
sánh và đúc rút kinh nghiệm thực tiễn trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp
luật bảo hộ NHHH của Việt Nam. Luận án đã có một số đóng góp mới đối với
việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo hộ NHHH của Lào, cụ thể như:
- Luận án đã tổng hợp và phân tích, đánh giá tổng quan các công trình

nghiên cứu hiện có của Lào, Việt Nam có liên quan đến đề tài, đồng thời cũng
đã đưa ra những nhận xét, đánh giá về tình hình nghiên cứu về các vấn đề liên
quan đến pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ NHHH.
- Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về NHHH và pháp luật
bảo hộ NHHH từ đó phân tích làm rõ chức năng của NHHH; phân biệt
NHHH với các đối tượng có liên quan cũng như phân loại NHHH. Đồng thời
tác giả đã nghiên cứu hệ thống pháp luật quốc tế về bảo hộ NHHH, để muốn
khẳng định rằng bảo hộ NHHH đã được quốc tế hóa chứ không chỉ là chuyện
riêng rẽ của từng quốc gia.
- Luận án đã nghiên cứu về thực trạng pháp luật bảo hộ NHHH của
Lào, chỉ ra những nguyên nhân hạn chế trong lĩnh vực bảo hộ NHHH ở Lào,
đồng thời có so sánh, đối chiếu các quy định pháp luật bảo hộ NHHH của Lào
với các quy định pháp luật quốc tế quan trọng, các quy định pháp luật của một
số quốc gia, đặc biệt nhất là pháp luật Việt Nam về bảo hộ NHHH;
- Luận án đã đề xuất quan điểm, các kiến nghị hoàn thiện pháp luật và
giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật bảo hộ NHHH của Lào, cũng
6


như công tác xây dựng hệ thống pháp luật bảo hộ quyền SHTT của Lào dựa
trên những bài học kinh nghiệm của Việt Nam.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án là một công trình nghiên cứu công phu, có tính sáng tạo, được
thực hiện trên cơ sở một nguồn tài liệu tham khảo trong và ngoài nước phong
phú, đa dạng về pháp luật bảo hộ NHHH.
Luận án đã đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng
cao hiệu quả áp dụng pháp luật bảo hộ NHHH cũng như công tác xây dựng hệ
thống pháp luật bảo hộ quyền SHTT của Lào. Các kiến nghị trong luận án rất
cụ thể, được rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án.
Luận án có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong khoa học pháp lý, đặc biệt

là môn học Luật so sánh. Luận án cũng có tính thời sự trong thực tiễn pháp lý
ở Lào và Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu và các kiến nghị của luận án có ý nghĩa quan trọng
góp phần hoàn thiện pháp luật hiện hành về bảo hộ quyền SHTT nói chung và
bảo hộ NHHH nói riêng của Lào nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hóa và hiện đại hóa trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
phần nội dung của luận án được cấu trúc thành bốn chương.
- Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.
- Chương 2. Những vấn đề lý luận về pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa.
- Chương 3. Thực trạng pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của Lào
trong sự so sánh với pháp luật Việt Nam.
- Chương 4. Những giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng
pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa từ kinh nghiệm của
Việt Nam.
7


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu lý luận về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
- Tình hình nghiên cứu lý luận về nhãn hiệu hàng hóa:
Qua tìm hiểu một số tài liệu qua các kênh hiện có cho thấy, ở nước ngoài
cũng như ở Việt Nam việc nghiên cứu lý luận về NHHH luôn được các tác
giả, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, trong đó đáng chú ý nhất là các
công trình: “Philosophical and doctrinal foundations: Traditional and
contemporary functions of trademarks”, của RAVEEN Obhrai (12 J.
Contemp. Legal Issues 16 (2001)); “A New Economics of Trademarks” của
David W. Barnes (5 Nw. J, Tech. & Intell. Prop. 22 (2006)); Các công trình

trên chủ yếu đề cập đến các khía cạnh khác nhau nghiên cứu lý luận về
NHHH như: triết học và nền tảng giáo lý về các chức năng truyền thống và
chức năng hiện đại của NHHH; Lợi ích kinh tế của việc bảo hộ NHHH đối
với chủ sở hữu.
Ở Việt Nam, vào những năm gần đây, nhất là từ những năm cuối của quá
trình đàm phán gia nhập WTO trở lại đây, vấn đề quyền SHTT được rất nhiều
người quan tâm nghiên cứu. Vì vậy, đã có một số công trình, bài nghiên cứu
đề cập đến lý luận về NHHH tương đối toàn diện như:
- Luận án tiến sĩ Luật học“Bảo hộ quyền SHCN đối với NHHH ở Việt
Nam” của nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Luật [36]. Trong công trình của
mình, tác giả tập trung phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về NHHH như:
phân tích khái niệm NHHH theo pháp luật quốc tế, Châu Âu, Hoa Kỳ, Đức,
Úc và Việt Nam; Ngoài ra, tác giả còn phân tích và làm sáng tỏ về chức năng
của NHHH; các loại NHHH chẳng hạn như: nhãn hiệu tập thể (NHTT), nhãn
hiệu liên kết, nhãn hiệu nổi tiếng (NHNT) và nhãn hiệu dịch vụ; phân biệt
NHHH với tên thương mại, nhãn hàng hóa và thương hiệu. Đồng thời, tác giả
8


nghiên cứu lược sử về sự hình thành và phát triển của hoạt động bảo hộ
NHHH trên thế giới và Việt Nam.
- Luận án tiến sĩ Luật học “Những vấn đề pháp lý về bảo hộ NHHH
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam” của nghiên cứu sinh Lê
Mai Thanh [61]. Luận án tập trung phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý
luận về NHHH trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam như:
vai trò và ý nghĩa của NHHH; phân tích khái niệm NHHH theo pháp luật của
Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Nhật Bản, Nga… từ đó tác giả phân loại NHHH theo tính
chất các dấu hiệu được sử dụng, theo phạm vi hàng hóa hoặc dịch vụ được
bảo hộ và phân loại NHHH theo chức năng và cách thức sử dụng NHHH.
Ngoài ra, luận án còn phân biệt NHHH với các đối tượng khác có liên quan

như phân biệt NHHH với thương hiệu, phân biệt NHHH với nhãn hàng hóa,
phân biệt NHHH với chỉ dẫn địa lý.
Ngoài luận án tiến sĩ trên, còn có một số công trình, các bài nghiên cứu
đề cập đến lý luận về NHHH được công bố của Vũ Thị Hải Yến về “Khái
niệm NHHH trong Bộ luật dân sự”, Tạp chí Luật học số 3/2003, tr.86-91; Lê
Hồng Hạnh về “Các khái niệm chuẩn xác - Điều kiện tiên quyết cho việc giải
quyết có hiệu quả tranh chấp SHCN”, Tạp chí Luật học số 6/2004, tr.43-49;
Lê Mai Thanh về “Nhãn hiệu và các khái niệm pháp lý khác có liên quan”,
Tạc chí Nhà nước và Pháp luật số 11/2006, tr.56-58; Đàm Thị Diễm Hạnh về
“Xây dựng khái niệm nhãn hiệu trong Luật SHTT”, Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp số 8 tháng 4/2010 (169), tr.56-59; Lê Hồng Hạnh về “Thương hiệu hay
nhãn hiệu”, Tạp chí Luật học số 6/2003, tr.19-25; Nguyễn Thị Quế Anh về
“Phân loại nhãn hiệu theo hình thức của nhãn hiệu”, Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN, Luật học 26 (2010), tr.99-107. Các công trình này chủ yếu nghiên
cứu lý luận về NHHH dưới nhiều khía cạnh khác nhau như nghiên cứu, phân

9


tích khái niệm NHHH theo quy định pháp luật Việt Nam, phân biệt NHHH
với các đối tượng khác có liên quan và phân loại NHHH.
- Tinh hình nghiên cứu lý luận về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa:
Ngoài những công trình nghiên cứu liên quan đến lý luận về NHHH nói
trên, qua tìm hiểu một số tài liệu hiện có thì có rất nhiều công trình nghiên
cứu, bài viết đề cập đến lý luận về bảo hộ NHHH. Có thể nói là vấn đề bảo hộ
NHHH là vấn đề trọng tâm về NHHH được các nhà nghiên cứu, các tác giả
trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Trong đó nổi bật nhất là: “The
International Protection of Trademarks after the TRIPs agreement” của
Joanna Schmidt-Szalewski (9 Duke J.Comp. & Int’l L. 189 (1998));
“Trademark Protection in China: Trends and Directions” của Paul B. Birden

(Jr, 18 Loy. L.A. Int’l & Com. L.J.431(1996)). Các công trình này đề cập đến
các khía cạnh khác nhau về bảo hộ NHHH chẳng hạn như, bảo hộ NHHH trên
góc độ quốc tế sau khi ban hành Hiệp định TRIPs và việc bảo hộ NHHH
trong một xu hướng và phương hướng mới ở một nước nhất định.
- Luận án tiến sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Văn Luật và tác giả Lê
Mai Thanh đều đưa ra khái niệm bảo hộ quyền SHCN đối với NHHH một
cách khái quát nhất và có quan niệm tương đồng nhau về khái niệm bảo hộ
quyền SHCN đối với NHHH. Ngoài ra, tác giả Lê Mai Thanh còn nêu những
vấn đề đặt ra đối với pháp luật bảo hộ NHHH trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế của Việt Nam.
- Luận án tiến sĩ Luật học “Bảo hộ NHNT nghiên cứu so sánh giữa
pháp luật Liên minh Châu Âu và Việt Nam” của nghiên cứu sinh Phan Ngọc
Tâm [59]. Tác giả luận án đã khái quát những vấn đề lý luận về bảo hộ
NHHH nói chung và bảo hộ NHNT nói riêng. Ngoài ra, luận án còn phân
tích pháp luật bảo hộ NHNT theo các quy định của công ước quốc tế liên
quan, phân tích pháp luật bảo hộ NHNT theo pháp luật Châu Âu và Việt
10


Nam. Sau đó, luận án so sánh giữa hai hệ thống pháp luật của Châu Âu và
Việt Nam về vấn đề bảo hộ NHNT. Ngoài ra, còn phân tích tình huống thực
tế của Việt Nam liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu, đặc biệt tập trung vào
NHNT và đánh giá hiệu quả của hệ thống pháp luật hiện hành cũng như
những thách thức đặt ra đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế
quôc tế. Cuối cùng, luận án đề xuất các giải pháp củng cố và hoàn thiện hệ
thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ NHNT.
Ở khía cạnh khác về bảo hộ NHHH còn được đề cập tại Luận án tiến sĩ
Luật học “Dấu hiệu mang chức năng trong pháp luật về nhãn hiệu - Quy định
của pháp luật và thực tiễn áp dụng tại Hoa Kỳ, Châu Âu và Việt Nam” của
nghiên cứu sinh Vương Thanh Thuý [67]. Công trình này tập trung làm sáng

tỏ cơ sở lý luận về dấu hiệu mang chức năng trong pháp luật về nhãn hiệu.
Ngoài ra, tác giả còn khảo sát khung pháp lý và thực tiễn áp dụng dấu hiệu
mang chức năng trong pháp luật nhãn hiệu của Hoa Kỳ và Châu Âu. Sau đó,
tác giả xây dựng, đưa ra các kiến nghị về việc quy định dấu hiệu mang chức
năng trong pháp luật nhãn hiệu tại Việt Nam. Luận án tiến sĩ Luật học “Hết
quyền đối với nhãn hiệu và những đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật nhãn
hiệu của Việt Nam” của nghiên cứu sinh Nguyễn Như Quỳnh [56]. Công trình
này nghiên cứu và làm rõ những vấn đề về hết quyền đối với nhãn hiệu trên
cơ sở khai thác các khía cạnh lý thuyết pháp lý và thực tiễn của hết quyền đối
với nhãn hiệu theo quy định của Hiệp định TRIPs, pháp luật và thực tiễn của
Hoa Kỳ, Châu Âu và Việt Nam. Ngoài ra, tác giả đã so sánh mức độ tương
đồng và khác biệt giữa pháp luật cũng như thực tiễn của Việt Nam với Hoa
Kỳ và Châu Âu. Trên cơ sở đó, đưa ra các kiến nghị cho Việt Nam trong việc
hoàn thiện pháp luật về hết quyền đối với nhãn hiệu.
Riêng về công trình nghiên cứu lý luận về bảo hộ NHHH ở Lào trong
những năm qua là rất khiêm tốn. Vấn đề lý luận về bảo hộ NHHH chỉ được đề
11


cập tại một số luận văn thạc sĩ của các tác giả Lào như: Luận văn thạc sĩ của
Somdeth KEOVONGSACK (2009) “Lao PDR Trademark Protection in
Context”, trong luận văn của mình tác giả đã khái quát về khái niệm NHHH, thủ
tục xác lập quyền đối với NHHH. Ngoài ra, tác giả còn đưa ra cách thức giải
quyết tranh chấp và xử lý các hành vi xâm phạm NHHH, tìm hiểu về khó khăn,
vướng mắc trong việc giải quyết tranh chấp và xử lý các hành vi xâm phạm
NHHH tại Lào, từ đó đưa ra giải pháp và phương hướng hoàn thiện pháp luật
Lào về bảo hộ NHHH; Bài viết của Souligna SISOMNUCK (2007) về
“Comparative Study on Japanese Trademark System and Lao Trademark
System”, tác giả đã so sánh từng vấn đề về hệ thống NHHH giữa Nhật Bản và
Lào như: so sánh về khái niệm, điều kiện chung đối với dấu hiệu được bảo hộ,

cũng như so sánh về thủ tục xác lập quyền đối với NHHH theo pháp luật của hai
nước. Từ đó, tác giả đưa ra kiến nghị chung đối với Lào về việc xác lập quyền
đối với NHHH. Nhưng trong bài viết này, tác giả không đề cập đến cách thức
giải quyết tranh chấp và xử lý các hành vi xâm phạm NHHH. Ngoài ra, còn có
tài liệu hội thảo của Aphivat Sombounkhanh (2007) “Trademark Protection in
Lao PDR”. Công trình này khái quát về bảo hộ NHHH tại Lào trong thời gian
qua. Có thể thấy rằng, các bài viết trên của tác giả Lào chủ yếu đề cập đến vấn
đề bảo hộ NHHH theo pháp luật Lào. Các công trình trên chưa đi sâu nghiên
cứu, phân tích lý luận về NHHH cũng như cách thức bảo hộ NHHH.
Ngoài những công trình nghiên cứu về lý luận bảo hộ NHHH tại các luận
án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và các bài viết của tác giả nước ngoài, Việt Nam và
Lào nêu trên, vấn đề lý luận về bảo hộ NHHH còn được rất nhiều tác giả Việt
Nam quan tâm nghiên cứu, được đăng và công bố trên các tạp chí có uy tín
hàng đầu Việt Nam như: Lê Xuân Thảo về “Bảo hộ nhãn hiệu – Yếu tố cần
thiết của các doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí
Cộng sản số 17 tháng 6/2003; Vũ Thị Phương Lan về “Bảo hộ NHHH đối với
12


vấn đề chống chia cắt thị trường và chống cạnh tranh không lành mạnh”, Tạp
chí Luật học số 2/2004, tr.46-50); Lê Hoài Dương về “Bảo hộ NHHH ở Việt
Nam”, Tạp chí Tòa án nhân dân số 2 tháng 1/2004, tr.3-8; Trần Hữu Nam về
“Áp dụng hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu ở Việt Nam”, Tạp
chí Hoạt động Khoa học, số (574) tháng 3/2007, tr.11-12; Nguyễn Hồng Vân
về “Một số vấn đề về góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu”, Tạp chí
Hoạt động Khoa học, số (614) tháng 7/2010, tr.22-24; Lê Xuân Lộc, Nguyễn
Thanh Diệu, Hoàng Thái Sơn về “Nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu”, Tạp chí Luật
học số 4/2012, tr.38-43; Lê Xuân Lộc, Mai Duy Linh, Hoàng Thái Sơn về
“Bảo hộ nhãn hiệu 3 chiều – Từ lý thuyết đến thực tiễn”, Tạp chí Khoa học
pháp lý số 5/2012, tr.42-48; Đào Minh Đức về “Một số vấn đề về định giá

nhãn hiệu”, Tạp chí Khoa học pháp lý số 6/2006 (37), tr.28-36.
Hơn nữa, đề nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu và đào tạo về việc
bảo hộ quyền SHTT nói chung và bảo hộ NHHH nói riêng, Việt Nam đã dịch
một số cuốn sách rất quan trọng sang tiếng Việt như:
- Cuốn sách “Cẩm nang SHTT: chính sách, pháp luật và áp dụng” của
Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) [9]. Công trình này đề cập tới mọi
khía cạnh về bảo hộ quyền SHTT và giới thiếu khái quát về các điều ước quốc
tế quan trọng liên quan đến quyền SHTT. Ngoài ra, còn đề cập nhiều đến vai
trò của SHTT trong phát triển, việc khai thác lợi ích các đối tượng SHTT,
thực thi quyền SHTT, cũng như việc quản lý và giảng dạy về SHTT.
- Cuốn sách “SHTT, một công cụ đắc lực để phát triển kính tế” của
Kamil Idris [30]. Cuốn sách này đã dành riêng một chương để phân tích về lợi
ích kinh tế mang lại từ việc bảo hộ NHHH. Ngoài ra, cuốn sách đã hướng dẫn
thực hành về SHTT với vai trò một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế và
tạo ra sự thịnh vượng, nhằm phục vụ các đối tượng quan tâm không phải là
chuyên gia. Cuốn sách này giúp người đọc nhận thấy sự khác biệt về tài sản
13


thuộc SHTT giữa thế giới phát triển và đang phát triển cũng lớn tương tự như
sự khác biệt trong những biểu hiện khác của sự thịnh vượng. Trên cơ sở đó,
cuốn sách đã nêu đến sứ mạnh của WIPO trong việc thúc đầy bảo hộ quyền
SHTT trên phạm vi toàn cầu, cũng như trợ giúp cho việc mở rộng tầm với và
lợi ích của hệ thống SHTT quốc tế tới tất cả các quốc gia thành viên.
- Cuốn sách “Các điều ước quốc tế về SHTT trong quá trình hội nhập”
của chương trình hợp tác đặc biệt Việt Nam – Thủy Sĩ về SHTT [8]. Công
trình này giới thiệu tóm tắt những nội dung quan trọng và các quy định của
công ước và hiệp định quốc tế về SHTT, trong đó có NHHH, đang được áp
dụng trong quan hệ kinh tế quốc tế hiện nay.
1.2. Tình hình nghiên cứu các quy định pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu

hàng hóa
Trong những yêu cầu, đòi hỏi thực tiễn của việc bảo hộ quyền SHTT
cũng như bảo hộ NHHH, trong thời gian qua, nhiều nhà quản lý, nhà lý luận,
cán bộ thực tiễn đã rất quan tâm nghiên cứu về quy định pháp luật bảo hộ
NHHH. Trong đó, đáng chú ý là các công trình sau:
- Trong luận án tiến sĩ luật học của tác giả Nguyễn Văn Luật đã phân
tích các quy định pháp luật Việt Nam về bảo hộ NHHH tại chương 2 của luận
án. Trong đó, tác giả nêu tính đặc thủ của quyền SHCN đối với NHHH, nội
dung quyền SHCN đối với NHHH cũng như các quy định pháp luật Việt Nam
về bảo hộ quyền SHCN đối với NHHH.
- Trong luận án tiến sĩ luật học của tác giả Lê Mai Thanh đã đánh giá
thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền SHCN đối với NHHH trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Tác giả nêu thực trạng pháp luật về xác lập
quyền SHCN đối với NHHH, thực trạng pháp luật quy định về quyền và giới
hạn quyền của chủ sở hữu NHHH và thực thi quyền SHCN đối với NHHH
theo pháp luật Việt Nam.
14


Ngoài luận án tiến sĩ trên được các tác giả Việt Nam quan tâm nghiên
cứu, ở Việt Nam còn có một số công trình đề cập đến nhiều khía cạnh của
pháp luật bảo hộ NHHH như:
- Cuốn sách “Quyền SHTT” của tác giả Lê Nết [42]. Cuốn sách này đề
cập một cách khái quát lý luận pháp luật về bảo hộ quyền SHTT, trong đó có
pháp luật bảo hộ NHHH. Tác giả phân tích luật pháp trên những nguyên tắc
triết học và kinh tế, dựa vào điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam. Ngoài ra,
tác giả còn phân tích những mặt lợi, mặt hại của việc bảo hộ và thực thi
quyền SHTT tại Việt Nam thông qua một số ví dụ cụ thể. Theo đó, tác giả
đưa ra những khó khăn chủ quan và khách quan trong việc thực thi quyền
SHTT tại Việt Nam.

- Sách chuyên khảo “Những nội dung cơ bản của Luật sở hữu tri tuệ”
của Vụ công tác lập pháp, Bộ tư pháp [72]. Công trình này chủ yếu phân tích
về nội dung Luật SHTT 2005 Việt Nam, trong đó có nội dung về NHHH.
- Cuốn sách chuyên khảo “Thực thi quyền SHTT trong tiến trình hội
nhập quốc tế - những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Bá
Diễn [16]. Cuốn sách này trình bày và luận giải khái niệm, cấu trúc, nội dung
của cơ chế pháp lý thực thi quyền SHTT ở Việt Nam trong mối quan hệ so
sánh với kinh nghiệm quốc tế và nước ngoài. Đồng thời tác giả hệ thống hóa,
phân tích những vấn đề thực tiễn liên quan đến cơ chế thực thi quyền SHTT,
trên cơ sở đó nêu ra các quan điểm, đề xuất nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế
thực thi quyền SHTT Việt Nam.
- Giáo trình “Pháp luật quốc tế về SHTT” của tác giả Nguyễn Thái Mai
- Vũ Thị Phương Lan [39]. Cuốn sách này dành riêng một chương phân tích
về pháp luật bảo hộ NHHH theo quy định của các điều ước quốc tế liên
quan. Ngoài ra, còn đề cập đến hầu hết các đối tượng quyền SHTT và các

15


điều ước quốc tế liên quan, nhằm bức tranh tổng quát nhất về hệ thống pháp
luật SHTT quốc tế.
Ngoài ra, còn có một số giáo trình do các Trường đại học soạn thảo nhằm
phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy về pháp luật SHTT Việt Nam, trong
đó có NHHH như: “Giáo trình Luật SHTT” của tác giả Lê Đình Nghị - Vũ Thị
Hải Yến [50]; “Giáo trình Luật SHTT Việt Nam” của Trường Đại học Luật Hà
Nội [71]; “Giáo trình Pháp luật SHTT” của tác giả Đoàn Đức Lương [37]. Các
giáo trình này chủ yếu trình bày về nội dung pháp luật bảo hộ quyền SHTT và
các văn bản hướng dẫn thi hành Luật SHTT Việt Nam. Nội dung về bảo hộ
NHHH được quy định chung với pháp luật bảo hộ quyền SHCN. Các giáo trình
trên chủ yếu được soạn thảo dựa trên cơ sở các quy định của Luật SHTT và các

văn bản hướng dẫn thi hành Luật SHTT Việt Nam.
- Để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập của giảng viên,
sinh viên, học viên và những người quan tâm khác, ở Lào cũng đã xuất bản
“Giáo trình những nội dung cơ bản của Luật SHTT Lào” (Bản tiếng Lào) của
Khamnhong Sichanthavong - Somdeth Keovongsack [101]. Giáo trình này có
nội dung chủ yếu đề cập đến pháp luật bảo hộ quyền SHTT theo pháp luật
Lào và bao gồm tất cả các đối tượng quyền SHTT như: quyền tác giả và
quyền liên quan và quyền SHCN như, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng
công nghiệp… Còn đối với nội dung pháp luật bảo hộ NHHH được các tác
giả trình bày và phân tích tại một chương cụ thể. Ngoài ra, vấn đề pháp luật
bảo hộ NHHH còn được đề cập trong Luận văn thạc sĩ của Sida
YOUTRICHANTHACHAK [105] về “Giải quyết tranh chấp về NHHH tại
Cộng hòa dân chủ nhân đân Lào” (Bản tiếng Lào). Tác giả luận văn chủ yếu
phân tích, đánh giá cách thức giải quyết tranh chấp về NHHH theo quy định
của Luật SHTT 2007 Lào và theo tập quán áp dụng cách thức giải quyết tranh
chấp về NHHH mà Cục SHTT Lào đã từng áp dụng trước đây.
16


1.3. Tình hình nghiên cứu về thực trạng áp dụng pháp luật về bảo hộ
nhãn hiệu hàng hóa và những kiến nghị
Qua tìm hiểu trong thời gian qua đã có nhà nghiên cứu, nhà lý luận, cán
bộ thực tiễn rất quan tâm nghiên cứu về thực trạng quy định pháp luật, các
giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bảo hộ NHHH.
Trong đó nổi bật nhất là các công trình sau:
- Trong Luận án tiến sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Văn Luật, đã nghiên
cứu thực trạng quy định pháp luật bảo hộ NHHH, từ đó đưa ra các giải pháp
cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả thực thi bảo hộ NHHH. Thứ nhất, hoàn thiện
hệ thống các văn bản pháp luật bảo hộ NHHH. Thứ hai, kiện toàn và tăng
cường năng lực của các cơ quan thực thi bảo hộ NHHH, trong đó phải phân

định rõ nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan thực thi, khắc phục tình trạng
chồng chéo giữa các cơ quan này. Hơn nữa, các cơ quan thực thi phải đủ năng
lực để chủ động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả
và cần tăng cường sự phối hợp hành động của các cơ quan này trong hoạt
động thực thi. Thứ ba, tăng cường và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân lực thực thi bảo hộ NHHH. Mở rộng, tăng cường và nâng cao
chất lượng của các hoạt động hỗ trợ, bổ trợ về SHCN và tăng cường hoạt
động hợp tác quốc tế về bảo hộ NHHH.
- Trong Luận án tiến sĩ Luật học của tác giả Lê Mai Thanh đã đưa ra
thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo hộ NHHH trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo hộ NHHH
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam như sau: một là, hoàn
thiện pháp luật liên quan đến việc xác lập quyền đối với NHHH; hai là, hoàn
thiện quy định pháp luật về nội dung và giới hạn quyền đối với NHHH; ba là,
hoàn thiện cơ chế và quy định pháp luật về thực thi quyền đối với NHHH,
trong đó phải hoàn thiện quy định pháp luật về các biện pháp thực thi, hoàn
17


thiện hệ thống các cơ quan thực thi và nâng cao ý thức tôn trọng quyền đối
với NHHH của các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng và các tổ chức xã
hội nghề nghiệp có chức năng hỗ trợ quá trình thực thi.
Ngoài những luận án tiến sĩ trên đề cập trực tiếp đến thực trạng pháp luật
bảo hộ NHHH và các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu qủa thực hiện
pháp luật bảo hộ NHHH, còn có một số luận văn thạc sĩ luật của các học viên
cao học Việt Nam quan tâm nghiên cứu về thực trạng pháp luật bảo hộ
NHHH. Từ đó các tác giả đã đưa ra các phương hướng hoàn thiện và nâng
cao hiệu qủa thực thi pháp luật bảo hộ NHHH tại Việt Nam trên cơ sở so sánh
với pháp luật bảo hộ NHHH của một số nước và các điều ước quốc tế có liên
quan để góp phần hoàn thiện pháp luật bảo hộ NHHH của Việt Nam phù hợp

với các chuẩn mực quốc tế như: Hà Thị Nguyệt Thu [66] “Bảo hộ quyền
SHCN đối với nhãn hiệu theo Luật SHTT 2005”; Hứa Thị Hồng [25] “Bảo vệ
quyền SHTT đối với NHHH tại biên giới theo quy định của pháp luật Việt
Nam và các điều ước quốc tế liên quan”; Nguyễn Thị Lan Anh [1] “Bảo hộ
quyền SHCN đối với nhãn hiệu theo luật nước ngoài”.
Ngoài những luận án và luận văn nghiên cứu trực tiếp về thực trạng pháp
luật bảo hộ NHHH và trực tiếp đưa ra các giải pháp hoàn thiện và nâng cao
hiệu qủa thực thi pháp luật bảo hộ NHHH, còn có một số luận án tiến sĩ của
các nghiên cứu sinh Việt Nam nghiên cứu về thực trạng pháp luật và phương
hướng hoàn thiện và nâng cao hoạt động thực thi pháp luật SHTT Việt Nam,
trong đó có NHHH. Đáng chú ý nhất là các công trình sau:
- Luận án tiến sĩ Luật học “Đấu tranh phòng, chống các tội phạm quyền
SHCN ở Việt Nam” của nghiên cứu sinh Nguyễn Đức Nga [43]. Tác giả luận
án nêu thực trạng đấu tranh phòng, chống các tội phạm quyền SHCN ở Việt
Nam và đưa ra một số giải pháp chủ yếu đấu tranh phòng, chống các tội phạm
quyền SHCN ở Việt Nam, cụ thể là: hoàn thiện chính sách, pháp luật về
18


×