Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

phân tích nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh tại quận ninh kiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (652.31 KB, 85 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH


TRẦN THỊ THU ĐANG

PHÂN TÍCH NHU CẦU SỬ DỤNG THỨC ĂN
NHANH TẠI QUẬN NINH KIỀU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: KINH DOANH THƯƠNG MẠI
Mã Số Ngành: 52340121

Cần Thơ, Tháng 12 năm 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH


TRẦN THỊ THU ĐANG
MSSV: 4107275

PHÂN TÍCH NHU CẦU SỬ DỤNG THỨC ĂN
NHANH TẠI QUẬN NINH KIỀU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: KINH DOANH THƯƠNG MẠI
Mã số ngành: 52340121

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


ĐINH CÔNG THÀNH

Cần Thơ, Tháng 12 năm 2014


LỜI CẢM TẠ

Trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại Học Cần Thơ em đã được sự
chỉ dạy tận tình quý thầy cô trong trường, nhờ đó em đã học tập và tích lũy
được nhiều kiến thức bổ ích cho bản thân, trong quá trình thực tập và làm luận
văn tốt nghiệp, được sự quan tâm và giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô đã
giúp em hoàn thành đề tài luận văn này. Với sự trân trọng và lòng biết ơn sâu
sắc em xin chân thành cảm ơn đến:
- Quý thầy cô trong Trường Đại Học Cần Thơ những người đã truyền đạt
cho em những kiến thức quý báu giúp ích cho em trong cuộc sống và công
việc sau này.
- Xin chân thành cảm ơn thầy Đinh Công Thành đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo và đóng góp nhiều kiến thức bổ ích để em hoàn thành luận văn.
- Xin chân thành cảm ơn những cô chú, anh chị, bạn bè đã nhiệt tình trả
lời những câu hỏi trong quá trình em đi khảo sát.
Do kiến thực còn nhiều hạn hẹp, thời gian tìm hiều chưa nhiều, nên bài
luận văn của em còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp của quý thầy
cô để em khắc phục được những thiếu sót.
Cuối lời em xin chúc quý thầy cô Trường Đại Học Cần Thơ nhiều sức
khỏe và công tác tốt.
Cần Thơ, Ngày …. tháng …. Năm 2014
Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi họ tên)

Trần Thị Thu Đang



LỜI CAM KẾT

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất
kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, Ngày …. tháng …. Năm 2014
Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi họ tên)

Trần Thị Thu Đang

1


MỤC LỤC

Trang

Chương 1: GIỚI THIỆU ............................................................................ 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung ..................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................... 2
1.3.1 Không gian nghiên cứu ......................................................................... 2
1.3.2 Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 2
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................................ 2


Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 4
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................... 4
2.1.1 Lịch sử hình thành ................................................................................ 5
2.1.1.1 Lịch sử hình thành thức ăn nhanh (Fast Food) .................................. 4
2.1.1.2 Thức ăn nhanh (Fast Food) là gì? ..................................................... 4
2.1.1.3 Vai trò của thức ăn nhanh ................................................................. 5
2.1.1.4 Thức ăn nhanh Việt Nam và thức ăn nhanh nước ngoài du nhập
vào Việt Nam ......................................................................................................... 7
2.1.2 Quá trình ra quyết định của người mua ................................................. 7
2.1.3 Nhận biết nhu cầu ................................................................................. 8
2.1.3.1 Bản chất của sự nhận biết nhu cầu .................................................... 8
2.1.3.2 Chiến lược Marketing và sự nhận biết nhu cầu .................................. 9
2.1.4 Phương pháp chọn mẫu ........................................................................ 10
2.1.5 Xác định cỡ mẫu................................................................................... 10
2.1.5.1 Xác định cỡ mẫu theo độ lệch chuẩn của tổng thể ............................. 10
2.1.5.2 Xác định cỡ mẫu thực tế .................................................................... 11
2.1.6 Thống kê mô tả ..................................................................................... 11
2.1.7 Phân tích tần số .................................................................................... 11
2.1.8 Phân tích Cross- tabulation (Chi- square test of independence) ............. 11
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 11
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 11

2


2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 12

Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ QUẬN NINH KIỀU VÀ
THỊ TRƯỜNG THỨC ĂN NHANH ......................................................... 14

3.1 SƠ LƯỢC VỀ QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ ....................... 14
3.2 THỊ TRƯỜNG THỨC ĂN NHANH ............................................................... 16

Chương 4: PHÂN TÍCH NHU CẦN SỬ DỤNG THỨC ĂN NHANH
TẠI QUẬN NINH KIỀU ............................................................................ 19
4.1 THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC NGHIÊN CỨU
VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THỨC ĂN NHANH ........................................... 19
4.1.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ............................................. 19
4.1.1.1 Kết cấu giới tính ................................................................................ 19
4.1.1.2 Trình độ học vấn................................................................................ 19
4.1.1.3 Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu .............................................. 20
4.1.1.4 Thu nhập hàng tháng của đối tượng nghiên cứu ................................ 20
4.1.2 Thực trạng sử dụng thức ăn nhanh ........................................................ 22
4.1.2.1 Thức ăn nhanh ................................................................................... 22
4.1.2.2 Nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh trong 1 tháng qua ............................ 23
4.1.2.3 Thời gian sử dụng thức ăn nhanh....................................................... 24
4.1.2.4 Người cùng sử dụng thức ăn nhanh ................................................... 24
4.1.2.5 Mức giá phù hợp cho một lần sử dụng thức ăn nhanh ........................ 26
4.1.2.6 Ý nghĩa của thức ăn nhanh đối với người tiêu dùng ........................... 27
4.1.2.7 Thương hiệu thức ăn nhanh được yêu thích nhất ............................... 28
4.1.2.8 Lý do chọn thương hiệu thức ăn nhanh .............................................. 29
4.1.2.9 Dịp dùng thức ăn nhanh .................................................................... 30
4.2 KIỂM ĐỊNH CÁC MỐI QUAN HỆ (KIỂM ĐỊNH CHI BÌNH PHƯƠNG) .... 30
4.2.1 Kiểm định mối quan hệ giữa giới tính và giá cả .................................... 30
4.2.2 Kiểm định mối quan hệ giữa giới tính và sự thay đổi của giá ................ 31
4.2.3 Kiểm định mối quan hệ giữa giới tính và thời gian sử dụng thức ăn
nhanh .................................................................................................................... 32
4.3 NHU CẦU SỬ DỤNG THỨC ĂN NHANH ................................................... 34
4.3.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu lựa chọn thức ăn nhanh
(Kiểm định Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha) ........................................................ 34

4.3.2 Đánh giá mức độ quan trọng đến các tiêu chí ảnh hưởng đến nhu
cầu sử dụng thức ăn nhanh .................................................................................... 38
4.3.3 Giới tính ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh ...................... 39
3


4.3.4 Sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng đối nhu cầu sử dụng thức ăn
nhanh trong tháng qua ........................................................................................... 40
4.3.5 Sự khác biệt của nghề nghiệp ảnh hưởng đến các yếu tố sử dụng
thức ăn nhanh ........................................................................................................ 41
4.3.6 Sự khác biệt về thu nhập ảnh hưởng đến các yếu tố sử dụng thức ăn
nhanh .................................................................................................................... 42
4.3.7 Nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh ............................................................ 43
4.3.8 Sự thể hiện khi sử dụng thức ăn nhanh ................................................. 43

Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
THỨC ĂN NHANH TẠI QUẬN NINH KIỀU ......................................... 45
5.1 NHỮNG HẠN CHẾ ........................................................................................ 45
5.2 GIẢI PHÁP ..................................................................................................... 46

Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................. 49
6.1 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 49
6.1 KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 49
6.2.1 Cơ quan UBND thành phố Cần Thơ và các sở ngành............................ 49
6.2.2 Đối với doanh nghiệp thức ăn nhanh Việt Nam .................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 51
PHỤ LỤC............................................................................................................. 52
Bảng câu hỏi ......................................................................................................... 52

4



DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ........................................ 19
Bảng 4.2 Bảng kết hợp giữa nghề nghiệp và thu nhập ...................................... 21
Bảng 4.3 Mối quan hệ giữa độ tuổi và người đi cùng sử dụng thức ăn nhanh.... 26
Bảng 4.4 Mối quan hệ giữa giới tính và giá cả .................................................. 31
Bảng 4.5 Mối quan hệ giữa giới tính và sự thay đổi của giá .............................. 32
Bảng 4.6 Mối quan hệ giữa tuổi và thời gian sử dụng thức ăn nhanh ................ 33
Bảng 4.7 Các biến ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh ................... 34
Bảng 4.8 Nhóm các nhân tố sau khi xoay ......................................................... 36
Bảng 4.9 Tên các nhóm nhân tố........................................................................ 37
Bảng 4.10 Đánh giá các tiêu chí ảnh hưởng ...................................................... 38
Bảng 4.11 Ảnh hưởng của giới tính đến nhu cầu lựa chọn thức ăn nhanh ......... 39
Bảng 4.12 Sự ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh trong tháng qua . 40
Bảng 4.13 Nghề nghiệp ảnh hưởng đến nhu cầu lựa chọn thức ăn nhanh .......... 41
Bảng 4.14 Thu nhập ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh ................ 42
Bảng 4.15 Sự thể hiện khi sử dụng thức ăn nhanh ............................................ 44
Bảng 1. Giới tính .............................................................................................. 56
Bảng 2. Trình độ học vấn ................................................................................. 56
Bảng 3. Nghề nghiệp ........................................................................................ 56
Bảng 4. Thu nhập ............................................................................................. 57
Bảng 5. Bảng kết hợp giữa nghề nghiệp và thu nhập ........................................ 57
Bảng 6. Thức ăn nhanh ..................................................................................... 58
Bảng 7. Nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh trong một tháng qua .......................... 58
Bảng 8. Thời gian sử dụng................................................................................ 58
Bảng 9. Người cùng sử dụng thức ăn nhanh ..................................................... 59
Bảng 10. Mối quan hệ giữa độ tuổi và người cùng sử dụng thức ăn nhanh ....... 59
Bảng 11. Mức giá phù hợp cho một lần sử dụng thức ăn nhanh ........................ 60

Bảng 12. Ý nghĩa thức ăn nhanh đối với người tiêu dùng ................................. 60
Bảng 13. Thương hiệu thức ăn nhanh được yêu thích nhất ............................... 61
Bảng 14. Lý do chọn thương hiệu thức ăn nhanh .............................................. 61
Bảng 15. Dịp dùng thức ăn nhanh..................................................................... 62
Bảng 16. Mối quan hệ giữa giới tính và giá cả .................................................. 62

5


Bảng 17. Kiểm định mối quan hệ giữa giới tính và sự thay đổi của giá ............. 63
Bảng 18. Kiểm định mối quan hệ giữa giới tính và thời gian sử dụng thức ăn
nhanh ............................................................................................................... 64
Bảng 19. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha lần thứ nhất............................. 64
Bảng 20. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha lần thứ hai............................... 66
Bảng 21. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha lần thứ ba................................ 67
Bảng 22. KMO và gom nhóm........................................................................... 68
Bảng 23. Các tiêu chí ảnh hưởng ...................................................................... 69
Bảng 24. Giới tính ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh ................... 70
Bảng 25. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng trong tháng qua .............. 71
Bảng 26. Nghề nghiệp ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh ............. 72
Bảng 27. Thu nhập ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh .................. 73
Bảng 28. Nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh trong 1 tháng tới .............................. 73
Bảng 29. Sự thể hiện khi sử dụng thức ăn nhanh .............................................. 74

6


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Quá trình ra quyết định của người mua ................................................ 7

Hình 2.2 Khung lý thuyết và mô hình nghiên cứu............................................. 13
Hình 3.1 Số lượng cửa hàng của một số thương hiệu thức ăn nhanh tại VN...... 18
Hình 4.1 Thức ăn nhanh ................................................................................... 23
Hình 4.2 Nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh trong vòng một tháng qua ................ 23
Hình 4.3 Thời gian sử dụng thức ăn nhanh ....................................................... 24
Hình 4.4 Người đi cùng sử dụng thức ăn nhanh ................................................ 25
Hình 4.5 Mức giá phù hợp cho một lần sử dụng thức ăn nhanh ........................ 27
Hình 4.6 Ý nghĩa thức ăn nhanh đối với người tiêu dùng .................................. 27
Hình 4.7 Thương hiệu thức ăn nhanh được yêu thích nhất ................................ 28
Hình 4.8 Sự lựa chọn thương hiệu thức ăn nhanh ............................................. 29
Hình 4.9 Dịp dùng thức ăn nhanh ..................................................................... 30
Hình 4.10 Nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh trong 1 tháng tới............................. 43

7


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NC

Nghiên cứu

HS/SV

Học sinh/Sinh viên

TTTM

Trung tâm thương mại


DN

Doanh nghiệp

KD

Kinh doanh

FF VN

Fast Food Việt Nam

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

HĐND

Hội Đồng Nhân Dân

8


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong nhịp sống hối hả của xã hội ngày nay, fast-food hay thức ăn nhanh
ngày càng phát triển. Cuộc sống hiện đại ngày nay quá bận rộn nên người dân
ngày càng chuộng thức ăn nhanh bởi tính tiện lợi của nó. Không chỉ ngon, đa
dạng về hương vị, các loại thực phẩm dùng nhanh đều được chế biến rất hấp

dẫn, đẹp mắt. Mặt khác người dân thích đến những cửa hàng fast food để có
không gian ngồi ăn uống vui vẻ cho nhóm bạn bè, nhóm đồng nghiệp vào buổi
trưa, chiều, tối hoặc dịp sinh nhật. Trong khi không ít bạn trẻ thích mua về ăn
liên hoan hoặc đặt hàng qua điện thoại, Internet. Song bên cạnh đó, nhiều
người tìm đến với fast food chỉ vì tâm lý sính ngoại và thích đồ lạ hay do sự
sang trọng của nơi đến ăn, của thương hiệu nổi tiếng thế giới. Đến đây dùng
bữa, họ cảm thấy "oai hơn, chứng tỏ họ sành điệu hơn, sang trọng, hợp mốt
hơn”. Trong khi một bộ phận không nhỏ người dân chuộng fast food thì vẫn
còn một bộ phận người dân Việt Nam vẫn chung thành với thức ăn nhanh
truyền thống của Việt Nam, vì thức ăn nhanh truyền thống của Việt Nam chứa
nhiều chất dinh dưỡng, hợp vệ sinh và có lợi cho sức khỏe và đặc biệt hơn là
có đầy đủ thành phần dinh dưỡng cho một bữa ăn.
Trong những năm gần đây những thương hiệu thức ăn nhanh nước ngoài
đang ngày càng phát triển và lớn mạnh ở Cần Thơ, tạo ra một sự cạnh tranh
khóc liệt về thị trường thức ăn nhanh. Tính đến nay thị trường thức ăn nhanh
tại thành phố đã xuất hiện các thương hiệu thức ăn nhanh lớn của nước ngoài
như: KFC, Lotteria, Jollibee,… Trong khi nhiều người dân vẫn trung thành với
đồ ăn nhanh vỉa hè truyền thống như phở, xôi, bánh mì, bún,… thì một bộ
phận không nhỏ người dân, trong đó có tầng lớp học sinh, sinh viên đang
chuyển sang các cửa hàng đồ ăn nhanh nước ngoài do chỗ ngồi sạch sẽ, thái
độ phục vụ lịch sự của nhân viên và tính đơn giản nhưng lại đậm đà của thức
ăn. Thức ăn nhanh ngày càng phát triển ở Cần Thơ là một nhu cầu tất yếu của
quá trình hội nhập và phát triển, nhưng làm sao để đáp ứng được sự tiện lợi,
ngon, đầy đủ dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe là một việc làm không đơn giản
mà nhiều cửa hàng ăn nhanh chưa làm được, từ những lý do tôi chọn đề tài
“Phân tích nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh tại quận Ninh Kiều”.

1



1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng sử dụng thức ăn nhanh tại quận Ninh Kiều thành phố
Cần Thơ và phân tích nhu cầu của người tiêu dùng về việc sử dụng thức ăn
nhanh, sự nhận biết của người tiêu dùng đối với thức ăn nhanh Việt Nam. Từ
đó đưa ra giải pháp phát triển thức ăn của Việt Nam.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu thị trường thức ăn nhanh tại quận Ninh Kiều thành phố Cần
Thơ.
- Đánh giá thực trạng sử dụng thức ăn tại quận Ninh Kiều thành phố Cần
Thơ.
- Phân tích nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh tại quận Ninh Kiều thành phố
Cần Thơ.
- Đề ra giải pháp để giúp doanh nghiệp, cửa hàng thức ăn nhanh tại quận
Ninh Kiều thành phố Cần Thơ phát triển hơn.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1

Phạm vi không gian

Đề tài được điều tra, phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi tại quận Ninh
Kiều thành phố Cần Thơ.
1.3.2

Phạm vi thời gian

- Các số liệu sử dụng trong đề tài được thu thập qua việc phỏng vấn trực
tiếp nam/nữ có độ tuổi từ 15 tuổi trờ lên tại quận Ninh Kiều thành phố Cần
Thơ.
- Đề tài được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2014.

1.3.3

Đối tượng nghiên cứu

Tất cả người tiêu dùng sinh sống trên địa bàn quận Ninh Kiều thành phố
Cần Thơ có độ tuổi từ 15 tuổi trở lên và có sử dụng thức ăn nhanh.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Viettrack (tháng 6 năm 2012) nghiên cứu “Thói quen và hành vi lựa chọn
thức ăn nhanh của người tiêu dùng”. Nghiên cứu về thói quen và hành vi của
người tiêu dùng ở 3 thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí
Minh. Nghiên cứu chỉ ra sự khác biệt về lý do chọn thức ăn nhanh, sự nhận
biết nhãn hiệu thức ăn nhanh, nhãn hiệu mà người tiêu dùng ưa chuộng, thói
2


quen tiêu dùng thức ăn nhanh, tiêu chí chọn lựa thức ăn nhanh, các mong
muốn về chương trình khuyến mãi nhận được và những góp ý của người tiêu
dùng đối với các cửa hàng thức ăn nhanh.
Vinaresarch (ngày 25 tháng 12 năm 2012) “khảo sát thị trường thức ăn
nhanh tại các thành phố lớn” của Việt Nam. Nghiên cứu để khám phá thói
quen dùng thức ăn nhanh tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh. Nghiên cứu chi tiết về thói quen sử dụng thức ăn nhanh (tỷ lệ dùng
fastfood, mức độ dùng, dịp dùng, thời gian dùng, người dùng cùng, mức giá
thường chi trả, yếu tố quan tâm khi chọn thương hiệu) và các thương hiệu thức
ăn nhanh được người tiêu dùng ưa chuộng (mức độ nhận biết, thương hiệu
dùng nhiều nhất, thương hiệu đã dùng trong vòng 3 tháng, đánh giá cửa hàng
đến thường xuyên, mức độ hài lòng của thương hiệu dùng). Bên cạnh đó, điều
tra mức độ ưa chuộng của người tiêu dùng đối với các thương hiện thức ăn
nhanh đang có mặt tại Việt Nam.
Trần Phạm Đỗ Hiền (Năm 2012): “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch

vụ thức ăn đường phố tại Thành Phố Cần Thơ”. Tác giả sử dụng số liệu sơ cấp
để tìm hiểu thực trạng thức ăn đường phố tại Cần Thơ để từ đó giải quyết bốn
mục tiêu: tìm hiều tổng quan về thực trạng, vai trò và ý nghĩa của việc nâng
cao chất lượng dịch vụ thức ăn đường phố tại Việt Nam và Thành Phố Cần
Thơ; Sử dụng thống kê mô tả, phân tích thông tin để đưa ra những nội dung
chính trong kinh doanh thức ăn đường phố; Sử dụng phương pháp thống kê
mô tả, phân tích thông tin để đưa ra tổng quan về tình hình kinh doanh thức ăn
đường phố; Sử dụng thống kê mô tả kết hợp các mô hình hồi quy để đánh giá
chất lượng dịch vụ thức ăn đường phố. Từ đó tác giả đưa ra giải pháp để nâng
cao chất lượng dịch vụ thức ăn đường phố tại Thành Phố Cần Thơ.

3


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Lịch sử hình thành
2.1.1.1 Lịch sử hình thành thức ăn nhanh (Fast Food) [6 ]
Một trong những người sáng lập nên ngành công nghiệp fast-food là Carl
Karcher, sinh trưởng tại Ohio (Mỹ). Năm 1939, ông đến California và mua
một chiếc xe ngựa để đi bán xúc xích dạo cho khách ngồi trong xe hơi. Công
việc rất phát triển, Carl đã mở một quầy ăn di động chuyên phục vụ cho các
thực khách ngồi trong ô tô với tên gọi “Quầy thịt nướng lưu động dành cho
thực khách xe hơi Carl” (Carl’s Drive-in Barbecue).
Cũng trong thời gian đó, hai anh em nhà McDonald, Richard và Maurice,
đã rời quê nhà New Hampshire, đến California mở một rạp hát nhưng thất bại.
Biết dân Mỹ đang rất thích ăn trong quầy hàng drive-in, họ đã mở một quầy
hàng như thế tại Pasadena, California vào năm 1939 với tên gọi “Thịt băm
viên nổi tiếng của McDonald” (McDonald’s Famous Hamburgers).

Cuối những năm 1940, anh em nhà McDonald cảm thấy mệt mỏi với việc
phải thay những đĩa, đồ thủy tinh, đồ bạc nên đã quyết định đóng cửa quầy
hàng và mở một quầy hàng McDonald mới với thức ăn được để trong túi, bao
nhựa hoặc giấy. Nhiều doanh nghiệp trên khắp nước Mỹ đã tìm đến quầy hàng
McDonald ở California để xem quầy hàng hoạt động như thế nào.
Sau đó họ đã trở về địa phương và dựng lên những quầy hàng giống
McDonald của riêng mình như Burger King, Taco Bell, Wendy’s Old –
Fashioned Hamburgers, Dunkin’ Donuts, Kentucky Friend Chicken (KFC)...
Ngay cả Carl Karcher, cha đẻ của ngành thức ăn nhanh đã khởi nghiệp bằng
việc bán xúc xích trên xe ngựa, cũng mở một loạt các quầy hàng thức ăn
nhanh với tên gọi là Carl Jr.’s.
2.1.1.2 Thức ăn nhanh (Fast Food) là gì?
Thức ăn nhanh (tiếng Anh gọi là fast food), là thuật ngữ chỉ thức ăn có
thể được chế biến và phục vụ cho người ăn rất nhanh chóng. Trong khi bất kỳ
bữa ăn với ít thời gian chuẩn bị có thể được coi là thức ăn nhanh, thông
thường thuật ngữ này nói đến thực phẩm được bán tại một nhà hàng hoặc cửa
hàng với các thành phần làm nóng trước hoặc được nấu sẵn, và phục vụ cho
khách hàng trong một hình thức đóng gói mang đi. Thuật ngữ fast food đã
được công nhận trong từ điển tiếng Anh Merriam - Webster năm 1951.
4


2.1.1.3 Vai trò của thức ăn nhanh
* Thức ăn nhanh (fast food) có những mặt tích cực như sau:
Fast food cung cấp một nguồn thức ăn thường giàu chất dinh dưỡng với
giá cả phải chăng và mang hương vị đặc biệt. Thức ăn thường đa dạng và tiện
lợi cho những người có ít thời gian trong việc ăn uống.


Thuận tiện cho người tiêu dùng, nguồn thức ăn đa dạng, hấp dẫn, đóng

vai trò quan trọng trong việc cung cấp thức ăn cho xã hội.




Tạo được nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều người.

* Tác hại của thức ăn nhanh
Hiện nay các loại thức ăn “ăn nhanh, ăn liền” ngày càng trở nên phổ biến
rộng rãi, các cửa hàng "fastfood" cũng đua nhau mọc lên rất nhiều, nó phù hợp
với cuộc sống hiện đại, khẩn trương. Nhưng nếu lạm dụng đồ ăn nhanh fastfood sẽ không có lợi thậm chí còn có hại cho sức khỏe.
Khách hàng của các cửa hàng fastfood này chủ yếu là các cô cậu thanh,
thiếu niên. Nhiều bạn trẻ cho rằng đây là phong cách ăn sành điệu, biểu hiện
của lối sống hiện đại. Điều đó chỉ đúng một phần mà các bạn chưa nhận thấy
được mặt trái của nó đó là mất cân đối về dinh dưỡng và có thể có một số chất
độc hại sinh ra trong quá trình chế biến ảnh hưởng tới sức khỏe.
Fastfood chứa nhiều calori và cholesterol nên khả năng gây béo phì cho
những ai có xu hướng "lạm dụng" chúng là rất cao, muốn đốt bớt năng lượng
dư thừa thì cần tăng cường hoạt động thể lực và tập thể dục thường xuyên
nhưng khi sử dụng đồ ăn nhanh nhiều thì khiến con người trì trệ hơn (không
phải đi chợ mua thực phẩm, chế biến, nấu nướng...). Các nghiên cứu y tế cho
thấy việc dùng fastfood và nước ngọt có gas, soda... thường xuyên sẽ không
tốt cho chức năng gan.
Không chỉ cung cấp nhiều chất béo và cholesterol, nhiều loại thức ăn
nhanh còn có chỉ số đường huyết cao (chỉ số chuyển hoá carbonhydrat thành
glucose đưa vào máu), ví dụ như các loại bánh được làm từ bột mì trắng,
khoai tây rán, các loại nước ngọt có gas (là những thành phần có trong khẩu
phần của fastfood). Khi dùng các loại thức ăn nhanh trong thành phần có các
loại thức ăn trên sẽ làm lượng đường tăng trong máu nhanh, khiến tuyến tụy
phải tiết nhiều insulin để giúp chuyển hoá glucose thành năng lượng, do tuyến

tụy luôn phải hoạt động quá nhiều sẽ bị suy giảm chức năng và dẫn đến đái
tháo đường týp 2. Bệnh này trước đây chỉ gặp ở người lớn nay đã gặp ở trẻ em
mà những trẻ em mập có nguy cơ mắc cao hơn.

5


Những loại thực phẩm công nghiệp như thịt nguội, hot dog, thịt xông
khói, lạp xường, gà rán... là những thành phần sử dụng trong fastfood đều có
chứa hàm lượng muối cao và chất bảo quản. Nếu sử dụng nhiều fastfood sẽ
đưa vào cơ thể lượng muối và chất bảo quản cao dẫn đến có hại cho tim, thận,
làm tăng huyết áp động mạch.
Trong fastfood luôn chứa chất béo bão hòa triglycerid (loại chất béo
xấu), làm gia tăng cholesterol trong máu gây xơ vữa động mạch, tăng huyết áp
và các bệnh về tim mạch. Mặt khác có một loại axit béo sinh ra trong quá trình
chế biến tạo vị giòn ngon đều có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe (ảnh hưởng tới
chức năng hệ tim mạch, chức năng tuyến tụy, làm tăng nguy cơ bị bệnh đái
tháo đường).
Các món ăn nhanh thường đơn giản không mang tính đa dạng thực phẩm.
Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi bữa ăn cần có đủ 4 nhóm
thực phẩm (nhóm chất bột, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và
muối khoáng) với 15 loại thực phẩm phối hợp khác nhau. Trong fastfood
thường số lượng các loại thực phẩm ít và phải qua chế biến công nghiệp nên
thiếu các thành phần vi lượng và khoáng chất. Do đó fastfood thường thiếu và
mất cân đối về dinh dưỡng chưa kể đến vấn đề không đảm bảo an toàn vệ sinh
thực phẩm trong khâu lựa chọn thực phẩm đầu vào không được kiểm soát chặt
chẽ, sử dụng các chất phụ gia trong tẩm ướp và các dụng cụ chứa đựng không
đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh.
Thói quen ăn fastfood sẽ làm cho các bạn gái trẻ sao nhãng quan tâm đến
việc nội trợ, nữ công gia chánh, đến bữa ăn gia đình (đó chính là một phần

quan trọng của hạnh phúc gia đình sau này).
Ở một số nước phát triển, người dân quen ăn fastfood và những thức ăn
nhiều chất béo, năng lượng dẫn đến tỷ lệ người thừa cân, béo phì rất cao (Hà
Lan, Mỹ...) đã có những chương trình, chiến dịch tuyên truyền nên giảm ăn
fastfood, ăn nhiều rau xanh và tăng cường hoạt động thể lực.
Thực ra các loại thức ăn nhanh rất phù hợp với cuộc sống khẩn trương.
Nhưng cái đích của chúng ta là ăn sao cho ngon, cho tiện nhưng phải đảm bảo
sức khoẻ, vẻ đẹp và phòng tránh được bệnh tật. Do vậy chỉ nên ăn fastfood khi
thực sự bận rộn, thiếu thời gian, không nên ăn thường xuyên, kéo dài nhiều
ngày. Các bữa ăn truyền thống với đa dạng thực phẩm tươi, sạch, cân đối sẽ
đem lại sự khoẻ mạnh, thân hình cân đối và phòng tránh được các bệnh liên
quan đến ăn uống.

6


Với thành phần chủ yếu là thịt và chất béo, đồ ăn nhanh được coi là thực
phẩm giàu năng lượng nhưng lại dễ gây các bệnh xơ vữa động mạch, béo
phì… do thiếu trầm trọng chất xơ, vitamin và chất khoáng.
Thông thường, có trên 400-450 calo trong một phần gà rán, 450-460 calo
trong một phần hamburger, một chiếc bánh pizza có thể cung cấp đến 1.500
calo. Một em bé khi ăn một chiếc pizza, tức là đã đưa vào cơ thể gần đủ năng
lượng cần thiết cho một ngày.
2.1.1.4 Thức ăn nhanh Việt Nam và thức ăn của nước ngoài du nhập
vào Việt Nam.
Thức ăn nhanh của nước ngoài du nhập vào Việt Nam có thể kể đến các
thương hiệu nổi tiếng như: Jollibee của Phillipines, KFC của hãng Yum,
McDonald’s, Burger King,… với những thức nhanh ăn chủ yếu là gà rán,
khoai tây chiên, Pizza, salad, hamburger,… đang ngày càng được người tiêu
dùng ưa chuộng và tin dùng.

Trái ngược với thức ăn nhanh của nước ngoài du nhập vào Việt Nam thì
thức ăn nhanh Việt Nam đa dạng về món ăn và hương vị như: bánh mì, xôi,
phở, bún, cháo, cơm,…. Có thể nói thức ăn nhanh truyền thống của Việt Nam
rất đa dạng và đầy thủ thành phần dinh dưỡng đáp ứng cho nhu cầu sức khỏe
cho người tiêu dùng.
2.1.2 Quá trình ra quyết định của người mua
Hàng hoá và dịch vụ được các doanh nghiệp cung cấp ngày càng nhiều
trên thị trường nhưng việc mua sắm hay tiêu dùng những hàng hóa, dịch vụ đó
lại phụ thuộc vào người tiêu dùng và phụ thuộc vào việc họ thấy cần thiết hay
không cần thiết và thích hay không thích mua.
Khuyến khích để nhận ra nhu cầu cũng là công việc cần thiết để thúc đẩy
người tiêu dùng vào một quá trình ra quyết định mua sắm.
Khi sự thừa nhận nhu cầu xảy ra, người tiêu dùng sẽ hướng vào việc tìm
kiếm thông tin từ đó đi đến việc chọn lựa giữa các nhãn hiệu và cuối cùng đi
đến quyết định mua. Sau đó người mua tiếp tục đánh giá và so sánh.
Nhận thức
nhu cầu

Tìm kiếm
thông tin

Đánh giá
chọn lựa

Quyết
định mua

Hình 2.1 Mô hình quá trình quyết định của người mua

7


Cân nhắc
sau khi
mua


2.1.3 Nhận biết nhu cầu
2.1.3.1 Bản chất của sự nhận biết nhu cầu
Nhận biết nhu cầu diễn ra khi khách hàng cảm thấy có sự khác biệt giữa
hiện trạng và mong muốn mà sự khác biệt này đủ để gợi nên và kích hoạt quá
trình mua sắm.
Hiện trạng là hoàn cảnh thực tế của khách hàng, là những sản phẩm và
dịch vụ mà khách hàng đang sử dụng.
Mong muốn là những điều khách hàng đang ước ao có được.
Mức độ mong muốn tùy thuộc vào các nhân tố: Độ lớn của sự khác biệt
giữa hiện trạng và mong muốn; Giới hạn về ngân sách và thời gian của khách
hàng; Trong số các mong muốn, những nhu cầu nào quan trọng hơn thường
được giải quyết trước.
a. Các nhân tố tác động đến sự mong muốn của khách hàng
- Văn hóa và giai cấp xã hội: những người ở giai cấp khác nhau và vị trí
xã hội khác nhau sẽ có nhu cầu và ước muốn về sản phẩm rất khác biệt.
- Những đặc điểm của hộ gia đình: tạo ra những khác biệt trong cách
sống và sự mong muốn của khách hàng.
- Những thay đổi về tình trạng tài chính hoặc những dự tính tài chính có
thể cũng tác động đến nhu cầu của khách hàng.
- Những sản phẩm đã được mua: việc mua một loại sản phẩm/dịch vụ có
thể tạo ra một loạt các nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ có liên quan.
- Sự phát triển của cá nhân cũng là một nhân tố tác động quan trọng.
- Các động cơ mua sắm thể hiện “mức độ cấp bách” của những nhu cầu
cần giải quyết theo thứ tự từ cao đến thấp.

- Những cảm xúc cũng tác động đến sự mong muốn. Đa số mọi người
thường mong muốn một trạng thái cân bằng, tích cực trong tâm hồn.
- Tình huống hiện tại của cá nhân: một người có ít thời gia thì yêu cầu
được phục vụ nhanh, nhưng lúc rảnh rang thì lại muốn được phục vụ thật thân
mật thân thiện.
b. Các nhân tố tác động đến hiện trạng
- Sự thiếu hụt thông thường sẽ là nguyên nhân của hầu hết những nhu
cầu hàng ngày của khách hàng và tình trạng này sẽ được giải quyết khi họ mua
sắm.

8


- Mức độ thỏa mãn của những sản phẩm/nhãn hiệu có ảnh hưởng rõ ràng
đến hiện trạng.
- Tình trạng của các sản phẩm sẵn có trên thị trường như sự thiếu hụt,…
cũng ảnh hưởng tới hiện trạng của khách hàng.
- Những tình huống hiện tại như thời tiết, bối cảnh, thời gian,… có một
tác động quan trọng đến những sự nhận thức về hiện trạng của khách hàng.
2.1.3.2 Chiến lược Marketing và sự nhận biết nhu cầu
 Đo lường sự nhận biết nhu cầu
Có nhiều phương pháp được sử dụng để xác định những nhu cầu khách
hàng: dựa vào khả năng trực giác; điều tra; sử dụng nhóm trọng điểm; nghiên
cứu các nhân tốc thuộc về con người.
- Phân tích hoạt động: việc phân tích hoạt động tập trung vào một hoạt
động cụ thể, chẳng hạn như việc chuẩn bị bữa ăn tối hoặc tắm rửa. Qua cuộc
điều tra hoặc các nhóm trọng điểm, các nhà tiếp thị cố gắng xác định các nhu
cầu khách hàng cần phải giải quyết khi thực hiện hoạt động này cũng như
những vấn đề họ gặp phải trong quá trình sử dụng các sản phẩm phục vụ cho
hoạt động này.

- Phân tích sản phẩm: đây là việc nghiên cứu tiến trình mua sắm và sử
dụng một sản phẩm hay một nhãn hiệu cụ thể. Khách hàng có thể được hỏi về
những nhu cầu đi cùng với việc sử dụng những sản phẩm của họ.
- Phân tích nhu cầu: thiết lập một danh sách các nhu cầu và sau đó hỏi
người trả lời.
- Nghiên cứu những nhân tố thuộc về con người: xác đinh những nhân tố
như sức khỏe, thói quen,… của khách hàng để sản xuất và tiếp thị có thể đáp
ứng thích hợp.
- Nghiên cứu cảm xúc: sử dụng việc nghiên cứu nhóm trọng điểm và
phỏng vấn trực tiếp nhằm tìm hiều những cảm xúc thường có khi khách hàng
mua một sản phẩm nào đó.
 Tác động đến sự nhận biết nhu cầu: một khi nhu cầu của khách hàng đã
được nhận diện, nhà tiếp thị có thể hoạch định chiến lược marketing-mix để
thỏa mãn. Điều này có thể bao gồm việc phát triển hoặc thay đổi sản phẩm,
điều chỉnh các kênh phân phối, chính sách giá hoặc xem xét lại chiến lược
quảng cáo.

9


 Kích hoạt sự nhận biết nhu cầu: sử dụng để kích hoạt nhu cầu đang
thực sự tồn tại nơi người tiêu dùng. Có thể nói các hoạt động marketing góp
phần thúc đẩy, hoặc sáng tạo ra nhu cầu về sản phẩm cho người tiêu dùng.
 Xác định thời điểm nhận biết nhu cầu: cần khơi dậy sự nhận biết nhu
cầu của khách hàng trước mỗi một tình huống cụ thể. Nó sẽ mang lại lợi ích
cho cả khách hàng và nhà tiếp thị nếu khách hàng có khả năng. Doanh nghiệp
tiến hành tác động để khách hàng sớm nhận biết những nhu cầu tiềm năng của
mình, thông qua quảng cáo bằng các phương tiện khác nhau.
2.1.4 Phương pháp chọn mẫu
Để thiết kế việc thu thập số liệu, công việc trước tiên là chọn tổng thể

NC, sau đó dùng phương pháp để chọn mẫu và xác định cỡ mẫu. Phương pháp
chọn mẫu NC có thể dựa vào một số tiêu chí, các tiêu chí này nên chiếm tỉ
trọng lớn có liên quan đến mục tiêu NC hoặc dựa vào các điều kiện mà mục
tiêu NC mong đợi. Thông thường, các tiêu chí này được xác định dựa vào số
liệu thứ cấp và quyết định của nhà NC.
Quan sát mẫu chọn ra phải bảo đảm đại diện được cho tổng thế NC.
Trong NC, không thể quan sát hết toàn bộ tổng thể vì các điều kiện về
thời gian và chi phí. Do vậy, nhà NC chỉ chọn mẫu đại diện.
Có hai phương pháp chọn mẫu đại diện: chọn mẫu phi xác suất và chọn
mẫu xác suất.
2.1.5 Xác định cỡ mẫu
Mục đích của xác định cỡ mẫu là giảm chi phí NC, điều quan trọng là
chọn cỡ mẫu không làm mất đi các đặc tính của mẫu và độ tin cậy của số liệu
đại diện cho tổng thể. Chọn số mẫu quá lớn sẽ tốn nhiều chi phí NC, ngược lại
số mẫu quá nhỏ lại thiếu chính xác (mẫu không đại diện) vì sai số chọn mẫu
cao. Do đó, mục tiêu của xác định cỡ mẫu là xác định số mẫu tối thiểu cần lấy
để quan sát nhưng vẫn đảm bảo những đặc tính đại diện cho tổng thể.
2.1.5.1 Xác định cỡ mẫu theo độ lệch chuẩn của tổng thể
Trong thống kê, cỡ mẫu được xác định dựa trên 3 yếu tố sau:
- Độ tin cậy (1-α) , thường là 90%, 95% hay 99%,... hay nói cách khác
với mức ý nghĩa α là 10%, 5% hay 1%,….
- Độ chính xác hay sai số cho phép.
- Độ lệch chuẩn của đo lường mà công trình nghiên cứu dựa vào để phân
tích.

10


Trong trường hợp này cỡ mẫu n lớn hơn hay nhỏ phụ thuộc độ lệch
chuẩn của tổng thể, sai số cho phép chứ không phụ thuộc vào số quan sát của

tổng thể (N). Tuy nhiên, việc xác định cỡ mẫu theo qui định này không ứng
dụng rộng rãi trong thực tế vì có liên quan đến phương sai tổng thể vì chỉ tiêu
này thường không có trong thực tế trước khi nghiên cứu hoặc rất khó xác định.
2.1.5.2 Xác định cỡ mẫu thực tế
Trong thực tế khi nghiên cứu thường sử dụng độ tin cậy 95% hay (α=5%
=> Zα/2 = Z2,5 % = 1,96), và sai số cho phép là 10%, vậy với giá trị p = 0,5 ta có
cỡ mẫu n tối đa sẽ được xác định như sau:
n = (1,96)2.(0,25)/(0,1)2 = 96
2.1.6 Thống kê mô tả
Thống kế mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu
thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau.
Thống kê mô tả cung cấp tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với
phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra mọi nền tảng của mọi phân tích định
lượng về số liệu. Để hiểu các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm
được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật được sử
dụng trong thống kê mô tả:
- Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó có các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc
so sánh dữ liệu.
- Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu.
- Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn giản nhất) mô tả
dữ liệu.
2.1.7 Phân tích tần số
Để mô tả và tìm hiểu về đặc tính của một mẫu số liệu thô, ta lập bảng
phân phối tần số. Bảng phân phối tần số là bảng thể hiện phân bổ hay cơ cấu
của một chỉ tiêu nào đó theo phần trăm của tổng số mẫu.
2.1.8 Phân tích Cross- tabulation (Chi- square test of independence)
Phân tích Cross- tabulation còn gọi là phân tích bảng chéo. Kiểm định
của phân tích này dùng để kiểm tra “có hay không” mối quan hệ giữa hai yếu
tố trong tổng thể, đây là loại kiểm định độc lập. Kiểm định này phù hợp khi
hai yếu tố nghiên cứu là biến định tính.

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
11


Đề tài sử dụng số liệu sơ cấp : lập bảng câu hỏi, phỏng vấn trực tiếp 100
người tiêu dùng có sử dụng thức ăn nhanh trên địa bản quận Ninh Kiều thành
phố Cần Thơ, đề tài chọn ngẫu nhiên người tiêu dùng để phỏng vấn nhưng
phải có độ tuổi từ 15 tuổi trở lên.
Nội dung bảng câu hỏi :
- Phần sàn lọc.
- Phần nội dung
+ Sử dụng câu hỏi có nhiều sự lựa chọn để thống kê xem tình hình sử
dụng thức ăn nhanh của đáp viên như thế nào.
+ Sử dụng thang đo của Likert 5 mức độ để xem xét mức độ ảnh hưởng
của các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn thức ăn nhanh, mức độ hài lòng của
người tiêu dùng trong việc sử dụng thức ăn nhanh.
+ Sử dụng những câu hỏi mở để từ đó thu thập ý kiến của người tiêu
dùng về những hạn chế của thức ăn nhanh để từ đó đưa ra giải pháp giúp
doanh nghiệp Việt Nam phát triển thức ăn nhanh.
- Phần thông tin chung của đáp viên: từ bảng câu hỏi đã được đáp viên
trả lời thống kê giời tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn,…
- Bảng câu hỏi được lược khảo các tài liệu có liên quan như: Viettrack
(nghiên cứu về thói quen và hành vi lựa chọn thức ăn nhanh của người tiêu
dùng), Vinaresarach (khảo sát thị trường thức ăn nhanh tại các thành phố lớn).
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô ta những thông tin chung
của đáp viên như: tuổi, nghề nghiệp, giới tính, thu nhập,…
- Sử dụng phương pháp phân tích tần số, tính điểm trung bình, kiểm định
chi bình phương, T-Test, Anova, phân tích nhân tố,… để từ đó phân tích nhu

cầu của người tiêu dùng đối với thức ăn nhanh.
- Qua phân tích tần số, tính điểm trung bình, kiểm định chi bình phương,
T-Test, Anova và phân tích nhân tố để từ đó đưa ra giải pháp giúp cho doanh
nghiệp, cửa hàng thức ăn nhanh ở quận Ninh Kiều cạnh tranh và phát triển
thức ăn nhanh.
Mô hình nghiên cứu

12


Vấn đề nghiên cứu: phân tích nhu cầu sử dụng
thức ăn nhanh tại quận Ninh Kiều

Cơ sở lý thuyết: lý thuyết về thức
ăn nhanh và phương pháp thu thập
số liệu, phương pháp phân tích số
liệu

Xác định
thực trạng sử
dụng thức ăn
nhanh

Xác định
thông tin
chung của
đáp viên

Phân tích thực
trạng sử dụng

thức ăn nhanh

Xác định
nhu cầu sử
dụng thức ăn
nhanh

Phân tích nhu cầu
sử dụng thức ăn
nhanh

Xác định các yếu
tố ảnh hưởng đến
nhu cầu sử dụng
thức ăn nhanh

Phân tích mức độ ảnh hưởng
của các yếu tố đến nhu cầu sử
dụng thức ăn nhanh

Giải pháp
Hình 2.2 Khung lý thuyết và mô hình nghiên cứu

13


Chương 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ QUẬN NINH KIỀU VÀ THỊ
TRƯỜNG THỨC ĂN NHANH
3.1 SƠ LƯỢC VỀ QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ [8]

Quận Ninh Kiều là một quận trung tâm của thành phố Cần Thơ; Bắc
giáp quận Bình Thủy; Nam giáp sông Cần Thơ, ngăn cách với quận Cái Răng;
Tây giáp huyện Phong Điền; Đông giáp dòng sông Hậu. Về hành chính, quận
bao gồm 13 phường là: An Phú, An Nghiệp, An Hội, An Lạc, An Hoà, An Cư,
An Bình, An Khánh, Hưng Lợi, Cái Khế, Xuân Khánh, Thới Bình, Tân An.
Ninh Kiều vốn là một địa danh ở đất Bắc, được nhắc đến trong Bình Ngô
đại cáo của Nguyễn Trãi qua câu "Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh hôi
vạn dặm". Đây là vùng đất thấp nằm bên bờ sông Đáy (còn gọi là Chúc Động),
ngay nay thuộc địa phận thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà
Nội, giao điểm giữa quốc lộ 6 với sông Đáy. Nơi đây đã diễn ra trận đánh giữa
nghĩa quân Lam Sơn của Lê Lợi và quân Minh năm 1426 mà chiến thắng đã
thuộc về nghĩa quân Lam Sơn.
Tên gọi Ninh Kiều được dùng để đặt tên cho bến sông ở Cần Thơ từ năm
1958, thay cho tên gọi cũ là bến Hàng Dương, nay là công viên Ninh Kiều. Từ
lâu, bến Ninh kiều đã được ngầm xem là biểu tượng của thành phố Cần Thơ.
Khi thành phố Cần Thơ được nâng cấp lên thành thành phố trực thuộc Trung
Ương, Ninh Kiều được dùng để đặt tên cho quận trung tâm của thành phố.
Quận Ninh Kiều là nơi lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống của
Cần Thơ xưa qua các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng như:
công viên Ninh Kiều, chợ cổ Cần Thơ, chùa Ngọc Hoà, công viên Lưu Hữu
Phước, Bảo tàng Cần Thơ, Bảo tàng Quân Khu 9....Ngày 13-11-2009, Ủy ban
Nhân dân quận Ninh Kiều chính thức triển khai dự án xây dựng khu phố đi bộ,
ẩm thực, chợ đêm tại khu vực bến Ninh Kiều. Khu phố đi bộ, ẩm thực, chợ
đêm tại khu vực bến Ninh Kiều kéo dài 200 m bắt đầu từ khách sạn Quốc tế
đến từ ngã ba Ngô Quyền, Hai Bà Trưng, Nguyễn Thái Học, Võ Văn Tần và
kết thúc tại Nhà Lồng Chợ Cổ (thuộc phường Tân An, quận Ninh Kiều). Thời
gian hoạt động của khu chợ này từ 18 giờ ngày hôm trước đến 4 giờ sáng ngày
hôm sau. Trong phố đi bộ này sẽ được tổ chức thành các khu ẩm thực, khu vực
chợ đêm, khu vực bán hàng lưu niệm.....
* Lịch sử

Quận Ninh Kiều được thành lập ngày 02-01-2004, theo Nghị định số
05/2004/NĐ-CP, trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các
14


×