Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận tại công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 94 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH


NGUYỄN THỊ THÙY NGÂN

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ
CHI PHÍ - KHỐI LƢỢNG - LỢI NHUẬN
TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành : kế toán tổng hợp
Mã số ngành: 52340301

Tháng 12 - 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH


NGUYỄN THỊ THÙY NGÂN
MSSV: 4114023

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ
CHI PHÍ – KHỐI LƢỢNG – LỢI NHUÂN
TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HOC


Ngành: kế toán tổng hợp
Mã số ngành: 52340301

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
TRẦN KHÁNH DUNG

Tháng 12 – 2014


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Hiện nay, nền kinh tế thế giới phát triển ngày một mạnh hơn, kinh
doanh là một trong những mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia. Trước nhu
cầu phát triển chung của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế nước ta cũng đang
từng bước vươn lên hòa mình vào nền kinh tế cùng khu vực và thế giới. Đặc
biệt, sau khi nước ta tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO, gia nhập
APEC, ký hiệp định thương mại song phương với Mỹ đã mở ra nhiều cơ hội
và thách thức cho các doanh nghiệp. Để đứng vững và phát triển trong hội
nhập đó thì đòi hỏi các nhà quản lý có những chiến lược kinh doanh phù hợp
và luôn đặt ra những câu hỏi “Làm thế nào để kinh doanh hiêu quả hơn ?”,
“Doanh thu tạo ra có trang trải được chi phí bỏ ra hay không ?”, “Bằng cách
nào để giảm chi phí, tối đa hóa lợi nhuận ?” tất cả điều đó là nỗi băn khoăn, lo
lắng của mỗi doanh nghiệp. Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện
nay để có được chỗ đứng thì các doanh nghiệp phải thật sáng suốt để đưa ra
các quyết định đúng đắn nhất, bất kì một quyết định sai lầm nào cũng có thể
đưa đến hậu quả phá sản hay thua lỗ. Chính điều đó, để đạt được kết quả tốt
thì việc phân tích, đánh giá và có những dự án, chiến lược trong tương lai là
rất quan trọng cho mỗi công ty.

Trong xã hội ngày nay, nhu cầu thông tin cho quản lý ngày càng quan
trọng và cần mức độ cao hơn cả về số lượng và chất lượng. Kế toán quản trị đã
đáp ứng được yêu cầu đó, chỉ mới xuất hiện những năm gần đây nhưng đã góp
phần không thể thiếu cho các nhà điều hành công ty. Trong đó phân tích mối
quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một công cụ rất hữu hiệu cho quản
lý, là một kĩ thuật phân tích mà kế toán quản trị dùng để giải quyết những vấn
đề liên quan đến lợi nhuận, chi phí. Từ sự phân tích đó, các nhà quản lý sẽ biết
được mối quan hệ nội tại của các nhân tố như giá bán, sản lượng, chi phí khả
biến, chi phí bất biến, kết cấu mặt hàng. Đồng thời thấy được sự tác động của
các nhân tố đến lợi nhuận. Ngoài việc phân tích dựa vào số liệu dự báo sẽ giúp
nhà quản lý có những quyết định sáng suốt. Nhận thức được tầm quan trọng
đó nên em chọn đề tài “Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi
nhuận tại công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ”
làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.

1


1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty trách
nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ nhằm đề ra các giải pháp
nâng cao hiệu quả quản lý chi phí, tăng lợi nhuận cho công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích các yếu tố tác động tới mối quan hệ chi phí – khối lượng –
lợi nhuận để xác định nguyên nhân, nhận định xu hướng và sự ảnh hưởng đến
lợi nhuận của công ty.
- Ứng dụng mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận vào phân tích
điểm hòa vốn và lựa chọn phương án kinh doanh phù hợp.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và mang lại

lợi nhuận cho công ty.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài được thực hiện tại công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu
thủy sản Cần Thơ (CAFISH).
1.3.2 Thời gian
- Số liệu nghiên cứu trong đề tài được thu thập qua 3 năm 2011, 2012,
2013 và 6 tháng đầu năm 2014.
- Thời gian thực hiện đề tài từ 11/8/2014 đến 17/11/2014.
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về chi phí, khối lượng, lợi nhuận và mối liên
hệ giữa chúng tại công ty.

2


CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi
nhuận (CVP)
CVP là một công cụ quản lý hữu hiệu nhất của người quản lý để khai
thác những tiềm năng bên trong doanh nghiệp, đặc biệt làm tăng lợi nhuận
trong ngắn hạn.
Phân tích mối liên hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là sự nghiên cứu
các mối quan hệ của các yếu tố sau đây ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh
nghiệp như giá bán sản phẩm, khối lượng sản phẩm bán ra, các yếu tố chi phí
khả biến, các yếu tố chi phí bất biến, kết cấu hàng bán.
Phân tích mối liên hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận có ý nghĩa vô
cùng quan trọng trong việc khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, là

cơ sở để đưa ra các quyết định như: chọn dây chuyền sản xuất, định giá sản
phẩm, chiến lược bán hàng…(giáo trình kế toán quản trị, Ths. Lê Phước
Hương cùng cộng sự, 2011)
2.1.2 Mục đích của phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi
nhuận (CVP)
Phân tích chi phí – khối lượng – lợi nhuận cung cấp cho người quản lý
bức tranh tổng quát của doanh thu và chi phí trong ngắn hạn, giúp họ ra các
quyết định để tăng lợi nhuận và vốn chủ sở hữu. Việc phân tích chi phí – khối
lượng – lợi nhuận còn giúp nhận ra các thay đổi trong chi phí lên lợi nhuận để
sử dụng các nguồn lực có hiệu quả hơn.
Đồng thời, mô hình CVP có thể đo lường hiệu quả của sự thay đổi khác
nhau như thay đổi biến phí, định phí, sản lượng, tăng hay giảm giá bán, thay
đổi phương thức và chính sách sản xuất kinh doanh. (Th.S Nguyễn Tấn Bình,
2011, trang 144).
Tuy nhiên để phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận
thì cần phân loại toàn bộ chi phí của công ty thành chi phí khả biến, chi phí bất
biến và đồng thời phải hiểu rõ được báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí.
2.1.3 Báo cáo thu nhập dạng đảm phí
Báo cáo kết quả kinh doanh theo hình thức số dư đảm phí, chi phí được
thể hiện gồm hai loại là chi phí khả biến và bất biến. Chính sự thể hiện này

3


giúp cho nhà quản trị dễ dàng nhận biết mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi
nhuân. Từ đó tạo điều kiện tốt hơn trong hoạch định các mức độ chi phí, khối
lượng, doanh thu để đạt được lợi nhuận mong muốn. Báo cáo kết quả kinh
doanh theo hình thức số dư đảm phí được sử dụng phổ biến trong quản trị.
Báo cáo thu nhập dạng đảm phí có dạng như sau:
Doanh thu (a)


xxxxxxxxxx

Chi phí khả biến (b)

xxxxxxx

Số dư đảm phí (c = a – b)

xxxxx

Chi phí bất biến (d)

xxx

Lợi nhuận (e = d – c)

x

2.1.4 Phân loại chi phí theo cách ứng xử
Trên quan điểm về cách ứng xử thì chi phí được chia thành 3 loại: chi
phí khả biến, chi phí bất biến và chi phí hỗn hợp. Trong những doanh nghiệp
khác nhau tỷ lệ của từng loại chi phí trong tổng số cũng không giống nhau.

Tổng chi phí

Biến phí

Biến
phí tỷ

lệ

Định phí

Chi phí hỗn hợp

Định
phí bắt
buộc

Biến
phí cấp
bậc

Định phí
không
bắt buộc

Hình 2.1: Mô hình phân loại theo cách ứng xử của chi phí
2.1.4.1 Biến phí (variable cost)
Biến phí là những khoản mục chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với biến
động về mức độ hoạt động. Biến phí khi tính cho một đơn vị thì nó ổn định,
không thay đổi. Biến phí khi không có hoạt động bằng 0.
4


Biến phí thường gồm các khoản chi phí như: chi phí nguyên liệu trực
tiếp, chi phí lao động trực tiếp, giá vốn của hàng hóa mua vào để bán lại, chi
phí bao bì đóng gói, hoa hồng bán hàng. Biến phí chia làm 2 loại: biến phí tỷ
lệ và biến phí cấp bậc.

+ Biến phí tỷ lệ (true variable costs)
Biến phí tỷ lệ (biến phí thực thụ) là biến phí mà sự biến động của chúng
thay đổi tỷ lệ thuận và biến động tuyến tính với mức độ hoạt động như chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí hoa hồng bán
hàng.
Về mặt toán học, biến phí tỷ lệ được thể hiện theo phương trình:
Y = aX
Y: là tổng biến phí.
a: là biến phí trên một đơn vị mức độ hoạt động.
X: là mức độ hoạt động.

Biến phí đơn vị

Tổng biến phí

Y = aX

Y=a

Mức độ hoạt động

Mức độ hoạt động

Đồ thị tổng biến phí

Đồ thị biến phí đơn vị

Hình 2.2: Đồ thị biến phí
+ Biến phí cấp bậc (step variable costs)
Biến phí cấp bậc là những khoản chi phí chỉ thay đổi khi mức độ hoạt

động thay đổi nhiều và rõ ràng. Biến phí loại này không đổi khi mức độ hoạt
động căn cứ thay đổi ít. Biến phí cấp bậc gồm những khoản chi phí như chi
phí lao động gián tiếp, chi phí bảo trì…
Về phương diện toán học, biến phí cấp bậc được thể hiện theo phương
trình:
Y = aiXi
5


Y: là tổng biến phí
a: là biến phí trên một đơn vị mức độ hoạt động ở phạm vị i.
X: là mức độ hoạt động
Tổng biến phí cấp bậc
Y = a i Xi
y3
y2

y1
x1

x2

x3

x4

Mức độ hoạt động

Hình 2.3: Đồ thị biến phí cấp bậc
2.1.4.2 Định phí (fixed costs)

Định phí là những khoản chi phí không biến đổi khi mức độ hoạt động
thay đổi, nhưng khi tính cho 1 đơn vị hoạt động căn cứ thì định phí thay đổi.
Khi mức độ hoạt động tăng thì định phí tính cho một đơn vị hoạt động căn cứ
giảm và ngược lại.
Định phí bao gồm các khoản chi phí như khấu hao thiết bị sản xuất, chi
phí quảng cáo, tiền lương của bộ phận quản lý phục vụ….Định phí được chia
làm 2 loại: định phí bắt buộc và tùy ý.
+ Định phí bắt buộc (committed fixed costs)
Định phí bắt buộc là những loại chi phí liên quan đến sử dụng tài sản dài
hạn như khấu hao tài sản cố định, chi phí bảo dưỡng…và chi phí liên quan đến
lương của các nhà quản trị gắn liền với cấu trúc tổ chức quản lý sản xuất kinh
doanh của một doanh nghiệp.
Hai đặc điểm cơ bản của định phí bắt buộc là:
+ Chúng tồn tại lâu dài trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
+ Chúng không thể cắt giảm toàn bộ trong một thời gian ngắn.
Với những đặc điểm trên, việc dự báo và kiểm soát đinh phí bắt buộc từ
lúc khởi đầu xây dựng, triển khai dự án, xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý
doanh nghiệp phải hướng đến mục tiêu lâu dài.
6


Về phương diện toán học, định phí bắt buộc biểu hiện bằng phương
trình:
Y=B
B: là một hằng số
Tổng định phí bắt buộc

Y=B


Mức độ hoạt động
Hình 2.4: Đồ thị định phí bắt buộc
+ Định phí không bắt buộc (discretionary fixed costs)
Định phí không bắt buộc là định phí có thể được thay đổi nhanh chóng
bằng hành động quản trị. Các nhà quản trị quyết định mức độ và số lượng định
phí này trong các quyết định hàng năm.
Về phương diện toán học, định phí không bắt buộc được biểu hiện bằng
đường thẳng
y = Bi
B: thay đổi theo bậc i
Tổng định phí không bắt buộc

Y = Bi

y3
y2
y4
y1

Mức độ hoạt dộng
x1

x2

x3

x4

Hình 2.5: Đồ thị định phí không bắt buộc
2.1.4.3 Chi phí hỗn hợp (mixed costs)

7


Chi phí hỗn hợp là những chi phí bao gồm hỗn hợp cả biến phí và định
phí. Ở mức độ nào đó, chi phí hỗn hợp là định phí, thể hiện đặc điểm của định
phí; ở mức độ hoạt động khác, nó có thể bao gồm cả định phí, biến phí, đặc
điểm của định phí và biến phí.
Đường biểu diễn của chi phí hỗn hợp cũng là đường thẳng như chi phí
khả biến nhưng nó không xuất phát tại gốc tọa độ vì khi không hoạt động
doanh nghiệp vẫn phải chi phần cố định. Đường biểu diễn có dạng Y = aX + b
Với Y: Chi phí hỗn hợp

X: Số lượng căn cứ ứng xử

a: Chi phí khả biến

b: Chi phí bất biến

Tổng chi phí (Y)
Y = aX + b

Mức độ hoạt động
Hình 2.6: Đồ thị chi phí hỗn hợp
Để xác định các thành phần biến phí và định phí trong chi phí hỗn hợp
theo từng phạm vi hoạt động, có thể dùng các mô hình toán học để kiểm định.
+ Phương pháp cực đại – cực tiểu (high – low method)
Phương pháp cực đại – cực tiểu còn gọi là phương pháp chênh lệch,
phương pháp này phân tích chi phí hỗn hợp dựa trên cơ sở khảo sát chi phí
hỗn hợp ở điểm có mức độ hoạt động cao nhất và ở điểm có mức độ hoạt động
thấp nhất. Chênh lệch chi phí giữa hai mức độ hoạt động được chia cho mức

gia tăng mức độ hoạt động xác định mức biến phí đơn vị và tổng biến phí. Sau
đó loại trừ biến phí, chính là định phí trong thành phần chi phí hỗn hợp.
Phương trình chi phí tổng quát: Y = aX + b

+ a là biến phí đơn vị =

Chênh lệch về chi phí
Chênh lệch mức độ hoạt động

+ b là định phí = chi phí ở mức max (min) – a x mức khối lượng max(min)

8


Phương pháp cực đại – cực tiểu tuy đơn giản, dễ áp dụng nhưng có
nhược điểm lớn là chỉ sử dụng hai điểm để thành lập phương trình biến thiên
của chi phí, do đó chưa đủ để cho kết quả phân tích chi phí chính xác, trừ khi
hai điểm được chọn nhằm đúng vị trí để phản ánh đúng mức trung bình của tất
cả các giao điểm của chi phí và các mức hoạt động.
+ Phương pháp bình phương bé nhất (least – squares regression
method)
Phương pháp bình phương bé nhất tinh vi hơn phương pháp cực đại –
cực tiểu, xác định phương trình biến thiên của chi phí dựa trên sự tính toán của
phương trình tuyến tính trong phân tích thống kê, có dạng như sau:
Yi = aXi + b
Trong đó: + Y là chi phí hỗn hợp (biến số phụ thuộc)
+ X là mức hoạt động căn cứ (biến số độc lập)
+ a là tỷ lệ thay đổi (biến phí đơn vị)
+ b là hằng số ( định phí hoạt động)
Từ phương trình tuyến tính căn bản này và tập hợp n phần tử quan sát,

ta có hệ thống hai phương trình sau đây:
∑XY = a∑X2 + b∑X
∑Y = a∑X + n*b
Phương pháp bình phương bé nhất là phương pháp phân tích chi phí
hỗn hợp tốt nhất. Bởi lẽ, độ chênh lệch giữa đường hồi quy y = ax + b mà
chúng ta thiết lập so với những điểm chi phí hỗn hợp từng vị trí yi = ai + b đạt
chênh lệch x – xi có giá trị tuyệt đối nhỏ nhất. Điều này có nghĩa là khả năng
đặc trưng của chi phí hỗn hợp tìm được có độ chính xác cao và mức sai sót
thấp nhất.
+ Phương pháp đồ thị phân tán (The scatter graph method)
Phương pháp đồ thị phân tán phân tích chi phí hỗn hợp thông qua quan
sát và dùng đồ thị để tìm ra các thành phần biến phí và định phí trong chi phí
hỗn hợp. Trước nhất, quan sát, thống kê và thể hiện một số điểm với chi phí và
mức độ hoạt động tương ứng trên đồ thị. Sau đó, ước lượng và kẻ một đường
thẳng sao cho chúng đi qua nhiều điểm nhất. Hay nói cách khác, chúng thể
hiện đặc trưng nhất về chi phí hỗn hợp ở các mức độ hoạt động khác nhau.
Đường thẳng cắt trục tung (trục chi phí) ở một điểm nào thì đó là định phí.
9


Tổng chi phí (Y)
y = ax + b

b
Mức độ hoạt động

0

Hình 2.7: Đồ thị phân tán
2.1.5 Phân bổ chi phí theo cách ứng xử của chi phí

Mỗi loại chi phí có cách ứng xử khác nhau, do đó tiêu thức phân bổ cũng
khác nhau. Việc chọn tiêu thức phân bổ hợp lý là vô cùng quan trọng vì giúp
cho nhà quản trị đánh giá chính xác hơn. Để xác định tiêu thức phân bổ hợp lý
người ta thường căn cứ vào các tính chất, các đặc tính kinh tế nào đó có liên
quan đến các sản phẩm sản xuất. Vì vậy, việc lựa chọn căn cứ phân bổ cho các
khoản biến phí và định phí thường được các doanh nghiệp thực hiện theo
nguyên tắc sau:
- Biến phí: Phản ánh chi phí trực tiếp cung cấp dịch vụ và sẽ biến động
về tổng số nên căn cứ phân bổ được dựa trên mức hoạt động kế hoạch hoặc
mức sử dụng kế hoạch đó cho từng mặt hàng, nhóm hàng. Như vậy, biến phí
được tính trực tiếp theo mức hoạt động hoặc mức sử dụng của từng mặt hàng,
nhóm hàng, không qua phân bổ, vì việc xác định nó rất rõ ràng và dễ dàng cho
từng dịch vụ cung cấp.
- Định phí: Là khoản chi phí được phân bổ dựa trên nhu cầu phục vụ
bình quân lâu dài của từng bộ phận. Khi đã xác định căn cứ phân bổ, căn cứ
này sẽ được duy trì trong nhiều kỳ vì nó đã được tính toán hợp lý.
2.1.6 Các khái niệm cơ bản trong phân tích mối quan hệ chi phí –
khối lƣợng – lợi nhuận (CVP)
2.1.6.1 Số dư đảm phí (SDĐP)
Số dư đảm phí là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí khả biến. Số dư
đảm phí khi đã bù đắp chi phí bất biến, số dôi ra sau khi bù đắp chính là lợi
nhuận. Số dư đảm phí có thể tính cho tất cả loại sản phẩm, một loại sản phẩm
và một đơn vị sản phẩm.
Nếu gọi:
10


+ x là sản lượng
+ g là giá bán
+ a là chi phí khả biến đơn vị

+ b là chi phí bất biến
Ta có báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí như sau:
Bảng 2.1 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí
TT

Chỉ tiêu

Tổng số

Tính cho 1 sp

1

Doanh thu

gx

g

2

Chi phí khả biến

ax

a

3

Số dư đảm phí


(g – a)x

g–a

4

Chi phí bất biến

b

5

Lợi nhuận

(g – a)x – b

Nguồn: Nguyễn Thị Thúy An (2012). Giáo trình kế toán quản trị - phần 1

Từ báo cáo thu nhập tổng quát trên ta xét các trường hợp sau:
+ Khi xn không hoạt động sản lượng x = 0  lợi nhuận doanh nghiệp: P
= -b, nghĩa là doanh nghiệp lỗ bằng chi phí bất biến.
+ Tại sản lượng xh mà ở đó số dư đảm phí bằng chi phí bất biến  lợi
nhuận doanh nghiệp: P = 0, nghĩa là doanh nghiệp đạt được điểm hòa vốn.
 (g – a)xh = b
 xh =

( sản lượng hòa vốn =

Chi phí bất biến

Số dư đảm phí đơn vị

)

+ Tại sản lượng x1 > xh  lợi nhuận xnP1 = (g – a) x1 – b
+ Tại sản lượng x2 > x1 > xh  lợi nhuận xnP2 = (g – a)x2 – b
Như vậy khi sản lượng tăng 1 lượng là:
 Lợi nhuận tăng 1 lượng là:

= P2 – P1


Vậy:

= x2 – x1

= (g – a) (x2 – x1)

= (g – a) (x2 – x1)

Kết luận: Thông qua khái niệm số dư đảm phí ta được mối quan hệ
giữa sản lượng và lợi nhuận. Nếu sản lượng tăng 1 lượng thì lợi nhuận tăng lên
1 lượng bằng sản lượng tăng lên nhân cho số dư đảm phí đơn vị. Tuy nhiên nó
có những nhược điểm sau:
11


+ Không giúp người quản lý có cái nhìn tổng quát toàn bộ xí nghiệp,
nếu xí nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm, bởi vì sản lượng của
từng sản phẩm không thể tổng hợp ở toàn xí nghiệp.

+ Làm cho người quản lý dễ nhầm lẫn trong việc ra quyết định, bởi vì
tưởng rằng tăng doanh thu của những sản phẩm có số dư đảm phí lớn thì lợi
nhuận tăng lên, nhưng điều này có khi hoàn toàn ngược lại.
Để khắc phục những nhược điểm của số dư đảm phí, ta kết hợp sử dụng
khái niệm tỷ lệ số dư đảm phí.
2.1.6.2 Tỷ lệ số dư đảm phí ( tỷ lệ SDĐP)
Tỷ lệ số dư đảm phí là tỷ lệ phần trăm của số dư đảm phí tính trên doanh
thu. Chỉ tiêu này có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại sản phẩm
(cũng bằng một đơn vị sản phẩm).
- Tỷ lệ số dư đảm phí đơn vị =

x 100%

Từ những dữ kiện nêu trong báo cáo thu nhập ở phần trên, ta có:
+ Tại sản lượng x1  Doanh thu: gx1  Lợi nhuận P1 = (g – a)x1 – b
+ Tại sản lượng x2 > x1  Doanh thu: gx2  Lợi nhuận P2 = (g – a)x2 – b
Như vậy khi doanh thu tăng 1 lượng gx2 – gx1
 Lợi nhuận tăng 1 lượng là:

= P2 – P1
= (g – a) (x2 – x1)
=

(x2 – x1)g

Vậy:
=

(x2 – x1)g


Kết luận: Nếu doanh thu tăng 1 lượng thì lợi nhuận tăng 1 lượng bằng
doanh thu tăng lên nhân cho tỷ lệ số dư đảm phí.
Hệ quả: Nếu tăng cùng 1 lượng doanh thu ở tất cả những sản phẩm,
những lĩnh vực, những bộ phận, những xí nghiệp v.v… thì những xí nghiệp
nào, những bộ phận nào có tỷ lệ số dư đảm phí lớn thì lợi nhuận tăng lên càng
nhiều.
2.1.6.3 Kết cấu chi phí

12


Kết cấu chi phí là một chỉ tiêu thể hiện tỷ trọng từng loại chi phí (biến
phí, định phí) trong tổng chi phí.
Kết cấu chi phí vừa thể hiện vị trí từng bộ phận chi phí của doanh
nghiêp, vừa là kết quả của một quá trình đầu tư và sử dụng ngắn hạn, dài hạn
về cơ sở vật chất, trình độ quản lý tại doanh nghiệp. Mỗi kết cấu chi phí cũng
thường tồn tại những quan hệ biến đổi lợi nhuận khác nhau khi thay đổi doanh
thu và mỗi doanh nghiệp thường chỉ tồn tại một kết cấu chi phí thích hợp với
quy mô, đặc điểm, yêu cầu quản lý trong từng thời kì.
Những xí nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỉ trọng lớn thì khả biến
chiếm tỉ trọng nhỏ  tỷ lệ số dư đảm phí lớn, nếu tăng, giảm doanh thu thì lợi
nhuận tăng, giảm nhiều hơn. Những xí nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỉ
trọng lớn thường là những xí nghiệp có mức đầu tư lớn, vì vậy nếu gặp thuận
lợi tốc độ phát triển nhanh, ngược lai nếu gặp rủi ro doanh thu giảm thì lợi
nhuận giảm nhanh, hoặc sản phẩm không tiêu thụ được, thì sự phá sản diễn ra
nhanh chóng.
Những xí nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỉ trọng nhỏ  khả biến
chiếm tỉ trọng lớn, vì vậy tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ, nếu tăng giảm doanh thu thì
lợi nhuận tăng, giảm ít hơn. Những xí nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỉ trọng
nhỏ là những xí nghiệp có mức đầu tư thấp vì vậy tốc độ phát triển chậm,

nhưng nếu gặp rủi ro, lượng tiêu thụ giảm hoặc sản phẩm không tiêu thụ được
thì sự thiệt hại sẽ thấp hơn.
Qua quá trình phân tích về kết cấu chi phí ở các xí nghiệp chứng minh
một kết luận cơ bản là không có một kết cấu chi phí nào tối ưu cho tất cả các
doanh nghiệp mà điều cần quan tâm của nhà quản trị là phải biết kết hợp
những tiềm lực kinh tế, tình hình kinh tế để lựa chọn và xây dựng một kết cấu
chi phí thích hợp, linh hoạt theo từng thời kì.
2.1.6.4 Đòn bẩy kinh doanh
Đòn bẩy kinh doanh theo nghĩa thông thường là một công cụ dùng để di
chuyển một vật thể, vật cản về vị trí mong muốn. Công dụng cơ bản của đòn
bẩy là chỉ ra phương pháp sử dụng một lực hạn chế để di chuyển những vật thể
có lực tác động lớn. Đòn bẩy kinh doanh cũng chính là một công cụ chỉ ra
cách thức sử dụng biến phí, định phí để tác động đến doanh thu nhằm thay đổi
lợi nhuận. Độ lớn đòn bẩy kinh doanh càng lớn có nghĩa là những tác động
của các nguồn lực tạo ra lợi nhuận lớn hơn. Độ lớn đòn bẩy kinh doanh của
một sản phẩm, bộ phận, doanh nghiệp ở một thời điểm nhất định có mức chi
phí, doanh thu, lợi nhuận nhất định được tính toán theo công thức sau:

13


Độ lớn đòn bẩy kinh doanh =

doanh thu
doanh thu

=

iến phí


iến phí định phí

số dư đảm phí
lợi nhuận

Độ lớn của đòn bầy kinh doanh là một công cụ đo lường ở mức doanh
thu nhất định, khi có 1% thay đổi về doanh thu thì sẽ ảnh hưởng đến lợi
nhuận. Khái niệm đòn bẩy kinh doanh cung cấp cho nhà quản trị doanh nghiệp
một cung cụ để dự kiến lợi nhuận. Nếu doanh thu tăng lên và doanh thu đã
vượt quá điểm hòa vốn thì chỉ cần tăng một tỷ lệ nhỏ về doanh thu có thể dự
kiến tăng lên một tỷ lệ lớn hơn về lợi nhuận.
Quan sát công thức tính độ lớn đòn bẩy kinh doanh:
- Độ lớn đòn bẩy kinh doanh chỉ xuất hiện khi số dư đảm phí lớn hơn 0
và lớn hơn định phí để đảm bảo có lợi nhuận.
- Khi số dư đảm phí lớn, định phí lớn thì độ lớn đòn bẩy kinh doanh sẽ
lớn và ngược lại.
- Những sản phẩm, bộ phận, doanh nghiệp có kết cấu tỉ lệ định phí lớn
hơn biến phí thường có độ lớn đòn bẩy kinh doanh lớn hơn.
2.1.7 Phân tích điểm hòa vốn
2.1.7.1 Khái niệm
Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó mức doanh thu đủ trang trải mọi phí tổn
là điểm khởi đầu để quyết định quy mô sản xuất, tiêu thụ, quy mô vốn đầu tư
cho sản xuất kinh doanh để đạt được mức lãi mong muốn phù hợp với điều
kiện kinh doanh hiện hành cũng như đầu tư mới hoặc đầu tư bổ sung.
Điểm hòa vốn theo khái niệm trên, là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ
bù đắp tổng chi phí, nghĩa là lãi thuần (LT) bằng 0 (không lời, không lỗ). Nói
cách khác, tại điểm hòa vốn số dư đảm phí (SDĐP) = định phí (ĐP).
Phân tích điểm hòa vốn giúp nhà quản trị xem xét quá trình kinh doanh
một cách chủ động và tích cực, xác định rõ ràng vào lúc nào trong kỳ kinh
doanh, hay ở mức sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu thì đạt hòa vốn.

2.1.7.2 Phương pháp xác định điểm hòa vốn
Xác định điểm hòa vốn có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động sản xuất
kinh doanh trong cơ chế thị trường cạnh tranh. Xác định đúng điểm hòa vốn sẽ
14


là căn cứ để các nhà quản trị doanh nghiệp đề ra các quyết định kinh doanh
như chọn phương án sản xuất, xác định đơn giá tiêu thụ, tính toán các khoản
chi phí kinh doanh cần thiết để đạt được lợi nhuận mong muốn.
- Sản lượng hòa vốn
Xét về mặt toán học, điểm hòa vốn là giao điểm của đường biểu diễn
doanh thu với đường biểu diễn tổng chi phí. Vậy sản lượng tại điểm hòa vốn
chính là ẩn số của 2 phương trình biểu diễn hai đường đó.
Phương trình biểu diễn doanh thu có dạng:
Y1 = gx
Phương trình biểu diễn tổng chi phí có dạng:
Y2 = b + ax
Tại điểm hòa vốn thì Y1 = Y2 

gx = b + ax

(1)

Với : x: sản lượng
g: giá bán
b: định phí
a: biến phí đơn vị
Giải phương trình (1) để tìm x, ta có:
b
x=

g-a

Định phí
=

Số dư đảm phí trên đơn vị sản phẩm

Nếu ký hiệu số dư đảm phí trên đơn vị sản phẩm là c thì x =
Định phí

Sản lượng hòa vốn =

Số dư đảm phí trên đơn vị sản phẩm

=

𝑏
𝑐

- Doanh thu hòa vốn
Doanh thu hòa vốn là doanh thu của mức tiêu thụ hòa vốn. Vậy doanh
thu hòa vốn là tích của sản lượng hòa vốn với đơn giá bán.
Phương trình biểu diễn doanh thu có dạng:
Y1 = gx
Tại điểm hòa vốn x =

nên

15



Định phí
Yhv = g .

=

=

Tỷ lệ số dư đảm phí trong đơn giá bán

Vậy:
Định phí
Doanh thu hòa vốn =
Tỷ lệ số dư đảm phí trong đơn giá bán

2.1.7.3 Đồ thị điểm hòa vốn
Mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (gọi tắt là CVP) được biểu
diễn theo hai hình thức đồ thị. Hình thức thứ nhất gồm các đồ thị biểu diễn
toàn bộ mối quan hệ CVP và làm nổi bật điểm hòa vốn trên hình, được gọi là
đồ thị hòa vốn. Hình thứ hai gồm các đồ thị chủ yếu chú trọng làm nổi bật sự
biến động của lợi nhuận khi mức độ thay đổi, được gọi là đồ thị lợi nhuận.
- Đồ thị hòa vốn
Để vẽ đồ thị điểm hòa vốn ta có các đường:
- Đường doanh thu : y1 = gx
- Đường chi phí: y2 = ax + b
- Đường định phí: yđp = b
- Trục hoành Ox: phản ánh mức độ hoạt động (sản lượng)
- Trục tung Oy: phản ánh chi phí
Đồ thị hòa vốn dạng tổng quát như sau:


y1 = gx

y
Điểm hòa vốn

y2 = ax + b

yhv
yđp = b

b
0

x (mức hoạt động)
Hình 2.8 Đồ thị hòa vốn
16


Các nhân tố ảnh hƣởng đến điểm hòa vốn
Tổng định phí: Trong giới hạn khả năng kinh doanh cho phép, tổng
định phí có thể thay đổi không phải do đầu tư thêm thiết bị, máy móc,
phương tiện kinh doanh mà do các nguyên nhân khác (tỷ lệ và phương pháp
tính khấu hao, thay đổi đơn giá thuê phương tiện kinh doanh, chi phí quản lý
nhân viên). Tổng định phí có quan hệ cùng chiều với sản lượng hòa vốn,
nghĩa là trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, nếu tổng định phí
tăng thì để hòa vốn, doanh nghiệp cần sản xuất và tiêu thụ một sản lượng lớn
hơn kỳ gốc và ngược lại.
Giá bán: Trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, giá bán có
quan hệ ngược chiều với sản lượng hòa vốn, nếu giá bán tăng thì doanh
nghiệp cần sản xuất và tiêu thụ một sản lượng ít hơn trước là đã hòa vốn;

ngược lại, nếu giá bán giảm, để hòa vốn doanh nghiệp cần sản xuất và tiêu
thụ một sản lượng lớn hơn trước.
Biến phí: Biến phí đơn vị có thể thay đổi do yêu cầu nâng cao chất
lượng sản phẩm, mẫu mã, bao bì do đơn giá tiền lương, đơn giá nguyên vật
liệu thay đổi… nếu biến phí có xu hướng tăng thì doanh nghiệp phải tăng
thêm sản lượng sản xuất và tiêu thụ so với trước mới hoàn vốn. Vì thế, lợi
nhuận sẽ giảm. Ngược lại, khi biến phí giảm, doanh nghiệp chỉ cần sản xuất
và tiêu thụ một sản lượng ít hơn đã hòa vốn và lợi nhuận kinh doanh trong kỳ
sẽ tăng.
Công suất hoạt động: Ngoài việc xác định sản xuất và tiêu thụ để đạt
được mức lãi mong muốn, các nhà quản lý còn muốn biết được cần phải huy
động bao nhiêu công suất của doanh nghiệp để hòa vốn, phần công suất còn
lại là cơ sở tạo ra lợi nhuận. Nói cách khác, sau khi đạt sản lượng hòa vốn,
khoảng cách an toàn về công suất còn lại là bao nhiêu. Phần công suất an
toàn để tạo ra lợi nhuận được tính bằng cách lấy tổng công suất thiết kế trừ
phần công suất cần thiết để đạt sản lượng hòa vốn.
 Đồ thị lợi nhuận
Một loại khác của đồ thị CVP được gọi là đồ thị lợi nhuận. Nó nhấn
mạnh một cách trực tiếp đến sự thay đổi của lợi nhuận khi khối lượng thay
đổi. Nó có thuận tiện là dễ vẽ, dù vậy bất lợi là không chỉ ra một cách rõ ràng
các chi phí đã bị ảnh hưởng như thế nào khi doanh số biến động.
Đồ thị phản ánh mối quan hệ giữa sản lượng và lợi nhuận, không phản
ánh được mối quan hệ giữa chi phí và sản lượng.
Đồ thị lợi nhuận có dạng tổng quát như sau:
17


y

Đường lợi nhuận

Điểm hòa
vốn

x

Nguồn: Nguyễn Thị Thúy An (2012). Giáo trình kế toán quản trị - phần 1

Hình 2.9 Đồ thị lợi nhuận
2.1.7.4 Các thước đo tiêu chuẩn hòa vốn
* Thời gian hòa vốn
Thời gian hòa vốn là số ngày cần thiết để đạt được doanh thu hòa vốn
trong một kỳ kinh doanh, thường là một năm.
Thời gian hòa vốn =

Doanh thu (dự kiến) hòa
vốn
Doanh thu bình quân 1 ngày

Trong đó:
Doanh thu (dự kiến) trong kỳ
Doanh thu bình quân 1 ngày =
360 ngày
Nhà quản trị phải biết rõ rằng phải mất bao lâu để một dự án đầu tư cụ
thể có thể thu hồi lại vốn, từ đó đưa ra giải pháp quay vòng vốn nhanh để tiết
kiệm chi phí, thời gian đầu tư.
* Tỷ lệ hòa vốn
Tỷ lệ hòa vốn là tỷ lệ giữa khối lượng sản phẩm hòa vốn so với tổng sản
lượng tiêu thụ hoặc giữa doanh thu hòa vốn với tổng doanh thu đạt được trong
kỳ kinh doanh (giả định giá bán không đổi).
18



Sản lượng hòa vốn
Tỷ lệ hòa vốn =

x 100%

Sản lượng tiêu thụ trong kỳ
Doanh thu hòa vốn

=

x 100%
Doanh thu thực hiện

Ý nghĩa của thời gian hòa vốn và tỷ lệ hòa vốn nói lên chất lượng điểm
hòa vốn tức là chất lượng hoạt động kinh doanh. Nó có thể được hiểu như là
thước đo sự rủi ro. Thời gian hòa vốn cần phải càng ngắn càng tốt, tỷ lệ hòa
vốn cũng vậy, càng thấp càng an toàn.
* Doanh thu an toàn
Doanh thu an toàn còn được gọi là số dư an toàn, được xác định như
phần chênh lệch giữa doanh thu hoạt động trong kỳ so với doanh thu hòa vốn.
Chỉ tiêu doanh thu an toàn được thể hiện theo số tuyệt đối và số tương đối.
Mức doanh thu an toàn = mức doanh thu đạt được – mức doanh thu hòa
vốn
Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện đã vượt qua mức
doanh thu hòa vốn như thế nào. Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn thì càng thể
hiện tính an toàn cao của hoạt động sản xuất kinh doanh và ngược lại.
Số dư an toàn của các tổ chức là khác nhau do kết cấu chi phí khác nhau.
Công ty nào có CPBB lớn thì tỷ lệ SDĐP lớn. Do vậy nếu doanh thu giảm thì

lỗ phát sinh nhanh hơn do có số dư an toàn thấp hơn.
Để đánh giá mức độ an toàn, ta phải kết hợp với chỉ tiêu tỷ lệ số dư an
toàn.
Mức doanh thu an toàn
Tỷ lệ số dư an toàn =

x 100%

Mức doanh thu đạt được

2.1.8 Hạn chế mô hình phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng –
lợi nhuận
Mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận giúp cho nhà quản trị có
cách nhìn biện chứng giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận trong hoạt động
quản trị. Tuy nhiên khi vận dụng quan hệ này phân tích kinh tế thì nhà quản trị

19


gặp phải một số khó khăn và đôi khi không thực tế. Vấn đề này được thể hiện
ở những hạn chế của giả định quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận:
1.Mối quan hệ biến động của chi phí, khối lượng, lợi nhuận được giả
định là quan hệ tuyến tính trong suốt phạm vi hoạt động xem xét. Điều này rất
khó xảy ra vì khi xuất hiện những thay đổi về sản lượng, mức độ hoạt động
thường kéo theo những thay đổi về đặc điểm, kết cấu chi phí thay đổi về lợi
nhuận dẫn đến quan hệ tuyến tính sẽ bị phá vỡ.
2. Chi phí giả định được phân tích một cách chính xác thành định phí và
biến phí. Thực tế, điều này chỉ mang tính chất tương đối, đôi khi rất khó phân
định chính xác được.
3. Kết cấu sản phẩm sản xuất kinh doanh được giả định cố định trong

quá trình thay đổi yếu tố chi phí, khối lượng, mức độ hoạt động. Điều này khó
có thể tồn tại vì kết cấu sản phẩm sản xuất kinh doanh luôn gắn kết với biến
động trong từng phương án ở từng thời kỳ sản xuất kinh doanh.
4. Tồn kho sản phẩm được giả định không thay đổi hoặc quá trình sản
xuất và tiêu thụ ở cùng một mức độ.
5. Công suất máy móc thiết bị, năng suất của công nhân…được giả định
không thay đổi trong suốt thời kỳ. Điều này rất khó tồn tại vì công suất máy
móc thiết bị, năng suất lao động… phải thay đổi do tuổi thọ của máy móc,
trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật, trình độ người lao động thay đổi gắn liền
với sự phát triển của xã hội.
6. Giá trị đồng tiền sử dụng không thay đổi hay nói cách khác là nền
kinh tế không xảy ra lạm phát mà điều này chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn
và đôi khi để phát triển nền kinh tế một số quốc gia còn phải thực hiện chính
sách phá giá tiền tệ một thời kỳ nhất định.
Như vậy, qua phân tích quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận và
những hạn chế của quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận chỉ rõ cho chúng
ta một cách suy nghĩ về những quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận hơn là
cách tính toán chính xác để tìm ra sản lượng, doanh thu, lợi nhuận,… trong
mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận. Vì vậy, tính khả thi, sự chính
xác khi ra quyết định dựa vào quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận cần
phải xem xét và hội tụ đủ những điều kiện cần thiết.
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liêu

20


- Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp của công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy
sản Cần Thơ. Số liệu này bao gồm các bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh, các bảng báo cáo tình hình sản xuất, bảng cân đối số phát sinh…Ngoài

ra, còn tham khảo sách báo, website và các tài liệu có liên quan đến đề tài.
- Số liệu sơ cấp trong đề tài được thu thập bằng cách trao đổi trực tiếp
các anh chị trong phòng kế toán.
2.2.2 Phƣơng pháp xử lý số liệu
- Sử dụng phương pháp tổng hợp, thu thập các số liệu liên quan để phân
tích các yếu tố tác động đến mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận, từ
đó đánh giá sự ảnh hưởng đến lợi nhuận.
- Dùng phương pháp suy luận: dựa trên cơ sở tổng hợp những tác nhân
ảnh hưởng đến chi phí của công ty để đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý chi phí của công ty.
- Dùng phương pháp so sánh (tương đối, tuyệt đối) để đánh giá tình hình
biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua 3 năm gần đây.
Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng phổ biến nhất nhằm so
sánh đối chiếu các chỉ tiêu, kết quả dùng trong phân tích hoạt động kinh tế.
Phương pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu phải cùng điều kiện có tính so sánh
được để xem xét đánh giá rút ra kết luận về hiện tượng quá trình kinh tế.
Các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu kinh tế như sau:
+ Phải thống nhất về nội dung phản ánh.
+ Phải thống nhất về phương pháp tính toán.
+ Số liệu thu thập được của các chỉ tiêu kinh tế phải cùng một khoảng
thời gian tương ứng.
+ Các chỉ tiêu kinh tế phải cùng đại lượng biểu hiện (đơn vị đo lường).
Tùy theo mục đích, yêu cầu của phân tích, tính chất và nội dung của các
chỉ tiêu kinh tế mà sử dụng các kỹ thuật so sánh thích hợp, đề tài sử dụng 2
loại phương pháp so sánh như sau:
So sánh số tuyệt đối
Số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng giá trị của một chỉ
tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể. Nó có thể tính bằng
thước đo hiện vật, giá trị, giờ công. Số tuyệt đối là cơ sở để tính các trị số
khác.


21


So sánh số tuyệt đối của các chỉ tiêu kinh tế giữa kỳ kế hoạch và thực tế,
giữa những khoản thời gian khác nhau, không gian khác nhau… để thấy được
mức độ hoàn thành, qui mô phát triển, khối lượng… của các chỉ tiêu kinh tế
(Biến động tăng, biến động giảm, không biến động).
So sánh số tương đối
Có nhiều loại số tương đối, tùy theo nhiệm vụ và yêu cầu của phân tích
mà sử dụng thích hợp.
+ Số tương đối kết cấu
Số tương đối kết cấu là biểu hiện mối quan hệ tỷ trọng giữa mức độ đạt
được của bộ phận chiếm trong mức độ đạt được của tổng thể về một chỉ tiêu
kinh tế nào đó. Số này cho thấy mối quan hệ, vị trí, vai trò của từng bộ phận
trong tổng thể.
+ Số tương đối động thái
Số tương đối động thái là số biểu hiện sự biến động về mức độ của chỉ
tiêu kinh tế qua một thời gian nào đó. Nó được tính bằng cách so sánh mức độ
đạt được của chỉ tiêu kinh tế ở 2 khoảng thời gian khác nhau, được biểu hiện
bằng số lần hoặc số %.

22


CHƢƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ (CAFISH)

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH

XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ
3.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty
+ Tên tiếng việt: Công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ
+ Tên tiếng anh: Can Tho Import Export Fishery Limited Company.
+ Tên giao dịch (viết tắt): CAFISH.
+ Trụ sở chính: Lô 4 khu công nghiệp Trà Nóc, Quận Bình Thủy,
TP.Cần thơ.
+ Điện thoại: 0710.3743865
+ Fax: 0710.3743869
+ Email: , ,
+ Website: www.cafish.com.vn
Loại hình doanh nghiệp là chế biến và xuất khẩu tôm đông lạnh và cá
tra.
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
- Công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (Cafish) tiền thân là
xí nghiệp hợp tác kinh doanh xuất nhập khẩu Cần Thơ thành lập năm 2007 là
đơn vị trực thuộc công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Cần Thơ và công ty Cổ
Phần Chế Biến Hàng Xuất Khẩu Long An chuyên chế biến thủy sản xuất
khẩu. Được sự cho phép của công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần
Thơ và công ty Cổ Phần Chế Biến Hàng Xuất Khẩu long An từ ngày 01 tháng
03 năm 2008 xí nghiệp hợp tác kinh doanh Xuất Nhập Khẩu Cần Thơ chính
thức chuyển đổi pháp nhân và lấy tên là công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thủy
Sản Cần Thơ.
- Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ (Cafish) gồm 3
phân xưởng chế biến.
- Tổng số cán bộ, công nhân viên: 700 người.
- Hệ thống quản lý chất lượng: HACCP, HALAL, BRC, ACC.
23



×