Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

So sánh hệ thống pháp luật Đức và Mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.56 KB, 5 trang )

Mở đầu
Luật pháp là công cụ hữu hiệu nhất để nhà nước quản lý và thiết lập trật
tự xã hội. Bất kì quốc gia nào cũng cần có một hệ thống pháp luật hùng mạnh
nhằm quản lý xã hội một cách có hiệu quả nhất. Vì vậy, đào tạo luật là ưu tiên
hàng đầu trong công cuộc xây dựng và phát triển luật pháp ở mỗi quốc gia.
Ngay cả những quốc gia có hệ thống pháp luật vô cùng lớn mạnh, có tầm ảnh
hưởng vô cùng lớn tới các quốc gia khác trên thế giới như Đức và Mỹ cũng phải
đặt việc đào tạo luật lên hàng đầu. Bài tập lần này của em sẽ nghiên cứu việc
đào tạo luật ở Đức và Mỹ trên góc độ so sánh để có một cái nhìn sâu hơn về quá
trình đào tạo luật ở hai quốc gia này.

Đào tạo luật ở Đức và Mỹ
Đức và Mỹ đều là những quốc gia phát triển và có một hệ thống pháp luật
vô cùng mạnh, chặt chẽ và vô cùng hiệu quả. Vậy, những người hành nghề luật
phải trải qua những khóa đào tạo như thế nào?
Ta có thể thấy, ở mọi quốc gia, kể cả ở Đức và ở Mỹ, luật sư luôn luôn phải
qua một quá trình đào tạo về luật ở những đại học luật danh tiếng, thậm chí còn
phải học nhiều hơn nữa thì mới có thể hành nghề. Còn nếu bạn muốn làm thẩm
phán thì con đường của bạn còn khó khăn và gian khổ hơn gấp nhiều lần.
Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu quy trình đào tạo luật ở Đức và Mỹ trên
một số phương diện:
1.

Đối tượng tuyển sinh:
Ở Đức và Mỹ có sự khác nhau cơ bản về đối tượng được nhận vào đại học
luật. Trong khi ở Mỹ chỉ nhận đào tạo những người đã có bằng cử nhân – tức là
đã tốt nghiệp đại học thì ở Đức lại đào tạo nghề luật cho mọi người, không nhất
thiết phải tốt nghiệp đại học. Điểm khác biệt này là do quy trình đào tạo của hai
nước là khác nhau.Việc lựa chọn sinh viên ở Mỹ rất khắt khe, thường chỉ lựa
chọn những sinh viên thật sự xuất sắc. Vì vậy nên những sinh viên thường luật ở
Mỹ thường được tôn trọng và dễ dàng có được việc làm.



2.

Quy trình đào tạo:
Về quy trình đào tạo thì Mỹ và Đức cũng khác nhau khá nhiều.

1


Ở Mỹ, các trường đại học luật thường đào tạo cả nghề luật. Tức là họ
không trực tiếp truyền đạt những kiến thức thuộc lòng về nội dung của các đạo
luật, các án lệ mà lại nhằm vào việc đào tạo ra những luật sư có khả năng thắng
kiện, các giáo sư luật ở Mỹ hướng tới việc dạy cho các sinh viên mọi kĩ năng cần
thiết để thắng kiện hơn là dạy luật. Việc giáo dục pháp luật ở Mỹ là nhằm đào
tạo ra những người không chỉ biết luật, hiểu luật mà còn biết giải quyết các
công việc đa dạng và phức tạp trong thực tế. Vì vậy, sinh viên trường luật ở Mỹ
có thể làm một luật sư ngay sau khi tốt nghiệp đại học.
(*) Trong đào tạo luật sư ở Mỹ phải kể đến vai trò của Hội Luật gia Hoa
Kỳ (ABA) – tổ chức quốc gia về ngành luật ở Mỹ. ABA đã xác định rằng cần phải
xây dựng một quy trình quốc gia để đảm bảo chất lượng đào tạo luật sư. Năm
1921 ABA đã đưa ra bản quy định về tiêu chuẩn tối thiểu của giáo dục pháp luật
và danh sách các trường luật được công nhận là đáp ứng được tiêu chuẩn này.
Khác với Mỹ, người Đức coi đào tạo luật khác với đào tạo nghề luật. Họ
phân chia việc đào tạo luật thành hai giai đoạn: Đào tạo về luật và Đào tạo nghề
luật. Ở giai đoạn một – đào tạo luật, sinh viên phải học ít nhất là ba năm rưỡi để
học những môn học mang tính cơ sở và những môn học luật mang tính bắt buộc
tại trường đại học. Ngoài những môn học bắt buộc, sinh viên luật còn có thể học
các môn học tự chọn khác, những môn học này sẽ được quy định theo chương
trình của từng trường. Ở giai đoạn hai – đào tạo nghề luật, sinh viên sẽ phải qua
quá trình đào tạo và thực hành hai năm tại tòa án, cơ quan công tố và tập sự

cùng luật sự thực thụ. Sau khi hoàn thành giai đoạn hai thì sinh viên mới được
cấp bằng cử nhân và mới có đủ điều kiện để làm việc.
3.

Phương pháp đào tạo:
Ở Mỹ, phương pháp đào tạo chủ yếu và quan trọng là phương pháp
Socratic (hùng biện) kết hợp cùng tình huống cụ thể. Với phương pháp này, sinh
viên có thể luyện tập khả năng phân tích tình huống, đối mặt với các tình huống
bất ngờ và có khả năng lập luận cũng như thuyết phục tốt. Những năm sau đó,
phương pháp Socratic đã không còn tác dụng vì khả năng phân tích tình huống
của sinh viên đã trở nên tốt hơn. Khi đó, các khóa học seminar được triển khai,
nó giúp cho sinh viên thảo luận, nghiên cứu và đúc rút ra kinh nghiệm cho bản
thân. Đến năm thứ ba, sinh viên các trường đại học có thể áp dụng phương pháp
thực hành trực tiếp (clinical method). Phương pháp này giúp cho sinh viên có
những kinh nghiệm thực tế, tạo tiền đề cho công việc của họ sau này.

2


Về phương pháp đào tạo luật ở Đức thì hiện nay đang xuất hiện hai quan
điểm khác nhau, đó là: quan điểm cải cách và quan điểm bảo thủ. Nhóm quan
điểm cải cách cho rằng, nước Đức cũng như nhiều nước trong hệ thống pháp
luật châu Âu lục địa cần phải tiếp nhận phương pháp thực tiễn trong đào tạo
luật của các nước Anh – Mỹ. Nghĩa là, cần giảm bớt tính hàn lâm và phải đưa
các vụ việc thực tiễn vào giảng dạy các môn luật. Nhóm quan điểm bảo thủ lại
cho rằng, chế độ đào tạo pháp luật của nước Đức theo truyền thống vẫn rất hiệu
quả. Bởi việc đào tạo pháp luật trong giai đoạn thứ nhất gắn với việc đào tạo
kiến thức pháp luật cơ bản, tổng hợp, với mục đích cung cấp các kiến thức toàn
diện cho sinh viên. Còn các kiến thức chuyên sâu và kỹ năng thực hành mang
tính chất nghề luật là nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn hai. Tuy nhiên, các kết

quả khảo sát gần đây cho thấy, nhiều khoa luật trên lãnh thổ của Đức đã chú
trọng đến việc cân đối giữa hàm lượng lý thuyết và thực tiễn pháp luật trong cơ
cấu các môn học. Điều này được minh chứng bằng việc ngày càng có nhiều luật
sư và thẩm phán có uy tín được các khoa luật mời đến giảng bài cho sinh viên.
Bên cạnh đó, trong hệ thống câu hỏi của các kỳ thi tốt nghiệp giai đoạn thứ
nhất, tỷ lệ các câu hỏi về thực tiễn pháp luật ngày càng tăng.
Như vậy, ta có thể thấy phương pháp đào tạo ở Đức và Mỹ là khác nhau.
Điểm khác nhau này là do quy trình đào tạo và mục tiêu họ đặt ra sau khi một
sinh viên ra khỏi trường.
4.

Chương trình đào tạo:
Tại Mỹ, các trường luật đều dạy giống nhau trong năm đầu tiên với các
khóa học về tài sản, hợp đồng, các vụ án dân sự, trình tự thủ tục, luật hình sự và
tất cả được dạy chủ yếu theo phương pháp giảng tích cực (đối thoại với sinh
viên) và phương pháp tình huống (case study). Theo yêu cầu của giáo sư, sinh
viên phải đọc tài liệu trước khi đến lớp, bao gồm: các bản án (case method), các
văn bản pháp luật, học thuyết pháp lý liên quan, một số bài viết về kinh tế và xã
hội học (modified case method). Trong các giờ học, người ta sử dụng phương
pháp Socratic, theo đó sinh viên làm việc theo nhóm dưới sự chỉ đạo của giáo sư,
trình bày về những gì họ đã học. Giáo sư sẽ đặt câu hỏi cho các học viên, thay đổi
tình tiết các vụ việc…Đối với sinh viên từ năm thứ ba trong trường luật có thể áp
dụng phương pháp thực hành trực tiếp (clinical method), theo đó một sinh viên
tham gia tư vấn và đại diện cho khách hàng thực sự trong khuôn khổ trợ giúp tư
pháp dưới sự theo dõi của luật sư – đồng thời là giáo sư. Các trường luật hướng
tới việc đào tạo những con người có khả năng tư duy, có trình độ lý luận, có
năng lực làm việc độc lập. Sinh viên phải nỗ lực trong nghiên cứu, tìm tòi, phân

3



tích các văn bản luật cũng như tình tiết vụ việc cụ thể để có thể đưa ra các quan
điểm, ý kiến và cách lập luận thuyết phục nhất. Ở Mỹ có xu hướng kết hợp giữa
đào tạo lý thuyết và đào tạo nghề trong chương trình trường luật để sinh viên
sau khi tốt nghiệp chỉ cần qua thời gian tập sự ngắn đã có thể làm việc được.
Như trên, ở Đức chia chương trình đào tạo luật thành hai phần:
Ở giai đoạn thứ nhất – đào tạo luật, sinh viên phải học trong một khoảng
thời gian ít nhất là ba năm rưỡi với các môn học mang tính cơ sở về khoa học
luật như: lịch sử các học thuyết pháp luật, lịch sử pháp luật, triết học, xã hội học
pháp luật và các môn luật mang tính chất bắt buộc như: luật hiến pháp, luật
dân sự, luật hình sự, luật hành chính, các luật tố tụng,… Bên cạnh đó, tùy theo
chương trình học của mỗi trường mà sinh viên có thể học các môn học tự chọn
khác.
Sau khi trải qua quá trình học, sinh viên phải trải qua một khi thì tốt
nghiệp và đánh giá học tập. Việc tổ chức thi và đánh giá vô cùng khắt khe và
nghiêm ngặt (Bộ Tư pháp mỗi bang có trách nhiệm giám sát, quản lý, đánh giá
kì thi này, thậm chí cả việc ra câu hỏi thi). Các câu hỏi thường dài và phức tạp.
Theo tài liệu năm 2003, chỉ có 65% sinh viên đạt yêu cầu, 35% sinh viên thi lại.
Sinh viên phải vượt qua kì thi này mới được quyền học tiếp sang giai đoạn hai.
Giai đoạn hai – đào tạo nghề luật, là giai đoạn sinh viên được đào tạo các
kiến thức pháp luật thực hành. Giai đoạn hai kéo dài hai năm và kết thúc bằng
một kì thi. Nếu vượt qua kì thi này thì sinh viên sẽ nhận được học vị cử nhân,
điều đó có nghĩa là họ có thể bước vào con đường nghề nghiệp của mình.
Trong thời gian này, sinh viên luật vẫn phải tham gia các giờ học mang
tính chất lý thuyết do những thẩm phán hay chuyên viên pháp lý kinh nghiệm
giảng dạy. Và họ cũng phải tham gia tập sự ở tòa án cấp quận hoặc tòa án cấp
cao trong sáu tháng; ở cơ quan công tố ba tháng; ở hội đồng địa phương bốn
tháng và bốn tháng tập sự cùng một luật sư thực thụ. Như vậy, sinh viên sẽ làm
quen với nhiều lĩnh vực, khiến cho sinh viên khi ra trường có thể làm việc ở
nhiều vị trí và lĩnh vực khác nhau.

Mặc dù chương trình học khác nhau, nhưng mục tiêu đào tạo của cả Mỹ
và Đức đều là đào tạo ra những luật sư có tài, có khả năng bảo vệ pháp luật.

Kết luận

4


Mặc dù đào tạo luật ở Mỹ và Đức vô cùng khác biệt. Nhưng mục đích
chung của họ là đào tạo ra những luật sư, những nhà luật học có khả năng, có
thực lực nhằm giúp cho hệ thống pháp luật được vững chắc và giúp cho pháp
luật được lan tỏa vào truong cuộc sống của con người – giúp bảo vệ quyền, lợi
ích chính đáng của mọi người và của quốc gia.

5



×