Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

XÂY DỰNG tập THỂ sư PHẠM ở TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG THỊ xã BUÔN hồ TỈNH đăk lăk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.46 KB, 10 trang )

ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG TẬP THỂ
SƯ PHẠM Ở TRƯỜNG THPT
HUỲNH THÚC KHÁNG THỊ XÃ
BUÔN HỒ - TỈNH ĐĂK LĂK.

I/ Mở đầu:
1


Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng được thành lập năm 1999, năm học
2009-2010 đã có 1400 học sinh, với 74 cán bộ công chức, là trường
nằm trong vùng tuyển sinh của các xã: EaSiên, Bình Thuận, Cư Bao,
Phường: Thống Nhất, Bình Tân. Đa số học sinh của trường là con em
vùng nông thôn, có 30% học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số,
việc chăm lo cho giáo dục, quan niệm về học tập của con em còn nhiều
mặt hạn chế… chất lượng hai mặt giáo dục của nhà trường còn cách xa
các trường khác trong Thị Xã, cuộc sống của cán bộ công chức còn
nhiều khó khăn, vất vả. Vì vậy để động viên cán bộ công chức an tâm
công tác ở nơi đây và ngày càng nâng cao chất lượng của nhà trường,
tôi mạnh dạn chọn việc xây dựng tập thể sư phạm để làm đề tài nghiên
cứu và ngày càng hoàn thiện hơn trong công tác quản lý.
II/ Thực trạng và giải pháp:
1/ Nhận thức của người quản lý:
- Hiệu trưởng là người có trách nhiệm tổ chức và quản lý toàn bộ
các hoạt động của nhà trường phổ thông, nhằm thực hiện các
nhiệm vụ đề ra, trong đó trách nhiệm chủ yếu của hiệu trưởng là
bảo đảm chất lượng giảng dạy và giáo dục thế hệ trẻ. Tập thể sư
phạm là một nhân tố chủ yếu để nâng cao chất lượng của nhà
trường.
- Xây dựng các môi trường nhà trường, gia đình, xã hội, tạo điều
kiện để toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ,


người lớn nêu gương tốt cho trẻ em và tham gia vào các hoạt
động giáo dục của nhà trường, đồng thời các tổ chức và mọi cá
nhân trong nhà trường có trách nhiệm tăng cường các biện pháp
2


nhằm ngăn ngừa sự xâm nhập của các ảnh hưởng tiêu cực ngoại
lai vào nhà trường.
- Xây dựng tập thể sư phạm ( gồm tập thể giáo viên, tập thể cán bộ
lãnh đạo, tập thể nhân viên) thành một tập thể đoàn kết nhất trí,
vững về chính trị, giỏi về chuyên môn, là nhiệm vụ hết sức quan
trọng của người hiệu trưởng.
2/Đặc điểm tình hình của tập thể sư phạm trường THPT Huỳnh
Thúc Kháng:
Trong những ngày đầu thành lập, đây là một trường THPT mang tính
đặc thù, trường THPT Huỳnh Thúc Kháng đóng chân trên một vùng
thuần nông, bà con lam lũ với việc trồng trọt, chăm bón cây cà phê, cây
lúa…, ở đây đa số là người có đạo Công Giáo, có nhiều dân tộc khác
nhau đang sinh sống. Trường nằm ở vị trí vừa xa thành phố, vừa xa
trung tâm thị xã. Chỗ ăn ở của cán bộ công chức chủ yếu nhờ vào các
kho, các cửa hàng Hợp tác xã …ngày trước để lại, nên không được
ngăn nắp…, chủ yếu đủ để che nắng, che mưa. Nhà trường khi đó cơ sở
vật chất còn thiếu thốn trăm bề, phải học chung với trường trung học cơ
sở, học sinh đa số là con em vùng nông thôn, con em đồng bào dân tộc
thiểu số nên điều kiện học tập còn rất vất vả. Với sự khó khăn đó, đã
dẫn đến một số giáo viên đang giảng dạy tại trường luôn trông chờ vào
sự thuyên chuyển công tác đi nơi khác thuận lợi hơn, chưa thật sự an
tâm công tác ở mái trường này.
Trước thực tế đó, chúng tôi thấy cần thiết phải xây dựng một tập thể sư
phạm vững mạnh, đồng tâm hiệp lực để mọi người an tâm công tác lâu


3


dài ở nơi đây. Có như thế mới hy vọng hòng thay đổi được chất lượng
hai mặt giáo dục của nhà trường.
3/ Một số biện pháp đã thực hiện:
a) Điều đầu tiên là phải xây dựng Chi bộ trong sạch vững mạnh:
Đây là hạt nhân lãnh đạo vững chắc trong nhà trường là điều kiện
cần thiết và cấp bách trong điều kiện nhà trường còn non trẻ, và ở
vùng đặc thù đa dân tộc, đa tôn giáo.
Trong công tác này Chi bộ và Ban giám hiệu quan tâm nhất là
thường xuyên bồi dưỡng, giáo dục, giới thiệu cho đảng những quần
chúng ưu tú thông qua các hoạt động thực tiễn, đặc biệt là các giáo
viên có năng lực, có đạo đức, tha thiết với sự nghiệp giáo dục.
Biện pháp tích cực nhất là đưa anh em từng bước hòa đồng với tập
thể nhỏ, tuy còn nhiều khó khăn, nhưng tràn đầy tình thương, mọi
người biết sống vì người khác, mọi người đều bình đẳng, được phát
huy mọi sáng tạo.
Đến hôm nay Chi bộ nhà trường đã có 17 đảng viên, trong đó có 1
đảng viên là dân tộc thiểu số, với nhiều chiến sĩ thi đua cấp Tỉnh,
cấp cơ sở, nhiều đồng chí là giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh.
b) Xây dựng bộ máy quản lý vững mạnh:
Chỉ khi nào bộ máy quản lý phát huy được hiệu lực, thì khi đó mỗi
nhiệm vụ, mỗi mục tiêu mới có thể đạt được.
Ban giám hiệu ban đầu có hai, đến hôm nay đã là bốn. Đó là một tập
thể những người quản lý cùng chung một tâm nguyện: tất cả vì sự
nghiệp giáp dục, vì sự lớn mạnh của mái trường.

4



Để đạt được hiệu quả, trong điều hành, quản lý, đầu mỗi năm học
đều có sự phân công hợp lý, chi tiết, tùy theo năng lực sở trường của
từng người, nhưng phải đảm bảo đúng quy định của một trường
THPT.
Toàn bộ Ban giám hiệu đã hoàn tất chương trình đào tạo cán bộ
quản lý, phương châm hoạt động của Ban giám hiệu là tự bồi dưỡng
qua công tác thực tiễn, phải luôn rèn luyện đạo đức cách mạng, xây
dựng tinh thần đoàn kết nhất trí cao trong nội bộ, gương mẫu trong
sinh hoạt, tận tụy trong công tác, thẳng thắn đấu tranh tự phê bình và
phê bình, luôn luôn vì lợi ích của tập thể.
Bên cạnh đó chúng tôi còn trao đổi, bồi dưỡng cho nhau về lề lối
làm việc, và năng lực công tác. Biện pháp tích cực nhất là mọi việc
khi giải quyết đều được nhất trí cao trong tập thể lãnh đạo.
c) Xây dựng một tập thể sư phạm đoàn kết nhất trí cao:
Trước yêu cầu giáo dục toàn diện đòi hỏi nhà trường phải có một đội
ngũ giáo viên đủ về cơ cấu và số lượng cần thiết, để thực hiện công
tác giảng dạy và giáo dục học sinh .
Điều quan tâm của nhà trường là luôn chú ý đến nội dung giáo dục
toàn diện, do đó trong khi chưa có giáo viên dạy môn Giáo dục
ngoài giờ lên lớp, Hướng nghiệp, thì Ban giám hiệu chúng tôi đã
huy động lực lượng giáo viên chủ nhiệm, giao từng người, cho đăng
ký phụ trách từng nội dung cụ thể, và chính quý thầy cô giáo được
phân công đó tự trình bày bài giảng của mình cho học sinh, từ đó đã
có được một chương trình, với nội dung sâu sắc hơn trong công tác
giáo dục.
5



Trong đầu năm học Ban giám hiệu đã lựa chọn những người có khả
năng quản lý, có năng lực chuyên môn, để cử làm tổ trưởng.
Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm được chú ý đặc biệt, do hiệu trưởng
lựa chọn và dự kiến phân công từ cuối năm học trước, dựa trên đặc
điểm tình hình lớp, nguyện vọng của phụ huynh học sinh và nhất là
phẩm chất, năng lực của từng giáo viên. Điều khó khăn là có một số
giáo viên mới ra trường, còn thiếu kinh nghiệm nên công tác chủ
nhiệm còn ít nhiều thiếu sót.
d) Tập hợp đội ngũ trong các tổ chức quần chúng rộng rãi:
Công tác này có một ý nghĩa lớn trong xây dựng tập thể vững mạnh.
Để tổ chức công đoàn vững mạnh, trước hết phải biết lựa chọn cán
bộ phụ trách vừa có năng lực công tác, lại có khả năng đoàn kết mọi
người. Phải thường xuyên, bồi dưỡng, giúp đỡ, tạo điều kiện cho cán
bộ phụ trách công đoàn có vị trí ngang tầm với hiệu trưởng. Điều
này rất có ý nghĩa trong việc đảm bảo cho công đoàn phát huy được
chức năng cơ bản của mình: bảo đảm quyền làm chủ tập thể của
quần chúng trong nhà trường, chủ động tham gia quản lý, giám sát,
kiểm tra các hoạt động của nhà trường. Trong công tác xây dựng
công đoàn, hiệu trưởng vừa là tham mưu, vừa là người bạn đáng tin
cậy.
Trong thời gian qua công đoàn trường THPT Huỳnh Thúc Kháng đã
thực sự trở thành một tổ chức rộng rãi, thực hiện tốt dân chủ hóa
trong nhà trường, phát huy được nội lực tập thể sư phạm thông qua
các hội nghị hằng năm, qua hoạt động có hiệu quả của thanh tra
nhân dân…
6


Chính trong việc tập hợp được quần chúng tham gia tốt công việc
hiếu hỷ, lo chỗ ăn, chốn ở…, để cùng chia bùi, xẻ ngọt với từng cán

bộ công chức, đã làm cho mọi người thấy thương yêu, gắn bó nhau
hơn.
Trong công tác của đoàn trường thì khẳng định rằng: Đoàn trường
giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng và giáo dục thanh niên
chuẩn bị vào đời, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh theo
hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa, do đó phải chọn cán bộ đoàn
là những người có trình độ văn hóa và chính trị tương xứng, có năng
lực và kinh nghiệm tổ chức, tích cực tham gia công tác xã hội, có
năng lực tìm hiểu và tiếp thu những nhiệm vụ học tập, giáo dục do
nhà trường đề ra.
Nhằm tránh tình trạng đoàn trường hoạt động đơn độc, hiệu trưởng
đã tạo điều kiện để có sự phối hợp đồng bộ giữa tổ chức đoàn với
các bộ phận khác trong nhà trường.
Đối với hội đồng sư phạm, đã thực hiện khẩu hiệu: “ Toàn trường
làm công tác đoàn”, tạo cho cán bộ, giáo viên có ý thức gắn bó với
đoàn. Bí thư đoàn trường là thành viên của hội đồng thi đua, phụ
trách công tác thi đua trong học sinh. Mọi kế hoạch của đoàn trường
đều được đưa vào kế hoạch chung của nhà trường.
e) Xây dựng bầu không khí tâm lý thuận lợi:
Bầu không khí tâm lý thuận lợi trong nhà trường sẽ là điều kiện tốt
xây dựng một tập thể sư phạm đoàn kết, keo sơn, trong đó có tinh
thần trách nhiệm cao quý: vì học sinh thân yêu, có sự quan tâm của
mỗi người đến những người khác, đó là dư luận tập thể lành mạnh
7


có tác động tích cực đến tư tưởng và hành động của từng thành viên
và của cả tập thể sẽ góp phần ngăn ngừa và đẩy lùi tiêu cực. Đó là
những xúc động tập thể xuất hiện vào cuối năm khi có kết quả thi tốt
nghiệp: vui mừng trước những kết quả cao của bạn, chia sẻ những lo

lắng, thất bại của đồng nghiệp . Đó là sự quan tâm đến đời sống vật
chất và tinh thần của từng thành viên trong tập thể. Mỗi người làm
việc cho học sinh, cho tập thể, ngược lại cả tập thể chăm lo đời sống
cho từng gia đình , mang lại hạnh phúc cho từng người qua các buổi
gặp mặt con em gia đình giáo viên, các buổi tổ chức sinh nhật…
f) Xây dựng đội ngũ giáo viên có tinh thần kỷ luật, có ý thức
trách nhiệm cao, có tiềm lực giảng dạy và giáo dục tốt.
Tập thể nhà trường đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, luôn phấn
đấu đạt hiệu quả trong công tác, biểu hiện rõ nhất là bảo đảm chuyên
cần thực hiện quy chế chuyên môn. Nhà trường cũng tạo điều kiện
cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên tham gia phong trào tự học, tự
rèn luyện. Trong những năm qua toàn bộ giáo viên của trường đã
tham gia đầy đủ chương trình Bồi dưỡng thường xuyên, có ba giáo
viên đã hoàn thành chương trình Thạc sĩ và hiện có bốn giáo viên
đang tham gia các lớp Thạc sĩ.
Các tổ chuyên môn luôn chú ý cải tiến phương pháp giảng dạy phù
hợp với học sinh, phong trào dư giờ, thao giảng đã được hưởng ứng
tích cực.
g) Xây dựng niềm tin, niềm tự hào cho tập thể sư phạm:
Đây là một trong những điều kiện để giáo viên gắn bó với trường.
Niềm tin ở đây không phải chỉ xây dựng trên những nhận thức về lý
8


luận mà quan trọng là ở công viêc cụ thể, bằng những hình ảnh cụ
thể mà hằng ngày họ quan sát được. Trước hết phải bảo đảm thực
hiện một cách đầy đủ nhất mọi chế độ chính sách đã được nhà nước
ban hành. Mặt khác phải chăm lo tốt đời sống giáo viên. Đây không
chỉ đơn thuần là đời sống mà là sự quan tâm, chăm sóc bằng tình
thương của tập thể như trợ vốn mua dụng cụ gia đình, giải quyết khó

khăn, trợ cấp đột xuất, giúp nhau khi đồng đội hoặc gia đình đồng
đội bị những biến cố đột xuất… Từ đó giáo viên gắn bó với tập thể
hơn, coi tập thể là một gia đình lớn trong đó mọi người yêu thương
đùm bọc lẫn nhau.
Trong giao tiếp, phải làm cho giáo viên thấy rằng anh chị em được
đối xử công bằng, được phân công làm việc một cách khoa học,
được dìu dắt nâng đỡ, đặc biệt phải làm cho anh chị em thấy ở lãnh
đạo, ở tập thể một lòng tin đối với anh chị em.
h) Tổ chức tốt các phong trào thi đua:
Trước hết phải xây dựng trong tập thể quan niệm đúng đắn về thi
đua theo tinh thần: Thi đua là yêu nước.
Hiệu trưởng và Ban thi đua phải chỉ đạo, giúp các tổ chuyên môn
trong theo dõi, đánh giá chính xác , công bằng.
Đối với người tốt, việc tốt phải được biết đến và phải được biểu
dương kịp thời, đối với một số hiện tượng chưa tốt, người hiệu
trưởng phải có thái độ rõ ràng, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn
nhưng với tất cả tình thương, lòng khoan dung.
III/ Kết luận:

9


Ở vùng nông thôn, nơi nhà trường đóng chân, luôn coi nhà trường là
một trung tâm văn hóa của địa phương, là một môi trường chính yếu
để giáo dục con người . Vì thế xây dựng được tập thể sư phạm vững
mạnh là việc làm hết sức thiết thực, để từ tập thể sư phạm này giúp
chúng ta hình thành được những nét bản chất nhất trong đạo đức,
trong nhân cách của mỗi học sinh. Trong thời gian qua tập thể sư
phạm trường THPT Huỳnh Thúc Kháng đã có những tiến bộ đáng
mừng, nội bộ đoàn kết thân thương, gắn bó nhau vì sự nghiệp giáo

dục, vì sự khôn lớn của con em mình… kết quả hai mặt giáo dục
ngày được nâng cao, đã tạo được niềm tin tốt với địa phương mình
công tác, phụ huynh học sinh an tâm gởi con em mình học tập ở mái
trường này…
Chúng tôi hy vọng rằng với sự cố gắng cộng đồng trách nhiệm của
toàn thể cán bộ công chức, thì niềm tin tốt đẹp của địa phương, của
phụ huynh học sinh, của các cấp, đối với trường THPT Huỳnh Thúc
Kháng sẽ ngày càng lớn mạnh và trường tồn theo năm tháng ./.

10



×