Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Xây dựng thư viên tư liệu hỗ trợ giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật lý ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 22 trang )

Xây dựng thư viên tư liệu hỗ trợ giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật lý ở trường
THPT

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công
nghệ thông tin đã tác động mạnh mẽ đến việc đổi mới nội dung, phương pháp, phương thức
dạy học. Nhận thức được vai trò quan trọng của công nghệ thông tin trong dạy học hiện nay,
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 10 đã nêu định hướng phát triển Giáo dục –
Đào tạo 2006 - 2010: “Phát triển mạnh và kết hợp chặt giữa hoạt động khoa học và công
nghệ với giáo dục và đào tạo để thực sự phát huy vai trò quốc sách hàng đầu, tạo động lực
đẩy
Điều 28 Luật giáo dục qui định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp
học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú
học tập cho học sinh” [17].
Sự kết hợp máy vi tính với hệ thống truyền thông đa phương tiện cùng với mạng
thông tin toàn cầu Internet đang góp phần đổi mới phương pháp dạy học, tạo được động cơ,
hứng thú học tập cho học sinh. Với Internet, người sử dụng có thể tìm kiếm mọi thông tin
cần thiết, tra cứu tài liệu hỗ trợ cho quá trình dạy học, mở rộng kiến thức, ôn tập, kiểm tra
đánh giá kết quả học tập, học trực tuyến, tham gia các diễn đàn để trao đổi kiến thức... Từ
đó giúp cho người dạy thay đổi phương pháp dạy học của mình theo hướng tích cực hóa
hoạt động nhận thức của người học, đồng thời người học có thể rèn luyện khả năng tự học,
tự nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức của nhân loại.
Phần lớn giáo viên hiện nay chưa biết cách tìm kiếm thông tin trên Internet để xây
dựng kho tư liệu hỗ trợ cho quá trình dạy học của mình một cách hiệu quả. Học sinh thì chủ
yếu sử dụng Internet để giải trí vì không có nhu cầu và không biết cách tìm thông tin trên
Internet. Đây cũng là một vấn đề cấp thiết trong công tác dạy học hiện nay khi việc ứng
dụng công nghệ thông tin trong dạy học đang được chú trọng nhằm thay đổi phương pháp
dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh.



-1-

Phạm Hùng Lĩnh


Xây dựng thư viên tư liệu hỗ trợ giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật lý ở trường
THPT

Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “XÂY DỰNG THƯ VIỆN
TƯ LIỆU HỖ TRỢ GIÁO VIÊN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY
HỌC VẬT LÝ Ở TRƯỜNG THPT”
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Với tên đề tài “Xây dựng thư viện tư liệu hỗ trợ giáo viên ứng dụng công nghệ thông
tin trong dạy học vật lý” thì mục tiêu của đề tài được xác định là:
- Xây dựng được một số nội dung về cơ sở lí luận của việc khai thác và sử dụng
Internet trong dạy học vật lí.
- Xây dựng được thư viện tư liệu từ Internet.
- Thiết kế bài dạy học từ thư viện tư liệu.
3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu Xây dựng được thư viên tư liệu hỗ trợ giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học vật lý thì sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học, tích cực hóa hoạt động
nhận thức của HS, nâng cao chất lượng DH Vật lí ở trường THPT.
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Hoạt động dạy và học vật lí ở trường phổ thông với sự hỗ trợ của Internet nhằm xây
dựng tư liệu cho quá trình dạy học.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về việc khai thác và sử dụng Internet trong dạy học
- Nghiên cứu nội dung, chương trình vật lí THPT.
- Nghiên cứu xây dựng thư viện tư liệu từ Internet.

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả của việc sử dụng thư viện
trong dạy học Vật lí ở trường THPT.
6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Đề tài chỉ tập trung xây dựng thư viện tư liệu trong chương trình vật lí THPT và tiến
hành thực nghiệm trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trên địa bàn tỉnh Đăklắk .
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
-2-

Phạm Hùng Lĩnh


Xây dựng thư viên tư liệu hỗ trợ giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật lý ở trường
THPT

- Trao đổi với giáo viên về việc sử dụng CNTT trong DH vật lí.
- Phỏng vấn học sinh về các tiết dạy có sử dụng CNTT
 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Dạy thực nghiệm.
- Quan sát, kiểm tra đánh giá hoạt động học của học sinh trong giờ học
 Phương pháp thống kê toán học
Xử lí thống kê số liệu thu được từ phiếu điều tra và các kết quả thực nghiệm sư phạm
8. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
 Phần mở đầu
 Phần nội dung
 Phần kết luận
 Tài liệu tham khảo

-3-


Phạm Hùng Lĩnh


Xây dựng thư viên tư liệu hỗ trợ giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật lý ở trường
THPT

PHẦN 2: NỘI DUNG
XÂY DỰNG THƯ VIỆN TƯ LIỆU HỖ TRỢ GIÁO VIÊN ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ
I. Cơ sở lý luận của việc khai thác Internet nhằm xây dựng thư viện tư liệu trong dạy
học vật lý
1. Khái niệm Internet
Internet là sự kết nối của hệ thống các mạng máy tính thông qua các phương tiện viễn
thông trên toàn thế giới như vệ tinh viễn thông, cáp quang, đường điện thoại... Khả năng
truyền tải của những phương tiện này rất lớn, có thể chứa được nhiều loại thông tin như dữ
liệu, hình ảnh, tiếng nói, hình ảnh động...
2. Vai trò của Internet trong dạy học vật lí ở trường THPT
Hiện nay, nguồn tư liệu trên Interrnet ngày càng phong phú. Theo chủ trương của Bộ
giáo dục và đào tạo, nguồn học liệu mở sẽ phát triển trong thời gian tới. Do đó, hình thành
được kĩ năng khai thác thông tin trên Internet sử dụng các trang tìm kiếm phục vụ cho việc
giảng dạy là nhiệm vụ cấp bách với mỗi giáo viên. Những hiểu biết cần thiết của người giáo
viên:
• Biết cách khai thác thông tin từ một số website cho bộ môn của Việt Nam, của nước
ngoài. Biết cách khai thác thông tin dưới dạng text, hình ảnh, ảnh flash, video, các
file .ppt, .swf... phục vụ cho giảng dạy thông qua các website tìm kiếm.
• Biết cách sử dụng email để gửi đính kèm tư liệu tìm được đến các bạn đồng nghiệp.
Những kỹ năng cần thiết:
• Tìm kiếm thông tin trên các website: google.com, msn.com, yahoo.com bằng các lựa
chọn kiểu và từ khoá thích hợp.
• Nắm được nội dung chính các website cần thiết đối với người giáo viên:

, thuvienvatly.com, thuvienhoahoc.com, ephysic.com,
vatlysupham.com, vatlytuoitre.com, ts.edu.net.vn...
• Tìm kiếm và lưu trữ hình ảnh, ảnh flash, đoạn video, bài soạn trên PowwerPoint, đề
kiểm tra, tư liệu khác...
• Có kỹ năng download và sử dụng các phần mềm

-4-

Phạm Hùng Lĩnh


Xây dựng thư viên tư liệu hỗ trợ giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật lý ở trường
THPT

Để hình thành các kỹ năng đó, Các bài tập về kỹ năng khai thác thông tin trên Interrnet
được đưa dưới dạng.
• Tìm kiếm và lưu trữ hình ảnh
• Kết hợp mở từ điển Vietdic để tra cứu.
• Tìm kiếm theo định dạng: file PowerPoint, file flash
• Download đề kiểm tra.
• Download phần mềm và sử dụng phần mềm.
• Sử dụng phần mềm FlashCatcher Download ảnh flash từ các website
• Trao đổi thông tin qua hộp thư điện tử.
Có thể nói thông tin là tài nguyên quan trọng nhất trong xã hội hiện nay. Với lượng
thông tin khổng lồ, Internet thực sự đóng một vai trò quan trọng trong giáo dục. Người sử
dụng có thể tìm kiếm được rất nhiều thông tin về các chính sách giáo dục của Bộ Giáo Dục
– Đào tạo, về thi cử, điểm số, thông tin về các trường Đại học, tư vấn hướng nghiệp cho học
sinh... Đặc biệt là nguồn kiến thức phong phú trên Internet với nhiều môn học từ tự nhiên
đến xã hội, học sinh có thể tham khảo các bài học, đề thi trên mạng Internet, tham khảo mở
rộng thêm kiến thức từ các trang web về giáo dục. Giáo viên có thể tham khảo các trang

web để bổ sung kiến thức, tìm kiếm những hình ảnh, thí nghiệm ảo, video clips hỗ trợ cho
bài giảng. Tóm lại, Internet là nguồn cung cấp thông tin, kiến thức rất phong phú.

Hiện nay Internet đang được sử dụng làm lớp học trực tuyến. Với những lớp học này
thì người học có thể thoải mái hơn. Ưu điểm thứ nhất của lớp học trực tuyến là thuận tiện
thời gian. Học trên mạng thuận tiện giờ giấc cho người học cũng như người dạy. Người học
có thể lên mạng ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào để thảo luận và làm bài. Người dạy cũng vậy,
có thể lên mạng bất cứ nơi nào và giờ nào để theo dõi và hướng dẫn người học. Ưu điểm thứ
hai của việc học trên mạng là tài liệu dồi dào và thuận tiện.

-5-

Phạm Hùng Lĩnh


Xây dựng thư viên tư liệu hỗ trợ giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật lý ở trường
THPT

Từ các website, ta có thể thu được nhiều hình ảnh mô phỏng quá trình vật lí. Đây là
những hình động được xây dựng bằng phần mềm Macromedia Flash rất đẹp, bảo đảm tính
sư phạm, tính trực quan và thẩm mỹ để mô phỏng các quá trình vật lí. Các hình động này rất
dễ sử dụng vì chỉ cần chèn ngay vào trang nào đó của bài giảng với dung lượng ít. Từ các
website, ta có thể thu được nhiều hình ảnh mô phỏng quá trình vật lí. Đây là những hình
động được xây dựng bằng phần mềm Macromedia Flash rất đẹp, bảo đảm tính sư phạm, tính
trực quan và thẩm mỹ để mô phỏng các quá trình vật lí. Các hình động này rất dễ sử dụng vì
chỉ cần chèn ngay vào trang nào đó của bài giảng với dung lượng ít.

Hoặc những mô phỏng được viết bằng ngôn ngữ applet nhúng trong Java để chạy trực
tiếp trên trình duyệt cho phép người sử dụng thay đổi được các thông số của thí nghiệm đó.


Từ nhiều website về vật lí, ta có thể thu được nhiều hình ảnh tĩnh cũng như hình ảnh
động về các hiện tượng, quá trình vật lí cũng như các thí nghiệm vật lí… Những hình ảnh
này rất dễ download và sử dụng.
-6-

Phạm Hùng Lĩnh


Xây dựng thư viên tư liệu hỗ trợ giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật lý ở trường
THPT

Từ Internet, ta có thể download các thí nghiệm vật lí của các phần Cơ, Quang, Nhiệt,
Điện…

Trên đây chỉ là một số nguồn tư liệu điển hình có thể khai thác và sử dụng trong dạy
học vật lí. Trong lúc chúng ta chưa có điều kiện xây dựng các phần mềm dạy học vật lí
chuyên biệt, thì việc khai thác tư liệu qua Internet là rất cần thiết. Thư viện tư liệu được xây
dựng thông qua việc multimedia hoá nội dung kiến thức cần trình bày sẽ góp phần tích cực
hoá hoạt động học tập ở lớp, góp phần quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học
vật lý hiện nay ở trường phổ thông.
II. Xây dựng thư viện tư liệu hỗ trợ giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học vật lý
1. Các website hỗ trợ khai thác tư liệu xây dựng thư viện
Để có thể khai thác tốt nguồn thông tin xây dựng thư viện tư liệu đòi hỏi giáo viên và
học sinh phải biết được các nguồn tư liệu cần khai thác được tìm thấy các trang web nào. Do
đó đây là phần quan trọng trong quá trình xây dựng thư viện tư liệu Vật lý. Sau đây là một
số trang Web giúp giáo viên và học sinh tìm tư liệu hiệu quả nhất:
-

Các website hỗ trợ việc tra cứu:


+ Công cụ tìm kiếm ở Việt Nam

-7-

Phạm Hùng Lĩnh


Xây dựng thư viên tư liệu hỗ trợ giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật lý ở trường
THPT



+ Công cụ tìm kiếm của nước ngoài


www.copernic.com



www.metacrawler.com



www.askjeeves.com

/>
www.surfwax.com




www.vivisimo.com

-8-

Phạm Hùng Lĩnh


Xây dựng thư viên tư liệu hỗ trợ giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật lý ở trường
THPT

Các website khai thác tư liệu vật lý:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.:8182/students/?
PHPSESSID=3f69adcf7f6dd6f3ec3b465eb597f3db&courseID=263
8. />9. http:// www.edu.net/,
10. />11. />12. />13. />14. />15.
16.
17. />-9-

Phạm Hùng Lĩnh


Xây dựng thư viên tư liệu hỗ trợ giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật lý ở trường
THPT


18. http:// www.hk-phy.org/ressources/mak_video
19.
20. />21.
22.
23. http:// www.thuvienvatly.com
24.
25.
26.
27.
28.
29. />30. />=03a
31. />32. />33. />txtkeys1=Electrostatic+Experiments
34. />35. />36. />37. />tm.
2. Thực trạng việc dạy học vật lý vật lý ở trường trung học phổ thong hiện nay
Nhìn chung, việc giảng dạy Vật Lý hiện nay chưa thể hiện tốt các đặc trưng thực
nghiệm của môn học, rất nhiều giáo viên chưa tận dụng hết các phương tiện thí nghiệm hiện
có để tăng hiệu quả giờ dạy. Vật Lý ở các trường phổ thông chủ yếu là Vật Lý thực nghiệm.
Phương pháp của nó chủ yếu là phương pháp thực nghiệm. Trong khi thí nghiệm thật không
- 10 -

Phạm Hùng Lĩnh


Xây dựng thư viên tư liệu hỗ trợ giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật lý ở trường
THPT

có điều kiện thực hiện thì số giáo viên phổ thông biết ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy
học Vật Lý là không nhiều. Nguyên nhân là nhiều giáo viên thiếu kiến thức tin học và thiếu
sự quan tâm đến sự có mặt của công nghệ thông tin và Internet để khai thác tư liệu phục vụ

cho giảng dạy; đa số các phần mềm, thí nghiệm, video hiện có đều được viết bằng tiếng
nước ngoài nên các giáo viên cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu và sử dụng nó
cho hiệu quả.
Các giáo viên dạy vật lý thường gặp nhiều khó khăn trong truyền đạt kiến thức cho
học sinh khi không có thí nghiệm, hình ảnh mô phỏng hiện tượng vật lý. Trong khi đó, hệ
thống dụng cụ thí nghiệm của hầu hết trường PTTH còn thiếu; một số thí nghiệm với độ
chính xác không cao, nhiều hiện tượng vật lý khó mô tả gây khó khăn cho gây khó khăn cho
giáo viên khi truyền đạt kiến thức. Xuất phát từ thực tế giảng dạy, để giúp học sinh tiếp thu
tốt bài học cần phải xây dựng thư viện tư liệu hỗ trợ giáo viên.
Đối với giáo viên, tạo một thư viện điện tử để lưu trữ các thông tin phục vụ trong
công tác giảng dạy có một ý nghĩa thiết thực. Việc ứng dụng những thành tựu của CNTT để
lập thư viện lưu trữ các thông tin, tư liệu ảnh, video, một số đoạn bài soạn mẫu phục vụ cho
việc soạn, giảng bằng giáo án điện tử, các đề kiểm tra dùng kiểm tra đánh giá kết quả học
tập của học sinh, các nội dung phục vụ ngoại khoá ... sẽ nâng cao hiệu quả của quá trình dạy
học. Để phát huy hiệu quả của thư viện đòi hỏi có sự cập nhật thường xuyên của giáo viên
và học sinh trên Internet. Hằng năm, để thư viện tư liệu phong phú giáo viên có thể thay đổi,
bổ xung. Đối với từng nội dung kiến thức trong bài dạy giáo viên có thể yêu cầu học sinh tự
tìm tư liệu, hình ảnh, video, thí nghiệm ảo… hỗ trợ bài giảng nhằm làm cho thư viện phong
phú hơn. Ngoài ra, nếu xây dựng được kho tư liệu hoàn hảo giúp giáo viên tiết kiệm nhiều
thời gian tìm kiếm tư liệu phục vụ cho bài giảng.
3. Một số tư liệu vật lý trong thư viện tư liệu phục vụ cho dạy học vật lý

- 11 -

Phạm Hùng Lĩnh


Xây dựng thư viên tư liệu hỗ trợ giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật lý ở trường
THPT


Tư liệu vật lý 10

Tư liệu vật lý 11

- 12 -

Tư liệu vật lý 12

Phạm Hùng Lĩnh


Xây dựng thư viên tư liệu hỗ trợ giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật lý ở trường
THPT

Toàn bộ các tư liệu xây dựng cho thư viên vật lý được đưa vào đĩa CD kèm theo sang
kiến kinh nghiệm rất thuận tiện cho giáo viên trong quá trình khai thác và dạy học vật lý.

4. Thiết kế bài dạy học dựa trên thư viện tư liệu vật lý
TIẾT 1: ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT COULOMB
1. Mục tiêu
 Kiến thức
- Trình bày được khái niệm điện tích điểm và cấu tạo của điện nghiệm
- Nêu được các loại điện tích và sự tương tác giữa các điện tích
- Trình bày được phương, chiều và độ lớn của lực tương tác giữa các điện tích điểm
trong chân không
 Kĩ năng
- Vận dụng được công thức của định luật Coulomb để giải bài tập tính lực tương tác giữa
các điện tích
- Biết cách biểu diễn lực tương tác giữa các điện tích bằng vectơ
- Biết cách tìm lực tổng hợp tác dụng lên một điện tích bằng phép cộng các vectơ lực.

 Thái độ
- Rèn luyện ý thức tự giác, chủ động trong học tập thông qua việc tự giác hoạt động
nhóm, cùng hợp tác với bạn và với giáo viên trong học tập.
- Bước đầu hình thành lòng ham mê yêu thích môn vật lí thông qua việc quan sát các
hiện tượng tự nhiên được đưa vào bài giảng.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- 13 -

Phạm Hùng Lĩnh


Xây dựng thư viên tư liệu hỗ trợ giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật lý ở trường
THPT

 Giáo viên:
- Các thiết bị như máy tính, projector, bài giảng điện tử sử dụng thư viện tư liệu khai
thác từ Internet
- Chuẩn bị phiếu học tập
 Học sinh:
Ôn lại các kiến thức về điện tích ở lớp 7

3. Tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Đặt vấn đề vào bài
Hoạt động học của HS

Hoạt động dạy của GV

HS quan sát

Cho HS xem hai đoạn phim: vật nhiễm điện

hút trang sách, vật nhiễm điện hút nước.
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Tại sao lại có
hiện tượng đó?
Đặt vấn đề: Để tìm hiểu xem bản chất của
hiện tượng này là gì, chúng ta sẽ nghiên cứu
bài Điện tích – Định luật Coulomb.

Lắng nghe và suy nghĩ
Hoạt động 2: Tìm hiểu về điện tích
Hoạt động học của HS

Hoạt động dạy của GV

Trả lời câu hỏi của GV

Yêu cầu HS nhớ lại các kiến thức về điện
tích đã học ở lớp 7 thông qua các câu hỏi gợi
ý: Điện tích là gì? Điện tích điểm là gì? Có
mấy loại điện tích? Các điện tích tương tác

HS quan sát các videoclips

với nhau như thế nào?(Chiếu đoạn phim giới
thiệu về điện tích)
Làm thí nghiệm kết hợp với trình chiếu
- 14 -

Phạm Hùng Lĩnh



Xây dựng thư viên tư liệu hỗ trợ giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật lý ở trường
THPT

phim thí nghiệm về giới thiệu các loại điện
tích và sự tương tác giữa chúng
Yêu cầu HS nhắc lại các khái niệm điện
tích, điện tích điểm, nêu tên của các loại điện
Nhắc lại và ghi kết luận vào phiếu học tập.
Cá nhân tự suy nghĩ rồi trao đổi với các bạn
cùng nhóm để thống nhất nội dung trả lời
của nhóm mình.

tích và sự tương tác giữa các điện tích đó sau
khi xem phim.
Yêu cầu các nhóm trả lời câu hỏi sau: Làm
thế nào để phát hiện ra một vật có nhiễm
điện hay không?

Hoạt động theo nhóm

Theo dõi hoạt động của các nhóm HS

Trình bày câu trả lời

Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày câu

HS quan sát

trả lời.
Kết luận về cách phát hiện ra vật nhiễm điện.

Giới thiệu điện nghiệm cho HS. Nếu HS khó

Ghi nhớ và hiểu cách phát hiện vật nhiễm quan sát điện nghiệm thực, có thể cho HS
điện thông qua điện nghiệm
xem phim về cấu tạo của điện nghiệm và
nguyên tắc hoạt động của nó.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về 3 hiện tượng nhiễm điện của các vật
Hoạt động học của HS

Hoạt động dạy của GV

HS quan sát

Làm thí nghiệm kết hợp với trình chiếu phim
về hiện tượng nhiễm điện do cọ xát
Yêu cầu HS nêu nhận xét
Nhận xét câu trả lời của HS và nêu kết luận
về hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.

HS nhận xét: Sau khi cọ xát, vật có khả năng Cho HS xem hình ảnh về hiện tượng nhiễm
điện do tiếp xúc.

hút được các vật nhẹ.

HS hiểu và ghi nhớ về hiện tượng nhiễm Yêu cầu HS nêu nhận xét
điện do cọ xát

Nhận xét câu trả lời của HS và nêu kết luận

HS quan sát


về hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc.
- 15 -

Phạm Hùng Lĩnh


Xây dựng thư viên tư liệu hỗ trợ giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật lý ở trường
THPT

Làm thí nghiệm kết hợp trình chiếu thí
nghiệm kiểm tra hiện tượng nhiễm điện do
tiếp xúc thông qua điện nghiệm
HS nhận xét: Đưa vật không nhiễm điện Yêu cầu HS nhận xét
chạm vào vật nhiễm điện thì vật không Nhận xét và nêu kết luận.
nhiễm điện sẽ nhiễm điện cùng dấu với điện Làm thí nghiệm kết hợp với trình chiếu phim
tích của vật nhiễm điện.

thí nghiệm về hiện tượng nhiễm điện do

HS hiểu và ghi nhớ về hiện tượng nhiễm hưởng ứng.
điện do tiếp xúc.
HS quan sát
HS nhận xét: Đưa vật nhiễm điện chạm vào
núm kim loại của điện nghiệm thì thấy hai lá
kim loại xòe ra chứng tỏ hai lá kim loại bị
nhiễm điện do tiếp xúc. Đưa vật nhiễm điện

Yêu cầu HS nêu nhận xét


ra xa thì hai lá kim loại vẫn xòe (tức vẫn Nhận xét câu trả lời của HS và nêu kết luận
về hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng.
nhiễm điện).
HS quan sát HS nhận xét: Khi đưa vật không
nhiễm điện lại gần vật nhiễm điện thì vật
không nhiễm điện đó sẽ bị nhiễm điện.
HS hiểu và ghi nhớ về hiện tượng nhiễm
điện do hưởng ứng
Hoạt động 4: Tìm hiểu định luật Coulomb
Hoạt động học của HS

Hoạt động dạy của GV

- 16 -

Phạm Hùng Lĩnh


Xây dựng thư viên tư liệu hỗ trợ giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật lý ở trường
THPT

Chú ý nghe GV đặt vấn đề

Đặt vấn đề: Các em đã học về sự tương tác
giữa các điện tích. Các điện tích cùng dấu thì
đẩy nhau, các điện tích khác dấu thì hút

HS quan sát

nhau. Vậy chúng đẩy hoặc hút nhau với một

lực là bao nhiêu?
Giới thiệu về Coulomb và thí nghiệm của
ông bằng cách cho HS xem hình ảnh về
HS ghi nhớ và ghi vào phiếu học tập

Coulomb và cân xoắn.
Thông báo định luật Coulomb.

HS lắng nghe

GV giới thiệu về trường hợp các điện tích
đặt trong điện môi thì lực tương tác của
chúng sẽ giảm đi ε lần so với khi chúng

HS nghiên cứu trả lời câu hỏi

được đặt trong chân không.
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C2 trong SGK
Hoạt động 5: Các ứng dụng thực tế về sự tương tác giữa các điện tích
Hoạt động học của HS
Quan sát và lắng nghe

Hoạt động dạy của GV
Giới thiệu hiện tượng nhiễm điện thường gặp

HS suy nghĩ trả lời câu hỏi

trong đời sống: tiếng nổ lách tách khi mặc áo

HS quan sát và lắng nghe


quần vào mùa đông hay tóc bị hút về phía lược
khi đang chải đầu. Yêu cầu HS nêu thêm vài
hiện tượng thực tế về sự nhiễm điện.
Giới thiệu các ứng dụng gồm cơ chế hoạt động
của máy lọc bụi, Sơn tĩnh điện
Sự hút, đẩy giữa các vật tích điện còn được ứng
dụng trong in ấn và photocopy

- 17 -

Phạm Hùng Lĩnh


Xây dựng thư viên tư liệu hỗ trợ giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật lý ở trường
THPT

Hoạt động 6: Củng cố và vận dụng kiến thức
Hoạt động học của HS
HS quan sát, phân tích và đưa ra đáp án

Hoạt động dạy của GV
Cho HS xem đoạn phim về sự đẩy nhau của hai
viên bi sau khi đưa cây thước nhiễm điện chạm
vào hai viên bi đó và yêu cầu HS giải thích.
Nhận xét và đưa ra đáp án
Nêu các câu hỏi trắc nghiệm khách quan (trình

HS suy nghĩ trả lời


chiếu)
Hướng dẫn trả lời

Hoạt động 7: Giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động học của HS

Hoạt động dạy của GV

Ghi bài tập về nhà

Yêu cầu HS ghi bài tập về nhà
Yêu cầu HS tìm 1 vài ứng dụng của sự tương
tác giữa các vật nhiễm điện.
Yêu cầu mỗi nhóm làm điện nghiệm tự tạo.
PHẦN 3: KẾT LUẬN
KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

1. Chọn mẫu thực nghiệm
Mẫu thực nghiệm được chọn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thực nghiệm sư phạm.
Các lớp được chọn có sĩ số, điều kiện tổ chức dạy học, có trình độ và chất lượng học tập
tương đương nhau. Như vậy, kích thước và chất lượng của mẫu đã thỏa mãn yêu cầu của
thực nghiệm sư phạm. Kết quả các lớp được chọn vào nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng như sau. Đối với lớp thực nghiệm sử dụng bài giảng được thiết kế từ kho tư liệu khai
thác trên Internet, lớp đối chứng thì giữ nguyên điều kiện và nội dung vốn có. Kết quả thực
nghiệm được rút ra từ việc so sánh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
2. Kết quả thực nghiệm sư phạm
Qua quan sát giờ học ở các lớp thực nghiệm và đối chứng được tiến hành theo tiến
trình dạy học,chúng tôi rút ra được một số nhận xét sau:
- 18 -


Phạm Hùng Lĩnh


Xây dựng thư viên tư liệu hỗ trợ giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật lý ở trường
THPT

Đối với các lớp đối chứng, cách dạy tuy có đổi mới nhưng chưa thấy có chuyển biến rõ
rệt. Giáo viên chủ yếu là truyền giảng, học sinh tập trung lắng nghe và ghi chép. Tuy học
sinh có trả lời các câu hỏi giáo viên đặt ra nhưng chưa thể hiện rõ sự hứng thú và tự giác.
Đối với các lớp thực nghiệm, hầu hết các thí nghiệm trong sách giáo khoa đều được
thực hiện thông qua các thí nghiệm ảo hay videoclips được khai thác trên Internet. Các hiện
tượng vật lí và ứng dụng của chúng trong thực tế cũng được trình bày qua hình ảnh và
videos từ Internet. Hoạt động của giáo viên và học sinh diễn ra trong giờ học thực sự chủ
động và tích cực. Giờ học đã rút ngắn thời gian diễn giảng của giáo viên và tăng cường hoạt
động của học sinh. Với các hình ảnh, thí nghiệm ảo, videoclips và các câu hỏi gợi ý, học
sinh hứng thú và tự giác trong các hoạt động học tập. Học sinh rất tập trung theo dõi quá
trình định hướng của giáo viên, các em rất sôi nổi, nhiệt tình trong việc phát biểu xây dựng
bài. Số lượng cũng như chất lượng các câu trả lời của học sinh đưa ra cao hơn hẳn so với
lớp đối chứng. Trong quá trình kiểm tra bài cũ và củng cố vận dụng, nội dung kiến thức
nhiều nhưng lại không làm mất nhiều thời gian của giáo viên và học sinh rất hào hứng, tích
cực trả lời.

3. Đánh giá kết quả thực nghiệm
Qua bài kiểm tra đánh giá, chúng tôi đã tiến hành thống kê, tính toán và thu được các
bảng số liệu sau:

Bảng phân phối tần số các điểm số của bài kiểm tra sau thực nghiệm
Nhóm

Tổng số


Điểm số
1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

ĐC

40

0

0


0

3

7

13

10

2

3

2

TN

40

0

0

0

1

4


10

13

5

4

3

- 19 -

Phạm Hùng Lĩnh


Xây dựng thư viên tư liệu hỗ trợ giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật lý ở trường
THPT

Do đó ta có thể kết luận: Giả thuyết đã nêu trên đã được kiểm chứng, HS ở nhóm TN
nắm vững kiến thức đã được truyền thụ hơn so với HS ở nhóm ĐC. Như vậy việc dạy học
có sự khai thác và sử dụng Internet đạt hiệu quả cao hơn so với dạy học thông thường.
4. Kết luận
Qua quá trình thực nghiệm với sự phân tích và xử lí các kết quả nhận được về mặt định
tính và định lượng chúng tôi thu được những kết luận sau:
Việc khai thác và sử dụng Internet trong dạy học nhằm xây dựng thư viện tư liệu hỗ trợ
giáo viên đã tạo điều kiện giảm thời gian truyền giảng, tăng thời gian trao đổi giữa giáo viên
và học sinh, tăng thời gian cho hoạt động nhóm của học sinh, tiết kiệm nhiều thời gian tìm
kiếm tư liệu. Thông qua các hình ảnh, mô phỏng và videos thí nghiệm vật lí, giáo viên chủ
động và sáng tạo hơn trong việc tổ chức hoạt động học tập cho học sinh. Việc giảng dạy với
sự hỗ trợ của thư viện đã tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, thực sự góp phần

đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông.
5. Một số kiến nghị
Ban giám hiệu nhà trường cần trang bị cơ sở vật chất đầy đủ, đặc biệt là máy tính nối
mạng, projector cho các phòng bộ môn.
Ban giám hiệu nhà trường nên khuyến khích các tổ bộ môn ở các trường cần xây dựng
thư viện tư liệu riêng cho tổ bộ môn.

- 20 -

Phạm Hùng Lĩnh


Xây dựng thư viên tư liệu hỗ trợ giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật lý ở trường
THPT

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X Ban chấp hành
Trung ương Đảng khóa IX, NXB Chính trị quốc gia.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB
Chính trị quốc gia
3. Bùi Việt Hà (2006), “Công nghệ thông tin và sự phát triển Giáo dục”, Tạp chí Tin học
và Nhà trường, số 2 (77).
4. Trần Huy Hoàng (2006), Nghiên cứu sử dụng thí nghiệm với sự hỗ trợ của máy vi tính
trong dạy học một số kiến thức cơ học và nhiệt học trung học phổ thông, Luận án tiến sĩ,
ĐHSP Vinh.
- 21 -

Phạm Hùng Lĩnh



Xây dựng thư viên tư liệu hỗ trợ giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật lý ở trường
THPT

5. Đào Thái Lai (2006), “Đánh giá một tiết dạy học có ứng dụng CNTT và vấn đề xây
dựng bài giảng điện tử”, Tạp chí Tin học và nhà trường, số 6 (81).
6. Điền Mậu (2006), “Nhìn lại ứng dụng của Internet vào trường học ở Việt Nam”, Tạp chí
Tin học và Nhà trường, số 3 (78).
7. Nguyễn Hoàng Nam (2004), Thiết kế bài giảng điện tử phần “Dao động” và “Sóng cơ
học” vật lí lớp 12 Trung học phổ thông trên Microsoft Frontpage, Luận án thạc sĩ khoa
học giáo dục, Huế.
8. Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Giáo dục, NXB Chính
trị Quốc gia.
9. Nguyễn Văn Sơn (2003), “Phương pháp sử dụng Internet hiệu quả”, Tạp chí Tin học và
Nhà trường, số 3 (42).
10. Lê Công Triêm (2004), Bài giảng chuyên đề nghiên cứu chương trình vật lí phổ thông,
ĐHSP Huế.
11. Lê Công Triêm (2005), Sử dụng máy vi tính trong dạy học vật lí, NXB Giáo dục.
12. Mai Văn Trinh (2000), Nâng cao hiệu quả dạy học vật lí trong nhà trường phổ thông
trung học thông qua việc sử dụng máy vi tính và các phương tiện dạy học hiện đại, Luận
án tiến sĩ, ĐHSP Vinh.
13. Nguyễn Văn Trường (2006), “Tìm kiếm thông tin trên Internet”, Tạp chí Tin học và Nhà
trường, số 3 (78).

- 22 -

Phạm Hùng Lĩnh




×