LỜI MỞ ĐẦU
Chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng để sản phẩm thuỷ sản
nước ta thâm nhập sâu rộng vào thị trường thế giới. Trong xu hướng hội nhập nền kinh
tế, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO với nhiều cơ hội và thách thức,
các quốc gia dựng nên những hàng rào bảo hộ tinh vi hơn. Đặc biệt, trong thời gian gần
đây là các quy định gắt gao của thị trường Nhật về việc tăng cường kiểm tra đối với thuỷ
sản nhập khẩu, Nhật Bản đã chuyển hướng tiếp cận về quản lý chất lượng, an toàn vệ
sinh hàng thuỷ sản nhập khẩu. Với những yêu cầu chất lượng, an toàn vệ sinh thực
phẩm, về quản lý, truy xuất nguồn gốc sản phẩm thuỷ sản từ khâu sản xuất nguyên liệu
đến tiêu thụ trên thị trường xuất khẩu ngày càng khắt khe hơn, điều này làm cho các
doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thuỷ sản gặp nhiều khó khăn để vượt qua các rào cản
của các thị trường xuất khẩu.
Năm 2007 có rất nhiều sự kiện liên quan đến chất lượng thuỷ sản. Vấn đề này sẽ
tiếp tục trở thành tâm điểm của ngành thuỷ sản trong năm 2008.
Từ cuối năm 2006, Nhật Bản đã thay đổi chính sách kiểm tra dư lượng kháng
sinh khiến nhiều lô hàng thuỷ sản xuất khẩu sang thị trường này bị từ chối hoặc trả lại do
phát hiện chứa dư lượng kháng sinh cao hơn giới hạn cho phép theo quy định mới, đặc
biệt là các lô hàng phải kiểm tra tăng cường. Rất nhiều lô hàng của Việt Nam bị trả về,
các sản phẩm luôn nằm trong sự cảnh báo ở mức cao. Với những chính sách đó, xuất
khẩu thuỷ sản của Việt Nam bị ảnh hưởng khá nặng nề, trong đó có Công ty Cổ phần
xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội. Nhận thức được vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm
Tôm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản có ý nghĩa quan trọng trong thời điểm hiện nay
để đáp ứng các yêu cầu khắt khe của thị trường Nhật Bản, do vậy tôi đã quyết định lựa
chọn đề tài “Nâng cao chất lượng sản phẩm Tôm xuất khẩu sang thị trường Nhật
Bản của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội” để thực hiện chuyên đề
tốt nghiệp của mình.
1
Cơ cấu chuyên đề tốt nghiệp gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thuỷ sản Hà Nội.
Chương 2: Thực trạng quản lý chất lượng sản phẩm Tôm xuất khẩu sang thị
trường Nhật Bản tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thuỷ sản Hà Nội.
Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm Tôm
xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thuỷ
sản Hà Nội.
Trong quá trình viết chuyên đề tốt nghiệp này, nhờ sự hướng dẫn tận tình của
thầy giáo: Th.s Vũ Anh Trọng mà tôi đã hoàn thành tốt chuyên đề của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN HÀ NỘI
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬPKHẨU THUỶ
SẢN HÀ NỘI.
1.1.1 Những thông tin chung.
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thuỷ sản Hà Nội (SEAPRODEX HA NOI),
doanh nghiệp được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước là Công ty xuất nhập khẩu
Thuỷ sản Hà Nội sang hoạt động theo mô hình cổ phần từ ngày 01 tháng 01 năm 2007
theo quyết định số 743/QĐ-BTS ngày 15/9/2006, số 783/QĐ-BTS ngày 29/9/2006 và số
1045/QĐ-BTS ngày 12/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản.Công ty đã có trên 25 năm
hoạt động trong các lĩnh vực: sản xuất chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu Thuỷ sản,
thực phẩm, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị và kinh doanh đa dạng dịch vụ tổng hợp.
- Tên hợp pháp của Công ty bằng tiếng Việt Nam: Công ty Cổ phần Xuất nhập
khẩu Thuỷ sản Hà Nội.
- Tên đăng ký hợp pháp của Công ty bằng Tiếng Anh: HaNoi Seaproducts
Import Export Joint Stock Coporation.
- Tên giao dịch (viết tắt): SEAPRODEX HANOI
- Trụ sở chính Công ty: 20 Láng Hạ - Quận Đống Đa – Hà Nội.
- Số đăng ký kinh doanh: 0103012492, ngày cấp 22/12/2006.
- Điện thoại: 84.4.8345678 / 8343146.
- Fax: 84.4.8354125
- Email:
- Website: www.seaprodexhanoi.com.vn
3
Hình thức hoạt động: Công ty được thành lập dưới hình thức chuyển từ doanh
nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần và có tư cách pháp nhân độc lập phù hợp với
pháp luật Việt Nam.
Công ty có con dấu riêng, độc lập về tài chính, được mở tài khoản tại kho bạc
Nhà nước hoặc các Ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Công ty là đơn vị hạch toán độc lập và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh.
Những thành tích của Công ty đã đạt được:
- Năm 2003, Công ty được Nhà Nước trao tặng huân chương lao động hạng III.
- Giải thưởng doanh nghiệp xuất khẩu uy tín 3 năm 2004,2005,2006.
- Giải thưởng doanh nghiệp xuất khẩu xuất sắc năm 2007.
- Đạt doanh nghiệp uy tín năm 2007.
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu
thuỷ sản Hà Nội.
Công ty được thành lập lần đầu theo quyết định số 544HS/QĐ của Bộ trưởng
Bộ Hải sản ngày 05/7/1980 với tên gọi Chi nhánh xuất nhập khẩu Hải sản Hà Nội thuộc
Công ty XNK Hải sản Việt Nam( Seaprodex Việt Nam); sau đó được đổi tên thành
Công ty XNK Thuỷ sản Hà Nội ( Seaprodex Hanoi) bằng quyết định số 126 TS/QĐ ngày
16 tháng 4 năm 1992 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản và được thành lập lại theo quyết định
số 251/QĐ-TC ngày 31/3/1993 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản, là đơn vị thành viên hạch
toán độc lập thuộc Tổng Công ty Thuỷ sản Việt Nam-Bộ Thuỷ sản.
Kể từ ngày đầu mới thành lập 5/7/1980 đến năm 2006, Seaprodex Hà Nội không
ngừng phát triển và lớn mạnh, từ một chi nhánh XNK Thuỷ sản với số vốn và quy mô
nhỏ hoạt động theo cơ chế tự kinh doanh, tự trang trải(giai đoạn 1980 đến 1992) đã phát
triển thành một công ty XNK thuỷ sản hàng đầu khu vực phía Bắc với số vốn là 34,705
tỷ đồng ( theo quyết định số 251/QĐ-TC ngày 31/3/1993).
4
Giai đoạn từ 1993 đến 2006 là thời kỳ Công ty phát triẻn mạnh mẽ và đã trở
thành doanh nghiệp XNK Thuỷ sản có uy tín và vị thế cao trên thị trường trong và ngoài
nước. Công ty đã không ngừng phát triển cả về quy mô và nguồn lực tài chính.Từ ban
đầu Công ty chỉ có 2 xí nghiệp trực thuộc đến năm 2000 thì công ty đã có 5 đơn vị trực
thuộc.Các nhà máy được trang bị các thiết bị hiện đại.Số vốn của Công ty không ngừng
tăng trưởng , từ 34,705 tỷ đồng năm 1993 thì đến năm 2006 đã lên tới 70 tỷ đồng.
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thuỷ sản Hà Nội (SEAPRODEX HA NOI),
doanh nghiệp được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước là Công ty xuất nhập khẩu
Thuỷ sản Hà Nội sang hoạt động theo mô hình cổ phần từ ngày 01 tháng 01 năm 2007
theo quyết định số 743/QĐ-BTS ngày 15/9/2006, số 783/QĐ-BTS ngày 29/9/2006 và số
1045/QĐ-BTS ngày 12/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản, và theo giấy chứng nhận
dăng ký kinh doanh số 0103012492 do sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp ngày
22/12/2006.
Hiện nay Công ty cổ phần XNK Thuỷ sản Hà Nội dã có vốn điều lệ ban đầu là
100 tỷ đồng.
1.2) CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN HÀ NỘI.
1.2.1) Cơ cấu tổ chức
1.2.1.1 Bộ máy quản trị
- Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, có quyền và
nhiệm vụ thảo luận, thông qua và ra các quyết định về các vấn đề: định hướng phát triển
Công ty, kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn của Công ty, báo cáo tài chính hàng
năm.
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của Công ty, có toàn quyền nhân danh
Công ty quyết định các vấn đề có liên quan đến mục tiêu, chính sách, chiến lược và
quyền lợi của Công ty .
5
- Ban Tổng giám đốc: là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
hàng ngày của Công ty.
- Ban kiểm soát: thực hiện nhiệm vụ giám sát HĐQT, Tổng giám đốc trong việc
quản lý và điều hành Công ty.
1.2.1.2 Các phòng quản lý
- Phòng hành chính tổ chức: làm nhiệm vụ quản lý và lưu trữ các hệ thống văn
bản của Công ty nhận và gửi công văn đến cơ quan hữu quan, quản lý con dấu.Lập
phương án tổ chức, lao động phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong từng thời
kì phát triển của Công ty.Quản lý lao động, xây dựng quy chế trả lương, thanh toán tiền
lương.
- Phòng kinh tế tài chính: Xây dựng, giao, báo cáo kế hoạch: sản xuất kinh doanh,
tài chính, hiệu quả kinh doanh, đối với các phòng thuộc văn phòng Công ty và các Chi
nhánh trực thuộc Công ty hàng tháng, quý, năm.Quản lý vốn và tài sản của Công ty, bảo
toàn và phát triển vốn.Xây dựng phương án phân phối lợi nhuận, chia cổ tức, bán cổ
phần, trái phiếu của Công ty.
- Tổ tổng hợp: có chức năng nhiệm vụ như sau: thư ký Hội đồng quản trị, thiết
lập trang Web, sử dụng các phương tiện thông tin để tiếp thị, quảng bá hình ảnh, hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty. Đồng thời xây dựng, theo dõi, quản lý các dự án
đầu tư của Công ty.
1.2.1.3 Các phòng kinh doanh
- Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản: tổ chức tiếp nhận, thu thập xử
lý thông tin về sản phẩm, giá cả, thị trường trong và ngoài nước để xây dựng các phương
án kinh doanh có hiệu quả cho từng sản phẩm xuất khẩu, xây dựng quy trình chế biến,
bảo quản kiểm tra chất lượng sản phẩm trình Tổng giám đốc phê duyệt. Chỉ đạo, hướng
dẫn, đôn đốc, phối hợp với các Chi nhánh thực hiện kế hoạch XNK và kinh doanh thuỷ
sản của Công ty nhằm tăng doanh số, hiệu quả, đảm bảo chất lượng, giữ gìn thương hiệu
SEAPRODEX và uy tín của Công ty.
6
- Phòng kinh doanh thuỷ sản nội địa: chủ động mở rộng mạng lưới cửa hàng,
đại lý để tiêu thụ hàng nội địa trên phạm vi cả nước.Chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp với
các phòng kinh doanh tại Văn phòng Công ty và các Chi nhánh làm tốt công việc phát
triển sản phẩm, phát triển sản xuất chế biến và xúc tiến thương mại các sản phẩm nội địa
nhằm phát huy tối đa các tiềm lực của Công ty.
SƠ ĐỒ 1.1: CƠ CẤU TỔ CHỨC
CÔNG TY CP XNK THUỶ SẢN HÀ NỘI
7
1.2.1.4 Các đơn vị trực thuộc
Các chi nhánh của Công ty là đơn vị hạch toán kinh tế phụ thuộc trực thuộc Công ty
Cổ phần XNK Thuỷ sản Hà Nội.
- Chi nhánh Công ty Cổ phần XNK Thuỷ sản Hà Nội- Xí nghiệp Chế biến
Thuỷ sản Xuân Thuỷ (Nam Định): thực hiện tổ chức sản xuất- kinh doanh các mặt
hàng thuỷ sản, nông sản, thực phẩm, rau quả…kinh doanh vật tư tổng hợp …để tiêu thụ
trên thị trường nội địa và xuất nhập khẩu đảm bảo an toàn vệ sinh, chất lượng và hiệu
quả.Chủ yếu tập trung vào mặt hàng thuỷ sản.
- Chi nhánh Công ty CP XNK Thuỷ sản Hà Nội- Xí nghiệp Chế biến Thuỷ
sản đặc sản XK Hà Nội: chức năng nhiệm vụ tương tự như trên.Chi nhánh tập trung
chủ yếu vào hàng nông sản xuất khẩu.
- Chi nhánh Công ty Cổ phần XNK Thuỷ sản Hà Nội tại Quảng Ninh: thực
hiện các nhiệm vụ tương tự. Hướng vào thị trường Trung Quốc là chủ yếu.
- Chi nhánh Công ty CP XNK Thuỷ sản Hà Nội- Xí nghiệp Giao nhận Thuỷ
sản XK Hải Phòng: thực hiện tổ chức kinh doanh, dịch vụ kho lạnh, vận chuyển hàng
hoá, dịch vụ tổng hợp, nhà hàng, khách sạn…phục vụ nhu cầu của xã hội và sản xuất
kinh doanh các mặt hàng thủy sản, nông sản, thực phẩm, rau quả… xuất nhập khẩu và
tiêu dùng nội địa đảm bảo an toàn vệ sinh, chất lượng và hiệu quả.
- Chi nhánh Công ty Cổ phần XNK Thuỷ sản Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí
Minh: thu mua nguyên liệu chế biến. Không tổ chức sản xuất mà đi gia công thuê ngoài
để thực hiện việc kinh doanh và xuất khẩu.
1.2.2) Chức năng nhiệm vụ của công ty
1.2.2.1) Lĩnh vực kinh doanh của Công ty:
Công ty thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu trong các lĩnh
vực sau:
- Khai thác đánh bắt, nuôi trồng, thu mua, chế biến, kinh doanh các mặt hàng:
thuỷ hải sản, nông lâm sản, thực phẩm và các mặt hàng may mặc, tiêu dùng khác.
8
- Sản xuất, mua bán các loại: Vật liệu xây dựng, kim khí hoá chất, ngư lưới cụ,
máy móc thiết bị, phụ tùng, phương tiện vận tải, bao bì đóng gói.
- Kinh doanh kho lạnh, giao nhận, bốc xếp, vận chuyển hàng hoá đường bộ,
đường biển và đường hàng không.
- Kinh doanh, dịch vụ nhà ở, cơ sở hạ tầng, văn phòng làm việc, nhà xưởng, kho
bãi, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, du lịch, bệnh viện và các loại bất động sản khác.
- Đào tạo và cung ứng nguồn lao động cho khách hàng trong và ngoài nước.
- Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
1.2.2.2) Nhiệm vụ và mục tiêu của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà
Nội.
Công ty được thành lập để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm
phát triển Ngành Thuỷ sản và các lĩnh vực kinh doanh khác, thực hiện tốt các mục tiêu
kinh tế của Nhà nước, tăng thêm việc làm và thu nhập cho người lao động, cổ tức cho cổ
đông đồng thời góp phần tích cực vào Ngân sách Nhà nước.
Phấn đấu xây dựng một Công ty phát triển bền vững, giữ vững vai trò hàng đầu
trong sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Thuỷ sản, dịch vụ thương mại ở phía Bắc, có
uy tín lớn trên thị trường trong nước và nước ngoài .
1.3) CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP
KHẨU THUỶ SẢN HÀ NỘI.
1.3.1 Đặc điểm về lao động
Lực lượng lao động chủ yếu vẫn là lao động cũ được chuyển từ Doanh nghiệp
Nhà Nước sang Công ty cổ phần. Đại đa số CBCNV toàn Công ty đã tích cực lao động
sản xuất, đã khắc phục khó khăn để thực hiện nhiệm vụ được phân công và có nhiều
đóng góp vào kết quả hoạt động của Công ty trong năm 2007.
9
Bảng 1.1:Cơ cấu lao động của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thuỷ sản Hà Nội
Nguồn: Phòng hành chính tổ chức Đơn vị: Người
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007
I. Tổng số lao động
658 615 570 545
II. Phân loại
-Khối văn phòng
-Các xí nghiệp và chi nhánh
70
588
65
550
59
511
52
493
III. Theo tính chất lao động
1. Lao động trực tiếp
2. Lao động gián tiếp
469
189
430
185
400
170
382
163
IV. Theo trình độ
1. Đại học và trên đại học
2. Cao đẳng và trung cấp
3.Công nhân chế biến
197
65
395
205
62
348
212
60
298
223
58
264
Nhận xét:
Tổng số lao động năm 2007 thấp hơn các năm trước. Sở dĩ như vậy là do doanh
nghiệp bắt đầu thực hiện cổ phần hoá là vào tháng 10-2005 và chính thức chuyển đổi
sang loại hình doanh nghiệp cổ phần là ngày 1-1-2007, do đó làm cho lực lượng lao
động được tinh gọn và chất lượng cao.Thêm nữa, số lượng lao động giảm là do Nhà
nước ban hành nghị định 41.Như vậy trung bình mỗi năm giảm 5-10%. Hiện tại, lực
lượng lao động chính của Công ty là lao động trẻ, làm việc nhiệt tình, sáng tạo.
Công nhân chiếm 70-80% tổng số lao động, đa số các công nhân chế biến ở trình
độ phổ thông. Trình độ đại học ở công ty tương đối nhiều, chủ yếu là các kỹ sư thuỷ hải
sản, các cử nhân kinh tế và kỹ thuật.Lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn 80%, trong
khi đó lao động gián tiếp chiếm 20 % cho thấy việc phân bố và sử dụng lao động của
10
Công ty rất hợp lý.Công ty vẫn cần một lực lương lớn công nhân chế biến để tạo sản
phẩm, bên cạnh đó là đội ngũ kỹ sư để kiểm đinh chất lượng sản phẩm và những người
hoạt động xúc tiến kinh doanh của Công ty.
Tuy nhiên, cũng phải công nhận rằng, Công ty thiếu cán bộ kỹ thuật và công nhân
có trình độ chuyên môn, tay nghề cao đặc biệt là thiếu lao động chế biến tại các nhà máy
do công việc không ổn định, thu nhập thấp.
1.3.2 Đặc điểm về trang bị cơ sở vật chất và công nghệ
Seaprodex Hà Nội gồm có 3 xí nghiệp và 2 chi nhánh.Các nhà máy của Công ty
được đầu tư trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại để sản xuất các mặt hàng có giá trị cao
như tôm, sushi, sashimi,sugata…Các máy móc thiết bị của nhà máy trực thuộc Công ty
được cải tạo nâng cấp cho phù hợp với quy trình quản lý chất lượng theo đòi hỏi của thị
trường thế giới về sản phẩm thuỷ sản để sản xuất hàng thuỷ sản Giá trị gia tăng xuất
khẩu sang Nhật và Châu Âu.
Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến
chất lượng sản phẩm của Công ty. Với hệ thống máy móc thiết bị của Công ty được
trang bị khá hiện đại:
- Dây chuyền cấp đông IQF với công suất 250 kg/giờ.Chiếm tỷ lệ lớn trong hệ
thống máy móc thiết bị của các nhà máy trực thuộc Công ty. Hệ thống máy cấp đông
khấu hao là từ 10-15 năm
- Tủ đông: để bảo quản nguyên liệu đông lạnh, cần giữ ở nhiệt độ -18 độ C hoặc
thấp hơn.
- Ngoài ra, còn có hệ thống điều hoà nhiệt độ, máy phát điện dự phòng và các
thiết bị phụ trợ khác.
Dưới đây là :
Bảng 1.2: Máy móc thiết bị của các nhà máy trực thuộc Công ty
11
Nguồn: Xí nghiệp chế biến thuỷ sản Xuân Thuỷ
Công ty XNK thuỷ sản Hà Nội
TT Máy móc thiết bị Xuất sứ
Côngsuất
chế biến
Hiệu suất
sử dụng
thiếtbị(%)
Khấu hao
( năm)
1
Dâychuyền cấp đông
IQF
Nhật Bản
250kg/giờ
61 10-20
2
Dâychuyền hấp đồng
bộ
Đan Mạch
250 kg/giờ 56 10-20
3 Tủ cấp đông
Nhật Bản
1000 kg/mẻ 54,5 10-20
4 Tủ cấp đông gió
Nhật Bản
200 kg/giờ 31 10-20
5 Máy đá vảy
Việt Nam
5 tấn/ngày 64 10
6 Máy hút chân không
Nhật Bản
38
7 Máy dán ép túi
Đài Loan
45
Sản phẩm của Công ty đã đáp ứng được yêu cầu khắt khe về chất lượng sản
phẩm từ phía khách hàng.Các sản phẩm trước khi xuất khẩu đều phải qua phòng kiểm
nghiệm của Công ty, để kiểm tra các chỉ tiêu, tiêu chuẩn ngành về mặt cảm quan, vi sinh
để có thể hạn chế được rủi ro của sản phẩm khi xuất khẩu.
Tuỳ từng loại sản phẩm khác nhau mà quy trình công nghệ là khác nhau. Quy
trình chế biến các sản phẩm của Công ty gồm 2 hình thức sau:
- Sản xuất theo quy trình của mình
- Sản xuất theo yêu cầu cụ thể từ phía khách hàng
Sơ đồ 1.2 : Quy trình chế biến các sản phẩm thuỷ sản chung của Công ty
12
Nguyên liệu
Rửa
Xử lý
Phân cỡ, hạng, màu sắc
Cân
Xếp khuôn, xếp vỉ, hút
chân không
Cấp đông, ra đông
Mạ băng
Dò kim loại
Bao gói
Bảo quản
Bao gói
13
Còn về công nghệ, để đáp ứng các yêu cầu khắt khe về VSATTP, Công ty đã nhờ
đến sự tư vấn của phía Nhật và cử những nhân viên lành nghề của Công ty sang học tập
kinh nghiệm.
Không những thế, Công ty đã mạnh dạn đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, sử
dụng máy móc thiết bị theo dây chuyền công nghệ của Nhật nhằm phục vụ cho việc chế
biến để tạo ra những mặt hàng có giá trị cao.
1.3.3 Đặc điểm về nguyên liệu và hệ thống cung ứng nguyên vật liệu
Đặc thù ngành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty là sản xuất kinh doanh theo
mùa vụ. Nguồn cung cấp nguyên liệu ở phía Bắc không đủ để cung cấp cho sản xuất.
Thông thường các tháng đầu năm nguồn cung cấp nguyên liệu không ổn định và thấp
hơn so với từ giữa năm trở đi. Những tháng vào mùa vụ thì mới có lượng hàng sản xuất
liên tục còn hết mùa thì sản lượng hàng rất ít cho nên muốn duy trì được lượng hàng
xuất khẩu Công ty đều phải tiến hành thu mua nguyên liệu trong mùa vụ và dự trữ sản
phẩm để xuất khẩu. Hơn nữa, giá mua nguyên liệu thuỷ sản cạnh tranh gay gắt.Thực tế,
khả năng thu mua nguyên liệu còn hạn chế chỉ đảm bảo được 50% công suất chế biến.
Do đó, các đơn vị chế biến của Công ty sản xuất cầm chừng do sợ thua lỗ và tiềm ẩn rủi
ro do có thể bị dư lượng kháng sinh. Mặt khác nguyên liệu sạch đáp ứng được các tiêu
chuẩn xuất khẩu là rất khó khăn cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất chế biến
của Công ty. Đây là nguyên nhân khiến cho hiệu quả và năng suất sản xuất giảm.
Hơn nữa, các khu vực sản xuất nguyên liệu chưa đáp ứng đủ nhu cầu của chế
biến xuất khẩu cả về sản lượng và chất lượng. Trình độ công nghệ trong khai thác và
nuôi trồng thuỷ sản chưa cao.Thêm vào đó, giá thành nguyên liệu nhìn chung cao hơn
các nước trong khu vực.Công nghệ bảo quản sau thu hoạch rất lạc hậu, công tác quản lý
an toàn thực phẩm chưa được thực hiện tốt ở khu vực sản xuất nguyên liệu và sau thu
hoạch. Cho nên, dẫn đến tình trạng sản xuất nguyên liệu chưa ăn khớp với khả năng thị
trường và chưa đáp ứng tốt yêu cầu về an toàn thực phẩm của thị trường.Yêu cầu về truy
nguyên nguồn gốc sản phẩm đang là một thách thức đối với doanh nghiệp. Ngoài ra, tình
14
trạng tiêm chích tạp chất còn diễn ra phổ biến ở nhiều nơi, nhất là việc sử dụng kháng
sinh trong nuôi trồng, bảo quản nguyên liệu. Đây là nguyên nhân dẫn đến những bất cập
ảnh hưởng đến nguyên liệu thuỷ sản phục vụ chế biến xuất khẩu, khiến cho các thị
trường chính phải đưa ra cảnh báo về vệ sinh, an toàn thực phẩm và những quy định
nghiêm ngặt hơn về kiểm tra dư lượng kháng sinh đối với các mặt hàng nhập khẩu, đặc
biệt là thị trường Nhật Bản và EU.
Do vậy, để kiểm soát được nguồn nguyên liệu, Công ty cử cán bộ “ nằm vùng”
ngay tại các vùng nuôi nhằm theo dõi việc sử dụng thức ăn, thuốc chữa bệnh, quá trình
thay nước….Trong quá trình vận chuyển, tôm nguyên liệu phải được bảo quản trong
thùng cách nhiệt tốt nhằm tránh thất thoát và hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng
xuống cấp trước khi đưa về nhà máy chế biến. Còn đối với nguyên liệu mực để chế biến
hàng ăn liền, việc giám sát nguyên liệu ngay từ khâu đáng bắt và bảo quản còn vất vả và
tốn kém hơn nhiều.
1.3.4) Đặc điểm về sản phẩm
Sản phẩm chính của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ hải sản là tôm, cá
biển, mực,bạch tuộc, nhuyễn thể 2 mảnh, cá nước ngọt, thực phẩm phối chế, các hàng cơ
bản giá trị cao, surimi và các hải sản khác…
Đặc thù của loại hình sản xuất kinh doanh của Công ty là thu mua và chế biến hải
sản, do đó nó mang tính chất mùa vụ, sản xuất theo mùa vụ.Khi vào mùa vụ: thực hiện
việc thu mua nguyên liệu, dự trữ nguyên liệu (sử dụng hệ thống cấp đông nguyên liệu để
dự trữ). Khi không phải mùa vụ: thực hiện việc chế biến.Thường thì tháng 5 đến tháng
10 là chế biến và tiêu thụ tôm sú, tôm thẻ nhiều nhất.
Các sản phẩm thuỷ hải sản của Công ty được chế biến theo 2 hình thức:
• Loại thông thường: đây là những sản phẩm truyền thống của Công ty,
được chế biến theo những quy cách chung và Công ty có thể sản xuất ngay cả
khi không có đơn hàng để đảm bảo cung đều đặn cho thị trường, đối với những
15
khách hàng không khó tính. Các sản phẩm đựơc chế biến theo quy cách này
chiếm khoảng 60% tổng sản phẩm của Công ty.
• Loại 2: đây là những mặt hàng giá trị gia tăng, được chế biến theo từng
đơn hàng cụ thể, theo yêu cầu cụ thể của khách hàng (sản xuất gắn với thị
trường). Khi đó quy trình theo yêu cầu của khách hàng.Những sản phẩm loại
này chiếm khoảng 40% tổng sản phẩm chế biến của Công ty.
Các sản phẩm trước khi xuất khẩu đều phải qua phòng kiểm nghiệm của Công
ty. Vì vậy, sản phẩm của Công ty luôn đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ
sinh.Chi phí đầu tư cho kiểm tra chất lượng sản phẩm từ ao nuôi đến thành phẩm chiếm
tới 8-10% doanh số lô hàng. Mặc dù tốn kém nhưng xí nghiệp vẫn đầu tư để sản phẩm
đưa ra thị trường thế giới đảm bảo tốt nhất về mặt chất lượng và VSATTP.
Mặt hàng xuất khẩu chủ lực là tôm sú, tôm chân trắng, mực ống…Tại mỗi thị
trường xuất khẩu, Công ty đều có những mặt hàng đặc trưng được đánh giá cao và tiêu
thụ tốt như tôm chân trắng dạng ebifry, mực sushidane, mực ống cắt khoanh, mực sugata
cho thị trường Nhật Bản; các sản phẩm từ tôm chân trắng, mực ống cho thị trường Châu
Âu, sản phẩm mực nguyên con chất lượng cao XK sang thị trường Australia. Đặc biệt,
sản phẩm mới chế biến từ tôm chân trắng có tên là VietNam Newstar dành riêng xuất
khẩu cho thị trường Anh đã được tạp chí Seafood International đánh giá là sản phẩm bao
gói mang đúng phong cách Anh.
Công ty đã chuyển hướng cung cấp thuỷ sản từ “lượng” chuyển sang thành “
chất” để vượt qua các rào cản thị trường với việc tăng các mặt hàng chế biến giá trị gia
tăng, hàng chất lượng cao, giữ vị thế mặt hàng đặc chủng tôm sú. Do đó, sản phẩm của
Công ty được các thị trường nổi tiếng là khó tính chấp nhận. Điều này cũng nói lên rằng
phương thức đến với khách hàng của Công ty đã thay đổi phù hợp với yêu cầu, thị hiếu
của thị trường. Chuyển từ cách bán “cái ta có” sang bán “ cái họ cần”và hiện nay đang
tiến sâu hơn, đi đến thuyết phục khách hàng cần mua những sản phẩm mới mà mình có.
16
Bởi vậy, chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu
thuỷ sản của Công ty.
Bảng 1.3: Danh mục các mặt hàng chính của Seaprodex Hà Nội
Nguồn: Phòng KD thuỷ sản nội địa
TT Tôm các loại Cá đông lạnh/ướp đá Mực ống các loại Nhuyễn thể Hàng khô Giáp xác
1 Tôm sú/ Thẻ/Chì/
Rằn còn vỏ bỏ đầu
Cá thu nguyên con/
File/ cắt khúc đông IQF
Mực nang nguyên
con, nguyên con làm
sạch đông IQF hoặc
ướp đá
Ngao thịt xiên que;
nguyên con,
tươi/sống, đông
IQF/Block
Mực ống
Khô xiên
que/Đầu mực
ống khô
Ghẹ cắt mảnh/
nguyên con
đông lạnh/
nguyên con
đang bơi
2 Tôm Sú nguyên
con
Cá hố nguyên con/bỏ đầu/
bỏ đuôi đông lạnh
Mực ống/
mực nang filê
Sứa muối phèn(Sứa
đỏ, sứa trắng
Rong câu Cua sống/
tươi
3 Tôm Sú/ Rảo luộc,
đông IQF/
Semi Block
Cá Mahi-Mahi/cá dưa file,
nguyên con
đông lạnh
Đầu/Dè/Diềm
mực ống/mực
nang
Điệp thịt đông
IQF/block
MỰc ống/mực
nang/mực lá bỏ
da/còn da, khô
4 Tôm thẻ/Chì/Rằn/
Sắt/Nghệ/Rằn/Sú
bóc vỏ, rút ruột
Cá nhồng nguyên con
đông lạnh
Mực ống/
mực nang sashimi
Ốc gai đông lạnh/
hoặc sống
Tôm khô/Moi
khô/Moi muối
5 Tôm
Thẻ/Chì/Rảo/Sắt/
Nghệ bóc vỏ,
không rút ruột
Cá bơn/ cá lượngnguyên
con, đông lạnh
Mực ống
nguyên con
làm sạch/
mực ống tube;mực
ống, mực lá nguyên
con ướp đá
Ốc hương nguyên
con/ thịt/ sống
đông lạnh
Cá tạp khô nhạt
hoặc mặn
6 Tôm Sú nguyên
con đông
IQF/SemiIQF/Ướp
đá/Sống đang bơi
Cá thu/cá hố/Cá Mahi
Mahi/ Cá nhồng
Mực ống cắt khoanh
tươi/
Nhúng đông lạnh
Sò huyết sống Vỏ tôm/ Vỏ ghẹ/
Vỏ cua khô
7 Tôm Rảo vỏ/bóc
vỏ, rút ruột đông
IQF/ Block
Cá thu/Cá hố/Cá Mahi
Mahi/ Cá nhồng/Cá
bơn/Cá lượng/Cá chim
đen/ Cá chim trắng/Cá
đổng quéo/Cá mú/Cá nục
thuôn nguyên con ướp đá
Bạch tuộc tươi/ luộc
nguyên con, cắt và
khía hoa, đông
IQF/Block
Nghêu trắng sống Mai mực khô
17
Trong đó, 5 sản phẩm xuất khẩu chính là:
1) Tôm sú, tôm thẻ, Vanamei, chì, sắt ,chì lợ;
2) Mực ống, mực nang, mực nút, bạch tuộc;
3) Cá hố, cá đồng quẻo, cá tra, cá dưa;
4) SushitômVanamei,NobashiVannamei;
5) Mực ống, nang: Sushi,Sugata, Sashimi.
Chiếm những thị phần như sau:
Bảng 1.4 :CƠ CẤU MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY NĂM 2006
Nguồn: Phòng KD XNK Thuỷ sản
TÊN HÀNG SỐ LƯỢNG ( Kg) Trị giá (USD)
1.Tôm
- Tôm HLSO.BT
- Tôm PD.BT
- Tôm HLSO.WH
- Tôm PDTO.WH
- Tôm PD. WH ( IQF)
- Tôm PD. WH ( BL)
- Tôm PD.P
- Tôm PD/ PUO
925849
217586,40
204097,80
58748,60
12000
119420
147402
128611,20
37983
6454537
1910030,91
1459513,06
341083,66
74190
846924
882769,34
773330,65
166695,38
2.Mực 212764 737327,40
3. Các sản phẩm khác
- Nghêu
- Bạch tuộc
17360
5000
12360
35193
8515
26678
Tổng cộng 1155973 7227057,4
Nhìn vào bảng trên ta có nhận xét sau:
18
Năm 2006, Cơ cấu thuỷ sản xuất khẩu đã được thay đổi đáng kể, đa dạng và
phong phú hơn nhiều. Công ty đã chú ý nhiều hơn đến các mặt hàng giá trị gia tăng.
Cùng với việc phát huy tốt các mặt hàng chủ lực. Sản phẩm tôm là mặt hàng xuất khẩu
chủ lực đóng vai trò quyết định chiếm, thị phần lớn trong cơ cấu sản phẩm của Công ty,
đem lại uy tín cho Công ty bởi đây là mặt hàng có chất lượng cao và năng lực cạnh tranh
cao. Thật vậy, Công ty không chỉ xuất những sản phẩm tôm nguyên liệu, đã qua chế biến
mà cả các sản phẩm tôm gia tăng giá trị như PTO, tôm bao bột, shusi…
Đối với nhóm mực và bạch tuộc, đây là một nguồn hải sản có tiềm năng lớn để
phát triển thị trường. Sản phẩm mực chiếm thị phần khá cao so với các năm trước, chiếm
10% thị phần trong cơ cấu sản phẩm. Ngoài mặt hàng mực đông lạnh, Công ty còn chế
biến các loại khác như Sashimi, IQF, Sugata, đây là những mặt hàng có giá trị cao.Cho
thấy công ty đang đi đúng hướng trong việc tập trung vào những mặt hàng giá trị cao để
đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản của Công ty. Nhiều sản phẩm GTGT
độc đáo, đã được các bạn hàng thuộc các thị trường nổi tiếng là khắt khe đặt hàng.
Năm 2007, mặt hàng GTGT chiếm 37,73% về giá trị và 37,12% về sản lượng
trong cơ cấu sản xuất chế biến toàn Công ty.Trong đó, tôm GTGT chiếm 29,76% về giá
trị và 28,51% về sản lượng, mực chiếm 7,92% về giá trị và 8,58% về sản lượng.
Bảng 1.5: Cơ cấu sản xuất chế biến toàn Công ty năm 2007
Nguồn: Phòng KD XNK thuỷ sản
19
Tên mặt hàng Số lượng
( tấn)
Tỷ lệ
( %)
Giá trị
(triệu USD)
Tỷ lệ
( %)
1.Mặt hàng cơ bản 449,72 62.88 2,267 62,32
2Mặt hàng GTGT
- Tôm GTGT
- Mực GTGT
265,49
203,91
61,36
37,12
28,51
8,58
1,371
1,083
0,288
37,68
29,76
7,92
Tổng cộng 715,21 100 3,638 100
BIỂU ĐỒ 1.1
BIỂU ĐỒ 1.2
20
Các thị trường tiêu thụ của Công ty là Nhật Bản, Hồng Kông, Trung Quốc.
Các hàng thuỷ sản khác bao gồm các loại cá như cá thu, cá lượng, cá tra, cá basa,
nhuyễn thể…Cá tham gia vào thị trường xuất khẩu chủ yếu ở dạng con, hay dạng file
đông lạnh. Các sản phẩm khác chiếm 19% thị phần trong cơ cấu sản phẩm, đây là một
con số không hề nhỏ, cho thấy công ty có một cơ cấu sản phẩm tương đối hợp lý.Trong
đó sản phẩm chủ lực chiếm tỷ lệ lớn, đây là sản phẩm thế mạnh của Công ty.Trong thời
gian tới, chắc chắn các sản phẩm giá trị gia tăng sẽ giành được thị phần nhiều hơn nữa
để thu về cho doanh số xuất khẩu cao hơn.
1.3.5) Đặc điểm của thị trường
Việc nghiên cứu thị trường giúp cho doanh nghiệp kinh doanh chọn được thị
trường thích hợp, thời cơ thuận lợi, phương án kinh doanh và điều kiện giao dịch với
khách hàng dễ dàng hơn.
Mặc dù phải chịu áp lực cạnh tranh tương đối lớn do các nhà cung cấp thuỷ sản
của Việt Nam ngày càng tăng cả về mặt số lượng cũng như quy mô, thêm nữa là sự cạnh
tranh từ các doanh nghiệp thuộc các nước xuất khẩu thuỷ sản khác và các rào cản kỹ
thuật, thương mại trên các thị trường xuất khẩu chủ lực song Seaprodex Hà Nội vẫn tìm
được hướng đi trong việc giải quyết các vấn đề về thị trường và thúc đẩy xuất khẩu.Tại
21
mỗi thị trường xuất khẩu, Công ty đều có những mặt hàng đặc trưng được đánh giá cao
và tiêu thụ tốt.
Dưới đây là biểu đồ thể hiện 5 thị trường xuất khẩu và thị phần của chúng
BẢNG 1.6:BÁO CÁO HÀNG XUẤT NĂM 2006 VÀO CÁC THỊ TRƯỜNG
Nguồn: Phòng KD XNK thuỷ sản
TÊN THỊ TRƯỜNG SỐ LƯỢNG (KG) TRỊ GIÁ (USD)
1.NHẬT BẢN
- Tôm HLSO.BT
- Tôm PD.BT
- Tôm PD/ PUD
- Tôm PD.P
- Tôm WH
- Mực
- Bạch tuộc
965575,80
217058,40
204097,80
36924
43,452
328739,60
122944
12360
6473009,52
1904481,37
1459513,06
163707,38
232151,74
2091698,57
594777
26678
2.HỒNG KÔNG
- Tôm PD.P
- Tôm HLSO.W
- Tôm PD/PUD
- Tôm PD. WH
87687
85159,20
540
1059
928,8
555513,26
541178,91
3411
2988
7935,35
3.HÀN QUỐC 528 5549,54
4. AUTRALIA
- Mực GTGT
- Thịt nghêu
- Tôm HLSO. WH
102182,20
89820
5000
7362
193987,08
142550
8515
41922,08
TỔNG CỘNG 1155973 7450148,63
5 thị trường xuất khẩu chính của Công ty là Nhật, Châu Âu, Hàn Quốc, Úc, Hồng
Kông. Trong đó, Công ty đã được phép xuất khẩu sang các thị trường như Châu Âu, Hàn
Quốc, Trung Quốc, Canada, Thụy Sỹ và Mỹ.
22
Các thị trường truyền thống của Công ty là Nhật Bản, Hồng Kông… Trong đó,
thị trường Nhật Bản chiếm một tỷ trọng rất lớn, đây là thị trường đầy hấp dẫn của Công
ty.
a) Thị trường Nhật:
Năm 2006, Thị trường Nhật chiếm thị phần lớn nhất chiếm hơn 70% thị phần
xuất khẩu thuỷ sản của Công ty. Đây là thị trường có sức tiêu thụ lớn nhưng vấn đề đáng
lưu ý ở đây là thị trường này tương đối khó tính. Minh chứng rõ nhất là vào năm 2007,
xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản gặp nhiều khó khăn, các sản phẩm thuỷ sản của Việt
Nam đều bị kiểm tra gắt gao về vấn đề dư lượng kháng sinh. Nhưng Công ty vẫn quyết
tâm giữ vững và không ngừng tìm kiếm cơ hội tăng trưởng ở thị trường này.Cho nên
Công ty đã chú trọng tới quản lý chất lượng và VSATTP, Seaprodex Hà Nội là 1 trong
71 doanh nghiệp được miễn kiểm tra dư lượng hoá chất kháng sinh khi xuất khẩu hàng
thuỷ sản sang Nhật.
Tại thị trường Nhật Bản sản phẩm chính của Công ty thường xuất sang bao gồm
tôm chân trắng dạng ebifry, mực sushidane, mực ống cắt khoanh, mực sugata, bạch tuộc.
b) Thị trường EU:
Thị trường EU được xem là thị trường khó tính nhất, có yêu cầu cao về chất
lượng, với các quy định khắt khe về chất lượng và an toàn thực phẩm và quản lý dư
lượng kháng sinh.Thị trường này đã trở thành thị trường đối trọng mỗi khi có biến động
tại thị trường Mỹ và thị trường Nhật. Hàng thuỷ sản của ta chiếm thị phần nhỏ trên thị
trường này, còn cách xa tiềm năng xuất khẩu, nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản hàng năm của
EU rất lớn, nhưng yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh thực phẩm đối với mặt
hàng này lại rất cao.
Tình trạng chung, một số lô hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất khẩu vào EU còn
không an toàn (nhiễm khuẩn, nhiễm bẩn…) và chất lượng chưa được ổn định. Do đó,
EU chỉ nhập khẩu những sản phẩm từ những doanh nghiệp chế biến thuỷ sản ở Việt
23
Nam đã được cấp chứng chỉ đủ tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh. Các xí nghiệp chế biến
thuỷ sản khác của Việt Nam chưa tiếp cận được thị trường này.
Thời gian qua, nhiều lô tôm đông lạnh của Việt Nam xuất sang EU bị phát hiện
có dư lượng kháng sinh cao quá mức cho phép và bị huỷ, gây thiệt hại lớn cho nhà xuất
khẩu. Nguyên nhân của tình trạng trên là do chúng ta chưa đáp ứng được yêu cầu vệ sinh
thực phẩm từ khâu nuôi trồng đến khâu chế biến đối với thực phẩm chế biến nhập khẩu
vào EU.
Các sản phẩm của Công ty thường xuất sang thị trường Châu Âu bao gồm tôm
chân trắng, mực ống.
c) Thị trường Hồng Kông ( Trung Quốc):
Công ty đã xác định Trung Quốc là thị trường tiềm năng, nhu cầu hàng thuỷ sản
của thị trường này rất lớn, nên công ty đã quyết định thành lập một chi nhánh để khai
thác thị trường này và thiết lập mối quan hệ xuất nhập khẩu hai chiều. Năm 2006, thị
phần xuất khẩu của Công ty sang thị trường này là 7% và hứa hẹn sẽ tăng lên trong thời
gian tới.
d)Thị trường Mỹ:
Để vào được thị trường Hoa Kỳ, tất cả các công ty phải tuân thủ theo HACCP để
đạt mức phù hợp cơ bản. Thuỷ sản, chế biến của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ chưa
nhiều, chủ yếu mới xuất khẩu dưới dạng sơ chế cho nên trị giá xuất khẩu thấp. Nguyên
nhân là do các cơ sở thuỷ sản Việt Nam chưa hiểu hết được nhu cầu của thị trường Mỹ,
chưa có sự hợp tác đầu tư với đối tác Mỹ về công nghệ chế biến thuỷ sản ở Việt Nam
như chúng ta đã làm với các nhà đầu tư Nhật Bản. Hơn nữa, các biện pháp bảo hộ sản
xuất nội địa của Mỹ đang có chiều hướng gia tăng. Hàng thuỷ sản của Việt Nam cũng
đang vấp phải sự cản trở của những chính sách bảo hộ này. Cá Tra và cá Basa đang phải
chịu thuế chống bán phá giá từ 37% đến 64%. Tôm đông lạnh và đóng hộp cũng bị kiện
phá giá.
24
Năm 2006, Công ty xuất vào thị trường Mỹ gặp nhiều khó khăn. Mỹ áp dụng
chính sách thuế chống bán phá giá .Và khi xuất vào thị trường Mỹ khó khăn thì thị
trường khác sẽ ép giá.
e) Thị trường Hàn quốc
Đây cũng là thị trường rất tiềm năng. Do đó chiến lược phát triển của Công ty
trong thời gian tới là cần phải mở rộng thị trường này thêm nữa.
f) Thị trường Australia
Sản phẩm mực nguyên con chất lượng cao xuất khẩu sang thị trường Australia.
Kế hoạch tiếp cận các thị trường để xuất khẩu trong thời gian tới của Công ty là
chú trọng phát triển và tìm kiếm bạn hàng lâu dài với thị trường Australia, Trung Quốc
và Nga.Công ty đã mở ra các thị trường khác như Châu Phi, UAE, Czech…
Cùng với việc đẩy mạnh xuất khẩu, Seaprodex Hà Nội cũng rất chú trọng phát
triển sản xuất thực phẩm phục vụ thị trường nội địa. Tận dụng thế mạnh uy tín của
thương hiệu Seaprodex Hà Nội tại thị trường phía Bắc, công ty đã đầu tư lắp đặt thiết bị
chế biến thuỷ sản tại xí nghiêp ở Hải Phòng để sản xuất các sản phẩm độc quyền phân
phối cho thị trường nội địa với thương hiệu Seaprodex Hà Nội.
1.3.6) Đặc điểm về Marketting
Công ty đã đổi mới phương thức tiếp cận thị trường, đã chuyển từ phương thức
bán hàng thụ động sang chủ động, đã tự bước ra thị trường, tìm kiếm và chủ động thiết
lập quan hệ với khách hàng.Công ty đã có một trang web riêng để giới thiệu những
thông tin về sản phẩm của Công ty, để quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại và
phát triển thị trường.
* Sản phẩm:
- Số lượng, chủng loại sản phẩm: sản phẩm của công ty rất nhiều về số lượng, đa
dạng và phong phú về chủng loại mẫu mã. Hiện nay, công ty đang kinh doanh khoảng 7
mặt hàng khác nhau với trên 50 loại sản phẩm thuộc nhiều kích cỡ như: tôm đông lạnh,
cá đông lạnh, mực, đồ hộp...
25