Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Điều ít biết về dây rốn - "cầu nối" giữa mẹ và thai nhi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.31 KB, 2 trang )

Bạn biết gì về dây rốn thai nhi? Dây rốn là bộ phận nối thai nhi với nhau thai, làm nhiệm vụ truyền chất
dinh dưỡng và máu đến thai nhi. Nếu may mắn, bạn sẽ được nhìn thấy dây rốn của bé khi vừa chào đời.
Và cũng chỉ 1-2 tuần sau sinh, khi dây rốn rụng thì bạn sẽ lãng quên ngay bộ phận này trên cơ thể bé…
Đó chắc chắn là tất cả những gì mẹ biết về dây rốn thai nhi. Tuy nhiên thực tế còn rất nhiều điều thú vị
mà không phải mẹ bầu nào cũng biết.
Cùng khám phá 10 điều đặc biệt về bộ phận này:
Dây rốn – đồ chơi của bé trong bụng mẹ
Trong thai kỳ, khi em bé còn nhỏ đủ để nhào lộn xung quanh tử cung một cách tự do thì dây rốn chính là
một đồ chơi thú vị. Bé sẽ thường với, kéo, thậm chí là nhào lộn xung quanh dây rốn. Chính vì vậy mới có
hiện tượng dây rốn quấn cổ. Theo thống kê, khoảng 35% trẻ sơ sinh được sinh ra với dây rốn quấn quanh
cổ và 1% là dây rốn bị thắt nút trong tử cung.
Tuy nhiên theo các chuyên gia, dây rốn có chứa các chất nhầy gọi là “jelly wharton”, giúp bảo vệ các
mạch máu bên trong nên không dễ bị siết chặt khi bé bị quấn cổ hay thắt nút.

Theo thống kê, khoảng 35% trẻ sơ sinh được sinh ra với dây rốn quấn quanh cổ. (ảnh minh họa)
Dây rốn ngừng hoạt động đúng thời điểm
Khi bé chào đời, dây rốn cũng đi ra khỏi bụng mẹ, tiếp xúc với môi trường lạnh hơn. Lúc này, dây rốn bắt
đầu co lại, dần dần sẽ ngừng đập. Trong trường hợp mẹ sinh con dưới nước, quãng thời gian dây rốn sống
khi ra khỏi cơ thể mẹ sẽ kéo dài hơn, thông thường từ 3-20 phút.
Giá trị của mô cuống rốn
Chúng ta thường được nghe rất nhiều về tác dụng chữa nhiều căn bệnh hiểm nghèo nhờ vào việc lưu trữ
máu cuống rốn. Ngày nay, các nhà khoa học cũng nghiên cứu thêm về giá trị của các mô cuống rốn. Mô
cuống rốn chứa rất nhiều tế bào có khả năng tái tạo và thay đổi thế bào mới, như sụn, xương, mỡ, các cơ.
Điều này có nghĩa là mô cuống rốn cũng có nhiều khả năng sẽ chữa được nhiều loại bệnh tật, thậm chí
nhiều hơn cả máu cuống rốn.
Nguồn gốc của dây rốn
Dây rốn bắt đầu từ trong cơ thể thai nhi. Khi trứng được thụ tinh, trứng sẽ chia thành hai phần. Một phần
phát triển thành phôi thai, phần còn lại hình thành nên nhau thai.
Các tế bào trong phôi thai phát triển, hình thành nên yolk sac. Yolk sac là túi noãn hoàng, là bộ phận nuôi
dưỡng bào thai giai đoạn sớm. Vai trò này sẽ mất đi khi bánh nhau xuất hiện và thay thế vài tuần sau đó.
Dây rốn phát triển từ trong yolk sac và niệu nang.


Máu của mẹ không trộn lẫn máu của em bé
Vào tam cá nguyệt cuối cùng, cứ mỗi phút em bé sẽ nhận được nửa lít máu truyền qua nhau thai. Máu của


mẹ không trộn lẫn máu của em bé. Sự trao đổi chất dinh dưỡng, oxy, chất cặn bã chỉ xảy ra trong bánh
nhau.
Dây rốn có hai động mạch, vận chuyển chất đào thải từ bào thai ra nhau thai, 1 tĩnh mạch vận chuyển oxy
và chất dinh dưỡng đến bào thai.

Khi bé chào đời, dây rốn cũng đi ra khỏi bụng mẹ, tiếp xúc với môi trường lạnh hơn sẽ bắt đầu co lại, dần
dần sẽ ngừng đập. (ảnh minh họa)
Sức khỏe mẹ bầu ảnh hưởng đến sức khỏe dây rốn
Dây rốn cực kỳ quan trọng đối với em bé, nếu dây rốn hoạt động tốt, thai nhi sẽ nhận được đủ dưỡng chất
để phát triển toàn vẹn đến hết những ngày cuối thai kỳ. Những mẹ có thai kỳ không khỏe mạnh, gặp vấn
đề về sức khỏe và dinh dưỡng, đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển nhau dây rốn và nhau thai. Chế độ
ăn nghèo nàn, thừa cân, béo phì, hút thuốc, tiếp xúc nhiều với chất hóa học đều có những tác động xấu
đến dây rốn.
Dây rốn trong trường hợp sinh đôi có gì khác biệt?
4 ngày sau khi thụ thai, mỗi trẻ trong trường hợp mang thai đôi sẽ có dây rốn riêng và phát triển bình
thường như các em bé trong trường hợp mang thai đơn khác.
Chiều dài dây rốn ở mỗi bé là khác nhau
Ở mỗi thai nhi sẽ có một độ dài dây rốn khác nhau, thông thường từ 45-60cm. Hiện vẫn chưa tìm ra lý do
tại sao lại có sự chênh lệch này. Dây rốn sẽ đạt chiều dài đỉnh điểm của mình vào khoảng tuần thứ 28 của
thai kỳ. Khoảng 6% thai nhi có dây rốn ngắn, thường liên quan đến sa dây rốn và phải đẻ mổ lấy thai.
Bé phát triển khả năng xúc giác nhờ dây rốn
Khi sang tuần thứ 8 của thai kỳ, em bé bắt đầu học cách chạm vào mặt, môi mình để cảm nhận. Sang tuần
thứ 14, em bé có thể khám phá mọi thứ xung quanh bằng cách sử dụng chính đôi tay, bàn chân và chiếc
miệng xinh yêu của mình. Qua hình ảnh siêu âm, mẹ cũng có thể thấy bé đang dùng tay nắm dây rốn. Đây
là một kỹ năng rất quan trọng, giúp bé phát triển não bộ sau khi chào đời.
Văn hóa lưu giữ cuống rốn ở các nước trên thế giới

Ở các nước phương Tây, người bố thường được bác sỹ cho phép tự tay mình cắt dây rốn cho bé. Ở nhiều
quốc gia khác, việc lưu giữ dây rốn cũng khá phổ biến, với ý nghĩa nhắc nhở thế hệ sau về tầm quan trọng
của “chiếc cầu nối” nuôi dưỡng bé suốt những tháng ngày trong bụng mẹ.
Nếu như các mẹ Nhật Bản thường bảo quản một phần dây rốn khô trong chiếc hộp gỗ nhỏ để làm kỷ niệm
thì ở một số nơi trên đất Mỹ, các mẹ lại để dây rốn khô trong túi đính hạt cườm trang trọng và đeo trên
quần áo của em bé. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, dây rốn thường được chôn ở một nơi thiêng liêng với hy vọng sự
nghiệp của con cái được sáng lạn…
Ở Việt Nam, văn hóa lưu giữ cuống rốn cũng khá phổ biến. Rất nhiều cha mẹ thường bảo quản cuống rốn
khô trong một túi vải nhỏ và treo trên tường góc phòng ngủ với hy vọng em bé sẽ dễ nuôi, thông minh,
sáng dạ…



×