Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Ăn uống chuẩn theo từng giai đoạn của thai kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.78 KB, 2 trang )

Ở mỗi giai đoạn trong thai kỳ, em bé cần bổ sung một nguồn dinh dưỡng đặc biệt để các cơ quan như
mắt, não, tai… phát triển tốt nhất. Nhu cầu dinh dưỡng ở từng giai đoạn này là khác nhau nên mẹ cần
chọn lựa thật kỹ lưỡng theo những gợi ý dưới đây:
5 tuần – giai đoạn phát triển của thận và gan
Ở tuần thai thứ 5, em bé mới chỉ dài khoảng 6mm và nhìn như một chú nòng nọc con. Tuy nhiên, bên
trong cơ thể, thận và gan đã bắt đầu phát triển. Tim cũng đã có những nhịp đập đầu tiên và nhu cầu dinh
dưỡng cũng bắt đầu. Vì vậy việc bổ sung dinh dưỡng là cần thiết.
Dinh dưỡng tốt nhất cho thận: Protein
Nguồn thực phẩm: Thịt, trứng, sữa, đậu.
7 tuần: giai đoạn phát triển của não
Lúc này, phôi thai dài khoảng 13mm và nhìn như một hạt đậu. Đây là giai đoạn hai bán cầu não phát triển
mạnh mẽ nhất.
Dinh dưỡng tốt nhất cho não: DHA
Nguồn thực phẩm: quả óc chó, hạt thông, hạt hạnh nhanh, hạt phỉ, đậu phộng, cá và dầu cá.

Giai đoạn đầu thai kỳ, mẹ nên bổ sung niều thực phẩm chứ DHA. (Ảnh minh họa)
9 tuần – giai đoạn phát triển của cơ bắp
Vào tuần thai này, chiều dài của bé là 22-25mm, cánh tay, chân dài hơn và các cơ bắp cũng như cơ quan
sinh dục bắt đầu phát triển mạnh.
Dinh dưỡng tốt nhất cho cơ bắp: Magnesium
Nguồn thực phẩm: Các loại hạt, ngũ cốc
19 tuần – giai đoạn phát triển xương
Ở tuần 19 thai kỳ, chiều dài của em bé khoảng 65mm và bé đã rất giống hình người. Chiều dài của bé
không tăng quá mạnh nhưng các bộ phận trên cơ thể lại phát triển mạnh mẽ. Lúc này, ngón tay và ngón
chân cũng đã tách ra hoàn toàn riêng biệt và chỉ cần một ống nghe, mẹ sẽ dễ dàng nghe được nhịp đập của
tim thai.
Dinh dưỡng tốt nhất cho xương: Canxi
Nguồn thực phẩm: Cá, trứng, sữa
20 tuần - giai đoạn phát triển của thị giác



Vào tuần thai này, cân nặng của em bé đạt khoảng 255 gram. Não của bé cũng bắt đầu phân chia từng khu
vực cho vị giác, thính giác, thị giác, xúc giác, khứu giác phát triển. Đến tuần thai thứ 20, võng mạc cũng
phản ứng với ánh sáng bên ngoài.
Dinh dưỡng tốt nhất cho thị giác: Vitamin A
Nguồn thực phẩm: nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, bơ.

Để mắt phát triển tốt nhất, mẹ nên bổ sung thực phẩm chứa Vitamin A. (ảnh minh họa)
31 tuần – giai đoạn phát triển của chân tay
Toàn bộ cơ thể, đặc biệt là chân tay của bé phát triển rất mạnh trong những tuần thai này và trọng lượng
của bé đạt khoảng 2kg. Chất béo dưới da cũng nhiều hơn để giảm nếp nhăn, chân và tay cũng mập mạp
lên trông thấy. Phổi và hệ tiêu hóa đã phát triển gần như cơ bản hoàn thành.
Dinh dưỡng tốt nhất: Vitamin D
Nguồn thực phẩm: Cá, trứng
38 tuần – phát triển toàn diện
Vào thời điểm này, em bé có thể đã nặng tới 3,2kg và dài khoảng 52cm. Về cơ bản, bé đã phát triển đầy
đủ và có khả năng sống độc lập bên ngoài cơ thể mẹ. Đầu em bé cũng đã quay xuống khung xương chậu
của mẹ để chuẩn bị cho hành trình chào đời.
Mẹ hãy tiếp tục một chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ dưỡng chất để có sức lực đối mặt với quá trình
vượt cạn.



×