Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Trải nghiệm tuyệt vời của mẹ Việt sinh con tại Nhật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.64 KB, 2 trang )

Đã 8 tuần kể từ ngày Susin – con gái yêu của tôi chào đời ở một đất nước xa lạ - không phải Việt
Nam.Vợ chồng tôi đã vô cùng băn khoăn khi quyết định có nên sinh con ở đây hay không. Sau nhiều đêm
mất ngủ, có những lúc hai vợ chồng giận dỗi vì bất đồng quan điểm nhưng cuối cùng tôi vẫn ở lại đất
nước mặt trời mọc này để đón thiên thần bé nhỏ và cho đến bây giờ, tôi hài lòng với quyết định của mình.
Những trải nghiệm khi sinh con ở Nhật thật vô cùng tuyệt vời.
Ở Nhật, chẳng vội đến bệnh viện
Trong suốt thai kỳ, tôi luôn theo khám một bác sĩ và cũng chính xác bác đó đã giới thiệu tôi vào bệnh
viện khi mang thai đến tháng thứ 8 để làm thủ tục xin sinh con tại đây. Ngày đó tôi lo lắng nhiều lắm bởi
chồng tôi mới sinh sống ở Nhật được 4 năm, anh làm việc trong lĩnh vực xây dựng nên cũng không có
mối quan hệ nhiều với những người làm trong bệnh viện. Tôi thì “chân ướt chân ráo” sang Nhật được 3
tháng đã có bầu. Những ngày mang thai, phần lớn thời gian của tôi là ngủ nướng và ở nhà cơm nước nên
cũng không có nhiều bạn bè.
Khi biết tin có bầu, bố mẹ tôi đã gọi điện tức tốc nói tôi phải về nước vì các cụ không yên tâm nhất là
chuyện sinh nở bên này. Vậy nhưng công việc chồng tôi không thể về, mà tôi không hề muốn xa chồng.
Chúng tôi đã sống xa nhau 2 năm, mới đoàn tụ được 4 tháng chẳng nhẽ lại xa nhau. Tôi cũng không
muốn con ra đời không có bố bên cạnh. Vậy là dù ai nói gì, tôi vẫn quyết định ở lại đây.
Một ngày, cách ngày dự sinh 5 ngày, tôi nhận thấy dấu hiệu đau đẻ. Ban đầu là những cơn đau quặn nhẹ.
Tôi vội gọi cho bác sĩ thì được bác sĩ trấn an rằng cứ bình tĩnh, không có gì phải lo lắng cả. Khi tôi nói:
“Vợ chồng cháu đang chuẩn bị vào viện ngay bây giờ.” thì bác sĩ chặn ngay lại: “Cứ bình tĩnh cháu nhé.
Bao giờ những cơn đau lặp lại 5-10 phút/lần mới cần vào viện.” Nghe lời bác sĩ, dù những cơn đau đã khá
dầy và dồn dập nhưng tôi vẫn bình tĩnh tắm rửa, gội đầu, ngồi xem vô tuyến. Đến khi không thể chịu
đựng được, tôi gọi điện cho bác sĩ và đi vào viện. May mắn là nhà tôi chỉ cách bệnh viện 10 phút đi xe
hơi nên không gặp khó khăn gì.
Khi có mặt ở viện, bác sĩ ra tận cửa đón tôi và đưa tôi vào làm thủ tục. Dù hai vợ chồng có chút lo lắng
nhưng khi được bác sĩ trấn an tư tưởng, tôi thấy thoải mái hơn nhiều.

Tôi đã vô cùng mãn nguyện khi quyết định sinh Susin tại đất nước mặt trời mọc. (ảnh minh họa)
Viện trưởng đích thân đỡ đẻ
Vì ca sinh nở của tôi thuộc dạng khó nên chính bác sĩ viện trưởng đã đến tận phòng để đỡ đẻ. Bé Susin
đầu to, mặt lại nằm ngang nên rất khó lọt lòng mẹ. Có những lúc tôi đau quá đã xin được đẻ mổ nhưng cả
ekip đều khuyên tôi hãy cố gắng chịu đựng để đẻ thường vì Susin đang rất khỏe, đẻ thường được sẽ tốt


cho cả mẹ và bé.
Mỗi lúc được các y tá, bác sĩ động viên, thở cùng tôi, tôi lại có thêm sức mạnh để chống chọi với cơn đau
đẻ. Khi tử cung mở được 10 phân, các bác sĩ, ya tá rất nhiệt tình hướng dẫn tôi, người ở bên cạnh động
viên, người thì giữ chân tay, người thì ấn bụng cho em bé xuống. Khi sinh xong, các ý tá còn mang hoa
vào chúc mừng gia đình tôi và bảo cả nhà đứng vào để chụp ảnh cho chúng tôi nữa. Lúc đó tôi thấy hạnh
phúc vô cùng, không chỉ được gặp con mà còn thấy ấm lòng vì ở nơi đất khách xa xôi, không có bố mẹ,
người thân bên cạnh nhưng tôi vẫn được quan tâm, chăm sóc tận tình, không hề có cảm giác tủi thân.
Dịch vụ chăm sóc sản phụ tuyệt vời
Sau khi em bé ra đời, đích thân bác sĩ trưởng viện là người vét nhau thai và khâu vết rạch tầng sinh môn
cho tôi. Sau đó, cứ 30 phút một lần bác sĩ lại vào thay băng vệ sinh, chọc tay vào trong âm đạo xem có
còn máu không. Những ngày sau đó, việc chăm sóc bé sơ sinh là hoàn toàn do các y tá đảm nhiệm. Bé sẽ
được nằm ở phòng vô trùng riêng. Cứ đến mỗi cữ bú sữa là y tá lại sang đánh thức mình dậy. Việc thay tã
bỉm cũng đều do các y tá làm.


Tại phòng cho con bú, mỗi lần trước khi bế con phải rửa sạch tay bằng xà phòng, sau đó xịt ancol rùi mới
được bế con. Nhận con xong sẽ thay bỉm rùi cân xem con được bao nhiêu, sau đó cho con bú mỗi bên
ngực 5 phút. Tiếp đó lại xem con có đái, ị gì không. Rùi lại đặt con lên cân xem con bú được bao nhiu.
Nếu không bú đủ lượng sữa 1 lần phải ăn thì lấy sữa ngoài pha sẵn trong tủ lạnh làm ấm lên rùi cho con
bú bình. Khi đã hoàn thành xong việc cho con bú, mẹ có thể về phòng và đặt bé nằm lại trên nôi để các y
tá trông. Việc này sẽ giúp mẹ có nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn.

Đồ ăn cho sản phụ sau sinh đầy đủ mọi thứ. (ảnh minh họa)
Ăn uống như ở khách sạn
Khi vào đẻ trong các bệnh viện ở Nhật, bạn cũng không cần phải nhờ người nhà lích kích ngày 3 bữa
mang cặp lồng đến bệnh viện. Thậm chí, các bác sỹ và y tá ở Nhật còn yêu cầu gia đình hạn chế không
mang đồ ăn vào vì họ không muốn sản phụ ăn phải những thức ăn không đảm bảo vệ sinh hay bị nhiễm
khuẩn. Thức ăn ở bệnh viện Nhật nơi tôi sinh rất ngon và chất lượng chẳng kém gì khách sạn.
Một khẩu phần ăn của sản phụ ở Nhật luôn có đầy đủ dinh dưỡng bởi các bác sỹ ở đây ưu tiên cho mục
tiêu sức khỏe. Cơm trắng và thịt luôn đầy đủ, ngoài ra một suất ăn còn có rất nhiều rau và hoa quả tráng

miệng.
Ngoài ra, ngay sau sinh 1 ngày, tôi đã được các y tá đưa đi tắm và gội đầu. Ở Nhật không hề có chuyện
kiêng tắm gội sau sinh mà ngược lại họ luôn khuyến khích sản phụ tắm rửa để được thoải mái do sau sinh
mẹ bị ra nhiều mồ hôi sẽ khó chịu.
Sau ca sinh nở, tôi thực sự thấy hài lòng với dịch vụ sinh nở ở đây. Đặc biệt là phí dịch vụ không hề đắt
đỏ. Đó là những trải nghiệm vô cùng tuyệt vời tại đất nước mặt trời mọc.



×