Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Các thuyết quản lý truyền thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.25 KB, 35 trang )

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
LỚP : QLGD – K7C
__________________
MÔN: KHOA HỌC QUẢN LÝ
TIỂU LUẬN

Đề tài: Các thuyết quản lý truyền thống
NHÓM SỐ 01
Thành viên:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Trịnh Văn Chiến
Đào Vân Anh
Nghiêm Vũ Ngọc Anh
Dương Thị Lan Anh
Bùi Văn Bình
Lã Thế Anh
Nguyễn Phương Anh
Nguyễn Kim Anh
Nguyễn Văn Tâm

MỤC LỤC


1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Fredrick W.Taylor

Frededric Winlow Taylor

2


LỜI MỞ ĐẦU
Quản lý là một trong những công việc khó khăn , phức tạp nhất trong các
lĩnh vực hoạt động của con người. Các Mác đã coi việc xuất hiện của hoạt động
quản lý như một dạng hoạt động đặc thù của con người gắn với sự phân công và
hợp tác lao động. Quản lý nhằm đạt tới mục tiêu chung trong tương lai mà trong
tương lai các mục tiêu này luôn biến động do hàng loạt yếu tố khách quan và chủ
quan. Do đó quản lý cũng diễn ra trong một quá trình hết sức biến động mà nếu
chủ thể quản lý không đủ năng lực và bản lĩnh sẽ khó có thể thích ứng được và tất
yếu sẽ dẫn tới thất bại.
Các lý luận quản lý thuộc các trường phái khác nhau đều cung cấp, đem lại
cho các nhà quản lý những tri thức, phương pháp hữu hiệu với tư cách là các công
cụ, phương tiện để giúp đỡ cho các hoạt động liên quan thay vì là chỉ những nội
dung lý thuyết quản lý, nó dần chứng tỏ sức mạnh của nó trong hiện thực là công
cụ có ích giúp cho nhà quản lý trong công việc
Xuất hiện vào đầu thế kỉ XX khi nền kinh tế công nghiệp châu Âu đang trên
đà phát triển mạnh mẽ, trường phái “Quản lý truyền thống” đã có những nét khởi
sắc và thay đổi mang nhiều nội dung mới, phương pháp mới chính những đóng góp
này đã ảnh hưởng một cách sâu sắc và dần các học thuyết được lan rộng và phổ
biến ra khắp các hoạt động quản lý trong xã hội công nghiệp lúc bấy giờ, không

những vậy nội dung cơ bản của các hoạt thuyết đó vẫn còn nguyên giá trị cho tới
giờ.
Trường phái “Quản lý truyền thống” bao gồm ba học thuyết đó là:
1. Thuyết “Quản lý khoa học” do Frededric W.Taylor (1856-1915)
2. Thuyết “Quản lý hành chính” do Henry Fayol (1841-1925)
3. Thuyết “Quản lý bàn giấy”do Max Webber ( 1864-1920)
Mỗi học thuyết đều có trong mình những nội dung, phương mang tính chất cơ
bản cần thiết và là nền tảng cần có cho hoạt động quản lý mà thời đại lúc bấy giờ
3


rất cần. Các thuyết tuy mang những hình thái, nội dung, khác nhau nhưng chúng lại
không hề đối khác nhau, ngược lại chúng lại có chung mục tiêu là giải quyết những
vấn đề thực tiễn đề ra.
Và để có thể hiểu rõ hơn về các học thuyết này, sau đây nhóm 2 xin phép được
mới cô và các bạn cùng tìm hiểu sâu hơn về các học thuyết để thấy được những nét
độc đáo và sự ứng dụng trong thực tế của chúng.

4


I.

THUYẾT QUẢN LÝ KHOA HỌC
1. Fredrick W.Taylor (1856 – 1915)

Frederick

Winslow


Taylor (29

tháng

3 năm 1856 - 21 tháng 3 năm 1915), được mọi người
gọi là F. W. Taylor, là một kỹ sư cơ khí Mỹ đã tìm ra
cách nâng cao năng suất công nghiệp. Là một nhà tư
vấn quản lý trong những năm cuối đời, đôi khi ông
được người ta gọi là "cha đẻ củaquản lý theo khoa
học."

I.1

Giới thiệu tư tưởng học thuyết.

• Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp
o Cuộc đời

Frededric Winlow Taylor

Frededric Winlow Taylor ( 20/3/1856 - 21/3/1915). Quê hương:
Philadelphia, Pensylvanlia. Ông là đại biểu ưu tú nhất của thuyết quản lý khoa học,
được các học giả về quản lý ở phương Tây mệnh danh là cha đẻ của thuyết này.
Ông sinh ra trong một gia đình luật sư giàu có. Năm 18 tuổi, thi đỗ trường Đại học
Harvad với ý định theo ngành luật sư như cha mình. Sau đó, ông bị đau mắt và đau
đầu do thần kinh nên ông phải nghỉ học nửa chừng và làm công nhân cơ khí.
Ông có trí óc thông minh, làm việc cần cù nên không đến 10 năm ông đã trở
thành đốc công, kĩ sư trưởng.
o Sự nghiệp
Từ lúc còn trẻ ông đã quan tâm nghiên cứu về quản lý xí nghiệp và tiến hành

nhiều công trình nghiên cứu thông qua thực tiễn của mình. Ông dành đại bộ phận
thời gian để viết sách, thuyết trình và tuyên truyền về lý luận quản lý của mình.

5


Năm 1895, Ông trình bày luận văn tại hiệp hội kĩ sư toàn quốc Mỹ: " chế độ
trả lương theo số lượng sản phẩm"
Năm 1903, xuất bản “Quản lý ở nhà máy”.
Năm 1911, xuất bản quyển sách nổi tiếng: " Những nguyên lý về việc quản
lý 1 cách khoa học"
Năm 1912, Ông trình bày tại quốc hội Mỹ một số vấn đề về việc quản lý một
cách khoa học và là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong việc nghiên cứu
công tác quản lý một cách khoa học của ông: chế độ quản lý: " chế độ trả lương
theo số lượng sản phẩm" =>Quản lý tác nghiệp
• Tư tưởng:
Taylor định nghĩa: “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác
làm và sau đó hiểu được rằng, học đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ
nhất”. Đó cũng chính là tư tưởng cơ bản của ông về quản lý theo khoa học gồm 4
điểm chính:
o
o
o
o

Phát triển khao học để thay thế những thao tác cũ
Lựa chọn công nhân một cách khoa học.
Gắn công nhân được lựa chọn với tổ chức lao động khoa học.
Phân đều công việc giữa người quản lý và công nhân , phải có “ Cách
mạng trí tuệ” cả phía người quản lý lần phái người công nhân nhằm tạo

ra sự gắn bó công việc ở cả hai phía.

Tư tưởng quản lý cốt lõi của F.W. Taylor là đối với mỗi loại công việc dù nhỏ
nhặt nhất đều cố một “ khoa học” để thực hiện nó, ông đã liên kết các mặt kỹ thuật
và con người trong tổ chức. Mặt hạn chế của tư tưởng quản lý Taylor là sự hiểu
biết phiến diện và máy móc về con người, bị chi phối bởi tư tưởng triết học “ con
người kinh tế” mà ông tiếp cận ở thời đại đó và thuyết quản lý theo khoa học của
ông còn bị hạn chế ở cấp tác nghiệp. Tuy thế thuyết quản lý của Taylor vẫn được

6


đánh giá cao vì nó đáp ứng được yêu cầu quản lý xí nghiệp vào thời điểm đó và
phục vụ cho sự nghiệp phát triển đại công nghiệp của chủ nghĩa tư bản.
I.2

Nội dung
Nội dung của lý luận quản lý một cách khoa học:

• Xác định một cách khoa học khối lượng công việc hàng ngày của công nhân,
phải nghiên cứu thời gian và thao tác cần thiết cho công việc để xây dựng
định mức cho công việc => nguyên lý định mức.
• Phải lựa chọn những thợ hạng nhất cho mỗi công việc.
• Nguyên lý tiêu chuẩn hóa.
• Xét và thực hiện chế độ trả lương theo số lượng sản phẩm nhằm khuyến
khích người lao động.
• Hai bên thương và chủ đều phải nhận thức rằng công việc nâng cao năng
suất lao động có lợi cho cả hai bên, cần có một cuộc "cách mạng tinh thần",
hợp tác và cùng nhau cố gắng.
• Tách biệt chức năng kế hoạch với chức năng thừa hành.

• Thực hiện chế độ chức năng và chế độ chức năng trực tuyến.
• Nguyên lý kiểm soát, quản lý về mặt cơ cấu tổ chức
Vậy thực chất của việc quản lý khoa học là cuộc cách mạng tư tưởng hoàn toàn
của công nhân trong tất cả các xí nghiệp hoặc tổ chức, là cuộc cách mạng tư tưởng
hoàn toàn về trách nhiệm của công dân đối với công việc của họ, về cách đối xử
của họ đối với những đồng sự và đối với chủ.
Bốn nguyên tắc quản lý khoa học tương ứng:
• Phải xác định phương pháp khoa học cho những thành tố cơ bản trong công
việc của công nhân , thay phương pháp cũ dựa vào kinh nghiệm -> nghiên
cứu và các thao tác hợp lý nhất để thực hiện công việc.
• Xác định chức năng hoạch định của nhà quản lý, thay vì để công nhân tự ý
lựa chọn phương pháp làm việc riêng của họ -> bằng cách mô tả công việc

7


để chọn lựa công nhân, thiết lập hệ thống tiêu chuẩn và hệ thống huấn luyện
chính thức.
• Lựa chọn và huấn luyện công nhân, phát triển tinh thần hợp tác đồng đội,
thay vì khích lệ những nỗ lực cá nhân riêng lẻ của họ -> trả lương theo
nguyên tắc khuyến khích theo sản phẩm, bảo đảm an toàn lao động bằng
dụng cụ thích hợp.
• Phân chia rõ ràng công việc giữa nhà quản lý và công nhân, để mỗi bên làm
tốt nhất công việc của họ, chứ không phải chỉ đổ lên đầu công nhân như
trước kia -> thăng tiến trong công việc, chú trọng lập kế hoạch và tổ chức
hoạt động
I.3

Đánh giá


• Ưu điểm
o Tối ưu hóa quá trình sản xuất (qua hợp lý hóa lao động, xậy dựng định mức
lao động)
o Tiêu chuẩn hóa phương pháp thao tác và điều kiện tác nghiệp; phân công
chuyên môn hóa (đối với lao động cảu công nhân và đối với các chức năng
quản lý)
o Cuối cùng là tư tưởng "con người kinh tế" (qua trả lương theo số lượng sản
phẩm để kích thích tăng năng suất và hiệu quả sản xuất)
o Từ những tư tưởng đó, đã mở ra cuộc cải cách về quản lý doanh nghiệp, tạo
được bước tiến dài theo hướng quản lý một cách khoa học trong thế kỷ XX
cùng với những thành tựu lớn trong ngành chế tạo máy.
• Nhược điểm
o Định mức lao động ngặt nghèo đòi hỏi công nhân phải làm việc cật lực:
công nhân bị gắn chặt với dây chueyefn sản xuất, làm việc như người máy
biết nói. Tâm sinh lý của họ bị biến dạng, nhân cách khủng hoảng

8


I.4

Khả năng vận dụng tư tưởng

• Những hướng dẫn của Taylor và những người khác đưa ra đến nay vẫn được
sử dụng trong công tác tổ chức.
• Những nguyên tắc cảu Taylor nhanh chóng lan truyền khắp nước Mỹ và sau
đó là Pháp, Đức, Nga, Nhật và đã thúc đẩy những người khác học và phát
triển các phương pháp của quản trị bằng khoa học
2. Charles Babbage (1792 – 1871)
2.1Giới thiệu tư tưởng học thuyết

• Tiểu sử, vài nét về sự nghiệp:
o Charles Babbage (26/12/1792 – 18/10/1871)
là một nhà bác học người Anh.
o Ông là một nhà toán học, nhà triết học, nhà
phát minh và kĩ sư cơ khí người Anh.
o Ông được coi là cha đẻ của công nghệ máy
tính là người đầu tiên phát minh ra máy tính
cơ học đầu tiên
• Tư

tưởng:

Charles Babbage
Charles Babbage là người đầu tiên đề xuất phương pháp tiếp cận có tính chất
khoa học trong quản lý, quan tâm đến mối quan hệ giữa người quản lý với công
nhân. Ông cũng là người góp phần tích cực đưa quản lý trở thành một bộ môn
khoa học độc lập.
2.2Nội dung
• Ông tìm cách tăng năng suất lao động.
• Cùng với Adam Smith ông chủ trương chuyên môn hóa lao động, dùng toán
học để tính toán việc sử dụng nguyên liệu tối ưu.
9


• Ông cho rằng các nhà quản lý phải nghiên cứu thời gian cần thiết để hoàn
thành một công việc, thưởng cho những công nhân vượt tiêu chuẩn.
• Ông cũng là người đầu tiên đề nghị dùng phương pháp chia lợi nhuận để duy
trì quan hệ công nhân và người quản lý
2.3 Đánh giá
• Ưu điểm

o Tăng năng suất lao động một cách có hiệu quả tạo động lực cho
công nhân.
o Hoàn thành công việc một cách có tổ chức, có thời hạn nhất định
o
o
o
o

để tiếp tục các công việc tiếp theo.
Khuyến khích tinh thần làm việc của công nhân.
Giúp tiết kiệm chi phí.
Đảm bảo mọi việc tiến triển theo đúng kế hoạch.
Công nhân hăng hái có tính thần lao động

• Nhược điểm
Chỉ áp dụng trong một môi trường ổn định khó áp dụng môi trường phức tạp
hiện nay
2.3Khả năng vận dụng tư tưởng
• Trong quản lý:
o Nêu lên tầm quan trọng của việc duy trì mối quan hệ giữa nhân viên và
người quản lý.
o Đi sâu vào nghiên cứu tâm lý con người đòi hỏi nhà quản lý phải có
chính sách đúng đắn với con người.
o Khuyến khích tinh thần làm việc đồng đội, làm việc theo nhóm tổ.
o Việc tính toán cách sử dụng vật liệu giúp các nhà quản lý hạn chế rủi ro
3 Frank Bunker ( 1886 – 1924) và Lillian Gilbreth (1878 – 1972)
Frank Bunker và LiLiant M.Gibreth là hai người tiên phong trong việc nghiên
cứu thời gian động tác và phát triển lý thuyết quản lý, có những sáng kiến cải tiến
10



kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động; đồng thời, có những công trình nghiên
cứu coi trọng người lao động.
Frank và Lillian Gibreth có công hợp lý hoá và nhân bản hoá trào lưu Quản lý
Khoa học.
3.1 Giới thiệu tư tưởng học thuyết
• Cuộc đời và sự nghiệp
Frank Bunker là một nhà thầu xây dựng ông là một nhà quản lý, là thành viên
của ASME1, là một giảng viên tại đại học Purdue. Liliant là một nhà tâm lý học
cũng là thành viên của ASME, và là giảng viên của đại học Purdue.
Frank Gilbreth khởi nghiệp từ một nhà quản lý độc lập năm 1895. Sau khi
kết hôn với Lillian năm 1904, đề tài nghiên cứu ban đầu của ông về phương pháp
sản xuất hiệu quả trở thành công trình suốt
đời của 2 vợ chồng nhằm đưa ra những
phương pháp nhanh và tốt nhất để đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ.Frank Bunker và LiLiant
M.Gibreth

• Tư tưởng
Hai tác giả này đã nghiên cứu chi tết
quá trình thực hiện và quan hệ giữa các thao
tác cử độn với một mức độ căng thẳng và
mệt mỏi nhất định của con người trong quá
trình làm việc, từ đó đưa ra phương pháp
thực hành tối ưu nhằm tăng năng xuất lao động , giảm sự mệt mỏi của công nhân.
Frank Bunker là người mở đường cho việc đơn giản hóa công việc bằng việc
phân chia công việc thành 17 thao tác khác nhau. Chẳng hạn, khi nghiên cứu thao
1là viết tắt của cụm từ “AMERICAN SOCIETY OF MECHANICAL ENGINEERS” (Hiệp hội kỹ sư cơ khí của
Mỹ)


11


tác của người thợ xây, ông đã đề nghị họ thay đổi cấu trúc công việc. Frank Bunker
đã đề xuất ý tưởng về tìm một phương pháp tốt để thực hiện mọi công việc.
Sau khi Frank Bunker mất, bà Liliant đã tiếp tục công việc của chồng và tập
chung vào khía cạnh con người. Bà đưa ra ý tưởng công nhân cần được làm việc
trong những điều kiện đảm bảo an toàn, có số ngày làm tiêu chuẩn, và được nghỉ
giải lao giữa giờ và nghỉ trưa vào giờ quy định.
3.2 Nội dung
Hai tác giả này đã nghiên cứu rất chi tiết quá trình thực hiện và quan hệ giữa
các thao tác, động tác và cử động với một mức độ căng thẳng và mệt mỏi nhất định
của công nhân trong quá trình làm việc, từ đó đưa ra phương pháp thực hành tối ưu
nhằm tăng năng suất lao động, giảm sự mệt mỏi của công nhân.
Frank Bunker phân chia công việc thành 17 thao tác cơ bản, như “tìm”, “chọn”,
và “cầm” nhằm loại trừ những cử chỉ không cần thiết khi làm việc.
Chẳng hạn, khi nghiên cứu thao tác của người thợ xây, ông đã đề nghị họ thay
đổi cấu trúc công việc và đã đơn giản các thao tác xây gạch từ 18 xuống còn 5 và
năng xuất của người thợ xây tăng từ 120 viên gạch/h lên 300 viên gạch/h và giảm
sự mệt mỏi. Frank Bunker đã đề xuất ý tưởng về tìm một phương pháp tốt để thực
hiện mọi công việc.
Họ tin rằng thành công của những nội dung quản lý khoa học dựa vào nỗ lực
hợp tác giữa ban quản lý và người lao động nhằm tối đa hoá lợi nhuận, hợp tác lao
động đòi hỏi sự tham gia của nhân viên từ khâu lập kế hoạch đến thực hiện những
nội dung quản lý khoa học. Họ nhấn mạnh những mặt lợi của việc huy động người
lao động tham gia thực hiện lý thuyết hiệu quả.
Để bổ trợ kiến thức kỹ thuật của chồng, Lillian theo đuổi đề tài nghiên cứu tâm
lý đề cao tầm quan trọng của yếu tố con người nơi làm việc; chú trọng đến vai trò
của sự hài lòng, tính tự trọng và niềm tự hào của nhân viên, đến yêu cầu lựa chọn
12



kỹ lưỡng nhân viên cho từng nhiệm vụ cụ thể, và tầm quan trọng của việc ghi nhận
thành tích cá nhân, phát triển nhân viên.
Họ khuyến nghị hình thức khen thưởng hàng tháng đối với các sáng kiến, và
đưa ra hệ thống đánh giá, phân hạng để các nhân viên biết mình đang làm việc ở
mức nào.
Trong bối cảnh đầu thế kỷ XX, công nghiệp hoá được coi như thuốc chữa bách
bệnh, thường gây tổn hại đến đông đảo quần chúng lao động, thì việc xây dựng
những khái niệm quản lý mới, sử dụng những thuật ngữ như động viên, biểu
dương, hay yêu cầu tuyển chọn kỹ lưỡng nhân viên theo vị trí công việc là những
nội dung mang tính cách mạng. Chừng mực nào đó, vợ chồng Gilbreth đã quay về
với một số giá trị thời kỳ trước. Họ chỉ ra rằng, phương pháp mới về sản xuất hàng
loạt, với chuỗi những động tác cố định, thiếu động não, đã thay thế yếu tố thủ công
lành nghề. Niềm tự hào nghề nghiệp và nguyện vọng của người lao động chưa
được coi trọng. Họ đã chứng minh cho các cán bộ quản lý thấy rằng không thể đạt
hiệu quả tột bậc trừ phi đảm bảo sự hài lòng, tôn trọng những giá trị và bản sắc của
các cá nhân.
3.3 Đánh giá
• Ưu điểm
Phương pháp thuộc trường phái này đã có những đóng góp có giá trị cho sự
phát triển của tư tưởng lãnh đạo, quản trị, phát triển kỹ năng lãnh đạo, quản trị qua
phân công, chuyên môn hóa quá trình lao động, đồng thời là những người đầu tiên
nêu lên tầm quan trọng của việc tuyển chọn và huấn luyện nhân viên, dùng đãi ngộ
để tăng năng suất lao động.
• Hạn chế

13



Phương pháp lãnh đạo, quản trị này mang tính khoa học hóa một cách thuần
túy như "máy móc hóa con người", gắn chặt con người vào một dây chuyền công
nghệ để lãnh đạo, quản trị và tăng năng suất lao động.
3.4

Khả năng vận dụng

Phương pháp này đã có những đóng góp có giá trị cho sự phát triển của tư
tưởng lãnh đạo, quản trị, phát triển kỹ năng lãnh đạo, quản trị qua phân công,
chuyên môn hóa quá trình lao động.
4 Henry Lawrenke Gantt (1861 – 1919)
Henry Lawrenke Gantt là nhà khoa học tiên phong nghiên cứu phương pháp
quản lý thời gian. Ông nổi tiếng về các biểu đồ do ông phát minh ra như “ Daily
Balance Chart2và biểu đồ mang tên ông (Biểu đồ Gantt)”.
4.1 Giới thiệu tư tưởng

Henry Gantt

• Tiểu sử của Henry Gantt ( 1861-

2Biểu đồ quyết toán hàng ngày

14

1919 )


Ông sinh ra trong một gia đình nông dân giàu có ở Maryland vào năm 1861.
Tuy nhiên, tuổi thơ của ông đã được đánh dâu bởi một số thiếu thốn như cuộc nội
chiến mang lại những thay đổi trong tài sản gia đình. Ông tốt nghiệp Đại học Johns

Hopkins3 và là một giáo viên trước khi trở thành một thợ vẽ vào năm 1884 và hội
đủ điều kiện như là một kĩ sư cơ khí. Từ 1887-1893 ông làm việc tại Công ty thép
Midvale ở Philadelphia, nơi ông trở thành trợ lý cho kỹ sư trưởng (FW Taylor) và
sau đó trở thành giám đốc của Sở đúc.
Ông tham gia cũng Frederick W. Taylor trong việc áp dụng nguyên tắc quản lý
khoa học năm 1887 - 1893. Nổi tiếng với việc phát triển sơ đồ Gantt năm 1910:
+ Để đo lường sản lượng quản đốc hoặc giám sát
+ Một công cụ quản lý quan trọng ngày hôm nay
+ Cung cấp shedule đồ họa cho quy hoạch
+ Kiểm soát của công việc
+ Ghi lại tiến bộ đối với các giai đoạn của một dự án
+ Biểu đồ có một biến thế hiện đại, Chương trình Đánh giá Kỹ thuật (Pert)4
+ Sơ đồ Gantt được sử dụng rộng rãi trong những công trình lớn như đập
Hoover hay hệ thống đường quốc lộ liên bang Mỹ và ngày nay vẫn là một công cụ
quan trọng trong quản lý dự án. Sau này, khi làm cố vấn dự án, ngoài sơ đồ Gantt,
ông còn thiết kế hệ thống thưởng năng suất - trong đó nhân viên có năng suất vượt
định mức sẽ được thưởng phần trăm.
Ngoài ra, ông còn phát triển một số phương pháp đo đạc hiệu suất và năng
suất nhân viên.
Gantt và Taylor làm việc tốt với nhau trong những năm đầu và Gantt theo
Taylor cho Công ty Simonds và cán vào Bethlehem Steel. Từ năm 1900 Gantt cũng

3 là một viện đại học nghiên cứu tư thục ở Baltimore, bang Maryland, Hoa Kỳ
4 là một phương pháp để phân tích các công tác tham gia vào việc hoàn thành một dự án, đặc biệt là ước lượng thời
lượng cần thiết để hoàn thành mỗi công tác, và để xác định thời gian tối thiểu cần thiết để hoàn thành toàn bộ dự án.

15


được biết đến như là một nhà tư vấn thành công như ông đã phát triển lợi ích trong

phạm vi rộng hơn, thậm chí mâu thuẫn nhau, các khía cạnh của quản lý.
Năm 1917, ông chấp nhận một ủy ban chính phủ để đóng góp vào các nỗ lực
chiến tranh ở Frankford Arsenal và cho Tổng công ty Hạm đội khẩn cấp.
• Tư tưởng quản lý :
Henry khẳng định con người có ý nghĩa quan trọng nhất trong sản xuất, và
phương pháp quản lý theo khoa học cần tập trung vào người thợ.
4.2 Nội dung

o
o

1.
2.

Công dụng Sơ đồ Gantt
Sơ đồ mô tả dòng công việc
Vạch ra những giai đoạn của công việc theo kế hoạch
Các bước cơ bản khi tiến hành xây dựng sơ đồ Gantt:
Định nghĩa các hoạt động
Tính toán thời gian cần thiết để hoàn thành công việc cho mỗi hoạt động, tùy
thuộc vào khối lượng công việc, nguồn lực cho phép, tổng thời gian để hoàn

thành
3. Xác định nối liên hệ giữa các hoạt động
4. Vẽ lịch thực hiện đề tài
5. Điều chỉnh thời gian tất cả công việc cho đến khi hoàn thành lịch trình
4.3 Đánh giá
• Ưu điểm:
o Dễ xây dựng và làm cho người đọc dễ nhận biết công việc và thời gian thực
o


o
o

hiện của các công tác
Thấy rõ tổng thời gian thực hiện các công việc
Nhược điểm:
Không thể hiện được mối quan hệ giữa các công việc.
Chỉ phù hợp áp dụng cho những dự án có quy mô nhỏ, không phức tạp

4.2Khả năng vận dụng
Phương pháp Gantt là công cụ quan trọng trong quản lý tác nghiệp.
16


Biểu đồ Gantt được sử dụng cho bất kỳ chương trình, dự án, hoạt động quản lý
trên tất cả cac lĩnh vực giáo dục, kinh tế.... Chúng giúp liên kết mọi người, mọi
nguồn lực trong dự án, chương trình và hoạt động quản lý nào đó

II.

THUYẾT QUẢN LÝ BÀN GIẤY

Max Weber là một nhà xã hội học nổi tiếng người Đức. Ông sáng lập ra thuyết
tổ chức, đề ra mô hình tổ chức để quản lý các doanh nghiệp lớn. Ông đưa ra thuyết
quản lý gắn với quyền lực. Trong đó ông cũng chỉ rõ “ quyền lực pháp lý ” là loại
hình quyền lực có thể dùng làm cơ sở cho thể chế quản lý hành chính lý tưởng , chỉ
có loại hình này mới có thể đảm bảo tính liên tục, ổn định của quản lý, đảm bảo
hiệu quả cao của quản lý.
Học thuyết Max Weber không chỉ có ý nghĩa trong quá khứ mà đến ngày nay nó

vẫn phát huy tác dụng và trở thành nền tảng cho thể chế quản lý của các doanh
nghiệp

,

các



quan

hành

chính

trong

nước

Max Weber
1. Giới thiệu tư tưởng thuyết quản lý bàn giấy.
1.1 Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp và sự
nghiệp của Max Weber.
Maximilian Weber sinh 21/04/1864 mất
14/06/1920.
Cha là một công chức và chính trị gia có
khuynh hướng tự do, mẹ là một phụ nữ trí thức rất
quan tâm đến những vấn đề tôn giáo và xã hội. Ông
đã sớm trải nghiệm môi trường tri thức từ nhỏ.


17



trên

thế

giới.


Quà giáng sinh năm 1976 dành tặng bố mẹ của cậu bé Max 13 tuổi là các
tiểu luận lịch sử tựa đề “ về lịch sử Đức, với những tham chiếu về vị trí của hoàng
đế và giáo hoàng” , và “ về đế chế La mã, giai đoạn từ Constantine đến sự di trú
của các dân tộc” . Ở tuổi 14, Weber viết những bức thư đầy dẫy các trích dẫn từ
Homer, Virgil, Cicero, livy; Cậu đã thâu đạt kiến thức đáng kể về Goethe, Spinoza,
Kant, và Schopenhauer trước khi vào đại học Các tác phẩm chủ yếu của ông là “ lý
luận tôn giáo và tinh thần tư bản chủ nghĩa”, “ lịch sử kinh tế nói chung” . “lý luận
về tổ chức kinh tế xã hội”, “ những luận văn về xã hội học” .
Năm 1882, Weber vào học luật tại Đại học Heidelberg 5.Cùng với việc học
luật, ông còn tham gia các buổi thuyết trình về kinh tế và có học thêm về lịch sử
trung cổ, triết học, và thần học. Sau đó, ông phục vụ trong quân đội Đức tại
Strasbourg, lúc đầu là binh nhì sau lên sĩ quan.
Mùa thu năm 1884, Weber về nhà và theo học tại Đại học Berlin. Ông
lấy bằng tiến sĩ luật năm 1889. Ông xuất bản một khối lượng đồ sộ các tác phẩm
của ông vào đầu thập niên 1890.
Do thể chế hành chính trong “ lý tưởng” mà ông nêu ra đã đóng góp to lớn
vào lý luận tổ chức cổ điển nên các nhà khoa học về quản lý ở phương tây đã goi
ông là “ người cha của lý luận về tổ chức”. Trong ước chi Việt Nam có bộ máy
quan liêu có nói thuyết quan liêu thực sự nổi tiếng từ đầu thế kỷ XX với các công

trình nổi tiếng của Max Weber mà tác phẩm quan trọng nhất của ông, cuốn “ nền
đạo đức tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản” ( 1904), đã đươc nhà xuất bản
Tri thức in bằng tiếng việt năm 2007.
1.2 Tư tưởng của thuyết

5là một trường đại học nghiên cứu nằm ở thành phố đại học Heidelberg, Baden-Württemberg, Cộng hoà liên bang
Đức

18


Khái niệm bộ máy quan liêu6 có xuất xứ từ thời xa xưa ở Trung Quốc và
cũng chẳng xa lạ ở Việt Nam, 1 khái niệm thuần phong kiến. Cốt lõi của quan niệm
cổ xưa này là chế độ tuyển dụng quan chức trên cơ sở thi và quan chức được cất
nhắc trên cơ sở thành tích. Khái niệm bộ máy quan liêu hiện đại xuất hiện trước
cách mạng tư sản Pháp năm 1789 là 1 khái niệm thuần tư sản Khái niệm.
Trong cuốn sách “ lý luận về tổ chức kinh tế và xã hội”, Weber đã đưa ra 1
thể chế quản lý hành chính lý tưởng, tức là thể chế quan liệu. Khái niệm “ thể chế
quan liêu” đây không phải là khái niệm quan liêu theo nghĩa xấu như nền kinh tế
chính trị quan liêu, chủ nghĩa quan liêu, cũng không có nghĩa là thoát ly thực tế,
chủ nghĩa giấy tờ, hiệu suất thấp…mà nó có nghĩa rằng tổ chức này tién hành công
việc quản lý thông qua chức vụ hoặc chức vị. Thể chế quản lý Hành chính trong lý
tưởng nói đây không phải là thể chế quản lý tốt nhất hoặc phù hợp với nhu cầu nào
đó mà là một hình thức thái tổ chức thuần túy, không có ví dụ thực tế trong hiện
thực, dung để phân biệt nó với các tổ chức mang các hình thái đặc thù khác nhau
tồn tại trong thực tế.
Weber đã từ những tổ chức mang hình thái đặc thù khác nhau tồn tại trong
thực tế đó để rút ra 1 hình thái thuần túy nhằm thuận tiện cho sự phân tích về mặt
lý luận.
Weber cho rằng thể chế quan liêu là 1 tổ chức xã hội chặt chẽ hợp lý giống

như 1 cỗ máy. Nó có những hoạt động chuyên nghiệp thành thạo, có quy định rõ
ràng về quyền hạn, trách nhiệm, có quy chế thực hiện nghiêm khắc và quan hệ
phục tùng theo cấp bậc, do đó trở thành 1 hệ thống kĩ thuật quản lý thể chế quan
liêu được thể hiện.
10 đặc trưng cơ bản trong thuyết quan liêu của Weber:
1. Tính chuẩn xác
2. Tính rõ ràng
6là bộ máy của tổ chức xã hội, mà hoạt động của nó được phân chia thành các vai trò, các vai trò này được xác định
bởi những quy tắc, thủ tục và được sắp xếp vào một thứ bậc quyền lực

19


3. Tinh thông văn bản
4. Tính liên tục
5. Tính nghiêm túc
6. Tính thống nhất
7. Quan hệ phục tùng nghiêm chỉnh
8. Phòng ngừa va chạm
9. Tiết kiệm nhân lực
10. Vật lực.
Weber đưa ra 7 nguyên lý quản lý cho tư tưởng quản lý của mình :
1. Sự phân công lao động được xác định rõ ràng và thể chế hóa
2. Hình thành thứ tự thứ bậc trên 1 dây chuyền chỉ huy
3. Tuyển chọn dựa trên năng lực nghề nghiệp qua thi sát hạch, qua trình
4.
5.
6.
7.


độ
Cần chỉ định người quản lý
Cần trả lương xứng đáng cho hoạt động của nhà quản lý
Người quản lý không nên là người sở hữu đơn vị mà mình điều hành.
Hoạt động quản lý của nhà quản lý phải tuân thủ chặt chẽ mọi quy tắc,
chuẩn mực và chịu sự kiểm tra.

Quản lý gắn với quyền lực: Có 3 loại quyền lực trong lịch sử :
1. Quyền lực kiểu truyền thống
2. Quyền lực dựa vào sự sùng bái với lãnh tụ siêu phàm
3. Quyền lực pháp lý.
Weber đã chỉ rõ thể chế quan liêu dù quan sát theo góc độ kỹ thuật thuần túy
cũng có những ưu điểm rõ rệt so với những thể chế quản lý trước kia. Điều này
được thể hiện rõ ở những đặc trưng cơ bản.
2. Nội dung
2.1 Phân tích 10 đặc trưng cơ bản :
• Tính chính xác: Là hình thức tổ chức xã hội chặt chẽ , hợp lý áp dụng trong
quy chế thực hiện nghiêm khắc vận hành như 1 cỗ máy. Mọi sản phẩm hay
kết quả đạt được đều đã được định hình trước và thường được chính xác hóa.

20


• Tính nhạy bén: Là sự phán ứng nhanh linh hoạt trước những tình huống phát
sinh trong công việc.Thuộc vào quyền hạn và nhiệm vụ của cấp bậc đối
tượng nào thì họ phải chủ động giải quyết công việc đó.
• Tính rõ ràng : Là do có sự phân công phân nhiệm rõ ràng nên tổ chức cơ
quan hoạt động chuyên nghiệp và thành thạo. Tính rõ ràng còn được thể hiện
ở sự quy định quyền hạn trách nhiệm cụ thể cho từng cấp bậc chức vụ trong
cơ quan , tổ chức.

• Tinh thông văn bản: Dù ở cấp bậc nào , chức vụ nào người quản lý cũng cần
nắm vững quy chế , lĩnh vực cung như nhiệm vụ quyền hạn của mình trong
thực thi công việc . Cần phải nắm rõ mính được lam gì , không được làm gì ,
phải thực thi mệnh lệnh của cấp trên như thế nào và chỉ đạo cấp dưới ra sao.
• Tính nghiêm túc : Là sự nghiêm chỉnh chấp hành bất kỳ một nhiệm vụ , một
quyết định nào đó của tổ chức , nằm trong quyền hạn của người thừa lệnh ,
người quản lý và đối tượng bị quản lý , không dược hời hợt trước một vấn đề
của tổ chức nằm trong thẩm quyền của mình.
• Tính liên tục : Thể hiện sự hoạt động thường xuyên , được thực hiên theo
những dòng chảy nhất định , đã được vạch ra, đảm bảo cho các hoạt động
diễn ra liên tục , không bị ngắt quãng . Vi dụ : Trong 1 tổ chức người giám
đốc đưa ra quyết định và người dưới quyền thừa hành mệnh lệnh của cấp
trên , đảm bảo quyết định của người thủ trưởng được tiến hành đến kết quả
cuối cùng .
• Tính thống nhất : Thể hiện sự nhất quán của 1 tổ chức về mục tiêu,chức
năng, nhiệm vụ từ trên xuống dưới .
• Quan hệ phục tùng nghiêm chỉnh: Từ sự phân công thứ bậc phục tùng , cùng
sự gắn bó chặt chẽ quyền hạn và trách nhiệm nên sau khi được cấp trên giao
nhiệm vụ thì cấp dưới phải phục tùng mệnh lệnh đúng theo quy định.
• Phòng ngừa va chạm: Đó là tâm lý chung của đại đa số những người tham
gia làm việc các tổ chức , đặc biệt các cơ quan nhà nước . Thiên về lối sống
tình cảm, ngại va chạm, tránh mất lòng người khác . Nhưng chính sự ngại va
21


chạm đó sẽ gây ra những hậu quả lớn đối với đơn vị , tổ chức vì không nói
thẳng nói thật dẫn đến những sai lầm trong công việc hoặc công việc không
đạt được như mục tiêu đề ra.
• Tiết kiệm nhân lực ,vật lực : Là sự bố trí , sắp xếp hợp lý về con người trong
tổ chức , về cơ sở vật chất của tổ chức sao cho phù hợp , tiết kiệm và hoạt

động đạt được hiệu quả cao
2.2 Phân tích 7 nguyên lý quản lý :
• Sự phân công lao động được xác định rõ ràng và thể chế hóa :điều này có
nghĩa là trong 1 tổ chức hay cơ quan sẽ có những người đảm đương có chức
năng và nhiệm vụ khác nhau, những chức năng và nhiệm vụ này được cụ thể
hóa bằng các văn bản, trong đó ghi rõ người đó sẽ và phải làm những gì.
• Hình thành trật tự thứ bậc dựa trên 1 dây chuyền chỉ huy có nghĩa là hình
thành nên quan hệ của các thành viên đó là quan hệ giữa cấp trên và cấp
dưới, tạo nên 1 trật tự nhất định đảm bảo sự hoạt động ổn định của cơ quan ,
tổ chức , người cấp dưới luôn luôn là người thực hiện mệnh lệnh của cấp
trên , chứ không thể là cấp trên là người thi hành những nhiệm vụ mà cấp
dưới đề ra. Qúa trình hoạt động của cơ quan tổ chức như 1 dây chuyền từ
cao đến thấp .
Ví dụ : Chính phủ ban hành 1 quyết định “ nâng cao chất lượng giáo dục ” ,
đối tượng sẽ chịu tác động trực tiếp sẽ là Bộ giáo dục đào tạo đến sở giáo
dục đào tạo, phòng giáo dục đào tạo và cuối cùng sẽ là các hiệu trưởng,
hiệu phó của các trường học. Nó hình thành nên 1 trật tự thứ bậc theo 1 dây
chuyền chỉ huy.
• Tuyển chọn dựa trên năng lực nghề nghiệp qua thi sát hạch , qua trình độ ,
…: Muốn được vào làm việc tại 1 cơ quan , tổ chức phải có đầy đủ các giấy
tờ cần thiết ( văn bằng , chứng chỉ ) đồng thời phải trài qua các đợt thi, nếu
đủ năng lực nghề nghiệp thì mới được tuyển dụng.

22


• Cần chỉ định người quản lý : 1 người quản lý giỏi có thể là 1 người có óc tư
duy sáng tạo hoặc biêt dung người để đạt được mục tiêu của mình . 1 người
có trình độ học vấn cao chưa chắc là 1 người quản lý giỏi . Vậy người quản
lý phải thể hiện được năng lực siêu phàm của mình qua hoạt động thực tiễn ,

phải chứng minh đươc mình có năng lực phẩm chất của 1 nhà quản lý thực
thụ. Khi đó nhà quản lý đó được chỉ định chứ không phải là tự ứng cử .
• Cần tra lương xưng đáng cho hoạt động của nhà quản lý : Việc trả lương
xứng đáng cho nhà quản lý chính là việc đáp ứng được nhu cầu vật chất của
nhà quản lý. Như vậy nhà quản lý sẽ yên tâm làm việc , phục vụ đắc lực cho
sự phát triển của tổ chức .
• Người quản lý không nên là người sở hữu đơn vị mà mình điều hành : nếu
người quản lý mang tư tưởng mình là người sở hữu tổ chức thì sẽ dễ măc
phải bệnh chuyên quyền độc đoán , ôm đồm tất cả mọi công việc, đồng thời
sẽ có cách chủ quan về tổ chức đưa ra những quyết định không phù hợp ảnh
hưởng đến sự phát triển của tổ chức.
• Hoạt động quản lý của nhà quản lý phải tuân thủ chặt chẽ mọi quy tắc ,
chuẩn mực và chịu sự kiểm tra.: Mọi công việc của nhà quản lý phải tuân
thủ theo những quy tăc nhất định của tổ chức, chịu trách nhiệm trước những
sai trái . Hoạt động của nhà quản lý chịu sự kiểm tra , giám sát của tổ chức ,
cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo những quy định của pháp luật .
2.3 Phân tích quản lý gắn với quyền lực
• Quyền lực kiểu truyền thống : Dựa vào truyền thống cổ xưa và địa vị chính
thống của người sử dụng quyền lực đó. Ông cho rằng chế độ thủ lĩnh, trưởng
bộ tộc là biểu hiện quan trọng nhất của quyền lực kiểu truyền thống. Ngoài
ra còn có hình thức cha truyền con nối. Sự phục tung đối với quyền lực
truyền thống dựa vào chỗ người cai trị chiếm giữ địa vị cai trị và việc người
cai trị có thể sử dụng quyền lực là do sự dàng buộc truyền thống. Nếu trong
23


số họ có người nào thường xuyên vi phạm quy định do truyền thống đặt ra
thì họ sẽ có nguy cơ đánh mất tính hợp pháp của sự cai trị.
• Quyền lực dựa vào sự sung bái đối với lãnh tụ siêu phàm: Loại hình này dựa
vào sự sùng bái và yêu quý đối với một anh hùng có đạo đức gương mẫu. Sự

phục tùng đối với loại hình này dựa vào lòng tin của cấp dưới về sự thiêng
liêng của lãnh tụ ,chứ không phải lạ một sức mạnh cưỡng chế. Weber cho
rằng loại hình quyền lực này không thể là cơ sở cho một nền cai tri vững
chắc. Vì công việc hàng ngày của một quốc gia không thể dựa vào sự
ngương mộ củ a công dân dối với một nhân vật vĩ đại và do đó , phục tùng
sự cai trị của nhân vât ấy.
• Quyền lực pháp lý : Loại hình này dựa vào tính hợp lý ,hợp pháp hoặc quyền
lực của người đã được chỉ làm chỉ huy. Nếu nói rằng tất cả những loại hình
quyền lực khác đều quy vào cá nhân thì quyền lực pháp lý chỉ quy vào các
quy đinh pháp luật , không quy vào cá nhân . Theo đây thì mọi việc đều thi
hành theo quy định của pháp luật. Những người sử dụng quyền lực là những
người thực thi các quy định của pháp luật , chứ không phải là ngọn nguồn
của các quy định pháp luật.
Weber cho rằng những quan lại của các quốc gia hiện đại chỉ là nô bộc
của 1 quyền lực chinh trị cao hơn . Ví dụ , chính phủ do bầu cử hình thành
và các bộ trưởng cũng vậy. Nhưng điều Weber lo lắng là những quan lại do
nhân dân bầu ra không phải đều đặt minh đúng chỗ. Trên thực tế , cac quan
lại không phải lúc nào cũng làm việc tuân theo phương thức họ phải tuân
theo mà thường tìm cách mở rộng quyền lực , do đó mở rộng lợi ích riêng
của họ . Họ không làm việc với tư cách là những nô bộc trung thành mà họ
muốn trở thành ông chủ của các bộ phận thuộc quyền. Ba loại hình quyền
lực này đều dựa trên những cơ sở khác nhau để thiết lập quan hệ phục tùng
đối với quyền lực .
24


Theo Weber , trong 3 loại hình quyền lực trên , loại hình quyền lực
theo truyền thống căn cứ vào truyền thống tương truyền đã lâu để làm việc.
Người lãnh đạo tiến hành công việc quản lý truyền thống từ xa xưa để lại và
cũng chỉ tiến hành công việc quản lý để giữ gìn truyền thống .Không những

thế những người lãnh đạo không phải là người được lựa chọn theo năna lực
cá nhân nên việc qnản lý thuộc loại hình này kém hiệu quả. Con loại hình
quyền lực dựa vào sự siêu phàm của lãnh tụ mang nặng màu sắc thần bí. Nó
dựa vào tình cảm và sự ngưỡng mộ , phủ nhận lý trí , chỉ dựa vào sự thần bí
để làm việc, không dựa vào quy tắc do luật định, do đó không thể áp dụng.
Loại hình quyền lực phap lý là loại hình quyền lực có thể làm cơ sở cho thể
chế quản lý hành chính trong lý tưởng. Bởi vì với loại hình quản lý này , tất
cả nhân viên quản lý đều không được phép làm việc theo thiên kiến và tình
cảm cá nhân , phai đối xử bình đẳng với tất cả mọi người, không phân biệt
đẳng cấp xã hội và thân phận cá nhân của họ .Do đó có thể giữ được sự công
minh thận trọng, tất cả quyền lực đều quy vào những quy định pháp luật ;
những người giữ chức vị quản lý có những phương tiện hợp pháp để sử dụng
quyền lực ; mỗi nhân viên quản lý đều trải qua lưa chọn nên họ có thể đảm
nhiệm tốt chức trách của mình ; quyền lực của mỗi nhân viên quản lý đều
được quy định rõ ràng theo nhu cầu hoàn thành nhiệm vụ va bị hạn chế trong
phạm vi cần thiết .
Do đó chỉ loại hình quyền lực này là có thể bảo đảm tính liên tục , ổn
định của quản lý , bảo đảm hiệu quả cao cho quản lý.
Vì thế loại hình này trở thành nền móng cho các quốc gia hiện đại.
3. Đánh giá
3.1 Ưu điểm

25


×