Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án theo tinh thần cải cách tư pháp ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 138 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

VŨ QUỐC HÙNG

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TÒA ÁN
THEO TINH THẦN CẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGÔ HUY CƯƠNG

HÀ NỘI - 2005


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1:

1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
THƢƠNG MẠI BẰNG TÒA ÁN THEO TINH THẦN
CẢI CÁCH TƢ PHÁP Ở VIỆT NAM

1.1.

10

Khái niệm về tranh chấp thƣơng mại và giải quyết
tranh chấp thƣơng mại



10

1.2.

Giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng Tòa án

25

1.3.

Yêu cầu của cải cách tƣ pháp đối với việc giải
quyết tranh chấp thƣơng mại

33

CHƢƠNG 2:

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI BẰNG TÒA ÁN Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY

49
2.1.

Lƣợc sử quá trình hình thành và phát triển của cơ
quan giải quyết tranh chấp thƣơng m ại ở Việt

49


Nam
2.2.

Tì nh hì nh hoạt động giải quyết tranh chấp thƣơng
mại bằng Tòa án ở nƣớc ta

2.3.

Tổ chức và nguyên tắc hoạt động của hệ thống Tòa
có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thƣơng mại

2.4.

57

Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp
thƣơng mại bằng Tòa án ở Việt Nam hiện nay

CHƢƠNG 3:

54

KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI

65


QUYẾT TRANH CHẤP THƢƠNG M ẠI BẰNG TÒA
ÁN THEO TINH THẦN CẢI CÁCH TƢ PHÁP Ở
VIỆT NAM


3.1.

92

Các định hƣớng cơ bản hoàn thiện pháp luật về
giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng Tòa án ở

3.2.

nƣớc ta

92

Những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về gi ải
quyết tranh chấp thƣơng mại bằng Tòa án ở Việt

97

Nam
KẾT LUẬN

114

DANH M ỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

116


DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

BLTTDS

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004

CCTP

Cải cách tư pháp

NNPQ

Nhà nước pháp quyền

NXB

Nhà xuất bản

PLTTGQCVAKT

Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994

PLTTTM

Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003

TS.

Tiến sĩ

TSKH.


Tiến sĩ khoa học

TAND

Tòa án nhân dân

TANDTC

Tòa án nhân dân tối cao

TAQSTW

Tòa án quân sự Trung ương

tr.

Trang

TCTM

Tranh chấp thương mại

TTTM

Trọng tài thương mại

VKS

Viện Kiểm sát


VKSNDTC

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Chữ viết tắt
AAA

TIẾNG ANH
American Arbitration

TIẾNG VIỆT
Hiệp hội Trọng tài Hoa Kỳ

Association
AFTA

ASEAN Free Trade Area

Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN

APEC

ASEAN


ASEM

Asia - Pacific Economic

Diễn đàn hợp tác kinh tế

Cooperation

Châu Á - Thái Bình Dương

Association of South - East

Hiệp hội các quốc gia Đông

Asian Nations

Nam Á

Asia - Europe Summit

Diễn đàn hợp tác Á - Âu

Meeting
GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội


HKIAC

Hong Kong International

Trung tâm Trọng tài quốc tế

Arbitration Centre

Hồng Kông

London Maritime

Hiệp hội Trọng tài hàng hải

Arbitration Association

Luân Đôn

Singapore International

Trung tâm Trọng tài quốc tế

Arbitration Centre

Xingapo

United Nations

Ủy ban Liên Hợp Quốc về


Commission on

Luật Thương mại quốc tế

LMAA

SIAC

UNCITRAL

International Trade Law
USD

United States Dollar

Đô-la Mỹ

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại thế giới


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước gần hai mươi năm qua với thực tiễn
của nó, đặc biệt là quá trình hình thành về cơ bản thể chế kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở nước ta đã và đang đòi hỏi đồng thời phải đẩy mạnh cải cách tổ

chức và hoạt động của Nhà nước, trong đó xây dựng NNPQ XHCN của dân, do
dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, cải cách thể chế và phương thức hoạt động
của Nhà nước, phát huy dân chủ, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp
chế… [6, tr. 673 - 678] và xây dựng một xã hội công dân [96, tr. 13]. Như vậy,
trong sự nghiệp đổi mới, công cuộc đổi mới về Nhà nước và pháp luật là một vấn đề
rất quan trọng và được đặt trong tổng thể chung của sự nghiệp đổi mới đất nước
[86, tr. 726 - 727]. Đổi mới kinh tế, tất yếu phải đổi mới thể chế, tổ chức bộ máy
Nhà nước cho phù hợp [76, tr. 482]. Song việc xây dựng NNPQ XHCN trong điều
kiện chuyển đổi nền kinh tế là nhiệm vụ mới mẻ, hiểu biết của chúng ta còn ít, có
nhiều việc vừa làm, vừa tìm tòi, rút kinh nghiệm [5, tr. 40].
Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là
NNPQ của dân, do dân, vì dân. Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công
và phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp [6, tr. 673 - 674], [15, tr. 517]. Quyền tư pháp là một bộ phận
của quyền lực Nhà nước, được thực hiện thông qua hoạt động xét xử của Tòa án và
hoạt động của các cơ quan khác của Nhà nước như điều tra, công tố, thi hành án và
các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp: luật sư, công chứng, giám định tư pháp… Hoạt
động xét xử của TAND thể hiện tập trung nhất của quyền tư pháp [60, tr. 6 - 15].
Như vậy, nằm trong hệ thống các cơ quan tư pháp của Nhà nước, hoạt động xét xử
của Tòa án đối với các vụ án về TCTM cũng như pháp luật về giải quyết TCTM
bằng Tòa án trong bối cảnh hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường, hội nhập

1


kinh tế khu vực và quốc tế của nền kinh tế nước ta đặt ra những yêu cầu cần được
cải cách theo hướng nhanh, gọn, khoa học nhằm bảo đảm quyền tự do kinh doanh,
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên, đáp ứng những đặc thù của hoạt động
kinh doanh, thương mại trong nền kinh tế đang chuyển đổi thể chế với bối cảnh tự
do hóa thương mại toàn cầu và những nhiệm vụ, yêu cầu của tiến trình CCTP trong

giai đoạn xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân và vì dân. Bởi, giải quyết TCTM
trong giai đoạn hiện nay đã trở thành một lĩnh vực hoạt động quan trọng, có tác
dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế đất nước [38, tr. 235] và
tăng cường, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp nói riêng, các cơ
quan trong bộ máy Nhà nước nói chung sẽ góp phần to lớn trong việc phát triển
kinh tế - xã hội, đưa lại tăng trưởng kinh tế một cách ổn định và bền vững [59, tr.
10].
Giải quyết các tranh chấp kinh tế bằng Tòa án ở nước ta trước đây có nhiều
tồn tại, bất cập do rất nhiều nguyên nhân khác nhau [119, tr. 235], trong đó đặc biệt
là pháp luật về giải quyết các tranh chấp kinh tế bằng Tòa án v.v.. Do đó, nhằm
pháp điển hóa các quy định của pháp luật trước đây, bổ sung những thiếu sót về
nguyên tắc và cơ chế giải quyết trong tố tụng dân sự, kinh tế, lao động trước đây,
khắc phục sự tản mạn, trùng lặp, thiếu đồng bộ trong các quy định của pháp luật;
đồng thời, thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về CCTP được ghi nhận
trong các văn kiện của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02-012002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời
gian tới, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ
sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25-12-2001 của Quốc hội) về phát
triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam
trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế [120, tr. 10 - 11], ngày 15-062004 Quốc hội Khóa XI, Kỳ họp thứ năm đã thông qua BLTTDS gồm 9 phần với
36 Chương và 418 điều. Đây là bộ luật về thủ tục tố tụng dân sự (theo nghĩa rộng)
đầu tiên của nước ta, quy định về trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án giải quyết các
vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động

2


(gọi chung là vụ án dân sự) và trình tự, thủ tục yêu cầu để Tòa án giải quyết các
việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động
(gọi chung là việc dân sự); trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự, việc dân s ự (gọi
chung là vụ việc dân sự) tại Tòa án; thi hành án dân sự;… [3, tr. 2 - 3]. BLTTDS

được ban hành là cơ sở pháp lý quan trọng của hoạt động xét xử các vụ án về
TCTM của Tòa án. Nó đánh dấu một bước phát triển mới của pháp luật về thủ tục tố
tụng phi hình sự [99, tr. 75 - 76] (trừ thủ tục tố tụng hành chính) ở nước ta kể từ khi
Nhà nước ta được thành lập gần sáu thập kỷ qua. Bởi vậy, nghiên cứu pháp luật về
giải quyết TCTM bằng Tòa án, đặc biệt là những quy định của BLTTDS về trình tự,
thủ tục khởi kiện và trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án về TCTM là rất cần thiết
hiện nay.
Bên cạnh đó, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây
dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu
tiên phát triển lực lượng s ản xuất; phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ
nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế… [6, tr. 637 - 638], thực
hiện nghiên cứu pháp luật về giải quyết TCTM bằng Tòa án cũng như pháp luật giải
quyết TCTM nói chung là hoạt động khoa học quan trọng, thiết thực bởi nước ta
đang tiến hành CCTP, xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân, đẩy mạnh
việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật phù hợp với kinh tế thị trường định
hướng XHCN, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung pháp luật hiện hành ph ù hợp với yêu
cầu thực hiện chiến lược kinh tế - xã hội và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế [6, tr.
840]. Thực tế này cho thấy, chúng ta đang và cần phải tiếp tục cải cách pháp luật
nói chung, trong đó có pháp luật liên quan đến quy trình và thủ tục cũng như hoạt
động xét xử các vụ án về TCTM của Tòa án. Do vậy, nghiên cứu về pháp luật về
giải quyết TCTM bằng Tòa án góp phần đưa ra những kiến nghị nhằm tiếp tục hoàn
thiện lĩnh vực pháp luật này trong tổng thể Chiến lược CCTP ở nước ta.
Trong quá trình đổi mới, Đảng ta luôn luôn coi trọng nhiệm vụ đổi mới
các hoạt động tư pháp, xem đó là một đòi hỏi khách quan nảy sinh từ thực tế
cuộc sống, từ yêu cầu củng cố niềm tin của nhân dân, của xã hội đối với nền

3


công lý Việt Nam [66, tr. 5]. Bởi vậy, đội ngũ cán bộ tư pháp nói chung thiếu

về số lượng, yếu về trình độ và năng lực nghiệp vụ, một bộ phận không nhỏ cán
bộ đã sa ngã, sa sút về phẩm chất đạo đức [66, tr. 4] nên không nắm vững pháp
luật, không thực hiện nghiêm, không giải quyết đúng pháp luật của Nhà nước
các vụ án về TCTM sẽ làm mất lòng tin của doanh nhân, nhân dân vào cơ quan
tư pháp của Nhà nước, tác động xấu đến môi trường hoạt động kinh doanh,
thương mại... Nghị quyết số 08 -NQ/TW ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị về
một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới đã nêu rõ:
“Việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại
phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm
sát viên, của người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những
người có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp
luật có sức thuyết phục cao và trong thời hạn pháp luật quy định”. Đây là quan
điểm chỉ đạo xuyên suốt công tác xét xử tại các phiên tòa của Tòa án.
Như vậy, một trong những vấn đề đặt ra của CCTP là phải từng bước đổi
mới công tác xét xử của Tòa án, trong đó có án kinh doanh, thương mại theo
hướng mở rộng tranh tụng tại phiên tòa, coi trọng xem xét kết quả tranh tụng ở
Tòa khi kết án, coi đây là khâu đột phá của CCTP, của hoạt động tư pháp [27,
tr. 118] nhằm nâng cao và đảm bảo năng lực, hiệu quả hoạt động xét xử của
Tòa án trong giải quyết các vụ án về TCTM và hiệu lực thực thi của các bản án,
quyết định của Tòa án cũng như phát huy giá trị và ưu điểm, giảm tối đa nhược
điểm của hình thức giải quyết các vụ án về TCTM bằng Tòa án trong môi
trường các hoạt động kinh doanh, thương mại rất sôi động ở nước ta hiện nay
với sự gia nhập thị trường ngày một tăng của các doanh nghiệp [72, tr. 768]. Từ
thực tế này, giải quyết các vụ án về TCTM của Tòa án có hiệu quả sẽ góp phần
đắc lực cho các hoạt động kinh doanh, thương mại của cá nhân, tổ chức trong
nền kinh tế để Tòa án từng bước là chỗ dựa của doanh nhân, doanh nghiệp
trong bối cảnh cải cách nền tư pháp dưới sức ép của cạnh tranh kinh tế đã mang
tính toàn cầu hiện nay [72, tr. 666 - 688]. Do vậy, tôi lựa chọn đề tài: “Giải

4



quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án theo tinh thần cải cách tư pháp ở
Việt Nam” là đề tài cho Luận văn tốt nghiệp khóa học Cao học Luật của mình.
2. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài
Đề tài được thực hiện nghiên cứu với mục đích trước hết là làm rõ cơ sở
lý luận về giải quyết các vụ án về TCTM bằng Tòa án ở nước ta, đồng thời làm
rõ những nội dung, yêu cầu của tiến trình CCTP theo tinh thần Nghị quyết số
08-NQ/TW ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm
công tác tư pháp trong thời gian tới đối với việc giải quyết TCTM bằng Tòa án
trong giai đoạn xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân theo Hiến pháp
năm 1992 đã được sửa đổi bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 12-2001 của Quốc hội khi nền kinh tế đang từng bước chuyển đổi, hình thành
đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc
tế trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế thế giới đang diễn ra sâu rộng hiện nay.
Thực hiện đề tài đặc biệt hướng tới mục đích là nghiên cứu phân tích các
quy định mới của pháp luật hiện hành về trình tự, thủ tục khởi kiện; trình tự,
thủ tục giải quyết các vụ án về TCTM thông qua Tòa án cũng như thực tiễn giải
quyết tranh chấp kinh tế trước đây. Cuối cùng, việc thực hiện nghiên cứu đề tài
cũng với mục đích đưa ra các định hướng, một số các giải pháp và kiến nghị cụ
thể nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về giải quyết TCTM bằng Tòa án ở nước
ta theo tinh thần CCTP.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật hiện hành
về giải quyết những tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương
mại của cá nhân, tổ chức thông qua Tòa án điều chỉnh trình tự, thủ tục khởi
kiện; trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án về TCTM ở nước ta hiện nay theo
tinh thần CCTP trong giai đoạn xây dựng và từng bước hoàn thiện NNPQ
XHCN của dân, do dân và vì dân.

5



Luận văn tốt nghiệp được thực hiện nghiên cứu trong phạm vi là những
vấn đề lý luận về giải quyết TCTM bằng Tòa án theo tinh thần CCTP trong giai
đoạn xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam; về trình tự, thủ tục khởi kiện và
trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án về TCTM ở nước ta bằng Tòa án theo
những quy định của BLTTDS ngày 15-06-2004 và các văn bản có liên quan,
thực trạng giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta trước đây. Trên cơ sở đó, có
sự so sánh giữa các hình thức giải quyết TCTM, so sánh những quy định mới
trong BLTTDS về trình tự, thủ tục khởi kiện và trình tự, thủ tục giải quyết các
vụ án về TCTM với các quy định về trình tự, thủ tục khởi kiện và trình tự, thủ
tục giải quyết các vụ án kinh tế theo quy định của PLTTGQCVAK T ngày 1603-1994.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng các quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật [25, tr. 7],
[29, tr. 163 - 164], về vai trò của pháp luật và mối quan hệ giữa pháp luật và
kinh tế [117, tr. 216 - 217]. Luận văn vận dụng những chủ trương, quan điểm,
chính sách của Đảng và những quy định pháp luật của Nhà nước ta về giải
quyết TCTM bằng Tòa án theo tinh thần CCTP trong giai đoạn xây dựng
NNPQ XHCN và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN trong điều
kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Quan điểm của Đảng ta về xây dựng
và hoàn thiện NNPQ ở nước ta là NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân dưới
sự lãnh đạo của Đảng [57, tr. 62 - 63] và tiến trình CCTP nhằm mục tiêu xây
dựng một nền tư pháp Việt Nam dân chủ và tiến bộ, phục vụ có hiệu quả tiến
trình đổi mới về kinh tế xã hội của đất nước [65, tr. 3], hội nhập kinh tế khu
vực và quốc tế, phát huy dân chủ, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp
chế vì mục tiêu chung là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và
văn minh.
Trên cơ sở phương pháp luận chung nhất là phương pháp luận triết học là phép biện chứng duy vật [63, tr. 34], Luận văn sử dụng những phương pháp


6


nghiên cứu thường được sử dụng trong nghiên cứu khoa học chủ yếu như
phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp so sánh; phương pháp lịch sử;
phương pháp thống kê… [63, tr. 86 - 96].
5. Tì nh hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua, đã có những công trình khoa học nghiên cứu về đề
tài này có thể kể ra là Đề án tổ chức Tòa án kinh tế Việt Nam của Bộ Tư phá p
tháng 9/1991; đề tài “Tòa án thương mại” của Trọng tài kinh tế Thành phố Hồ
Chí Minh trong khuôn khổ Chương trình “Đổi mới quản lý Nhà nước trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh” tháng 11/1990 [37, tr. 421 - 422]; đề tài “Mô
hình tổ chức giải quyết tranh chấp kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay” của Trọng tài kinh tế Nhà nước; Dự án mang tên “Tăng cường năng lực
pháp luật tại Việt Nam” mã số VIE/94/003 do Bộ Tư pháp chủ trì. Tiếp theo
đó, còn có đề tài khoa học như đề tài khoa học cấp bộ của Bộ Tư ph áp “Các
phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế ở Việt Nam hiện nay” năm 1999; đề
tài “Tính đặc thù trong thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, lao động - Những
vấn đề lý luận và thực tiễn” do TAND TC chủ trì năm 2001 [55, tr. 3] ...
Kể từ khi đi vào hoạt động từ ngày 01-07-1994, Tòa Kinh tế TAND đã
có những bước phát triển, đóng góp tích cực trong việc giải quyết các vụ án
kinh tế, song cũng bộc lộ không ít những khiếm khuyết, phản ánh những bất
cập, tồn tại của pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Tòa án trước
đây ở nước ta. Những điều này đã được nghiên cứu và đề xuất các giải pháp khi
thực hiện nghiên cứu về đề tài này trong các Luận án Tiến sĩ Luật học như:
“Giải quyết tranh chấp kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam”
của nghiên cứu sinh Đào Văn Hội, Hà Nội, 2003; “Pháp luật giải quyết tranh
chấp kinh tế bằng con đường Tòa án ở Việt Nam” của nghiên cứu sinh Nguyễn
Thị Kim Vinh, Hà Nội, 2003... Bên cạnh đó, có các Luận văn Thạc sĩ Luật học
nghiên cứu về giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Tòa án như: “Thủ tục giải

quyết các vụ án kinh tế bằng Tòa án trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”
của học viên Lê Công Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, 1996; “Giải quyết tranh

7


chấp bằng Tòa án” của học viên Đào Vĩnh Tường, Hà Nội, 1997 [118, t r. 3];
“Giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án nhân dân qua thực tế tại Tòa án nhân
dân Thành phố Hà Nội” của học viên Phạm Anh Tuấn, Hà Nội, 1999 [55, tr.
3]…
Bên cạnh đó, có rất nhiều các bài báo khoa học, sách nghiên cứu về đề
tài này như: “Kinh tế thị trường và sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật kinh
tế” của TS. Lê Hồng Hạnh; “Về mô hình tổ chức Tòa án Kinh tế ở Việt Nam”
của TS. Hoàng Thế Liên; “Hoàn thiện hệ thống pháp luật về giải quyết tranh
chấp bằng Tòa án và Trọng tài” của TSKH. Đào Trí Úc; “Tăng cường vai trò
của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp kinh tế” của TS. Phan Chí Hiếu;
“Về cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”
của TS. Phạm Hữu Nghị; “Tòa Kinh tế thuộc hệ thống Tòa án nhân dân - những
vấn đề lý luận và thực tiễn” của TS. Nguyễn Văn Dũng; Giải quyết tranh chấp
kinh tế bằng Tòa án (1999) của tác giả Đào Văn Hội, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội; “Giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án Việt Nam” của tác giả Đinh
Ngọc Hiện (1999) trong Chuyên đề c ác phương thức giải quyết tranh chấp kinh
tế ở Việt Nam, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Thông tin khoa
học pháp lý số 5; “Pháp luật tố tụng và các hình thức tố tụng kinh tế” của TS.
Nguyễn Như Phát, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 11/2001; “Về mối quan hệ
giữa tố tụng kinh tế và tố tụng dân sự” của TS. Phạm Duy Nghĩa, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp số 8/2000 [55, tr. 3 - 4]… Có ý kiến cho rằng, chúng ta
nên quay trở lại với mô hình tòa thương mại phổ biến trên thế giới đã xuất hiện
ở nước ta là một gợi ý cần tham khảo [72, tr. 666], điều này cho thấy đề tài về
giải quyết TCTM bằng Tòa án ở nước ta sẽ tiếp tục được nghiên cứu trong

tương lai.
6. Những đóng góp mới của Luận văn
Nghiên cứu đề tài, tôi tâm nguyện đóng góp những vấn đề mới như (i)
nêu rõ khái niệm về TCTM và giải quyết TCTM bằng Tòa án; (ii) phân tích và
đánh giá các quy định mới của BLTTDS về trình tự, thủ tục khởi kiện; trình tự,

8


thủ tục giải quyết các vụ án về TCTM bằng Tòa án ở nước ta; (iii) làm rõ các
quan điểm về CCTP ở Việt Nam, những nội dung yêu cầu của CCTP đối với
hoạt động giải quyết TCTM bằng Tòa án ở nước ta trong giai đoạn xây dựng
NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và quá trình
hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường, chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế của nền kinh tế đất nước với bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế thế giới; (iv) kiến
nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện lĩnh vực pháp luật này qua quá trình nghiên cứu
phân tích làm rõ những quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết TCTM
bằng Tòa án gắn liền với tiến trình CCTP ở nước ta.
7. Ý nghĩ a khoa học và thực tiễn của Luận văn
Ý nghĩa khoa học của Luận văn là bước đầu khẳng định làm sáng tỏ
những chủ trương, quan điểm, chính sách cơ bản của Đảng và những quy định
pháp luật của Nhà nước ta về giải quyết TCTM bằng Tòa án trong tiến trình
CCTP theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02-01-2002 của Bộ Chính
trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và công
cuộc cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước theo các qu y định của Hiến
pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10
ngày 25-12-2001) về xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân và phát
triển kinh tế thị trường định hướng XHCN trong điều kiện hội nhập kinh tế khu
vực và quốc tế với bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế thế giới.
Luận văn nhấn mạnh pháp luật về giải quyết TCTM bằng Tòa án trong

tiến trình CCTP nhằm bảo đảm quyền tự do kinh doanh, quyền quyết định và tự
định đoạt của đương sự, phục vụ có hiệu quả cho các hoạt động kinh doanh,
thương mại ở nước ta. Đặc biệt, khi nền kinh tế đang từng bước hội nhập với
nền kinh tế khu vực và quốc tế đòi hỏi Tòa án khi giải quyết vụ án về TCTM có
những bản án, quyết định đảm bảo hiệu lực thực thi, hiệu quả kinh tế cũng như
những yêu cầu đặc thù c ủa hoạt động kinh doanh, thương mại trong bối cảnh tự
do hóa thương mại toàn cầu. Đồng thời, Luận văn cũng nêu ra những thành tựu
thực tế bước đầu đạt được của tiến trình CCTP. Luận văn góp phần nhận thức

9


đúng và thực hiện nghiêm những quy định trong BLTTD S của các cán bộ tư
pháp khi giải quyết các vụ án về TCTM, là tài liệu tham khảo của sinh viên,
học viên Luật học.
8. Bố cục của Luận văn
Luận văn được trình bày thành các phần theo bố cục sau đây:
- Mở đầu;
- Chương 1: Lý luận cơ bản về giải quyết tranh chấp thương mại bằng
Tòa án theo tinh thần cải cách tư pháp ở Việt Nam;
- Chương 2: Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại
bằng Tòa án ở Việt Nam hiện nay;
- Chương 3: Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp
thương mại bằng Tòa án theo tinh thần cải cách tư pháp ở Việt Nam;
- Kết luận;
- Danh mục tài liệu tham khảo.

CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
THƢƠNG MẠI BẰNG TÒA ÁN THEO TINH THẦN

CẢI CÁCH TƢ PHÁP Ở VIỆT NAM

1.1. Khái niệm về tranh chấp thƣơng mại và giải quyết tranh chấp
thƣơng mại
1.1.1. Tranh chấp thương mại
Trong mỗi quốc gia, hoạt động kinh doanh, thương mại luôn tồn tại và phát
triển trong đời sống xã hội, đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa, hoạt động kinh
doanh, thương mại không chỉ còn bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà còn diễn ra
trên phạm vi khu vực và quốc tế. Hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa kinh tế có liên
quan chặt chẽ đến tự do hóa thương mại. Đây là quá trình giảm bớt sự can thiệp

10


mang tính chất bảo hộ của Nhà nước vào hoạt động kinh doanh, thương mại, theo
đó vai trò của Nhà nước chỉ nên giới hạn ở việc tạo ra môi trường phù hợp cho các
quan hệ thương mại [64, tr. 18]. Nhìn nhận tổng quát, lịch sử thương mại gắn với
lịch sử quan hệ giữa các dân tộc. Những bước suy thoái, những cuộc thăng trầm tạo
nên biết bao sự kiện lớn trong lịch sử thương mại thế giới [69, tr. 160]. Trong thế kỷ
XX, thương mại quốc tế đã phát triển rất mạnh mẽ. Kết quả là các quốc gia vốn
trước đây rất biệt lập về kinh tế đã ngày càng trở nên gắn bó với nhau, p hụ thuộc lẫn
nhau, do những luồng hàng hóa, dịch vụ trao đổi ngày càng tăng cao. Sự gia tăng
này là yếu tố cơ bản quyết định xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra hiện nay [64, tr.
78]. Ở Việt Nam, gần hai thập niên đổi mới vừa qua, hoạt động kinh doanh, thương
mại đã đóng góp đáng kể cho nền kinh tế [62]. Cùng với sự tồn tại và phát triển của
các hoạt động kinh doanh, thương mại, những tranh chấp trong hoạt động kinh
doanh, thương mại cũng phát sinh do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Hoạt động
kinh doanh, thương mại có đặc điểm cơ bản là gắn liền với yếu tố lợi nhuận. Do
vậy, tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, thương mại cũng có những khác biệt so
với các loại tranh chấp khác trong đời sống xã hội (như tranh chấp dân sự chẳng

hạn) và yêu cầu giải quyết những tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, thương
mại cũng có những điểm đặc thù. Vậy, TCTM cần được hiểu như thế nào?.
Theo Từ điển pháp luật của Hoa Kỳ, tranh chấp được hiểu là sự mâu thuẫn
hoặc bất đồng (tranh cãi); sự mâu thuẫn về các yêu cầu hay quyền; sự đòi hỏi về
quyền, yêu cầu hay đòi hỏi từ một bên được đáp lại bởi một yêu cầu hay lập luận
trái ngược của bên kia [54, tr. 9] và theo UNCITRAL, thuật ngữ “thương mại” phải
được giải thích theo nghĩa rộng để bao trùm hết các vấn đề phát sinh từ tất cả các
quan hệ có bản chất thương mại, dù có hợp đồng hay không. Các quan hệ có bản
chất thương mại bao gồm (nhưng không bị giới hạn) những giao dịch sau: các giao
dịch thương mại để cung cấp hay trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; hợp đồng phân
phối; chi nhánh hoặc đại diện thương mại, đại lý, cho thuê, gia công sản phẩm, tư
vấn, công nghệ, sáng chế, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, hợp đồng khai thác hay
nhượng đất, liên doanh và các hình thức khác của hợp tác công nghiệp hoặc kinh

11


doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường hàng không, đường biển,
đường sắt, đường bộ… [70, tr. 197]. Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng thì
“thương mại” có nghĩa là “thương nghiệp, trao đổi mua bán hàng hóa” và “tranh
chấp” có nghĩa là “bất đồng, trái ngược nhau” [121, tr. 773, 808].
Ở nước ta cho đến trước khi ban hành PLTTTM và đặc biệt là BLTTDS, giới
nghiên cứu luật học có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm tranh chấp kinh tế,
tranh chấp kinh doanh.
Theo TS. Bùi Ngọc Cường, tranh chấp kinh tế được hiểu là những mâu
thuẫn, xung đột về quyền, nghĩa vụ, lợi ích kinh tế giữa các bên chủ thể khi tham
gia quan hệ sản xuất kinh doanh [38, tr. 137]. Theo TS. Lê Thị Thu Thủy, tranh
chấp kinh tế cần được hiểu là sự bất đồng, mâu thuẫn, xung đột về quyền và nghĩa
vụ của các chủ thể kinh tế liên quan đến lợi ích kinh tế trong quá trình hoạt động
kinh tế [93, tr. 476].

Tranh chấp trong kinh doanh được hiểu là sự bất đồng chính kiến, xung đột
lợi ích giữa các chủ thể tham gia kinh doanh… Tranh chấp trong kinh doanh còn
được hiểu là sự bất đồng chính kiến về một hiện tượng hay sự kiện pháp lý (quyền
và nghĩa vụ) phát sinh trong đời sống kinh tế giữa các chủ thể tham gia kinh doanh
và thông thường gắn liền với các yếu tố, lợi ích về mặt tài sản [97, tr. 64].
Tranh chấp kinh tế được hiểu là sự bất đồng chính kiến, sự mâu thuẫn hay
xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia vào các quan hệ
kinh tế ở các cấp độ khác nhau. Theo đó, tranh chấp kinh tế có thể có các dạng cơ
bản sau (i) tranh chấp trong kinh doanh: được diễn ra giữa các chủ thể tham gia kinh
doanh. Cụ thể, đó là những tranh chấp phát sinh trong các khoản đầu tư, sản xuất
đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh
lợi; (ii) tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với quốc gia tiếp nhận đầu tư: loại
hình tranh chấp này nảy sinh trong việc thực hiện các hợp đồng xây dựng - chuyển
giao - kinh doanh, xây dựng - chuyển giao, xây dựng - kinh doanh - chuyển giao,
thực hiện các điều ước quốc tế về khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương và
đa dạng; (iii) tranh chấp giữa các quốc gia trong việc thực hiện các điều ước quốc tế

12


về thương mại song phương và đa dạng; (iv) tranh chấp giữa các quốc gia với các
thiết chế kinh tế quốc tế trong việc thực hiện các điều ước quốc tế về thương mại đa
phương như: tranh chấp giữa Mỹ và Liên minh Châu Âu về nhập khẩu chuối tại
WTO. Có thể nói, trong các loại hình tranh chấp kinh tế kể trên, tranh chấp trong
kinh doanh là loại hình tranh chấp phổ biến nhất và do đó trong một số trường hợp
khái niệm tranh chấp trong kinh doanh và khái niệm tranh chấp kinh tế được sử
dụng với ý nghĩa tương đương nhau. Từ cách tiếp cận khác, tranh chấp trong kinh
doanh còn được hiểu là sự bất đồng về một hiện tượng pháp lý phát sinh trong đời
sống kinh tế giữa các chủ thể tham gia kinh doanh và thông thường gắn liền với các
yếu tố, lợi ích về mặt tài sản [33, tr. 411 - 412].

Theo TS. Lê Thị Châu, tranh chấp trong kinh doanh là một dạng tranh chấp
kinh tế được hiểu là sự bất đồng chính kiến hay xung đột về quyền, nghĩa vụ giữa
các nhà đầu tư, các doanh nghiệp với tư cách là chủ thể kinh doanh… Tuy nhiên, dù
tồn tại dưới dạng nào và có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân khách quan và chủ
quan hết sức khác nhau, nhưng đặc trưng chung các tranh chấp trong kinh doanh là
luôn gắn liền với hoạt động kinh doanh và chủ thể tham gia chủ yếu là các nhà
doanh nghiệp. Về bản chất, mỗi tranh chấp xét cho cùng đều phản ảnh những xung
đột về lợi ích kinh tế giữa các bên. Cũng vì vậy mà trong nhiều trường hợp các
tranh chấp trong kinh doanh được gọi chung là tranh chấp kinh tế [79, tr. 286]. Còn
theo nghiên cứu sinh Đào Văn Hội, tranh chấp kinh tế là những mâu thuẫn hay bất
đồng liên quan đến quyền và lợi ích kinh tế của các tổ chức, cá nhân khi tham gia
các quan hệ kinh tế [55, tr. 23].
Những khái niệm nêu trên xét ở một khía cạnh nào đó đều phù hợp với
những quy định của Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989, Luật Thương mại năm
1997, PLTTGQCVAKT... Song với sự ra đời của PLTTTM và BLTTDS, đã có
bước phát triển hơn thì đề cập tới TCTM.
Các nước theo truyền thống luật Anh - Mỹ như Anh, Mỹ, Úc và các nước
chịu ảnh hưởng của truyền thống luật này không phân biệt lĩnh vực kinh doanh (với
mục đích tìm kiếm lợi nhuận) và lĩnh vực dân sự (mục đích tiêu dùng). Điều này

13


dẫn đến hệ quả là các nước này không phân biệt tranh chấp kinh doanh (những
tranh chấp phát sinh từ các hoạt động kinh doanh của các công ty hoặc liên quan
mật thiết tới chúng) với các tranh chấp phát sinh từ các hoạt động dân sự. Mọi tranh
chấp dù phát sinh từ hoạt động kinh doanh hay hoạt động dân sự đều được giải
quyết bằng phương thức giống nhau. Nói như vậy không có nghĩa là các quốc gia
này không tồn tại những thiết chế riêng để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ
hoạt động kinh doanh của các tổ chức, cá nhân. Ví dụ: Vương quốc Anh có Tòa án

giải quyết những khiếu nại về hạn chế quyền tự do kinh doanh; Hợp chủng quốc
Hoa Kỳ có Tòa án giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ thương mại
quốc tế. Trong Tòa án dân sự thẩm quyền chung của Nhật Bản có những Ban riêng
để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh hoặc các tranh chấp
phát sinh từ hoạt động kinh doanh được phân cho Thẩm phán nào có nhiều kiến
thức kinh doanh hoặc kinh nghiệm trong việc giải quyết các loại tranh chấp này.
Các nước theo truyề n thống luật Châu Âu lục địa như Đức, Pháp, Tây Ban
Nha, Bỉ và các nước chịu ảnh hưởng của truyền thống luật này phân biệt hoạt động
kinh doanh với hoạt động dân sự và thừa nhận sự tồn tại của pháp luật thương mại
bên cạnh pháp luật dân sự. Pháp luật của c ác nước này có khái niệm thương nhân
(thương gia) và hành vi thương mại với việc đưa ra các tiêu chí khá cụ thể để phân
biệt thương nhân với người không phải là thương nhân; hành vi thương mại với
hành vi dân sự. Sự phân biệt này dẫn đến hệ quả là (i) đối với hành vi thương mại sẽ
ưu tiên áp dụng Luật Thương mại; những gì Luật Thương mại không quy định thì
áp dụng Luật Dân sự và (ii) những tranh chấp phát sinh từ hành vi thương mại có
thể được giải quyết bằng các phương thức riêng như TTTM và Tòa án thương
mại…
Như vậy, các nước trên thế giới không có quan niệm thống nhất về tranh
chấp kinh doanh. Có rất nhiều nước không phân biệt tranh chấp phát sinh từ hoạt
động kinh doanh với các tranh chấp phát sinh từ hoạt động dân sự. Bên cạnh đó,
một số quốc gia khác phân biệt tranh chấp kinh doanh với tranh chấp dân sự bằng
các quy định thẩm quyền giải quyết các tranh chấp loại này cho các cơ quan tài

14


phán là Tòa án thương mại hay TTTM. Các quốc gia này đều quan niệm tranh chấp
kinh doanh theo nghĩa rộng, gồm toàn bộ các tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh
doanh giữa các chủ thể khi chúng tiến hành các hoạt động tìm kiếm lợi nhuận [55,
tr. 9 - 14].

Theo tôi, tranh chấp thương mại là các tranh chấp phát sinh trong hoạt động
kinh doanh, thương mại có liên quan tới lợi ích kinh tế của các bên.
Trong Luật Thương mại ngày 14-06-2005 và có hiệu lực từ ngày 01-012006, Luật này cũng không xác định rõ hành vi thương mại mà chỉ quy định điều
chỉnh hoạt động thương mại (theo Điều 1) mà hoạt động thương mại theo khoản 1
Điều 3 của Luật này là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục
đích sinh lợi khác [10, tr. 4]. Như vậy, hoạt động thương mại được hiểu theo nghĩa
rộng tương tự quy định tại khoản 3 Điều 2 PLTTTM về hoạt động thương mại và
tương đương khái niệm kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Doanh nghiệp
năm 1999.
1.1.2. Giải quyết tranh chấp thương mại
Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao
nhất toàn cầu, nên kinh tế quốc gia phát triển thì xung đột về lợi ích và tranh
chấp trong hoạt động kinh doanh, thương mại tất yếu gia tăng [72, tr. 640].
Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh là cách thức, phương pháp cũng
như các hoạt động để khắc phục và loại trừ các tranh chấp đã phát sinh, nhằm
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh doanh, bảo vệ trật tự, kỷ
cương xã hội [79, tr. 287]. Đáp ứng yêu cầu về giải quyết những tranh chấp
phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại của cá nhân, tổ chức trong
nền kinh tế, các hình thức giải quyết TCTM khác nhau được thiết lập. Hiện
nay, ở nước ta có các hình thức giải quyết TCTM khác nhau bao gồm (i)
thương lượng; (ii) hòa giải; (iii) TTTM; (iv) Tòa án. Việc ban hành PLTTTM,
BLTTDS đã cho thấy quy định của pháp luật nước ta về những TCTM thuộc

15


thẩm quyền giải quyết của Tòa án, về hoạt động thương mại… đã dần phù hợp
với pháp luật các quốc gia trên thế giới và Luật mẫu về Trọng tài của
UNCITRAL.

a) Giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng
Giải quyết TCTM bằng thương lượng là hình thức giải quyết TCTM
được tiến hành giữa các bên (hoặc đại diện của các bên) tranh chấp để cùng tìm
ra và đi đến những thỏa thuận thống nhất bằng những giải pháp phù hợp với tất
cả các bên nhằm chấm dứt những tranh chấp trong hoạt động kinh doanh,
thương mại.
Theo TS. Phan Chí Hiếu, tự hòa giải (nhiều tài liệu gọi là thương lượng)
là việc các bên tranh chấp tự bàn bạc để đi đến thống nhất phương án giải quyết
tranh chấp mà không cần tới sự tác động hay giúp đỡ của người thứ ba [49, tr.
235]. Như vậy, thương lượng còn có thể gọi là tự hòa giải. Việc không sử dụng
và không cần đến vai trò của người thứ ba trong việc giải quyết TCTM là đặc
điểm xuyên suốt của hình thức giải quyết tranh chấp này và là đặc điểm khác
biệt cơ bản của hình thức giải quyết tranh chấp này so với ba hình thức giải
quyết TCTM còn lại là hòa giải, TTTM và Tòa án.
* Về ưu điểm: (i) có trình tự, thủ tục tiến hành đơn giản do các bên có
thể thỏa thuận các bước tiến hành thương lượng; (ii) pháp luật không quy định
thủ tục thương lượng nên các bên tiến hành thương lượng đều không bị chi
phối từ bất kỳ thủ tục pháp lý nào; (iii) thương lượng không gây tốn kém về chi
phí cho các bên và tiết kiệm được thời gian; (iv) không gây ra những phương
hại đến quan hệ thương mại giữa các bên có TCTM và không gây ra tình trạng
căng thẳng, “đối đầu” khi giải quyết TCTM cũng như sau khi TCTM được giải
quyết; (v) đảm bảo được bí quyết kinh doanh và uy tín của các bên trên thương
trường.
* Về nhược điểm: (i) phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng cũng như kỹ
năng đàm phán thương lượng của các bên có tranh chấp; (ii) phụ thuộc vào ý

16


chí của các bên. Nếu chỉ một bên trong thương lượng không có thiện chí hợp

tác nhằm khắc phục tranh chấp sẽ đưa đến hệ quả là thương lượn g không có kết
quả; (iii) thỏa thuận thương lượng không có tính bắt buộc thi hành giữa các bên
tranh chấp nên việc thực thi phụ thuộc vào các bên có TCTM; (iv) nhà nước
không thể kiểm soát được nếu các bên có TCTM có những thỏa thuận thương
lượng trái pháp luật [38, tr. 143 - 144]; (v) hình thức giải quyết này không được
quy định chi tiết về thủ tục, cách thức và trình tự. Nó chỉ được quy định chung
chung là một hình thức giải quyết TCTM (Điều 317 Luật Thương mại năm
2005 [10, tr. 83]). Điều đặc biệt là thư ơng lượng không có sự hỗ trợ bất kỳ của
cơ quan tư pháp nào; ( vi) đây là hình thức giải quyết tranh chấp mà một bên có
thể lợi dụng thương lượng để làm cho bên kia mất quyền khởi kiện tại Tòa án
theo quy định của pháp luật bằng việc kéo dài quá trình thươn g lượng hoặc trì
hoãn việc thực hiện thỏa thuận thương lượng đã đạt được giữa hai bên.
Thương lượng để giải quyết TCTM dù có những ưu điểm, nhược điểm
nhất định song trên thực tế nó được nhiều doanh nhân áp dụng và thường là
hình thức giải quyết tranh chấp được áp dụng đầu tiên trong giải quyết TCTM.
Khi thương lượng không có kết quả, các bên có TCTM mới sử dụng đến hình
thức giải quyết khác. Thông thường, thương lượng để giải quyết TCTM được
các bên ghi nhận bằng biên bản với những nội dung như (i) sự kiện pháp lý có
liên quan; (ii) ý kiến của các bên; (iii) các giải pháp đề xuất; (iv) những thỏa
thuận cam kết đạt được [79, tr. 289]. Trên thế giới, thương lượng là hình thức
giải quyết tranh chấp phổ biến. Ở Việt Nam, hình thức này tuy mới được thừa
nhận gần đây, song đã nhanh chóng được phổ biến trong đời sống kinh tế. Và
ngày nay, việc áp dụng hình thức này trong giải quyết tranh chấp, bất đồng là
một yêu cầu bắt buộc đối với các chủ thể kinh doanh [38, tr. 144].
b) Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải
Giải quyết TCTM bằng hòa giải là hình thức giải quyết TCTM được tiến
hành với sự tham gia vào quá trình giải quyết của một người trung gian độc lập
bằng phương án của mình để giúp các bên TCTM tìm ra và đi đến những thỏa

17



thuận thống nhất với những gi ải pháp phù hợp với các bên nhằm chấm dứt
những tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, thương mại. Như vậy, điểm khác
biệt của hình thức giải quyết TCTM này so với thương lượng để giải quyết
TCTM là sự tham gia của người thứ ba.
Sự độc lập và trung gian c ủa bên thứ ba trong hòa giải phản ánh bên thứ ba
được các bên có tranh chấp tự nguyện lựa chọn. Trung gian hòa giải đưa ra những
giải pháp phù hợp để các bên tham khảo đi đến thỏa thuận thống nhất nhằm khắc
phục, chấm dứt tranh chấp. Có thể nói, bên thứ ba làm trung gian hòa giải là bên
“tác hợp” những quan điểm của các bên tranh chấp thành một phương án mang tính
thỏa hiệp, có lợi và hợp lý nhất cho các bên. Khi các bên có TCTM chấp thuận
phương án của trung gian hòa giải đồng nghĩa với sự thành công của trung gian hòa
giải. Nếu không chấp thuận, các bên tranh chấp có thể lựa chọn hình thức giải quyết
tranh chấp khác như Tòa án hoặc Trọng tài, song hòa giải luôn là một hình thức giải
quyết TCTM được sử dụng phổ biến hơn so với các hình thức khác [38, tr. 23 7].
Bên thứ ba làm trung gian hòa giải thường là những cá nhân, tổ chức có trình độ
chuyên môn cao, có kinh nghiệm về những việc có liên quan đến các tranh chấp.
Bên thứ ba có những công việc trong thủ tục hòa giải là (i) xem xét, phân tích, đánh
giá và đưa ra những ý kiến, nhận định bình luận về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ
về những vấn đề có liên quan để các bên tham khảo; (ii) đề ra những giải pháp,
những phương án thích hợp để các bên tham khảo lựa chọn và quyết định [97, tr.
68]. Căn cứ vào thời điểm tiến hành hòa giải mà chia thành hòa giải ngoài thủ tục tố
tụng và hòa giải trong thủ tục tố tụng [49, tr. 236].
Hòa giải ngoài tố tụng là hình thức hòa giải qua trung gian, được các bên tiến
hành trước khi đưa vụ tranh chấp ra giải quyết bằng TTTM hoặc bằng Tòa án. Khi
đạt được sự thống nhất giữa các bên về cách thức, biện pháp giải quyết tranh chấp,
các bên thường tự nguyện thực hiện theo phương án giải quyết đã đạt được sự thỏa
thuận. Đối với hòa giải ngoài tố tụng, pháp luật hiện tại chưa có sự điều chỉnh trực
tiếp và chi tiết… Hình thức này hiện chưa phổ biến ở Việt Nam do thiếu các quy

định, hướng dẫn cụ thể cũng như các điều kiện chuyên môn, thói quen trong thương

18


mại và do đó trung gian hòa giải còn mang nặng tính lý tưởng ở nước ta hiện nay.
Hòa giải trong tố tụng là việc hòa giải được tiến hành tại Tòa án hoặc Trọng tài
thương mại, sau khi các cơ quan này thụ lý đơn yêu cầu giải quyết TCTM của các
bên. Người trung gian hòa giải trong trường hợp này là Tòa án hoặc Trọng tài
thương mại (cụ thể là Thẩm phán hoặc Trọng tài viên phụ trách vụ việc hoặc Hội
đồng Trọng tài)… [97, tr. 69 - 70]. Theo quy định từ Điều 180 đến Điều 188 của
BLTTDS, hòa giải là một bước trong quá trình giải quyết vụ án với các nguyên tắc,
các bước tiến hành, thành phần, nội dung, biên bản hòa giải, hiệu lực của quyết định
công nhận sự thỏa thuận của các đương sự được thực hiện chặt chẽ.
Với bản chất của hòa giải là sự tự quyết định của các bên tranh chấp mà
trong quá trình hòa giải Thẩm phán hoặc Trọng tài viên không được ép buộc mà
phải tôn trọng tính tự nguyện tự do ý chí của các bên để hướng các bên thỏa thuận
những giải pháp thích hợp để khắc phục hoặc loại trừ những vướng mắc bất đồng.
Khi các đương sự đạt được thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp thì
Tòa án hay Trọng tài lập biên bản hòa giải thành và ra quyết định công nhận sự thỏa
thuận của các đương sự và quyết định này có hiệu lực, được thi hành như một bản
án của Tòa án hay quyết định của Trọng tài. Đây là điểm khác nhau cơ bản giữa hòa
giải ngoài tố tụng và hòa giải trong tố tụng [79, tr. 291]. Giống như thương lượng,
hòa giải cũng được pháp luật khuyến khích và yêu cầu các chủ thể kinh doanh phải
áp dụng khi có tranh chấp. Trên thực tế, hình thức này cũng rất phổ biến hiện nay,
“đặc biệt ở các nước chịu ảnh hưởng của Phật giáo, Nho giáo và các xã hội theo
truyền thống tự quản làng xã” [38, tr. 145]. Vì vậy, hòa giải là một hình thức giải
quyết tranh chấp được các nhà kinh doanh ưa chuộng nhưng không phải là đối
tượng được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan t âm nhiều như đối với Trọng tài và
Tòa án [50, tr. 72].

c) Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài thương mại
Giải quyết TCTM bằng TTTM là hình thức giải quyết TCTM được tiến hành
với sự tham gia vào quá trình giải quyết những TCTM của Trọng tài viên (hoặc Hội
đồng Trọng tài) là một trung gian độc lập (bên thứ ba) dựa trên thỏa thuận của các

19


bên có tranh chấp để đưa ra quyết định của mình nhằm chấm dứt những tranh chấp
trong hoạt động kinh doanh, thương mại.
Hình thức giải quyết TCTM bằng TTTM được sử dụng rộng rãi không chỉ
ở nước ta mà còn ở các nước trên thế giới. Ở nhiều nước, các tổ chức trọng tài
được thành lập với tên gọi là “Trung tâm” như Trung tâm Trọng tài quốc tế Hồng
Kông (HKIAC), Trung tâm Trọng tài quốc tế Xingapo (SIAC)… nhưng cơ chế
hoạt động như một Công ty độc lập. Ngược lại, không ít nước lại đặt trọng tài
dưới sự bảo trợ của một cơ quan Nhà nước (ở Thái Lan, Viện trọng tài trực thuộc
Bộ Tư pháp) hoặc đặt cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp (như ở Việt Nam,
Thụy Điển…). Ở Cộng hòa Liên bang Đức, Trung Quốc và một số nước khác thì
TTTM lại được tổ chức theo dạng một Ủy ban, ví dụ như TTTM Stockholm
(Thụy Điển) trực thuộc Phòng Thương mại Stockholm, Hiệp hội Trọng tài Hoa
Kỳ (AAA), Hiệp hội Trọng tài Hàng hải London (LMAA) [79, tr. 294]. Nhiều
Trung tâm TTTM có uy tín quốc tế đã ban hành các Quy tắc trọng tài để đáp ứng
yêu cầu của giới kinh doanh [68, tr. 17]. Hình thức giải quyết TCTM bằng TTTM
được tiến hành thông qua hoạt động xét xử là các phiên họp kín của Hội đồng
Trọng tài (khoản 3 Điều 38 PLTTTM) với kết quả là quyết định trọng tài và nó
được lập theo nguyên tắc đa số, trừ trường hợp vụ tranh chấp do Trọng tài viên
duy nhất giải quyết (Điều 42 PLTTTM). Giải quyết TCTM bằng TTTM có những
đặc điểm cơ bản như sau:
* Là hình thức giải quyết TCTM có sự kết hợp giữa hai yếu tố là thỏa
thuận của các bên có TCTM và quyết định của TTTM. Đặc điểm này cho thấy,

hình thức giải quyết TCTM bằng TTTM được tiến hành để giải quyết các TCTM
theo sự thỏa thuận của các bên. Bởi vì, tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài,
nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thỏa thuận trọng tài (khoản 1
Điều 3 PLTTTM). Yếu tố thỏa thuận thể hiện ở việc các bên thỏa thuận với nhau
chọn Trọng tài là cơ quan giải quyết TCTM mà không chịu sự ép buộc nào trong
quan hệ thương mại. Do đó, tôn trọng thỏa thuận của các bên là nguyên tắc giải

20


×