Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ HỘ KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.64 KB, 27 trang )

BÀI SOẠN MÔN CHỦ THỂ KINH DOANH: DNTN VÀ HKD Trang1
Chương 2.
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ HỘ KINH DOANH
Phần A. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN (SOLE PROPRIETORSHIP)
1. Khái niệm và đặc điểm của DNTN
1.1 Khái niệm DNTN
Hình thức sở hữu tư nhân và loại hình doanh nghiệp tư nhân đã được thừa nhận từ
rất lâu trong hệ thống các nước TBCN, mặc dù đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của
lịch sử và được thừa nhận từ rất sớm trong nhiều hệ thống các văn bản quy phạm pháp
luật của các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên tại Việt Nam, quá trình công nhận hình
thức sở hữu tư nhân chiếm một thời gian khá dài so với quá trình phát triển kinh tế.
Dưới khía cạnh pháp lý, giai đoạn trước 1986 chúng ta chưa có một văn bản pháp
luật nào quy định về DNTN. Ở Miền Bắc, trong giai đoạn này Miền Bắc chưa thừa nhận
hình thức doanh nghiệp tư nhân; do có nền kinh tế nông nghiệp phát triển lâu đời và trải
qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử nổi bật là 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và
Mỹ đã làm cho cơ sở vật chất kỹ thuật của miền Bắc bị tàn phá nặng nề, các thành phần
kinh tế không thể phát triển theo đúng quy luật của nền kinh tế thị trường. Sau khi kháng
chiến chống Mỹ thành công, miền Bắc tiến lên xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội, nền
kinh tế kế hoạch hóa tập trung được áp dụng trong giai đoạn này. Hình thức sở hữu tư
nhân không được chấp nhận và loại hình doanh nghiệp đại diện cho hình thức sở hữu này
không tồn tại và được thừa nhận tại miền Bắc trong giai đoạn này. Địa vị pháp lý của
doanh nghiệp tư nhân hầu như không được nhắc đến.
Ở miền Nam, nền kinh tế hàng hóa tại miền Nam Việt Nam được thúc đẩy để phát
triển mạnh phục vụ cho chính quyền Mỹ - Ngụy, sự trao đổi mua bán các loại hàng hóa
dịch vụ được phát triển mạnh mẽ, đặc biệt khu vực kinh tế tư bản tư nhân được tạo điều
kiện phát triển mạnh. Nền kinh tế TNCN được du nhập vào miền Nam Việt Nam, đã thúc
đẩy cho miền Nam phát triển vượt bật, miền Nam Việt Nam thời kì này được mệnh danh
là “Hòn Ngọc Viễn Đông” của Châu Á, mà trong có sự đóng góp nền tảng cho sự phát
triển này chủ yếu là từ khu vực kinh tế Tư bản tư nhân.
Tuy nhiên, sau khi miền Nam được giải phóng, với chủ trương xây dựng đất nước
đi lên theo con đường xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện chính sách cải


tạo tư bản, khu vực kinh tế tư nhân không còn được phát triển như trước giải phóng, chỉ
TỪ THANH THẢO – KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI.
BÀI SOẠN MÔN CHỦ THỂ KINH DOANH: DNTN VÀ HKD Trang2
đến khi nhu cầu xã hội đòi hỏi phải xây dựng một nền kinh tế thị trường thì thành phần
kinh tế tư bản tư nhân mới được cải thiện.
Với chủ trương đổi mới của Đảng, phát triển một nền kinh tế nhiều thành phần
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thành phần kinh tế tư bản tư nhân được nhà nước chú
trọng phát triển, với tư duy đó đã mở đường cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển, thể
chế hóa chủ trương này các văn bản quan trọng được ban hành tạo lập khung pháp lý cho
hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân:
Nghị định 27-HĐBT ngày 09/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về chính sách đối
với cá thể - kinh tế tư doanh sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp, xây dựng, vận
tải.
Nghị định 146-HĐBT ngày 24/09/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về việc bổ sung
sửa đổi một số điểm trong các bản quy định ban hành kèm theo Nghị định 27-HĐBT
ngày 09/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng.
Nghị định 170-HĐBT ngày 14/11/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về việc ban hành
quy định về chính sách đối với kinh tế cá thể, xí nghiệp tư doanh trong nông, lâm, ngư
nghiệp.
Đây là những văn bản pháp lý đầu tiên có vai trò hết sức quan trọng, thể hiện sự
đổi mới tư duy kinh tế, mở đường cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Lần đầu tiên,
Nhà nước chính thức đề cập đến loại hình tổ chức công ty của khu vực tư nhân gồm: “xí
nghiệp tư doanh hoặc công ty tư doanh, công ty cổ phần, tổ hợp tư doanh”, các loại hình
tổ chức công ty của khu vực tư nhân đã có sự đa dạng, phong phú. Các loại hình tổ chức
đã được mở rộng, góp phần khuyến khích các cá nhân trong thời kỳ này được tự do kinh
doanh với các mô hình khác nhau. Nhà nước đã quy định một cách cụ thể trong các văn
bản pháp luật, đã tạo cơ sở vững chắc cho các cá nhân mạnh dạn bỏ vốn vào sản xuất
kinh doanh. Các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trong thời kỳ này đã quy
định một cách cụ thể các quyền và nghĩa vụ của các đơn vị kinh tế tư doanh được thành
lập:

Điều 3 Nghị định 27-HĐBT (được sửa đổi bởi Nghị định 146-HĐBT) quy định về
quyền và mối quan hệ giữa các đơn vị kinh tế tư doanh với các đơn vị khác: “các đơn vị
kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, không ai có quyền ép
buộc, có quyền xin tự giải thể, xin chuyển thành đơn vị kinh tế tập thể, công ty hợp
doanh. Các đơn vị này hoàn toàn tự chủ trong việc quyết định tham gia các hình thức
liên hiệp sản xuất, liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh tế khác”, đây được xem là một
quy định hết sức quan trọng và có ý nghĩa, đổi mới tư duy phát triển kinh tế của Đảng và
TỪ THANH THẢO – KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI.
BÀI SOẠN MÔN CHỦ THỂ KINH DOANH: DNTN VÀ HKD Trang3
Nhà nước tạo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, mệnh lệnh hành chính đã không
còn được áp dụng một cách tuyệt đối, khi mà một thời Nhà nước sử dụng mệnh lệnh hành
chính để buộc các cơ sở kinh doanh tư nhân đi vào các hình thức hợp doanh, hợp tác, liên
kết với các đơn vị nhà nước mà không quan tâm đến yếu tố tự nguyện.
Lần đầu tiên Nhà nước quy định một cách cụ thể các quyền của đơn vị kinh tế tư
doanh, đây là điều có ý nghĩa quan trọng thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với
thành phần kinh tế này, góp phần thúc đẩy cho thành phần kinh tế này được phát triển
dựa trên các quy định của pháp luật, tạo tâm lý yên tâm cho các cá nhân kinh doanh khi
được chính Nhà nước bảo vệ. Điều 1 Nghị định 170-HĐBT quy định: “Nhà nước công
nhận sự tồn tại và tác dụng tích cực của các hộ kinh tế cá thể, xí nghiệp tư doanh trong
nông nghiệp”; “khuyến khích các thành phần kinh tế này bỏ vốn, sức lao động, kỹ thuật,
khả năng quản lý vào phát triển mạnh mẽ nông, ngư nghiệp, gúp phần xây dựng đất
nước”, “công nhận và bảo hộ quyền sở hữu, quyền thừa kế, bán nhượng tài sản và thu
nhập hợp pháp của các hộ kinh tế cá thể, xí nghiệp tư doanh”, “thừa nhận tư cách pháp
nhân và địa vị pháp lý của họ trước pháp luật”.
Luật doanh nghiệp tư nhân 1990
Doanh nghiệp tư nhân chính thức được ghi nhận trong Luật DNTN được Quốc hội
Nước Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa VIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày
21/12/1990 và có hiệu lực từ ngày 15/04/1991. “Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài
và phát triển của doanh nghiệp tư nhân, thừa nhận sự bình đẳng trước pháp luật của
doanh nghiệp tư nhân với các doanh nghiệp khác và tính sinh lợi hợp pháp của việc kinh

doanh. Trong khuôn khổ pháp luật, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tự do kinh doanh
và chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh” (Điều 3); “Quyền sở hữu về tư liệu sản
xuất, quyền thừa kế về vốn, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của chủ doanh
nghiệp được Nhà nước bảo hộ” (Điều 4)
Đây là bước đột phá đánh dấu sự thay đổi trong tư duy kinh tế, có ý nghĩa lớn về
mặt chính trị kinh tế, khẳng định quan điểm không phân biệt đối xử giữa các thành phần
của kinh tế của Đảng và Nhà nước, động viên các công dân có vốn đầu tư vào sản xuất
kinh doanh.
Nhà nước đã chính thức quy định địa vị pháp lý của doanh nghiệp tư nhân trong
một văn bản pháp luật cụ thể dành riêng cho doanh nghiệp tư nhân, xem kinh tế tư nhân
là một trong thành phần kinh tế quan trọng trong nền kinh tế nhiều thành phần của nước
ta, tạo điều kiện cho thành phần kinh tế này được phát triển một cách toàn diện, theo Luật
TỪ THANH THẢO – KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI.
BÀI SOẠN MÔN CHỦ THỂ KINH DOANH: DNTN VÀ HKD Trang4
DNTN 1990 đã công nhận doanh nghiệp tư nhân như một thực thể của nền kinh tế hàng
hóa vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Luật DNTN 1990 công nhận một cách chính thức địa vị pháp lý của doanh nghiệp
tư nhân, quy định rõ việc thành lập, đăng ký kinh doanh, chấm dứt hoạt động của loại
hình doanh nghiệp này, quy định các quyền và nghĩa vụ, tổ chức hoạt động của doanh
nghiệp này. Tiếp theo Luật DNTN 1990, chúng ta đã ban hành hàng loạt các văn bản
pháp qui về DNTN như:
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật DNTN ngày 22/06/1994;
- Nghị định số 221-HĐBT ngày 23/7/1991 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành quy
định cụ thể hóa một số điều trong Luật DNTN;
- Nghị định số 361-HĐBT ngày 01/10/1992 của Hội đồng Bộ trưởng về việc bổ
sung một số điểm trong các quy định ban hành kèm theo Nghị định số 221-HĐBT và
222-HĐBT ngày 23/7/1991 của Hội đồng Bộ trưởng;
- Nghị Định 26/1998/NĐ-CP ngày 07/05/1998 về việc điều chỉnh mức vốn pháp
định đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn, công ty Cổ Phần.
- Thông tư liên tịch số 05/1998/TTLT KH&ĐT-TP ngày 10/7/1998 hướng dẫn thủ

tục thành lập và đăng kí kinh doanh đối với doanh nghiệp tư nhân; công ty TNHH.
Luật doanh nghiệp 1999
Địa vị pháp lý của doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật DN 1999 có sự
thay đổi lớn, mở rộng quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tư nhân, đơn giản hóa thủ
tục hành chính trong việc thành lập doanh nghiệp tư nhân; bãi bỏ các quy định về vốn
pháp định; đồng thời quy định về quyền cho thuê doanh nghiệp và bán doanh nghiệp; tạm
ngừng hoạt động doanh nghiệp; trình tự thủ tục giải thể doanh nghiệp.
Luật doanh nghiệp 2005
Luật DN 2005 quy định cụ thể về địa vị pháp lý của doanh nghiệp tư nhân trong
việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp tư nhân, các quyền và
nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho doanh nghiệp tư nhân; các quyền và nghĩa vụ phát
sinh khi doanh nghiệp xác lập các quan hệ với nhà nước và các chủ thể khác; các trường
hợp liên quan đến chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp tư nhân. Cũng trên cơ sở đơn
giản hóa các thủ tục hành chính trong việc thành lập và hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân được phát huy vai trò của mình trong sự
phát triển kinh tế của VN.
TỪ THANH THẢO – KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI.
BÀI SOẠN MÔN CHỦ THỂ KINH DOANH: DNTN VÀ HKD Trang5
Vấn đề sử dụng thuật ngữ. Ngày nay, thuật ngữ doanh nghiệp tư nhân được sử
dụng và biết đến ngày càng nhiều. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn có nhiều trường hợp
có sự nhầm lẫn về nội hàm của khái niệm này. Phổ biến nhất là tình trạng sử dụng thuật
ngữ “doanh nghiệp tư nhân” để chỉ doanh nghiệp thuộc “Thành phần kinh tế tư nhân”,
những người nhầm lẫn đã dùng thuật ngữ “doanh nghiệp tư nhân” để phân biệt với
“doanh nghiệp nhà nước” là doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nước. Dùng
thuật ngữ “doanh nghiệp tư nhân” để gọi tắt cho cụm từ “doanh nghiệp thuộc thành phần
kinh tế tư nhân” là cách gọi không chính xác. Chúng ta có thể sử dụng một thuật ngữ
chính xác hơn để chỉ những doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân, đó là “doanh
nghiệp Dân doanh”. Vì trên thực tế, từ khi được quy định tại Luật DNTN 1990, Luật DN
1999 và cho đến Luật DN 2005, doanh nghiệp tư nhân là một trong những hình thức đặc
trưng về tổ chức kinh doanh mà cá nhân muốn đầu tư kinh doanh có thể lựa chọn. Về bản

chất, Doanh nghiệp tư nhân được pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam qui định tương
tự như “Doanh nghiệp cá nhân” (Sole Proprietorship)
1
ở các nước khác. Hay nói cách
khác, doanh nghiệp tư nhân chỉ là một loai hình doanh nghiệp đặc thù thuộc thành phần
kinh tế tư nhân mà thôi.
2
Khái niệm DNTN. Điều 141 Luật Doanh Nghệp 2005 định nghĩa: “Doanh
nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp; doanh nghiệp
tư nhân không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào; mỗi cá nhân chỉ
được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân”. Đây là một khái niệm ngắn gọn,
giúp chúng ta có thể phân biệt doanh nghiệp tư nhân với các hình thức tổ chức kinh doanh
khác, các yếu tố cơ bản tạo nên khái niệm này cũng chính là những đặc điểm quan trọng
nhất của doanh nghiệp tư nhân.
1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân
Theo quy định của điều 141 Luật Doanh Nghiệp 2005, có thể thấy Doanh nghiệp
tư nhân có các đặc điểm sau:
- Về loại hình: Doanh nghiệp tư nhân là một loại hình doanh nghiệp
1
A sole proprietorship also known as a sole trader, or simply proprietorship is a type of business entity which
is owned and run by one individual and where there is no legal distinction between the owner and the
business. All profits and all losses accrue to the owner (subject to taxation). All assets of the business are
owned by the proprietor and all debts of the business are their debts and they must pay them from their
personal resources. This means that the owner has unlimited liability. It is a "sole" proprietorship in the sense
that the owner has no partners (partnership).
2
Tập bài giảng chủ thể kinh doanh, Trường đại học luật thành phố hồ chí minh, năm 2008-2009,tr. 38
TỪ THANH THẢO – KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI.
BÀI SOẠN MÔN CHỦ THỂ KINH DOANH: DNTN VÀ HKD Trang6

Doanh nghiệp tư nhân có đầy đủ các dấu hiệu của một doanh nghiệp được quy
định tại Luật Doanh Nghiệp 2005 và có quyền tham gia bình đẳng như các doanh nghiệp
khác trong nền kinh tế thị trường. Là một doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân được thừa
nhận là một đơn vị kinh doanh độc lập, có quyền tự do kinh doanh và chủ động trong các
hoạt động kinh doanh của mình trong khuôn khổ pháp luật. Doanh nghiệp tư nhân được
hưởng các quy chế pháp lý chung cho các doanh nghiệp tại Việt Nam, mà trong nhiều
trường hợp là khác biệt so với các chủ thể kinh doanh khác không phải là doanh nghiệp.
- Về chủ sở hữu: Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân bỏ vốn ra thành lập
và làm chủ
Trong các loại hình doanh nghiệp được điều chỉnh bởi Luật Doanh Nghiêp 2005,
mặc dù có những đặc điểm chung cùng với các doanh nghiệp được điều chỉnh bởi Luật
Doanh Nghiệp thì đồng thời cũng có những nét phân biệt với các doanh nghiệp đó. Điểm
đầu tiên và cũng rõ nét nhất đó là doanh nghiệp tư nhân chỉ do một cá nhân làm chủ, loại
hình doanh nghiệp này chỉ do một cá nhân duy nhất làm chủ sở hữu. Trong doanh nghiệp
tư nhân không có sự góp vốn giống như các loại hình doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu
khác, nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân xuất phát từ tài sản của một cá nhân duy nhất.
Giữa doanh nghiệp tư nhân và cá nhân người chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân có
mối quan hệ lệ thuộc và gắn bó chặt chẽ. Doanh nghiệp tư nhân chỉ có duy nhất một cá
nhân cụ thể là chủ sở hữu, trong các trường hợp: có sự thay đổi từ cá nhân này sang cá
nhân khác thì doanh nghiệp tư nhân đó về bản chất phải chấm dứt sự tồn tại, như trong
trường hợp bán doanh nghiệp tư nhân, thì người mua doanh nghiệp phải đi đăng ký kinh
doanh lại, nếu có sự thay đổi về số lượng chủ sở hữu, thì doanh nghiệp tư nhân đó cũng
phải chấm dứt sự tồn tại, trong trường hợp này doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi
thành công ty TNHH theo điều 24 Nghị Định 139/NĐ-CP/2007. Trong trường hợp cá
nhân là chủ doanh nghiệp tư nhân mà chết, hoặc rơi vào các trường hợp bị cấm thành lập
quản lý doanh nghiệp
3
(chủ sở hữu không còn đủ điều kiện) thì doanh nghiệp tư nhân
phải giải thể. Trường hợp chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân chết, người thừa kế (nếu có)
chỉ được hưởng thừa kế trên phần di sản chứ không được thừa kế tư cách chủ sở hữu

doanh nghiệp tư nhân. Nếu chỉ có một người thừa kế và người này muốn tiếp tục khai
thác khối tài sản trong doanh nghiệp bằng hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh
nghiệp tư nhân thì bắt buộc phải làm Thủ tục đăng ký kinh doanh lại. Nếu số lượng chủ
3
Xem Khoản 2 điều 13 Luật Doanh Nghiệp 2005
TỪ THANH THẢO – KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI.
BÀI SOẠN MÔN CHỦ THỂ KINH DOANH: DNTN VÀ HKD Trang7
sở hữu tăng lên hơn một, thì phải làm thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân sang hình
thức công ty TNHH 2 TV trở lên
4
.
Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ và ngược lại một cá nhân chỉ được làm chủ
một doanh nghiệp tư nhân
5
, thành viên công ty Hợp danh không được thành lập doanh
nghiệp tư nhân trừ trường hợp các thành viên khác đồng ý
6
. Theo quan điểm truyền thống
về loại hình doanh nghiệp tư nhân thì không có sự phân biệt về quyền lợi và nghĩa vụ
giữa cá nhân người chủ doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân là
đại diện trực tiếp không thể tách rời cho cá nhân chủ sở hữu với tư cách là một chủ thể
kinh doanh. Do đó, ở bất cứ thời điểm nào, mỗi cá nhân chỉ có thể làm chủ một doanh
nghiệp tư nhân. Khi nào doanh nghiệp tư nhân đó chưa chấm dứt sự tồn tại về mặt pháp
lý thì cá nhân không thể đăng ký làm chủ một doanh nghiệp tư nhân khác.
7
Mặt khác,
Chủ sở hữu DNTN (hay thành viên hợp danh của công ty hợp danh) đều là những người
phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài
chính của DN mà mình là chủ sở hữu. Đây chính là cơ sở đảm bảo cho các chủ nợ khi
tham gia quan hệ với các loại hình DN này. Bởi tính rủi ro của chủ DNTN hoặc thành

viên hợp danh trong công ty hợp danh là rất cao. Nếu cho phép một cá nhân cùng một lúc
được tham gia làm chủ sở hữu của nhiều DN khác nhau mà ở mỗi DN họ đều phải chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của họ thì không có gì đảm bảo rằng họ sẽ có đủ tài sản
để thanh toán cho tất cả các khoản nợ ở tất cả những DN đó. Đây là quy định cần thiết
nhằm đảm bảo khả năng thanh toán nợ của chủ DN cũng như đảm bảo quyền lợi cho các
cá nhân, tổ chức khi có quan hệ với DNTN. Điều này thể hiện rõ nguyên tắc: “Một khối
tài sản duy nhất không thể đảm bảo thực hiện từ hai trách nhiệm vô hạn trở lên”. Từ đặc
điểm này có thể thấy doanh nghiệp tư nhân bao hàm trong nó những đặc điểm đặc trưng
nhất giúp phân biệt với các loại hình doanh nghiệp khác.
Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ
doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ
số vốn bằng tiền Việt Nam; ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác; đối với
vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại
tài sản, toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động
kinh doanh của doanh doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Như vậy nguồn vốn ban
đầu của doanh nghiệp tư nhân xuất phát chủ yếu từ tài sản của cá nhân, cá nhân là chủ
doanh nghiệp tư nhân sẽ đưa vào kinh doanh số vốn nhất định trong tổng số khối tài sản
4
Xem điều 24 Nghị Định 139/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007
5
Khoản 3 điều 141 Luật Doanh Nghiệp 2005
6
Khoản 1 điều 133 Luật Doanh Nghiệp 2005
7
Tập bài giảng Chủ Thể Kinh Doanh, Trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, tr.41
TỪ THANH THẢO – KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI.
BÀI SOẠN MÔN CHỦ THỂ KINH DOANH: DNTN VÀ HKD Trang8
thuộc sở hữu cá nhân mình, tài sản đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm
thủ tục chuyển đổi quyền sở hữu cho doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, chủ
doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải
được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn
đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn điều lệ khi sau khi đã
đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh
8
. Như vậy với quy định này cho thấy hầu như
không có sự giới hạn nào giữa phần vốn và tài sản đưa vào kinh doanh của doanh nghiệp
tư nhân và phần tài sản còn lại thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp tư nhân. Theo quy
định của pháp luật hiện hành trong mọi thời điểm, sự thay đổi về mức vốn kinh doanh
đều có thể diễn ra, như vậy việc phân biệt ranh giới giữa phần tài sản và vốn đưa vào kinh
doanh và phần tài sản còn lại của chủ doanh nghiệp chỉ tồn tại một cách tạm thời. Không
có sự phân biệt một cách rõ ràng giữa hai phần tài sản này, điều này cho thấy rõ ràng
không thể tách bạch tài sản của doanh nghiệp tư nhân và tài sản của chủ doanh nghiệp tư
nhân.
Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ đầu tư duy nhất, cá nhân là chủ doanh
nghiệp tư nhân vừa là chủ sở hữu, vừa là người sử dụng tài sản của doanh nghiệp tư nhân,
đồng thời cũng là người quản lý hoạt động của doanh nghiêp. Chủ doanh nghiệp tư nhân
có toàn quyền quyết định đối với tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc
sử dụng lợi nhuận sau thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của
pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Ưu điểm của việc lựa chọn mô hình doanh nghiệp tư nhân đó là chủ doanh nghiệp tư
nhân không phải chia sẻ quyền quản lý doanh nghiệp với bất cứ đối tượng nào. Như đã
phân tích ở trên, chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tài sản
doanh nghiệp cũng như có toàn quyền quyết định trong việc tổ chức quản lý doanh
nghiệp để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả nhất. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể
trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp
thuê người khác làm quản lý doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký với
Cơ quan đăng ký kinh doanh và vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp dưới sự quản lý của người điều hành là người được thuê. Trách nhiệm
giữa người được thuê quản lý doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp tư nhân thông qua một

hợp đồng thuê giám đốc do sự thỏa thuận của hai bên. Do tính chất một chủ, chủ doanh
nghiệp tư nhân quản lý và tự chịu trách nhiệm không có sự phân chia rủi ro. Đây là điểm
phân biệt doanh nghiệp tư nhân với công ty Cổ Phần và công ty TNHH do nhiều người
8
Điều 142 Luật Doanh Nghiệp 2005
TỪ THANH THẢO – KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI.
BÀI SOẠN MÔN CHỦ THỂ KINH DOANH: DNTN VÀ HKD Trang9
cùng chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty, tương ứng với phần vốn góp của
mình.
Vấn đề phân chia lợi nhuận không được đặt ra với doanh nghiệp tư nhân, lý do
đây là doanh nghiệp chỉ có một chủ sở hữu duy nhất và do vậy toàn bộ lợi nhuận thu
được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ thuộc về một mình chủ doanh nghiệp,
sau khi đã nộp Thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật
và của bên thứ ba. Người được thuê điều hành doanh nghiệp cũng không có quyền đòi
hỏi phần lợi nhuận nhất định trong tổng số lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp nếu không có sự thỏa thuận giữa chủ doanh nghiệp và người được thuê
quản lý trong hợp đồng thuê giám đốc. Như vậy, theo quy định này việc một cá nhân duy
nhất có quyền hưởng lợi nhuận cũng đồng nghĩa với việc cá nhân đó sẽ có nghĩa vụ chịu
mọi rủi ro trong kinh doanh mà không thể yêu cầu người khác gánh đỡ những rủi ro này.
- Chế độ trách nhiệm: Doanh nghiệp tư nhân có chế độ trách nhiệm vô hạn
Đối với chủ doanh nghiệp tư nhân, do tính độc lập về tài sản của doanh nghiệp
không có nên chủ DNTN – người chịu trách nhiệm duy nhất mọi rủi ro của doanh nghiệp
sẽ phải chịu chế độ trách nhiệm vô hạn, hay nói cách khác “chủ doanh nghiệp tư nhân
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp”
9
,
điều này có thể hiểu trong đó có tài sản mà chủ doanh nghiệp đầu tư và kinh doanh trong
doanh nghiệp và cả những tài sản không đưa vào kinh doanh.
Chủ doanh nghiệp tư nhân không chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp trong phạm vi phần vốn đầu tư đã đăng ký kinh doanh với Cơ quan

đăng ký kinh doanh mà phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình trong trường
hợp phần vốn đầu tư đã đăng ký không đủ để thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp tư nhân khi không có khả năng thanh toán nợ đến hạn, và lâm vào tình
trạng phá sản thì tất cả tài sản thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp tư nhân đều nằm trong
diện tài sản phá sản của doanh nghệp tư nhân.
Chủ DNTN phải gánh chịu chế độ trách nhiệm vô hạn có thể được lý giải từ các
góc độ sau:
- Một là, không có sự tách bạch tài sản giữa chủ DNTN và DNTN. Khi chủ
DNTN đầu tư thành lập DN họ không phải chuyển quyền sở hữu tài sản đầu tư sang DN.
Trong quá trình kinh doanh, chủ DN có quyền được rút tài sản một cách trực tiếp, được
thay thế tài sản đã đầu tư… bất kỳ lúc nào mà chỉ cần ghi vào sổ sách kế toán hoặc đăng
ký với cơ quan đăng ký kinh doanh. Việc kiểm soát tài sản của doanh nghiệp hoàn toàn
9
Khoản 1 điều 142 Luật Doanh Nghiệp 2005
TỪ THANH THẢO – KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI.
BÀI SOẠN MÔN CHỦ THỂ KINH DOANH: DNTN VÀ HKD Trang10
phụ thuộc vào chủ DN. Điều đó làm cho không có sự tách bạch tài sản chủ chủ DN đầu
tư vào DN với tài sản tiêu dùng khác không đầu tư vào DN. Hơn nữa, Chủ DN có toàn
quyền tự quyết định việc sử dụng tài sản, việc đầu tư, việc hưởng lợi nhuận… Do vậy, có
thể khẳng định không ai khác ngoài chủ Doanh nghiệp tư nhân có thể kiểm soát việc dịch
chuyển qua lại giữa hai bộ phận trong khối tài sản của mình. Xã hội không thể biết được
đâu là tài sản của DN, đâu là tài sản của chủ DN, điều này tiềm ẩn một nguy cơ đe dọa lợi
ích xã hội và các đối tác của doanh nghiệp nếu không có cơ chế thích hợp về vấn đề chịu
rủi ro. Nếu chủ DNTN được hưởng qui chế TNHH thì khi DNTN bị TA tuyên bố pháp
sản, chủ DN chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản của DN, nhưng như đã phân tích,
phạm vi tài sản của DNTN là không thể xác định được, vì chủ DNTN có thể tăng, giảm
vốn đầu tư trong DN vào bất kỳ lúc, và bằng bất kỳ hình thức nào. Do đó, pháp luật đã
xác lập chế độ trách nhiệm vô hạn như là một bảo đảm cho khoản nợ của các chủ nợ về
khả năng được thanh toán.
- Hai là, quyền tự quyết của chủ DN được thừa nhận ở mức độ cao:

+ Góc độ tổ chức, quản lý: Chủ SH là người quản lý, điều hành DN, toàn quyền
quyết định cơ cấu tổ chức của DN. Việc tổ chức DN như thế nào, vận hành theo cơ
chế gì, ai là giám đốc…hoàn toàn do chủ DN quyết định, pháp luật không can thiêp
về vấn đề này. Khi nguyên cứu về các loại hình công ty chúng ta sẽ thấy, thành viên,
cổ đông công ty không có quyền quyết định về toàn bộ cơ cấu tổ chức, quản lý của
công ty, mà cơ cấu tổ chức, quản lý của công ty do Luật DN qui định một hệ thống
các cơ quan mang tính bắt buộc, ngoài các cơ quan này, các thành viên có thể thỏa
thuận và qui định trong điều lệ các bộ phận, cơ quan khác.
+ Góc độ tài chính:
(i) Chủ DNTN có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư, chỉ phải đăng ký với
CQĐKKD trong trường hợp giảm vốn xuống dưới mức đã đăng ký
(ii) Chủ DN cũng có toàn quyền quyết định về việc sử dụng lợi nhuận sau thuế của
doanh nghiệp
Điều này có nghĩa một khi quyền của chủ sở hữu được đề cao, do đó trách nhiệm
đặt ra đối với chủ sở hữu cũng phải ở mức độ tương xứng. Khi nghiên cứu về các loại
hình công ty, chúng ta sẽ thấy, các thành viên, cổ đông công ty bị hạn chế rất nhiều
quyền, chứ không được thừa nhận tối đa như chủ DNTN, vì vậy trách nhiệm đặt ra đối
với họ cũng ở mức độ tương đối hơn.
Mặt khác, truyền thống pháp lý về doanh nghiệp tư nhân luôn quy định cho doanh
nghiệp tư nhân chế độ trách nhiệm vô hạn. Tùy thuộc vào ý chí hoặc nhu cầu của mình
TỪ THANH THẢO – KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI.

×