Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Phân tích đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.8 KB, 4 trang )

Đề bài: Phân tích đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích Chinh Phụ Ngâm).
Nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn
Bản diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm.
Thao khảo bài làm của bạn Tô Bá Thái lớp 10A2 trường THPT Ngô Quyền - Hà Nội
Nước Việt Nam ta đã trải qua những biến cố lịch sử đầy đau thương và nước mắt, nhưng giai đoạn thăng
trầm biến chuyển của xã hội. Từ những cảnh thanh bình an lạc, cho đến cảnh bị đô hộ, bị ngoại xâm giày
xéo, dân tộc Việt Nam ta luôn dũng cảm đứng lên phá vỡ những ô nhục để đem lại vinh quang cho sứ sở.
Nhưng có những tình cảnh của thời nội chiến, vợ chồng phải biệt li nhau.
Ngựa lên ngựa kẻ chia bào
Để rồi người ở lại chờ đợi mọi mòn về phương trời xa xăm kia hình bóng của một con người trong chiến trận.
Những cảnh biệt li đau khổ này và sự chờ đợi mỏi mòn kia đã được văn học Việt Nam khắc ghi lại qua những
khúc ca ngâm đầy cảm động của người chinh phụ. Trong hoàn cảnh ấy, người chinh phụ làm sao tránh khỏi
những tâm trạng đau buồn khắc khoải với nỗi cô đơn lẻ loi của mình. Thế tâm trạng ấy ra sao ? Chúng ta sẽ
cùng nhau tìm hiểu qua khúc ngâm « Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ».
Lời tâm sự của người chinh phụ trong đoạn trích vô cùng đau xót, nó mang lại cái dáng vẻ tâm trạng cô đơn,
trống vắng của một con người sống với những tháng ngày chìm đắm trong sâu tư khắc khoải. Nhưng lòng
vẫn luôn hướng về nơi biên thùy xa xôi. Nơi đó có hình bóng của một con người mà nàng yêu thương nhất :
Lòng này gởi gió đông có tiện
Nghìn vàng xin gởi đến Non Yên
Cái tâm trạng chời đợi, sầu nhớ chồng giống như tâm trạng của người chinh phụ trong « Nỗi thương nhớ ».
Nay Hán xuống Bạch thành đóng lại
Mai Hồ và Thanh Hải dòm qua
Người chinh phụ này cũng tưởng tượng cảnh chồng nơi chiến trường, cảnh chiến trường mà nàng tưởng
tượng ra thật thê lương, thảm đạm, hãi hùng bằng những cuộc hành quân liên miên. Trở về với đoạn trích,
ta thấy có lẽ nàng chinh phụ đang tuyệt vọng trầm uất trước nhưng suy tư, nghĩ ngợi về cuộc giao tranh dữ
dội ở một vùng đất lạ, xa xôi thì lại có một hi vọng le lói nhớ nhung nhờ gió Đông gởi đến Non Yên cho
chồng. Dù gởi cho gió Đông mà chẳng tới chàng thì nỗi nhớ của nàng sẽ đằng đẳng xa thẳm như « đường
lên bằng trời ». Cái hi vọng ấy cao vút lên nhưng bi kịch của hiện thực khách quan đã bóp nó bởi tâm trạng
của nàng không hề được khuây khỏa :
Non Yên dù chẳng tới miền
Nhớ chàng đằng đẳng đường lên bằng trời.


Và dù cho đường có lên bằng trời thì nàng vẫn cố lên với chàng bằng được. Ý nghĩ ấy có thể thực hiện được
chăng khi con đường ấy vô bờ bến, nó « thăm thẳm » và vô tận, xa xôi ?
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu


Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.
Ấy chỉ là một giấc mơ huyền ảo, nàng mơ ước được gặp chàng, được đến với chàng, một nỗi mơ ước vượt
khỏi thực tại thử hỏi có thực hiện được chăng ? Cái mơ ước tưởng tượng ấy cũng giống như người thiếu phụ
trong đoạn trích « Trông bốn bề ». Thật đúng là « Tình trong giấc mộng muôn vàng cũng không ». Thế rồi,
cái hi vọng ấy đã bị chuyển hóa góc độ thành một nỗi đau, chà đi xát lại trong tâm hồn nàng :
Cảnh buồn người thiết tha lòng
Càng cây sương đượm tiếng trùng mưa phun
Nàng vừa hi vọng đây thì lại bắt đầu thất vọng, thật chẳng khác gì cái tâm trạng người chinh phụ ở đoạn
trích này :
Hẹn cùng ta Lũng Tây nham ấy
Sớm đã trông nào thấy hơi tăm…

… Hẹn nơi nao Hán Dương cầu nọ
Chiều lại tìm nào có tiêu hao
Cái tâm trạng thất vọng của nàng cũng làm cho cảnh vật cũng muốn buồn theo :
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
Một bức tranh thiên nhiên gợi lên cái tâm trạng buồn bã của người chinh phụ liên tiếp xuất hiện hàng loạt
những hoạt cảnh sinh động,với hình ảnh mưa xuân rả rích nhưng nó ẩn tìm một sức mạnh ghê ghớm đã gây
nên những đoạn trường đứt ruột không chịu nổi của một con người đau khổ ; bằng các từ gợi cảm giác
mạnh như « bổ mòn », « xẻ héo » và các từ chỉ âm thanh mà sinh lực của người chinh phụ còn sót lại :
Sương như búa, bổ mòn gốc liễu
Tuyết dường cưa, xẻ héo càng ngô
Giọt sương phủ bụi chim gù,
Sân trường kêu vẳng, chuôn chùa nên khơi

Trước mắt nàng là những cảnh vật thiên nhiên vô cùng sống động, nó khơi dậy từng mảng từng lớp trong
không gian như biểu hiện rõ cái sức mạnh của mình, nhưng cái sức mạnh ấy có ý nghĩa gì khi nàng vẫn thẩn
thờ như một kẻ mất trí, không còn phân biệt được âm thanh và hình cảnh của cảnh vật nữa. Nhưng có lẽ
nhờ con gió mạnh thổi qua, cái tiếng gió ấy đã thốc lên, vén tấm màn lên làm nàng hồi tỉnh lại với những
cảnh vật ở bên ngoài tiếp tục hiện ra trước mắt :
Vài tiếng dế, nguyệt soi trước ốc
Một hàng tiêu, gió thốc ngoài hiên
Lá màn lay ngọn gió xuyên
Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm
Cảnh vật càng về khuya càng sinh động lạ thường, với âm thanh ra rả của những chú dế mèn kêu vang, hòa
với ánh trăng soi cả hiên nhà. Hàng tiêu trước ngõ cũng đang vui đùa cùng chị gió. Cảnh vật đẹp như thế
đấy, sinh động và cụ thể như thế đấy nhưng lòng của người chinh phụ vẫn cứ bồi hồi, cô đơn. Tất cả dường
như gợi lên sự cô liêu trống trải, cô quạnh cho nàng và như có cái gì đó che khuất, ẩn nấp trong điều nàng


ngón trông. Cái tâm trạng ấy cùng hòa đồng với tâm trạng của người thiếu phụ trong « Trông bốn bề ».
Cảnh vật trong bài thơ này cũng hết sức sống động và cụ thể với bờ bãi phù sa, mặt nước ngàn dâu, cỏ
xanh, xóm thôn và đàn cò trắng nhưng rồi người thiếu phụ ấy cũng cô đơn và buồn tẻ.
Trông bến nam bãi che mặt nước
Cỏ biếc um dâu mươt màu xanh,
Nhà thôn mấy xóm chông chênh,
Một đàn có đậu trước ghềnh chiều hôm.
Thiên nhiên vẫn cứ muôn màu muôn sắc nó trùm lên khoảng không trung rộng lớn của bầu trời mà con
người thì vẫn sầu tư, ủ rũ :
Hoa giải nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau.
Biện pháp liên hoàn trong khổ thơ cuối này cứ trùng điệp nhau, khơi gợi lên cái cảnh trăng hoa xoắt xuýt
nhau, tỏa sắc lên hương để biểu hiện cho niềm vui tuổi trẻ, khao khát đắm say với niềm hạnh phúc hiếm hoi

bất ngờ. Có lẽ chính thiên nhiên lúc này đã đánh thức tâm trạng của người thiếu phụ một lần nữa, làm nàng
có thể trở về với tâm trạng cân bằng. Nhưng cảnh sắc vừa nhóm lên để cân bằng thì tâm trạng ấy lại biến
đổi.
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau
Ta lại đi vào hành trình của tâm trạng mới, hoa nguyệt ấy vẫn không giấu cất nổi cái khổ đau của người
chinh phụ. Nàng vẫn tiếp tục cô đơn và buồn tẻ bởi nàng đang đứng ngóng trông chồng mà chồng đâu
chẳng thấy chỉ toàn những cảnh vật thiên nhiên của đất trời hiện ra không còn dấu vết gì của người thương.
Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời, chẳng thấy người thương.
Nàng càng buồn càng ngóng trông thì người thương càng xa mãi, càng chờ thì càng xa :
Ngày ngày em đứng em trông
Trông non non ngất, trông sông sông dài
Trông mây, mây kéo ngang trời
Trông trăng trăng khuyết, trông người người xa
Nàng cứ chờ đợi, đến từng tháng ngày trôi qua trong sự nhớ thương chồng chất. Phải chăng « Người đàn bà
chờ đợi người đàn ông, nhưng chờ đợi như con nhện giăng tơ » như Roschester đã nói. Người chinh phụ
ngóng chồng mình cho đến bao giờ đây ? Chẳng lẽ trông ngóng chồng cho đến lúc phải hóa đá « Vọng phu »
chăng ?
Tác giả phân tích tâm trạng của người chinh phụ thật là xuất sắc.
Phải chăng tác giả đã phác họa nên một bức tranh thiên nhiên có kết cấu hết sức hài hòa với cổ điện : đườn
nét màu sắc, âm thanh rất linh hoạt được sáng tạo theo lối bức tranh thủy mạc chấm phá của người xưa nên
rất gợi. Nhưng mục đích không phải là tả cảnh mà tạo nên một bức tranh tâm trạng của người chinh phụ


ngồi ngắm cảnh trời, suy tư mơ tưởng đến chồng giống như người chinh phụ trong những câu thơ Đường :
Tương tư nhất dạ mai hoa khởi
Nhất kiến song tiền nghi thị quân
Và :
Khuê xuân thiếu phụ bất như sầu
Xuân nhật ngưng trang thượng thúy lâu

Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc
Hối giao phu tế mịch phong hầu.
Đây là bài thơ phác họa tâm trạng của người con gái phải xa chồng biền biệt, ngày tháng chờ đợi mỏi mòn
trong lòng và cô đã thấy được mùa xuân phơi phới bên ngoài mà nàng thì vẫn cứ đợi chờ.
Phải chăng câu nói của Honore de Balzac là hoàn toàn đúng:

“Rung cảm, yêu, chịu đau khổ, hi sinh –những chữ này mãi mãi dệt nên trang đời của người phụ nữ”.
Qua đoạn trích, ta thấy “Chinh phụ ngâm” là một tác phẩm chống chiến tranh trong quan niệm của người
sáng tác cũng như người dịch thì chiến tranh đối với người ra đi chinh chiến là chết chóc và đối với người ở
lại là sự cô đơn sầu muộn, lo âu, sợ hãi. Do đó, chiến tranh không thể nào phù hợp với con người mà nó đối
lập toàn bộ cuộc sống con người. Mặt khác, tác phẩm còn nói lên cái khát khao cháy bỏng của con người về
cuộc sống, hòa bình và mong muốn được hưởng hạnh phúc của tuổi trẻ tình yêu, không phải mòn mỏi chờ
đợi để tàn phai đi lứa tuổi thanh xuân của mình một cách vô lí như Xavier Forneret đã nói: “Người con gái là
một đóa hoa hồng mà năm tháng tỉa dần từng cành”.



×