Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Soạn bài thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33 KB, 2 trang )

Soạn bài thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản
I. Dùng kiểu câu bị động
Bài tập 1.
- Câu bị động : Hắn chưa được một người đàn bà nào yeu cả.
Mô hình chung của kiểu câu bị động : Đối tượng của hành động + động từ bị động (bị, được, phải) + chủ thể
của hành động + hành động.
- Chuyển sang câu chủ động : Chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả.
Mô hình chung của kiểu câu chủ động : Chủ thể của hành động + hành động + đối tượng của hành động.
Thay câu chủ động vào và nhận xét : Câu không sai nhưng không nối tiếp ý và hướng triển khai ý của câu
trước. Trong câu trước, từ hắn được chọn làm đề tài, nên câu sau phải dùng từ hắn làm đề tài ; do vậy, phải
dùng câu bị động trong trường hợp trên.
Bài tập 2.
- Câu bị động : Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay đàn bà.
- Tác dụng : Tạo sự liên kết với câu trước đó, tức là tiếp tục đề tài nói về hắn.
Bài tập 3. Suốt cuộc đời cầm bút của mình, Nam Cao luôn trăn trở về những vấn đề sống còn của nghệ
thuật, về nghề văn, nhà văn. Ông quan niệm : văn chương phải phản ánh hiện thực, phải mang tinh thần
nhân đạo. Đây là quan niệm nhằm phê phán thứ văn chương chỉ tả chân hời hợt bên ngoài.
Nhận xét : Câu bị động : Ông quan niệm : văn chương phải phản ánh hiện thực, phải mang tinh thần nhân
đạo. Câu bị động này liên kết với câu văn trước, nhằm làm rõ quan niệm tiến bộ của Nam Cao về văn
chương.
II. Dùng kiểu câu có khởi nhữ
Bài tập 1.
a. Câu có khởi ngữ : Hành thì nhà thị may lại còn.
- Khởi ngữ : Hành.
- Chuyển khởi ngữ : Nhà thị may lại còn hành. Câu này không còn khởi ngữ mà chỉ có bổ ngữ (hành), câu có
khởi ngữ tạo ra sự đối lập về ý với câu đi trước, do đó nhấn mạnh được vào khởi ngữ.
Câu có khởi ngữ : Còn đôi mắt tôi thì các anh lái xe bảo…
Tác dụng : Tạo sự đối lập ý với câu trước, đồng thời tạo sự liên kết ý.
Bài tập 2. Câu văn thích hợp nhất là câu thứ ba : Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo : Cô có cái nhìn sao mà
xa xăm.
Bài tập 3.




a. Câu thứ hai có khởi ngữ : Tự tôi…
Vị trí : ở đầu câu, trước chủ ngữ.
Dấu hiệu nhận biết : có ngắt quãng (dấu phẩy) sau khởi ngữ.
Tác dụng : nêu một đề tài có quan hệ liên tưởng với điều đã nói trong câu trước (thể hiện thông tin đã biết
từ trước) : Tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu (câu trước), dẫn đến cảm giác tình tự, đời sống cảm xúc
(khởi ngữ ở câu sau).
III. Dùng kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống
Bài tập 1.
- Phần in đậm đứng ở vị trí đầu câu
- Phần in đậm có cấu tạo là một cụm động từ
- Chuyển về sau chữ ngữ : Bà già kia thấy thị hỏi, bật cười…
- Nhận xét : sau khi chuyển, câu có hai vị ngữ, hai vị ngữ đó cùng cấu tạo là các cụm động từ, cùng biểu
hiện hoạt động của cùng một chủ thể là Bà già kia. Nhưng theo kiểu câu đó một cụm động từ ở trước chủ
ngữ thì câu tiếp theo sẽ rõ ràng hơn so với câu trước đó.
Bài tập 2.
- Phần in đậm Nghe tiếng An là một cụm động từ đặt ở đầu câu, có đặc điểm :
+ Biểu hiện hoạt động của chủ thẻ mà chủ ngữ đề cập đến.
+ Biểu hiện hoạt động xảy ra đồng thời hay xảy ra trước hoạt động mà vị ngữ của câu đề cập đến.
- Phần in đậm đứng ở đầu câu có tác dụng :
+ Liên kết với câu đi trước dễ dàng hơn.
+ Thể hiện những điều đã biết từ những câu ai trước, hoặc điều dễ dàng suy ra từ những câu trước đó. Đó
là những thông tin đã biết, nên giá trị thông tin thấp, thứ yếu. Vì thế, việc cấu tạo những câu có trạng ngữ
đứng ở đầu câu có tác dụng phân bố thông tin : đưa phần thông tin đã biết, hoặc đưa phần thứ yếu lên đầu
câu, tập trung trọng tâm thông tin ở phần vị ngữ chính, sau vị ngữ.
Bài tập 3.
a. Trạng ngữ chỉ tình huống : Nhận được phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường.
b. Đây là câu đầu văn bản nên tác dụng của trạng ngữ này không phải là liên kết với văn bản, cũng không
phải thể hiện thông tin đã biết, mà là phân biệt tin thứ yếu với tin quan trọng.




×