BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KINH TẾ
---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
BIỂN ĐẢO NHA TRANG - KHÁNH HÒA
Giảng viên hướng dẫn : TS. LÊ CHÍ CÔNG
Sinh viên thực hiện
: HUỲNH CHIẾM THÙY HẬU
Mã số sinh viên
: 53130480
Khánh Hòa, 06/2015
NHẬN XÉT
(Của Giáo viên hướng dẫn)
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Nha Trang, ngày……..tháng……..năm 2015
Giáo viên hướng dẫn
(Ký tên)
NHẬN XÉT
(Của Giáo viên phản biện)
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
i
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và rèn luyện 4 năm tại trường Đại học Nha Trang, em đã hoàn
thành khóa học của mình, gắn liền với việc hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp ngành Quản
trị dịch vụ du lịch và lữ hành qua đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu vai trò của cộng đồng dân cư
địa phương trong phát triển du lịch biển đảo Nha Trang - Khánh Hòa”.
Để đạt được kết quả như ngày hôm nay, em xin gửi lời biết ơn chân thành và sâu
sắc đến toàn thể quý Thầy/Cô giảng viên trường Đại Học Nha Trang nói chung và quý
Thầy/Cô khoa Kinh tế nói riêng, những người đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt cho em
kiến thức và kinh nghiệm quý báu để em có thể trưởng thành và tự tin hơn khi bước
vào đời.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Lê Chí Công - người
trực tiếp hướng dẫn, quan tâm, động viên và giúp đỡ em rất nhiều trong việc tiếp cận,
nghiên cứu và hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn thành kính và sâu sắc đến gia đình - những
người đã sinh thành, nuôi dưỡng, chăm sóc, động viên, tạo mọi điều kiện và dõi theo
em trong suốt bước đường đời.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn.
Nha Trang, tháng 6 năm 2015
Sinh viên thực tập
Huỳnh Chiếm Thùy Hậu
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................i
MỤC LỤC .................................................................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ ........................................................................v
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1. Sự cần thiết của nghiên cứu...................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2
3. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................ 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................3
6. Kết cấu của luận văn ............................................................................................. 3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DU LỊCH VÀ VAI TRÒ CỦA CỘNG
ĐỒNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH .................................................................4
1.1. Cơ sở lý luận liên quan đến du lịch ......................................................................4
1.1.1 Khái niệm du lịch ............................................................................................... 4
1.1.2 Khái niệm khách du lịch ....................................................................................5
1.1.2.1 Khái niệm khách du lịch .................................................................................5
1.1.2.2 Phân loại khách du lịch theo phạm vi lãnh thổ ...............................................6
1.1.3 Sản phẩm du lịch ................................................................................................ 7
1.1.3.1 Khái niệm sản phẩm du lịch ............................................................................7
1.1.3.2 Đặc trưng của sản phẩm du lịch ......................................................................8
1.1.4 Phát triển du lịch .............................................................................................. 10
1.2. Cộng đồng dân cư địa phương và vai trò đối với phát triển du lịch ..................10
1.2.1. Khái niệm cộng đồng dân cư địa phương .......................................................10
1.2.2. Vai trò của cộng đồng địa phương đối với phát triển du lịch .........................12
1.2.2.1 Bảo vệ môi trường.........................................................................................12
1.2.2.2 Bảo vệ tài nguyên du lịch ..............................................................................13
1.2.2.3 Đầu tư xây dựng và phát triển cở sở vật chất - hạ tầng.................................14
1.2.2.4 Giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội .........................................................14
1.2.2.5 Sự tham gia đầu tư kinh doanh du lịch .........................................................15
1.2.2.6 Ý thức sự tham gia của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch ..............15
1.3 Đề xuất mô hình nghiên cứu ...............................................................................16
iii
1.3.1 Mô hình nghiên cứu liên quan .........................................................................16
1.3.1.1. Nghiên cứu của Choise (2005) .....................................................................16
1.3.1.2. Nghiên cứu của Eshliki & Kaboudi (2011) .................................................19
1.3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất.............................................................................21
Tiểu kết chương 1......................................................................................................22
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN .................................23
2.1. Nghiên cứu sơ bộ ............................................................................................... 23
2.2. Nghiên cứu chính thức .......................................................................................25
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ..........................................................................25
2.2.1.1. Thu thập dữ liệu ........................................................................................... 25
2.2.1.2. Mẫu nghiên cứu............................................................................................ 26
2.2.2. Phần mềm phân tích số liệu ............................................................................26
2.2.3. Phân tích số liệu .............................................................................................. 26
2.2.3.1. Làm sạch dữ liệu bằng SPSS .......................................................................26
2.2.3.2 Thống kê mô tả.............................................................................................. 27
2.2.3.3 Kiểm định thang đo (Cronbach’s Alpha) ......................................................27
2.2.3.4. Phân tích nhân tố (EFA) ...............................................................................28
2.2.3.5. Phân tích hồi quy ..........................................................................................29
Tiểu kết chương 2......................................................................................................30
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN
CƯ ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢO NHA TRANG KHÁNH HÒA ...........................................................................................................31
3.1 Tổng quan về sự phát triển du lịch ......................................................................31
3.1.1 Tổng quan về sự phát triển du lịch Việt Nam ..................................................31
3.1.2 Tổng quan về du lịch và sự phát triển du lịch biển đảo Nha Trang - Khánh Hòa ...34
3.1.2.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................35
3.1.2.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật ...................................................................36
3.1.2.3. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ......................................................38
3.1.2.4. Tình hình khách du lịch đến với Nha Trang - Khánh Hòa ..........................38
3.1.2.5. Đánh giá chung ............................................................................................ 41
3.2 Kết quả nghiên cứu ............................................................................................. 43
3.2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu.....................................................................................43
iv
3.2.1.1. Giới tính .......................................................................................................43
3.2.1.2. Tình trạng hôn nhân .....................................................................................43
3.2.1.3. Độ tuổi ..........................................................................................................44
3.2.1.4. Thu nhập hàng tháng ....................................................................................44
3.2.2.Đánh giá độ tin cậy của thang đo .....................................................................45
3.2.2.1. Thang đo “Bảo vệ môi trường” ....................................................................45
3.2.2.2. Thang đo “Bảo vệ tài nguyên du lịch” .........................................................46
3.2.2.4. Thang đo “Giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội” ....................................48
3.2.2.5. Thang đo “Sự tham gia đầu tư kinh doanh du lịch”.....................................48
3.2.2.6. Thang đo “Ý thức tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch” ..........49
3.2.2.7. Thang đo “Mức độ sẵn sàng tham gia vào chương trình phát triển du lịch
biển đảo” ...................................................................................................................50
3.2.3. Phân tích nhân tố khám phá - EFA .................................................................53
3.2.3.1. Biến độc lập..................................................................................................53
3.2.3.2. Biến phụ thuộc ............................................................................................. 57
3.2.3.3 Hiệu chỉnh thang đo các biến độc lập ........................................................... 58
3.2.4. Phân tích hồi quy ............................................................................................. 60
3.3 Kết quả thống kê mô tả .......................................................................................64
Tiểu kết chương 3......................................................................................................67
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 68
4.1 Kết luận ...............................................................................................................68
4.2 Kiến nghị .............................................................................................................69
4.2.1. Khuyến khích cộng đồng tham gia vào bảo vệ môi trường du lịch ................69
4.2.2. Khuyến khích cộng đồng giữ gìn an ninh .......................................................71
4.2.3. Xây dựng ý thức và sự tham gia đầu tư kinh doanh của cộng đồng ...............71
4.2.4. Khuyến khích cộng đồng tham gia vào các chương trình phát triển du lịch ..72
4.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................. 73
KẾT LUẬN ...............................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................76
PHỤ LỤC .................................................................................................................... I
v
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả ......................................................... 21
Hình 3.1 Hình ảnh các điểm đến của du lịch Việt Nam ............................................... 31
Hình 3.2 Biểu tượng và khẩu hiệu là Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận (Vietnam Timeless
Charm) giai đoạn 2012 - 2015. ........................................................................................ 33
Hình 3.3 Biểu tượng và khẩu hiệu là Việt Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩn (Việt Nam - The
Hidden Charm) giai đoạn 2005 - 2011 ........................................................................... 33
Hình 3.4 Tổng quan thành phố Nha Trang ................................................................... 34
Hình 3.5 Bãi biển Nha Trang ........................................................................................... 35
Hình 3.6 Nha Trang thiên đường du lịch........................................................................ 42
Biểu đồ 3.1 Biểu đồ mô tả mẫu theo độ tuổi ................................................................. 44
Biểu đồ 3.2 Biểu đồ mô tả mẫu theo thu nhập hàng tháng .......................................... 45
Biểu đồ 3.3 Kết quả tương quan của các điểm phân tích nhân tố biến với mức độ
sẵn sàng tham gia của cộng đồng dân cư địa phương trong phát triển du lịch biển
đảo Nha Trang - Khánh Hòa ............................................................................................ 63
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Giải thích các nhân tố mô hình Choise & cộng sự (2005) ............................. 17
Bảng 1.2 Giải thích nhân tố mô hình nghiên cứu Eshliki & Kaboudi (2011) ..............20
Bảng 2.1 Giải thích các nhân tố của mô hình nghiên cứu.............................................24
Bảng 3.1 Thống kê lượt khách du lịch đến Nha Trang 3 tháng đầu năm 2015 ............39
Bảng 3.2 Bảng thống kê mẫu theo giới tính ..................................................................43
Bảng 3.3 Bảng phân bố mẫu theo tình trạng hôn nhân .................................................43
Bảng 3.4 Bảng phân bố mẫu theo độ tuổi .....................................................................44
Bảng 3.5 Bảng phân bố mẫu theo thu nhập hàng tháng ................................................44
Bảng 3.6: Bảng kết quả phân tích độ tin cậy thang đo “Bảo vệ môi trường” ...............45
Bảng 3.7: Bảng kết quả phân tích độ tin cậy thang đo “Bảo vệ tài nguyên du lịch” ....46
Bảng 3.8: Bảng kết quả phân tích độ tin cậy thang đo “Đầu tư xây dựng và phát triển
cở sở vật chất - hạ tầng” ................................................................................47
Bảng 3.9: Bảng kết quả phân tích độ tin cậy thang đo “Giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn
xã hội”............................................................................................................48
Bảng 3.10: Bảng kết quả phân tích độ tin cậy thang đo “Sự tham gia đầu tư kinh doanh
du lịch” ..........................................................................................................48
Bảng 3.11: Bảng kết quả phân tích độ tin cậy thang đo “Ý thức tham gia của cộng
đồng trong phát triển du lịch” ........................................................................49
Bảng 3.12: Bảng kết quả phân tích độ tin cậy thang đo “Mức độ sẵn sàng tham gia vào
chương trình phát triển du lịch biển đảo” ......................................................50
Bảng 3.13: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo..................................51
Bảng 3.14 Bảng kết quả KMO and Barttlet cho các biến độc lập ............................... 53
Bảng 3.15 Bảng phương sai trích khi phân tích nhân tố Total Variance Explained
(Phương sai trích) cho các biến độc lập ........................................................53
Bảng 3.16: Bảng kết quả Rotated Component Matrix cho các biến độc lập ................54
Bảng 3.17 Bảng kết quả KMO and Barttlet cho các biến sau khi loại các biến độc lập ....... 55
Bảng 3.18 Bảng phương sai trích khi phân tích nhân tố Total Variance Explained
(Phương sai trích) sau khi loại các biến độc lập ............................................55
Bảng 3.19 Bảng kết quả Rotated Component Matrix cho các biến sau khi loại các biến
độc lập............................................................................................................56
Bảng 3.20 Bảng kết quả KMO and Barttlet cho biến phụ thuộc..................................57
vii
Bảng 3.21 Bảng phương sai trích khi phân tích nhân tố Total Variance Explained
(Phương sai trích) cho các biến phụ thuộc ....................................................57
Bảng 3.22 Bảng kết quả Component Matrix cho biến phụ thuộc .................................57
Bảng 3.23 Bảng các biến quan sát của mô hình nghiên cứu điều chỉnh ......................58
Bảng 3.24 Bảng kết quả phân tích hồi qui mô hình ......................................................60
Bảng 3.25 Hệ số tương quan của các điểm phân tích nhân tố biến với mức độ sẵn sàng
tham gia của cộng đồng dân cư địa phương trong phát triển du lịch biển đảo
Nha Trang - Khánh Hòa ................................................................................62
Bảng 4.1 Thống kê mô tả các nhân tố ...........................................................................65
viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
VIF
Variance Inflation Factor
Hệ số phóng đại phương sai
KMO
Kaiser - Meyer – Olkin
Chỉ số KMO
Min
Minimum
Giá trị nhỏ nhất
Max
Maximum
Giá trị lớn nhất
SD
Std.Dev
Độ lệch chuấn
EFA
Exploratory Factor Analysis
Phân tích nhân tố khám phá
WOM
Word Of Mouth
Truyền miệng
UNWTO
United National World Tourist
Tổ chức du lịch thế giới
(WTO)
Organization (World Tourist
Organization)
SPSS
Statistical Package for the Social
Sciences
Chương trình máy tính phục
vụ công tác phân tích thống kê
Văn hóa Thể thao Du lịch
VHTTDL
Cronbach’s Alpha
Hệ số tin cậy
Factor Loading
Trọng số nhân tố
Standard Error
Sai số chuẩn
Item Total Correlation
Hệ số tương quan biến tổng
Standardized Factor Loading
Trọng số nhân tố chuẩn hóa
Variance Extracted
Tổng phương sai trích
Eigenvalue
Phần biến thiên được giải
thích bởi nhân tố
Varimax
Phép xoay trực giao
1
LỜI MỞ ĐẦU
1.
Sự cần thiết của nghiên cứu
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, sự phát triển nhanh và mạnh của “Ngành
công nghiệp không khói” đã mang lại nguồn thu khá lớn cho nền kinh tế. Hơn thế,
phát triển du lịch Khánh Hòa đã và đang nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế mũi
nhọn của tỉnh, nó được ví như “con gà đẻ trứng vàng”. Khánh Hòa là một trong số ít
tỉnh phát triển du lịch nhanh và mạnh ở nước ta. Với nhiều điểm du lịch độc đáo, hấp
dẫn, Khánh Hòa đã thu hút khá đông du khách trong và ngoài nước, đem lại nguồn
ngân sách đáng kể cho việc phát triển kinh tế quốc dân tỉnh.
Nói đến Khánh Hòa là nhắc đến thương hiệu Nha Trang - thành phố biển đã nổi
tiếng từ lâu với vùng đất được thiên nhiên ưu đãi ban tặng biển xanh, cát trắng, nắng
vàng. Theo thống kê du lịch, số lượt khách đến Nha Trang vào tháng 2/2015 đạt
345.000 lượt khách (Sở VHTTDL Khánh Hòa, 2015). Một thành phố du lịch biển xinh
đẹp và thơ mộng được mệnh danh là “Lẵng hoa tươi rực rỡ đặt trên bờ biển Đông”,
Chiếc boong tàu đầy nắng” đã trở thành một danh lam thắng cảnh thu hút khá nhiều du
khách đến nơi đây. Du lịch Nha Trang ngày càng phát triển bên cạnh mang lại nhiều
lợi ích cho người dân địa phương: tạo công ăn việc làm, nâng cao ý thức, trao đổi văn
hóa, cải thiện môi trường du lịch, cải thiện điều kiện sống…, nhưng đồng thời cũng
phát sinh nhiều vấn đề cần khắc phục như: tình trạng cướp giật, trộm cắp tài sản khách
du lịch, taxi dù “chém khách”, biến động giá không kiểm soát vào mùa cao điểm, ô
nhiễm môi trường, tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá…
Để du lịch Việt Nam nói chung và Nha Trang nói riêng ngày càng phát triển,
Đảng và Nhà nước đã đưa ra một số chính sách như nâng cao năng lực quản lý, hoạch
định chiến lược phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam, chiến lược Marketing, chiến
lược phát triển nguồn nhân lực… nhưng vai trò của người dân địa phương trong phát
triển du lịch vẫn chưa thực sự được chú trọng. Nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng,
một trong những yếu tố cốt lõi của sự phát triển du lịch là sự tham gia và vai trò của
cộng đồng dân cư địa phương, vì nó là trung tâm của sự phát triển bền vững của ngành
công nghiệp du lịch (Hall và cộng sự, 2005). Nếu không có những chính sách và giải
pháp để cải thiện, nâng cao vai trò của người dân địa phương thì hình ảnh điểm đến du
lịch Nha Trang sẽ đi xuống không còn hấp dẫn khách du lịch và du lịch Nha Trang
không thể phát triển thêm nữa.
2
Các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng cộng đồng dân cư địa phương đang ngày
càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch (Hall và cộng sự, 2005). Tuy
nhiên, nhận thức và chủ động phát huy vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch
vẫn còn hạn chế ở Việt Nam nói chung và thành phố biển Nha Trang - Khánh Hòa nói
riêng. Vì vậy, là sinh viên của ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, là một người
con của tỉnh Khánh Hòa, với mong muốn nghiên cứu phát huy vai trò của cộng đồng
trong phát triển du lịch địa phương em quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu vai trò của
cộng đồng dân cư địa phương trong phát triển du lịch biển đảo Nha Trang - Khánh
Hòa” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2.
Mục tiêu nghiên cứu
2.1
Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu vai trò của cộng đồng dân cư địa
phương trong phát triển du lịch biển đảo Nha Trang - Khánh Hòa. Từ đó, giúp cho
chính quyền địa phương và các nhà quản lý du lịch hiểu rõ hơn về vai trò của cộng
đồng dân cư địa phương trong phát triển du lịch, tìm ra các chính sách và giải pháp để
phát triển và nâng cao chúng trong thời gian tới.
2.2
-
Mục tiêu cụ thể
Xác định các yếu tố cấu thành vai trò của cộng đồng dân cư địa phương trong
phát triển du lịch biển đảo Nha Trang - Khánh Hòa.
-
Đánh giá mức độ quan trọng của từng yếu tố cấu thành vai trò của cộng đồng
dân cư địa phương trong phát triển du lịch biển đảo Nha Trang - Khánh Hòa.
-
Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nâng cao vai trò của cộng đồng dân cư
địa phương trong phát triển du lịch biển đảo Nha Trang - Khánh Hòa.
3.
-
Câu hỏi nghiên cứu
Những yếu tố nào cấu thành vai trò của cộng đồng dân cư địa phương trong
phát triển du lịch biển đảo Nha Trang - Khánh Hòa.
-
Mức độ quan trọng của từng yếu tố cấu thành vai trò của cộng đồng dân cư
địa phương trong phát triển du lịch biển đảo Nha Trang - Khánh Hòa như thế nào?
-
Đâu là những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của cộng đồng dân
cư địa phương trong sự phát triển du lịch biển đảo Nha Trang - Khánh Hòa?
3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.
-
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là khung lý thuyết về vai trò của cộng đồng
dân cư địa phương trong phát triển du lịch.
-
Khách thể nghiên cứu là cộng đồng dân cư địa phương trong phạm vi thành
phố Nha Trang - Khánh Hòa.
-
Nghiên cứu tiến hành khảo sát từ ngày 03/2015 đến ngày 05/2015 trong phạm
vi thành phố Nha Trang - Khánh Hòa.
Phương pháp nghiên cứu
5.
-
Nghiên cứu sơ bộ: Nghiên cứu khám phá một số vai trò của cộng đồng dân
cư địa phương trong phát triển du lịch biển đảo Nha Trang - Khánh Hòa thông qua
bảng câu hỏi định tính.
-
Nghiên cứu chính thức: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thu thập bằng bảng câu
hỏi định lượng với thang đo Likert 5 điểm. Kết quả nghiên cứu được đưa ra với sự hỗ
trợ bằng phần mềm SPSS 16.0.
Kết cấu của luận văn
6.
Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm bốn chương như sau:
-
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về du lịch và vai trò của cộng đồng trong phát
triển du lịch
-
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu luận văn
-
Chương 3: Kết quả nghiên cứu về vai trò của cộng đồng dân cư địa phương
trong phát triển du lịch biển đảo Nha Trang - Khánh Hòa
-
Chương 4: Kết luận và kiến nghị
4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DU LỊCH VÀ VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG
TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.1.
Cơ sở lý luận liên quan đến du lịch
1.1.1
Khái niệm du lịch
Từ giữa thế kỷ 19, du lịch bắt đầu phát triển mạnh và ngày nay đã trở thành một
hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến. Nhiều nước đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của dân cư là
một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, khái niệm “Du
lịch” được hiểu rất khác nhau tại các quốc gia khác nhau và từ nhiều góc độ khác nhau
của con người.
Khái niệm chung về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối
quan hệ phát sinh từ tác động qua lại giữa khách du lịch, nhà kinh doanh, chính quyền
và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch”.
Định nghĩa của Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa, Canada diễn ra
vào tháng 6/1991: “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi
trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình), trong một khoảng thời gian ít
hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của
chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới
thăm”. Trong định nghĩa trên đã quy định rõ mấy điểm:
- Ngoài “Môi trường thường xuyên”, có nghĩa là loại trừ các chuyến đi trong
phạm vi nơi ở thường xuyên các chuyến đi có tổ chức thường xuyên hàng ngày, các
chuyến đi thường xuyên định kỳ có tổ chức phường hội giữa nơi ở và nơi làm việc và
các chuyến đi phường hội khác có tổ chức thường xuyên hằng ngày.
- “Khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định
trước” - sự quy định này nhằm loại trừ di cư trong một thời gian dài.
- “Không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới
thăm” - có nghĩa là loại trừ việc hành nghề lâu dài hoặc tạm thời.
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới WTO (World Tourist Organization): “Du lịch
bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham
quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư
giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên
5
tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ
các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi
năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư”.
Theo điều 10, luật Du lịch Việt Nam (2005): “Du lịch là các hoạt động có liên
quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp
ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí và nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian
nhất định”.
Từ những khái niệm trên, có thể rút ra các luận điểm cơ bản về du lịch như sau:
‐
Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên.
‐
Chuyến du lịch ở nơi đến mang tính tạm thời, trong một thời gian ngắn.
‐
Mục đích của chuyến du lịch là thỏa mãn nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng
hoặc kết hợp đi du lịch với giải quyết những công việc của cơ quan và nghiên cứu thị
trường, nhưng không vì mục đích định cư hoặc tìm kiếm việc làm để nhận thu nhập ở
nơi đến, nơi viếng thăm.
‐
Du lịch là thiết lập mối quan hệ giữa khách du lịch với nhà cung ứng các
dịch vụ du lịch, chính quyền địa phương và dân cư địa phương.
1.1.2
Khái niệm khách du lịch
1.1.2.1 Khái niệm khách du lịch
Theo nhà kinh tế học người Anh, ông Ogilvie cho rằng: “Khách du lịch là tất cả
những người thỏa mãn 2 điều kiện: rời khỏi nơi ở thường xuyên trong khoảng thời
gian dưới một năm và chi tiêu tiền bạc tại nơi họ đến thăm mà không kiếm tiền ở đó”.
Khái niệm này chưa hoàn chỉnh vì chưa làm rõ được mục đích của người đi du lịch,
chưa phân biệt rõ người đi du lịch và người rời khỏi nơi cư trú của mình không vì mục
đích du lịch.
Nhà xã hội học Cohen (1984) quan niệm: “Khách du lịch là một người đi tự
nguyện, mang tính nhất thời, với mong muốn được giải trí từ những điều mới lạ và sự
thay đổi thu nhận tự một chuyến đi tương đối xa và không thường xuyên”. Trường hợp
này thì phân biệt giữa khách du lịch và những người di chuyển khỏi nơi ở thường
xuyên một cách đơn thuần.
Vào đầu thế kỉ thứ XX nhà kinh tế học người Áo, Iozef Stander định nghĩa:
“Khách du lịch là hành khách xa hoa ở lại theo ý thích, ngoài nơi cư trú thường xuyên
6
để thỏa mãn những nhu cầu sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi các mục đích kinh
tế khác”.
Theo tổ chức Du lịch thế giới WTO: “Khách du lịch là những người đi khỏi nơi
cư trú của mình từ 24 giờ trở lên, không theo đuổi mục đích kinh tế và khoảng cách tối
thiểu từ nhà đến điểm đền tùy quan niêm của từng nước.”
Theo Điều 10, Luật du lịch năm 2005 của Việt Nam: “Khách du lịch là người đi
du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để
nhận thu nhập ở nơi đến”.
Từ khái niệm trên, những người sau được coi là khách du lịch:
- Những người đi du lịch rời khỏi nơi cư trú thường xuyên đến nơi khác trong
khoảng thời gian nhất định.
- Những người đi thăm viếng ngoại giao, hội họp, hội thảo, trao đổi khoa học,
công vụ, thể thao v.v…
- Những người đi du lịch kết hợp kinh doanh
- Việt kiều ở nước ngoài về thăm quê hướng và người thân
Những người sau đây không được công nhận là khách du lịch:
- Những người rời khỏi nơi cứ trú thường xuyên đến nơi khác nhằm tìm kiếm
việc làm hoặc định cư.
- Những người ở biên giới giữa hai nước thường xuyên đi lại qua biên giới.
- Những người đi học.
- Những người di cư, tị nạn.
- Những người làm việc tại các Đại sứ quán, Lãnh sự quán.
- Những người thuộc Lực lượng bảo an của Liên Hợp quốc.
1.1.2.2 Phân loại khách du lịch theo phạm vi lãnh thổ
Có rất nhiều cách phân loại khách du lịch, trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả
chỉ đề cập đến cách phân loại khách du lịch theo phạm vi lãnh thổ theo Giáo trình kinh
tế du lịch (2006), nhà xuất bản Lao động - Xã hội Hà Nội như sau:
-
Khách du lịch trong nước (khách du lịch nội địa): là bất kỳ một người nào đó
đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên của họ và trong phạm vi nước sở tại với thời
gian liên tục dưới 12 tháng và mục đích của chuyến đi là không phải đến đó để dược
nhận thù lao. Như vậy khách trong nước không bao gồm các trường hợp sau:
(a) Những người cư trú ở nước này đến một nơi khác với mục đích là cư trú ở nơi đó.
7
(b) Những người đến một nơi khác và nhận được thù lao từ nơi đó.
(c) Những người đến và làm việc tạm thời ở nơi đó.
(d) Những người đi thường xuyên hoặc theo thói quen giữa các vùng lân cận để
học tập hoặc nghiên cứu.
(e) Những người du mục và những người không cư trú cố định.
(f) Những chuyến đi diễn tập của các lực lượng vũ trang.
-
Khách du lịch quốc tế (khách nước ngoài): là bất kỳ một người nào đó đi ra
khỏi nước người đó cư trú thường xuyên và ngoài môi trường sống thường xuyên của
họ với thời gian liên tục ít hơn 12 tháng với mục đích của chuyến đi là không phải đến
đó để dược nhận thù lao, không bao gồm các trường hợp sau:
(a) Những người đến và sống ở nước này như một người cư trú thường xuyên ở
nước đó kể cả những người đi theo sống dựa vào họ.
(b) Những người công nhân cư trú ở gần biên giới nước này nhưng lại làm việc
cho một nước khác ở gần biên giới nước đó.
(c) Những nhà ngoại giao, tư vấn và các thành viên lực lượng vũ trang ở nước
khác đến theo sự phân công bao gồm cả những người ở và những người đi theo sống
dựa vào họ.
(d) Những người đi theo dạng tị nạn hoặc du mục.
(e) Những người quá cảnh mà không vào nước đó (chỉ chờ chuyển máy bay ở sân
bay) thông qua kiểm tra hộ chiếu như những hành khách transit ở lại trong thời gian rất
ngắn ở ga sân bay. Hoặc là những hành khách trên thuyền đỗ ở cảng mà không được
phép lên bờ.
1.1.3
Sản phẩm du lịch
1.1.3.1 Khái niệm sản phẩm du lịch
Theo Michael M.Coltman (1989): “Sản phẩm du lịch có thể là một món hàng cụ
thể như thức ăn hoặc một món hàng không cụ thể như chất lượng phục vụ, bầu không
khí nơi nghỉ mát”.
Theo giáo trình Marketing du lịch (2001), nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh:
“Sản phẩm du lịch là một tổng thể gồm các thành phần không đồng nhất hữu hình và
vô hình”.
Theo giáo trình Kinh tế du lịch (2006), nhà xuất bản Lao động - Xã hội Hà Nội:
“Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự
8
kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ
sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó”. Chúng
ta có thể tổng hợp các thành phần của sản phẩm du lịch theo các nhóm cơ bản sau:
- Dịch vụ vận chuyển
- Dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, đồ ăn, thức uống
- Dịch vụ tham quan, giải trí
- Hàng hóa tiêu dùng, đồ lưu niệm
- Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch
Theo Điều 4, Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Sản phẩm du lịch là tập hợp các
dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.
Từ các định nghĩa trên ta có phương trình:
Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Các dịch vụ hàng hóa du lịch
Dịch vụ hàng hóa du lịch sẽ gồm hai thành phần chính: Thứ nhất, hàng hóa hữu
hình gồm đồ dùng sinh hoạt cá nhân tại chỗ, hàng lưu niệm, những món ăn hấp dẫn
mói lạ, hàng hóa được trao đổi trên thị trường hoặc sản phẩm mang tính địa phương…
Thứ 2, hàng hóa vô hình (dịch vụ) gồm hai loại: dịch vụ cơ bản (vận tải, lưu trú, ăn
uống, tham quan, giải trí, chữa bệnh, nghỉ dưỡng…) và dịch vụ bổ sung (cắt tóc, giặt
là, cho thuê xe, lều bạc, các dụng cụ thể thao, thu đổi ngoại tệ, mua sắm… ngoài hợp
đồng cam kết). Nó cũng có thể là nơi nghỉ ngơi trong bầu không khí thân thiện, tình
cảm tại khách sạn, là sự chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên, được tận hưởng không
khí mát lạnh của vùng ôn đới.
Sản phẩm du lịch còn bao hàm “tiện nghi du lịch”. Nó là tổng thể các điều kiện
thuận lợi phục vụ cho du khách, thường là sự kết hợp giữa nhiều ngành nhiều cấp có liên
quan đến du lịch: tình hình an ninh nơi du khách đến, độ láng mịn của các tuyến đường
vận chuyển khách, phương tiện vận chuyển du lịch và hệ thống thông tin liên lạc.
1.1.3.2 Đặc trưng của sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch chủ yếu thỏa mãn nhu cầu thứ yếu cao cấp của du khách. Mặc
dù trong suốt chuyến đi họ phải thỏa mãn các nhu cầu đặc biệt. Do đó nhu cầu du lịch
chỉ được đặt ra khi người ta có thời gian nhàn rỗi, có thu nhập cao. Người ta sẽ đi du
lịch nhiều hơn nếu thu nhập tăng và ngược lại sẽ bị cắt giảm nếu thu thập bị giảm
xuống. Bốn đặc trưng của sản phẩm du lịch là:
9
- Tính vô hình: Sản phẩm du lịch về cơ bản là vô hình (không cụ thể). Thực ra nó
là một kinh nghiệm du lịch hơn là món hàng cụ thể. Mặc dù trong cấu thành sản phẩm
du lịch có hàng hóa. Tuy nhiên, sản phẩm du lịch là không cụ thể nên dễ dàng bị sao
chép, bắt chước (chương trình du lịch, cách trang trí phòng đón tiếp…). Việc làm khác
biệt hóa sản phẩm mang tính cạnh tranh khó khăn hơn trong kinh doanh hàng hóa.
- Tính không đồng nhất: Sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ, vì vậy mà khách
hàng không thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua gây khó khăn cho việc
chọn sản phẩm. Do đó vấn đề quảng cáo trong du lịch là rất quan trọng.
- Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng: Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy
ra cùng một thời gian và địa điểm sản xuất ra chúng. Do đó, không thể đưa sản phẩm
du lịch đến khách hàng mà khách hàng phải tự đến nơi sản xuất ra sản phẩm du lịch.
- Tính mau hỏng và không thể dự trữ được: Sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ
như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống… Do đó về cơ bản sản phẩm
du lịch không thể tồn kho, dự trữ được và rất dễ hỏng.
Ngoài ra sản phẩm du lịch còn có một số đặc điểm khác:
- Sản phẩm du lịch do nhiều nhà cung ứng: Các nhà cung ứng đảm bảo cung cấp
những yếu tố đầu vào để các nhà kinh doanh du lịch liên kết các dịch vụ mang tính
đơn lẻ từng nhà cung ứng thành dịch vụ hoàn chỉnh và làm tăng giá trị sử dụng của các
dịch vụ. Đồng thời, để tạo các dịch vụ hoàn chỉnh, chất lượng các nhà kinh doanh cần
liên kết với nhiều nhà cung ứng khác nhau để giảm bớt các rủi ro cạnh tranh.
- Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch mang tính thời vụ: việc tiêu dùng sản phẩm
thường không xảy ra đều đặn, mà chỉ có thể tập trung vào những thời gian nhất định
trong ngày (đối với sản phẩm của bộ phận nhà hàng), trong tuần đối với sản phẩm có
thể loại du lịch cuối tuần), trong năm (đối với sản phẩm của một số loại hình du lịch
như du lịch biển, du lịch nghỉ núi…). Vì vậy, hoạt động kinh doanh du lịch và sản
phẩm du lịch mang tính thời vụ.
- Sản phẩm du lịch nằm ở xa nơi cư trú của khách du lịch: Việc tiêu dùng sản
phẩm du lịch xảy ra cùng một thời gian và địa điểm sản xuất ra chúng, chúng không
thể dịch chuyển được. Trên thực tế, không thể đưa sản phẩm du lịch đến nơi có khách
du lịch mà bắt buộc khách du lịch phải đến với nơi có sản phẩm du lịch để thỏa mãn
nhu cầu của mình thông qua việc tiêu dùng sản phẩm du lịch.
10
1.1.4
Phát triển du lịch
Phát triển du lịch là sự đáp ứng đầy đủ nhất, tiện nghi nhất các nhu cầu của khách
du lịch, tạo sức hút du khách đến vùng, điểm du lịch ngày nay đồng thời bảo vệ và
nâng cao chất lượng cho tương lai. Nó được định ra để hướng việc quản lý toàn bộ các
tài nguyên, các điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái và các điều kiện kinh tế, xã
hội, văn hóa kèm theo, theo cách mà chúng ta có thể thỏa mãn về nhu cầu kinh tế, xã
hội và thẩm mỹ, đồng thời duy trì tính trọn vẹn về văn hóa, các quá trình sinh thái chủ
yếu, sự đa dạng sinh học và các hệ thống duy trì nuôi dưỡng hệ thống.
Theo Phan Xuân Hòa (2011), “Các giải pháp phát triển ngành du lịch Khánh
Hòa đến năm 2020”, phát triển du lịch là sự phát triển về quy mô, số lượng, năng lực
kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, số cơ sở lưu trú, số phòng,..; kết
hợp với sự tăng trưởng về doanh thu, số lượng khách du lịch đến lưu trú kể cả trong
nước và quốc tế của ngành du lịch. Đồng thời chất lượng các dịch vụ về lưu trú, lữ
hành,… ngày càng được nâng cao, hoàn thiện; các sản phẩm du lịch, các loại hình du
lịch ngày càng được đa dạng hóa, cơ cấu dịch vụ du lịch tăng lên chiếm tỷ trọng cao
trong tổng cơ cấu kinh tế chung của tỉnh… Ngoài ra, còn giải quyết việc làm… Nói
tóm lại, hoạt động phát triển du lịch ngày càng hiệu quả.
Phát triển du lịch được Tổ chức Du lịch thế giới (United National World Tourist
Organization, viết tắt là UNWTO) định nghĩa như sau: “Sự phát triển bền vững của
ngành du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và của địa phương du lịch, đồng
thời bảo vệ và thúc đẩy cơ hội phát triển cho tương lai. Sự quản lý của ngành phải cân
bằng và đáp ứng được nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ mà vẫn duy trì được các giá
trị của sinh thái, văn hóa và môi sinh”.
1.2.
Cộng đồng dân cư địa phương và vai trò đối với phát triển du lịch
1.2.1.
Khái niệm cộng đồng dân cư địa phương
Trong đời sống xã hội, khái niệm cộng đồng thường được dùng để chỉ nhiều đối
tượng có những đặc điểm tương đối khác nhau về qui mô và đặc tính xã hội. Ý nghĩa
rộng nhất của cộng đồng là tập hợp người với các liên minh rộng lớn như toàn thế giới
(cộng đồng thế giới), một châu lục (cộng đồng Châu Âu…), một khu vực (cộng đồng
Đông Nam Á…). Cộng đồng còn được áp dụng để chỉ một kiểu xã hội, căn cứ vào
những đặc tính tương đồng về sắc tộc, chủng tộc hay tôn giáo. Nhỏ hơn nữa, cộng
đồng được dùng khi gọi tên các đơn vị làng, bản, xã, huyện… Trong các chương trình
11
phát triển có sự tham gia của cộng đồng, khái niệm này được hiểu trên phạm vi hẹp
hơn. Cộng đồng là những nhóm người được tập hợp dưới nhiều hình thức khác nhau
như theo lứa tuổi, nghề nghiệp, huyết thống, khu vực địa lý, tổ chức đoàn thể, sở thích.
Sự hình thành cộng đồng thường dựa vào các yếu tố: lãnh thổ, kinh tế và văn
hóa. Khái niệm cộng đồng bao gồm các yếu tố: tương quan cá nhân mật thiết với
những người khác; có sự liên hệ tình cảm; có sự tự nguyện hy sinh đối với những giá
trị được tập thể coi là cao cả; có ý thức đoàn kết mọi thành viên trong tập thể. Cộng
đồng là một tập thể người định cư trên lãnh thổ nhất định. Họ có hoạt động kinh tế để
đảm bảo về mặt vật chất và tạo nên sự gắn kết cộng đồng. Đây là nhân tố quan trọng
giúp cho một cộng đồng phát triển vững mạnh. Mỗi cộng đồng có những nét văn hóa
đặc trưng riêng, được hình thành trong quá trình phát triển của cộng đồng đó. Đó là
phong tục tập quán, các quy ước, tín ngưỡng tôn giáo…được lưu truyền từ đời này
sang đời khác.
Hầu hết nghiên cứu trước nói về “cộng đồng” như một đơn vị không gian nhỏ,
cấu trúc xã hội đồng nhất với mức độ chia sẻ và lợi ích chung (Agrawal và Gibson,
1999; Olsder và Vander Donk, 2006). Scherl và Edwards (2007) mô tả các cộng đồng
địa phương là nhóm người với một bản sắc chung và những người có thể được tham
gia vào một loạt các khía cạnh liên quan của đời sống. Họ cũng lưu ý rằng cộng đồng
địa phương thường có quyền liên quan đến khu vực và tài nguyên thiên nhiên, mối
quan hệ mạnh mẽ về văn hóa, xã hội, kinh tế và tinh thần. Theo Aref và cộng sự
(2010), một cộng đồng dùng để chỉ một nhóm các cá nhân sinh sống hoặc làm việc
trong khu vực địa lý cùng với một số chia sẻ về văn hóa hoặc lợi ích chung.
Trong du lịch, cộng đồng thường được xác định theo phân bố địa lý. Theo
Sproule (1996) thì “Cộng đồng là một nhóm người, thường sống trên cùng một khu
vực địa lý, nhận biết bản thân họ thuộc cùng một nhóm. Các thành viên trong một
cộng đồng thường có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân. Tất cả họ có thể thuộc về
cùng một nhóm tôn giáo, chính trị, tầng lớp hoặc đẳng cấp”. Ngoài những đặc điểm
chung, cộng đồng là một thực thể phức tạp và không đồng nhất. Trong cùng một cộng
đồng, có người giàu và người nghèo, người mới nhập cư và những cư dân bản địa,
người có nhiều đất đai và người không có đất. Sự phân hóa trong cộng đồng dẫn đến
mức độ tham gia và hưởng lợi khác nhau của thành viên trong một cộng đồng trong
12
các chương trình, dự án phát triển cộng đồng, do đó ẩn chứa những xung đột xảy ra
trong cộng đồng.
Khi nói đến cộng đồng trong du lịch tại Việt Nam, người ta thường nghĩ ngay
đến cộng đồng địa phương ở nông thôn, ở những vùng cao (cộng đồng người dân tộc)
mà quên rằng ở thành thị cũng có những cộng đồng với những giá trị và bản sắc riêng
của họ (cộng đồng thị dân, cộng đồng người Hoa ở các “khu phố Tàu”). Do đó, chúng
ta cần có cách tiếp cận khác hơn để thấy rõ được nhiệm vụ và vai trò của những cộng
đồng ở những nơi là điểm đến du lịch.
1.2.2.
Vai trò của cộng đồng địa phương đối với phát triển du lịch
Ở các nước đang phát triển, sự tham gia của cộng đồng địa phương trong quá
trình ra các quyết định liên quan đến phát triển du lịch thường bị thiếu và không được
chú trọng nhiều; hoặc trong quá trình ra quyết định luôn bị hạn chế hoặc đôi khi bị
thiệt thòi (Dola và Mijan, 2006). Như Glasson, Godfrey và Goodey (1995, tr.7) lập
luận: “Du lịch có sức chứa những hạt giống hủy diệt của riêng nó: Du lịch có thể giết
chết du lịch, phá hủy môi trường sống, môi trường tự nhiên một cách trầm trọng, làm
giảm sự thu hút đối với du khách khi tìm đến một địa điểm tham quan để trải nghiệm”.
Ý thức được tầm quan trọng và mối quan hệ giữa phát triển du lịch và cộng đồng địa
phương, nhiều quốc gia đã đưa ra các chiến lược phát triển du lịch liên quan đến cộng
đồng dân cư. Đặc biệt là vai trò của cộng đồng dân cư địa phương trong phát triển du
lịch đã được chú trọng. Rõ ràng, du lịch bền vững có thể làm giảm tác động xấu đến
môi trường bằng cách tăng cường khả năng quản lý bằng cách thực hiện các chương
trình giáo dục, đào tạo và phát triển bởi hệ thống giám sát (Fennell, 1999).
1.2.2.1 Bảo vệ môi trường
Theo nghiên cứu của Choise (2005) cho biết: “Cho đến cuối năm 1970, tại nhiều
khu vực, du lịch được coi là “một con ngỗng vàng”, “một ngành công nghiệp không
khói” gặt hái được nhiều lợi ích với ít nguồn lực tài chính và gây thiệt hại không đáng
kể về xã hội con người và thiên nhiên. Tuy nhiên, nghiên cứu hàng năm cho thấy vấn
đề môi trường đã gây áp lực lên ngành công nghiệp du lịch. Chính phủ phải xây dựng
lại khuôn khổ phát triển du lịch để đáp ứng các nhu cầu của các tiêu chuẩn bảo vệ môi
trường trong khi vẫn duy trì một mức độ tối ưu các lợi ích kinh tế xã hội”. Chính phủ,
các nhà phát triển và cộng đồng dân cư địa phương đã bỏ qua tầm quan trọng của môi
trường xung quanh và chỉ có nguyện vọng duy nhất để tối đa hóa tăng trưởng kinh tế.
13
Các mô hình tăng trưởng trong phát triển du lịch cho thấy rằng sự phát triển của chính
nó là không bền vững với môi trường, cũng không hiệu quả kinh tế (Inskeep, 1991).
Các quy định thích hợp và sự tuân thủ cần được thực hiện để hỗ trợ các hoạt động liên
quan về bảo vệ môi trường (Sirakaya, 1997; Fennell, 1999).
Theo Hongshu và Min Tong (2009), sự phát triển của ngành du lịch cần phải dựa
trên sự trong lành của bầu trời, nước và núi, cũng như bảo vệ môi trường. Cộng đồng
dân cư cần hiểu đúng vấn đề môi trường, xây dựng nhận thức về môi trường tốt và giữ
văn minh hành vi môi trường để hiến thân mình vào kiểm soát ô nhiễm môi trường và
nâng cao môi trường sinh thái. Tàn phá môi trường không chỉ gây ô nhiễm mà còn gây
khó khăn trong việc bảo vệ đa dạng sinh học. Vì vậy, chính phủ nên tích cực truyền bá
và áp dụng năng lượng mới để bảo vệ môi trường, chẳng hạn như khí sinh học, năng
lượng mặt trời, điện, than bánh, xây dựng nhà máy xử lý nước thải cho cộng đồng…
để hình thành phong cách sống bảo vệ môi trường.
1.2.2.2 Bảo vệ tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là điểm thu hút chính của du khách, vì đó là nguồn tài nguyên
có giá trị, vì vậy cần được bảo vệ và gìn giữ (Stabler, 1997). Khi một điểm đến trở nên
phổ biến mà không cần bất kỳ quy hoạch trước hoặc chuẩn bị, sự phát triển nhanh
chóng đó gây ra tiêu cực xã hội, tác động đến môi trường nhân văn (Choise, 2005).
Theo một bài báo của Liên Hợp Quốc cho biết, du lịch dựa vào cộng đồng bền vững
giúp tăng cường “kiến thức địa phương, sự tham gia của cộng đồng, hỗ trợ, giúp duy
trì văn hóa địa phương và tài nguyên thiên nhiên” (UN, 2001, p.10).
Theo Hongshu và Min Tong (2009), mặc dù sự phát triển du lịch đã mang lại lợi
ích kinh tế cho điểm đến du lịch, nhưng nó đã gây ảnh hưởng lớn đến tài nguyên du
lịch của địa phương, chẳng hạn như quá nhiều cảnh quan nhân tạo, phá hủy những tài
nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn tại địa phương. Theo các tổ chức có liên quan
điều tra trên 100% thiên nhiên dự trữ trên cấp tỉnh, đã có 22% thiên nhiên dự trữ gây
hủy hoại môi trường vì sự phát triển du lịch sinh thái và 11% trong số đó đã xuất hiện
suy thoái tài nguyên du lịch.
Hiện nay do việc phát triển du lịch một cách ồ ạt, đôi khi tự phát, thiếu một kế
hoạch mang tính chiến lược dài hơi, cùng với việc cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu đồng
bộ trong một sợi dây liên hoàn, công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch còn
mang tính thời vụ, thiếu chuyên nghiệp. Đội ngũ hướng dẫn viên còn thiếu và yếu về
14
chất…dẫn đến nhiều giá trị văn hóa quý báu bị sai lạc, bóp méo, thậm chí mất dần.
Nói như tác giả Trương Hồng Tú, đó là “nguy cơ một “cái chết” văn hóa” và trách
nhiệm đó “thuộc về những người quản lý và khai thác du lịch”. Trong bài Nguy cơ một
“cái chết” văn hóa, tác giả Trương Hồng Tú cũng khẳng định: “Khi những vẻ đẹp văn
hóa độc đáo, bản sắc của một làng, một bản, một cộng đồng nhỏ hay một vùng bị chết
sẽ dẫn đến “cái chết” của một nền văn hóa đa sắc tộc” (“Nguy cơ một “cái chết” văn
hóa” - Tuanvietnam.net, 24/07/2011). Điều đó ta có thể nhìn thấy ở bất cứ đâu mà du
lịch phát triển một cách ồ ạt, thiếu tính bền vững.
Chính vì vậy tài nguyên du lịch cần được cộng đồng dân cư tham gia bảo vệ, duy
trì và phát triển.
1.2.2.3 Đầu tư xây dựng và phát triển cở sở vật chất - hạ tầng
Cơ sở hạ tầng bao gồm phương tiện truy cập, bảo trì các nguồn tài nguyên thiên
nhiên và xây dựng các bộ phận của môi trường xây dựng, cung cấp các cơ sở du lịch
và giải trí cũng như cung cấp các cơ sở hạ tầng cơ bản (khí, nước, thoát nước,…)
(Middleton, 1998, tr. 98).
Cơ sở hạ tầng là một nhân tố trung tâm góp phần làm tăng cơ hội phát triển du
lịch và phát triển các doanh nghiệp du lịch nhỏ (Goeldner và cộng sự, 2000; Lener và
Haber, 2000). Cơ sở hạ tầng là quan trọng cho sự phát triển du lịch trong khu vực,
nhưng không được cung cấp đầy đủ, hoặc không gì cả, bởi khu vực tư nhân có mức độ
công cộng cao (Biehl, 1991, tr. 9).
Cơ sở hạ tầng phát triển làm tăng năng suất của đầu tư tư nhân và sản lượng
trong khu vực (Hakfoort, 1996; Johansson và Wigren, 1996). Như vậy cơ sở hạ tầng
có thể được sử dụng như một yếu tố đầu vào phát triển các doanh nghiệp nhỏ và các
điểm đến du lịch. Theo đó, các giả định cơ bản để tạo ra nhu cầu mới và đạt được các
mục tiêu đầy tham vọng để phát triển du lịch tự nhiên là phải thực hiện đầu tư cơ sở hạ
tầng du lịch tự nhiên trong quá trình phát triển du lịch. Cộng đồng dân cư tham gia vào
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và tham gia vào quá trình ra quyết định trong phát triển
du lịch phải được cung cấp đồng thời (Dola và Mijan, 2006).
1.2.2.4 Giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội
Cộng đồng dân cư địa phương phải giữ nếp sống văn minh, nhận thức tốt về môi
trường văn hóa, xã hội - chính trị (Sharpley, 1997). Phát triển du lịch ngày càng mạnh
mang lại hiệu quả xã hội không mong muốn như gia tăng nạn mại dâm, cờ bạc, sự ồn