Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Vai trò của cộng đồng dân cư trong việc hạn chế và khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề tại tỉnh Nam Định (Nghiên cứu trường hợp huyện Ý Yên)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 98 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------

VŨ THỊ HỒNG LOAN

VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ TRONG VIỆC
HẠN CHẾ VÀ KHẮC PHỤC Ô NHIÊM MÔI TRƢỜNG
LÀNG NGHỀ TẠI TỈNH NAM ĐỊNH
(NGHIÊN CỨU LÀNG NGHỀ HUYỆN Ý YÊN)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC QUẢN LÝ

Hà Nội, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------

VŨ THỊ HỒNG LOAN

VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ TRONG VIỆC
HẠN CHẾ VÀ KHẮC PHỤC Ô NHIÊM MÔI TRƢỜNG
LÀNG NGHỀ TẠI TỈNH NAM ĐỊNH
(NGHIÊN CỨU LÀNG NGHỀ HUYỆN Ý YÊN)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC QUẢN LÝ
MÃ SỐ: ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Xuân Hằng

Hà Nội, 2015


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Tên đề tài ............................................................................................................1
2. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
3. Lịch sử nghiên cứu .............................................................................................2
4. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................6
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................................6
6. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................6
7. Mẫu khảo sát ......................................................................................................7
8. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................7
9. Giả thuyết nghiên cứu .......................................................................................7
10. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................7
11. Dự kiến kết quả thu đƣợc................................................................................9
PHẦN 2. NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬN VĂN ...............................................10
CHƢƠNG 1.Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CỘNG
ĐỒNG TRONG VIỆC HẠN CHẾ VÀ KHẮC PHỤC Ô NHIỄM MÔI
TRƢỜNG LÀNG NGHỀ........................................................................................10
1.1. Ô nhiễm môi trƣờng và các khái niệm liên quan.......................................10
1.1.1. Khái niệm ô nhiễm môi trường ................................................................10
1.1.2. Các dạng ô nhiễm môi trường .................................................................15
1.2 Làng nghề và ô nhiễm môi trƣờng ...............................................................19
1.2.1 Khái niệm làng nghề..................................................................................19
1.2.2 Đặctrưng của làng nghề .............................................................................22

1.2.3 Phương thức sản xuất tại làng nghề và ảnh hưởng của nó đến môi trường
............................................................................................................................23
1.3. Cộng đồng dân cƣ nhân tố quan trọng trong hoạt động hạn chế và khắc
phục ô nhiễm môi trƣờng làng nghề ..................................................................27
1.3.1. Khái niệm cộng đồng dân cư ....................................................................27
1.3.2. Vai trò của làng nghề đối với sự phát triển kinh tế, đời sống của cộng
đồng dân cư ........................................................................................................29


1.3.3. Vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề và sức khỏe cộng động ...............31
1.3.4. Trách nhiệm, mức độ tham gia bảo vệ môi trường làng nghề của cộng
đồng dân cư, chính quyền địa phương, ..............................................................32
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG LÀNG NGHỀ VÀ
HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ
HUYỆN Ý YÊN, NAM ĐỊNH ................................................................................38
2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Ý Yên ......................................................38
2.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội và lịch sử phát triển làng nghề huyện Ý Yên .38
2.1.2 Đặc điểm sản xuất, vị trí địa lý, quy mô của các làng nghề huyện Ý Yên40
2.1.3 Ảnh hưởng của làng nghề đến sự phát triển kinh tế, xã hội đến cộng đồng
dân cư huyện Ý Yên ...........................................................................................41
2.2. Phƣơng thức sản xuất và nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng làng nghề
huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định..............................................................................43
2.2.1 Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường làng nghề thủ công mỹ nghệ
Mây tre đan (gọi tắt Làng nghề Mây, tre, đan) từ phân tích quy trình sản xuất và
báo cáo của chính quyền địa phương xã Yên Tiến, huyện Ý Yên. ....................43
2.2.2. Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường làng nghề Đúc, dát đồng, cơ khí
(làng nghề Đúc đồng) từ phân tích quy trình sản xuất và báo cáo của chính
quyền địa phương xã Yên Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, ..........................46
2.2.3. Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường làng nghề đồ gỗ từ phân tích
quy trình sản xuất và báo cáo của chính quyền địa phương xã Yên Ninh, huyện

Ý Yên, tỉnh Nam Định, ......................................................................................49
2.3.Vai trò, mức độ tham gia hoạt động hạn chế và khắc phục ô nhiễm môi
trƣờng làng nghề của cộng đồng dân cƣ huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, ........52
2.3.1. Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường làng nghề qua kết quả khảo sát ý
kiến của cộng đồng dân cư huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định,................................52
2.3.2. Ảnh hưởng ô nhiễm môi trường tại làng nghề huyện Ý Yên đến sức khỏe
và đời sống của cộng đồng dân cư, ....................................................................55
2.3.3. Mức độ tham giacủa cộng đồng dân cư trong hoạt động hạn chế và khắc
phục ô nhiễm môi trường làng nghề...................................................................59
2.3.4. Chính sách, hoạt động và sự quan tâm của chính quyền địa phương đến ô
nhiễm môi trường làng nghề huyện Ý Yên ........................................................62


CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA
CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ CHỦ YẾU LÀ GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ, TỔ CHỨC
CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI THÔNG QUA TẦN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ THAM
GIA, TỔ CHỨC HỌAT ĐỘNG HẠN CHẾ VÀ KHẮC PHỤC Ô NHIỄM MÔI
TRƢỜNG LÀNG NGHỀ TẠI HUYỆN Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH ................68
3.1. Một số nhân tố trong làng nghề là nguyên nhân tác động đến mức độ
tham gia của cộng đồng trong hoạt động bảo vệ môi trƣờng làng nghề tại
huyện Ý Yên .........................................................................................................68
3.2. Định hƣớng, thay đổi nhận thức, quan điểm của cộng đồng dân cƣ trong
mối quan hệ làng xóm với cơ sở sản xuất. .........................................................70
3.3. Nhóm giải pháp tham gia bảo vệ môi trƣờng của các tổ chức chính trị xã hội .....................................................................................................................71
3.4. Nhóm giải pháp tham gia của dòng họ trong việc bảo vệ môi trƣờng làng
nghề .......................................................................................................................73
3.5.Một số khuyến nghị về công tác quản lý ô nhiễm môi trƣờng làng nghề
huyện Ý Yên .........................................................................................................74
KẾT LUẬN ..............................................................................................................76
1. Đóng góp của luận văn ....................................................................................76

2.Hạn chế của Luận văn ......................................................................................78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................79
PHỤ LỤC .................................................................................................................82


DANH MỤC SƠ ĐỒ
S ơ đ ồ 1.1. Sự tương tác giữa các thành phần trong môi trường ...............................12

Sơ đồ 2.1. Quy trình sản xuất Mây, tre, đan và ô nhiễm môi trường........................44
Sơ đồ 2.2. Quy trình sản xuất Đúc đồng và ô nhiễm môi trường .............................47
Sơ đồ 2.3. Vòng tròn tác động giữa con người và ô nhiễm môi trường ..................55

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Danh sách làng nghề huyện Ý Yên ..........................................................39
Bảng 2.2. Danh sách số lượng cơ sở sản xuất nghề huyện Ý Yên............................40
Bảng 2.3. Cơ cấu lao động huyện Ý Yên phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2008 2011 ...........................................................................................................................42
Bảng 2.4. Tỉ lệ lực lượng lao động nông thôn huyện Ý Yên phân theo ngành kinh tế
giai đoạn 2008 - 2011 ................................................................................................42
Bảng 2.5.Bảng phân loại máy móc, công cụ dùng trong quy trình sản xuất ............50
đồ Gỗ, mộc ................................................................................................................50
Bảng 2.6. Giới hạn âm cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư (theo mức
âm tương đương) – dBA (Để đo mức âm tổng hợp ở nhiều tần số khác nhau người
ta sử dụng đơn vị dB tương ứng với đặc tính tần số tương đối A, kí hiệu chung là
dBA) ..........................................................................................................................50
Bảng 2.7. Hệ số ô nhiễm bụi trong công nghệ sản xuất gỗ gia dụng ........................51
Bảng 2.8. Khối lượng chất thải của một xưởng sản xuất gỗ mộc có quy mô vừa ....51
Bảng 2.9. Ý kiến nhận xét mức độ ô nhiễm môi trường làng nghề của cộng đồng
dân cư ........................................................................................................................53
Bảng 2.10. Mối quan hệ giữa làng nghề với các dạng ô nhiễm môi trường qua ý
kiến của cộng đồng dân cư ........................................................................................53

Bảng 2.11. Một số nhóm bệnh đặc trưngtại làng nghề .............................................56


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu lao động theo ngành huyện Ý Yên ...........................................43
Biểu đồ 2.2. Nhận xét mức độ ô nhiễm môi trường làng nghề của cộng đồng
dân cư .......................................................................................................................58
Biểu đồ 2.3. Mức độ tương quan giữa dạng ô nhiễm môi trường và làng nghề qua ý
kiến của cộng đồng dân cư ........................................................................................54
Biểu đồ 2.4. Ba biểu đồ thể hiện mối liên hệ giữa loại làng nghề và nhóm bệnh ....57

DANH MỤC HỘP

Hộp 2.1. Một số chính sách để xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường tại làng nghề Mây,
tre, đan xã Yên Tiến ..................................................................................................66
Hộp2.2. Ý kiến nhận xét, đánh giá của chính quyền địa phương xã Yên Xá về phản
ứng của cộng đồng dân cư và hiện trạng xử lý nước thải của làng nghề đúc đồng ..66
Hộp 2.3. Ý kiến đánh giá, nhận xét của chính quyền địa phương xã Yên Ninh về
thực trạng, nguyên nhân và chính sách quản lý ô nhiễm môi trường làng nghề Gỗ,
mộc ............................................................................................................................67


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tên đề tài
Vai trò của cộng đồng dân cƣ trong việc hạn chế và khắc phục ô nhiễm
môi trƣờng làng nghề tỉnh Nam Định (Nghiên cứu trƣờng hợp làng nghề huyện
Ý Yên)
2. Lý do chọn đề tài
- Tính cấp thiết của đề tài:
Chính sách đổi mới của kinh tế, định hướng phát triển làng nghề tại vùng nông

thôn đã mang lại cho luồng sinh khí mới cho các ngành nghề thủ công – truyền
thống tại Việt Nam. Trong 10 năm trở lại đây, làng nghề phát triển nhanh chóng cả
về số lượng và quy mô, tính đến năm 2013 cả nước có khoảng 1500 làng nghề, làng
nghề này được phân bố đều ở cả 3 miền, tại Đồng bằng Sông Hồng có khoảng 800
làng nghề, phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Hà Tây có 280 làng nghề, Thái Bình có 187
làng nghề, Bắc Ninh có 59 làng nghề, Hải Dương có 65 làng nghề, Nam Định có 90
làng nghề, Thanh Hóa có 127 làng nghề. Số lao động làm nông nghiệp trong các
làng nghề chiêm một tỉ lệ thấp dưới 30% tổng số lao động tại làng nghề. Như vậy
phát triển làng nghề kéo theo sự phát triển, thay da đổi thịt kinh tế nông thôn là một
định hướng đúng, nhưng một sự phát triển cần phải cân đối trong quy hoạch và
quản lý chặt chẽ ngay từ phía nhà nước, thì mới tạo nên sự chắc chắn và bền vững.
Tuy nhiên hiện nay trong hệ thống quản lý làng nghề Việt Nam đang có sự chồng
chéo, không đồng nhất cụ thể: Chính phủ quy định Bộ NN&PTNT quản lý các hộ,
cá nhân; Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý chất thải; Bộ Công thương quản lý
DN ở nông thôn, nhưng mỗi tỉnh lại phân công khác nhau dẫn đến phân tán, chồng
chéo (27 tỉnh, thành phân cho sở NN&PTNT, 22 tỉnh, thành là sở Công thương, còn
lại là thuộc các sở KH&ĐT, LĐTB&XH, liên minh HTX)…điều này khiến hiệu
quả hoạt động kinh doanh và bảo vệ môi trường của các làng nghề chưa cao.
Nguyên nhân tiếp theo khiến cho môi trường làng nghề bị ô nhiễm đó là do sự
phát triển bộc phát, sản xuất nhỏ lẻ theo hình thức thủ công truyền thống là chính,
việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải rất khó thực hiện do kinh phí quá lớn
so với doanh thu của mỗi xưởng sản xuất, nên chất thải làng nghề không qua quá
trình xử lý đã trở thành nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh
hưởng đến cuộc sống, sức khỏe của cộng đồng dân cư làng nghề và vùng phụ cận.

1


Mặc dù chính quyền địa phương cũng đã dùng nhiều biện pháp để giải quyết tình
trạng ô nhiễm môi trường, nhưng do đặc thù sản xuất hộ gia đình phân tán nên việc

quản lý chất thải của xưởng sản xuất rất khó. Hiện nay gần như dân cư làng nghề
vẫn có thái độ coi trọng vấn đề kinh tế hơn là quan tâm tới hậu quả của việc xả thải
ra môi trường. Theo Tôi đây là nguyên nhân chính khiến vấn đề ô nhiễm môi
trường làng nghề ngày càng trở nên nghiêm trọng. Và để cải thiện môi trường làng
nghề, bên cạnh sự quan tâm của chính quyền địa phương, thì cộng đồng dân cư tại
làng nghề và chủ mỗi xưởng sản xuất cần phải nhận thức được tác động động tiêu
cực mà ô nhiễm môi trường mang tới, và cùng chung tay vào hoạt động hạn chế và
khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề. Đây là lý do Tôi chọn đề tài “ Vai trò của
cộng đồng dân cư trong việc hạn chế và khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề
tỉnh Nam Định (nghiên cứu trường hợp huyện Ý Yên).
- Đóng góp lý luận: Với đề tài nghiên cứu này, tôi mong muốn đóng góp thêm
vào hệ thống phương pháp giải quyết ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường
làng nghề nói riêng theo hướng tiếp cận đưa ra những giải pháp nhằm thay đổi thái
độ và tạo điều kiện để cộng đồng dân cư tích cực, tự giác tham gia hoạt động hạn
chế và khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề.
- Đóng góp cho hoạt động thực tiễn: Qua việc nghiên cứu thực trạng ô nhiễm
môi trường làng nghề huyện Ý Yên, Nam Định, Tác giả muốn thông qua những số
liệu thống kê nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm môi trường làng nghề, nhận thức bảo
vệ môi trường của người dân làng nghề hiện nay, giúp nhà nghiên cứu, nhà quản lý,
cộng đồng dân cư có cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn về vai trò của các tổ chức
chính trị - xã hội, dòng họ, cá nhân, gia đình trong việc giảm tác hại của ô nhiễm
môi trường làng nghề đến đời sống, sức khỏe của người dân.
3. Lịch sử nghiên cứu
Ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường làng nghề nói riêng là vấn
đề được xã hội và nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Quan tâm đến vấn đề môi trường làng nghề có:
- Sách “Làng nghề Việt Nam và môi trường”, tác giả Đặng Thị Kim Chi, NXB
Khoa học kĩ thuật, 2005, cuốn sách là công trình nghiên cứu tổng quan nhất về ô
nhiễm môi trường làng làng nghề. Tác giả đã nêu rõ từ lịch sử phát triển, phân loại,
các đặc điểm cơ bản làng nghề cũng như hiện trạng kinh tế, xã hội của các làng


2


nghề Việt Nam hiện nay. Tác giả đã phân loại các làng nghề Việt Nam thành 5
nhóm nghề chính và đưa ra hiện trạng môi trường các làng nghề. Qua đó cũng nêu
rõ các tồn tại ảnh hưởng tới phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của làng nghề,
nêu dự báo phát triển và mức độ ô nhiễm đến năm 2010, một số định hướng xây
dựng chính sách đảm bảo phát triển làng nghề bền vững và đề xuất các giải pháp cải
thiện môi trường cho từng loại hình làng nghề của Việt Nam. Tác giả đã cùng các
đồng nghiệp nghiên cứu trường hợp ô nhiễm môi trường tại 3 làng nghề ở Bắc
Ninh: Làng nghề sản xuất giấy Dương Ô, làng nghề tái chế sắt thép Đa Hội, và làng
nghề tái chế nhựa Minh Khai, tác giả đã chứng minh được nồng độ ô nhiễm bụi,
nhiệt, không khí, nước… tùy thuộc vào loại hình sản xuất của làng nghề. Và tác giả
cũng chỉ ra được tại những làng nghề ô nhiễm thì tuổi thọ trung bình của người dân
sẽ giảm hơn so với những làng nghề thuần nông khác.
- Báo cáo môi trường quốc gia: Môi trường làng nghề Việt Nam, Tổng cục mô
trường (2008). Khác với cách phân loại nhóm làng nghề của Đặng Kim Chi, trong
báo cáo đã phân loại làng nghề thành 6 nhóm làng nghề và báo cáo cũng khẳng định
được tầm quan trọng của làng nghề trong quá trình chuyển dịch cơ cấu – kinh tế
nông thôn theo hướng kinh công nghiệp hóa – hiện đại hóa và cải thiện đáng kể thu
nhập, đời sống của người dân góp phần vào xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, giải
quyết việc làm, phát triển thu nhập. Tuy nhiên một thực trạng đang tồn tại ở các
làng nghề là phát triển kinh tế không đi kèm với bảo vệ môi trường, và ô nhiễm môi
trường đang trở thành thách thức lớn đối với việc bảo vệ môi trường, phát triển bền
vững cho nông thôn. Trong chương 2, chương 3 của báo cáo, đã nêu lên hiện trạng,
nguyên nhân và cách thức xử lý ô nhiễm và ảnh hưởng của nó đến đời sống kinh tế
- xã hội của cộng đồng dân cư ( các loại bệnh phổ biến, đặc trưng cho từng loại ô
nhiễm trong mỗi làng nghề). Bên cạnh đó Báo cáo cũng nêu lên những bất cập, khó
khăn trong công tác quản lý môi trường làng nghề tại Việt Nam hiện nay, và đưa ra

các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật quản lý môi trường làng nghề; Quy
hoạch tập trung cơ sở sản xuất làng nghề. Báo cáo đã đưa ra số liệu ô nhiễm rất chi
tiết cho từng loại hình làng nghề và thể hiện được hiện trạng ô nhiễm môi trường
chung cho các làng nghề Việt Nam. Giải pháp báo cáo đưa ra cũng mang tính khái
quát cao, chung cho tất cả các làng nghề. Báo cáo đã mang đến cho tôi cái nhìn tổng

3


thể về môi trường làng nghề Việt Nam, từ đó tôi có những định hướng cụ thể hơn
cho luận văn của mình.
- Bên cạnh việc phản ánh thực trạng ô nhiễm môi trường làng nghề thì những
nghiên cứu dưới đây đã đi sâu nghiên cứu tác động của ô nhiễm môi trường làng
nghề đến cộng đồng dân cư, mà biểu hiện là các loại bệnh phổ biến trong các làng
nghề:
+ Nghiên cứu tỉ lệ dị dạng bẩm sinh của người dân ở một số làng nghề cơ khí
tỉnh Nam Định, Đỗ Đình Xuân, Tạp Chí Y học thực hành, số 5 – 2009, tr44-48. Tác
giả điều tra tỷ lệ dị dạng bẩm sinh của 10.000 người dân (5044 nữ và 4956 nam) có
độ tuổi từ 0 đến 18 tuổi tại 3 huyện đại diện cho 3 vùng địa lý của tỉnh Nam Định:
Huyện ý Yên, huyện Nam Trực, huyện Xuân Trường (5000 người dân làng nghề và
5000 người dân vùng đối chứng). Kết quả cho thấy: Tỷ lệ Dị Dạng Bẩm Sinh của
vùng làng nghề cơ khí cao hơn vùng đối chứng 4,17 lần. Đề tài nghiên cứu này đã
chứng minh được tác động âm tính, cộng đồng dân cư làng nghề cơ khí phải gánh
chịu , bằng những luận cứ xác thực. Đề tài đã đã đưa ra cảnh báo sự nguy hiểm, loại
bệnh mà người dân làng nghề cơ khí sẽ mắc phải cao. Đề tài là tiền đề cơ sở, để tác
giả triển khai, lập bảng hỏi khảo sát tác động của ô nhiễm môi trường làng nghề
huyện Ý Yên đến cộng đồng dân cư. Do đề tài tiếp cận dưới gốc độ nghiên cứu Y
học, khác với hướng tiếp giải quyết ô nhiễm môi trường làng nghề thông qua vai trò
của cộng đồng dân cư, của tác giả trong luận văn.
Hướng tiếp cận giải quyết ô nhiễm môi trường làng nghề gắn với cộng đồng dân


- B.S Bạch Quốc Khang, Bùi Xuân Toái, Nguyễn Thị Thu Quế (2005), Sổ tay
hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển làng nghề sử dụng phương pháp có sự
tham gia của cộng đồng dân cư, NXB Nông nghiệp. Nhóm tác giả đã đưa ra kinh
nghiệm của một số nước đang phát triển trong việc gắn tính cộng đồng với việc sử
dụng hình thức gây sức ép đối với nhóm gây ô nhiễm môi trường nhằm bảo vệ môi
trường bằng một số hình thức: Tác động để cộng đồng dân cư đòi đền bù ô nhiễm từ
các nhà máy gây ô nhiễm; Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường thông qua ý kiến
của cộng đồng dân cư. Hình thức này đã được một số nước Trung Quốc, Columbia,
Philipin, Malayia,.. thực hiện và mang lại hiệu quả. Tuy vậy văn hóa, đặc trưng của
làng nghề tại Việt Nam, và tại Ý Yên có ảnh hưởng rất lớn đến hành động cộng

4


đồng dân cư làng nghề, là điều mà nhóm tác giả chưa gắn với thực tiễn tại Việt
Nam, khi đưa ra các giải pháp kinh nghiệm của các nước.
- Bảo vệ ô nhiễm môi trường bằng việc giải quyết xung đột ô nhiễm môi trường
giữa các nhóm xã hội trong làng nghề
Tiếp cận giải quyết xung đột môi trường dưới góc độ lý thuyết có các tác giả:
+ Tác giả Hồ Bá Thâm với sách: Mâu thuẫn, xung đột lợi ích nhóm: Thực trạng,
xu hướng và giải pháp, 2011, đã nghiên cứu và đưa ra được những dạng xung đột
cơ bản của các nhóm xã hội trong một số lĩnh vực, tác giả cũng đưa ra cách nhận
dạng và giải quyết mâu thuẫn. Tuy nhiên nghiên cứu của tác giả mang tính chất khái
quát mà không đi sâu vào lĩnh vực mẫu thuẫn làng nghề cụ thể.
+Sách: Xã hội học môi trường, Vũ Cao Đàm, Tác giả tiếp cận xung đột môi
trường dưới góc độ xã hội học, trong tác phẩm tác giả đã đưa ra một cách khá đẩy
đủ và chi tiết cách nhận dạng và giải quyết xung đột môi trường về lý thuyết. Vì vậy
đây sẽ là cơ sở lý thuyết quan trọng để triển khai nghiên cứu vào thực tiễn
Bên cạnh đó có một số những đề tài sau đã ứng dụng giải quyết ô nhiễm môi

trường thông qua việc quản lý xung đột mâu thuẫn hoặc nhận dạng ô nhiễm môi
trườn thông qua mâu thuẫn giữa nhóm xã hội trong làng nghề.
+ Luận văn: Quản lý xung đột môi trường trong phát triển làng nghề bằng xây
dựng khu sản xuất tách biệt và lập quỹ phòng chống ô nhiễm môi trường (nghiên
cứu làng nghề Sơn Mài Hạ Thái – Hà Nội), Thân Trung Dũng, 2009. Tác giả đã tiếp
cận giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề bằng việc quản lý xung đột môi trường
của nhóm xã hội tại làng nghề và xây dựng khu sản xuất tách biệt với cộng đồng
dân cư và lập quỹ phòng chống ô nhiễm môi trường, nhưng là tiếp cận dưới góc độ
người quản lý.
+ Tính cộng đồng và xung đột môi trường tại khu vực làng nghề đồng bằng Sông
Hồng: Thực trạng và xu hướng biến đổi, Đặng Đình Long, NXB Nông Nghiệp,
2005.Tác giả đề tài đã đi đến kết luận ”chất lượng môi trường tại các làng nghề hiện
nay là rất xấu; nhận thức đối với việc bảo vệ môi trường của cộng đồng còn hạn chế;
Tâm lý phổ biến của chính quyền và cộng đồng trước thực trạng ô nhiễm là sự trông
chờ vào các cấp cao hơn, chưa có ý thức tự giác; mô hình ứng xử cơ bản của người dân
đối với vấn đề môi trường là không biết làm gì và không có những hành vi cụ thể để
bảo vệ môi trường.

5


Ngoài ra còn có nhiều những đề tài khác nhau đưa ra hướng giải quyết cho ô
nhiễm môi trường làng nghề, bằng xây dựng mô hình xử lý nước thải tập trung, công
nghệ xử lý nước thải hoặc phát triển làng nghề theo hướng du lịch. Mỗi đề tài đưa ra
một hướng giải quyết riêng cho vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề. Trong đề tài này
hướng giải quyết tôi hướng đến đó là những giải pháp có sự tham gia của cộng đồng
dân cư.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của luận văn hướng tới mục tiêu chứng minh cộng đồng dân
cư có vai trò quan trọng và là nhân tố quyết định đến sự thành công của hoạt động

hạn chế và khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trên cơ sở xem xét một số vấn về lý luận về ô nhiễm môi trường và trách
nhiệm bảo vệ môi trường của các chủ thể sinh sống trong làng nghề để tìm hiểu
thực trạng ô nhiễm môi trường làng nghề đã và đang ảnh hưởng tới đời sống của
cộng đồng dân cư tại các làng nghề huyện Ý Yên về các mặt: cuộc sống sinh hoạt
và bệnh tật mà cộng đồng dân cư mắc phải.
- Thái độ quan tâm của cộng đồng dân cư đến việc khắc phục và hạn chế ô nhiễm
môi trường làng nghề, những ý kiến, hoạt động bảo vệ môi trường họ đã tham gia
nhằm tạo sức ép với chính quyền trong việc xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề
- Tìm giải pháp để cộng đồng dân cư chứng minh vai trò của mình thông qua các
hoạt động bảo vệ môi trường thực tế.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề thì cần
sự chung tay, góp sức của chính quyền, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cộng đồng
dân cư. Tuy nhiên trong đề tài này tác giả tập trung nghiên cứu đối tượng: Vai trò
của cộng đồng dân cư trong hoạt động hạn chế và khắc phục ô nhiễm môi trường
làng nghề. Cụ thể như sau:
+ Chương 1: Tác giả đi tìm hiểu và làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến ô
nhiễm môi trường làng nghề, cộng đồng dân cư và vai trò của cộng đồng dân cư để
làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu thực tiễn tại chương 2 và chương 3 của đề tài.
+ Chương 2: Tác giả tiến hành tìm hiểu, khảo sát thực trạng ô nhiễm môi trường
làng nghề tại huyện Ý Yên, Nam Định, và ý thức, thái độ của cộng đồng dân cư

6


trong việc tham gia vào giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề huyện Ý
Yên giai đoạn 2009 – 2013.
+ Chương 3: Dựa trên những đánh giá và nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi

trường làng nghề huyện Ý Yên tại chương 2, Tác giả đưa ra một số giải giải pháp để
các tổ chức chinh trị - xã hội, dòng họ, cá nhân, gia đình thể hiện vai trò bảo vệ môi
trường làng nghề thông qua số lượng và chất lượng các hoạt động tham gia.
- Phạm vi không gian: Làng nghề huyện Ý Yên, Nam Định,
- Phạm vi thời gian: Tác giả tiến hành nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường
làng nghề huyện Ý Yên, Tỉnh Nam Định giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013.
7. Mẫu khảo sát
- Khách thể nghiên cứu: Làng nghề thuộc huyện Ý Yên, Nam Định
- Mẫu khảo sát: Tác giả chọn hoạt động sản xuất và xử lý chất thải tại một số các
làng nghề sau:
+ Làng nghề đúc đồng Tống Xá, huyện Ý Yên
+Làng nghề gỗ, mộc tại Ninh Hạ, La Xuyên, xã Yên Ninh
+ Làng nghề mây tre đan tại Cát Đằng, Đằng Chương, Thượng Thôn, xã Yên
Tiến
8. Câu hỏi nghiên cứu
-Thực trạng ô nhiễm môi trường làng nghề huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định hiện
nay như thế nào?
- Cộng đồng dân cư có vai trò như thế nào trong hoạt động hạn chế và khắc phục
ô nhiễm môi trường làng nghề huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định?
9. Giả thuyết nghiên cứu
- Thực trạng ô nhiễm môi trường làng nghề tại huyện Ý Yên, Nam Định đang rất
nghiêm trọng về nguồn nước, không khí (bụi, mùi, nhiệt) và gây ảnh hưởng tiêu cực
đến đời sống, sức khỏe của cộng đồng dân cư.
- Cộng đồng dân cư (gia đình, dòng họ, tổ chức chính trị - xã hội) là nhân tố quan
trọng chi phối, quyết định sự thành công của hoạt động bảo vệ môi trường trước
nguy cơ ô nhiễm do làng nghề gây ra.
10. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tiếp cận xã hội học
- Phương pháp thu thập thông tin


7


+ Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu: Tác giả sử dụng phương pháp phân
tích, tổng hợp tài liệu từ sách, báo, tạp chí, công trình nghiên cứu của đồng nghiệp
có nội dung liên quan đến cộng đồng dân cư, ô nhiễm môi trường làng nghề, biện
pháp khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề, xung đột lợi ích và cách giải quyết
để làm luận cứ lý thuyết cho đề tài.
Nghiên cứu phân tích tài liệu, chủ chương, chính sách, chương trình của nhà
nước, chính quyền địa phương về làng nghề, ô nhiễm môi trường làng nghề, và biện
pháp khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề từ phía chính quyền địa phương;
Báo cáo tổng kết, số liệu thống kê hiện trạng ô nhiễm môi trường làng nghề của
phòng tài nguyên môi trường Ý Yên,… Trên cơ sở những dữ liệu ấy, tác giả sẽ tiến
hành phân tích, đánh giá để hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường làng nghề tại Ý
Yên, Nam Định và mức độ tham gia của cộng đồng dân cư vào giải quyết vấn đề ô
nhiễm môi trường làng nghề trong thời gian qua như thế nào?
+ Phương pháp điều tra bảng hỏi: Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, Tác giả
tiến hành khảo sát, điều tra bằng bảng hỏi đối với cộng đồng dân cư chịu tác động
của ô nhiễm môi trường làng nghề huyện Ý Yên theo mẫu đã chọn, để tìm hiểu sự
hiểu biết của người dân về tác động ô nhiễm môi trường mà họ đang sống và ý
kiến, thái độ của họ đối với vấn đề giải quyết ô nhiễm môi trường làng nghề. Dựa
trên kết quả các bảng hỏi thu thập được tác giả tiến hành xử lý bằng SPSS, kết quả
thu được sẽ là cơ sở để tác giả đánh giá và tìm ra giải pháp để nâng cao vai trò của
cộng đồng dân cư trong việc hạn chế và khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề
tỉnh Nam Định. Tác gỉa dự kiến thực hiện 100 bảng hỏi khảo sát tại làng nghề trên
địa bàn huyện Ý Yên:
Đúc đồng – Tống Xá: 30 bảng hỏi
Mây tre đan tại Cát Đằng (15), Đằng Chương (15), Thượng Thôn (10) – Yên
Tiến => Tổng 40 bảng hỏi
Gỗ mộc tại Ninh hạ (15), La Xuyên (15) =>Tổng 30 bảng hỏi

+ Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn
trực tiếp đối với chuyên viên và trưởng phòng tài nguyên môi trường huyện Ý Yên,
cán bộ cấp xã tham gia công tác bảo vệ môi trường, và một số chuyên gia trong lĩnh
vực môi trường để biết ý kiến của họ về thực trạng nhiễm môi trường làng nghề,
hiệu quả của những biện pháp khắc phục hiện trạng ô nhiễm môi trường làng nghề

8


tại huyện Ý Yên, Nam Định hiện nay, và những đánh giá, ý kiến cá nhân của họ về
tính khả thi của một số biện pháp mà tác giả đưa ra trong đề tài.
+ Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Trong đề tài Tác giả tiến hành nghiên
cứu trường hợp 3 xã (mây, tre, đan xã Yên Tiến; đúc đồng Yên Xá; gỗ, mộc xã Yên
Ninh), có sự tập trung làng nghề và ô nhiễm môi trường tại đây đang là vấn đề nan
giải của chính quyền địa phương và người dân tại huyện Ý Yên. Trong mỗi xã Tác
giả nghiên cứu trường hợp từ 2 đến 3 làng nghề có mức độ ô nhiễm môi trường cao
để khảo sát bảng hỏi. Việc lựa chọn này sẽ dựa trên đánh giá của báo cáo thống kê
phòng Tài nguyên, môi trường huyện Ý Yên. Tác giả sẽ lựa chọn ngẫu nhiên người
dân, sống tại làng nghề đã chọn ở trên để thực hiện khảo sát bằng bảng hỏi.
=> Với những kết quả thu được từ phương pháp khảo sát bảng hỏi, phỏng vấn
chuyên gia chính là những luận cứ thực tiễn chứng minh giả thuyết của tác giả trong
đề tài.
- Công cụ xử lý bảng hỏi:
+ Tác giả sử dụng phần mền xử lý dữ liệu SPSS để xử lý bảng hỏi khảo sát cộng
đồng dân cư tại làng nghề.
+ Đối với bảng hỏi phỏng vấn chuyên gia: Do số lượng ít nên tác giả sẽ tự tổng
hợp theo phương pháp thủ công.
11. Dự kiến kết quả thu đƣợc
Luận cứ lý thuyết:
+ Các khái niệm của đề tài

+ Phân loại ô nhiễm môi trường làng nghề và ảnh hưởng của nó đến đời sống của
cộng đồng dân cư
+ Vai trò và trách nhiệm của cộng đồng dân cư đối với khắc phục và hạn chế ô
nhiễm môi trường làng nghề
Luận cứ thực tiễn
+ Những thông tin, số liệu thu thập được liên quan đến đề tài
+ Thông tin, số liệu thu thập được thông qua khảo sát thực địa bằng bảng hỏi và
phỏng vấn sâu tại làng nghề.

9


PHẦN 2. NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬN VĂN
CHƢƠNG 1. Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA
CỘNG ĐỒNG TRONG VIỆC HẠN CHẾ VÀ KHẮC PHỤC Ô NHIỄM
MÔI TRƢỜNG LÀNG NGHỀ

1.1. Ô nhiễm môi trƣờng và các khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm ô nhiễm môi trường
Kinh tế công ngiệp phát triển, đặc biệt là sự phát triển không theo quy hoạch đã
tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh, gây cản trở cho hoạt động sản xuất,
sinh hoạt của cộng đồng dân cư, lâu dài dẫn đến sự biến đổi môi trường trái đất
(biến đổi khí hậu toàn cầu). Môi trường, vấn đề ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng
của ô nhiễm môi trường đã và đang được nghe, nói đến nhiều trong các diễn đàn,
mỗi chúng ta cũng hiểu nôm na thế nào là môi trường? Đó là những gì xung quanh
chúng ta sống. Nhưng muốn có một cơ sở lý luận cho luận văn thì cách hiểu đơn
giản đó là chưa đủ, vì vậy tác giả sẽ đưa ra một cách có hệ thống kiến thức, khái
niệm về ô nhiễm môi trường dưới đây. Và sau đó sẽ chọn hoặc đưa ra một cách hiểu
làm cơ sở lý luận xuyên suốt đề tài.
Thế nào là môi trường? Môi trường được phân chia như thế nào?Vì sao lại có ô

nhiễm môi trường?,.. Đó là một trong rất nhiều câu hỏi mà tác giả đặt ra và tìm
kiếm câu trả lời trong phần này.
- Theo cách hiểu thông thường, ta có thể định nghĩa môi trường như sau: “ Môi
trường là tập hợp (aggregate) các vật thể (things), hoàn cảnh (condition) và ảnh
hưởng (influences) bao quanh một đối tượng nào đó” (The Random house College
Dictionnary – USA)
Theo cách hiểu trên, khi xem xét môi trường thì cần phải đưa ra một đối tượng cụ
thể làm trung tâm (đối tượng này có thể là vật, người, cộng đồng, hoàn cảnh, hiện
tượng,…) mà tồn tại trong khoảng không gian có chứa đựng các yếu tố tác động đến
sự tồn tại và phát triển của nó.Cách hiểu này đề cập đến mối quan hệ sự tác động
qua lại của những yếu tố trong cùng một môi trường hoặc giữa vật thể trung tâm và
những nhân tố khác xung quanh nó. Theo cách hiểu này có thể hiểu môi trường bao
gồm tất cả các loại môi trường (đất, nước, không khí) cả môi trường xã hội và nhân
văn. Đây là một điểm khác so với định nghĩa về môi trường trong Luật Bảo vệ môi

10


trường Việt Nam (2005): “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất bao
quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại phát triển của
con người và sinh vật”. “Thành phần môi trường là các yếu tố vật chất tạo thành
môi trường như: đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và
các hình thái vật chất khác”[20;3].Với việc coi con người là đối tượng trung tâm
của môi trường, và môi trường được xem như là những yếu tố bao quanh và tác
động lên con người. Định nghĩa này dễ làm cho người đọc hiểu nhầm về mối quan
hệ giữa môi trường và con người là mối quan hệ một chiều đó là con người là trung
tâm tiếp nhận những tác động từ môi trường. Nhưng trên thực tế thì quan hệ giữa
con người và môi trường là quan hệ 2 chiều, con người nhận tác động từ môi trường
và con người lại là một tác nhân tác động tới các yếu tố xung quanh trong môi
trường sống của con người.

Bách khoa toàn thư về môi trường (1994) đưa ra định nghĩa: “Môi trường là tổng
thể các thành tố sinh thái tự nhiên, xã hội - nhân văn và các điều kiện tác động trực
tiếp hoặc gián tiếp lên phát triển, lên đời sống và hoạt động của con người trong
thời gian bất kì”1. Theo định nghĩa này môi trường được phân làm 3 thành phần:
- Thành tố sinh thái tự nhiên: Có thể hiểu là những tài nguyên, yếu tố có sẵn
trong tự nhiên như: đất, nước, không khí, sinh vật, hệ sinh thái, trường vật lý,…)
- Xã hội – nhân văn: Là những yếu tố do con người tạo ra bao gồm: Dân số và
những vấn đề về dân số, chính sách, phong tục, tổ chức cộng đồng, các vấn đề về
sinh hoạt và xả thải.
- Các điều kiện tác động: Hoạt động kinh tế, hoạt động xã hội ví dụ như ( chương
trình dự án phát triển kinh tế, xây dựng, quy hoạch, đô thị hóa, các vấn đề về công
nghệ, kĩ thuật; Các dự án xã hội khắc phục, bảo vệ môi trường,…)
Sự tương tác của 3 thành tố trên tạo nên những hiệu ứng theo 2 hướng tích cực và
tiêu cực của thành phần môi trường lên nhau. Dưới đây là sơ đồ tác giả hình dung
về sự tương tác của 3 thành tố trên.

1

/>
11


Thành tố sinh thái tự nhiên

Xã hội

Các điều kiện

nhân văn


tác động

Sơ đồ 1.1. Sự tƣơng tác giữa các thành phần trong môi trƣờng
Theo sơ đồ trên thì thành tố sinh thái bao trọn 2 thành tố, mang lại những điều
kiện sống cơ bản nhất cho 2 thành tố còn lại. Hệ sinh thái tự nhiên có chức năng:
+ Cung cấp nơi sống cho con người;
+ Cung cấp năng lượng và nguyên liệu;
+Chứa đựng và tự làm sạch chất thải;
+ Lưu giữ thông tin cho hoạt động nghiên cứu khoa học.2
Mọi hoạt động của xã hội – nhân văn và các điều kiện tác động đều gây ảnh
hưởng đến thành tố sinh thái tự nhiên và chịu sự chi phối tác động của các thành tố
sinh thái tự nhiên. Suy cho cùng thì mọi bản kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội do
con người xây dựng dựa trên những điều kiện có sẵn của tự nhiên và mục đích của
những bản kế hoạch đó là tác động, cải tạo hệ sinh thái tự nhiên để phục vụ mục
đích sống cho chính con người. Tuy nhiên khai thác và sử dụng như thế nào để vừa
đáp ứng nhu cầu phát triển của con người vừa bảo vệ được hệ sinh thái tự nhiên là
những vấn đề xã hội cần nghĩ đến.
- Hình tròn màu tím, tác giả có thể hiện miền giao giữa 3 thành tố, đó chính là
vùng hoạt động phù hợp nhất cho 3 thành tố trong môi trường, tạo nên sự phát triển
bền vững cho mỗi thành tố. Nếu hoạt động của con người vượt ra ngoài ranh giới

2

Xin tham khảo ý kiến tác giả Nguyễn Đình Hòe (2007), Môi trường và phát triển bền vững, NXB Giáo dục

12


giao thoa đó, sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái tự nhiên
và cho chính cuộc sống của con người. Hay theo từ ngữ chuyên môn thì tác động

tiêu cực của con người tới hệ sinh thái tự nhiên được gọi là suy thoái và ô nhiễm
môi trường.
Theo Luật BVMT 2014 của Việt Nam thì: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi
các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn môi trường và tiêu chuẩn
môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật”[20;3].
=>Như vậy ô nhiễm môi trường chính là quá trình tích lũy các yếu tố trong môi
trường vượt quá giới hạn tự làm sạch của môi trường, gây nên những tác động tiêu
cực cho cuộc sống, sức khỏe con người và làm giảm chức năng của môi trường.
- Suy thoái môi trường: “Là sự thay đổi số lượng và chất lượng các thành phần
trong môi trường ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật”[20;3]. Đối
tượng bị ảnh hưởng trong giải thích này không bao trùm hết các thành phần trong
hệ sinh thái tự nhiên (đất, khí quyển,…)
Tiếp cận theo chức năng của môi trường thì suy thoái môi trường là sự “ giảm
khả năng đáp ứng 4 chức năng của hệ thống môi trường”, biểu hiện cụ thể:“mất an
toàn nơi cư trú; Cạn kiệt tài nguyên; ô nhiễm và suy thoái”[12;9].
Suy thoái và ô nhiễm môi trường là hai khái niệm có nhiều sự tương đồng với
nhau, vì vật nếu không hiểu sẽ nghĩ 2 khái niệm này là một. Thực chất thì suy thoái
và ô nhiễm môi trường có điểm giống nhau là cùng phản ánh sự biến đổi của môi
trường và cuộc sống sức khỏe của con người bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực. Tuy
nhiên sự khác nhau giữa chúng là ở mức độ ô nhiễm và ảnh hưởng đến con người
và thiên nhiên:
+ Ô nhiễm môi trường được xác định dựa vào bộ tiêu chuẩn môi trường mà các
cơ quan khoa học định sẵn. Chỉ cần các yếu tố trong môi trường vượt qua giới hạn
tiêu chuẩn môi trường đó thì được coi là ô nhiễm môi trường.
+ Suy thoái môi trường dường như được xác định dựa vào những hậu quả mà
chúng ta nhìn thấy được, cảm nhận được sau một thời gian dài các yếu tố tích tụ do
ô nhiễm môi trường tạo ra. (Ví dụ như suy thoái đất).
Như vậy thì suy thoái môi trường thể hiện hậu quả do hoạt động làm tổn hại đến
môi trường ở mức độ nghiêm trọng hơn so với ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên trong
đề tài này tác giả sử dụng cụm từ “ô nhiễm môi trường” trong những vấn đề chung


13


của cả 2 từ suy thoái và ô nhiễm môi trường. Trong phần thực trạng khi nói đến cấp
độ môi trường bị ảnh hưởng tiêu cực, thì tác giả sẽ phân tích theo 2 cấp độ ô nhiễm
môi trường và suy thoái môi trường, để làm rõ mức độ nghiêm trong của ô nhiễm
môi trường tại địa phương.
- Nguồn gốc của ô nhiễm môi trường đến từ:
+ Môi trường tự nhiên: Biến động bất thường của thiên nhiên: hạn hán, lũ quét,
động đất, lụt,..
+Môi trường nhân tạo:


Sử dụng và khai thác nguồn tài nguyên trong hệ sinh thái tràn lan, bừa bãi

không theo quy hoạch trong hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp,…


Hệ thống chính sách quy hoạch phát triển thị trường, kinh tế yếu kém



Tập chung phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế không chú trọng tới vấn đề

môi trường,


Vấn đề về dân số (bùng nổ dân số, nghèo đói, bất bình đẳng,..)


Từ những hoạt động vô tình hoặc cố ý của con người đã đưa vào hệ sinh thái tự
nhiên những tác nhân gây ô nhiễm thuộc nhóm chất vật lý, hóa học, sinh học
thông qua nguồn nước, không khí, vật trung gian, tích tụ lại dẫn đến ô nhiễm môi
trường.
- Giải thích một số từ ngữ dùng trong luận văn
+ Quy chuẩn môi trường: “ Là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi
trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong cacsm chất thải,
các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường”[20;3]3
+ Tiêu chuẩn môi trường: “Là những chuẩn mực, giới hạn cho phép, được quy
định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường”[20;3]. Tiêu chuẩn môi trường có liên
quan mật thiết với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Hệ thống tiêu chuẩn
môi trường là một công trình khoa học liên ngành, nó phản ánh trình độ khoa học,
công nghệ, tổ chức quản lý và tiềm lực kinh tế xã hội có tính đến dự báo phát triển.
Cơ cấu của hệ thống tiêu chuẩn môi trường gồm những 8 nhóm chính:
3

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quy chuẩn môi
trường Việt Nam, ngày tồn tại 06/09/2011

14


1, Những quy định chung
2, Tiêu chuẩn nước, bao gồm nước mặt nội địa, nước ngầm, nước biển, nước ven
biển, nước thải,…
3, Tiêu chuẩn không khí bao gồm khói bụi, khí thải,…
4, Tiêu chuẩn liên quan đến sử dụng đất canh tác, sử dụng phân bón trong sản
xuất nông nghiệp

5, Tiêu chuẩn bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ
6, Tiêu chuẩn liên quan đến nguồn gen, động thực vật, đa dạng sinh học
7, Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và các di tích lịch sử
văn hóa
8, Tiêu chuẩn liên quan đến môi trường do các hoạt động khai thác khoáng sản
trong lòng đất, ngoài biển,..4
+ Sự cố môi trường là những thiệt hại không mong đợi xảy ra bởi các quá trình
tai biến vượt quá ngưỡng an toàn của hệ thống môi trường. Quá trình tai biến là
những quá trình gây hại vận hành trong hệ thống môi trường, đó là một đặc tính vốn
có, phản ánh tính nhiễu loạn, bất ổn của bất cứ hệ thống môi trường nào. 5
+ Phát triển bền vững: Là những thế hệ hiện tại cần đáp ứng nhu cầu của mình
sao cho không làm hại đến khả năng các thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu của
họ.
1.1.2. Các dạng ô nhiễm môi trường
Trong phần trên tác giả có đề cập 3 thành tố (hệ thống) cấu tạo nên môi trường.
Vì vậy việc phân chia dạng ô nhiễm môi trường dựa vào 3 thành tố trên thì có:
+ Ô nhiễm môi trường tự nhiên: Đây là dạng ô nhiễm môi trường rất quen thuộc
với mọi người. Nó là dạng ô nhiễm mà sự tích tụ các chất độc hại trong hệ sinh thái
tự nhiên vượt quá giới hạn tiêu chuẩn môi trường gây hại cho cuộc sống của con
người và hệ sinh thái tự nhiên. Ví dụ như ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí,…
+ Ô nhiễm môi trường xã hội – nhân văn: Theo tác giả nếu đề cập đến ô nhiễm
môi trường nói chung mà chỉ nói đến khía cạnh ô nhiễm môi trường tự nhiên thì
chưa đủ, môi trường xã hội nhân văn là một trong 3 hệ cấu tạo nên môi trường, và
nó là trung tâm gây ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng từ chính những gì nó tác động
4

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ tiêu chuẩn môi trường Việt
Nam, ngày tồn tại 15/6/2014
5
Xem thêm Nguyễn Đình Hòe (2007), Môi trường và phát triển bền vững, NXB Giáo dục


15


đến môi trường (hệ sinh thái tự nhiên, môi trường xã hội, nhân văn, các điều kiện
tác động). Vì thế theo tác giả những hành vi, hoạt động trong môi trường xã hội
nhân văn theo chiều hướng tiêu cực, gây ảnh hưởng đến môi trường cũng có thể coi
là một dạng ô nhiễm môi trường. Ví dụ Hiện nay chúng ta thấy xuất hiện đến hiện
tượng suy đồi văn hóa trong xã hội, biểu hiện của vấn đề này rất đa dạng, có thể là
những hành vi sai lệch trong cách ứng xử với cộng đồng (hành vi sử dụng chất tẩy
rửa không rõ nguồn gốc đối với hàng tiêu dùng và bán cho người tiêu dùng, hay đó
là việc môt số người coi lợi ích kinh tế lên hàng đầu, vì vậy chà đạp lên những lợi
ích của cộng đồng xung quanh đó là hành vi xả nước thải công nghiệp chưa qua xử
lý ra sông của Vedan,…); Hoặc những vấn đề về phong tục sinh hoạt, xả thải không
đúng cách của người dân cũng gây tác động xấu tới môi trường,… Đối với dạng ô
nhiễm môi trường xã hội này thì hiện nay chưa có một bộ tiêu chuẩn cụ thể quy
định, mà việc xác định chúng mang tính chất định tính hoặc thông qua một số đối
tượng trung gian, thông qua hậu quả nó gây ra cho hệ sinh thái tự nhiên.
+ Sự yếu kém các điều kiện tác động: Sự thiếu quy hoạch trong xây dựng kế
hoạch phát triển kinh tế, xã hội, cách hiểu sai lầm về việc chỉ chú trọng phát triển
kinh tế xã hội, trình độ công nghệ kĩ thuật kém,… đã và đang là một dạng ô nhiễm,
một nguồn gây ô nhiễm tới môi trường.
- Phân chia theo thành phần của hệ sinh thái tự nhiên có:
+ Ô nhiễm môi trường nước:
Theo hiến chương Châu Âu về nước có định nghĩa “Ô nhiễm nước là sự biến đổi
nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy
hại cho con người, côngnghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động
vật nuôi và các loài hoang dã”
Nguồn gây ô nhiễm nước có thể do nguồn tự nhiên hoặc nhân tạo. Tuy nhiên
nguyên nhân chính gây ô nhiễm nước vẫn đến từ nguồn nhân tạo (do con người tạo

ra) và có thể phân chia nguồn nhân tạo gây ô nhiễm nước như sau:


Chất thải sinh hoạt



Từ hoạt động công nghiệp, nông - lâm – ngư nghiệp, và tiểu thủ công

nghiệp.


Rác thải y tế

16


Chất thải từ những hoạt động trên được thải trực tiếp ra môi trường nước trước
khi được xử lý, thì nó sẽ mang theo rất nhiều những tác nhân gây nên ô nhiễm
môi trường nước. Tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước có thể được phân chia
thành từng nhóm:


Các yếu tố vật lý: PH, độ màu, độ đục, chất rắn tổng số (chất rắn lơ lửng và

chất rắn hòa tan), độ dẫn điện, độ axit, độ kiềm, độ cứng.


Yếu tố hóa học: BOD, COD, NO3-, NO2-, P, CO2, SO22-, Cl-, các hợp chất


phenol, hóa chất bảo vệ thực vật, lignin, kim loại nặng.


Các yếu tố sinh học: E.Con.Coliform, Streptococus feacalis, tổng số vi khuẩn

kỵ khí và háo khí6
+ Ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi
các chất gây ô nhiễm. Có thể phân loại ô nhiễm môi trường đất theo nguồn gốc phát
sinh, hoặc theo các tác nhân gây ô nhiễm
Theo nguồn gốc phát sinh gồm: Nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc nhân tạo (do
chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp, chất thải từ hoạt
động tiểu thủ công nghiệp,…)
Theo tác nhân gây ô nhiễm có thể phân loại thành nhóm sau:


Ô nhiễm do tác nhân vật lý: Nhiệt độ (ảnh hưởng đến tốc độ phân huỷ chất

thải của vi khuẩn), chất phóng xạ (U ran, Thori, Sr90, I131, Cs13)


Ô nhiễm do tác nhân hóa học: Bao gồm phân bón N, P (dư lượng phân bón

trong đất), thuốc trừ sâu (clo hữu cơ, DDT, lindan, aldrin, photpho hữu cơ v.v.),
chất thải công nghiệp và sinh hoạt (kim loại nặng, độ kiềm, độ axit v.v...).


Ô nhiễm do tác nhân sinh học: Trực khuẩn lỵ, thương hàn, các loại ký sinh

trùng (giun, sán v.v...).7

Chất ô nhiễm vào đất qua nhiều đầu vào, nhưng đầu ra thì rất ít. Đầu vào có nhiều
vì chất ô nhiễm có thể từ trên trời rơi xuống, từ nước chảy vào, do con người trực
tiếp xả thải vào đất, mà cũng có thể không mời mà đến. Đầu ra rất ít vì nhiều chất ô
nhiễm sau khi thấm vào đất sẽ lưu lại trong đó. Hiện tượng này khác xa với hiện
6

Tài nguyên và Môi trường, Bộ tiêu chuẩn Việt Nam về
nước thải, ngày tồn tại 15/6/2014
7
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ quy chuẩn Việt Nam về
giới hạn ô nhiễm trong chất và chất thải nguy hại, ngày tồn tại 19/6/2014

17


tượng ô nhiễm nước sông, ở đây chỉ cần chất ô nhiễm ngừng xâm nhập thì khả năng
tự vận động của không khí và nước sẽ nhanh chóng tống khứ chất ô nhiễm ra khỏi
chúng. Đất không có khả năng này, nếu thành phần chất ô nhiễm quá nhiều, con
người muốn khử ô nhiễm cho đất sẽ gặp rất nhiều khó khăn và tốn nhiều công sức.
+ Ô nhiễm không khí:
Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất lạ có mặt trong không khí hay là sự
biến đổi quan trọng trong thành phần khí quyển gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
con người, sinh vật và các hệ sinh thái khác.
Cũng giống như ô nhiễm đât, ô nhiễm nước, có nhiều cách phân loại ô nhiễm không
khí theo những tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên nếu phân dạng dựa vào bản chất của
các chất gây ô nhiễm thì có thể phân thành 3 loại:
 Bản chất hóa học: Ô nhiễm khí; ô nhiễm bụi
 Bản chất lý học: Ô nhiễm nhiệt; ô nhiễm tiếng ồn; ô nhiễm phóng xạ
 Bản chất sinh học: Ô nhiễm bào tử phấn hoa, vi khuẩn vi rút gây bệnh,…
=> Ô nhiễm không khí xảy ra từ 2 nguồn đó là do hiện tượngthiên tai từ hệ sinh thái

tự nhiên (mưa bão, núi lửa, cháy rừng,…), tuy nhiên nguồn chính gây ô nhiễm
không khí vẫn đến từ con người, do hoạt động kinh tế xã hội của con người (hoạt
động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện
giao thông,…) gây nên. Nguồn ô nhiễm không khí xảy ra do quá trình đốt nhiên
liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các nhà máy vào không khí.
Hoặc do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các
đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút và
thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió.
=>Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệt điện; vật
liệu xây dựng; hoá chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực phẩm; Các xí
nghiệp cơ khí; Các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ; Giao thông vận tải; bên
cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người
Ngoài ra còn có một số cách phân loại ô nhiễm môi trường khác sau:
- Phân loại dựa vào vùng kinh tế
+ Ô nhiễm môi trường thành thị
+ Ô nhiễm môi trường nông thôn
- Phân loại dựa vào nhóm ngành kinh tế

18


×