Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.68 KB, 2 trang )
Soạn bài thực hành một số phép tu từ ngữ âm
I. Tạo nhịp điệu và âm hưởng cho câu
Bài tập 1. Gợi ý.
- Sự phối hợp nhịp ngắn và dịp dài :
Một dân tộc – đã gan góc – chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay : 3 – 3 – 11.
Dân tộc đó – phải được tự do : 3 – 4
Dân tộc đó – phải được độc lập : 3 – 4
- Sự thay đổi thanh bằng, thanh trắc cuối mỗi nhịp :
+ tộc (T), góc (T) (hai bộ phận câu này đều giống nhau, đều cân xứng với nhau).
+ đó (T), do (B)
+ đó (T), lập (T)
- Tính chất mở hay đóng của âm tiết kết thúc mỗi nhịp :
+ tộc, góc (đóng) ; nay (mở)
+ đó (đóng) ; do (mở)
+ đó (đóng) ; lập (mở)
Bài tập 2. Gợi ý
Đoạn văn có sự phối hợp vần bằng và vần trắc, tạo sự hài hòa về thanh điệu cuối mỗi nhịp và sắc thái thiêng
liêng, trang trọng cho lời văn.
Nhịp điệu phối hợp nhanh, chậm, ngắn, dài và còn do các từ phản nghĩa với nhau tạo nên (đàn ông – đàn
bà, già – trẻ, súng – gươm…) làm tăng sức thuyết phục cho lời văn.
Các cụm từ, các vế và các đoạn câu đối xứng nhau (đàn ông – đàn bà, người già – người trẻ, ai có súng
dùng súng – ai có gươm dùng gươm…) tạo nên sái thái hùng hồn cho lời văn.
Bài tập 3. Gợi ý
Nhịp điệu thay đổi tạo ra âm hưởng thích hợp để diễn tả đúng nội dung của đoạn văn nhằm ca ngợi cây tre,
hình ảnh tượng trưng cho sức mạnh, ý chí kiên cường của con người Việt Nam) :
Gậy tre – chông tre – chống lại sắt thép của quân thù : 2 – 2 – 7
Tre xung phong vào xe tăng – đại bác : 6 – 2
Tre giữ làng – giữ nước – giữ mái nhà tranh – giữ đồng lúa chín : 3 – 2- 4- 4
Tre hi sinh – để bảo vệ con người : 3 – 5
Tre – anh hùng lao động : 1 – 4
Tre – anh hùng chiến đấu: 1 – 4