ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
VƢƠNG MINH THÙY TRANG
VAI TRÒ VỐN CON NGƢỜI TRONG SINH KẾ BỀN VỮNG
ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI XÃ TẢN LĨNH,
HUYỆN BA VÌ, HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SỸ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Hà Nội - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
VƢƠNG MINH THÙY TRANG
VAI TRÒ VỐN CON NGƢỜI TRONG SINH KẾ BỀN VỮNG
ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI XÃ TẢN LĨNH,
HUYỆN BA VÌ, HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SỸ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm
Người hướng dẫn khoa học: TS Vũ Kim Chi
Hà Nội 2015
Mục lục
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................... 1
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................... 2
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 5
CHƢƠNG 1.
LÝ THUYẾT SINH KẾ VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG .......................... 7
1.1. Khái niệm sinh kế ................................................................................................... 7
1.2. Khái niệm và sự cải tiến khung sinh kế bền vững .................................................. 8
1.2.1. Tính thiết yếu phải tiếp cận sinh kế bền vững ................................................. 8
1.2.2. Khái niệm sinh kế bền vững............................................................................. 9
1.2.3. Sự cải tiến và thực tiễn hóa cách tiếp cận sinh kế bền vững .......................... 11
1.2.3.1 Quan điểm của tổ chức IDS .................................................................... 11
1.2.3.2 Quan điểm của tổ chức DFID ................................................................. 12
1.2.4. Tầm quan trọng của vốn con người ............................................................... 16
CHƢƠNG 2.
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN
NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 18
2.1. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 18
2.1.1. Số liệu và phương pháp luận nghiên cứu ....................................................... 18
2.1.2. Mối quan hệ giữa vốn con người với các nguồn vốn khác trong sinh kế địa
phương ..................................................................................................................... 20
2.1.3. Cách thức tiến hành thực địa .......................................................................... 20
2.1.4. Các phép toán phân tích kết quả .................................................................... 22
2.1.5. Các nghiên cứu liên quan đã được thực hiện ................................................. 22
2.2. Khái quát xã Tản Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội ................................................................. 31
2.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên (Vốn tự nhiên) .......................................... 31
2.2.2. Vốn xã hội ...................................................................................................... 34
2.2.3. Vốn tài chính .................................................................................................. 34
2.2.4. Vốn cơ sở hạ tầng ........................................................................................... 35
CHƢƠNG 3.
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ SINH KẾ TẠI XÃ TẢN LĨNH ............... 37
3.1. Những biểu hiện biến đổi khí hậu ......................................................................... 37
3.1.1. Nhiệt độ .......................................................................................................... 37
3.1.2. Lượng mưa ..................................................................................................... 38
3.2. Những tác động của thời tiết bất thường đến sinh kế ........................................... 39
3.2.1. Đối với cây trồng............................................................................................ 39
3.2.2. Đối với chăn nuôi ........................................................................................... 41
3.3. Đặc điểm sinh kế địa phương................................................................................ 41
3.3.1. Đa dạng sinh kế .............................................................................................. 41
3.3.2. Sự thay đổi sinh kế ......................................................................................... 42
3.3.2.1 Các loại hình sinh kế khác nhau .............................................................. 42
3.3.2.2 Sự thay đổi trong trồng trọt ..................................................................... 43
3.3.2.3 Sự thay đổi trong chăn nuôi .................................................................... 45
3.3.3. Định hướng sinh kế ........................................................................................ 46
3.3.4. Đầu ra của sinh kế .......................................................................................... 47
3.3.4.1 Thu nhập.................................................................................................. 47
3.3.4.2 Điện ......................................................................................................... 51
3.3.4.3 Nước sinh hoạt ........................................................................................ 51
3.3.4.4 Nhiên liệu đun nấu .................................................................................. 52
3.3.4.5 Trang thiết bị sinh hoạt ........................................................................... 52
CHƢƠNG 4.
VỐN CON NGƢỜI VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ................................ 54
4.1. Đặc điểm cơ bản.................................................................................................... 54
4.2. Số lượng và nhóm độ tuổi nhân khẩu lao động trong nông hộ ............................. 55
4.3. Trình độ chuyên môn kỹ thuật và nguồn thu nhập ............................................... 56
4.4. Trình độ chuyên môn của chủ hộ .......................................................................... 59
4.5. Vốn con người trong trồng trọt ............................................................................. 61
4.5.1. Nhận thức và kỹ năng sử dụng phân bón ....................................................... 61
4.5.2. Sử dụng thuốc trừ sâu, trừ cỏ ......................................................................... 63
4.5.3. Những thay đổi trong trồng trọt ..................................................................... 65
4.6. Vốn con người trong chăn nuôi ............................................................................ 66
4.6.1. Phòng trừ dịch bệnh ....................................................................................... 66
4.6.2. Xử lý phân chuồng ......................................................................................... 67
4.6.3. Những cải thiện trong chăn nuôi .................................................................... 68
4.6.4. Kinh nghiệm và kỹ năng chăn nuôi bò sữa .................................................... 69
4.6.5. Cách thức chọn bò giống, tinh phối giống ..................................................... 70
4.6.6. Tập huấn chăn nuôi bò sữa............................................................................. 71
4.6.7. Cách khắc phục những khó khăn trong chăn nuôi bò sữa ............................. 72
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 76
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 80
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Số người và nông hộ được phỏng vấn trong cuộc điều tra về nông thôn,
nông nghiệp và thủy sản (2005 và 2011).......................................................................18
Bảng 2.2: Tổng số hộ gia đình được phỏng vấn ............................................................20
Bảng 2.3: Giá trị sản xuất (nghìn đồng) của các ngành nghề tại xã Tản Lĩnh từ 2006
đến 2011 ........................................................................................................................34
Bảng 3.1: Bảng chéo cho số hộ thay đổi các loại cây trồng trong trồng trọt của 2005 2011 so với trước 2005 ..................................................................................................44
Bảng 3.2: Tỷ lệ hộ với số lượng vật nuôi trong hai thời đoạn trước 2005 và 2005 –
2011 ...............................................................................................................................46
Bảng 4.1: Số người và tỷ lệ dân thuộc các nhóm tuổi (2005 và 2011) .........................55
Bảng 4.2: Tỷ lệ hộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất và các nguồn thu nhập
(2005 và 2011) ...............................................................................................................56
Bảng 4.3: Tỷ lệ hộ (%) cho biết loại phân nào tốt cho đất và cây trồng .......................61
Bảng 4.4: Tỷ lệ hộ (%) thay đổi nhận thức về tác dụng của phân bón cho cây trồng và
đất (2005 - 2011 so với trước 2005) ..............................................................................62
Bảng 4.5: Tỷ lệ hộ (%) với kỹ năng bón phân (trước 2005 và 2005 - 2011) ................63
Bảng 4.6: Tỷ lệ hộ sử dụng thuốc trừ sâu, trừ cỏ ở mỗi vụ trong 2005 – 2011 so với
trước 2005 ......................................................................................................................64
Bảng 4.7: Tỷ lệ hộ với bốn mức độ ưu tiên nhất cho các khó khăn trong chăn nuôi bò
sữa ở hai giai đoạn (với thứ tự ưu tiên giảm dần từ 1 - 4) .............................................73
1
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Các thành phần và sự tương tác giữa chúng trong khái niệm sinh kế của con
người ................................................................................................................................8
Hình 1.2: Khung phân tích sinh kế nông thôn bền vững (Ian Scoones 1998) ..............11
Hình 1.3: Khung sinh kế bền vững (DFID 1999) ..........................................................13
Hình 2.1: Các loại vốn của sinh kế con người tại địa bàn nghiên cứu (xã Tản Lĩnh,
huyện Ba Vì, Hà Nội) ....................................................................................................20
Hình 2.2: Bản đồ hành chính huyện Ba Vì ....................................................................32
Hình 3.1: Nhiệt độ trung bình năm tại trạm Ba Vì (1970 - 2012) .................................37
Hình 3.2: Nhiệt độ trung bình các tháng mùa hè tại trạm Ba Vì ...................................38
Hình 3.3: Nhiệt độ trung bình các tháng mùa đông tại trạm Ba Vì...............................38
Hình 3.4: Lượng mưa năm tại trạm Ba Vì (1962 - 2012) .............................................39
Hình 3.5: Tỷ lệ hộ nhận định sự gia tăng các hiện tượng thời tiết bất thường (2005 2011 so với trước 2005).................................................................................................40
Hình 3.6: Tỷ lệ hộ nhận định những tác động của hiện tượng thời tiết cực đoan đối với
cây trồng (2005 - 2011 so với trước 2005) ....................................................................40
Hình 3.7: Tỷ lệ hộ nhận định những tác động của hiện tượng thời tiết cực đoan đối với
chăn nuôi (2005 - 2011 so với trước 2005) ...................................................................41
Hình 3.8: Các ngành sản xuất (2011) ............................................................................42
Hình 3.9: Các ngành sản xuất (2005) ............................................................................42
Hình 3.10: Tỷ lệ hộ thay đổi ngành nghề sản xuất (2011 và 2005) ..............................43
Hình 3.11: Tỷ lệ hộ có vật nuôi .....................................................................................45
Hình 3.12: Chiến lược sinh kế trong thời gian tới của hộ .............................................46
Hình 3.13: Thực hiện chiến lược sinh kế trong thời gian tới của hộ .............................47
Hình 3.14: Thu nhập của các hộ gia đình trong hai thời kỳ (trước 2005 và 2005 –
2011) ..............................................................................................................................48
2
Hình 3.15: Nguồn thu nhập cao trước 2005 ..................................................................49
Hình 3.16: Nguồn thu nhập cao từ 2005 đến 2011........................................................49
Hình 3.17: Nguồn thu nhập ổn định trong hai thời đoạn...............................................50
Hình 3.18: So sánh thu nhập và chi tiêu hàng tháng .....................................................51
Hình 3.19: Các loại nguồn nước trong ăn uống ............................................................51
Hình 3.20: Tỷ lệ hộ sử dụng nhiên liệu đun nấu ...........................................................52
Hình 3.21: Tỷ lệ hộ có các trang thiết bị sinh hoạt .......................................................53
Hình 4.1: Tỷ lệ hộ tương ứng với số nhân khẩu/hộ.......................................................54
Hình 4.2: Tỷ lệ hộ tương ứng số nhân khẩu/hộ trong độ tuổi lao động ........................55
Hình 4.3: Trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất - Nguồn thu nhập (2005) ...............57
Hình 4.4: Trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất - Nguồn thu nhập (2011) ...............57
Hình 4.5: Tỷ lệ hộ với trình độ chuyên môn kỹ thuật khác nhau và các nguồn thu nhập
(2005).............................................................................................................................59
Hình 4.6: Tỷ lệ hộ với trình độ chuyên môn kỹ thuật khác nhau và các nguồn thu nhập
(2011).............................................................................................................................59
Hình 4.7: Trình độ chuyên môn của chủ hộ - Nguồn thu nhập (2005) .........................60
Hình 4.8: Trình độ chuyên môn của chủ hộ - Nguồn thu nhập (2011) .........................60
Hình 4.9: Tỷ lệ hộ sử dụng các loại phân bón ở hai thời kỳ .........................................61
Hình 4.10: Kỹ năng sử dụng thuốc trừ sâu, cỏ ..............................................................64
Hình 4.11: Thay đổi trong trồng trọt từ 2005 – 2011 so với trước 2005 ......................65
Hình 4.12: Nguyên nhân của sự thay đổi trong trồng trọt .............................................66
Hình 4.13: Cách phòng trừ dịch bệnh trên vật nuôi ......................................................66
Hình 4.14: Xử lý nguồn thải trong chăn nuôi ................................................................67
Hình 4.15: Các mục đích sử dụng hầm biogas ..............................................................68
Hình 4.16: Những thay đổi trong chăn nuôi của hộ từ 2005 - 2011 so với trước 2005 68
Hình 4.17: Kinh nghiệm chăn nuôi bò sữa trong hai thời đoạn ....................................70
3
Hình 4.18: Đặc điểm thể trạng của bò ở tình trạng tốt ..................................................70
Hình 4.19: Cách thức chọn bò sữa giống tốt .................................................................71
Hình 4.20: Tập huấn chăn nuôi bò sữa ..........................................................................72
Hình 4.21: Cách khắc phục khó khăn trong chăn nuôi bò sữa ......................................72
4
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Tản Lĩnh được biết đến có nông trường quốc doanh Ba Vì từ những năm 1959,
trước bao cấp nó là nông trường tập trung, nhưng sau thời kỳ bao cấp (sau 1986) nó trở
thành Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì; chăn nuôi bò sữa theo hộ bắt đầu
từ những năm này. Tuy nhiên tại xã Tản Lĩnh có nhiều loại hình sinh kế cùng tồn tại
không chỉ sinh kế bò sữa, đặc biệt trong những năm gần đây có những chuyển đổi do
chủ trương của chính quyền địa phương hay do nông hộ tự quyết định hoặc có những
nông hộ thay đổi sinh kế do ảnh hưởng bởi các nông hộ khác. Việc chuyên môn hóa
chăn nuôi bò sữa hay đa dạng hóa sinh kế của người dân tại địa bàn nghiên cứu phụ
thuộc rất nhiều yếu tố về vốn con người, vốn tự nhiên, vốn tài chính, vốn cơ sở hạ tầng
và vốn xã hội; nên cần có những nghiên cứu cụ thể về sinh kế tại địa phương. Hơn nữa
một câu hỏi được đặt ra là trong bối cảnh biến đổi khí hậu, sinh kế của nông hộ tại xã
Tản Lĩnh nên thay đổi hay duy trì như thế nào để thích ứng biến đổi khí hậu, đem lại
cuộc sống ổn định, đảm bảo sức khỏe cho người dân và góp phần giảm thiểu biến đổi
khí hậu.
Nghiên cứu này làm rõ các loại hình sinh kế tại địa phương và vai trò vốn con
người trong sự đảm bảo sinh kế bền vững (đánh giá vai trò vốn con người trong việc
duy trì và phát triển sinh kế của các nông hộ) trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
Mặc dù những tác động của biến đổi khí hậu đối với sinh kế của người dân chưa
thật sự rõ nét, nhưng nghiên cứu này tập trung đánh giá sự ổn định sinh kế của người
dân hiện tại có khả năng thích ứng với những thiên tai bất thường, đặc biệt trong bối
cảnh biến đổi khí hậu để có thể không chỉ duy trì sinh kế trước mắt mà còn thích ứng
được những thay đổi về thời tiết hay những tác động của biến đổi khí hậu (đặc biệt
trong nông nghiệp) ở khoảng thời gian dài hơn. Sự ổn định sinh kế này hướng tới bền
vững phụ thuộc nhiều yếu tố nhưng nghiên cứu chỉ tập trung đánh giá vai trò vốn con
người. Ngoài ra sinh kế được coi là bền vững nếu nó góp phần vào giảm thiểu biến đổi
khí hậu; nghiên cứu này chỉ nhận định khía cạnh giảm thiểu bằng việc đánh giá những
tác động của sinh kế đến môi trường, cũng như đảm bảo sức khỏe cho người nông dân.
5
Mục tiêu nghiên cứu
-
Mô tả bức tranh sinh kế và tổng quan sơ lược các loại vốn tại xã Tản Lĩnh, Ba
Vì
-
Đánh giá được vai trò vốn con người trong sinh kế bền vững tại Tản Lĩnh ứng
phó biến đổi khí hậu
-
Nhận định những mặt tích cực và hạn chế thuộc vốn con người tại xã Tản Lĩnh,
Ba Vì
6
CHƢƠNG 1.
LÝ THUYẾT SINH KẾ VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG
1.1. Khái niệm sinh kế
Sinh kế được cấu thành bởi các yếu tố: con người, khả năng sinh kế, cách thức
sinh tồn trong việc tìm kiếm lương thực, thu nhập và các loại tài sản (tài sản hữu hình
và tài sản vô hình) nhằm đảm bảo sự sinh tồn hiện tại. (Robert Chambers and Gordon
R. Conway 1991)
Có ba khái niệm cần được làm rõ, đó là:
- Khả năng trong sinh kế là năng lực của người dân thuần túy có thể làm để đảm
bảo sự sinh tồn của họ, gồm:
o Nhu cầu lương thực vừa đủ
o Nhu cầu mặc vừa đủ
o Có khả năng tránh được bệnh tật hiểm nghèo mà nó có thể ảnh hưởng
đến chất lượng cuộc sống
o Có khả năng không vi phạm những vấn đề liên quan đến đạo đức vì nhu
cầu sinh tồn, không xúc phạm đến nhân phẩm của bản thân chỉ vì “miếng
cơm manh áo”
o Có khả năng tạo dựng hay duy trì những mối quan hệ xã hội khác ngoài
quan hệ ruột thịt, họ hàng
o Thuật ngữ này còn được hiểu sâu hơn về khả năng đối mặt và phục hồi
trước những “cú sốc” đối với sinh kế của người nông dân và có thể thích
ứng một cách chủ động
- Tài sản hữu hình đề cập đến nguồn lương thực, các tài sản có giá trị của bản
thân hay hộ gia đình và những khoản tiền tiết kiệm có thể được cất giữ hay bảo quản.
Đó có thể là nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất đai, nguồn nước, cây trồng, vật
nuôi, các tư liệu sản xuất khác và cả những tư liệu được dùng để phục vụ trong sinh
hoạt gia đình
- Tài sản vô hình bao gồm những nhu cầu chính đáng, thực tiễn cũng như những
đòi hỏi cho sự hỗ trợ thiết yếu về sự sinh tồn của người dân, đặc biệt khi gặp những
thảm họa hay những tác động bất lợi đối với sinh kế và cuộc sống của họ. Nó còn là
7
những cơ hội thực tế cho việc sử dụng nguồn tài nguyên, những tài sản trong gia đình,
các dịch vụ xã hội cần thiết (khám chữa bệnh, học tập,…); và những cơ hội tiếp cận
công nghệ thông tin (cụ thể là kỹ thật canh tác, sản xuất giống mới), tư liệu sản xuất,
nguồn lương thực, ngay cả loại hình sinh kế đem lại nguồn thu nhập ổn định cho họ
Ngoài khả năng sinh kế, các loại tài sản hữu hình và vô hình thì các hoạt động
thực tiễn và việc làm cụ thể trong sinh kế của người dân không thể thiếu.
Thuật ngữ khả năng sinh kế được điều chỉnh về mặt lý thuyết và được vận dụng
phù hợp với những hoàn cảnh cụ thể khác nhau cùng với những tiêu chí để đảm bảo
những phúc lợi cho người nông dân hay người nghèo tùy từng vùng hay khu vực.
Khả
năng
sinh kế
Tài sản
hữu
hình
Hoạt
động
Tài sản
vô hình
Hình 1.1: Các thành phần và sự tƣơng tác giữa
chúng trong khái niệm sinh kế của con ngƣời
1.2. Khái niệm và sự cải tiến khung sinh kế bền vững
1.2.1. Tính thiết yếu phải tiếp cận sinh kế bền vững
Thuật ngữ sinh kế bền vững được đề cập lần đầu tiên tại hội đồng Brundtland về
Môi trường và Phát triển năm 1987 (Lasse Krantz 2001).
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nếu sự phát triển chỉ chú trọng ở các khía cạnh
riêng lẻ thì chúng ta sẽ không đảm bảo sự thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Nếu sự sinh tồn của người dân nghèo thành thị hay người nông dân được đảm bảo
nhưng nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như môi trường đang dần cạn kiệt và bị hủy
hoại thì sự đảm bảo sinh tồn ấy sẽ không thể bền vững. Do đó cách tiếp cận sinh kế
8
bền vững phù hợp trong bối cảnh hiện tại, đó là giải pháp tích hợp thỏa mãn nhiều nhu
cầu:
-
Nguồn thu nhập bền vững cho người nông dân hay người dân nghèo thành thị
và những cơ hội giảm nghèo;
-
Sự phát triển kinh tế - xã hội (bao hàm nâng cao chất lượng và quy mô giáo
dục, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, các phúc lợi xã hội khác);
-
Môi trường và tài nguyên;
-
Thúc đẩy quyền và xây dựng năng lực cho các tổ chức xã hội dân sự;
-
Xóa bỏ sự phân biệt về giới cũng như nâng cao vai trò và năng lực cho người
phụ nữ, sự phát triển của trẻ em;
-
Cùng với các cơ chế chính sách, chiến lược từ bộ máy chính quyền phải được
lồng ghép để nâng cao tính hiệu quả và bền vững;
Sự tích hợp các khía cạnh này được xem xét cụ thể ở các quy mô khác nhau
(United Nation Division for Sustainable Development 1992). Đây là một mục tiêu lâu
dài cho sự phát triển bền vững của Chương trình Nghị sự 21 – hội nghị Liên Hợp Quốc
về môi trường và phát triển năm 1992.
Tiếp cận sinh kế bền vững ngày càng được quan tâm và ứng dụng bởi các tổ chức
phi lợi nhuận hay các tổ chức nghiên cứu phát triển để đảm bảo cho người dân nghèo
hay người nông dân vừa có thể đáp ứng nhu cầu sinh tồn, vừa tăng khả năng chống
chịu trước những thiên tai bất thường (Ian Scoones 1998) và (M.S. Reed et al. 2013),
mà không làm suy kiệt đến môi trường, hướng đến sinh kế cho các thế hệ tương lai và
không làm ảnh hưởng đến các loại hình sinh kế khác ở cấp độ địa phương, vùng (khu
vực) và rộng hơn là quy mô toàn cầu. Đồng thời nó là một trong những giải pháp thích
ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu. Tiếp cận sinh kế bền vững là một hướng giải quyết
cho việc giảm nghèo (Lasse Krantz 2001), đặc biệt ở khu vực nông thôn với những
người nông dân hay những người dân sống phụ thuộc trực tiếp vào các sản vật từ thiên
nhiên (United Nations 1987).
1.2.2. Khái niệm sinh kế bền vững
Sinh kế bền vững là sự tích hợp giữa ba khái niệm đơn lẻ – khả năng sinh kế, sự
công bằng và sự bền vững (Robert Chambers and Gordon R. Conway 1991):
9
- Khả năng sinh kế như đã được đề cập ở khái niệm sinh kế
- Sự công bằng (không có sự phân biệt đối xử) về thu nhập hay các cơ hội, khả
năng trong việc tiếp cận các loại hình sinh kế khác nhau của người dân nghèo hay
người nông dân thuần túy nhằm xóa bỏ sự phân biệt khoảng cách giữa giàu và nghèo
hay giữa thành thị và nông thôn, không còn sự phân biệt đối xử với những đối tượng
hay cộng đồng dân tộc ít người, không phân biệt đối xử với phụ nữ hay trẻ em.
- Sự bền vững nhấn mạnh ở hai khía cạnh: môi trường và xã hội. Sinh kế của
người dân được đảm bảo nhưng không tác động tiêu cực đến môi trường, đến nguồn
tài nguyên thiên nhiên – khía cạnh về sự bền vững môi trường. Về khía cạnh xã hội, đó
là cách ứng phó của người dân trước những “cú sốc” đối với sinh kế của họ, hơn nữa
họ nên chủ động tích cực trong việc duy trì hay tìm kiếm sinh kế phù hợp để đảm bảo
sinh kế không chỉ ở thế hệ của họ mà còn hướng đến thế hệ sau.
Sinh kế được gọi là bền vững khi nó có thể đối mặt và hồi phục từ những thảm
họa hay “cú sốc”…, có thể duy trì và cải thiện những khả năng và nguồn vốn của sinh
kế, đem đến cơ hội sinh kế cho thế hệ tương lai. Sinh kế bền vững còn có khả năng
đóng góp tổng lợi ích cho các loại hình sinh kế khác tại địa phương trong thời gian
trước mắt và lâu dài.
Quan điểm về sinh kế bền vững theo Robert Chambers và Gordon Conway
(1992) phải đạt được những tiêu chí sau:
- Ứng phó và phục hồi trước những tác động từ bên ngoài (có thể là những tác
động mạnh mẽ ảnh hưởng đến sinh kế và sự sống còn của người dân)
- Duy trì và phát triển khả năng và vốn (tài sản) của bản thân hay hộ gia đình
- Không ảnh hưởng đến sinh kế của người khác
- Tạo tiền đề cho những cơ hội phát triển sinh kế của thế hệ sau
- Đóng góp vào tổng lợi ích sinh kế ở quy mô lớn hơn trong thời gian ngắn cũng
như lâu dài
10
1.2.3. Sự cải tiến và thực tiễn hóa cách tiếp cận sinh kế bền vững
1.2.3.1 Quan điểm của tổ chức IDS
Bối cảnh, điều kiện, tác
động và xu hƣớng:
Chính sách,
Tài nguyên
sinh kế gồm
các loại vốn:
Tự nhiên,
Lịch sử,
Xã hội,
Chính trị,
Điều kiện kinh tế vĩ mô,
Thời kỳ giao thương,
Khí hậu,
Sinh thái nông nghiệp,
Chiến lƣợc sinh kế:
Thể chế
+
Tổ chức
Sinh kế bền vững hƣớng tới
sự đảm bảo:
Tăng cường, mở rộng
1.Sinh kế:
nông nghiệp
Đa dạng hóa sinh kế
Di cư
-Duy trì số lượng ngày làm
việc được tạo ra
Con người,
-Giảm nghèo
Tài chính
(kinh tế),
-Đảm bảo các phúc lợi và khả
năng
…
2.Sự bền vững:
-Tăng cường sự thích ứng sinh
kế và khả năng sức chống
chịu, giảm thiểu tính dễ bị tổn
thương
Sự khác biệt về xã hội,
Dân số
-Đảm bảo sử dụng nguồn tài
nguyên thiên nhiên bền vững
Hình 1.2: Khung phân tích sinh kế nông thôn bền vững
(Ian Scoones 1998)
Dựa trên lý thuyết sinh kế bền vững của Champers và Conway, IDS (Institute for
Development Studies at the University of Sussex, Brighton, UK) xây dựng khung sinh
kế nông thôn bền vững và có sự hiệu chỉnh phù hợp với thực tiễn và áp dụng trong
phân tích (Ian Scoones 1998) như hình 1.2.
Khung sinh kế này có thể được vận dụng để phân tích cho sinh kế bền vững ở các
cấp độ khác nhau từ quy mô cá nhân, hộ, các nhóm dân tộc cho đến các vùng, miền,
quốc gia.
Ian Scoones đã mô tả ba yếu tố quan trọng trong khung lý thuyết sinh kế bền
vững: tài nguyên sinh kế, chiến lược sinh kế và quy trình thể chế, tổ chức. Chúng được
mô tả cụ thể như sau:
- Tài nguyên sinh kế, được hiểu là những vật chất cơ bản và những tài sản hữu
hình, vô hình và tài sản xã hội được sử dụng cho sự tồn tại, được chia ra thành bốn
loại vốn:
11
o Vốn tự nhiên: tài nguyên thiên nhiên và dịch vụ môi trường
o Vốn con người: những kỹ năng, kiến thức, những khả năng thể chất cũng
như khả năng lao động và sức khỏe
o Vốn tài chính (kinh tế): tiền bạc, những khoản tiết kiệm, tín dụng và
những tài sản có giá trị kinh tế khác trong đó có cơ sở hạ tầng cơ bản,
những thiết bị hay công nghệ trong sản xuất để phục vụ sinh kế
o Vốn xã hội: bao gồm những mối quan hệ trong xã hội; mỗi cá nhân cũng
có những mạng lưới quan hệ riêng; ngoài ra nó còn thể hiện ở sự tham
gia các tổ chức, hiệp hội,…
- Chiến lược sinh kế: hiểu rõ nhân tố động lực cho các hoạt động của chiến lược
trong sinh kế, “con đường” sinh kế nên có tính bền vững trong một khoảng thời
gian dài nhất định cũng như trong một thế hệ nào đó. Sự thay đổi sinh kế tùy
thuộc vào thực trạng mỗi hộ gia đình như sự khác nhau về thu nhập, sở hữu tài
sản, giới, độ tuổi. Ngoài ra điều kiện địa phương như thực trạng chính trị - xã hội
và các tác động từ bên ngoài cũng ảnh hưởng đến loại hình sinh kế của cá nhân
hay hộ. Do đó chiến lược sinh kế khác nhau giữa các cá nhân hay các hộ gia đình.
- Thể chế và tổ chức: việc hiểu được các quá trình thể chế, tổ chức cho phép xác
định được các rào cản cũng như các cơ hội cho sinh kế bền vững, từ đó có những
can thiệp kịp thời và phù hợp cho việc định hướng đến sinh kế bền vững. Những
cách hành xử hay đường lối theo những quy chuẩn có ảnh hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp hay chúng chỉ là những quá trình trung gian nhưng có tác động tài
nguyên sinh kế, cách thức sinh kế và những kết quả hướng đến sinh kế bền vững.
1.2.3.2 Quan điểm của tổ chức DFID
Tiếp cận sinh kế cho sự phát triển của DFID (Department for International
Development) cũng dựa trên khái niệm sinh kế bền vững của Chambers và Conway
nhưng có sự điều chỉnh. Đối với nguồn vốn kinh tế được phân chia cụ thể thành vốn
tài chính và vốn hạ tầng. Vốn hạ tầng gồm cơ sở hạ tầng cơ bản cho giao thông, vận
chuyển như cầu, đường,…; bệnh viện; trường học; quản lý nước, năng lượng và truyền
thông thông tin đại chúng phục vụ những nhu cầu thiết yếu trong xã hội.
(IUCN/IISD/SEI 2003) và (Lasse Krantz 2001)
12
Mục tiêu của Tiếp cận sinh kế bền vững do DFID đưa ra là tăng tính hiệu quả
cho việc giảm nghèo bằng cách tìm kiếm hướng đi chính cho các nguyên tắc chủ đạo
và tầm nhìn tổng thể cho các chương trình hoạt động hỗ trợ nhằm đảm bảo tính phù
hợp của chúng với những vấn đề hoặc khu vực có liên quan trực tiếp đến việc cải thiện
sinh kế cho người nghèo.
DFID đã thừa kế những công việc nghiên cứu về sinh kế bền vững của IDS và đề
xuất ra khung sinh kế bền vững như Hình 1.3
Các loại tài sản trong sinh kế
Tự
nhiên
Bối cảnh dễ bị
tổn thƣơng:
Các xu hướng
Các cú sốc
Sự thay đổi có
tính chất theo mùa
Xã
hội
Hạ
tầng
Con
người
Tài
chính
Những kết quả
sinh kế mong đợi:
Sự chuyển đổi về
cấu trúc và quá
trình:
Tăng
nhập
Cấu trúc:
Giảm tính dễ bị tổn
thương
Các cấp độ thuộc
chính quyền;
Lĩnh vực tư nhân
nguồn
Tăng phúc lợi
Chiến
lƣợc
sinh kế
Quá trình
Luật; Chính sách;
Văn hóa; Thể chế
An ninh lương thực
được đảm bảo
Sử dụng tài nguyên
thiên nhiên bền
vững hơn
Hình 1.3: Khung sinh kế bền vững (DFID 1999)
Khung sinh kế bền vững đề cập đến những tình huống hay bối cảnh dễ gây tổn
thương cho sinh kế của người dân:
-
Từ các xu hướng thay đổi dân số, sử dụng và bảo tồn tài nguyên, phát triển kinh
tế, quản trị của một đất nước và công nghệ;
-
Từ các “cú sốc”: bệnh tật ở người, tai biến từ thiên nhiên, kinh tế, xung đột, mất
mùa, dịch bệnh ở gia súc, gia cầm;
-
Từ những sự thay đổi có tính chất chu kỳ theo mùa như: sản phẩm từ trồng trọt,
chăn nuôi, giá cả kèm theo, sức khỏe, các cơ hội nghề nghiệp.
13
thu
Các bối cảnh dễ gây tổn thương cho sinh kế của người dân sẽ có những tác động
cụ thể đến các nguồn vốn/ tài sản trong sinh kế của người dân. Chính những tác động
này sẽ là tác nhân để tạo ra sự điều chỉnh hay thay đổi các hiện trạng của các nguồn
vốn sinh kế. Mặt khác, những tác động từ những bối cảnh dễ bị tổn thương cũng là
nguyên nhân của sự chuyển đổi cấu trúc của bộ máy chính quyền, các hoạt động thuộc
lĩnh vực tư nhân và quá trình soạn thảo, ban hành luật, chính sách,… có liên quan.
Các loại tài sản trong sinh kế và sự chuyển đổi về cấu trúc và quá trình thuộc về
cấp độ vĩ mô liên quan đến chính quyền và chính sách có tác động qua lại. Những kết
quả sinh kế mong đợi được đề cập trong khung sinh kế bền vững có đạt được hay
không là phải có chiến lược sinh kế đi kèm cùng với sự chuyển đổi cấu trúc và các quá
trình. Những kết quả sinh kế gặt hái được sẽ củng cố thêm các nguồn vốn trong sinh
kế, khắc phục và tăng tính chống chịu trước những tình huống dễ gây tôn thương đến
cuộc sống cũng như sinh kế của người dân.
Các loại tài sản trong sinh kế (DFID 1999) được biết đến, đó là:
Vốn tự nhiên: sinh kế của người dân được đề cập trong khung sinh kế ở đây phụ
thuộc vào các loại tài nguyên thiên nhiên hay nói cách khác các hoạt động sinh kế của
họ dựa vào vốn tự nhiên (như nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, ngay cả khai
khoáng,…). Tất cả chúng ta đều đang sống trong các dịch vụ của tự nhiên hay môi
trường và mọi sản phẩm được con người tạo ra để tiêu dùng đều từ tự nhiên. Một điều
không thể phủ nhận là nếu con người nói chung và những người dân nghèo cần đảm
bảo sinh kế nói riêng sống trong môi trường khắc nghiệt như sự ô nhiễm không khí,
nguồn nước, đất đai hay các thiên tai tự nhiên,… thì đều dẫn đến sự suy giảm về chất
lượng sống của con người.
Vốn tài chính: có thể chuyển đổi sang các loại vốn còn lại, nó có thể được sử
dụng cho những thành tựu đạt được của sinh kế. Nó có những tác động nhất định (có
thể tích cực hoặc tiêu cực) trong sự vận hành các chính sách có liên quan, thể chế và
quản trị trong quá trình sử dụng các nguồn tài nguyên.
Vốn hạ tầng: đóng vai trò không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng sinh
kế của người dân, ví dụ phương tiện vận tải để vận chuyển các loại giống hay phân
bón đến các hộ gia đình trong vùng nông nghiệp hay việc điều tiết nguồn nước tưới
14
cho nông nghiệp cũng cần có những máy móc chuyên dụng. Chi phí tăng trong quá
trình sản xuất (như trang thiết bị, máy móc) hay vận chuyển đều gây ra những bất lợi
mang tính cạnh tranh trong thị trường tiêu thụ các sản phẩm từ sinh kế đem lại.
Vốn xã hội: có những sự ảnh hưởng cụ thể đối với vốn tài chính, vốn tự nhiên và
vốn hạ tầng. Vốn xã hội càng cao thì những mối quan hệ về kinh tế càng hiệu quả, thu
nhập và các khoản tiết kiệm cũng được cải thiện. Nó hỗ trợ sự quản lý các nguồn tài
nguyên một cách hiệu quả hơn cũng như duy trì cơ sở hạ tầng chung. Mạng lưới xã hội
ngày càng mở rộng thì nhu cầu tiếp cận và chia sẻ các kiến thức hay sự hiểu biết cũng
tăng, do đó vốn con người có cơ hội được củng cố. Vốn xã hội có thể được con người
sử dụng theo những cách tiêu cực hay tích cực.
Vốn con ngƣời: ở cấp độ cá thể hộ gia đình thì vốn con người được xem xét cả
về số lượng và chất lượng lao động đem lại năng suất trong sinh kế. Điều này tùy
thuộc vào số lượng nhân khẩu trong hộ gia đình, mức độ kỹ năng, khả năng lãnh đạo,
tình trạng sức khỏe.
Những nguyên tắc chủ đạo trong sinh kế bền vững được đề cập:
- Con người là trung tâm: cần hiểu sự khác nhau giữa các nhóm cộng đồng dân
nghèo, công việc với cách thức sinh kế hiện tại của họ, môi trường xã hội và những
khả năng thích ứng của họ.
- Cần phát huy sự tương tác và tham gia của người dân vì họ là người nắm giữ
sinh kế của chính họ, nên lắng nghe và quan tâm đến sự phản hồi của họ.
- Việc giảm nghèo cần đảm bảo được tính hiệu quả ở nhiều mức độ từ các hoạt
động vi mô gắn với phát triển chính sách và môi trường đến những cấu trúc và quá
trình ở mức độ vĩ mô, hỗ trợ người dân để họ tự dựa vào năng lực và những thế mạnh
của chính họ.
- Sự cộng tác trong cộng đồng và các ngành tư nhân là cần thiết.
- Sự bền vững cân bằng giữa kinh tế, thể chế, môi trường và xã hội là một vấn đề
phải được cân nhắc và quan tâm đúng mức.
- Những sự trợ giúp từ ngoài cần phải hiểu rõ sự chi phối của tự nhiên đối với
cách thức sinh kế của người dân, từ đó có cách phản ứng linh hoạt để có những thay
đổi phù hợp với hoàn cảnh của họ và sự hỗ trợ này mang ý nghĩa lâu dài (không chỉ
15
giải quyết những khó khăn trước mắt), tạo cơ hội cho người dân có thể tự ứng phó
trong tương lai.
Khung sinh kế bền vững được sử dụng linh hoạt tùy theo điều kiện và đặc điểm
địa phương, vùng, lãnh thổ, ngoài ra nó cũng được vận dụng tùy vào mục đích và mục
tiêu của từng tổ chức. Ví dụ: CARE quan tâm đến việc thực hiện khung sinh kế bền
vững ở cấp cộng đồng nhưng nhấn mạnh đến an ninh sinh kế của hộ gia đình. Đối với
UNDP và DFID, tiếp cận cộng đồng nghèo và cải thiện sinh kế của họ thông qua môi
trường chính sách, những cải cách hoặc những pháp chế kinh tế vĩ mô.
Cách tiếp cận sinh kế bền vững dựa trên tài sản vốn có và cách thức sử dụng
chúng của người dân, tiếp đến là nhận định những sự thay đổi cần thiết cho sinh kế của
họ được đảm bảo và bền vững hơn.
Những điểm tích cực của Tiếp cận sinh kế bền vững:
- Hướng đến sự phân tích tổng thể về những nguồn tài nguyên hay những loại
vốn của con người có thể có được và mối quan hệ giữa chúng; đó là vốn tự nhiên, vốn
con người, vốn xã hội, vốn hạ tầng và vốn tài chính.
- Tìm ra những nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến sự nghèo khổ ở các
mức độ khác nhau.
- Hiểu những cách thức sử dụng nguồn tài nguyên hay những loại tài sản (nguồn
vốn) khác của người nghèo để đảm bảo sinh kế.
- Cung cấp một khung lý thuyết thực tế hơn cho việc đánh giá những ảnh hưởng
đối với điều kiện sống của con người.
1.2.4. Tầm quan trọng của vốn con ngƣời
Vốn con người được nhấn mạnh trong sinh kế bền vững hướng tới sự phát triển
bền vững thuộc chương trình nghị sự 21 (United Nation Division for Sustainable
Development 1992, 14):
- Một trong những mục tiêu lâu dài trong công cuộc chống lại nghèo đói được đề
ra tại Chương trình Nghị Sự 21, đó là xây dựng những kế hoạch hay những nguồn
ngân sách cho đầu tư vốn con người, đặc biệt là những chương trình, chính sách tại
những khu vực nông thôn hay người nghèo thành thị, phụ nữ và trẻ em.
16
- Các cấp độ tổ chức từ chính quyền đến các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức
xã hội dân sự cần quan tâm cải thiện cơ sở hạ tầng, hệ thống thị trường, công nghệ, và
các khoản tín dụng và ngay cả nguồn lực con người để có thể hỗ trợ cho những người
có nguồn tài nguyên nghèo. Nhiệm vụ ưu tiên đó là sự giáo dục cơ bản và tập huấn
chuyên môn.
- Những thước đo con người (human dimensions) là những yếu tố nhất thiết để
xem xét sự hình thành các mối quan hệ chi tiết và phức tạp. Những điều này nên được
cân nhắc một cách chính đáng để đưa vào trong các chính sách thấu đáo hơn cho sự
phát triển bền vững.
Vốn con người: không chỉ phụ thuộc vào các kiến thức và kỹ năng từ sự giáo dục
chính thức mà còn qua những kinh nghiệm hay học hỏi không chính thức trong cuộc
sống (IUCN/IISD/SEI 2003, 12).
Tình trạng sức khỏe yếu hay việc thiếu trình độ giáo dục là nhân tố nòng cốt cho
thước đo của sự nghèo đói và vượt qua những điều kiện này là một trong những mục
tiêu cơ bản. Vốn con người có ý nghĩa cơ bản trong cách thức sử dụng bất kỳ nguồn
vốn nào trong bốn nguồn vốn còn lại. (DFID 1999)
Một trong những biện pháp để tăng cường năng lực vốn con người cho cộng
đồng dân nghèo, dễ bị tổn thương đó là chính họ phải sẵn sàng và có thể đầu tư vốn
con người qua việc tham gia vào các khóa học, tập huấn,... Nếu họ bị cản trở trong
việc được đào tạo thì những trợ giúp gián tiếp sẽ là rất cần thiết để tăng cường năng
lực cho chính họ. Trong nhiều trường hợp, người dân cần sự nỗ lực và sự tự đầu tư,
hơn nữa còn cần những sự hỗ trợ gián tiếp. (DFID 1999)
Cách thức sử dụng nguồn vốn tự nhiên dựa vào những kiến thức, kỹ năng thuộc
về vốn con người; cách thức sử dụng vốn tài chính dựa vào tầm nhận thức và cách
thiết lập kế hoạch cho việc sử dụng của con người dựa vào trình độ giáo dục; vốn xã
hội cũng dựa trên những kỹ năng, nhất là kỹ năng xã hội để tạo dựng mối quan hệ. Để
sử dụng vốn cơ sở vật chất hiệu quả thì cần vốn con người cần được phát huy.
17
CHƢƠNG 2.
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA
BÀN NGHIÊN CỨU
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.1.1. Số liệu và phƣơng pháp luận nghiên cứu
a. Sử dụng nguồn số liệu thứ cấp là các Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội của xã Tản Lĩnh hàng năm từ 2005 đến 2012
b. Sử dụng số liệu sơ cấp:
-
Từ điều tra cấp nông hộ thuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy
sản của Tổng cục thống kê vào năm 2005 và 2011 như Bảng 2.1
Bảng 2.1: Số ngƣời và nông hộ đƣợc phỏng vấn trong cuộc điều tra về
nông thôn, nông nghiệp và thủy sản (2005 và 2011)
-
2005
2011
Số người dân được phỏng vấn
7481
8581
Số hộ được phỏng vấn
3282
3687
Từ khảo sát cấp nông hộ (198 hộ) của dự án Tác động của biến đổi khí hậu
đến biến đổi sử dụng đất và thay đổi sinh kế cộng đồng ở đồng bằng sông
Hồng được thực hiện bởi Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Biến đổi Toàn cầu
thuộc trường Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện Dân số và các vấn đề xã hội
thuộc trường Đại học Kinh tế quốc dân trong năm 2011
-
Từ phỏng vấn trực tiếp một số hộ gia đình và các trưởng thôn ở các thôn và
cụm dân cư vào cuối năm 2013 để làm rõ các chỉ tiêu được lựa chọn có liên
quan vốn con người trong phát triển sinh kế của hộ như: kinh nghiệm và kiến
thức sản xuất với nguồn thu nhập, chi tiêu, chiến lược sinh kế của hộ
Tác giả sử dụng chọn lọc các số liệu sẵn có từ Tổng cục Thống kê và dự án của
Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Biến đổi Toàn cầu, tập trung phân tích các nhóm số
liệu được lấy theo hai mốc thời gian 2005 và 2011 như sau:
- Điều kiện sống cơ bản gồm:
o Số lượng thành viên và độ tuổi
o Loại nhà đang ở của hộ gia đình
18
o Nguồn nước sử dụng trong ăn uống
o Loại nhà vệ sinh
o Nhiên liệu đun nấu
o Những vật dụng, đồ dùng trong gia đình
o Phương tiện đi lại, vận chuyển
- Thông tin về sinh kế
o Diện tích đất canh tác - Chuyển đổi mục đích sử dụng đất canh tác
o Các loại ngành nghề và sự thay đổi các ngành nghề tại địa phương
- Những tác động từ thiên nhiên (đặc biệt là các thiên tai cực đoan, có thể từ biến
đổi khí hậu) đến các loại hình sinh kế
- Vốn con người địa phương (số liệu thống kê có sẵn và bảng hỏi của tác giả)
gồm:
o Giáo dục hay trình độ kỹ thuật chuyên môn
o Kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng sản xuất
- Thu nhập và chi tiêu (bảng hỏi của tác giả) gồm:
o Tổng thu nhập theo tháng của hộ
o Những loại nguồn thu và nguồn thu lớn nhất, nguồn thu ổn định
o Những khoản chi tiêu trong hộ gia đình
- Chiến lược sinh kế (bảng hỏi của tác giả)
c. Số lượng hộ được phỏng vấn hộ từ tác giả
- Tổng số hộ gia đình được phỏng vấn là 42 hộ thuộc 13 thôn và 2 cụm dân cư
như Bảng 2.2.
- Chọn hộ ngẫu nhiên có sự tham khảo từ các trưởng thôn (qua phỏng vấn) để lựa
chọn những hộ có khả năng đáp ứng nhu cầu nghiên cứu. Tác giả đã cố gắng khảo sát
số hộ nhiều nhất có thể để đại diện cho toàn bộ thôn của xã, từ đó có được bức tranh
tổng quát về tình hình sinh kế của địa phương. Nghiên cứu cũng tập trung khảo sát hộ
ở các thôn có đặc điểm sinh kế đa dạng và có nhiều chuyển đổi như Tam Mỹ, Hát
Giang, Ké Mới.
19