Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.63 KB, 22 trang )

Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp 1
Phần I: Mở đầu
I- Lý do chọn đề tài:

Trờng tiểu học chính là nơi có thể đáp ứng mọi nhu cầu khám phá tìm tòi về
thế giới xung quanh của học sinh vì sự giao tiếp rộng rãi, vì đời sống thiên nhiên
và trong xã hội còn biết bao nhiêu bí ẩn đối với học sinh về một xã hội ngời
rộng mở trớc học sinh. Có bạn bè thật đông vui, có bạn trai, bạn gái, học sinh
biết thêm về cô giáo, thầy giáo, bác bảo vệ.
Trờng tiểu học tuy gọi là trờng nhng không giống bất cứ trờng phổ thông
nào, nơi đây cũng có lớp, có tủ đựng đồ dùng học tập, có bàn ghế xinh xinh.
Trong giờ học các em ngồi khoanh tay lên bàn chú ý nghe cô kể chuyện giảng
bài.
Hàng ngày các em đến lớp không chỉ để ngồi nghe cô giảng bài mà còn đợc vui chơi cùng các bạn Chơi mà học, học mà chơi cô giáo sẽ dạy học sinh
quan sát, giải thích cho học sinh biết đọc, viết, làm tính, biết về những cây,
những con vật lạ, hoa, lá vv... thiên nhiên đẹp tự nó là chất dinh dỡng cho tâm
hồn học sinh càng nhìn nhiều màu sắc, càng nghe nhiều âm thanh từ cuộc sống
tự nhiên bao nhiêu thì cảm giác, tri giác của ngời học sinh càng nhạy bén và
tinh tế bấy nhiêu. Khác với học sinh cấp trên. Học sinh lớp 1 còn rất nhiều bỡ
ngỡ đối với mọi hoạt động của trờng lớp. Khả năng chú ý và hành động còn
nhiều hạn chế. Vì vậy học sinh lớp 1 cần sự quan tâm đặc biệt, sự hớng dẫn cụ
thể, chu đáo đồng đều, thờng xuyên của cô giáo (ở trờng) và cha mẹ (ở nhà)
nhằm giúp học sinh điều chỉnh cách giao tiếp bạn bè, cô giáo trong tình huống
cụ thể hàng ngày một cách tốt hơn để đạt kết quả cao trong các hoạt động. Sự
tiến bộ của học sinh là cơ sở để học sinh và yếu tố cơ bản giúp học sinh lớp 1
hoàn thiện dần về nhận thức khoa học, nghệ thuật và hình thành nhân cách cho
học sinh.
Cô giáo lớp 1 là ngời đầu tiên dẫn dắt học sinh bớc vào toà lâu đài đích
thực của khoa học, nghệ thuật và nhân cách.

1




Dạy học là quan trọng hàng đầu song dạy học sinh biết cách đọc, cách
sống (đạo đức) cũng không kém phần quan trọng. Giáo viên tiểu học, nhất là
giáo viên lớp 1 mỗi lời nói, mỗi hành động của cô dới con mắt ngây thơ đều là
thần tợng, là trí tuệ, là tâm hồn của học sinh.
Giáo viên lớp là ngời tổ chức chăm sóc giáo dục hình thành sự phát triển
nhân cách, đồng thời giáo viên lớp 1 là chịu trách nhiệm lớn về công tác tổ chức
gáo dục học sinh là đào tạo thế hệ tơng lai cho đất nớc.
Đồng thời trờng tiểu học là một trờng đặc biệt bổ sung cho gia đình. Đó là
cái nơi đầm ấm, vui tơi, hấp dẫn đối với học sinh, đó là không khí kích thích
hoạt động thoải mái mà còn bảo vệ, chăm sóc yêu thơng, vỗ về, tạo cảm giác an
toàn cho học sinh và dạy dỗ học sinh nên ngời. Đúng nh khẩu hiệu của thế giới
Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai
Đó là điều suy nghĩ của mối chúng ta.
II) Đặc điểm chung của lớp:

1) Thuận lợi: Vào đầu năm học 2002 - 2004 tôi đợc phân công chủ nhiệm
lớp 1, lớp có 24 học sinh, độ tuổi học sinh đều đúng với độ tuổi lớp 1. 100%
học sinh đợc qua lớp mẫu giáo . Nên học sinh đều ngoan có nền nếp, mạnh dạn
và hồn nhiên. Biết vâng lời ông bà, cha mẹ và cô giáo, biết đoàn kết thơng yêu
và nhờng nhịn giúp đỡ bạn.
- Tất cả học sinh đợc đến trờng học ngày 2 buổi có nhiều thời gian để cô
rèn luyện nền nếp và dạy dỗ học sinh.
- Hầu hết các bậc phụ huynh rất quan tâm đến việc học và đóng góp cho
con em mình.
- Học sinh đi học chuyên cần, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Bản thân tôi đã tốt nghiệp cao đẳng đã có 20 năm công tác cũng là 20
năm làm công tác chủ nhiệm. Vì vậy tôi đã có ít nhiều về một số kinh nghiệm
về công tác chủ nhiệm lớp 1. Có lòng yêu nghề mến học sinh và luôn luôn học

hỏi những đồng nghiệp để đa các mặt chất lợng của lớp lên cao.
- Trờng tiểu học Hoằng Trinh là trờng có chất lợng cao nên luôn luôn đợc
sự quan tâm của các cấp lãnh đạo. Phòng giáo dục và ban giám hiệu, bên địa phơng đã tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất tơng đối đầy đủ. Đặc biệt có
môi trờng cảnh quan đẹp mắt a thích...vv. Tạo điều kiện thuận lợi cho

2


trờng lớp. Lớp luôn đạt chất lợng cao về học tập, đạo đức và giáo dục học sinh
phát triển toàn diện.
2) Khó khăn:
- Tuy trờng nằm cạnh con đờng số 5 gần giữa 3 thôn Trinh Nga, Thanh
Nga, thôn Trung Hoà. Song 100% là học sinh nông thôn.
- Địa bàn học sinh Thanh Nga đến trờng xa.
- Sức khoẻ cha đồng đều.
- Kinh phí còn hạn hẹp nên lớp tôi nói riêng không tránh khỏi khó khăn
- Một số học sinh còn phát âm cha chuẩn, tính còn nhút nhát.
- Trong lớp còn một số học sinh sức khoẻ yếu nên tác phong còn chậm hay
rụt rè e sợ ví dụ nh em Trịnh Thị Hồng, Nguyễn Thị Hoa.
- Đồ dùng mua sắm phục vụ cho các môn học còn thiếu thốn nhất là về
phía học sinh, phần lớp các em thiếu bộ đồ dùng phục vụ cho môn Tiếng việt,
Toán. Do đó khi dạy hai bộ môn này giáo viên gặp nhiều khó khăn.
- Tuy phụ huynh rất quan tâm đến con em mình về việc học tập, nền nếp
song vì bận đồng ruộng...vv nên nhiều gia đình không có thời gian để ý kèm
cặp con mà phó mặc cho nhà trờng và nhất là cô giáo chủ nhiệm lớp.
Sĩ số lớp 1B 24 học sinh các em từ lớp mẫu giáo lên, việc ý thức học tập
của các em đang còn hạn chế. Đang chơi tự do , tính hiếu động nhiều, Nên ảnh
hởng đến chất lợng học tập, các hoạt động phong trào của lớp. Giáo viên trong
khâu quản lý học sinh bớc đầu để đa học sinh dần vào nền nếp là vất vả. Chính
những điều này cũng gây không ít khó khăn trong công tác giảng dạy của giáo

viên ngoài ra còn gặp khó khăn trong chơng trình thay sách lớp 1 trong giai
đoạn hiện nay. Chính vì vậy làm cho tôi băn khoăn lo lắng khi bớc vào nghiên
cứu đề tài Một số kinh nghiệp công tác chủ nhiệm lớp 1 hiện nay
Phần hai: Nội dung

Một số biện pháp giúp cho giáo viên hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm
lớp 1.
A) Những việc làm của giáo viên chủ nhiệm đối với cha mẹ học sinh và
học sinh trớc ngày lễ khai giảng năm học mới.
ở trờng tôi, nhờ có sự quan tâm và u tiên đặc biệt cho các lớp 1 đối với
chơng trình thay sách giáo khoa. Nên sắp vào năm học mới. Phòng giáo dục và
3


ban giám hiệu, cũng nh ban lãnh đạo địa phơng cho các cô đi về địa phơng để
cộng tác với giáo viên mẫu giáo để huy động, điều tra độ tuổi của học sinh 6
tuổi, làm đồ dùng dạy học.
Trớc ngày khai giảng 1 tuần Ban giám hiệu cùng các cô, học sinh dọn vệ
sinh sân trờng cũng nh lớp học sạch đẹp. Mua cho học sinh cờ vải , cờ giấy,
bóng bay và trang trí biểu ngữ.
Tập trung học sinh đến nhận cô, nhận lớp giúp ổn định tổ chức trớc cho
quen để khi khai giảng tránh tình trạng lộn xộn. Tập cho học sinh hát các bài hát
về ngày khai giảng, chào năm học mới.
I) Đối với cha mẹ học sinh:

Trớc khi gặp học sinh tôi họp cha mẹ học sinh lại, điểm danh, bớc đầu
làm quen với phụ huynh và tự giới thiệu về mình cho phụ huynh đợc biết. Sau đó
thông báo việc đóng góp chúng theo qui định của nhà nớc hoặc của địa phơng (ví
dụ: Tiền xây dựng trờng, tiền bảo việt...vv) tôi còn yêu cầu phụ huynh làm tốt
việc sau:

1) Tiếp tục chuẩn bị t thế cho học sinh: Vui vẻ, tự nguyện, cho mong
ngày đến trờng học (nhất là đối với một số học sinh có tính nhút nhát).
Mọi ngời trong gia đình coi ngày học sinh đến trờng là ngày vui của gia
đình. Vì vậy ngày khai trờng của học sinh phụ huynh phải thực hiện đúng khẩu
hiệu Toàn dân đa trẻ đến trờng nên có lời động viên khuyến khích, khen ngợi
học sinh, cho học sinh mặc quần áo đồng phục, có mũ bảy sắc cầu vòng, dép
đẹp... nhắc nhở học sinh đi học đúng giờ, không đợc để học sinh bỏ học vô lý do,
nếu cần nghỉ phải có giấy xin phép, hoặc báo cáo trực tiếp đối với giáo viên chủ
nhiệm. Vì nếu đi học không đều sẽ ảnh hởng đến việc tiếp thu bài cũng nh nền
nếp của lớp và thói quen sinh hoạt, học tập của học sinh bị yếu kém, nhất là bài
học cô dạy từ dễ đến khó, từ đơn giản, phức tập... sẽ ảnh hởng trực tiếp đến việc
giáo dục và dạy học và phát triển thành nhân cách của học sinh.
2) Cha mẹ học sinh phải chuẩn bị đầy đủ mọi đồ dụng phục vụ cho việc
học tập theo yêu cầu chung của ngành học và lớp một nói riêng.
Cụ thể tôi ghi lên bảng để phụ huynh nhớ hoặc ghi lại.
- Môn toán:

+ Sách toán
+ Bộ đồ dùng học toán
4


+ Vở bài tập toán
+ 2 vở ô ly: 1 vở để ghi bài ở lớp. 1 vở để ghi bài ở nhà
- Môn tiến việt: + Sách tiếng việt tập 1, tập 2
+ Vở tập viết (in)
+ Bộ đồ dùng học môn tiếng việt
+ 3 vở ô ly, 1 vở luyện viết ở nhà
1 vở luyện viết ở lớp
1 vở viết chính tả

- Tự nhiên xã hội: + Sách in
+ Sách bài tập
- Môn nghệ thuật: + Vở viết hát nhạc
+ Vở viết mỹ thuật
- Ngoài ra còn có những đồ dùng học tập sau:
+ Bảng đen, hộp đựng phấn, giẻ lau bảng.
+ Một hộp đứng bút gồm có 2 bút chì gọt sẵn (kỳ 2 thì bút mực) tẩy, gọt bút
chì, thớc, 10 chục que tính.
+ Một hộp bút chì màu + đất nặn.
+ Túi giấy màu + keo, hồ dán.
Đồng thời tôi nhắc nhở các vị phụ huynh phải nhất thiết học và dán nhãn vở
cho các em, để đảm bảo cho đúng yêu cầu của Vở sạch chữ đẹp của học sinh
lớp 1.
Đối với học sinh lớp 1 việc các em luôn luôn có sách vở, đồ dùng học tập
bộ môn trong các tiết học ở lớp theo đúng chơng trình thay sách là trách nhiệm
không chỉ riêng các em mà cả cha mẹ học sinh. Khi các em có thể chuẩn bị cho
mình đi học theo chơng trình thay sách thì cũng vẫn cần có sự kiểm tra trực tiếp
sách vở, đồ dùng học tập trớc khi học sinh đi học.
3) Cha mẹ HS phải đặc biệt quan tâm đến việc tự học của con ở nhà:
Bố mẹ cần phải bố trí cho con một góc học tập. Có quy định thời gian tự
học cho các em. Trong lúc con cái học cha mẹ cấm sai vặt, gây ồn ào. Nên tạo
cho trẻ có thói quen học tập, học thuộc bài, làm hết bài tập cô giáo về nhà rối
mới đi chơi.
Đối với học sinh học giỏi cha mẹ có thể khuyến khích các em làm thêm bài
tập ở sách nâng cao. Nếu cha mẹ nào cha quen cách dạy (nhất là chơng trình
5


thay sách hiện nay) thì có thể hỏi cô và cô giáo luôn sẵn sàng vui vẻ giúp đỡ hớng dẫn cho phụ huynh để gia đình kết hợp với nhà trờng dạy dỗ con em mình
ngày càng tốt hơn. Nhất là nếu học sinh gặp sự kiện gì đặc biệt cần có sự hỗ trợ

giáo dục của giáo viên. Cha mẹ học sinh nên trao đổi trực tiếp với giáo viên để
kịp thời giải quyết.
Cha mẹ học sinh nên xem sổ liên lạc của con em mình thờng xuyên. Để kịp
xử lý theo yêu cầu của giáo viên chủ nhiệm.
- Tôi đọc cho phụ huynh nghe các nội quy, quy định của nhà trờng đề ra
cho học sinh để phụ huynh giúp con mình thực hiện tốt. Hàng ngày, dạy con có
thói quen chào ông bà, cha mẹ, anh chị trớc khi đi học và khi đi học về.
- Yêu cầu cha mẹ nộp lại cho giáo viên Lý lịch học sinh có các mục sau,
để giáo viên nắm bắt đợc hoàn cảnh của từng em.
+ Họ tên học sinh
+ Ngày tháng năm sinh
+ Họ tên bố, tuổi, nghề nghiệp.
+ Họ tên mẹ, tuổi, nghề nghiệp.
+ Là con thứ mấy của gia đình
+ Sức khoẻ và những bệnh đặc biệt cần lu ý.
+ Hoàn cảnh kính tế gia đình
+ Thói quen của con ở nhà.
II- Việc làm của giáo viên chủ nhiệm với học sinh:

Những việc cô cần làm kể cả trớc ngày khai giảng là làm việc đi vào ổn
định tổ chức, mọi mặt nền nếp và hớng dẫn học sinh thói quen vệ sinh trong
ngày. Để sau khi khai giảng khỏi ảnh hởng đến chất lợng của mọi sinh hoạt và
hoạt động thời gian học của học sinh.
1) Cô giáo và học sinh làm quen với nhau:
- Tâm lý học sinh bắt đầu vào học lớp 1 nói chung mọi cái đối với các em
đều mới lạ và bỡ ngỡ Làm quen giữa cô và học sinh rất quan trọng, lần gặp
nhau đầu tiên này tái tạo ra không khí thân mật, gần gũi giữa cô và trò để học
sinh thấy an tâm an toàn, vui vẻ và dễ có thiện cảm với cô giáo mới và các bạn
ngay từ phút ban đầu gặp gỡ.
- Việc đầu tiên tôi giới thiệu về bản thân mình (họ tên và hoàn cảnh gia

đình, nơi ở) cho học sinh cả lớp biết. Sau đó tôi mời học sinh đứng tại chỗ hỏi
6


cho học sinh tự nói to cho cả lớp nghe, giới thiệu vài nét về mình (họ tên bố mẹ
là gì, nhà ở đâu) cho các bạn biết và làm quen với nhau.
Tiếp đó tôi cũng giới thiệu cho học sinh biết về tên trờng, tên cô hiệu trởng,
hai thầy hiệu phó. Tiếp nữa tôi gửi lời chúc tới các em Các em ạ, hôm nay cô rất
vui mừng đợc làm quen với các em trong lớp 1B của chúng ta, cô thay mặt cô
Hiệu trởng và các thầy cô giáo trong trờng chào đón và khen tất cả các em trong
lớp mình. Hôm nay đã đến trờng học đông đủ. Cô chúc các em: ở nhà là con
ngoan, đến trờng chăm ngoan học giỏi, biết vâng lời cô giáo, biết yêu thơng nhau
và chơi vui vẻ với tất cả các bạn bè cùng lớp cũng nh các bạn khác lớp. Chúc tất
cả các em luôn mạnh khoẻ và xinh đẹp, các em có đồng ý lời chúc của không
không nào.
Sau đó cho một số học sinh đứng lên trả lời câu hỏi.
- Tên lớp ta là lớp gì ?
- Cô giáo chủ nhiệm lớp ta tên là gì ?
- Cô hiệu trởng trờng chúng ta tên gì ?
- Hai thầy hiệu phó trờng ta tên gì ?
2) Xếp chỗ ngồi cho học sinh:
Sau khi cô và trò đã đợc làm quen với nhau, tôi tiến hành xếp chỗ ngồi cho
học sinh, khâu này hết sức phức tạp khó khăn. Bởi vì phụ huynh ai cũng muốn
cho con mình ngồi bàn đầu. Tôi không nể ai hết mà xếp cho các em ngồi theo
cách sau:
Đầu tiên tôi cho học sinh xếp thành hai hàng, mỗi hàng đều có số em nam,
nữ số em cao thấp bằng nhau. Em bé đứng trớc, em lớn đứng sau. Sau đó tôi bắt
đầu xếp chỗ ngồi lần lợt theo hàng: Hàng thứ nhất xếp vao cùng một dãy bàn: 4
em đứng số 1, 2, 3, 4 ngồi bàn đầu, 4 em tiếp theo ngồi bài 2... cứ thế hết một
dãy bàn. Sang hàng thứ 2 xếp vào dãy bàn thứ 2 cũng theo cách xếp ở hàng đầu.

Đối với em nào lớn nhng có khuyết tật (kém mắt, đãng tai...) tôi u tiên cho các
em ngồi lên trên và trong quá trình ngồi học tôi sẽ điều chỉnh lại một số chỗ ngồi
cho các trờng hợp sau:

Ví dụ:
Em học tốt, viết đẹp tôi sẽ cho ngồi cạnh em học chậm, viết xấy, em hay
7


nói chuyện tôi sẽ xếp ngồi bên em ngoan ngoãn. chăm dọc, em đọc yếu ngồi bên
em đọc tốt... Ví với học sinh quả đúng Học thầy không bằng học bạn các em
tiếp thu rất nhanh cái tốt của bạn. Cách xếp chỗ ngồi nh vậy khiến các vị phụ
huynh bằng lòng và để đảm bảo cho sự phát triển mắt của các em hết kỳ I, đầu
kỳ II tôi đổi chỗ ngồi học sinh dãy 1 sang dãy 2, học sinh dãy 2 sang ngồi dãy 1.
3) Tổ chức đội ngũ cán sự lớp:
Đội ngũ cán sự lớp rất quan trọng. Nếu đội ngũ cán sự lớp mà tự quản lớp
tốt thì giáo viên chủ nhiệm rất nhàn về khâu quản lý lớp. Nhng đối với học sinh
lớp 1, làm cán sự là một điều rất mới đối với các em. Vì vậy, muốn các em làm
tốt giáo viên chủ nhiệm phải vừa kết hợp những cái gì các em đã có, cộng thêm
với sự hớng dẫn dạy cho học sinh những phơng pháp làm cán bộ.
Đội ngũ cán sự của lớp gồm:
- 1 lớp trởng
- 3 lớp phó:
+ 1 lớp phó học tập
+ 1 lớp phó quản ca
+ 1 lớp phó thể dục vệ sinh
- 4 tổ trởng
a) Một số nguyên tắc, tổ chức đội ngũ cán sự lớp:
- Lớp trởng: Mới đầu năm việc chọn lớp trởng cha chính xác đợc. Vì với lớp
trởng phải nói to, bạo dạn, dõng dạc và nhanh nhẹn, biết cách quản lý lớp. Do đó

việc chọn lớp trởng chỉ tạm thời, sau đó trong quá trình học nửa tháng tôi sẽ
chọn đợc chuẩn 1 lớp trởng. Không kể nữ hoặc nam.
- Lớp phó học tập: Cũng chọn tạm một em rồi sau một thời gian học sẽ
chọn ra một em học tốt nhng phải bạo dạn, nhanh nhẹn.
- Lớp phó quản ca: Tôi sẽ tìm hiểu qua cô giáo ở lớp mẫu giáo xem em nào
hát hay, múa dẻo và bạo dạn thì sẽ chọn em đó.
- Lớp phó thể dục vệ sinh: Phải là em nhanh nhẹn, táo bạo quán xuyến toàn
lớp, có thể lực khoẻ mạnh, sạch sẽ, giọng nói to dõng dạc.
- Về tổ thì tối đa mỗi tổ có 7 em chia đều năm, nữ mỗi tổ, chọn mỗi tổ 1 em
làm tổ trởng.
b) Chức năng nhiệm vụ của các cán sự lớp:
+ Nhiệm vụ của lớp trởng:
8


- Tập trung lớp theo đội ngũ khi cần.
- Xếp hàng các bạn trớc khi vào lớp, ra chơi vào, lúc tan trờng.
- Báo cáo với cô giáo, số học sinh đi học và vắng.
- Cùng với cô giáo chủ nhiệm phân công và kiểm tra tổ chức các bạn trực
nhật.
- Kiểm tra bài tập của các bạn trong lớp ở 15 phút đầu giờ.
- Tự quản lớp và báo cáo với giáo viên chủ nhiệm biết sự việc xảy ra đặc
biệt ở lớp khi giáo viên vắng mặt.
+ Nhiệm vụ của lớp phó học tập:
- Cùng với lớp trởng kiểm tra bài tập của các bạn ở 15 phút đầu giờ.
- Tự quản các bạn làm bài và học bài trong các tiết tự học.
+ Nhiệm vụ của lớp phó quản ca:
- Bắt cái và điều khiển cả lớp hát lúc đầu buổi học, ra chơi vào, hết giờ học.
+ Nhiệm vụ của lớp phó thể dục vệ sinh:
- Kết hợp với lớp trởng cử các tổ làm trực nhật.

- Kiểm tra vệ sinh các bạn trớc khi vào lớp, yêu cầu từng bạn xoè tay để
kiểm tra.
- Tôi đề ra nội dung kiểm tra nh sau: Tay sạch, móng tay, chân cắt ngắn,
mặt mũi sạch sẽ, tóc chải gọn gàng không có ghét bám ở tai và cổ. Quần áo sạch
sẽ, ngay ngắn. Mặc đủ ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, chân luôn đi dép
hoặc giầy sạch sẽ. Nếu có trờng hợp nào không đạt yêu cầu trên thì lớp phó thể
dục vệ sinh sẽ nhắc nhở. Nếu vi phạm lần 2 sẽ trừ điểm thi đua của tổ đó.
+ Nhiệm vụ của tổ trởng:
- Quản lý các ban trong tổ mình trong giờ học.
- Tổ trởng giúp lớp trởng điều khiển tổ xếp hàng khi cả lớp tập hợp.
- Kiểm tra đồ dùng học tập, sách vở các bạn trong tổ khi giáo viên chủ
nhiệm yêu cầu.
4) Dạy học sinh t thế đứng chào giáo viên ở lớp:
Dạy cho học sinh t thế đứng chào để các em chào khi:
- Cô giáo vào lớp.
- Trớc khi ra lớp về nhà
- Trong giờ học nếu có khách vào lớp.
9


Tôi cho các em đứng dậy sau đó nhận xét em nào đứng đúng, cha đúng và
tôi nói rõ quy định t thế học sinh đứng chào.
Ngời phải đứng thẳng, 2 tay duỗi thẳng theo thân ngời, mắt nhìn cô giáo,
giáo viên đứng làm mẫu cho học sinh quan sát, sau đó cho học sinh tập đứng ở t
thế chào một vài lần, giáo viên chú ý quan sát các em thực hiện, gọi lên bảng và
điều chỉnh em làm sai.
Giáo viên dặn học sinh vào đầu buổi học thầu cô giáo vào lớp bạn lớn trởng
gõ nhẹ thớc cả lớp đứng dậy chào cô.
Lúc đó cố cũng phải đứng nghiêm trớc lớp. Quan sát nhanh học sinh thấy
em nào cha đứng đúng đều chỉnh lại. Khi tất cả học sinh thực hiện đúng cô sẽ gật

đầu chào học sinh và nói Cô chào các em mời các em ngồi xuống trớc khi ra
về thì giáo viên nói Bây giờ buổi học đã kết thúc các em đứng dậy chào cô khi
học sinh đứng chào, giáo viên nói tiếp Cô chào các em các em nghỉ sau đó cho
học sinh ra lớp xếp hàng , khi ra phải từ từ từng dãy 1, không đợc chạy hoặc xô
đẩy nhau.
5) Giới thiệu cho HS biết một số nơi trong trờng và cách sử dụng:
Giáo viên giới thiệu cho học sinh biết văn phòng nhà trờng, văn phòng là
nơi các thầy, cô giáo ngồi họp, làm việc hoạc nghỉ ngơi sau tiết dạy. Sau đó giới
thiệu tiếp cho học sinh biết một số nơi nữa trong trờng và công dụng của nơi đó.
- Phòng hiệu trởng, ban giám hiệu.
- Nhà đa năng
- Nơi rửa chân tay cho học sinh
- Nhà vệ sinh nam, nữ.
- Nơi đổ rác công cộng của nhà trờng.
- Khu vực học sinh đợc phép chơi.
- Khu vực cấm học sinh chơi.
6) Dạy học sinh thực hiện tốt phong cách t thế ngời học sinh ở ngoài lớp
học và trong giờ học trên lớp:

+ Thực hiện nếp sống hàng ngày theo trật tự thời gian trong ngày.
- Ngủ dậy đúng giờ cha mẹ quy định, tự xếp gối chăn gọn gàng, tập thể dục.
- Vệ sinh buổi sáng, tự đánh răng đúng cách, tự rửa mặt sạch.
10


- Ăn sáng: ăn sáng xong uống nớc súc miệng.
+ Chuẩn bị đi học: Khi các em học xong bài buổi tối phải chuẩn bị sách vở
đồ dùng buổi học ngày mai. Đầu năm học học sinh nhờ bố mẹ hoặc anh chi xem
thời khoá biểu , sau một thời gian học sinh tự chuẩn bị sách vở đồ dùng cho
mình.

- Trớc khi đi học đầu tóc phải chải cẩn thận, ăn mặc gọn gàn sạch đẹp.
- Chào mọi ngời trớc khi đi học.
+ Trên đờng đến trờng:
- Đi bộ phải đi bên lề đờng phía tay phải, khi qua đờng phải nhìn xe.
+ Khi đến trờng: Gặp thầy cô phải đứng ngay ngắn để chào.
- Đến trờng phải vào lớp ngay. Cất cặp vào ngăn bàn, đồ dùng cá nhân vào
nơi quy định (mũ, áo ma, ô ..)
+ Xếp hàng vào lớp: Khi nghe ba tiếng trống khẩn trơng chạy về lớp tập
trung, khi vào lớp đến ngay chỗ ngồi quy định và làm theo sự điều khiển của lớp
trởng trong 15 phút đầu giờ.
+ Trong giờ chơi tự do:
- Chơi vui vẽ chan hoà với bạn, chơi những đồ chơi bổ ích không chơi bẩn,
trèo cây bẻ cành, không đánh nhau, không nói tục, không nô đùa quá trớn.
+ Khi tan học: Xếp hết sách vở đồ dùng vào cặp, lấy mũ nón rồi đứng dậy
chào cô giáo, sau đó mới ra khỏi lớp.
+ Về đến nhà: Chào ngời trong gia đình, cất đồ đạc vào đúng nơi quy định,
thay quần áo giúp cha mẹ việc nhà.
+ Giờ học tối: Ăn cơm xong, nghỉ ngơi và xem chơng trình bông hoa nhỏ.
Đúng bảy giờ tối là các em phải ngồi vào bàn học bài và làm bài cô dạy trong
ngày. Ôn lại bài đã học, chuẩn bị cho buổi học hôm sau.
* T thế của học sinh và phong cách trong tiết học lớp 1.
Hớng dẫn học sinh ngồi học không nên ép học sinh ngồi gò bó, nhng phải
ngồi ngay ngắn lng thẳng, không hí hoáy nghịch ngợm lắng nghe cô giảng bài.
- Đặc biệt là t thế ngồi viết, giáo viên dạy học sinh cách cầm bút cầm 3
ngón tay, ngón cái, ngón giữa, ngón trỏ. Khi viết ngồi đúng t thể, mắt cách vở từ
(20 - 25 cm) không ngồi vẹo lng, vở để ngay ngắn trớc mặt vuông góc.
- T thế phát biểu ý kiến: Khi muốn phát biểu ý kiến phải giơ thẳng tay, bàn
11
X///


SV
O


tau mở tự nhiên, các ngón tay khép kín vào nhau, cánh tay giơ thẳng, khửu tay
đặt trên bàn, không nhổm ngời, không giơ cả cánh tay, không em ạ, em ạ im
lặng chờ cô chỉ định, khi cô chỉ định bạn khác bỏ tay xuống. Không tỏ ý lực
mình, không nói theo, khi đợc phát biểu ý kiến thì ngời đứng thắng, nói rõ ràng,
mạch lạc không nói lý nhí, nói xong chờ cô cho ngồi mới đợc ngồi. Khi nói phải
nói em tha cô.
- Khi lên bảng học sinh đi nhẹ nhàng, không chạy vội vàng, khi đi xuống
cũng vậy không đợc làm mất trật tự của lớp.
- Ngoài ra tôi cho học sinh một số ký hiệu quy định của lớp để tránh tình
trạng giáo viên nói nhiều, nói thừa trong giờ học và giúp học sinh luôn luôn phải
tập trung lên bảng.
Ví dụ:
///: bảng que tính
SV: sách, vở
O: Khoanh tay nhìn lên bảng
X: Cất đồ dùng.
Tôi sẽ kẻ vẻ các ký hiệu trên theo ô nh sau vào góc bên trái của bảng

- Khi học sinh đã thuộc các ký hiệu, tôi tập cho các em thao tác.
Ví dụ: - Trong giờ Tiếng Việt khi cô chỉ thớc vào chữ S hoặc chữ V thì học
sinh lấy sách tiếng việt hoặc vở tập viết ra.
- Khi cô chỉ vào (

) thì học sinh lấy bảng để tập viết.

- Khi cô chỉ vào (O) tức là nhắc nhở các em trật tự tập trung lên bảng

- Khi học sinh đang đọc sách nếu cô chỉ vào (X) học sinh cất sách chuyển
tiết học khác.

B) Những việc làm của giáo viên chủ nhiệm sau khi khai
giảng và trong suốt quá trình cả năm:

Vì trớc khi khai giảng tôi đã sớm dạy cho trẻ đợc một nền nếp cơ bản khi ở
trờng học. Bởi vậy sau khi khai giảng học sinh lớp 1B chúng tôi đã tơng đối ổn
12


định. Tôi tiếp tục đi vào hớng dẫn thói quen sinh hoạt của lớp và học tập, trong
quá trình học tập của học sinh, là một giáo viên chủ nhiệm lớp còn cần phải làm
tiếp một số công việc sau:
I) Mục đích phấn đấu của công tác chủ nhiệm lớp:

1) Đạo đức: Giáo dục cho học sinh biết vâng lời cô giáo, thơng yêu cha mẹ,
bạn bè, kính trọng mọi ngời, biết phân biệt cái tốt, cái xấu, cái thiện, cái ác, biết
chia sẻ chơi cùng với nhau, không chanh dành phần hơn, nhờng nhìn bạn bè...
giúp học sinh tin tởng và mong muốn làm theo cái đúng, cái tốt từ đó học sinh
có lòng ham mê tạo ra cái đẹp...
- Giúp học sinh biết cảm ơn với ngời đã quan tâm giúp đỡ mình biết xin lỗi
khi mình làm phiền ngời khác, biết giao tiếp với mọi ngời xung quanh. Biết
kính trên nhờng dới có đợc nếp sống văn minh nơi công cộng. Nh ta đã biết.
Giáo dục đạo đức cho trẻ là cách thức tác động có hệ thống, có kế hoạch của
giáo viên đến học sinh nhằm hình thành ở học sinh những hành vi chuẩn mực,
những phẩm chất của đạo đức con ngời mới xã hội chủ nghĩa.
Do đặc điểm của lứa tuổi lớp 1. Học sinh thích đợc khen tôi đã khen đúng
lúc, đúng chỗ và tôi chọn những gơng điển hình để nêu gơng.
Khi giáo dục học sinh tôi phải linh hoạt khéo léo vì học sinh thích khen

hơn chê, tò mò ham hiểu biết và tính hiếu động, tôi luôn tập cho học sinh tính
cách tốt nh tính kiên trì, tính tổ chức, tính kỷ luật, thật thà khiêm tốn, tính tập
thể, giáo dục đạo đức tốt là tiêu quyết cho sự phát triển nhân cách.
2) Trí tuệ:
- Xây dựng cho học sinh nền nếp, thói quen học tập.
- Học sinh thích ham mê học tất cả các môn học, nắm đợc nội dung kiến
thức theo yêu cầu chơng trình chăm sóc giáo dục
- Chất lợng đại trà của lớp lên lớp 100%, đạo đức tốt.
- Chất lợng khá giỏi, đạt 20 em đạt: 79% văn hoá
- Không có học sinh yếu kém
3) Thể - Mỹ - Lao động:
- Học sinh còn nhỏ: Xây dựng cho học sinh có thói quen ăn mặc sạch sẽ,
gọn ngàng, biết làm đẹp cho mình và biết yêu quí cái đẹp, biết sáng tạo ra cái
đẹp.
13


- Có ý thức giữ vệ sinh chung:
- Biết ý thức và tự giác lao động, biết làm những công việc vừa sức để giúp
gia đình. Đặc biệt giáo dục học sinh biết yêu lao động ngay từ thời còn tấm bé.
Tăng cờng rèn luyện thể dục thể thao. Ví dụ: Tể dục nhịp điệu, thực hiện tốt các
giờ thể dục.
II) Phơng pháp thực hiện:

Quán triệt đợc phơng châm, quan điểm giáo dục của Đảng trẻ là nhân vật
trung tâm, giáo viên là ngời hớng dẫn chỉ đạo
Vì vậy:
1) Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp 1:
Muốn đào tạo học sinh theo đúng mục tiêu, tiểu học cô giáo phải hết sức
thơng yêu học sinh là phải con ngời có chất chất cả về tri thức cả về tâm hồn.

Nh vậy thì mới thực sự học sinh yêu thơng gần gũi và luôn đợc phụ huynh tin tởng và yên tâm.
a) Tình cảm của cô giáo đối với học sinh:
Nh tôi đã nói: Đối với học sinh tiểu học Cô giáo phải thực sự nh mẹ hiền
của học sinh tất cả những gì cô cô, con đều tuyệt vời hơn cả, từ cử chỉ, từ lời
nói, thậm chí từ cái cúc áo, cái quần cô mặc, từ cái mũ cô đội, từ cái găm tóc,
chải đầu của cô trong mắt học sinh đều đẹp. Vì vậy học sinh rất hay bắt ch ớc và
mọi lời nói, cử chỉ của cô, học sinh hay tái tạo lại việc làm của cô.
Tâm hồn của học sinh còn rất trong sáng và a tình cảm, sự gần gủi vuốt ve
nhẹ nhàng, khuyên bảo, ân cần chăm sóc, dạy dỗ của cô tác động trực tiếp mạnh
mẽ tới tình cảm của học sinh. Đó là một nghệ thuật tài tình mà ngời giáo viên
cần phải tôi luyện. Tình cảm đó sẽ giúp học sinh tin yêu cô là thần t ợng gắn bó
với bạn bè, trờng lớp.
Ví dụ: Ngoài giờ học và mọi lúc, mọi nơi học sinh thờng quấn quýt để trò
truyện, đợc cô chải đầu, cắt móng tay, sửa cúc áo... và hỏi thăm từng học sinh
về gia đình, công việc, bố, mẹ, ông bà làm những công việc gì? Tên những ngời
trong gia đình. Khi cầm tay cho những học sinh viết cha thạo (học sinh cá biệt)
những việc làm tởng chừng nh đơn giản ấy, nhng nó lại có sức mạnh diệu kỳ
tiếp xúc cho sợi dây tình cảm giữa cô và trò, tạo nên không khí chan hoà, vui vẻ
gần gủi đầy ân tình trong mái nhà của trờng đúng nh bài hát: Mẹ của em ở tr14


ờng là cô giáo mến thơng, cô yêu em vô hạn dạy dỗ em ngày tháng
b) Giáo viên phải nghiêm túc thực hiện đúng:
* Giờ giấc: Giáo viên phải đến lớp đúng giờ, thông thoáng vệ sinh nhà cửa,
nếu giáo viên đến chậm giờ sẽ ảnh hởng đến tâm lý học sinh và phụ huynh. Học
sinh mong đợi, nhốn nhác trông cô, nhất là học sinh lớp 1, từ đó học sinh ngại đi
học đúng giờ, nền nếp lớp sẽ giảm ảnh hởng đến các phòng bên cạnh.
* Lời nói phải đi đôi với thực hành:
ở lứa tuổi tiểu học nói chung, nhất là học sinh lớp 1, học sinh nhanh nhớ
nhng lại chóng quên, a tình cảm, rất sợ hình phạt của cô.

Vì vậy mỗi lời nói việc làm của cô phải chuẩn mực dứt khoát, khi giáo viên
ra yêu cầu của nội dung gì phải thờng xuyên kiểm tra kịp thời uốn nắn khuyến
khích trẻ.
Từ đó học sinh có thói quen thực hiện nền nếp của lớp, của trờng, của gia
đình, của xã hội: Nếu giáo viên đề ra nội quy nhng không dứt khoát mà chỉ
đánh trống bỏ dùi thì không những không xây dựng đợc ý thức tự giác nghiêm
chỉnh thực hiện mà học sinh thấy vậy sẽ lờn với cô giáo sinh ra tính ỉ lại.
Ví dụ: Giáo viên đề ra trớc khi vào học kiểm tra vệ sinh cá nhân từng học
sinh, kiểm tra việc làm bài tập của học sinh thì tất cả bài học đều phải thực hiện
nghiêm túc.
Hoặc hứa với các em điều gì thì cô phải lu ý thực hiện đúng lời hứa với
học sinh.
* Giáo viên phải công bằng nghiêm khắc nên khoan dung độ lợng:
- Đối với học sinh lớp 1 sự công bằng của cô rất quan trọng, cô phải đối
xử với tất cả với học sinh nh nhau không phân biệt, giàu nghèo, không phân biệt
học sinh khá, giỏi với học sinh yếu kém. Mà ngợc lại đối với gia đình khó
khăn, những học sinh còn yếu, giáo viên lại gần luôn luôn gần gũi các em hơn
để các em bớt mặc cảm và rụt rè, sợ sệt.
Trên lớp, trong giờ học và mọi lúc, mọi nơi giáo viên phải nghiêm khắc
đánh giá đúng mực không nên khiển trách hoặc phạt học sinh nặng nề cô phải ân
cần hớng dẫn học sinh tỉ mỉ, động viên, khuyến khích học sinh. Tất cả phải nhận
xét đúng không vu vơ, đúng nhận xét đúng, sai nhận xét sai, nhng không có
nghĩa là mệnh lệnh, áp đặt hay trừng phạt học sinh, học sinh mà giáo viên phải
15


có tình thơng yêu học sinh luôn khoan dung độ lợng để giúp học sinh gần gũi cô
chứ không phải sợ cô.
Ví dụ: Có một học sinh nào hay nghịch phá, hay nói dối... cô phải thật
bình tĩnh để xem xét, xử lý cho đúng. Vì theo tôi nghĩ ở lớp 1 thì quan hệ giữa

cô và trò phải mang tính chất gia đình Cô là mẹ các cháu là con cô phải chỉ rõ
cho học sinh thấy khuyết điểm và sửa chữa và để phát triển nhân cách.
* Cô giáo phải là tâm gơng sáng:
Đối với học sinh thầy cô giáo luôn là tấm gơng sáng cho học sinh noi
theo, mỗi lời nói, mỗi cử chỉ hành động của giáo viên đều qua tác động trực
tiếp tới sự hình thành của nhân cách cho học sinh.
Ví dụ: Khi kiểm tra lần 1 học sinh không thuộc bài hoặc cha làm bài ở nhà,
tôi không hề nóng nảy, cáu gắt mà tôi nhẹ nhàng hỏi vì sao em không thuộc
bài em hãy nói rõ lý do nào?...
Sau khi học sinh nói rõ lý do nguyên nhân không thuộc bài, làm bài của
mình thì cô giáo phải lắng nghe phân tích rõ đúng sai cho học sinh thấy rõ để
kịp thời uốn nắm sửa khuyết điểm, giáo viên phải thờng xuyên liên tục kiểm tra.
Chấm điểm bài tập ở nhà. Làm nh vậy không những giúp các em học tập tiến bộ
mà còn xây dựng nền nếp, ý thức tự giác học tập trong toàn lớp. Nếu cô giáo có
tính kiên nhẫn, nhẹ nhàng, gơng mẫu và đầy lòng vị tha nh vậy sẽ hình thành
trong tâm hồn học sinh những đức tính tốt đẹp.
2) Đối với học sinh:
* ổn định tổ chức lớp:
Về mặt này tôi đã ổn định và tiến hành một số nền nếp thói quen trớc khi
khai giảng. Vì vậy, sau khi khai giảng tôi chỉ cần làm một số việc sau:
a) Phải thuộc tên học sinh:
Về mặt này sau khi nhận lớp 4 - 5 ngày và tôi đã hoàn thành nhớ tên chính
xác từng học sinh, tôi đã nắm đợc khá kỹ về hoàn cảnh tâm lý của từng học sinh
(thông qua lý lịch, giấy khai sinh)
b) Phân chia khảo sát:
Bớc vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát học sinh toàn diện về các bộ
môn. Nắm bắt đợc đối tợng chính xác khả năng về mọi mặt từng học sinh và tôi
tiến hành phân chia đối tợng sau.
16



Em nào học giỏi, viết đẹp, học tốt.
Em nào học khá
Em nào học chậm, yếu ( ở môn nào)
Em nào thuộc diện gia đình u tiên
Em nào có hoàn cảnh đặc biệt (tật nguyền, cận thị, nghễnh ngãng, mồ côi
cha hoặc mẹ)
Từ chỗ phân chia các em thành đối tợng nh vậy sẽ giúp cho giáo viên dễ
dàng trong việc quan tâm dến từng đối tợng một.
Ví dụ: Em nào học khá giỏi thì giáo viên có kế hoạch bồi dỡng thêm. Em
nào học yếu kém giáo viên quan tâm hơn và có kế hoạch dành nhiều thời gian để
phụ đạo cho các em. Đối với những em thuộc diện chính sách hai hoàn cảnh đặc
biệt giáo viên cần phải gần gũi hơn.
3) Xây dựng phong trào thi đua:
Phong trào thi đua là một trong những biện pháp tốt nhất đối với học sinh
tiểu học nói chung và học sinh tiểu học nói riêng, các em thích khen hơn là chê.
Nếu xây dựng đợc phong trào này thì tự các em sẽ thi đua nhau để vơn lên. Học
sinh sẽ thi đua về mọi mặt.
a) Về hoch tập:
Tôi cho các em thi đua giữa các tổ, thi đua giữa các cá nhân. Tổ nào có
nhiều cá nhân tốt thì tổ đó đạt loại tốt, tổ nào có nhiều em cha tốt thì tổ đó cha
đạt yêu cầu.
Ví dụ: Một học sinh một lần không làm bài, không thuộc bài không những
các nhân bị phạt, mà cả tổ cũng phải trừ điểm.
Một em đuợc một con mời thì cả tổ đợc cộng thêm hai điểm một con chín
đợc cộng thêm một điểm.
Cuối tuần cộng lại tổ nào đợc nhiều điểm thì tổ đó đạt tổ xuất sắc tổ nào
ít điểm thì phải phạt với hình thức nhặt giấy lộn trớc và sau lớp học suốt một tuần
Kết quả biện pháp này là giúp học sinh tự giác và thi đua học tập tốt.
b) Về đạo đức:

Muốn dạy cho học sinh có những hành vi chuẩn mực đạo đức tốt tôi lấy 5
điều Bác Hồ dạy để giáo dục đạo đức cho học sinh, để hình thành trong tâm hồn
các em ngay từ khi còn nhỏ nhng giá trị về phẩm chất tốt đẹp của nền giáo dục
công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay. Qua các nội dung bài giảng đạo đức để
17


giáo viên giúp cho học sinh biết lễ phép, kính trọng ông bà, cha mẹ, anh chị, thầy
cô, với những ngời lớn tuổi. Biết giữ lịch sự văn minh nơi công cộng, biết phân
biệt cái tốt, cái xấu, cái thiện, cái ác, làm cho học sinh có thói quen yêu cái đúng
cái tốt, ghét cái xấu cái ác. Không nói tục, không gây mất đoàn kết và nhất là xã
hội bây giờ có rất nhiều tệ nạn xã hội. Phải giáo dục các em để các em có lòng
tin tởng và ham muốn làm theo cái đúng, cái tốt đẹp chứ không rơi vào tình trạng
nghiện ngập hút hít ma tuý rồi sinh ra ăn cắp ăn trộm.
Phần theo dõi đạo đức ngoài giáo viên chủ nhiệm phải sát sao với các em,
giáo viên còn giao cho các bạn tổ trởng theo dõi các bạn của mình và sau mỗi
buổi học nếu có bạn nào có hành vi đạo đức cha tốt phải báo cáo lại với cô giáo
để cô sẽ có những biện pháp kịp thời uốn nắn cho các em.
c) Về thế - mỹ - lao động:
Đối với các em lớp 1 còn nhỏ. Vì vậy quần áo, đầu tóc (vệ sinh cá nhân)
của học sinh đa số là do bố mẹ đảm đang . Tuy vậy, giáo viên chủ nhiệm phải
có phong trào thi đua vệ sinh sạch đẹp giữa cá nhân và giữa các tổ. Cụ thể trớc
khi vào lớp, em lớp phó thể dục vệ sinh kiểm tra móng tay, móng chân, mặt mũi,
đầu tóc, quần áo, giầy dép... Nếu bạn nào cha đạt yêu cầu thì nhắc nhở để hôm
sau bạn sửa, nếu nhắc 2 lần mà vẫn bẩn thỉu giáo viên chủ nhiệm viết vào sổ liên
lạc gửi cho gia đình.
- Về lao động thì lớp 1 học sinh còn nhỏ. Vì vậy nhà trờng cha phân công
cho các em lao động, chủ yếu là vệ sinh cá nhân. Nh nh Bác Hồ đã dạy tuổi nhỏ
làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình. Vì vậy giáo viên phải giao cho các em
những việc làm hợp với lứa tuổi của các em nh trực nhật lớp nhặt giấy

xung quanh lớp, sân trờng, chăm sóc bồn hoa ở lớp mình (tới cây hoa, nhổ cỏ
không hái lá, bẻ cảnh), trong lớp học giáo viên quy định. Giờ ra chơi hay cuối
buổi học, nếu học sinh nào trong lớp thấy nền lớp có giấy rác thì phải tự giác
nhặt bỏ vào thùng đựng rác, không cần ai phải nhắc nhở. Do vậy trong lớp học
của tôi lúc nào cũng sạch sẽ Sức khoẻ là vốn quý, có sức khoẻ là có tất cả . Vì
vậy thể dục thể thao ngày càng đợc phát triển, tôi kết hợp giữa các tiết thể dục,
các giờ Tự nhiên xã hội để học sinh yêu thích thể dục thể thao, biết quý trọng
sức khoẻ, hớng dẫn học sinh biết dậy đúng giờ (6 giờ mùa đồng, 5 giờ mùa hè),
sau đó tập thể dục nh : Đánh cầu lông, chạy, nhảy dây... cho học sinh tham gia
18


đầy đủ các phong trào thể dục thể thao của nhà trờng nh tập thể dục giữa giờ,
múa hát tập thể... làm tốt phong trào thể dục thể thao cũng là giúp đỡ cho các
em, có đợc thể lực tốt, tinh thần sảng khoái để học tập tốt hơn.
d) Phong trào thi đua giữ vở sạch, viết chữ đẹp:
Nét chữ - nết ngời học sinh lớp 1 ta ví các em nh một tờ giấy trắng, mà
ngời giáo viên chủ nhiệm là ngời đầu tiên đợc vẽ lên tờ giấy đó. Nếu ta vẽ đẹp
thì tờ giấy đó sẽ trở thành một bức tranh hoàn hảo, nếu ta vẽ xấu thì tờ giấy đó sẽ
bị mất giá. Vì vậy nét chữ của học sinh lớp 1 là do giáo viên dạy lớp 1 quyết
định. Giáo viên phải tỷ mỉ, cẩn thận uốn nắn, rèn luyện cho học sinh viết chữ
đẹp, không quăn mép, phải bọc dán nhãn vở đúng quy định. Viết chữ đẹp không
đợc tẩy xoá, không dây mực vào sách vở, giáo viên phải xây dựng đợc phong
trào Vở sạch chữ đẹp cho các em ngay từ buổi ban đầu. Phong trào này đối với
lớp tôi quả là khó nhng lại rất cần thiết. Vị vậy phong trào này phải duy trì thờng
xuyên suốt cả một năm học theo 4 kỳ kiểm tra.
- Vào đầu năm học tôi cho học sinh đợc quan sát một số bộ sách vở đạt vỡ
sạch chữ đẹp của các bạn lớp 1 năm ngoái để học sinh học tập. Sau đó học đợc
vài tuần tôi kiểm tra sách vở. Nếu em nào cha làm tốt đợc việc đó. Tôi gặp phụ
huynh trao đổi. Cứ cách hai tuần tôi lại kiểm tra. Chọn những bộ sách vỡ sạch

đẹp tuyên dơng trớc lớp, có phần thởng kèm theo. Nếu học sinh nào cha đạt yêu
cầu giáo viên nhắc nhỡ học sinh sửa chữa kịp thời.
đ) Giáo dục những học sinh cha ngoan cha chăm học:
Đối với học sinh lớp 1B do tôi chủ nhiệm không có học sinh cá biệt mà chỉ
có học sinh còn mãi chơi cha chăm học, cha ngoan. Hay nói chuyện riêng trong
lớp hoặc đôi lúc còn đánh nhau với bạn.
Cụ thể là 4 em: Lê Văn Cờng, Nguyễn Thị Lý, Lê Văn Uy, Nguyễn Văn
Quân. Bốn em này có đặc điểm cha ngoan, khác nhau.
Em Lê Văn Uy thì hay chạy trong lớp,Nguyễn Văn Quân hay nói chuyện
riêng ham chơi nhác học , em Lý, Cờng tính lì, chậm hiểu bài nhác học.
Nhng cái giống nhau của bốn em này bố mẹ đều bận về việc đồng áng và ít
quan tâm đến việc học và củng nh đạo đức của con em mình.
Vì vậy bốn học sinh này tôi không hề nổi nóng, chửi các em mà còn u tiên,
xếp cho các em ngồi ở phía trên dãy bàn phía giáo viên. Để tôi dễ dàng quan tâm
các em hơn. Tôi kiên nhẫn và dùng biện pháp khác nhau để giáo dục nhng chủ
19


yếu là giáo dục các em bằng tình cảm. Tôi luôn nhẹ nhàng, gần gũi ân cần. Bảo
các em dần dần. Theo dõi các em những tiến bộ dù rất nhỏ để kịp thời khen,
tuyên dơng trớc lớp. Tôi thờng xuyên kiểm tra bài học, bài tập trợc tiếp hớng dẫn
phơng pháp học tập. Tôi đến gia đình các em để trao đổi với phụ huynh.
Kết quả bây giờ bốn em đã ngoan và chăm học.
e) Khen thởng kỷ luật:
- Khen chê phải đúng ngời, đúng việc có nh vậy mới có tác dụng lớn tới sự
cố gắng vơn lên của học sinh, đồng thời củng tránh đợc sự phân bì của học sinh
Bạn ấy đợc cô giáo yêu hơn, ghét bạn kia nhất là đối với học sinh lớp 1 cô phải
gần gủi, phân tích cái sai cho học sinh sửa chữa.
4) Đối với phụ huynh:
Muốn giáo dục học sinh tốt phải có sự kết hợp chặt chẽ thờng xuyên giữa

Nhà trờng - gia đình - xã hội vì vậy đối với giáo viên chủ nhiệm việc quan hệ
giữa giáo viên và phụ huynh là cần thiết. Trong một năm học ngoài gặp phụ
huynh trong ngày khai giảng thì trong năm học trờng tôi ban giám hiệu cũng
cho họp phụ huynh 2 đợt đầu năm học và cuối năm học. Các cuộc họp phụ
huynh hết sức có lợi cho 2 bên. Đối với giáo viên chủ nhiệm thù đợc gặp trực
tiếp các phụ huynh để trao đổi tình hình học tập, đạo đức của từng em và những
yêu cầu của giáo viên cần phụ huynh giúp đỡ. Đối với phụ huynh cũng đợc trực
tiếp gặp cô. Để nắm bắt tình hình học tập của con em mình. Những gì còn thiếu
sót kết hợp với giáo viên chủ nhiệm và nhà trờng giáo dục con em mình tốt hơn.

Nhìn chung các phụ huynh lớp 1 B do tôi chủ nhiệm rất quan tâm đến việc
học tập và tu dỡng đạo đức của con em mình. Các phụ huynh không những đi
họp đầy đủ mà còn tranh thủ lúc đi đờng gặp giáo viên chủ nhiệm hỏi tình hình
học của con em mình. Tôi truyền đạt lại chính xác tỉ mỉ cho phụ huynh về việc
học em còn yếu phần nào ?
Ngoài ra phụ huynh hết sức ủng hộ những gì mà trờng lớp yêu cầu ở các
bậc phụ huynh.
Chẳng hạn đầu năm nhà trờng phát động thu các loại quỹ riêng lớp tôi chỉ
thu 3 tháng sau là hoàn thành 100%. Tất cả những việc làm trên thể hiện đợc sự
trách nhiệm và tình cảm của các bậc phụ huynh đối với con em mình và cũng thể
20


hiện đợc lòng nhiệt tình của các bậc phụ huynh đối với lớp, trờng, ủng hộ giáo
viên và nhà trờng để tất cả cùng Vì tơng lai con em chúng ta.
Phần III: Kết quả.

Nhờ có sự đúc kết và áp dụng đợc một số sáng kiến kinh nghiệm về Công
tác chủ nhiệm mà trong năm học 2003 - 2004 lớp 1B do tôi chủ nhiệm đã đạt đợc một số kết quả sau:
- Các em đều ngoan ngoãn, lễ phép, nền nếp tốt.

- Phong trào thi đua học tập tốt và rèn luyện đạo đức hình thành nhân cách
tốt. Các phong trào hoạt động văn nghệ, thể dục cho học sinh lớp tôi rất hào
hứng...
- Đợc Ban giám hiệu xếp loại tốt.
- Kết quả về đạo đức đạt 100% xếp loại tốt.
- Chất lợng đại trà của lớp lên lớp 100%.
- Chất lợng khá giỏi đạt 79%.
- Học sinh yếu kém trong lớp không có.
- Có nhiều chuyển biến tốt.
Phần IV: Bài học kinh nghiệm.

Qua công tác chủ nhiệm lớp 1B bản thân tôi rút ra đợc một số kinh nghiệm
để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 1 thì giáo viên phải nắm vững một số vấn đề
sau:

- Nắm vững mục tiêu và nhiệm vụ năm học.
- Khảo sát, phân loại học sinh, nắm vững tâm lý học sinh trong lớp hoàn
cảnh gia đình từng em, vận dụng các biện pháp giáo dục đối với cá nhân, tập thể
sao cho phù hợp linh hoạt.
- Giáo viên phải luôn trau dồi kiến thức văn hoá, nghiệp vụ, sự hiểu biết về
xã hội qua các đợt học bồi dỡng (do phòng tổ chức) qua bạn bè, đồng nghiệp,
qua sách báo, qua băng hình.
- Học sinh lớp 1 là học sinh còn nhỏ, cơ thể cũng nh về nhận thức. Về thế
giới xung quanh còn nhiều hạn chế, non yếu. Nên học sinh đến trờng, lớp cô giáo
phải nhiệt tình, gần gũi, chăm lo ân cần thực sự là ngời mẹ thứ hai của học sinh.
Cô phải là tấm gơng sáng cho học sinh noi theo, dù trong hoàn cảnh nào, kinh tế
21


và hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn... Song cô giáo lớp 1 phải luôn mẫu

mực, giữ vững uy tín, phẩm chất trong sáng của mình ở mọi lúc, mọi nơi.
- Giáo viên phải có tính kiên trì, chịu khó, yêu thơng, yêu nghề, yêu ngành,
mến trẻ, thờng xuyên và liên tục không nóng vội áp đặt học sinh.
- Giáo viên phải thờng xuyên liên hệ với phụ huynh để trao đổi về tình hình
học tập, sức khoẻ, sinh hoạt hàng ngày của bố mẹ học sinh nắm bắt đợc. Để phối
hợp kịp thời dạy dỗ học sinh trở thành con ngoan, trò giỏi, hình thành nhân cách
tốt về mọi mặt cho học sinh.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi về: Công tác chủ nhiệm lớp 1.
Chắc chắn những kinh nghiệm đó cũng có nhiều hạn chế, nhng đó cũng là
những kinh nghiệm đợc rút ra qua quá trình thực tế làm Công tác chủ nhiệm lớp
1 của tôi trong năm học 2003 - 2004 này. Vậy kính mong các đồng nghiệp giúp
đỡ tôi để tôi đạt đợc kết quả tốt đẹp hơn trong công tác chủ nhiệm lớp.
Vậy tôi xin chân thành cảm ơn.
Hoằng Trinh, ngày 30 tháng 04 năm 2004
Ngời viết

Nguyễn Thị Luận

22



×