Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Báo cáo thực tập nahf máy đường nước trong tây ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.91 KB, 46 trang )

Báo cáo thực tập Quá trình – Thiết bị

Mục lục
Danh mục bảng.................................................................................................................i
Danh mục hình................................................................................................................ii
Danh từ và thuật ngữ áp dụng........................................................................................iii

.........................................................................................................................................46

Page | 1


Báo cáo thực tập Quá trình – Thiết bị
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1 – Thành phần và tính chất nước thải..............................................................14
Bảng 4 .2: Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp: TCVN 5945 – 1995............................14

Page | 2


Báo cáo thực tập Quá trình – Thiết bị

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Nhà máy đường Nước Trong – Tây Ninh ........................................................2
Hình 1. 2 Sơ đồ mặt bằng nhà máy..................................................................................4
Hình 1.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty...........................................................................5
Hình 2.1 Giống mía VN84-4137......................................................................................9
Hình 2.2: Sản phẩm chính của công ty...........................................................................11
Hình 4.1: Quy trình xử lý nước thải...............................................................................16
Hình 4.2 – Sơ đồ khối quy trình xử lý nước thải...........................................................17
Hình 5.1 : Quy trình công nghệ......................................................................................20


Hình 5.2 Sơ đồ thẩm thấu..............................................................................................22
Hình 5.3 Sơ đồ nấu đường 3 hệ......................................................................................26
Hình 7.1 Sơ đồ cụm ly tâm – thành phẩm .....................................................................34
Hình 8.1: Bản vẽ kỹ thuật trống sấy...............................................................................45

Page | 3


Báo cáo thực tập Quá trình – Thiết bị

DANH TỪ VÀ THUẬT NGỮ ÁP DỤNG
1. Nguyên liệu mía: là toàn bộ mía đổ xuống băng tải đưa vào xử lý sơ bộ và ép,
bao gồm: cây mía, lá mía, rễ mía.
2. Thành phần sơ: là thành phần chất khô không hòa tan trong nước mía, tính
theo phần trăm thể tích.
3. Nồng độ chất khô hòa tan: là tổng thành phần các chất hòa tan có trong dung
dịch được biểu diễn bằng phần trăm khối lượng so với khối lượng dung dịch. Kí
hiệu là Bx = % (đối với dung dịch đường thì 1độ Brix =1%).
4. Chất khô toàn phần: là lượng chất khô thu được sau khi tách nước.
5. Chất khô hòa tan (chất khô chiết quang kế): được đo bằng máy, đó là chỉ số
Bx.
6. Pol: là thành phần đường tổng (%) được xác định qua phân cực kế. Trong thực
tế, ta tính pol là tổng nồng độ đường saccharose có trong dung dịch (%).
7. AT =Pol/Bx: là tỉ số giữa nồng độ đường saccharose và nồng độ chất tan trong
dung dịch.
8. Chất không đường: Bx(%) – pol(%), chất hòa tan không phải đường
saccharose.
9. Đường non: là dung dịch đường có độ Bx >90%, bao gồm tinh thể đường
saccharose và dung dịch đường quá bão hòa.
10. Mật: là dung dịch được tách ra từ đường non trong ly tâm.

11. Đường trắng RS (Refinded sugar): đường tinh luyện chuẩn.
12. Chè trong (nước mía trong): là thành phần nước mía thu được sau khi lắng
trong.
13. Bùn nước: là phần dung dịch lấy ra từ đáy bồn lắng.
14. Chè lọc: là phần nước mía được lấy ở trống lọc quay chân không.
15. Bã bùn: là hỗn hợp bùn ướt, bã nhuyễn lấy ra sau trống lọc chân không.
16. Chữ đường(ccs): là tỉ lệ phần trăm đường tinh khiết có thể thu được từ 100
phần nguyên liệu tính theo trọng lượng mía:
17. Ccs = pol(%) – [z(%) tạp chất/2]
18. Nước mía hỗn hợp: là nước mía thu được từ bộ che ép 1,2 sau khi đi qua lược
parabol.
19. Magma: là lượng dung dịch đường gồm đường và nước nóng hoặc chè trong.
20. Siro: là bán thành phẩm của giai đoạn bốc hơi, có độ Bx = 50-60%, Ap = 5784%.
21.

Page | 4


Báo cáo thực tập Qúa trình – Thiết bị

Page | 5


Báo cáo thực tập Qúa trình – Thiết bị

LỜI MỞ ĐẦU
Từ lâu, con người đã biết sử dụng nguồn đường để phục vụ nhu cầu dinh dưỡng
của mình. Đồng thời sử dụng đường làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác
như: bánh kẹo, đồ hộp, nước giải khát, dược phẩm…
Bên cạnh đó, các phụ phẩm của ngành đường cũng có giá trị trong các ngành

khác như: bã mĩa dùng làm nguyên liệu cung cấp năng lượng cho nhà máy, mật rỉ
dùng để sản xuất cồn, bột ngọt.
Trong công cuộc hiện đại hóa đất nước thì ngành công nghiệp mía đường góp
phần vào sự phát triển nền kinh tế. Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học
kỹ thuật thì đời sống của con người ngày càng được cải thiện và nâng cao, theo đó nhu
cầu sử dụng đường cũng tăng theo. Vì vậy, cải thiện quy mô sản xuất và chất lượng
sản phẩm là vô cùng quan trọng.
Với nhiều yếu tố thuận lợi, ngành trồng mía và sản xuất đường ở Việt Nam bắt
đầu hình thành từ những năm 1990.
Năm 1994, nhà nước chỉ có 9 nhà máy đường và 2 nhà máy tinh luyện đường
công suất nhỏ, thiết bị công nghệ lạc hậu, nên hàng năm phải nhập khẩu lượng đường
lớn. Cho đến năm 1995 thì những vùng nguyên liệu lớn bắt đầu xuất hiện những nhà
máy sản xuất đường cỡ lớn. Trong năm năm từ 1995-2000 đã có bước đột phá lớn với
sự hình thành của 46 nhà máy đường và 2 nhà máy tinh luyện.
Trong hơn 20 năm hình thành và phát triển của mình, với sự hỗ trợ hiệu quả bởi
các chính sách của nhà nước, ngành mía – đường Việt Nam đã góp phần vào sự tăng
trưởng của nên kinh tế quốc dân. Về mặt xã hội, nó đã giúp giải quyết được việc làm
cho nông dân trồng mía , người lao động thời vụ, công nhân nhà máy. Góp phần ổn
định nền kinh tế, tạo nên các vùng sản xuất hàng hóa lớn, bộ mặt nông thôn các vùng
trồng mía đều có sự thay đổi rõ rệt. Ngành công nghiệp mía- đường ngày càng có vai
trò quan trọng trong đời sống, kinh tế, xã hội ở nước ta.

Page | 6


Báo cáo thực tập Qúa trình – Thiết bị

Phần 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG NƯỚC TRONG
Chương 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA NHÀ MÁY

1.1 TÊN VÀ ĐỊA CHỈ
1.1.1 Tên gọi
- Tên Tiếng Việt: Công ty Cổ phần Đường Nước Trong
- Tên Tiếng Anh: Nuoc Trong Joint Stock Company
- Tên viết tắt: NUTROJSCO
1.1.2 Địa chỉ và thông tin liên hệ
- Địa chỉ: ấp Hội An, xã Tân Hội, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.
- SĐT: 0663751002
- Fax: 0663755087
- Email:
- Website: www.duongnuoctrong.com
1.1.3 Vị trí xây dựng nhà máy
- Ấp Hội An, xã Tân Hội, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.
- Phía Bắc cách trung tâm huyện Tân Châu 13km.
- Phía Tây Bắc cách thành phố Tây Ninh 44km.
- Phía Đông giáp tỉnh lộ 4 Tây Ninh.
- Phía Nam giáp xã Tân Hiệp, Tân Châu, Tây Ninh.
- Cách thành phố Hồ Chí Minh 150km.
- Cách cửa khẩu quốc tế Xa-mát 20km.
1.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ MÁY

Hình 1. 1: Nhà mày đường Nước Trong – Tây Ninh

Page | 7


Báo cáo thực tập Qúa trình – Thiết bị
Nhà máy Đường Nước Trong được xây dựng ở xã Tân Hội, huyện Tân Châu,
tỉnh Tây Ninh, cách thị xã Tây Ninh 44 km về hướng Tây Bắc.
Nhà máy được khởi công xây dựng vào năm 1988 với thiết kế của chuyên gia

nhà máy đường Cuba. Thiết bị được mua ở các nước Tây Ban Nha, Đức, Liên Xô,
Trung Quốc và một số được chế tạo trong nước. Nhà máy chính thức hoạt động và cho
ra sản phẩm vào đầu tháng 4/1992, nhà máy làm lễ khánh thành vào ngày 30/04/1992.
Nhà máy Đường Nước Trong sản xuất đường trắng trực tiếp từ mía theo phương
pháp sulfit hóa acid tinh với công suất 500 tấn mía/ngày. Với sự giúp đỡ kỹ thuật của
các chuyên gia Cuba và đội ngũ công nhân được đào tạo có kỹ thuật chuyên môn,
được sự lãnh đạo đúng đắn của Ban giám đốc nhà máy nên nhà máy hoạt động ổn định
và đạt hiệu quả ngay từ ban đầu. Để giải quyết phần nào sản lượng mía trung bình nên
tháng 05/1995 nà máy bắt đầu nâng công suất từ 500 tấn mía/ngày lên 1000 tấn
mía/ngày. Qua 6 tháng làm việc kiên trì, vượt khó của tập thể công nhân nhà máy, đến
tháng 11/1995 nhà máy hoạt động với năng suất 1000 tấn mía/ngày. Đến tháng
03/1996, nhà máy đường Nước Trong sát nhập với nông trường mía Nước Trong
thành xí nghiệp đường Nước trong và trực thuộc Công ty mía đường Tây Ninh, do đó
chủ động phần nào nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất sau này. Đến tháng 11/1996,
chất lượng sản phẩm của nhà máy đã sánh cùng với các nhà máy Bình Dương, Hiệp
Hòa. Từ tháng 10/2005 đến nay, công ty chuyển thành Công ty Cổ phần Đường Nước
Trong với công suất 1000 tấn mía/ngày. Công ty có vốn đầu tư trong nước là 51%.
Công ty Cổ phần Đường Nước Trong được thành lập theo quyết định số 2999/QĐ
– CT ngày 07/05/2005 của UBND tỉnh Tây Ninh trên cơ sở đã chuyển đổi từ bộ phận
Nhà máy Đường Nước Trong thuộc Công ty TNHH một thành viên mía Đường Tây
Ninh. Tại Đại hội cổ đông thành lập ngày 10/10/2005, Công ty Cổ phần Đường Nước
Trong chính thức đi vào hoạt động độc lập.
1.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH VÀ SƠ ĐỒ MẶT BẰNG
1.3.1 Sơ đồ mặt bằng tổng thể

Page | 8


Báo cáo thực tập Qúa trình – Thiết bị
Sơ đồ mặt bằng


Page | 9


Báo cáo thực tập Qúa trình – Thiết bị
1.3.2 Cơ cấu tổ chức hành chính
Hội đồng cổ đông

Ban kiểm soát

Hội đồng quản trị

Giám đốc

PGĐ kỹ thuật

Phòng
KT-VTCL

Xưởng
sản xuất

PGĐ Nông nghiệp

Phòng
KT-TV

Phòng
TCHC


Ban
khuyến
nông

Phòng
nguyên liệu

Hình 1.3 – Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty
 NHIỆM VỤ TỪNG BỘ PHẬN
- Đại hội đồng cổ đông:
+ Là những người nắm giữ cổ đông của công ty, những người có cổ phần sẽ
chịu ảnh hưởng tới công ty.
+ Có quyền đưa ra ý kiến nếu lợi ích của họ bị ảnh hưởng.
+ Xem xét những báo cáo về tài chính lời lỗ của công ty mà đưa ra ý kiến
của mình mà từ dó hội đồng quản trị sẽ thông qua và đưa ra quyết định
đúng đắn.
- Hội đồng quản trị:
+ Kiểm tra mức cổ tức được tòa quyết định thời gian trả và thủ tục trả cổ tức
hoặc xử lý thua lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh.
+ Kiến nghị về tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty.
- Giám đốc:
Page | 10


Báo cáo thực tập Qúa trình – Thiết bị

-

-


-

-

-

-

-

+ Trực tiếp điều hành công ty, do HĐQT bổ nhiệm đại diện trong mọi hoạt
động kinh doanh bảo vệ quyền lợi công ty.
Ban kiểm soát:
+ Quyết định phương hướng kế hoạch, dự án sản xuất kinh doanh và các chủ
trương lớn của công ty.
+ Quyết định các vấn đề về tổ chức bộ máy điều hành để đảm bảo hiệu quả
quản lý sản xuất kinh doanh cao.
+ Quyết định về quyền cũng như các vấn đề liên quan đến thu nhập của các
bộ phận quản lý.
+ Quyết định về việc bổ nhiệm phó giám đốc, kế toán trưởng, trưởng phòng.
Phòng kinh tế - tài vụ:
+ Tham mưu cho giám đốc về tổ chức tài chính kế toán đạt hiểu quả kiểm
tra và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, xây dựng các kế hoạch ngắn hạn,
trung hạn, dài hạn; tham mưu cho giám đốc về công tác kinh doanh các
quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và điều lệ của công
ty.
Phòng tổ chức – hành chính:
+ Giúp giám đốc tổ chức bộ máy khoa học hợp lý, xây dựng nội dung và
thực hiện đầy đủ chính sách của nhà nước ban hành về tiền lương, tiền
thưởng, bảo hiểm xã hội, các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của

pháp luật và điều lệ của công ty.
PGĐ nông nghiệp:
+ Giúp giám đốc chỉ đạo các hoạt động trong công tác nguyên liệu đầy đủ
kịp thời đúng tiến độ số lượng, chất lượng cây mía; xây dựng và mở rộng
vùng nguyên liệu đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh; các quyền và
nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và điều lệ của công ty.
Phòng nguyên liệu:
+ đảm bảo đủ khối lượng và vật tư chất lượng mía cao kịp thời phục vụ
cho chế biến của nhà máy, nghiên cứu các ứng dụng về khoa học kỹ
thuật canh tác mía, các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp
luật và điều lệ của công ty.
Ban khuyến nông:
+ giúp giám đốc việc thực hiện hợp đồng do phòng nguyên liệu ký kết, kết
hợp với phòng nguyên liệu áp dụng các vấn đề cơ giới hóa phục vụ sản
xuất tăng năng suất mía cho công ty.
Phòng kỹ thuật – vật tư – chất lượng:
+ xây dựng và quản lý vận hành các quy trình máy móc – thiết bị chế biến
đường và các sản phẩm khác; quản lý chất lượng hệ thống theo tiêu
chuẩn ISO 2001:2008, xây dựng kế hoạch bảo dưỡng định mức kỹ thuật
đảm bảo về chất lượng và số lượng vật tư hàng hóa phục vụ cho sản xuất
và sửa chữa, các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và
điều lệ của công ty.
Page | 11


Báo cáo thực tập Qúa trình – Thiết bị
-

Xưởng sản xuất:
+ quản lý, bảo quản, khai thác sử dụng các tài sản được giao, áp dụng

những quy trình công nghệ tiên tiến và sản xuất, tổ chức sản xuất hợp lý,
các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và điều lệ của
công ty.

1.3.3 Những thuận lợi và khó khăn của nhà máy
1.3.3.1 Thuận lợi:
- Nhà máy nằm trong vùng nguyên liệu mới.
- Địa hình có suối thiên nhiên rộng lớn cung cấp nước đủ cho sản xuất.
- Có đội ngũ cán bộ, công nhân được đào tạo về chuyên môn.
- Có sự chỉ đạo sáng suốt của ban lãnh đạo và áp dụng được một số tiến bộ kỹ
thuật ngành đường trong nước và thế giới.
1.3.3.2 Khó khăn:
- Thiệt bị mua từ nhiều quốc gia nên khó đồng bộ và gặp khó khăn trong sản xuất
cũng như bảo dưỡng.
- Nhà máy nằm ở vùng sâu cùng xa nên việc vận chuyển vật tư sản phẩm tốn
nhiều chi phí.
1.4 NGUỒN CUNG CẤP NHIÊN LIỆU
Nhiên liệu rất quan trọng trong mọi hoạt động của nhà máy Nước trong. Nguồn
nhiên liệu này chủ yếu là bã mía lấy từ dây chuyền sau công đoạn ép, dùng để đốt lò.
Ngoài ra, nhà máy còn sử dụng củi để khởi động lò (thời gian đốt củi khởi động lò
khảng 12 giờ).
1.5 NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN
Điện dùng trong nhà máy với nhiều mục đích khác nhau, các thiết bị hoạt động
chiếu sáng trong sản xuất, sinh hoạt. Hiệu điện thế nhà máy sử dụng là 220V/380V.
Nguồn điện chủ yếu lấy từ trạm điện turbine hơi của nhà máy khi sản xuất với công
suất 1500kW. Ngoài ra, nhà máy còn sử dụng nguồn điện quốc gia và hai máy phát
điện dự phòng để đảm bảo nhà máy hoạt động liên tục.
1.6 NGUỒN CUNG CẤP HƠI
Nguồn hơi được lấy từ lò hơi của nhà máy để cung cấp nhiệt cho quá trình đun
nóng, bốc hơi, sấy. Trong quá trình sản xuất, ta vận dụng hơi thứ của thiết bị bốc hơi

để đưa vào sử dụng trong quá trình gia nhiệt, nấu nhằm tiết kiệm nhiên liệu cho nhà
máy, giảm kinh phí đầu tư, và thu lợi nhuận cao hơn.

Page | 12


Báo cáo thực tập Qúa trình – Thiết bị
1.7 NGUỒN CUNG CẤP NƯỚC
Nước là một nguyên liệu không thể thiếu trong các hoạt động như cung cấp cho
lò hơi, làm nguội máy móc, thiết bị, sinh hoạt… Nguồn nước cung cấp cho nhà máy
được lấy từ suối Nước Trong nên trước khi sử dụng cần qua hệ thống xử lý của nhà
máy. Ngoài ra, nhà máy còn tái sử dụng nguồn nước thải đã qua xử lý.
1.8 NGUỒN LỰC LAO ĐỘNG
Nhà máy có nguồn lao động ổn định, có khoảng hơn 50 lao động nữ và 380 lao
động nam đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau. Cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật của
nhà máy có trình độ chuyên môn nhất định được đào tạo tại các trường đại học, cao
đẳng và trung cấp. Cơ cấu tổ chức nhân sự trong nhà máy đucợ phân bố hợp lý.

Page | 13


Báo cáo thực tập Qúa trình – Thiết bị

Chương 2. TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM
2.1 GIỚI THIỆU VỀ NGUYÊN LIỆU MÍA
 Nguồn gốc và phân bố
Mía là nguyên liệu chính để sản xuất đường saccharose của Việt Nam và các
nước vùng nhiệt đới. Cây mía có nguồn gốc từ Ấn Độ, được trồng nhiều ở châu Á,
châu Mỹ, như các nước Cuba, Braxin, Ấn Độ, Trung Quốc. Ở nước ta, mía được trồng
trên cả nước và tập trung phần lớn ở ven các con sông chính.

Cây mía thuộc họ Hòa thảo
(Poaceae), giống Saccharum.
 Hình thái cây mía:
+ Thân mía hình trụ dài 2-3 m,
phân làm nhiều lóng, nối với
nhau bằng mắt mía, xung quanh
mắt mía có một rãnh lõm chứa
mầm. Mía được trồng bằng
ngọn chứa hai mắt mía.
+ Lá mía dài, thuôn, dẹp và bén.
Hình 2.1 Giống mía VN84-4137
+ Rễ: rễ cùm, hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây.
+ Phần gốc mía chứa nhiều đường hơn phần ngọn.
 Thành phần của cây mía
+ Đường saccharose, glucose, fructose chiếm 12%.
+ Nước, các hợp chất không đường, chất béo và hợp chất Nitơ.
+ Tạp chất không tan: rễ, lá, cát, đất.
 Phân loại
Nhà máy sử dụng 3 giống mía (giống chín sớm và chịu hạn trung bình; giống chín
trung bình và chịu hạn kém; giống chín muộn và chịu hạn tốt) để đảm bảo hoạt động
một cách liên tục trong sản xuất.
+ Giống mía chín sớm và chịu hạn trung bình: VN84-4137, KK2, LK92-11, K93219.
+ Giống mía chín trung bình và chịu hạn kém: K84-200, K95-156, K95-84.
+ Giống mía chín muộn và chịu hạn tốt: K88-65, K88-2000.
 Yêu cầu kỹ thuật
Mía chín là lúc hàm lượng đường trong mía đạt tối đa, hàm lượng đường khử còn
lại ít nhất. Mía chín sau khi trồng khoảng 10-12 tháng. Thu hoạch mía tốt nhất là khi
cây mía đạt độ chín kỹ thuật có hàm lượng đường ở phần gốc và phần ngọn tương
đương nhau và đảm bảo các chỉ tiêu Bx>20%, Pol>19%, RS<0.5%, AP>87%,
CCS>11.

Page | 14


Báo cáo thực tập Qúa trình – Thiết bị
 Nguồn cung cấp
Nguyên liệu chính mà công ty dùng đó là mía của nông dân đã ký hợp đồng với
công ty. Nguồn nguyên liệu mía nhập về công ty theo ngày, mỗi ngày công ty nhập
mía về khoảng 1000-3000 tấn mía. Nguyên liệu mía nhập vào cần phải có chữ đường
đạt yêu cầu kỹ thuật cũng như các tạp chất bám trên cây mía. Mía sau thu hoạch không
để quá 2 giờ ngoài nắng và lưu kho 24 – 48 giờ để tránh hiện tượng chuyển hóa đường
hay kết tinh đường gặp khó khăn.
Nơi cung cấp nguyên liệu là nông dân tại huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.
2.2 NGUYÊN LIỆU PHỤ
Để đảm bảo sản phẩm đường cát trắng sau khi đưa ra thị trường được tốt và đạt
chất lượng thì công ty đã sử dụng một số loại phụ gia như:
-

Magnafloc LT27 là hợp chất cao phân tử nhằm mục đích trợ lắng trong.
Pracstol 2530: dùng cho lắng nổi.
Antiformin DMT: chất diệt khuẩn tại che ép.
Lưu huỳnh: dùng cho sulfit 1 và sulfit 2.
CaO 75% min: thực hiện tại khâu gia vôi.
Intrasol FKL hoặc Bupan: giảm độ nhớt đường non.
Thuốc tẩy Na2S2O4 90% min: tẩy màu của đường.
Đường giống RE: làm giống tinh thể 600
Hợp chất acid phosphorine thực phẩm H3PO4 85%, bổ sung P2O5 vào hỗn
hợp.
Defospum He: chất phá bọt.

Page | 15



Báo cáo thực tập Qúa trình – Thiết bị

2.3 GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM
Nhà máy Đường Nước Trong chỉ sản xuất một loại đường RS – đường tinh
luyện, hay còn gọi là đường kính trắng, đóng thành bao 50kg. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn
ISO 9001 – 2008, TCVN 6959 – 2001.
Chỉ tiêu đóng gói sản phẩm:
+ Đường saccharose ≥ 99.1%
+ Độ ẩm ≤ 0.06%
+ Độ màu ≤ 180 IU

Hình 2.2: Sản phẩm chính của công ty

Page | 16


Báo cáo thực tập Qúa trình – Thiết bị

Chương 3. AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
3.1 AN TOÀN LAO ĐỘNG
An toàn lao động là chỉ tiêu rất quan trọng trong sản xuất. Đảm bảo an toàn lao
động là đảm bảo sản xuất được ổn định, nâng cao hiệu quả sản xuất. An toàn lao động
bao gồm an toàn cho người và an toàn thiết bị.
Để thực hiện an toàn cho công nhân, công ty đề ra nội quy an toàn lao động, yêu
cầu tất cả mọi người tuân thủ chặt chẽ, trang bị cho công nhân các dụng cụ bảo hộ.
An toàn cho thiết bị nhằm đảm bảo cho sản xuất được ổn định, nâng cao tuổi thọ
thiết bị, phát huy tối đa hiệu năng hoạt động của thiết bị. Để làm tốt công tác này đòi
hỏi người công nhân phải có ý thức cao trong việc thực hiện đúng quy trình vận hành

thiết bị thực hiện tốt công tác duy trì và bảo dưỡng.
3.2 NHỮNG YÊU CẦU CỤ THỂ TRONG NHÀ MÁY
Điều kiện môi trường nhà máy
-

-

Thông gió: sự thông gió trong phân xưởng sản xuất cần được vận dụng một
cách tối đa, bằng cách xây dựng các cửa sổ và các cửa trời trên mái đảm bảo sự
chênh lệch nhiệt độ trong phân xưởng và ngoài môi trường từ 3-5oC. Các bộ
phận sinh nhiệt như: gia nhiệt, nấu đường, ly tâm, lò hơi phải đặt ở cuối hướng
gió, đều có lớp cách nhiệt và bố trí quạt gió để tăng cường sự phân tán nhiệt.
Chiếu sáng: trong các xí nghiệp sản xuất việc chiếu sáng rất quan trọng.
Thường người ta vận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên: cửa sổ, cửa chính để chiếu
sáng vừa tiết kiệm năng lượng điện vừa an toàn, phù hợp sức khỏe người sản
xuất. Bên cạnh đó, người ta còn bố trí thêm các đèn chiếu sáng để đảm bảo đầy
đủ ánh sáng cho vận hành và làm việc.

3.3 AN TOÀN VỀ ĐIỆN
Nhà máy sử dụng điện rất lớn nên việc an toàn điện cần đặc biệt quan tâm. Dây
dẫn điện đều được cách điện an toàn và bố trí dọc tường hay đi ngầm theo mương dưới
mặt đất. Các mô-tơ điện, hộp điện đều được che chắn cẩn thận và ghi chú rõ ràng, phải
có dây trung tính nối đất. Phải có phương tiện bảo vệ cá nhân, biện pháp cấp cứu
phòng khi có sự cố xảy ra.
3.4 AN TOÀN VỀ HƠI VÀ THIẾT BỊ TRAO ĐỔI NHIỆT
Trong quá trình sản xuất thường sử dụng lượng nhiệt và áp lực rất lớn nên rất
nguy hiểm đối với người vận hành. Do đó, các thiết bị sản xuất hơi, nhiệt như lò,
turbine, thiết bị đun nóng,… cần phải có lớp cách nhiệt, vỏ bảo vệ chắc chắn, cần có
khoảng cách an toàn khi làm việc, kiểm tra định kỳ và bảo dưỡng.
Page | 17



Báo cáo thực tập Qúa trình – Thiết bị
3.5 PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ
- Luôn đề cao công tác phòng cháy thông qua các biện pháp:
+ Giáo dục ý thức cảnh giác cao trong phòng và chữa cháy.
+ Trang bị hệ thống chữa cháy như: bình CO2, vòi nước…
+ Vật liệu dễ cháy được bố trí ở nơi xa nguồn nhiệt.
+ Bố trí quạt hút trong phân xưởng để giảm bụi vì nồng độ cao sẽ dễ cháy khi có
ngọn lửa.
3.6 VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
Vấn đề vệ sinh môi trường ngày càng được quan tâm hơn nhất là trong tình hình
công nghiệp phát triển mạnh như hiện nay.
Theo phân tích cho thấy, ô nhiễm nhà máy được gây ra bởi nước thải, tiếng ồn,
bụi, khí thải… gây hại cho môi trường và sức khỏe người lao động.

Page | 18


Báo cáo thực tập Qúa trình – Thiết bị

Chương 4.

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Trong quá trình sản xuất của nhà máy có phát sinh một lượng nước thải sản xuất
với lưu lượng khoảng 200 m3/ngày và tải lượng ô nhiễm cao, nếu không được xử lý
tốt sẽ gây ra ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến nguồn nước trong khu vực. Để bảo
vệ môi trường, Công ty Cổ phần Đường Nước Trong hợp tác với Công ty TNHH TMDV Công Nghệ Xanh tiến hành thiết kế và thi công lắp đặt hệ thống xử lý nước thải
cho nhà máy của Công ty Cổ phần Đường Nước Trong.

4.1 THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI
Bảng 4.1 – Thành phần và tính chất nước thải
(Nguồn cấp từ Công ty Cổ phần Đường Nước Trong)
Đầu vào
Dãy giá trị
pH
5.5 – 6
BOD5 tổng, mg/L
1600 – 12000
COD tổng, mg/L
2200 – 16000
Tổng P, mg/L
6 – 15
Cặn lơ lửng (SS), mg/L 300 – 1300
Dầu, mg/L
20 - 40
Thông số

4.2

TC nguồn
loại A
6.0 – 8.5
<50
<100
<5
<100

GT toàn phần
6

5000
7000
50
150
30

TIÊU CHUẨN NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP: TCVN 5945 – 1995

Bảng 4 .2: Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp: TCVN 5945 – 1995
TT

Thông số

Đơn vị

0C

Giá trị giới hạn
A

B

C

40

40

45


6-9

5.5 - 9

5-9

1

Nhiệt độ

2

pH

3

BOD5(200C)

mg/ l

20

50

100

4

COD


mg/ l

50

100

400

5

Chất rắn lơ lửng

mg/ l

50

100

200

6

Asen

mg/ l

0.05

0.1


0.5

7

Cadmi

mg/ l

0.01

0.02

0.5

8

Chì

mg/ l

0.1

0.5

1

9

Clo (dư)


mg/ l

1

2

1
Page | 19


Báo cáo thực tập Qúa trình – Thiết bị

10

Crom (VI)

mg/ l

0.25

0.1

0.5

11

Crom (III)

mg/ l


0.2

1

2

12

Dầu mỡ khoáng

mg/ l

KPHĐ

1

5

13

Dầu động thực vật

mg/ l

5

10

5


14

Đồng

mg/ l

0.2

1

5

15

Kẽm

mg/ l

1

2

5

16

Mangan

mg/ l


0.2

1

17

Niken

mg/ l

0.2

1

2

18

Photpho hữu cơ

mg/ l

0.2

0.5

1

19


Photpho tổng số

mg/ l

4

6

8

20

Sắt

mg/ l

1

5

10

21

Tetracloetylen

mg/ l

0.02


0.1

0.1

22

Thiếc

mg/ l

0.2

1

5

23

Thủy ngân

mg/ l

0.005

0.005

0.01

24


Tổng Nitơ

mg/ l

30

30

60

25

Tricletylen

mg/ l

0.005

0.3

0.3

26

Amoniac (tính theo N)

mg/ l

0.1


1

10

27

Florua

mg/ l

1

2

5

28

Phenola

mg/ l

0.001

0.05

1

29


Sulfua

mg/ l

0.5

0.5

1

30

Xianua

mg/ l

0.05

0.1

0.2

31

Coliform

MNP/1000m l

5000


1000

4.3 QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Page | 20


Báo cáo thực tập Qúa trình – Thiết bị
Quy trình xử lý nước thải
1

Page | 21


Báo cáo thực tập Qúa trình – Thiết bị

Nước thải

Bể tiếp nhận
Bùn
Bể lắng
phân bón
FeCl3.6H2O, ure, NaOH pH 6.4 – 6.8
Bể điều hòa
pH 7.5 – 7.8

Bể xử lý sinh học kỵ
khí

Bồn tuần hoàn


pH 8.4 -8.7

Bể hiếu khí

Bồn chảy tràn
polyaluminium chloride
Javen

Bồn PC

Sạn, tro
Than hoạt tính

Bồn áp lực

Bồn 1000m3
Nước loại A
Hình 4.2 – Sơ đồ quy trình xử lý nước thải
2

Page | 22


Báo cáo thực tập Qúa trình – Thiết bị
4.4 THUYẾT MINH QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Nước thải từ xưởng sản xuất theo hệ thống thoát nước riêng được dẫn đến bể tiếp
nhận. Tại hầm bơm bố trí 2 bơm nước thải có công suất 20 m 3/h có nhiệm vụ bơm
nước thải vào bể lắng.
+ Hầm chứa nước thải chia làm 4 ngăn, có tác dụng chứa và ổn định nước

thải, nước từ 4 ngăn sẽ được bơm vào bể lắng.
+ Tại bể lắng sẽ có cánh khuấy hoạt động rất chậm để bổ trợ loại bỏ các tạp
chất rắn mà các chất này có thể gây hiện tượng bùn lắng trong nguồn tiếp
nhận, tách dầu, mỡ hoặc các chất nổi khác, giảm tải trọng hữu cơ cho công
trình xử lý sinh học phía sau. Toàn bộ lượng bùn sẽ được thu gom ở đáy bể
vào bơm đến sân phơi bùn.
+ Nước thải được thu gom ở máng thu nước tại bể lắng sau đó tự chảy vào bể
điều hòa. Bể điều hòa có tác dụng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải
giúp hệ thống xử lý làm việc ổn định đồng thời làm giảm kích thước các
công trình xử lý phía sau. Tại bể điều hòa bố trí bơm nước thải có công suất
20 m3/h, có nhiệm vụ bơm nước thải vào bể xử lý sinh học kỵ khí.
+ Trong bể sinh học kỵ khí, vi sinh vật sẽ chuyển hóa polysaccharide, protein,
lipid thành các phức đơn giản hơn hoặc các chất hòa tan như đường, acid
béo, amino acid… Quá trình xảy ra chậm do tốc độ thủy phân phụ thuộc
vào pH, kích thước hạt và đặc tính của cơ chất, ở đây xảy ra quá trình acid
hóa và methan hóa.
+ Nước thải sau xử lý kỵ khí sẽ được bơm vào bể tuần hoàn giúp điều hòa
lượng nước thải đi vào hồ sinh học. Nước thải sau đó sẽ đi qua bể chảy tràn
để tách bùn hoạt tính ra khỏi nước.
+ Bùn trong hồ sinh học thường lớn hơn 180 mL/L, nếu bùn hoạt tính lớn hơn
200 mL/L thì sẽ chuyển về bể sân phơi.
+ Nước thải sau khi đi qua bể chảy tràn sẽ đi vào bồn PC có bổ sung
polyaluminium chloride, Javen giúp lắng các chất bẩn còn sót lại trong
nước. Sau khi qua quá trình xử lý thì nước đạt loại A (theo tiêu chuẩn
TCVN 5945 – 1995) sẽ đi vào quy trình xử lý cấp nước để sử dụng cho sản
xuất, bùn ở sân phơi bùn sẽ được thu gom làm phân bón.

Page | 23



Báo cáo thực tập Qúa trình – Thiết bị

Phần 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ THIẾT BỊ VÀ KỸ THUẬT SẢN XUẤT
Chương 5. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
5.1 SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

Page | 24


Báo cáo thực tập Qúa trình – Thiết bị

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

Page | 25


×