Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

nghiên cứu về bộ phận văn chương trong trước tác của Phan Huy Chú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.44 KB, 90 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX đã để lại dấu
ấn hết sức đậm nét trong lịch sử phát triển nền văn hoá, văn học của dân tộc. Giai
đoạn này không chỉ xuất nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, những nhà chính trị quân
sự tài ba, những nhà bác học lớn, mà nó còn thể hiện một bước phát triển mới về tư
duy khoa học.
Trong lĩnh vực văn học giai đoạn này đã đạt được những thành tựu quan
trọng với nhiều những tác phẩm lớn như: Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh phụ
ngâm, Cung oán ngâm khúc.. và một số truyện nôm nổi tiếng như Sơ kính tân trang,
Hoa tiên…thể hiện một tư duy văn học mới. Đặc biệt là tác phẩm Hoàng lê nhất
thống chí tuy chưa đạt đến mức độ hoàn chỉnh của một tiểu thuyết chương hồi
nhưng dù sao nó cũng đánh dấu cho sự phát triển của tư duy văn học khác với tư
duy sử học.
Về mặt sử học cũng có rất nhiều biến đổi. Thời kỳ này xuất hiện một cách
rầm rộ các tác phẩm khảo sử, không chỉ về chất lượng mà đặc biệt có những biểu
hiện mới về phương pháp khảo cứu lẫn tư tưởng chi phối công việc biên khảo.
Thêm nữa vấn đề văn sử triết tiếp tục bất phân nhưng đã có những bước tiến (so
với các nhà khảo chứng trước đó.) Lịch triều hiến chương loại chí là một trong
những tác phẩm được Phan Huy Chú biên khảo sưu tầm, có nội dung rộng lớn, bao
quát nhiều mặt trong xã hội, đồng thời nó cũng thể hiện được một bước phát triển
trong tư duy nghiên cứu khoa học.
Những bước tiến về tư duy ấy được thể hiện như thế nào trong tác phẩm? Vì
sao Phan Huy Chú lại có được những bước tiến ấy, Cái gì đã tác động đến ông?
Đặc biệt với tư cách là nhà sử học nhà sưu tầm, biên khảo ông đã có những đóng
1
góp như thế nào đối với nền văn học Việt Nam? Nghiên cứu đề tài này không chỉ
giúp cho chúng ta tìm hiểu được một giai đoạn phát triển mới về tư duy khoa học
mà còn cho chúng ta thấy được những giá trị văn học của dân tộc mà nhà trước
thuật Phan Huy Chú đã làm được. Hơn nữa còn cung cấp cho người đọc một vốn tư
liệu vô cùng phong phú, nhiều mặt đặc biệt là đối với những người nghiên cứu văn


học trung đại cũng như những người yêu thích văn học cổ Việt Nam. Đó là một
trong những lý do mà chính mà chúng tôi lựa chọn đề tài này.
2. Mục đích ý nghĩa của đề tài
Phan Huy Chú là một trong những nhà sử học nhà nghiên cứu biên khảo sưu
tầm. Nghiên cứu Phan Huy Chú cũng như tác phẩm lịch triều hiến chương loại chí
Nghiên cứu đề tài này giúp chúng ta không những tìm hiểu được giá trị đích thực
của bộ sách về nhiều mặt như: tư tưởng, phương pháp tư duy khoa học của Phan
Huy Chú, đặc biệt là với những người nghiên cứu văn học cổ thì đây là một trong
những tài liệu vô cùng quý giá.
Nghiên cứu đề tài này giúp cho chúng ta có một cái nhìn bao quát, tổng thể
về những giá trị văn chương đích thực của một nhà sử học làm được đối với nền
văn học Việt Nam. Đồng thời giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nền văn hoá văn hiến
của dân tộc ta qua sự việc sưu tầm, biên khảo và đánh giá của nhà trước thuật Phan
Huy Chú.
3. Lịch sử vấn đề
Phan Huy Chú không chỉ là nhà khoa học nhà nghiên cứu sưu tầm, biên
khảo mà còn là một trong những hiện tượng nổi bật của thế kỷ XVIII - XIX, do vậy
có rất nhiều bài viết, bài nghiên cứu, tham luận với những đề tài thuộc nhiều lĩnh
vực khác nhau xoay quanh con người và tác phẩm của ông.
Ngay từ những năm 1961 nhà xuất bản sử học đã in bộ sách Lịch triều hiến
chương loại chí do tổ phiên dịch của viện sử học Việt Nam đã phiên dịch và chú
2
giải toàn bộ tác phẩm này. Nó được chia làm 4 tập gồm 49 quyển). Có thể nói đây
là một trong những văn bản có giá trị lớn mà những người trong tổ biên dịch lịch sử
đã làm được.
Một số các nhà biên chép soạn sử như Trần Văn Giáp đã viết những cuốn
sách như Lược chuyện các tác gia việt nam, Tìm hiểu kho sách hán nôm…đã sử
dụng một số tư liệu về tác phẩm của Phan Huy Chú và có những lời nhận xét về
ông tuy nhiên những tác phẩm này mang tính khảo lược và khái quát nên chỉ điểm
qua về tác giả và tác phẩm chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu một vấn đề cụ thể.

Nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Phan Huy Chú, năm 1983 sở văn hoá
thông tin Hà Sơn Bình đã xuất bản cuốn Phan Huy Chú và dòng văn Phan Huy. Đây
là cuốn sách tập chung những bài viết của các giáo sư, các nhà nghiên cứu, của các
cơ quan khoa học về nhiều vấn đề khác nhau xoay quanh con người, gia đình dòng
họ và những giá trị của tác phẩm. Cuốn sách tập hợp những bài viết, những bài
tham luận ở nhiều mặt khác nhau do vậy nó chưa có tính thống nhất, đi sâu vào một
vấn đề cụ thể.
Vũ Tiến Quỳnh trong tác phẩm phê bình và bình luận văn học của các nhà
văn nhà nghiên cứu việt nam (Nhà xuất bản văn nghệ – TP. Hồ Chí Minh.1989) đã
có bài viết về Phan Huy Chú, trong bài này tác giả đã khẳng định được giá trị của
văn tịch chí đồng thời cũng đánh giá được những cái ông làm được so với người đi
trước.
Dương Quảng Hàm trong cuốn Việt nam văn học sử yếu đã có những nhận
xét chung đánh giá về cuốn lịch triều hiến chương loại chí, ngoài ra ông còn giới
thiệu những tác phẩm của Phan Huy Chú và trích lời tựa của lịch triều hiến chương
loại chí . Nhìn chung thì ông đã khái quát qua những nét chính cơ bản về tác phẩm
và tác giả song nó mang tính sơ luợc chứ chưa đi sâu vào vấn đề cụ thể.
Trong cuốn Góp phần xác lập hệ thống quan niệm văn học (nhà xuất bản văn
hoá thông tin năm 2002) Phương Lựu đã trích dẫn những quan niệm viết văn, chép
3
sử của nhiều tác gia từ trung đại đến hiện đại trong đó có trích dẫn những quan
niệm về văn cũng như chép sử của Phan Huy Chú.
Cuốn Văn học việt nam dưới góc nhìn văn hoá của Trần Nho Thìn (xuất bản
năm 2003) có bài viết: Một vài vấn đề đặt ra xung quanh việc phân loại thư tịch của
Lê Quý Đôn và Phan Huy Chú. Tác giả đã phân tích đánh giá việc phân loại thư
tịch của hai tác giả trên để đưa ra nhận xét về quan niệm văn của thời xưa cũng như
tư duy phân loại. Bài viết chủ yếu nghiêng về nghiên cứu thể loại văn học nhiều
hơn .
Nhìn chung còn rất nhiều những cuốn sách, những bài tham luận, nghiên cứu
viết về những vấn đề khác nhau có liên quan đến tác giả tác phẩm hay nghiên cứu

một mặt nào đó về giá trị, tư tưởng, chính trị xã hội hay lịch sử.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Theo nội dung của đề tài đưa ra chúng tôi xác định đối tượng và phạm vi
nghiên cứu chính của đề tài là văn bản Lịch triều hiến chương loại chí, cụ thể là
phần Văn tịch chí trong trước tác của Phan Huy Chú.
Thứ hai là những tác phẩm khảo cứu biên soạn của những tác gia trước và
sau Phan Huy Chú. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng những bài viết, bài tham luận,
những bài nghiên cứu phê bình có liên quan đến đề tài của luận văn.
Luận văn này chủ yếu là nghiên cứu về bộ phận văn chương trong trước tác
của Phan Huy Chú chứ không phải nghiên cứu toàn bộ trước tác của ông nên phạm
vi nghiên cứu của chúng tôi được giới hạn trong phần văn tịch chí của Lịch triều
hiến chương loại chí.
5. Phương pháp thực hiện
Luận văn chủ yếu thực hiện phương pháp mô tả, phân tích, đánh giá trước
tác trên cơ sở dữ liệu. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp so sánh văn bản học và
các phương pháp thường dùng khác.
4
6. Những đóng góp của luận văn
Trước tiên với những vấn đề được đưa ra và giải quyết ở luận văn sẽ đưa
đến cho người đọc một cách nhìn tổng thể về giá trị văn chương trong trước tác của
Phan Huy Chú
Giúp người đọc có thêm những tư liệu liệu tổng hợp khi nghiên cứu hay tìm
hiểu về những vấn đề xoay quanh bộ phận văn chương trong trước tác của Phan
Huy Chú.
Hơn nữa luận văn còn cho chúng ta thấy những đóng góp không chỉ về mặt
tư liệu văn học mà cả về mặt phương pháp nghiên cứu khoa học với một tư duy
mới của nhà trước thuật cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX .
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương I. Trước tác của Phan Huy Chú trong đời sống văn hóa cuối thế kỷ

XVIII nửa đầu thế kỷ XIX.
Chương II. Bộ phận sưu tầm biên khảo văn học trong lịch triều hiến chương
loại chí
Chương III. Sáng tác thơ văn của Phan Huy Chú
5
CHƯƠNG I. TRƯỚC TÁC CỦA PHAN HUY CHÚ TRONG ĐỜI
SỐNG VĂN HÓA NỬA CUỐI THẾ KỶ XVIII NỬA ĐẦU THẾ KỶ
XIX.
I.1.1 Phan Huy Chú và ảnh hưởng của truyền thống gia đình đến sự
nghiệp trước tác của ông.
1.1.Vài nét về tác giả.
Khi nói đến giai đoạn cuối thế kỷ 18 đầu 19 đến dòng họ Phan chúng ta
không thể không nói đến một người đã làm dạng danh dòng họ của mình đồng thời
cũng làm dạng danh cho nền văn hóa dân tộc, đó là Phan Huy Chú. Ông sinh vào
mùa đông năm Nhâm Dần 1782, lúc đầu tên là Hạo sau đổi thành Chú tự là Lâm
Khanh hiệu Mai Phong. Ông có nguồn gốc ở Nghệ An, sau di cư đến Sài Sơn, còn
gọi là làng thày thuộc phủ Quốc Oai, Hà Tây nay thuộc Hà Nội.
Phan Huy Chú sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống khoa cử,
cho nên ông có đủ điều kiện để học tập và nhờ vào sự giáo dục rèn luyện nghiêm
túc của gia đình đặc biệt là sớm được tắm mình trong kho tàng sách vở mà gia đình
bao đời lưu giữ được nên ngay từ nhỏ đã nổi tiếng khắp vùng Quốc Oai, Sơn Tây là
người thông minh học giỏi. Cha ông đã có những vần thơ miêu tả nét thanh tú của
ông:
“Mặt đẹp mày thanh khác trẻ thường,
Phúc ấm đúc nên hòn ngọc báu
Giống dòng bồi mãi nếp thư hương”
Là một người tài năng, giỏi dang, nhưng hai lần đi thi ông chỉ đỗ tú tài, hơn
nữa ông là người làng Thầy nên người ta gọi ông là kép Thầy. Ở trong lịch sử triều
đại phong kiến thì thường những người đỗ cao mới được ra làm quan nhưng với
hiện tượng Phan Huy Chú thì khác .Tuy không đỗ cao nhưng thực học thực tài của

ông thì ai ai cũng biết. Đến năm ( 1821) Minh Mạng biết tiếng nên đã cho triều
6
Phan Huy Chú vào kinh giữ chức biên tu ở viện hàn lâm, cũng năm ấy ông đã dâng
bộ sách lịch triều hiến chương loại chí, bộ sách sử có tính chất tổng hợp mà ông đã
dày công nghiên cứu trong suốt mười năm từ năm 27 tuổi cho đến năm 37 tuổi.
Năm 1825 ông được xung vào xứ bộ Trung Quốc làm phó đoàn đi sứ. Năm 1828
thăng phủ thừa phủ thừa thiên, năm sau tức năm 1829 được điều làm hiệp trấn
Quảng Nam sau đó lại bị giáng chức. Năm 1831 ông lại được cử làm phó đoàn
sang sứ Trung quốc lần thứ 2, lần này đi sứ tâm trạng Phan Huy Chú cũng chẳng
lấy gì làm vui, trong bài tựa của tập thơ làm khi đi sứ có ghi : “ Ta lần này đội ơn
được trát lại vâng đi sứ khi nghe lệnh giật mình kinh hãi thật là ngoài ý liệu tính…”.
Khi trở về ông bị cắt chức. Năm 1832 ông lại bị Minh Mệnh bắt đi hiệu lực ở
Giang Lưu Ba thuộc Inđônêxia. Trong đại nam thực lục chính biên có chép: “năm
1832 sai Phan Mâu, Nguyễn Tiến Khoan, Nguyễn Văn Chất dem theo mấy viện
binh bị cắt chức là Hoàng Văn Đản , Phan Huy Chú và Trương Hảo Hợp chia nhau
cưỡi ba chiếc thuyền lớn Phấn Bằng, Thụy Long và An Dương đi công cán ở Giang
lưu ba.” Và sau chuyến đi này trở về ông được khôi phục giữ chức tư vụ bộ công.
Làm được một thời gian ông cảm thấy nơi quan trường có nhiều điều ngang trái,
nhiều đổi thay khiến bản thân mình mệt mỏi chán ngán, nên ông bèn lấy cớ đau
yếu xin về quê dạy học và sau mất tại quê nhà năm (1782 ). Mộ của ông được chôn
ở xã Thanh Mai, huyện Tiên Phong, Sơn Tây, hiện nay là xã Vạn Thắng, huyện Ba
Vì, Hà Nội.
Có lẽ khi nói về tiểu sử và cuộc đời làm quan của con người này cũng thật
đơn giản và ngắn gọn. Hai lần đi thi đỗ tú tài, hai lần đi sứ Trung Quốc và một lần
đi hiệu lực. Vài lần làm quan, rồi bị cắt chức rồi lại làm quan…chỉ vậy thôi cũng đủ
thấy sự long đong của cuộc đời Ông. Song để đi tìm hiểu lý do tại sao khi mà một
con người tài giỏi như Phan Huy Chú mà con đường hoạn lộ của ông lại gập ghềnh
chắc trở, đi thi thì đỗ không cao, khi làm quan thì lúc thăng lúc giáng, nhưng con
đường nghệ thuật của ông thì lại làm dạng danh tên tuổi của ông đến muôn đời
sau ? Nguyên do thì rất nhiều nhưng chúng ta có thể điểm qua một số yếu tố dưới

7
đây, rất có thể đây chỉ là những nhận định trên cơ sở những yếu tố xã hội . Trong
xã hội phong kiến thì thi cử đã trở thành phương thức, cách thức để hay nói đúng
hơn là một tiêu chuẩn cơ bản để xác định tài năng và con đường quan lại của các
nhà nho. Nhưng trên thực tế thì thi cử không phải là phương thức xác định một
cách chuẩn xác nhất và đầy đủ nhất tài năng thực thụ của họ, ở đây chúng ta không
kể đến những trường hợp mua quan bán tước. Trong Kiến văn tiểu lục Lê Quý Đôn
có viết: “ Đặt ra khoa cử tuy có thi từ phú sách luận …tóm lại chỉ là dùng lời nói
xuông ứng đối lại thực ra thì đến khi thi thố ra việc làm vẫn không phải những điều
ấy, vả lại căn cứ vào văn chương mấy bài thi nơi trường ốc… làm gì mà có thể xét
hết nhân tài” [ trang 93 Kiến văn tiểu lục]. Như vậy có nghĩa là văn chương khoa
cử “ không phải là cái có thể phản ánh được trung thực những năng lực học thuật,
năng lực kinh bang tế thế và hoạt động thực tiễn của các nhà nho “. Mà Phan Huy
Chú là một trong những trường như vậy.
Mặt khác như chúng ta đã biết Phan Huy Chú sinh ra trong thời kỳ đầy biến
động của lịch sử dân tộc. Và chính sự biến đổi này đã ảnh hưởng sâu sắc đến gia
đình Phan Huy Chú. Như chúng ta đã biết, ông nội của Phan Huy Chú sau khi làm
quan cho Lê Chiêu Thống đã cáo quan về quê thì cha là Phan Huy Ích và chú là
Phan Huy Sảng lại theo Tây Sơn và phục vụ cho chính quyền Tây Sơn. Trong khi
đó 2 chú là Phan Huy Thự và Phan Huy Tân vẫn giữa thái độ phò Lê Chống Tây
Sơn. Như vậy chúng ta có thể thấy ngay trong một gia đình trí thức nhưng cũng đã
có những tư tưởng khác nhau, những xu hướng khác nhau. Còn Phan Huy Chú lớn
lên trong bối cảnh không mấy thuận lợi đó là lúc triều Tây Sơn suy sụp, triều
Nguyễn lên thay đang tìm mọi cách để trả thù chính quyền cũ và những người từng
tham gia ủng hộ chính quyền ấy, cha ông cùng người bạn thân thiết của mình ( Ngô
Thì Nhậm - bác của Phan Huy Chú )đã bị đánh đòn ở Văn miếu. Giá như không
có sự thay đổi này chắc hẳn Phan Huy Chú sẽ thuận lợi hơn trong con đường tiến
thân của mình. Có lẽ đó chỉ là một trong những lý do mà triều Nguyễn đã không
trọng dụng ông. Ngoài ra chúng ta có thể tìm hiểu thêm một khía cạnh khác nữa
8

cũng có liên quan đến vấn đề này nhưng ở góc độ nào đó, nó thể hiện một tư tưởng
rất mới của ông, đó chính là bản điều trần mà ông đã dâng lên vua Minh Mệnh
nhưng không được chấp nhận. Trong Đại nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ chép
vào năm Minh Mệnh thứ 4 (1823) có ghi: “Lang trung bộ lại là Phan Huy Chú dâng
sớ điều trần bốn việc nói nhiều điều viễn vông bậy bạ, không thiết việc đời. Vua
xem cười bảo rằng : Chú cầu tiến thân mong được hợp ý cũng như bọn Mao Toại tự
tiến vậy.” bèn trả sớ lại.” Bản điều trần đó được Tạ Ngọc Liễn đưa ra trong tác
phẩm Phan Huy Chú và dòng văn Phan Huy gồm :
1. Định lại chế độ quan chức cho rõ ràng
2. Phải thận trọng đối với việc thuế khóa
3. Phải xây dựng phương pháp phép tắc trong giáo dục,
4. Phải chấn chỉnh cục sử học để sử sách biên soạn ra được rõ ràng. (trang 29)
Mặc dù bản điều trần này tác giả của bài viết cũng chưa công bố tài liệu rõ
ràng. Nhưng chúng tôi đưa ra và khai thác nó ở một góc độ sử học nhằm mục đích
làm sáng tỏ thêm tư tưởng mới của ông chứ không phải góc độ chính trị, với những
yếu tố mà chúng tôi cho là hợp lý và phù hợp với quan niệm trong quá trình biên
soạn, trước thuật của nhà khoa học này. Từ đó chúng ta có thể thấy rằng những
điều mà Phan Huy Chú đưa ra hoàn toàn không viễn vông bậy bạ mà ngược lại rất
thực tế song chính quyền nhà Nguyễn có thể vì một lý do cá nhân nào đó hay cũng
có thể vì họ không coi trọng những vấn đề cần thiết này cho việc cai trị của họ, nên
không chấp nhận . Hơn nữa chúng ta cũng xét đến mối liên hệ với những người
Thân của ông. Trên thực tế trong giai đoạn này triều Nguyễn đang truy tội những
người có dính líu đến chính quyền Tây Sơn, họ tìm mọi cách để tiêu diệt và trả thù
tất cả những người có liên quan tới triều đại trước. Trong đó gia đình ông đã có
mấy người từng tham gia ủng hộ. Mặc dù không được triều Nguyễn tiếp nhận
nhưng chúng ta không thể phủ nhận tư tưởng rất mới của ông được thể hiện trong
bản điều trần này. Đặc biệt là điều thứ 4 của bản điều trần “ trấn chỉnh cục sử học
9
để sử sách biên soạn ra được rõ ràng”. Với điều này chúng ta thấy được tư duy,
tầm nhìn xa, mà rất thiết thực của ông đối với việc biên soạn sử sách. Có thể trước

và trong thời kỳ ông sống việc biên soạn sách vở còn nhiều sai sót và nhầm lẫn,
không được rõ ràng cho nên việc chấn chỉnh lại cả người làm sử cho đến tư liệu.
Ông đã nêu lên một thực tế rằng: Duy điển lễ của các triều từ trước chưa có sách
sẳn. Trong quốc sử biên chép công việc hàng năm về điển lễ còn sơ lược nhiều.
Huống chi từ năm Bính Ngọ (1786) có việc binh đao đến giờ sách cũ tan nát, chỉ
còn được một ít của các cố gia thế tộc cất dấu đi. Các sách nát, vở cũ còn lại biên
chép lẫn lộn sai lẫn chưa có đầu mối. Có bàn về điển cố các triều thì lờ mờ không
bằng cứ vào đâu. Vậy thì chép lấy những điều mắt thấy tai nghe chia ra từng loại để
làm một quyển sách có khuôn phép, há chẳng phải là nhiệm vụ của người học giả
ư?” Như vậy có nghĩa là ông cũng tự coi mình là người phải có trách nhiệm với
nền văn sử học nước nhà .Và chính tư tưởng, cách nhìn mới này đã ngấm trong tư
tưởng của ông, để khi đi vào thực tế của quá trình trước tác, ông đã vận dụng một
cách tối đa tài năng, trí tuệ và sức lực của mình để đọc, lựa chọn, sắp xếp biên soạn
tư liệu từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau để tạo nên một tác phẩm mang tên ông, và
cũng được coi là bộ bách khoa của dân tộc đó là tác phẩm lịch triều hiến chương
loại chí.
1.2 Gia đình và dòng họ
Có thể nói rằng để có được những thành công mà Phan Huy Chú thì gia đình
và dòng họ là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống, tài nămg của ông. Sinh ra
và lớn lên trong một gia đình mà cả bên nội, bên ngoại đều có truyền thống khoa
bảng và những người nổi tiếng ở góc độ di truyền học chúng ta có thể hiểu rằng
ông là sự hun đúc, kết tinh những tinh túy của hai dòng máu, tạo nên một Phan Huy
Chú tài năng hơn người.
10
Dòng họ Phan theo Phan gia công phả có nguồn gốc từ Gia Thiện Thạch
Châu, huyện Thạch Hà, Tỉnh Hà Tĩnh. Sau phân nhánh chuyển ra Thụy Khê Sài
Sơn mà sự di chuyển này có mối liên hệ với hai người cô ruột của Phan Huy Cận
( ông nội Phan Huy Chú). Hai bà là Phan Thị Nẫm và Phan Thị Lĩnh là cung tần
của các chúa Trịnh. Bà Nẫm từng xuất tiền ra sửa chữa chùa Hoa Phát ở xã Sài Khê
(Sài Sơn) còn bà Lĩnh được Khang Vương( Trịnh Căn ) rất sủng ái và bà từng theo

xe tháp tùng Trịnh Căn đi tuần du phía Tây, có xem phong cảnh Sài Sơn và góp
tiền xây dựng chùa ở đây. Sau khi Trịnh Căn mất bà về Thụy Khê sinh sống. Có lẽ
vì mối nhân duyên gia đình đó mà sau này Phan Huy Cận có mặt và lập nghiệp ở
vùng đất này, tạo thành một chi nhánh riêng của dòng họ Phan Huy.
Cũng theo Phan gia công phả thì những thế hệ trước của Phan Huy Chú có
rất nhiều người đã theo nghiệp binh và có những cống hiến lớn cho đất nước, được
phong tước hầu tước bá. Đến đời thứ 8 thì bắt đầu cho một truyền thống khoa bảng.
Người đầu tiên đỗ tiến sĩ ( 1754 ) chính là ông nội của Phan Huy Chú là Phan Huy
Cận, ông được phong chức giảng quan thị công bộ, đến năm Chiêu Thống thứ 2
ông được phong lễ bộ thị lang , cũng từng được phái đi sứ nhà Thanh. Ông là một
người tài giỏi làm dạng danh cho dòng họ và có nhiều đóng góp cho đất nước. Tiếp
theo là Phan Huy Ích (cha của Phan Huy Chú )và Phan Huy Ôn ( bác ) cũng là
những người đỗ tiến sĩ. Phan Huy Ích đỗ tiến sĩ năm 1775 làm quan thời Lê, sau
khi nhà Lê mất ông được triều Tây Sơn mời ra giao cho trọng trách lo việc bang
giao với nhà Thanh và nước lân cận. Năm 1790 ông được xung vào đoàn sứ bộ
sang Thanh chúc thọ hoàng đế Càn Long. Sau khi trở về ông được thăng chức
thượng thư bộ lễ, tước thụy nham hầu. Khi nhà Tây Sơn mất ông về làng Thụy Khê
viết sách, làm thơ và qua đời ở đấy. Phan Huy Ích không chỉ là một danh thần đã có
đóng góp vào việc nội trị và ngoại giao thời Tây Sơn mà ông còn là một nhà thơ, sự
nghiệp thơ sáng tác thơ văn của ông mà đặc biệt là thơ bang giao, những vần thơ
được ghi lại những cảnh tượng, sự việc mắt thấy tai nghe trên đường đi sứ ( cách
ghi chép này đã ảnh hưởng đến Phan Huy Chú sau này), hay đôi khi là những cảm
11
xúc, nổi lòng nhớ người thân khi xa cách, đã thể hiện rõ tài năng của một nhà thơ
nhà chính trị học đồng thời ông cũng là dịch giả của Chinh phụ ngâm khúc. Phan
Huy Chú còn có những người chú như Phan Huy Ôn cũng là người đỗ tiến sĩ
(1779), làm đốc đồng Tây Sơn, Thái Nguyên, Thị chế Hàn Lâm viện. Năm ông mất
cũng là năm Quang Trung kéo quân ra Thăng Long diệt họ Trịnh cũng cố lại ngôi
vua cho họ Lê. Tuy mât sớm nhưng ông đã để lại cho đời những tác phẩm có giá trị
như liệt truyện đăng khoa lục hay Chỉ minh lập thành toán pháp ... ông cũng được

coi là nhà sử học kiêm toán học của thế kỷ thứ 18. Ở đây chúng ta có thể nói thêm
rằng ông nội, cha và bác cùng đỗ tiến sĩ và ra làm quan dưới thời vua Lê – chúa
Trịnh “ tam phụ tử huynh đệ đồng triều “ . Ngoài ra chúng ta còn thấy một số tên
tuổi như Phan Huy Sảng, Phan Huy Thự …đều theo con đường khoa cử, có người
thì ra làm quan có người thì dạy học, làm thơ văn… đa số những người ra làm
quan, họ đều trở thành những sứ thần mang trọng trách lớn làm dạng danh cho dân
tộc.
Không chỉ bên nội mới có truyền thống khoa cử mà hơn nữa Phan Huy chú
cũng được thừa hưởng những yếu tố cơ bản bên ngoại. Gia đình bên ngoại cũng là
một trong những gia đình dòng dõi, nổi danh, nhiều người làm quan và đổ đạt. Mẹ
ông là bà Ngô Thị Thục, con gái của Ngô Thì Sĩ (ông ngoại ), bác là Ngô Thì
Nhậm, và cậu là Ngô Thì Vị. Có lẽ khi nghe thấy những tên tuổi của dòng họ Ngô
này ắt hẳn chúng ta không thể không tự hào thay cho Phan Huy Chú. Họ không chỉ
là những nhà ngoại giao, nhà chính trị,quân sự tài ba mà còn là những nhà thơ, nhà
văn nổi tiếng. Họ đã có rất nhiều đóng góp cho chính quyền đương thời và văn hóa
nước nhà. Chúng ta có thể ngầm hiểu với nhau rằng sự kết tinh của hai dòng họ đã
làm nên một “thiên tài” Phan Huy Chú, một nhà bác học lỗi lạc với tác phẩm lịch
triều hiến chương loại chí được coi bộ bách khoa toàn thư của dân tộc.
Trong khuôn khổ gia tộc Phan Huy Chú thực sự đã được thừa hưởng tất cả
những gì tốt đẹp nhất của gia đình và dòng họ mình. Có lẽ ít có người nào lại có
12
được thuận lợi như ông khi mà cả gia đình có đến chín lần đổ đàu ở các kì thi. Có
một bài thơ với nhan đề Thứ nam Thực sinh hi phú ( tức là bài phú mừng sinh con
trai thứ là Thực) trong Dụ am ngâm lục Phan Huy Ích có viết rằng:
Văn phái dư lan cụ cửu nguyên
( Dòng văn để lại đủ cả cửu nguyên)
Với lời chú như sau “ phụ thân tôi thi hương , thi hội hai lần đỗ đầu
( lưỡng nguyên ) Bố vợ tôi (Ngô Thì Sĩ ) thi hội, thi đình hai lần đỗ đầu ( lưỡng
nguyên) Tôi thi hương, thi hội, thi ứng chế ba lần đều đỗ đầu ( tam nguyên). Bác Hy
Doãn ( Ngô Thì Nhậm) và chú Nhã Hiên ( Phan Huy Ôn) đều đỗ đầu thi hương. Tất

cả cộng lại được chín lần đỗ đầu, gọi là cửu nguyên”. Ngoài ra còn rất nhiều người
trong dòng họ tuy không đỗ cao nhưng cũng là những nhà quân sự, nhà giáo, hay
nhà thơ nhà văn… Đó chính là niềm tự hào không chỉ của Phan Huy Ích mà còn là
niềm tự hào của người con trai yêu quý Phan Huy Chú về dòng họ của mình. Ông
có chép trong lời tựa lịch triều hiến chương loại chí rằng : “ Tôi may nhờ được sách
vở của các đời để lại và sự dạy dỗ của gia đình nên về điển chương gọi là có biết
qua đầu mối”. Như vậy là cùng với tất cả những nguồn sống trong đó có sự dạy dổ
kèm cặp của gia đình cùng với kho sách quý báu của cha ông để lại và sự bồi đắp
từ những người thân nơi kết hợp của hai dòng họ danh tiếng, lẫn tài năng và sự
miệt mài, kiên trì cả sự nổ lực không ngừng của bản thân mình đã giúp Phan Huy
Chú có được những thành công trong sự nghiệp sáng tác của mình.
I.2 Ảnh hưởng của xu hướng biến đổi quan niệm “văn sử triết bất phân”
trong giai đoạn cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX tới quá trình biên soạn
khảo cứu của Phan Huy Chú.
13
Có thể nói cuối thế kỷ thứ 18 đầu 19 xu hướng văn sử triết bất phân vẫn phát
triển nhưng cùng với sự phát triển của những xu thế xã hội mới đã đưa khối văn sử
triết vào một giai đoạn mới, bản thân nó đã có sự phân tách, tuy sự phân tách này
chưa có một ranh giới rạch ròi cụ thể nhưng trên thực tế nó đã có những đường nét
riêng biệt.
Như chúng ta đã biết trong thời trung đại thì hiện tượng văn - sử - triết bất
phân là một trong những đặc trưng của văn học cổ sản phẩm của một trình độ tư
duy nghệ thuật mà trong đó hai hình thái tư duy lý luận và tư duy hình tượng còn
đan xen với nhau mà chưa tách rời nhau như ở thời hiện đại. Một điều chúng ta
không thể phủ nhận đó là trong suốt một giai đoạn phát triển của lịch sử 10 thế kỷ ,
tức là đến đầu thế kỷ 20 thì các lĩnh vực như văn sử triết luôn là bất phân, nó là sự
đan xen hoà lẫn vào nhau, trong văn có sử và triết trong sử có triết và văn, hay
ngược lại trong triết lại có cả văn và sử. Là một nhà thơ, nhà văn có thể cũng là nhà
chính trị, nhà sử học… Nói chung bậc trí thức trong xã hội bấy giờ họ có thể kiêm
rộng hơn phạm vi cụ thể nghề nghiệp nào đó như một nhà nho có thể vừa là y, lý,

số…Do vậy mà chính trong mỗi tác giả cũng đã có sự kết hợp, đan xe về mặt tư
duy. Tuy nhiên không phải thời kỳ nào sự đan xen ấy cũng tồn tại đậm nét, mà ở
từng giai đoạn cụ thể, ở mỗi người nó có sự ảnh hưởng khác nhau.
Khi mà giai đoạn cuối thế kỷ thứ 18 đầu 19 các lĩnh vực như triết học, sử
học chính trị học, kinh tế học đều từng bước phát triển theo hướng riêng thì đây lại
là một trong những điều kiện quan trọng để khối văn sử triết đi vào một giai đoạn
mới, hơn nữa nó cũng có sự tác động lớn tới văn học giai đoạn này, mà đặc biệt là
chính những người sáng tác trong các lĩnh vực ấy cũng có những bước chuyển biến
về tư duy. Về mặt triết học thì có thể thấy rằng trước đây văn học là nơi để chuyên
chở những tư tưởng triết học. Nhưng thời kì này văn học không còn là nơi phù hợp
để các nhà triết học thể hiện quan điểm của mình, các nhà triết học đã tìm ra cho
mình một lối đi riêng, họ không còn bày tỏ tư tưởng mang màu sắc triết học trong
14
thơ ca như trước nữa. Văn chương thơ phú với niêm luật quy định chặt chẽ đã hạn
chế ý tưởng triết học của tư duy lý tính cao, đòi hỏi lập luận, biện bác. Do vậy, triết
học thực sự đã dần dần tách ra khỏi văn học tìm đến với phương thức thể hiện trực
tiếp hơn của nó. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta đánh đồng hay không
khẳng định sự tồn tại của yếu tố triết học trong thơ văn, hay nói đúng hơn là thơ
triết lý không còn tồn tại, mà ngược lại trên thực tế nó vẫn còn tồn tại rất lâu, tuy
nhiên lúc này nó đã có sự khác trước. Sự khác biệt này được thể hiện trong duy
sáng tác của các nhà văn nhà thơ. Và ít nhiều ảnh hưởng đến quan niệm truyền
thống về thơ văn của các học giả trong giai đoạn này.
Trong lĩnh vực sử học cũng vậy, nó cũng có những bước chuyển biến mới.
Như chúng ta đã biết các tác phẩm sử học của nước ta đã có từ rất sớm thể hiện tư
duy biên soạn sử học ở nước ta nhưng dường như ở trong nó có sự chứa đựng
phương thức tư duy nguyên hợp giữa văn sử triết bất phân như thơ vịnh sử, bình sử
và các tác phẩm sử biên niên hay kỷ truyện như Đại việt sử ký, Đại việt sử ký toàn
thư, Khâm định việt sử thông giám cương mục, Đại nam thực lục...Nhưng cùng với
thời gian và những bước tiến của xã hội các nhà biên soạn lịch sử đã nhận ra rằng
họ cần phải khảo sử với tư cách là lĩnh vực khoa học, mức độ duy lý cao, trong đó

các phương pháp khảo chứng lạnh lùng được áp dụng, khen chê có chứng cứ, thật
giả phân minh. Một số tác phẩm đã được viết theo dạng thức này như Việt sử tiêu
án của Ngô Thì Sĩ , Việt sử bị lãm của Nguyễn Nghiễm, hay Quần thư khảo biện và
Đại việt thông sử của Lê Quý Đôn. Đây là những tác phẩm sử học tuy nó chưa
thực sự phân tách rõ ràng như quan niệm chép sử của chúng ta ngày nay, nhưng
chính bản thân nó cũng đã nói lên được tư duy chép sử hướng đến sự thực nhiều
hơn. Trong Đại việt thông sử Lê Quý Đôn ( trang 21) có nói đến phép làm sử:
“Mỗi sự kiện đều phải nhặt đủ không bỏ sót, để cho người ta sau khi mở sách ra
xem, rõ được manh mối, biết được đầu đuôi, tuy không được mắt thấy tai nghe, mà
rõ ràng như chính mình được thấy. Hãy nói qua những điều đại yếu như: điềm trời
lành dữ, vận đất đổi thay, phải chép; việc vua đi ra, việc sách lập hậu phi, thái tử,
15
phải chép; chiếu lệnh ban xuống, tể thần tâu lên, sớ của các quan… đều phải chép
thực…” và nữa “ Mỗi khi cầm bút muốn viết, lại nghĩ đến thận trọng mà thường
phải rút rè, đâu dám nghĩ làm cho chóng xong để theo kịp họ Ban, họ Mã. Tạm xin
chép đúng năm tháng, nhặt nhạnh những việc mất mát bổ xung vào chỗ sử trước
chưa đủ, ghi lại việc cũ cho đời sau, may ra văn hiến có đủ chứng cớ có thể kê cứu
việc cũ, có thể để lại gương sau…” Với những điều đó, chúng ta có thể thấy rằng
trong giai đoạn này thì tư tưởng của các nhà soạn sử đã được nâng lên một bước
mới, phương pháp chép sử bằng sự thực đã được áp dụng. Nó không hoàn toàn tách
biệt như tư duy của chúng ta ngày nay. Nhưng một mặt nào đó nó đã khẳng định
được vị trí, vai trò riêng biệt của mình trong mối quan hệ với các môn khác.
Với sự phát triển theo những hướng đi mới của triết và sử học ở thời kỳ này
thì về cơ bản văn học đã tự tách ra khỏi khối hỗn hợp trên và lúc này chính văn học
cũng phải tìm đường trở lại với chính mình, khiến cho văn chương không còn thâu
tóm quá rộng các lĩnh vực mà trong quan niệm hiện đại các lĩnh vực ấy không
thuộc về nó. Nó tự tìm đến với chỗ đứng độc lập của mình về quan niệm hệ lý luận
chuyên biệt, chuyển dần sang hướng sáng tác và sáng tạo. Với quan niệm đó tuy
chưa thực sự rạch ròi nhưng cũng có thể nhận thấy trong tư tưởng của nhiều nhà
văn nhà thơ trong giai đoạn này đã có phần nào đó hướng tới sự phân biệt giữa văn

chương với các môn loại khác. Đến Phan Huy Chú thì sự nhận thức trong việc tách
biệt này rõ nét hơn, ông đã có những quan niệm riêng khi khi viết lời tựa cho tác
phẩm Quế đường thi tập của Lê Quý Đôn.[ phần này chúng tôi xin được trình bày
kỹ ở phần sau]
Có thể nói trong giai đoạn cuối thể kỷ 18 đầu 19 cùng với sự phát triển của
các lĩnh vực khác nhau theo những hướng đi riêng thì văn học đã có những thành
tựu nổi bật đặc biệt là trong tư duy đã có những phát triển mới, văn học phần nào
được trở về với vị trí độc lập của nó, tuy chưa thực sự tách biệt như quan niệm của
chúng ta hiện nay nhưng về cơ bản nó cũng đã có những yếu tố riêng biệt mang
16
tính đặc trưng riêng về thể loại của mình. Văn học trung đại gồm hai loại hình
chính đó là văn xuôi và văn vần nhưng yếu tố văn sử bất phân thể hiện rõ nét ở văn
xuôi hơn. Bởi vì văn vần mang yếu tố trữ tình nên phần nào hạn chế được sự xâm
lấn của sử và triết. Nói như vậy không có nghĩa là không có yếu tố triết và sử. Còn
trong văn xôi thì do yếu tố của thể loại nên nó dể có sự đan xen của triết và sử.
Nhưng cũng chính sự đan xen ấy lại là vấn đề cơ bản để chúng ta tìm hiểu phân
tích và mổ xẻ tác phẩm để tìm ra những mặt khác nhau. Xét cụ thể một số tác
phẩm trong giai đoạn này chúng ta sẽ thấy rõ hơn.
Với tác phẩm Hoàng lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái trên cơ bản nó
vẫn là một tác phẩm có thể nói là nằm trong khối văn - sử bất phân vì chính bản
thân nó có yếu tố của văn học lại vừa có những yếu tố sử học. Ngay trong ý tưởng
sáng tác phẩm này, chính tác giả đã có ý định muốn viết giống như tiểu thuyết
chương hồi. Trước Hoàng Lê thống nhất chí ở việt Nam đã có một số tác phẩm xuôi
có giá trị như Việt điện u linh, Lĩnh nam trích quái là những tác phẩm sưu tập soạn
thảo mang dấu vết của thần thoại, cổ tích, truyền thuyết nhưng đằng sau nó là
những vấn đề của cuộc sống đương thời. Tiếp đến là tác phẩm như thượng kinh ký
sự của Lê hữu Trác hay Vũ Trung Tùy bút của Phạm Đình Hổ, tang thương ngẫu
lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án là những tiếng nói tố cáo, phản án về xã hội.
Đến truyền kỳ mạn lục được coi là “ thiên cổ kỳ bút’có thể nói tác phẩm này có sức
mạnh làm lay chuyển nền móng đạo đức cả một thời đại. Tuy nhiên phải đến

Hoàng Lê thống nhất chí thì mới được coi là đỉnh cao của tiểu thuyết chương hồi
trong văn học Việt Nam trung đại. Nó là một bức tranh rộng lớn về một thời đại
đầy biến động , mà cũng rất bi hùng. Có thể nói “với sự kết hợp tài tình giữa tính
chân thực của biên niên sử và nghệ thuật tiểu thuyết sinh động, các tác giả cuẩn
Hoàng Lê Thống nhất chí đã đem đến cho chúng ta một tác phẩm văn học có chiều
sâu của sự phản ánh hiện thực mang tầm vóc của những rang sử thi…Bản thân tác
phẩm đã làm thay đổi một quan niệm trong truyền thống của một nền văn học vốn
coi trọng văn vần coi nhẹ văn xuôi như văn học Việt Nam.” [ Vũ Thanh Hà – hoàng
17
Lê Thống nhất chí và thể loại tiểu thuyết chương hồi trong văn học Việt Nam} Đúng
như vậy bằng ngòi bút tinh tế, sâu sắc Hoàng Lê thống nhất chí là sự kết hợp cả hai
yếu tố văn và sử học. Về mặt sử học chúng ta có thể thấy nội dung tác phẩm nói về
công cuộc thống nhất của nhà Lê diễn ra trong khoảng 30 năm từ khi Trịnh Sâm lên
ngôi chúa cho đến Gia Long lên ngôi vua, trong đó thể hiện cuộc khủng hoảng
nặng nề, kéo dài dẫn đến sự sụp đỗ của triều đại Lê - Trịnh, đồng thời cũng thể hiện
được sự nổi dậy mạnh mẽ của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn chiến thắng thù trong
giặc ngoài thống nhất đất nước nhưng cuối cùng lại thất bại để lịch sử rơi vào bi
kịch. Đấy là phương diện sử học còn có thể nói sự nổi bật của tác phẩm không phải
mình yếu tố sử học mà cao hơn nó là sự kết tinh tài hoa của bút pháp văn học. Ở tác
phẩm này nhân vật không những không bị trìm xuống vị trí thứ yếu sau các sự kiện
lịch sử như những tác phẩm lịch sử khác mà nó lại nổi bật lên bởi những tính cách
nhân vật được khắc họa đậm nét, với một số lượng nhân vật tương đối lớn so với
những tác phẩm văn học Việt Nam khác , nhưng nhân vật nào cũng có hành động
và tính cách riêng, cùng với sự lựa chọn từ ngữ, những chi tiết mang tính thẩm mỹ
cao… tạo nên sự sinh động trong tác phẩm. Mặc dù Hoàng Lê nhất thống chí chưa
hoàn toàn là một tiểu thuyết như sự phân loại của chúng ta bây giờ nhưng chính
bằng phương pháp sáng tác văn học, tác giả đã tái hiện lịch sử theo lăng kính chủ
quan của mình, điều này rất khác với sử gia khi viết sử. Với những đặc điểm nổi
bật đó, nó đã thực sự là một sản phẩm thuộc tư duy văn học với những yếu tố mang
tính đặc trưng thể loại của mình. Hoàng Lê nhất thống chí là một cột mốc quan

trọng đánh dấu sự phân biệt giữa tư duy sử học và tư duy văn học trong một giai
đoạn lịch sử.
Hay như Truyện Kiều của Nguyễn Du là đỉnh cao của văn học giai đoạn này,
tác phẩm thuộc về thể loại truyện thơ với hơn 3000 câu thơ Nguyễn Du đã miêu tả
được đầy đủ nhất toàn vẹn nhất số phận của nhân vật chính Thúy Kiều trong suốt
15 năm lưu lạc nơi xứ người với bao nhiêu khổ ải, đọa đầy. Và bằng bút pháp miêu
tả cảnh sắc thiên nhiên cũng như miêu tả tâm lý nhân vật, cùng ngôn từ có thần, tác
18
giả đã làm nên một kiệt tác văn học của thế kỷ thứ 19. Mặc dù trong truyện Kiều
không thiếu những câu thơ mang tính triết lý nhưng đấy chỉ là cái lý cho Nguyễn
Du thể hiện một cách trọn vẹn hơn cho tư tưởng của mình. Ngoài ra chúng ta còn
thấy nổi lên rất nhiều những tác phẩm văn học khác cũng gặt hái được nhiều thành
công như Chinh Phụ ngâm, Cung oán ngâm, và đặc biệt là truyện thơ nôm nổi tiếng
như Hoa tiên, Sơ kính tân trang… Tất cả chúng đã góp phần tạo nên một diện mạo
văn học mới trong giai đoạn này.
Nói tóm lại dưới sự ảnh hưởng sâu sắc của gia đình và sự tác động mạnh mẽ
của đời sống văn hóa xã hội đương thời, Phan Huy chú đã chịu ảnh hưởng sâu sắc
những tư tưởng mới không chỉ về mặt chính trị mà cả về văn hóa , cùng với đó là
sự tác động không nhỏ của gia đình đã giúp ông ngày một trưởng thành và gặt hái
được thành công trên bước đường nghệ thuật của mình. Con đường dù có hơi
chông gai và thời gian kéo dài nhưng bằng sự kiên trì, lòng miệt mài đã khiến ông
có một hướng đi đúng. Có phải chăng đó là sự bù đắp cho sự kém may mắn trên
con đường quan lộ của mình? Nhưng phải nói rằng hơn tất cả đó là sự tiếp nhận
một cách linh hoạt và đầy sáng tạo trong tư duy của Phan Huy Chú trước những
biến đổi, những xu hướng và trào lưu mới của xã hội, cùng với một trí tuệ và tầm
nhìn xa rộng đã đưa tư tưởng của ông vượt lên thời đại mà ông đang sống. Thực tế
đã chứng minh, với tác phẩm lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú thực sự
đã trở thành một nhà khoa học nổi tíếng của đất Việt và hơn thế nữa tiếng tăm của
ông không dừng lại trong nước mà còn được những nhà nghiên cứu nước ngoài biết
đến. Với tác phẩm nổi tiếng này đã đưa tên tuổi của ông sống mãi cùng thời gian.

Cho đến bây giờ và sau nữa những đề tài nghiên cứu về các lĩnh vực xoay quanh
tác phẩm của ông vẫn không ngừng, và hơn hết vốn tư liệu mà ông để lại nó thực
sự có giá trị quan trọng trong đời sống của chúng ta.

I.3 Lịch triều hiến chương loại chí bộ bách khoa toàn thư của dân tộc.
19
3.1 Vài nét về thể loại chí
Lịch triều hiến chương loại chí là một tác tác phẩm có dung lượng lớn và
được viết theo thể loại chí. Theo đề yếu tổng tự (của tứ khố toàn thư tổng mục đề
yếu) thì các loại thời linh địa, địa chí chức quan, chính thú mục lục đều tham khảo
các chí. Chí có mấy nghĩa như sau: ghi chép (ký), văn ghi việc (ký sự chi văn dư).
Đứng về mặt thể tài chí là một thể của sử do Ban Cố (năm 32 – năm 92 ) sáng tạo
ra trong Hán Thư - một bộ sử lớn được viết theo thể kỷ truyện của sử ký Tư Mã
Thiên. Sử ký Tư Mã Thiên được tổ thành bởi năm thể: bản kỷ, biểu, thư, thế gia,
liệt truyện. Ban cố viết Hán Thư trên cơ sở kế thừa sử ký, nhưng đã sáng tạo đổi
bản kỷ làm kỷ đổi thư làm chí. Đồng thời trên cơ sở Bát thư của sử ký, Ban Cố tăng
bổ hình pháp chí, thực hoá chí, địa lý chí, văn nghệ chí …(1). Như vậy chúng ta có
thể hiểu rằng chí chính là thư. Từ Ban Cố về sau thì hầu hết những nhà chép sử đã
xem chí như một thể loại để tổng hợp mọi mặt của đời sống xã hội. Có thể nói chí
có tính chất tổng hợp và khái quát cao, đấy cũng là một trong những ưu điểm của
nó.
Lưu Tri Cơ nhà sử học lớn đời Đường đã khái quát về đặc điểm của chí rằng:
“Chí tổng quát cả những điều rơi sót lại, tới thiên văn, địa lý, điển chương của các
quốc gia triều chính, người hiển đạt, kẻ ẩn dật, hết thảy đều thâu tóm không thể
mất, đó có lẽ là sở trường của chí vậy.”(2) Như vậy chúng ta có thể thấy được
những ưu điểm mang tính khái quát cao của thể loại này. Cũng có thể chính vì
mang tính khái quát cao, chứa được nội dung rộng lớn nhiều mặt nên những nhà
chép sử thường hay sử dụng thể loại này.
Nhà biên soạn sử lớn của Việt Nam như Lê Quý Đôn cũng đã dựa vào cách
chép sử của của họ và cũng chép về các loại chí. Sau đó là Phan Huy Chú cũng sử

dụng thể loại chí để soạn ra tác phẩm nổi tiếng lịch triều hiến chương loại chí, được
coi là bộ bách khoa toàn thư của dân tộc. Tuy các nhà sử học của chúng ta có sử
dụng những thể loại có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng điều khác biệt là những
20
nhà soạn sử của chúng ta không bắt trước nguyên vẹn, mà vượt lên là họ đã kế thừa
và có sự sáng tạo cao, không dập khuôn theo những gì đã có, mà hoàn toàn là dựa
trên đặc điểm của dân tộc mình để biên soạn sử của dân tộc mình. Đây chính là ý
thức và tư tưởng của hầu hết các nhà nho chân chính. Trần Văn Giáp có đánh giá
và nhận xét về sự biên soạn tác phẩm “ Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan
Huy Chú rằng : “ Tác giả sách này tuy chép sách theo lối chí của Trung quốc
nhưng không dập theo đúng hẳn một bộ sử một triều đại nào. Nó có sáng tạo tính
của nó, theo đúng hoàn cảnh và điều kiện riêng của sử việt nam.” [Lời giới thiệu,
Vân đài loại ngữ, tập 1, bản dịch, NXB văn hóa, Hà Nội 1962, trang 41.]
Như vậy có thể nói rằng Chí là một thể loại có xuất phát từ Trung Quốc
nhưng được các nhà soạn sử Việt Nam sử dụng nhờ những ưu điểm của nó, đó là
tính khái quát cao, chứa được nội dung xã hội rộng lớn, nhiều mặt. Nên đã được
không ít các nhà biên soạn, khảo cứu sử dụng thể loại này trong công việc soạn
thuật, ghi chép sử của mình. Phan Huy Chú cũng như một số nhà biên chép lịch sử
cũng như trước thuật trước đó đã thấy được những mặt ưu điểm này trong việc biên
soạn trước thuật của mình nên họ đã không ngần ngại khi coi thể loại này là một
“phương thức” để “trở” tất cả những nội dung rộng lớn mà họ muốn trình bày. Nội
dung mang tính chất là bộ bách khoa toàn thư của dân tộc. Trên thực tế có nhiều
thể loại và dạng thức khác nhau để chở nội dung rộng lớn nhưng nhìn chung thì thể
chí vẫn là có ưu thế hơn. Chính vì thế mà Phan Huy Chú đã lựa chọn thể loại này.
3.2 Kết cấu nội dung của lịch triều hiến chương loại chí.
Lịch triều hiến chương loại chí là bộ sách sử Việt Nam, đây là công trình
nghiên cứu xuất sắc của nhà sử học Phan Huy Chú, nó có tính chất tổng hợp mọi
mặt của xã hội nước ta từ thượng cổ đến hết đời Lê. Nó được coi là bộ bách khoa
toàn thư của dân tộc, tính bách khoa ấy không chỉ được thể hiện qua thể loại mà
còn được thể thể hiện qua kết cấu và nội dung của tác phẩm.

21
Bộ sách được chia làm 10 chí ghi chép 10 bộ môn, phân phối trong 49
quyển. Cách sắp xếp của ông cũng có trình tự và hệ thống đồng thời cũng chứa
đựng những mục đích ý nghĩa riêng. Đặc biệt là đầu mỗi chí tác giả đều đưa ra
những lời khái quát chung cho từng môn loại, “ Mỗi chí đều có lời tự để thuật đại
ý. Trong mỗi chí, lại chia làm tiết mục chép riêng cho tách bạch thấu suốt…”.
Thứ nhất là Dư địa chí (quyển 1 – quyển 5) chép về sự thay đổi bờ cõi qua
các đời và sự khác nhau về phong thổ qua các tỉnh.
Thứ hai là Nhân vật chí (quyển 6- quyển 12) chép về tiểu chuyện các bậc
vua chúa, các danh nhân, những người có công lao xây dựng các triều đại, những
tướng lĩnh có danh, những trí thức có đức nghiệp các đời.
Thứ ba là Quan chức chí (quyển 13- quyển 19) chép về danh hiệu chức
trưởng, phẩm tước, bổng lộc và cách tuyển cử các quan lại ở các đời.
Thứ tư là Lễ nghi chí (quyển 20- quyển 25) chép về các điển lễ thuộc triều
nghi như chế độ áo mũ xe kiệu, của vua chúa, chế độ phẩm phục, võng kiệu của
quan lại, lễ thờ cúng tang ma lễ sách phong tế cáo…
Thứ năm là Khoa mục chí (quyển 26 – quyển 28) chép về các phép tắc và
chương trình các khoa thi đồng thời liệt kê những khoa thi tiến sĩ, số lượng người
thi và tên người đỗ đầu.
Thứ sáu là Quốc dụng chí (quyển 29- quyển 32), chép các phép đinh điền,
các ngạch thuế các tiền tiêu, các lệ trưng thu, các khoản kinh phí…
Thứ bảy là Hình luật chí (quyển 33- quyển 38), chép về việc định luật lệ các
đời, luật các loại.
Thứ tám là Binh chế chí (quyển 39 – quyển 41), chép về việc đặt các nghạch
quân, phép tuyển chọn binh lính,chế độ lương bổng quan trang, quân dụng, phép thi
võ.
22
Thứ chín là văn tịch chí (quyển 42- quyển 45) chép về tình hình sách vở của
các đời.
Thứ mười là bang giao chí (quyển 46 – 49) chép về việc bang giao các đời,

lễ nghi đón tiếp sứ thần các nước.
Đó là 10 chí theo sự phân loại và sắp xếp của Phan Huy Chú với 10 loại cụ
thể. Theo ông cách sắp xếp thứ tự như vậy đều có dụng ý của mình, khi đưa Dư địa
chí lên đầu là có mục đích muốn khẳng định ý thức tự lập tự cường , lãnh thổ chủ
quyền của dân tộc trong lời dẫn các chí tác giả có nói:” Từ khi có trời đất thì có núi
sông. Đất nào thuộc phận sao nào đều đã chia sẵn, bờ cõi mỗi nước đều đã phân
biệt. Nước nào có địa phận của nước ấy”.Với những lời lẽ như trên, Phan Huy Chú
khẳng đã định rằng nước Việt Nam có quốc thổ rõ ràng, có ranh giới rành rọt,
không một nước nào có thể phủ nhận quyền độc lập tự chủ ấy. Với Dư địa chí ông
đã ghi chép tương đối đầy đủ về vị trí, duyên cách các trấn, các phủ huyện, ghi
chép núi sông, ghi chép về việc mở mang đất đai, những giống lúa mới, những sản
vật vv… Đặc biệt là ông đã mô tả chi tiết về quần đảo Hoàng Sa một bộ phận
khăng khít của lãnh thổ Việt Nam, như vậy đồng nghĩa với việc ông khẳng định nó
thuộc về chủ quyền của Việt Nam. Điều đó như khẳng định thêm tinh thần yêu
nước , tinh thần vì dân tộc rất cao của Phan Huy Chú. Nhân tài là một trong những
yếu tố quan trọng đối với một quốc gia cho nên tiếp theo Phan Huy Chú đã xếp
Nhân vật chí chí này được phân bố trong 7 quyển và chia làm 5 mục lớn: Dòng
tiếp nối các vua chúa; Bậc tể phụ hiền đức có công lớn; Tướng có tiếng và tài giỏi;
Nhà nho có đức nghiệp; Bề tôi tiết nghĩa. Theo Phan Huy Chú thì: “Có nước phải
lấy người làm gốc.” Trong phần này tác giả sắp xếp theo thứ tự, trước tiên giới
thiệu các nhân vật như vua chúa những dòng họ lần lượt cai trị từ thượng cổ cho
đến hết triều Lê tiếp đến chép đến bề tôi tài giỏi , có đức độ, có sự nghiệp đáng nêu
gương cho đời sau. Trong những phần cụ thể ông có những lời xét và ghi chú rất cụ
thể kỹ lưỡng. Những nhân vật có tài văn học ông cũng chép lại những tác phẩm của
23
họ, điều đó cho thấy ông là người có vốn kiến thức sâu rộng, biết kết hợp nhiều
nguồn tư liệu khác nhau để tạo nên một nhân vật chí phong phú, đồng thời cũng thể
hiện được những ưu điểm trong việc sử dụng tư liệu của ông. Khi chép về tiểu
chuyện các bậc vua chúa, các danh nhân, những người có công lao xây dựng các
triều đại, những tướng lĩnh có danh, những trí thức có đức nghiệp, tác giả còn thể

hiện những tư tưởng tình cảm, cùng lòng tự hào dân tộc, ông chú ý đến những anh
hùng chống giặc ngoại xâm, những người nhà văn hóa lớn, những nhân vật có đức
độ, ông đặc biệt dừng lại ở những vị vua sáng có công lớn trong việc chống giặc
ngoại xâm hoặc có công xây dựng đất nước, bởi họ là những tấm gương sáng cho
tất cả mọi người noi theo. Mục Quan chức chí Phan Huy Chú chủ yếu trình bày hai
vấn đề chính đó là đại cương về phép thi các đời và thứ hai là đi sâu vào tưng mặt
của vấn đề như thể lệ thi hương, thi hội, thi đình, tổ chức thi cử, số người đổ đạt
trong các khoa từ triều Lý cho đến Chiêu Thống (1787). Khi nêu những nét khái
quát về quá trình học tập và thi cử, ông cho rằng: “ đã đành chọn người phải có
khoa mục, nhưng đạt phép thi phải có cân nhắc; nếu chỉ thiên về một lối, sao lấy
được người đại tài? cái việc văn chương rất quan tâm đến thế đời, việc xem thi hay
hay dở, biết nhà nước thịnh hay suy” cũng như các phần khác bên cạnh việc ghi
chép ấy Phan Huy Chú thường hay có những lời bình xét, thể hiện quan điểm
khách quan của ông. Lễ nghi chí (quyển 20- quyển 25) chép về các điển lễ thuộc
triều nghi như chế độ áo mũ xe kiệu, của vua chúa, chế độ phẩm phục, võng kiệu
của quan lại, lễ thờ cúng tang ma lễ sách phong tế cáo…Phan Huy Chú không dừng
lại ở sự liệt kê các nghi lễ được đặt ra và qui định với từng đối tượng mà ông còn
có những nhận xét thể hiện những quan điểm riêng của mình trước những cái còn
dườm rà, phức tạp, hay ca ngợi những những nghi lễ phù hợp và đúng với luân
thường, đạo lý…Với Binh chế chí ông cho rằng mất nước cũng do binh, có được
nước cũng do binh chủ yếu là do người đứng đầu khéo cầm cương thì kẻ gian tham
cũng cũng dùng được, nếu lỏng tay cầm thì ngay quân túc vệ cũng chía lìa, việc
làm thành hay bại đều do ở đấy, cho nên đưa tầm quan trọng của việc dùng binh:”
24
việc dùng binh không thể không có quy chế”. Qua khảo xét tra cứu các sách cũ ông
đã phân ra từng loại, từng điều, gồm Ngạch quân; Phép kén chọn; Lệ nuôi binh và
cấp tuất; Cách luyện tập; Những điều cấm răn; Phép khảo thí; Lệ chầu hầu. Đều
được ghi chép và phân chia rất rõ ràng theo từng triều đại cụ thể. Với khoa mục chí
Phan Huy Chú đã cung cấp cho người đọc rõ hơn về thể lệ, quy tắc thi cử, từ thi
Hương, thi Hội, thi Đình và các điều từ tuyển lựa sĩ tử, cho đến việc thi cử, luật lệ

chấm bài thi canh phòng trường thi… tất cả đều có những “luật” dành cho những
người vi phạm. Hơn nữa ông còn cung cấp cho chúng ta một bản liệt kê đầy đủ các
khoa thi với với số lượng và danh sách những người đỗ đại khoa từ đầu cho đến
cuối Cảnh Hưng. Nói tóm lại nó là một tài liệu quí báu, là công cụ hữu ích cho
những nhà nghiên cứu cũng như những người có quan tâm đến nền giáo dục nước
nhà. Bang giao chí cũng là một trong những chí được coi là quan trọng ngay từ
những dòng đầu của chí này ông khẳng định: “trong việc trị nước, hòa hiếu với
nước láng riềng là việc lớn, mà nhữgn khi ứng thù lại rất quan hệ, không thể xem
thường, cho nên nghĩa tu hiếu chép ở kinh xuân thu đạo giao lânchép ở hiền truyện,
chính là đem lòng tin thực mà kết giao, người có quyền trị nước phải nên cẩn thận.
Nước Việt ta có cả cõi đất phía nam mà thông hiếu với Trung hoa, tuy nuôi dân
dựng nước, có quy mô riêng, nhưng ở trong thì xưng đế, mà đối ngoài thì xưng
vương, vẫn chịu phong hiệu, xét lý thế thực phải như thế. Cho nên lễ sách phong, lễ
cống sính, việc bang giao các đời đều xem là quan trọng…” chính vì thế mà Phan
Huy Chú tìm khắp điển cũ, chép theo sách tàn chia làm 4 mục đó là điển sách
phong; lễ cống sính; nghi thức tiếp đãi; và việc biên cương. Ở mỗi phần ông đều
chép cẩn thận theo từng đời , đây là một trong những tài liệu quan trọng đối với
người nghiên cứu cũng như công việc liên quan đến ngoại giao. Và một số chí như
hình luật chí, quốc dụng chí…Nói chung đều được Phan Huy Chú chép rất cẩn thận
và tỉ mỉ, đều dựa vào những tư liệu còn lại từ các đời trước.
Như ở trên đã trình bày thì mười chí trong công trình nghiên cứu này là mười
lĩnh vực khoa học riêng, nếu chia theo từng ngành khoa học cụ thể trong tác phẩm
25

×