Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Thơ xuân quỳnh viết cho thiếu nhi từ phương diện chủ đề và nghệ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (557.84 KB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

LÊ THỊ HUYÊN

THƠ XUÂN QUỲNH VIẾT CHO THIẾU
NHI NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN CHỦ ĐỀ
VÀ NGHỆ THUẬT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi

HÀ NỘI, 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

LÊ THỊ HUYÊN

THƠ XUÂN QUỲNH VIẾT CHO THIẾU
NHI NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN CHỦ ĐỀ
VÀ NGHỆ THUẬT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi

Người hướng dẫn khoa học:
ThS. TRẦN THỊ MINH

HÀ NỘI, 2015




LỜI CẢM ƠN
Lần đầu tiên bước vào nghiên cứu khoa học, em không khỏi bỡ ngỡ và
còn nhiều lúng túng. Sau thời gian miệt mài nghiên cứu, dưới sự hướng dẫn
tận tình của cô giáo - Thạc sĩ Trần Thị Minh, em đã hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cô.
Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn các thầy cô giáo trong Ban Giám
hiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, cùng các thầy cô giáo trong khoa
Giáo dục Tiểu học, các thầy cô giáo giảng dạy trong bộ môn Văn học thiếu
nhi đã hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình
thưc hiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Lê Thị Huyên


LỜI CAM ĐOAN
Dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cô giáo – Thạc sĩ Trần Thị
Minh, tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp Thơ Xuân Quỳnh viết cho
thiếu nhi nhìn từ phương diện chủ đề và nghệ thuật, được hoàn thành
không trùng với bất kì công trình nghiên cứu nào khác.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Lê Thị Huyên



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3
3. Mục đích nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 6
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 6
6. Cấu trúc khóa luận......................................................................................... 6
NỘI DUNG ....................................................................................................... 7
Chương 1. THƠ XUÂN QUỲNH VIẾT CHO THIẾU NHI NHÌN TỪ
PHƯƠNG DIỆN CHỦ ĐỀ.............................................................................. 7
1.1. Xuân Quỳnh và thơ viết cho thiếu nhi ....................................................... 7
1.1.1. Tiểu sử và sự nghiệp ............................................................................... 7
1.1.2. Thơ Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi – mảng màu riêng trong dòng chảy
thơ thiếu nhi Việt Nam .................................................................................... 11
1.2. Các chủ đề chính ...................................................................................... 17
1.2.1. Những vần thơ khám phá thế giới muôn màu ....................................... 17
1.2.2. Những vần thơ về tình mẫu tử............................................................... 28
1.2.3. Một số chủ đề khác................................................................................ 36
Chương 2. THƠ XUÂN QUỲNH VIẾT CHO THIẾU NHI NHÌN TỪ
PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT ................................................................ 45
2.1. Cấu tứ ....................................................................................................... 45
2.2. Giọng điệu ................................................................................................ 48
2.3. Hình ảnh ................................................................................................... 57
KẾT LUẬN .................................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong lớp nhà thơ trưởng thành từ thời kháng chiến chống Mỹ, Xuân
Quỳnh là một trong số ít cây bút nữ có sức sáng tạo dồi dào và được coi là
một hiện tượng văn học độc đáo. Xuân Quỳnh đã có những đóng góp không
nhỏ cho thơ ca Việt Nam hiện đại, không chỉ ở những mảng đề tài phản ánh
mà còn ở việc hình thành một phong cách nghệ thuật mới.
Tuổi thơ của Xuân Quỳnh trôi qua trong nghèo nàn, cơ cực, thiếu thốn
cả về vật chất lẫn tình cảm, nhưng chị đã vượt qua tất cả để sống cho ra sống,
sống để làm thơ, để rồi chị rất xứng đáng là một tên tuổi trong lĩnh vực văn học
thiếu nhi. Chị đến với thiếu nhi như một thiên chức của người mẹ, chị viết cho
thiếu nhi bằng tất cả sự trải nghiệm của mình và tình cảm dạt dào nhất. Chính
Xuân Quỳnh đã tự bạch: “Là một người làm thơ cho các em, qua những đau
khổ và khao khát thuở nhỏ, qua những lầm lỡ của tôi khi cư xử với các con tôi,
tôi luôn luôn tự nhủ: Muốn viết cho các em, đầu tiên là sự cảm thông giữa
các em chứ không phải là sự áp đặt. Đừng bắt các em sống và nghĩ theo cách
của mình. Nếu muốn giáo dục các em thì phải nhìn bằng con mắt của các em
mà nhận xét đánh giá mọi việc. Cách giải quyết bắt đầu từ đấy” [12, 646].
Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói thổn thức từ con tim là khát vọng sống,
khát vọng yêu thương mãnh liệt. Đó là giọng thơ đầy nữ tính, sôi nổi, mê say,
đầy cá tính và giàu yêu thương. Cảm xúc trong thơ chị luôn dạt dào, mãnh liệt,
thôi thúc, cháy bỏng như chính con người của nhà thơ. Trong số các tác phẩm
để lại, số lượng tuy không nhiều song cũng đủ tạo nên một dấu ấn trong
phong cách thơ ca Việt Nam hiện đại.
Xuân Quỳnh không chỉ thành công trong lĩnh vực viết về tình yêu, mà
còn khá thành công trong lĩnh vực viết cho thiếu nhi. Nếu trong thơ viết về
tình yêu Xuân Quỳnh khao khát mãnh liệt, cháy bỏng, nồng nàn bao nhiêu thì

1



trong những bài thơ viết cho thiếu nhi với tư cách là một người mẹ viết cho
con nói riêng và cho trẻ em nói chung, thơ Xuân Quỳnh lại dịu dàng, ru vỗ,
che chở bấy nhiêu. Đúng như nhà nghiên cứu Vân Thanh nhận xét, thơ viết
cho thiếu nhi là bộ phận quan trọng làm nên sự nghiệp của nhà thơ nữ đặc sắc
Xuân Quỳnh, một sự nghiệp thơ chỉ trên 25 năm: “Trong tư cách người phụ
nữ - người vợ, Xuân Quỳnh đã để lại một di sản thơ tình yêu đằm thắm và da
diết đến khắc khoải… Trong tư cách người mẹ, Xuân Quỳnh đã để lại một gia
tài thơ viết cho con cũng là viết cho thế hệ trẻ thơ, thật dồi dào và trong trẻo,
thật ngộ nghĩnh và dễ thương” [12, 648].
Nhờ những bài thơ ngộ nghĩnh, trong trẻo ấy mà các em nhận thấy thế
giới xung quanh mình một cách phong phú và hấp dẫn nhất. Đọc thơ Xuân
Quỳnh, các em sẽ tìm thấy những cách cắt nghĩa cho những câu hỏi “ở đâu?”,
“như thế nào?”, “vì sao?”…. Đó là những câu trả lời ngộ nghĩnh như chính
suy nghĩ của các em vậy. Đáng quý hơn, từ những điều ấy, nhà thơ đã khơi
gợi cho các em nghĩ đến cuộc sống. Cung cấp cho các em một cách lí giải độc
đáo, mới lạ, có thể là “không bình thường”, là “phi lí” nhưng lại có lý đối với
các em và được các em đón nhận với niềm vui và sự thích thú của riêng mình.
1.2. Ngày nay, trẻ em được sống trong thời kì công nghiệp phát triển, thời kì
bùng nổ công nghệ thông tin. Các em được tiếp xúc với nhiều loại hình văn hóa
nên tư duy và trí tưởng tượng của các em cũng có những chuyển biến mới. Vì
vậy, muốn giáo dục trẻ qua văn học, phải tìm ra giá trị của những tác phẩm văn
chương dành cho thiếu nhi nói chung và những sáng tác thơ ca viết cho thiếu
nhi nói riêng.
Thơ Xuân Quỳnh để lại có những tác phẩm dành cho thiếu nhi hết sức
ý nghĩa, chứa đựng rất nhiều bài học bổ ích cho các em. Mặc dù số lượng tác
phẩm không nhiều nhưng những bài thơ của Xuân Quỳnh được tuyển chọn
vào chương trình Tiểu học chiếm vị trí khá quan trọng và đã thực sự lôi cuốn

2



được các em thiếu nhi. Phải chăng Xuân Quỳnh đã tìm được cái mới lạ, bất
ngờ, ngộ nghĩnh từ chính cuộc sống hàng ngày để viết lên những trang thơ
quý báu cho trẻ em, đem lại cho thiếu nhi một niềm say mê mới lạ. Thực tế
khảo sát sách giáo khoa tiểu học sau 2000 tôi thấy các tác phẩm thơ của Xuân
Quỳnh đã được đưa vào sách giáo khoa gồm có 2 bài thơ: Tuổi ngựa (sách
giáo khoa Tiếng Việt 4 - Tập 1), Chuyện cổ tích về loài người (sách giáo khoa
Tiếng Việt 4 - Tập 2)
Xuất phát từ niềm say mê, cảm phục trước một nữ sĩ tài hoa, bạc mệnh
và yêu cầu thực tế giảng dạy trong tương lai, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề
tài: Thơ Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi nhìn từ phương diện chủ đề và
nghệ thuật. Điều này giúp tôi hiểu rõ hơn về thơ Xuân Quỳnh, đặc biệt là
mảng thơ viết cho thiếu nhi, đồng thời giúp tôi rất nhiều trong việc bồi dưỡng
năng lực cảm thụ văn học cho học sinh sau này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nhắc đến nhà thơ nữ Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc tới Xuân
Quỳnh. Mặc dù, Xuân Quỳnh có một cuộc đời ngắn ngủi 46 năm và mới chỉ
cầm bút trên 25 năm, số lượng tác phẩm không nhiều. Nhưng chỉ bấy nhiêu
thôi cũng đủ để Xuân Quỳnh khắc lên một dấu ấn đậm nét trên thi đàn văn học
Việt Nam và giành một chỗ đứng trong trái tim bạn đọc. Cũng bởi vậy đã có rất
nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình đã dày công nghiên cứu các tác phẩm viết
cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh nói chung và thơ ca viết cho thiếu nhi của Xuân
Quỳnh nói riêng.
Xuân Quỳnh xuất hiện muộn nhưng đóng góp rất nhiều cho nền văn học
thiếu nhi Việt Nam. Tổng kết lại chặng đường 10 năm phát triển của văn học
thiếu (1945 – 1975), khi đánh giá về thể loại thơ, nhà nghiên cứu Lã Thị Bắc
Lý đã nhắc đến Xuân Quỳnh với một gương mặt mới góp phần tô thêm hương
sắc cho thơ thiếu nhi Việt Nam: “Thơ cho trẻ em tiếp tục phát triển mạnh. Bên

3



cạnh những tên tuổi quen thuộc như Phạm Hổ, Võ Quảng, Vũ Ngọc Bích, Thi
Ngọc, Quang Huy,… còn có thêm Định Hải, Xuân Quỳnh, Ngô Viết Dinh, Trần
Nguyên Đào, Thanh Hào(…)” [6, 14].
Khi bàn về giọng điệu thơ Xuân Quỳnh trong bài “Thơ - tìm hiểu và
thưởng thức” tác giả Nguyễn Xuân Nam nhận xét: “Khi đã là mẹ, người phụ
nữ dồn hết tình cảm cho con, kết tinh máu huyết của mình. Những lời hát ru
thể hiện rõ điều đó. Thật ra khi người mẹ nghiêng xuống vành nôi hát ru, cái
nhịp điệu êm êm là để dành cho con dễ đi vào giấc ngủ…” [10, 81].
Chị đã một lần nữa đi từ tuổi thơ mình đến với tuổi thơ các em.“Chị
đến với các em bằng một tình yêu thực sự, một tâm nguyện được trở thành nhà
thơ của các em. Chiếc cầu nối chị với các em không gì khác hơn chính là các
con của chị: Tuấn Anh, Minh Vũ, Quỳnh Thơ” [3].
Trong bài viết: “Con yêu mẹ bằng con dế - một tư duy thơ Xuân
Quỳnh”, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên phát hiện ra điều lý thú: “Từ trước
đọc bài thơ này của Xuân Quỳnh, tôi cũng như nhiều người thích thú với sự
ngộ nghĩnh trẻ con được phát hiện tinh tế qua tấm lòng mẹ yêu con của nữ
nhà thơ. Xúc động gây nên vì thế. Mãi đến hôm nay tôi mới giật mình trước
câu kết của bài thơ và cảm thấy thấm thía ý nghĩa của nó về một phương diện
khác của tài năng Xuân Quỳnh” [13, 1024].
Lí giải những nét đặc sắc trong thơ thiếu nhi Xuân Quỳnh, Đông Mai –
chị gái Xuân Quỳnh trong hồi ký “Xuân Quỳnh – một nửa cuộc đời tôi” đã
viết: “Cuộc đời mồ côi khiến cho Xuân Quỳnh hiểu tình mẫu tử thiêng liêng,
cần thiết và quý giá như thế nào đối với trẻ thơ, nên khi làm mẹ, Xuân Quỳnh
dồn tất cả tâm hồn và sức lực cho con. Trong thơ Xuân Quỳnh, tình mẹ con
thật thiết tha, sâu đậm. Những bài thơ nói về con, viết cho con chiếm số lượng
lớn trong thơ Xuân Quỳnh” [1, 221- 222].

4



Trong bài “Cảm nhận về thơ Xuân Quỳnh”, Lưu Khánh Thơ đặc biệt
lưu ý đến giọng điệu ngọt ngào thấm đẫm trong mỗi câu thơ: “Điểm đặc sắc
hơn trong nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh có lẽ là giọng điệu thơ. Thơ chị có một
giọng điệu riêng rất dễ nhận ra. Giọng điệu ở đây không phải là cách nói mà
là cảm xúc, là giọng điệu của tâm hồn. Một giọng điệu không kiểu cách, khiên
cưỡng mà luôn tự nhiên, phóng khoáng. Chị thường hay chọn lời ru hoặc lấy
cảm hứng từ lời ru làm giọng điệu cho bài thơ của mình: (Ru, Hát ru, Lời ru,
Lời ru trên mặt đất, Lời ru của mẹ,(…)” [5, 2].
Trong một bài viết khác, hai tác giả Mai Hương và Lưu Khánh Thơ có
thêm phát hiện cái hay của thơ Xuân Quỳnh là ở sự chân thật: “Cái đáng quý
nhất của thơ là sự chân thật. Ưu điểm này ở Xuân Quỳnh khá rõ. Thơ của chị
nhiều khi như một lời trò chuyện tâm tình, khẽ khàng, nhỏ nhẹ, khiến người
nghe phải gần lại mới thấy hết được những gì nhà thơ muốn nói ẩn vào sau
mỗi dòng thơ”[7, 349].
Trong khuôn khổ một khóa luận, thông qua đề tài: Thơ Xuân Quỳnh
viết cho thiếu nhi nhìn từ phương diện chủ đề và nghệ thuật, tôi không có
tham vọng đưa ra hết những ý kiến bàn bạc về các sáng tác của Xuân Quỳnh
cũng như những đóng góp của nhà thơ đối với nền thơ văn Việt Nam hiện đại.
Tôi chỉ mong muốn đóng góp một phần nhỏ của mình vào việc nghiên cứu,
tìm hiểu các tác phẩm thơ Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi trong tuyển tập thơ
Cây trong phố - Chờ trăng và Bầu trời trong quả trứng để thấy được nét đặc
sắc, nổi bật trong chủ đề và nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh. Thông qua đề tài này
hy vọng sẽ giúp ích cho bản thân tôi trong quá trình giảng dạy cho học sinh
Tiểu học.
3. Mục đích nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu thơ viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh trên hai phương
diện chủ đề và nghệ thuật. Qua đó, thấy được giá trị và những đóng góp của
nữ sĩ cho lĩnh vực thơ thiếu nhi Việt Nam.

5


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu về: thơ Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ một khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi tiến hành khảo
sát những bài thơ viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh được in trong các tuyển
tập sau:
- Cây trong phố - Chờ trăng (thơ thiếu nhi in chung, 1981)
- Bầu trời trong quả trứng (thơ thiếu nhi, 1982)
- Bầu trời trong quả trứng (thơ thiếu nhi, 2012)
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này ngoài việc thu thập tài liệu tham khảo tôi còn sử
dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp phân tích tác phẩm văn học.
- Phương pháp so sánh văn học.
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung
của khóa luận gồm hai chương:
Chương 1: Thơ Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi nhìn từ phương diện
chủ đề
Chương 2: Thơ Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi nhìn từ phương diện
nghệ thuật

6



NỘI DUNG
Chương 1
THƠ XUÂN QUỲNH VIẾT CHO THIẾU NHI
NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN CHỦ ĐỀ
1.1. Xuân Quỳnh và thơ viết cho thiếu nhi
1.1.1. Tiểu sử và sự nghiệp
Xuân Quỳnh tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 6 tháng 10
năm 1942 tại xã La Khê, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội) trong
một gia đình công chức. Xuân Quỳnh được thừa hưởng nhan sắc, phẩm hạnh
của người mẹ và tình yêu văn chương của người cha, nhưng cuộc đời lại sớm
chịu thiệt thòi vất vả. Xuân Quỳnh mồ côi mẹ từ rất sớm, cha lấy vợ hai và
vào Nam sinh sống nên Xuân Quỳnh ở cùng bà nội và lớn lên cùng chị gái
Đông Mai. Tuổi thơ của Xuân Quỳnh trôi qua nghèo nàn, cơ cực thiếu thốn cả
về vật chất và tinh thần. Cuộc sống vất vả tự lập từ nhỏ khiến Xuân Quỳnh
già dặn trước tuổi. Tháng 2 năm 1955, khi mới 13 tuổi, Xuân Quỳnh được
tuyển chọn vào Đoàn văn công nhân dân Trung ương và được đào tạo trở
thành diễn viên múa chuyên nghiệp theo lối học truyền nghề ngay tại đoàn.
Vốn có năng khiếu, lại thông minh, xinh đẹp, cô em út của đoàn đã nhanh
chóng chiếm được cảm tình của mọi người và trở thành diễn viên đầy triển
vọng. Xuân Quỳnh đã đi biểu diễn ở nhiều nước và dự đại hội Thanh niên
sinh viên thế giới năm 1959 tại Viên (Áo). Tập làm thơ từ năm 1959 - 1960,
đến năm 1963 - 1964, Xuân Quỳnh học ở trường Bồi dưỡng những nhà viết
văn trẻ (khóa I) của Hội nhà văn. Ngày 5 tháng 8 năm 1963, sau khi từ đảo Cô
Tô trở về, Xuân Quỳnh quyết tâm theo đuổi con đường văn học. Từ năm 1964
trở đi, Xuân Quỳnh trở thành biên tập viên báo Văn nghệ, Nhà xuất bản Tác
phẩm mới. Tại Đại hội các nhà văn Việt Nam lần thứ 3, Xuân Quỳnh được
bầu vào Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam. Một số tác phẩm thơ của
Xuân Quỳnh đã được dịch và in tại Liên Xô (cũ), CHND Đức, Pháp…

7



Xuân Quỳnh qua đời ngày 29 tháng 8 năm 1988 trong một tai nạn giao
thông tại đầu cầu Phú Lương, thị xã Hải Dương, tỉnh Hải Hưng, cùng chồng
là Lưu Quang Vũ và con trai út Lưu Quỳnh Thơ (13 tuổi). Điều đau đớn ấy đã
gây bàng hoàng, xót xa trong trái tim biết bao người. Gia đình chị vĩnh biệt
chúng ta vào mùa thu. Những bông cúc vàng mà chị từng yêu, từng nói đến
trong các bài thơ phủ kín đầy khu mộ. Thế nhưng chính sự kết thúc bất ngờ ấy
đã khiến cho tình yêu mà Xuân Quỳnh hằng tôn thờ trở thành bất tử, đã làm
cho Xuân Quỳnh và thơ Xuân Quỳnh dường như càng đẹp ngời thêm bởi
vừng sáng kì diệu của huyền thoại. Và trong di sản thơ của chị chắc chắn có
những bài thơ sẽ đi vào vĩnh cửu.
Xuân Quỳnh - một nhà thơ nữ nổi lên từ thời kỳ đầu xây dựng hòa bình,
nhưng ta vẫn nhận thấy được sự tươi trẻ, dễ mến qua tập thơ đầu tay Tơ tằm chồi biếc. Thơ Xuân Quỳnh mang nặng tình cảm thiết tha, gắn bó với cuộc
đời, luôn kiên cường, vượt qua những khó khăn để có được hạnh phúc chung.
Gần ba mươi năm cầm bút, Xuân Quỳnh đã để lại cho đời một hồn thơ vừa
tươi tắn, hồn nhiên, sôi nổi mãnh liệt, có khi lại đằm thắm chân thành, hay đôi
lúc là những lời thơ ý nhị sâu sa được thể hiện ra từ cảm tính bồng bột.
Những sáng tác của chị luôn để lại ấn tượng lớn trong lòng độc giả, đặc biệt là
bạn đọc nhỏ tuổi.
Không chỉ riêng Xuân Quỳnh, mọi nhà thơ đều viết lên những trang thơ
để diễn tả cuộc sống xung quanh mình ở mọi phương diện: những khát khao,
những rung động yêu đương, những suy nghĩ trăn trở của người phụ nữ… hay
những rung động về cái đẹp một cách sinh động nhất. Từng vần thơ là tiếng nói,
phát ra từ chính tâm hồn của nhà thơ, nó đằm thắm, dễ đi vào lòng người. Đọc
thơ Xuân Quỳnh, mỗi người trong ta luôn tìm được sự đồng điệu về tâm hồn, về
hạnh phúc bình dị… vì lẽ đó thơ Xuân Quỳnh luôn giàu chất trữ tình. Cái đắm
đuối của cảm xúc trẻ trung đan quyện với niềm âu lo hạnh phúc của người đã

8



qua trải nghiệm trong thơ trữ tình, Xuân Quỳnh đem đến cho người đọc tình cảm
chân thành, sự lôi cuốn lãng mạn, nóng hổi về tình đời, tình người.
Với sự định hướng rõ ràng, và sự nỗ lực không ngừng của bản thân mà
Xuân Quỳnh khá thuận lợi trong con đường thơ ca, thành công của chị không
ngừng tăng lên theo thời gian: “… phần thơ viết cho thiếu nhi của chị mấy
năm gần đây đã đạt đươc những thành tựu đáng lưu ý. Với những bài thơ viết
cho thiếu nhi, Xuân Quỳnh đã định được cho mình một hướng chuyển rất
trúng, có cảm tưởng rất rõ ràng, một lần nữa, chị lại tự phát hiện ra một khía
cạnh sở trường tiềm ẩn của mình” [10, 68 - 69].
Là một nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu
nước trường kì gian khổ, Xuân Quỳnh cùng thế hệ với những nhà thơ: Trần
Đăng Khoa, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Phan Thị Thanh Nhàn,
Lâm Thị Mĩ Dạ, Thanh Thảo, Thu Bồn… được coi là dàn đồng ca chung của
thời kì lửa cháy. Thời kì này, Xuân Quỳnh viết rất sung sức, đều tay và đã cho
ra đời hai tập thơ có giá trị Hoa dọc chiến hào và Gió lào cát trắnggóp phần
làm phong phú cho thơ kháng chiến, đồng thời cũng khẳng định ý chí về sự
phấn đấu của lớp người trẻ tuổi những năm chống Mỹ của đất nước. Và để
mỗi khi nhắc đến thơ Xuân Quỳnh, mỗi người yêu thơ từ trong tiềm thức của
mình không thể không nhắc đến những tập thơ đó.
Thơ viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh không nhiều, nhưng phần
lớn đều đạt tới tầm đặc sắc, và nó đã đóng góp rất lớn vào nền văn học
thiếu nhi Việt Nam. Trong tình yêu ta có thể thấy một Xuân Quỳnh thăng
hoa, đắm say, ngây ngất, nồng nàn…, thì những bài thơ viết cho thiếu nhi
lại là những lời “tự hát” của trái tim người mẹ Xuân Quỳnh. Ngoài thơ,
Xuân Quỳnh còn có những sáng tác về truyện ngắn dành cho các em nhỏ.
Những mẩu truyện ngắn gọn và xinh xắn của đời thường hiện tại mà đẹp
như cổ tích, đầy những hứng thú và bất ngờ. Những mẩu truyện được viết với


9


thứ ngôn ngữ giản dị mà trong sáng, đó chính là những món quà thơm thảo mà
chị dành cho các em.
Trong nhiều dự định viết cho các em của Xuân Quỳnh, cũng như trong
thơ tình yêu nói riêng và thơ Xuân Quỳnh nói chung, ta gặp lại tâm thức quen
thuộc về hạnh phúc cho và nhận. Chính vì vậy mà thơ Xuân Quỳnh khác nào
một cuốn nhật ký về cuộc đời đang bỏ ngỏ. Số lượng tác phẩm chị để lại
không nhiều, song những tác phẩm của nữ sĩ luôn chiếm được tình cảm của
đông đảo độc giả. Bởi nó không chỉ hạn hẹp trong số lượng xuất bản nhà
nước ấn hành, mà còn được sao chép lại vô số trong sổ tay của đông đảo
chiến sĩ, thanh niên, học sinh và những người yêu thơ Xuân Quỳnh: “Loạt thơ
chống Mỹ của Xuân Quỳnh quả thật đã là “Những viên đá lát đường, những
nhát cuốc” đúng như mong ước của chị, góp phần xây dựng nền thơ ca chống
Mỹ cứu nước hào hùng của chúng ta” [10,66].
Không những vậy Xuân Quỳnh cũng có những đóng góp đáng kể vào
nền văn học Việt Nam hiện đại: “Từ lúc xuất hiện cho đến khi vĩnh biệt cuộc
đời, quá trình sáng tác thơ của Xuân Quỳnh là một chặng đường đi lên không
bị đứt đoạn. Hồn thơ của chị ngày một đa dạng và không ngừng được mở ra.
Ngòi bút của Xuân Quỳnh đã được thử thách qua thời gian với nhiều loại chủ
đề khác nhau… Dù đi vào những vấn đề lớn của đất nước hay trở về với những
tình cảm riêng tư, thơ Xuân Quỳnh bao giờ cũng là tiếng nói rất riêng của một
tâm hồn phụ nữ thông minh, sắc sảo, giầu yêu thương” [4,371].
Khi nói về thơ Xuân Quỳnh, Lại Nguyên Ân đã có nhận xét: “Hai chục
năm nay thơ Xuân Quỳnh đã đi vào lòng người đọc trở thành tiếng nói tâm
tình về những ngọt bùi, cay đắng ở đời, tiếng nói của tình yêu và tình mẫu tử,
tiếng nói hồn hậu, dung dị, chứa đựng sự sống đương thời mà cũng in dấu
nếp nghĩ, nếp cảm của người Việt tự xa xưa. Những thiếu nữ bước vào tuổi
yêu đương đã tìm đến nhà thơ Xuân Quỳnh. Những người mẹ trẻ phập phồng


10


ngày tháng dõi theo mỗi hơi thở mỗi bước đi của đứa con mình, có thể tìm
được ở thơ Xuân Quỳnh một người bạn sẻ chia tâm sự…” [5, 128].
Hà Minh Đức trong một bài viết về lực lượng thơ trẻ ở tác phẩm mới số
31 năm 1973 cũng nhận xét: “Nghĩ đến lực lượng thơ trẻ, tôi muốn nói đến
Tiến Duật, Bằng Việt, Xuân Quỳnh (…) Xuân Quỳnh đã đến với thơ từ phần
riêng tâm tình, kỷ niệm tuổi thơ, tình yêu tha thiết của tuổi trẻ, lòng gắn bó
với nghề nghiệp (…) Xuân Quỳnh tiếp tục vượt qua ranh giới khó khăn nhất
với những cây bút trẻ: Từ cái riêng đi vào cái chung (…) Xuân Quỳnh dần trở
nên phong phú và có bản sắc hơn. Xuân Quỳnh luôn chân thật và mềm mại
trong cảm xúc, chị nhìn cuộc sống không đơn giản một chiều…”.
Không phải một bài nghiên cứu sâu về tác giả, song những nhận xét
của Hà Minh Đức về thơ Xuân Quỳnh đã nói đúng và nói “trúng” về nhà thơ
trong thời điểm ấy. Tác giả khẳng định vị trí của Xuân Quỳnh trong thế hệ các
nhà thơ trẻ và đặc biệt đã phát hiện ra bản sắc thơ Xuân Quỳnh chân thực cảm
xúc và cái nhìn sâu sắc về cuộc sống.
1.1.2. Thơ Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi – mảng màu riêng trong dòng
chảy thơ thiếu nhi Việt Nam
Thơ ca là thể loại văn học rất gần gũi với tâm hồn con người, nhất là
với trẻ thơ bởi tính chất ngắn gọn, dễ đọc, dễ thuộc, có vần điệu, nhạc điệu.
Từ những câu ca dao, tục ngữ đến lời ru, điệu hát của bà, của mẹ đã đi sâu
vào trong tiềm thức của các em. Có phải vì thế hay không mà nhiều tác giả đã
chọn thơ ca là hình thức sáng tác chủ yếu để đến với tâm hồn các em thiếu nhi.
Những tác giả nổi tiếng có thể kể đến như: Võ Quảng, Định Hải, Xuân Quỳnh,
Phan Thị Thanh Nhàn, Trần Đăng Khoa… đều có một phong cách độc đáo
riêng. Có thể khẳng định rằng, nếu thơ thiếu nhi Việt Nam là một bức tranh
đa dạng, tràn đầy màu sắc thì thơ viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh là một

mảng màu riêng không thể nhòe lẫn trong bức tranh đó.

11


Nếu thơ viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh nổi bật với đề tài “tình
mẫu tử” thiêng liêng thì thơ thiếu nhi của Võ Quảng lại hay đề cập đến đề tài
về “thiên nhiên, cảnh sắc bốn mùa” còn tác giả Phạm Hổ lại viết nhiều về
“tình bạn”. Ở mảng đề tài thiên nhiên, Võ Quảng và Xuân Quỳnh vừa có
những điểm tương đồng, vừa có những nét khác biệt. Vườn thơ của Võ
Quảng có những bức tranh lộng lẫy của cảnh vật bốn mùa, mọi sự vận động
của thế giới thiên nhiên đều được tác giả thu vào trong tầm mắt: “Hoa sen
sáng rực/ Như ngọn lửa hồng/ Một chú bồ nông/ Mải mê đứng ngắm/ Nước
xanh thăm thẳm/ Lồng lộng mây trời/ Một cách sen rơi/ Rung rinh mặt nước”
(Có một chỗ chơi). Võ Quảng từng quan niệm: “Thơ, theo đúng nghĩa của
nó, dù là thơ bộc lộ tâm tư hay vẽ lên một cảnh đẹp, hoặc vẽ lên một cuộc
sống, hay phản ánh một thời đại, tất cả cuối cùng đều xuất phát từ những
rung động chân thật của nhà thơ. Chính những rung động chân thật và sâu đó
đã làm cho chất thơ có sự sống, có hơi thở, làm cho hiện thực phản ánh hóa
sinh động, làm cho chủ đề tư tưởng của thơ cùng phát huy mạnh mẽ hơn”
(Làm thơ cho thiếu nhi). Thơ viết về thế giới thiên nhiên của Xuân Quỳnh
thường hướng đến sự tri nhận, khám phá và hiểu biết về thế giới chứ không
thiên về tả cảnh, biểu cảm như thơ Võ Quảng. Ngôn ngữ trong mảng thơ này
của Xuân Quỳnh thường giản dị, trong sáng, gần gũi chứ không bay
bổng.Với mong muốn đem đến trong thơ “hơi thở” của cuộc sống, thơ viết
cho thiếu nhi của Võ Quảng lại hết sức lãng mạn, nên thơ, giàu nhạc tính:
“Mầm non mắt lim dim/ Cố nhìn qua kẽ lá/ Thấy mây bay hối hả/ Thấy lất
phất mưa phùn” (Mầm non). Nét tương đồng giữa thơ Xuân Quỳnh và Võ
Quảng chính là ở khả năng sử dụng tinh tế những hệ thống sắc màu và hình
ảnh để gợi sự liên tưởng. Các sáng tác viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh và

Võ Quảng luôn tràn ngập màu sắc và hệ thống các hình ảnh biểu tượng có
sức liên tưởng cao:

12


Nhuộm trên mái tóc của bà
Bạc trắng đẹp như màu cước
Đem con bướm về giàn mướp
Bay trên những cánh hoa vàng
(Còn lại gì cho mùa xuân? - Xuân Quỳnh)
Hoa cải li ti
Đốm vàng óng ánh
… Xanh ngắt hàng hành
Xanh lơ cải diếp
(Ai cho em biết - Võ Quảng)
“Tình mẫu tử” là đề tài trở đi trở lại trong sáng tác của Xuân Quỳnh với
những tác phẩm tiêu biểu như: Con yêu mẹ, Tuổi ngựa, Bầu trời trong quả
trứng, Con chẳng biết được đâu… còn “tình bạn” lại là đề tài được nhà thơ
Phạm Hổ đặc biệt chú ý khi viết cho thiếu nhi. Trong gần hai mươi tập thơ
viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ, đã có sáu tập ông viết về tình bạn: Chú bò
tìm bạn, Bạn trong vườn, Người bạn im lặng, Những người bạn nhỏ… Trước
hết có thể lý giải điều này trên phương diện điểm nhìn khi Xuân Quỳnh luôn
nghĩ đến các em bằng cảm xúc của một người mẹ còn Phạm Hổ lại đứng ở
điểm nhìn của một người bạn, “nhà kể chuyện” đang cùng các em khám phá
những điều thú vị về thế giới loài vật xung quanh:
Bò ra sông uống nước
Thấy bóng mình ngỡ ai
Bò chào: Kìa anh bạn
Lại gặp anh ở đây

(Chú bò tìm bạn - Phạm Hổ)
Vườn quê ta nghìn năm
Bao đời nay thân thuộc

13


Một màu xanh êm đềm
Trăm hương thơm vị ngọt
(Bài thơ hàng rào - Phạm Hổ)
Những cảm xúc rất đỗi tự nhiên của một người phụ nữ đã khiến Xuân
Quỳnh có thể viết hay và cảm động về “tình mẫu tử” - thứ tình cảm rộng lớn
đã bao gồm cả tình bạn - khi mỗi sáng tác của chị đều giống như một lời trò
chuyện, thủ thỉ, tâm tình với các em thiếu nhi. Sáng tác của Xuân Quỳnh và
Võ Quảng tuy khác nhau về đề tài nhưng lại “gặp” nhau ở sự mong muốn
được gắn bó, chuyện trò với các em như những người bạn. Nếu Xuân Quỳnh
chọn cách “nhập vai” để cùng hỏi và trả lời với con trẻ về thế giới xung quanh
thì Phạm Hổ lại mượn lời của các loài vật ngộ nghĩnh, đáng yêu để xây dựng
lên những bài thơ có chất “hỏi đáp”. Qua đó, Phạm Hổ đã khơi gợi sức tưởng
tượng, tư duy và nhận thức của trẻ về thế giới xunh quanh:
Ai đã xức nước hoa
Mà hoa hồng thơm thế
Mẹ hoa hồng đấy thôi
Xức cho hồng từ bé
(Hoa hồng - Phạm Hổ)
Sao hoa sen, hoa đào
Không nở cùng một lúc?
Họ chia nhau trực mùa
Như các con trực lớp
(Hoa sen, hoa đào - Phạm Hổ)

Trên phương diện hình thức, nếu cấu trúc hỏi đáp xuất hiện trong các
bài thơ của Phạm Hổ thường gắn với hình ảnh “một câu hỏi - một câu đáp”
như các câu đố vui dân gian thì Xuân Quỳnh lại có nhiều sáng tạo độc đáo khi
vận dụng hình thức này. Đó có thể là bài thơ Vì sao? được cấu thành bằng

14


toàn bộ hệ thống những câu hỏi vởi chỉ có một câu hỏi có câu trả lời làm điểm
nhấn: “Mà mẹ mới ra đường/ Vì sao con đã nhớ”. Hay bài thơ Mẹ và con
mượn một câu hỏi “của ai hở mẹ” để tiếp nối theo đó là hàng loạt các câu trả
lời về tình cảm rộng lớn của mẹ: “Tất cả là của con/ Mà con là của mẹ”:
Vì sao con cóc
Nó hay nghiến răng?
Vì sao con còng
Nó không nhắm mắt?
Không có chân có cánh
Mà lại gọi: con sông?
Không có lá có cành
Lại gọi là: ngọn gió?
… Con vịt con bé tí
Không mẹ, nó không buồn?
Mà mẹ mới ra đường
Vì sao con đã nhớ?”
(Vì sao? - Xuân Quỳnh)
Định Hải là một tác giả rất quen thuộc trong vườn thơ thiếu nhi Việt
Nam - người từng tâm niệm: “Được suốt đời làm thơ cho các em - đó là niềm
hạnh phúc to lớn nhất mà tôi ao ước”. Những tác phẩm thơ thiếu nhi gắn bó
với sự nghiệp thơ của Định Hải có thể kể đến như: Bài ca Trái đất, Bàn tay cô
giáo, Biết bao điều lạ …

Thơ Định Hải thường chú trọng sử dụng một hệ thống các câu thơ
giàu nhạc tính và âm điệu. Ngược lại, thơ Xuân Quỳnh lại có vẻ đẹp của sự
giản dị, không quá chăm chút về mặt hình thức, câu chữ. Khi nghiên cứu về
nhịp điệu trong thơ thiếu nhi, nhà nghiên cứu Bùi Công Hùng cho rằng:
“Nhịp điệu trong thơ xuất hiện trên cơ sở nhịp điệu của hơi thở con người,

15


trên cơ sở nhịp tim đập liên quan đến tình cảm, cảm xúc, dựa vào chất liệu
ngôn ngữ... Trung bình câu thơ người lớn từ 6 đến 10 chữ, đọc mất độ 5 giây.
Còn các em thở nhiều lần trong một phút nên chỗ ngừng phải nhiều hơn.
Các em tầm 5, 6, 7 tuổi thích đọc loại câu thơ 2, 3, 4 chữ vì chỉ 2 giây đến 3
giây các em đã nghỉ để thở một lần. Các em tầm 11, 12, 13 tuổi thì thích hợp
với loại câu thơ 5 chữ vì độ 3 đến 4 giây các em phải nghỉ để thở một lần...
Phù hợp với nhịp thở, nhịp tim đập, câu thơ các em viết hay thích đọc phù
hợp với nhịp nghỉ sinh lý khi thở, ngắn gọn và được ngắt nhịp nhiều lần
trong một câu...”.
Định Hải thường xuyên ngắt nhịp trong thơ để tạo nên tính nhạc, tác
giả cũng chú ý gieo vần để tạo nên những hiệu quả về mặt âm thanh. Vần
chính là sự lặp lại những âm thanh tương tự để tạo ra cho sự phát triển của
nhạc điệu. Trong thơ, vần có tác dụng tạo nên sự hài hòa cân đối của câu thơ,
tạo cho câu thơ có vẻ đẹp riêng, không những nhịp nhàng về ngữ điệu mà còn
thánh thót về mặt ngữ nghĩa:
Trái đất trẻ của bạn trẻ năm châu
Vàng, trắng, đen… dù da khác màu
Ta là nụ, là hoa của đất
Gió đẫm hương thơm, nắng tô thắm sắc
Màu hoa nào, cũng quý, cũng thơm!
Màu da nào, cũng quý, cũng yêu!

(Bài ca về Trái đất - Định Hải)
Nghé à, nghé ơi!
Mùa xuân êm mát
Cỏ xanh mượt đồi
Đồng xanh bát ngát
(Gọi nghé - Định Hải)

16


So sánh để thấy được rằng, thơ Xuân Quỳnh không phải giản dị đến
mức giản đơn về mặt hình thức mà thường cuốn hút người đọc bằng chính sự
chân thật trong cảm xúc, vẻ hồn nhiên trong suy nghĩ, nét trong sáng trong
suy tư:
Mẹ thêu vào chiếc khăn
Cái áo và cái lá
Cỏ bờ đê rất lạ
Xanh như là chiêm bao
Trong vườn thơ thiếu nhi Việt Nam đầy hương sắc với thật nhiều
những sáng tác có vẻ đẹp bền vững với thời gian, thơ Xuân Quỳnh vẫn nổi bật
với một vẻ đẹp giản dị, trong sáng và thuần khiết - như một đóa hoa trắng tinh
khôi đẫm sương đêm đang soi mình dưới ánh nắng cầu vồng chan hòa của
buổi sớm mai đầy nắng…
1.2. Các chủ đề chính
1.2.1. Những vần thơ khám phá thế giới muôn màu
Mỗi tác phẩm thơ viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh mở ra trước mắt trẻ
một thế giới muôn màu, có thể ví như một khu vườn địa đàng rực rỡ. Bởi
những vần thơ của chị đã đem đến cho các em hình ảnh đẹp đẽ tươi sáng, gợi
mở cho các em những cảm xúc và thị hiếu thẩm mĩ. Thơ Xuân Quỳnh đã mở ra
trước mắt các em cả một thế giới bao la cùng những hình ảnh đẹp đẽ, sinh động.

Đặc biệt những nội dung vô cùng phong phú, đa dạng này được Xuân Quỳnh
thể hiện bởi một hệ thống ngôn ngữ hết sức đẹp đẽ với các biện pháp nghệ
thuật độc đáo, linh hoạt: so sánh, nhân hóa, điệp từ… đã tạo nên một bức tranh
muôn màu, muôn vẻ về thiên nhiên, cuộc sống. Chính những hình ảnh thơ đầy
màu sắc đó đã nâng cánh cho tâm hồn, cho trí tưởng tượng của trẻ.
Thế giới trong đôi mắt trẻ thơ luôn lạ lẫm, diệu kì và bí ẩn. Có lẽ vì vậy
mà mọi đứa trẻ đều ưa khám phá và luôn tò mò về cuộc sống xung quanh

17


mình. Có những thắc mắc của trẻ con khiến người lớn phì cười nhưng cũng có
không ít những câu hỏi “lắt léo”, “hóc búa” mà người lớn phải “bó tay”. Là
một người mẹ, Xuân Quỳnh hiểu rõ hơn ai hết về điều này. Không chỉ đặt
mình vào vị trí của con trẻ, Xuân Quỳnh còn sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi khó,
hướng dẫn các em đi đến tận cùng bằng những suy nghĩ và tình cảm tích cực.
Có khi Xuân Quỳnh “trực tiếp” kể với các em về thế giới xung quanh (như
trong bài Chuyện cổ tích về loài người, Kể chuyện quả), lúc lại “gián tiếp”
mượn lời của nhân vật thứ ba để đồng hành cùng các em trên con đường
khám phá cuộc sống (Bầu trời trong quả trứng, Trời xanh của mỗi người). Có
thể nói dù bằng cách nào, thơ Xuân Quỳnh cũng luôn đem đến cho người đọc
một cảm giác xúc động nhẹ nhàng, dễ chịu, thể hiện sự thấu hiểu của chị
trong vai trò của một người bạn, người chị, người mẹ. Những khám phá và
sáng tạo của Xuân Quỳnh luôn khiến người đọc bất ngờ bởi vẻ hồn nhiên, nét
ngây thơ, sự trong vắt đến tận cùng trong từng suy nghĩ - điều mà nhiều nhà
thơ sáng tác cho thiếu nhi khác ít khi có được.
Viết cho các em, Xuân Quỳnh có được hai niềm vui lớn: đem cho và
nhận được. Đem cho các em những điều bổ ích, lý thú, những tình cảm trong
sáng, chân thật và ngược lại nhận được ở các em sự hồn nhiên, tươi mát, làm
giàu có thêm tình cảm của mình. Nhiều bài thơ của chị “là món quà của một

bạn nhỏ ngày xưa tặng các bạn nhỏ bây giờ”. Bài thơ Vì sao? là một trong
những sáng tác độc đáo của Xuân Quỳnh khi toàn bài thơ được xây đắp nên
bằng liên hoàn những câu hỏi:
Vì sao con cóc
Nó hay nghiến răng?
Vì sao con còng
Nó không nhắm mắt?
Không có chân có cánh

18


Mà lại gọi: con sông?
Không có lá có cành
Lại gọi là: ngọn gió?
Thế giới xung quanh các em luôn tràn ngập biết bao điều bí mật. Từ
việc con cóc “nghiến răng”, con còng “không nhắm mắt” cho đến cách gọi tên
“con sông”, “ngọn gió”… đều trở thành vấn đề mà trẻ em quan tâm. Việc đặt
câu hỏi cho thấy trẻ đang trong độ tuổi thích tìm hiểu về cuộc sống, thu nhận
kiến thức và kinh nghiệm:
Cái quạt bé như thế
Thì gió ở vào đâu?
Biển ngày đêm thét gào
Sao lại không khản cổ?
Sự đáng yêu và ngộ nghĩnh của trẻ con thường nằm ở những suy luận
tuy ngô nghê nhưng hết sức trong sáng và chân thực. Đó là những thắc mắc
về chính bản thân mình, với những nỗi buồn, niềm vui mình trải qua hàng
ngày. Nhưng Xuân Quỳnh giống như một người bạn luôn ở bên các em để sẵn
sàng trả lời cho mọi câu hỏi dù “hóc búa” nhất. Đối với chị, văn chương là
con đường của sự giao hòa cảm xúc, dù đó là cảm xúc của những người bạn

vong niên: “Viết cho các em để phục vụ các em và đồng thời nuôi dưỡng cho
mình tâm hồn của các em”.
Con vịt con bé tí
Không mẹ, nó không buồn?
Mà mẹ mới ra đường
Vì sao con đã nhớ?
Xuân Quỳnh thường xuyên “gián tiếp” mượn lời của nhân vật thứ ba để
đồng hành cùng các em nhỏ trên con đường khám phá cuộc sống. “Mí” là
nhân vật được nhắc đến nhiều trong các sáng tác dành cho thiếu nhi của Xuân

19


Quỳnh. Thật khó để sáng tác cho thiếu nhi nếu như hàng ngày không được
tiếp xúc với các em. Bằng những quan sát tinh tế, Xuân Quỳnh đã “ghi chép”
lại những trang nhật kí trên hành trình khám phá cuộc sống của nhân vật Mí –
hay chính là đại diện của các bạn nhỏ. Thông qua đôi mắt trong trẻo của Mí,
Xuân Quỳnh đã cùng các bạn nhỏ tìm hiểu về thế giới động vật, về thói quen
sinh hoạt của các loài vật một cách thật tự nhiên và thích thú:
Chưa già mà đã có râu
Cái con dế, suốt đêm thâu hát gì
Không chân con rắn vẫn đi
Con sên thích múa, con ve thích gào
Con chim thích đậu cành cao
Con tàu biết gọi khi vào sân ga
Con đường thì lại thích xa
Con sông thích chảy, con phà thích sang
Dường như mỗi loài vật, mỗi sự vật đều có một đặc tính riêng, một
chức năng và thói quen sống riêng rất cần được tôn trọng. Tất cả những điều
Mí nhìn thấy mỗi ngày đều là một bài học sâu sắc về cuộc sống. Mí nhìn

những con sông, con đường cho đến những con dế, con sên… bằng tình yêu
thương thơ trẻ và chân thực. Thơ Xuân Quỳnh đọc lên luôn tràn đầy cảm xúc,
khơi gợi tình yêu thương. Những sự vật xung quanh bé tuy bình dị, nhỏ nhoi
nhưng thật đáng được yêu mến và trân trọng:
Mí thì Mí thích yêu thương:
Con chim, con dế, con đường, con sông...
(Mí thích…)
Luôn có một “thiên tính nữ”, những rung động và tình cảm rất nữ tính
mà Xuân Quỳnh gửi gắm trong các sáng tác của mình, dù đó là những sáng
tác dành cho thiếu nhi. Thơ Xuân Quỳnh luôn hướng trẻ nhỏ đến những cái

20


×