Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

So sánh truyện Trạng Lợn với truyện Trạng Quỳnh trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (846.51 KB, 90 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***** *****
NGUYỄN THANH THÚY

SO SÁNH TRUYỆN TRẠNG LỢN
VỚI TRUYỆN TRẠNG QUỲNH TRÊN HAI PHƢƠNG DIỆN
NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã số: 602236


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Xuân Kính


Hà Nội - 2013

1
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
MỞ ĐẦU
3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THỂ LOẠI TRUYỆN TRẠNG
11
1.1 Định nghĩa về truyện trạng
11
1.2Đặc điểm của truyện trạng


12
1.3Vai trò thể loại của truyện trạng trong hệ thống các thể loại văn
học dân gian
15
CHƢƠNG 2. SO SÁNH VỀ NỘI DUNG GIỮA TRUYỆN TRẠNG
QUỲNH VỚI TRUYỆN TRẠNG LỢN
16
2.1 Sự giống nhau về nội dung giữa truyện Trạng Quỳnh với truyện
Trạng Lợn
16
2.1.1 Ca ngợi nhân vật tài trí
17
2.1.2 Tinh thần yêu nƣớc chống ngoại xâm
28
2.2 Sự khác nhau về nội dung giữa truyện Trạng Quỳnh với truyện
Trạng Lợn
33
2.2.1 Tính đả kích trong truyện Trạng Quỳnh
33
2.2.2 Tính đả kích trong truyện Trạng Lợn
46
CHƢƠNG 3. SO SÁNH VỀ NGHỆ THUẬT GIỮA TRUYỆN
TRẠNG QUỲNH VỚI TRUYỆN TRẠNG LỢN
51

2
3.1 Sự giống nhau về nghệ thuật giữa truyện Trạng Quỳnh và truyện
Trạng Lợn
51
3.1.1Yếu tố gây cƣời

51
3.1.2Sử dụng biện pháp phóng đại
57
3.1.3Sử dụng biện pháp chơi chữ
60
3.1.4Xây dựng tình huống có vấn đề
67
3.2 Sự khác nhau về nghệ thuật giữa truyện Trạng Quỳnh và truyện
Trạng Lợn
74
3.2.1Yếu tố tục trong truyện Trạng Quỳnh
74
3.2.2Yếu tố ngẫu nhiên trong truyện Trạng Lợn
80
KẾT LUẬN
86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
88

3
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong tâm thức ngƣời dân Việt bao đời nay vẫn hằn sâu một thái độ
trân trọng, kính nể với những ngƣời đạt chức danh Trạng nguyên. Nhìn vào
lịch sử dân tộc, những ngƣời đỗ Trạng bao giờ cũng là những ngƣời thông
minh, tài hoa, linh hoạt trong ứng xử, trí tuệ sáng suốt. Đặc biệt trong thời
phong kiến, với những ngƣời theo nghiệp bút nghiên hay một bộ phận không
nhỏ ngƣời trong xã hội thì danh tiếng “ông trạng”, “ông nghè” luôn là mơ
ƣớc. Bởi Trạng nguyên là học vị cao nhất của chế độ khoa cử thời Phong kiến
từ 1075 đến 1919. Ngƣời đậu Trạng nguyên là ngƣời đỗ đầu sau khi trải qua 3

kì thi hƣơng, thi hội, thi đình. Suốt nghìn năm lịch sử ấy, biết bao ngƣời đã
dành thời gian, công sức, có ngƣời dành cả đời để dùi mài kinh sử, đèn sách
bút nghiên nơi cửa Khổng sân Trình, và phải trải qua hàng loạt kì thi để
mong ƣớc có ngày vinh qui bái tổ, thoả nguyện ƣớc ao “Võng anh đi trƣớc,
võng nàng đi sau”.
Còn từ "trạng" phải chăng xuất hiện sớm trong đời sống ngôn ngữ từ
trƣớc khi nhà nƣớc phong kiến đặt ra danh hiệu này? Bởi các từ "nói trạng",
"kể truyện trạng" đã có trong dân gian từ rất lâu. Những từ này dùng để chỉ
những ngƣời linh hoạt trong ứng xử, thông minh trong phán đoán sự vật, hiện
tƣợng. "Nói trạng" đồng nghĩa nói đùa, nói vui, nói tếu nhƣng phải đƣợc
nhiều ngƣời chấp nhận, nói đủ chuyện trên trời dƣới biển, nói giễu cợt mà
ngƣời ta vẫn tin. Dân gian gọi ngƣời này, ngƣời kia là "tay trạng" cũng có
hàm ý thán phục tài ăn nói của ngƣời ấy.
Có thể thấy rằng giữa các ông trạng thực ngoài đời (Trạng nguyên) với
các ông Trạng do nhân dân phong tặng hay với những (tay trạng), những

4
ngƣời nói trạng giỏi ít nhiều có những nét tƣơng đồng. Theo ý kiến Võ Xuân
Trang trong Tạp chí Văn học số 4 (năm 1983) phải chăng là hợp lý:"Từ
truyền thống nói trạng mà đẻ ra Trạng. Trên cơ sở những lời nói trạng, những
câu nói trạng hoặc từ những sự vật cụ thể, con ngƣời cụ thể, nhƣng khác
thƣờng rồi đƣợc một số ngƣời có cảm quan nghệ thuật thêm thắt chi tiết, cấu
tạo thành những truyện Trạng có giá trị văn học". Do đó, có thể nói, các ông
Trạng Nguyên là hình mẫu, là "khởi hình lịch sử" cho các sáng tạo dân gian
về ông trạng: "Khởi đầu, chuyện trạng phải là truyện về các ông trạng ngƣời
thật, việc thật với những tiểu sử đặc sắc, học hành công phu, ứng xử giỏi
trong chính trị, ngoại giao. Dần dần chuyện đƣợc lƣu truyền, phát huy tác
dụng. Phải có ngƣời mới có chuyện. Nhƣng khi đã có chuyện thì ngƣời ta nhớ
chuyện chứ không nhất thiết nhớ đến ngƣời. Chuyện thật sẽ thành giai thoại
để mang thêm giá trị văn học thẩm mỹ, nhiều hơn là giá trị sử liệu. Có thể có

chuyện của ông Trạng này ghép cho ông Trạng kia, hay những truyện đƣợc
thêm thắt. Rồi có cả những ngƣời không đỗ vẫn đƣợc tôn là Trạng".
Từ đó ta thấy rằng danh từ “trạng nguyên” có quan hệ về ngữ nghĩa với
tên gọi của thể loại truyện trạng.
Trong kho tàng văn học dân gian, truyện cƣời là một bộ phận đặc sắc.
Còn có nhiều ý kiến khác nhau về việc xếp truyện trạng vào bảng phân loại
các thể loại văn học dân gian Việt Nam nhƣ thế nào cho chính xác. Trong đó
có quan niệm chia truyện Cƣời thành 2 tiểu loại là Truyện cƣời không kết
chuỗi (bao gồm các truyện cƣời lẻ và truyện cƣời ở các làng cƣời) và Truyện
cƣời kết chuỗi (còn gọi là truyện trạng). Trong hệ thống truyện trạng, bên
cạnh những hệ thống truyện Thƣợng Nành, truyện Thủ Thiệm, truyện Ông Ó,
truyện Ba Giai - Tú Xuất, thì phổ biến và chiếm số lƣợng nhiều hơn cả là
truyện Trạng Quỳnh và truyện Trạng Lợn. Đồng thời, trong số những công

5
trình nghiên cứu về truyện trạng cũng chƣa có ai so sánh một cách có hệ
thống giữa truyện Trạng Quỳnh và truyện Trạng Lợn. Do đó, trong phạm vi
bài nghiên cứu luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ xin đề cập tới sự giống và khác
nhau của truyện Trạng Quỳnh và truyện Trạng Lợn trên 2 phƣơng diện nội
dung và nghệ thuật nhằm góp tiếng nói vào nhận diện truyện Trạng Quỳnh,
truyện Trạng Lợn một cách chính xác hơn.


2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
So với các thể loại khác của Văn học dân gian, nhƣ ca dao, truyện cổ
tích, thì việc sƣu tầm, giới thiệu truyện trạng cũng nhƣ việc nghiên cứu truyện
trạng xuất hiện muộn hơn. Có thể chia việc nghiên cứu truyện trạng thành 2
giai đoạn: trƣớc và sau năm 1954.
2.1 Trƣớc năm 1954:
Lúc này, khoa học về folklore còn đang phát triển ở dạng phôi thai.

Cùng với đó, hầu nhƣ chƣa có sự nghiên cứu truyện trạng một cách cặn kẽ, có
hệ thống, đúng đặc trƣng thể loại. Mới chỉ có một số hệ thống truyện trạng
đƣợc giới thiệu nhƣng chƣa sâu, nhƣ hệ thống truyện ông Ó, truyện Trạng
Gầu, Trạng Khiếu năm 1930-1931 (Nguyễn Phúc Thiêm) hay về Nguyễn
Giản Thanh năm 1941. Còn các trạng và hệ thống truyện trạng khác thì hầu
nhƣ chƣa nghiên cứu đƣợc là bao.
2.2 Sau năm 1954:
Cùng với sự phát triển của khoa học folklore ở nƣớc ta, việc nghiên cứu
truyện trạng đã phát triển rất nhanh.

6
- Đầu tiên là trong các bộ giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam của các
trƣờng Đại học Tổng hợp và trƣờng Đại học sƣ phạm. Trong đó, tác giả
Hoàng Tiến Tựu đã phân tích giá trị của truyện Trạng Quỳnh.
- Tác giả Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên cũng viết về truyện trạng
và truyện Trạng Quỳnh trong bộ sách Văn học dân gian.
- Ở cuốn giáo trình của trƣờng Đại học Tổng hợp, các tác giả Lê Chí
Quế, Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ đặt truyện trạng vào kho tàng truyện
cƣời, với tên truyện cƣời giai thoại và đề cập tới hệ thống truyện Trạng
Quỳnh, truyện Trạng Lợn, truyện ông Ó.
- Có lẽ sớm hơn cả trong các công trình nghiên cứu về truyện trạng là
cuốn Tiếng cười Việt Nam của tác giả Văn Tân. Sau đó, năm 1958, trong cuốn
Văn học trào phúng Việt Nam(NXB Văn Sử Địa), ông đã dành hai chƣơng
riêng biệt cho truyện Trạng Lợn và truyện Trạng Quỳnh. Tác giả phân tích sự
giống và khác nhau giữa truyện Tiếu Lâm và hai hệ thống truyện này. Rồi
trong bộ Sơ khảo lịch sử văn học Việt Nam, ông cũng dành hai chƣơng cho hệ
trống truyện Trạng Quỳnh và truyện Trạng Lợn. Trong đó ông đã giải quyết
các vấn đề về hai hệ thống truyện Trạng này từ mối quan hệ giữa nhân vật
lịch sử và nhân vật trạng, từ những nhân tố tạo nên nhân vật, cũng nhƣ nội
dung và ý nghĩa, nghệ thuật của truyện Trạng Quỳnh, truyện Trạng Lợn.

- Trong tiểu luận khoa học của ông Mai Hanh, năm 1956 đã đề cập Giá
trị của truyện Trạng Quỳnh.
- Tác giả Nguyễn Văn Phú trong cuốn giới thiệu truyện Trạng Lợn,
Trạng Quỳnh năm 1957 đã dành chƣơng 1 của cuốn sách để đề cập giá trị các
truyện Trạng Quỳnh, truyện Trạng Lợn.

7
- Đáng lƣu ý là công trình Truyện tiếu lâm Việt Nam của Nguyễn Hồng
Phong xuất bản năm 1957, tác giả đã tách truyện Trạng Lợn, Trạng Quỳnh ra
khỏi truyện tiếu lâm và gọi đó là những sáng tác trào phúng dài.
- Cũng năm 1957, công trình Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam các
tác giả Lê Quý Đôn, Vũ Đình Liên, Đỗ Đức Hiểu, Lê Trí Viễn, Trƣơng
Chính, Lê Thƣớc đã xếp truyện Trạng Lợn, Trạng Quỳnh vào những truyện
tiếu lâm đặc biệt, từ đó đánh giá giá trị của hệ thống truyện.
- Vũ Ngọc Khánh đƣợc xem là ngƣời dày công nghiên cứu truyện
Trạng. Ông đặt truyện Trạng trong một thể loại lớn là giai thoại. Tác giả đã
nhiều lần đƣa ra những bài nghiên cứu về truyện Trạng. Đầu tiên có thể kể tới
bài tiểu luận trong cuốn Truyện Trạng Việt Nam


3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI TƢ LIỆU
Đối tƣợng của chúng tôi trong bài nghiên cứu này chính là sự giống và
khác nhau về nội dung và nghệ thuật của truyện Trạng Quỳnh và truyện Trạng
Lợn.
Phạm vi tƣ liệu: Chúng tôi sử dụng tập 9 - Truyện Cƣời - Phần Truyện
Trạng, Nguyễn Chí Bền chủ biên, thuộc bộ sách "Tổng tập Văn học dân gian
ngƣời Việt" của Viện Khoa học xã hội Việt Nam do Nhà xuất bản Khoa học
xã hội xuất bản. Có thể nói đây là bộ sách tập hợp đầy đủ nhất về truyện
Trạng.


8
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Với đề tài “So sánh truyện Trạng Lợn với truyện Trạng Quỳnh trên
hai phương diện nội dung và nghệ thuật”, chúng tôi chủ yếu sử dụng các
phƣơng pháp sau:
 Đọc, phân loại: Đây là tháo tác đầu tiên giúp xác định đƣợc những
khía cạnh đặc trƣng của hai hệ thống truyện Trạng Lợn và truyện Trạng
Quỳnh cần tìm hiểu.
 Thống kê: Phƣơng pháp này có nhiệm vụ sơ lƣợc thống kê những mẩu
chuyện trong hệ thống truyện Trạng Lợn và truyện Trạng Quỳnh có
liên quan đến vấn đề đối sánh đƣợc nêu ra
 Phân tích: Đây là phƣơng pháp cơ bản giúp tìm hiểu rõ ràng sự giống
và khác nhau của truyện Trạng Lợn với truyện Trạng Quỳnh trên hai
phƣơng diện nội dung và nghệ thuật.
 So sánh: Phƣơng pháp này giúp đối chiếu để thấy đƣợc sự giống và
khác biệt trên phƣơng diện nội dung và nghệ thuật của truyện Trạng
Lợn với truyện Trạng Quỳnh.
 Tổng hợp, khái quát: Đây là phƣơng pháp giúp nhận ra những nét
chung hay khác biệt của truyện Trạng Lợn, truyện Trạng Quỳnh trên cơ
sở đặc trƣng thể loại truyện trạng.
5. CẤU TRÚC
Với đề tài này, ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tƣ liệu tham khảo, cấu
trúc nghiên cứu phần Nội dung của chúng tôi gồm có 3 chƣơng, trong mỗi
chƣơng có các tiểu mục:

9
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ THỂ LOẠI TRUYỆN TRẠNG
1.1 Định nghĩa về truyện trạng
1.2 Đặc điểm của truyện trạng
1.2.1 Về nhân vật

1.2.2 Về mô hình cấu trúc văn bản
1.3 Vai trò thể loại của truyện trạng trong hệ thống các thể loại văn học
dân gian
CHƢƠNG II. SO SÁNH VỀ NỘI DUNG GIỮA TRUYỆN TRẠNG
QUỲNH VỚI TRUYỆN TRẠNG LỢN
1.1 Sự giống nhau về nội dung giữa truyện Trạng Quỳnh với truyện
Trạng Lợn
1.1.1 Ca ngợi nhân vật tài trí
1.1.2 Tinh thần yêu nƣớc chống ngoại xâm
1.2 Sự khác nhau về nội dung giữa truyện Trạng Quỳnh với truyện
Trạng Lợn
1.2.1 Tính đả kích trong truyện Trạng Quỳnh
1.2.2 Tính đả kích trong truyện Trạng Lợn
CHƢƠNG III. SO SÁNH VỀ NGHỆ THUẬT GIỮA TRUYỆN TRẠNG
QUỲNH VỚI TRUYỆN TRẠNG LỢN
1.1 Sự giống nhau về nghệ thuật giữa truyện Trạng Quỳnh với truyện
Trạng Lợn

10
1.1.1 Yếu tố gây cƣời
1.1.2 Sử dụng biện pháp phóng đại
1.1.3 Sử dụng biện pháp chơi chữ
1.1.4 Xây dựng tình huống có vấn đề
1.2 Sự khác nhau về nghệ thuật giữa truyện Trạng Quỳnh với truyện
Trạng Lợn
1.2.1 Yếu tố tục trong truyện Trạng Quỳnh
1.2.2 Yếu tố ngẫu nhiên trong truyện Trạng Lợn

11
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THỂ LOẠI TRUYỆN TRẠNG

1.1 Định nghĩa về truyện trạng
Nghiên cứu về truyện trạng, có không ít những nhận xét, ý kiến, quan
điểm về thể loại này. Không thể không kể đến những quan điểm, nhận xét thể
hiện sự nghiên cứu sâu sắc của một số nhà khoa học có tên tuổi trong chuyên
ngành Văn học dân gian này. Nhƣ trong giáo trình “Văn học dân gian Việt
Nam”, Hoàng Tiến Tựu đã xếp các truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, Ba Giai
– Tú Xuất,… vào loại truyện cƣời kết chuỗi và tách riêng Trạng Lợn ra. Hay
ở bài viết “Từ những ông trạng đến kho tàng truyện trạng Việt Nam” trong
tập sách “Truyện trạng Việt Nam (Vũ Ngọc Khánh chủ biên (1988), NXB
Thanh Hoá, tr.10) đã ghi nhận: “Gọi là những mẩu truyện, vì những truyện
trạng chỉ có những tình tiết ngắn gọn mang ít nhiều tính kịch bằng sự biểu
hiện các hành động rõ rệt và kết thúc bất ngờ…”
Hay ở bài viết của mình, tác giả Trƣơng Sĩ Hùng đã nhìn nhận:
“Truyện trạng là một thể loại tự sự dân gian ra đời khi ý thức hệ tƣ tƣởng xã
hội phong kiến không còn chút mảy may phù hợp với tầng lớp trí thức dân tộc
và đông đảo quần chúng nhân dân nữa… Chúng tôi không phủ nhận yếu tố
gây cƣời trong truyện trạng, song dứt khoát: truyện trạng không phải truyện
cƣời. Truyện trạng tồn tại dƣới dạng truyện kể dân gian có hệ thống, có ứng
xử linh hoạt. Lí tƣởng thẩm mĩ của truyện trạng nhằm thay đổi toàn bộ thể
chế thống trị, uốn nắn lại trật tự kỉ cƣơng của hiện trạng xã hội, cho phù hợp
với đạ o đức, với công lý. Vì vậy, cảm xúc chủ đạo của truyện trạng là cảm
xúc khôi hài sâu sắc chứ không gây cƣời thoả thích”…….
Với nhiều quan điểm, ý kiến, nhiều công trình nghiên cứu, tìm tòi,
nhằm đƣa ra một định nghĩa đúng nhất về truyện trạng, khái quát đƣợc các

12
bình diện cơ bản của truyện trạng, với vai trò, tƣ cách là một thể loại, có thể
thấy định nghĩa sau là hợp lý: "Truyện trạng là một thể loại tự sự bằng văn
xuôi của văn học dân gian, bao gồm nhiều bộ phận truyện kể xoay quanh các
nhân vật trạng, trong cuộc đấu trí quyết liệt với những đối tượng hư hỏng,

nhất là tham lam, hung bạo, mà phần chiến thắng luôn thuộc về nhân vật
trạng, nhằm đề cao trí tuệ, bảo vệ đạo đức và lẽ phải.” [10, tr.57]
Phân tích định nghĩa này, tác giả Triều Nguyên đã chỉ ra:
-Thứ nhất, xác định tƣ cách thể loại của truyện trạng, và phân biệt nó với
các thể loại tự sự bằng văn vần của văn học dân gian, nhƣ truyện, thơ, vè. Do
đó, ta thấy truyện Trạng là một thể loại tự sự bằng văn xuôi của văn học dân
gian.
- Thứ hai, truyện trạng là một tổng thể bao gồm các bộ phận, nhƣ là bộ
phận Trạng Quỳnh, bộ phận truyện Thủ Thiệm, bộ phận truyện Ông Ó,… có
kết cấu, cốt truyện, có sự nhấn mạnh về sự chiến thắng của nhân vật trạng
trong mọi tình huống. Do đó, có thể thấy truyện trạng bao gồm nhiều bộ phận
truyện kể xoay quanh các nhân vật trạng, trong cuộc đấu trí quyết liệt với
những đối tƣợng tiêu cực, nhất là tham lam, hung bạo, mà trạng vẫn luôn
giành phần thắng.
- Thứ ba, truyện trạng luôn mang mục đích, ý nghĩa và có tác dụng nhất
định, nhằm đề cao trí tuệ, bảo vệ đạo đức và lẽ phải.
1.2 Đặc điểm của truyện trạng
Để phân định truyện trạng với các thể loại, kiểu dạng tự sự dân gian
khác, các nhà nghiên cứu thƣờng đi vào hai bình diện là nhân vật và mô hình
cấu trúc văn bản tác phẩm.

13
1.2.1Về nhân vật
Truyện trạng nào cũng có sự xuất hiện của hai loại nhân vật là nhân vật
trạng và nhân vật là đối tƣợng bị hạ bệ hay thuyết phục bởi nhân vật trạng.
Ngoài ra, truyện trạng còn có nhân vật phụ. (Sự có mặt của nhân vật phụ chỉ
có ý nghĩa góp phần làm nổi bật tính cách của hai loại nhân vật trên, nên ít
đƣợc chú ý tới).
*Đặc điểm của nhân vật trạng:
Đây là nhân vật có tên tuổi, hành trạng nhất định, trạng trở thành nhân

vật trung tâm của một chuỗi, gồm nhiều mẩu truyện liên quan, đƣợc kết nối
theo trình tự thời gian. Ví dụ nhƣ Trạng Quỳnh, Xiển Bột, Thủ Thiệm…
Trạng thƣờng là nhân vật có trí tuệ mẫn tiệp, có việc làm khôn khéo,
dùng chúng để đả kích, hạ bệ tầng lớp thống trị gian ác, trí trá, chống lại cả
cƣờng quyền và thần quyền. Đồng thời, có lúc trạng dùng tài trí của mình để
châm biếm hay thuyết phục những ngƣời dân thƣờng có thói tật đáng chê
trách.
Có thể nói, nhân vật trạng là nhân vật thiện, chính diện, luôn có tinh
thần đấu tranh với cái xấu, cái ác, áp bức, bất công. Đồng thời, cũng không
dùng trí tuệ, sự khôn khéo của mình thành thủ đoạn để lƣờng gạt ngƣời lƣơng
thiện nhằm hƣởng lợi lộc cá nhân hay nhờ đó mà làm giàu, làm quan, để đƣợc
vinh thân phù gia.
Trạng luôn là nhân vật bày mƣu tính kế, chiến thắng đối phƣơng nhờ
mƣu kế ấy. Thắng lợi của nhân vật trạng không nhờ vào may rủi ngẫu nhiên
hay sự giúp đỡ của thế lực siêu nhiên.

14
*Nhân vật là đối tƣợng bị hạ bệ hay bị thuyết phục bởi nhân vật
trạng:
Họ là nhân vật thuộc tầng lớp trên nhƣng có trí tuệ kém cỏi, lại tham
lam, ác độc. Hoặc họ là nhân vật thuộc tầng lớp bình dân nhƣng mắc phải một
thói xấu khiến mọi ngƣời hay cá nhân trạng căm tức.
Họ là nhân vật có thể ở dạng số lƣợng nhiều, cùng xuất hiện một lần,
và có chung một tính cách.
Họ là nhân vật luôn bị hạ bệ hay chịu sự thuyết phục bởi nhân vật
trạng.
1.2.2 Về mô hình cấu trúc văn bản
Về dung lƣợng, truyện trạng có dung lƣợng lời ngắn, tiết tấu nhanh,
gọn.
Về mô hình, có thể thấy cấu trúc của đa phần các truyện trạng có mô

hình nhƣ sau:
(1)Tạo mâu thuẫn giữa nhân vật trạng và nhân vật là đối tượng mà trạng cần
chiến thắng (theo lối hạ bệ, thuyết phục) – bước thắt nút hay khai đoạn.
(2) Nhân vật trạng tiến hành các phần việc theo mưu kế của mình, để tấn
công đối tượng – bước phát triển.
(3) Mưu kế được thực hiện trọn vẹn, nhân vật trạng chiến thắng, đối tượng
của nhân vật trạng bị hạ bệ hay thuyết phục – bước đỉnh điểm, cao trào.
(4) Nhân vât trạng hả hê, đối tượng của nhân vật trạng ê đòn (có khi, bước
này nhằm giải thích cho bước trước) – bước mở nút, kết thúc.[10, tr.44]

15
1.3 Vai trò thể loại của truyện trạng trong hệ thống các
thể loại văn học dân gian
Theo dòng lịch sử nƣớc nhà, truyện trạng đã tự khẳng định sự tồn tại
của mình, với tƣ cách là một thể loại độc lập, đồng đẳng với các thể loại khác
trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.
Việc giao thoa, ảnh hƣởng lẫn nhau giữa các bộ phận của truyện trạng
cho thấy một điều quan trọng: đã có một tiếng nói chung giữa các nhân vật
trạng và những mẩu chuyện của họ. Đó là mấu số chung của truyện trạng.
Nhờ đó đã hình thành một sự chọn lọc, kết nối về mặt thể loại từ các bộ phận
truyện trạng trong dân gian.
Với hệ thống truyện trạng, văn học dân gian đã có một thể loại đề cao
trí tuệ và tinh thần đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu. Nhằm đáp ứng nhu cầu
trí năng và phản ánh khát vọng về công lí và sự bình đẳng giữa các cá nhân
trong xã hội con ngƣời.
Do vậy, có thể khẳng định mỗi thể loại đều có một vai trò nhất định
trong đời sống tinh thần của cộng đồng đã sáng tạo nên chúng. Và, truyện
trạng đã khẳng định một vị trí riêng biệt trong hệ thống các thể loại văn học
dân gian Việt Nam.



16
CHƢƠNG 2. SO SÁNH VỀ NỘI DUNG GIỮA TRUYỆN TRẠNG
QUỲNH VỚI TRUYỆN TRẠNG LỢN
Có thể nói, kho tàng truyện dân gian Việt Nam đã phong phú hơn, giàu
có hơn rất nhiều bởi sự có mặt của truyện Trạng Quỳnh và truyện Trạng Lợn.
Bằng sức sống bền vững trong tiềm thức dân gian Việt bao đời qua, giá trị cả
về nội dung và nghệ thuật của truyện Trạng Quỳnh và truyện Trạng Lợn đã
đƣợc khẳng định mạnh mẽ.
2.1 Sự giống nhau về nội dung giữa truyện Trạng Quỳnh và truyện
Trạng Lợn
Trong dòng chảy của truyện dân gian Việt Nam suốt bao đời nay,
truyện trạng đã theo suốt quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, trải dài trên
mảnh đất thân yêu hình chữ S suốt các miền Bắc, Trung, Nam. Cùng với Ba
Giai –Tú Xuất, Xiển Ngộ, thì truyện Trạng Quỳnh và truyện Trạng Lợn in
dấu dài lâu trên vùng đất Bắc Bộ, ghi đậm trong tiềm thức ngƣời dân Bắc Bộ.
Hệ thống truyện trạng của ngƣời Việt bao gồm các hệ thống đƣợc sáng
tác ở các thời kì lịch sử khác nhau. Và do đó, mỗi truyện đã vẽ nên một bức
tranh xã hội khác nhau. Trong truyện Trạng Lợn, bức tranh xã hội mà cảm
quan dân gian đã phác hoạ trong hệ thống truyện này là một xã hội phong
kiến buổi xế chiều, gồm những kẻ ngu dốt, dựa dẫm cái may. Và, trong xã hội
ấy, trƣờng thi có bộ mặt thật là nơi mua quan bán tƣớc. Trong khi đó, bức
tranh xã hội đƣợc vẽ ra trong truyện Trạng Quỳnh là xã hội Việt Nam thời Lê
Trịnh – một xã hội mục nát, thối rữa, nơi mà vua Lê ngồi làm vì, chúa Trịnh
ăn chơi sa đoạ, hoạn quan thì lộng quyền. Và có lẽ, xuất thân từ bối cảnh xã
hội rối ren ấy, mà các nhân vật trạng đã mang trong họ những quan niệm nhân
sinh của ngƣời lao động. Đó là sự phê phán, lật tẩy những thói hƣ tật xấu của

17
con ngƣời. Đó cũng là sự phê phán, chế giễu, đấu tranh quyết liệt với những

kẻ trong giai tầng thống trị, kể cả cƣờng quyền hay thần quyền…
Cũng bởi vậy, suốt chiều dài lịch sử dân tộc với những dấu ấn khác
nhau, kho tàng truyện trạng gồm nhiều hệ thống truyện trạng đã làm nên một
bức tranh xã hội rộng lớn, lắm đƣờng nét, cung bậc. Và do mỗi nhân vật trạng
sinh thành, gắn bó với một thời đại, điều kiện lịch sử khác nhau, nên cái
chung của các nhân vật trạng là dù trạng đỗ đạt thật sự, hay trạng không đỗ
đạt mà do dân phong, hay là những ông trạng vô danh ở mỗi làng quê, thì họ
đều là những nhân vật đại diện cho lý tƣởng thẩm mỹ của ngƣời dân lao động
qua các thời kì lịch sử khác nhau. Nhân vật Trạng Quỳnh và nhân vật Trạng
Lợn trong truyện Trạng Quỳnh, truyện Trạng Lợn cũng không nằm ngoài vấn
đề đó.
2.1.1 Ca ngợi nhân vật tài trí:
Nằm trong đặc điểm của thể loại truyện trạng, truyện Trạng Quỳnh và
truyện Trạng Lợn cùng mang một số nét chung. Trong đó có thể kể tới đặc
điểm là truyện trạng gắn với một nhân vật cụ thể, có tính danh. Ở đây là
Trạng Quỳnh và Trạng Lợn.
Theo bản chữ Nôm của một ngƣời có hiệu là Mộng Quế, tập "Trạng
Dừa mộng lục" (soạn năm 1920), Trạng Lợn trƣớc có tên là Trạng Dừa, quê ở
làng Mạnh Chƣ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Trong hệ thống truyện, tên
của trạng là Dƣơng Đình Chung. Truyện Trạng Lợn có thể xuất hiện vào thế
kỉ XV. Hình ảnh Trạng Lợn thể hiện khát vọng thẩm mĩ của nhân dân, hiện
lên qua hệ thống truyện nhƣ một ngƣời thông minh, luôn gặp những may mắn
trên đƣờng đời dẫu là xuất thân trong một gia đình làm nghề bán thịt lợn.

18
Còn Trạng Quỳnh đƣợc xem nhƣ một ngƣời thông minh, tài hoa, mƣu
lƣợc và dũng cảm. Có tài liệu nói rằng ông họ Nguyễn, ngƣời Hoằng Hóa,
tỉnh Thanh Hóa. Theo "Thế phả họ Nguyễn, phần soạn thêm", ông là "Con
trai cả của ông tổ Nghiêm Giản tên tục là Thƣởng tên chữ là Quỳnh, tên hiệu
là Nhƣ Ôn, tên thụy là Điệp Hiên tiên sinh Ông sinh vào giờ Bính Dần,

ngày 1 tháng 10 năm Đinh Tỵ, niên hiệu Vĩnh Trị thứ hai, triều vua Lê Hy
Tông (năm 1677). Ông thi hƣơng, văn bài đƣợc phê điểm hạng ƣu, đậu đầu
khoa thi hƣơng năm Bính Tý, niên hiệu Chính Hòa thứ 17 (năm 1696). Ông
mất ngày 28 tháng giêng năm Mậu Thìn đời vua Cảnh Hƣng (năm 1748).
Cũng có tài liệu cho rằng ông chỉ đỗ hƣơng cống, nên dân gian thƣờng gọi là
Cống Quỳnh.
Đặc điểm có tính danh của nhân vật truyện trạng gắn liền với quá trình
sáng tạo folklore vừa rất chung, vừa rất riêng của truyện trạng. Bởi lẽ nhân
vật truyện trạng vừa là nhân vật sáng tạo truyện, vừa là nhân vật trung tâm
của hệ thống truyện. Khác với nhân vật trong truyện cổ tích, truyện cƣời,
truyện ngụ ngôn ở nhiều nét, nhân vật trạng không những là nhân vật có tính
danh (chứ không phải là nhân vật có tính phiếm chỉ), nhân vật trạng còn là
đƣờng dây xâu chuỗi, là chất kết dính cho hệ thống truyện. Vì nhân vật trạng
không chỉ xuất hiện một lần trong một truyện mà xuất hiện nhiều lần trong
nhiều truyện. Cuộc đời của nhân vật trạng chính là đƣờng dây xâu chuỗi, là
chất kết dính các truyện. Xuyên suốt cả hệ thống truyện trạng là sự xuất hiện
của nhân vật trạng. Tuy nhiên, về mặt kết cấu, chất kết dính này lại không
chặt chẽ vì khi tách ra, những mẩu chuyện trong hệ thống truyện trạng vẫn là
những đơn vị tác phẩm độc lập, tồn tại độc lập đƣợc cả về nội dung lẫn hình
thức.

19
Các trạng trong truyện Trạng Quỳnh và truyện Trạng lợn đều mang
những nét đặc trƣng nhƣ thế. Các trạng đều là những con ngƣời thông minh,
tài trí, cơ mƣu, luôn giàu sự sáng tạo.
Thứ nhất, nhân vật trạng có sự ứng sự linh hoạt, nhanh nhạy trƣớc
những tình huống, hoàn cảnh có vấn đề. Trƣớc tất cả mọi hoàn cảnh, diễn
biến trong cuộc đời, ít khi gặp trƣờng hợp nào mà các vị trạng nguyên bó tay.
Nhƣ trong truyện Trạng Quỳnh, với mẩu chuyện vay tiền chúa Liễu:
Khi Trạng Quỳnh đến vay tiền của chúa Liễu, trạng đã khấn rằng:

“- Nếu chị bằng lòng cho em vay một phần tư số tiền chị hiện có, thì xin
chị cho sấp cả hai, nếu chị cho vay một phần ba, xin để hai đồng ngửa cả.
Còn nếu cho vay một nửa thì cứ “nhất âm nhất dương” chị nhé!”
Và chúa Liễu bằng sức mạnh vô hình đã khiến cho hai đồng tiền trạng
Quỳnh gieo cứ quay tít trong lòng đĩa. Lúc này, mọi ngƣời tƣởng Quỳnh thua
cuộc, ai ngờ, Quỳnh đã đảo ngƣợc tình thế, chuyển bại thành thắng chỉ bằng
một câu nói:
“- Ha ha, tiền múa chúa cười, chị thương em nghèo, chị cho em vay
tất.”
Rồi trạng nhanh tay vơ tất cả số tiền, mang về. Nhƣ thế, phải thừa nhận trạng
có cách ứng xử thật linh hoạt thông minh, có phần bạo gan, không sợ cả
cƣờng quyền lẫn thần quyền.
Hay nhƣ ở truyện “Anh lái đò”, ta có thể thấy sự thông minh, mƣu trí,
dự liệu chuẩn xác của trạng Quỳnh để tạo nên một sự sắp đặt hoàn hảo: “Một
lần, vua Thanh cửa đoàn sứ bộ sang ta để thăm viếng, thực chất là để dò xét
tình hình, tìm hiểu xem nhân tài của An Nam như thế nào. Quỳnh được đóng

20
vai anh lái đò ngang trên đường sứ bộ sẽ đi qua. Trong lúc sang song, do mải
ngắm cảnh đẹp, viên chánh sứ vô tình để buột ra một tiếng “bủm”. Ngượng
quá, không biết làm thế nào để chữa thẹn, y bèn ứng khẩu đọc: “Lôi động
Nam bang” (nghĩa là sấm động nước Nam).Nghe thấy vậy, Quỳnh vội vàng
buông mái chèo, trèo lên mũi thuyền, đứng bên cạnh đoàn sứ bộ, quay về
hướng Bắc, vạch quần đái tồ tồ xuống sông, miệng vừa đọc: “Vũ qua Bắc
hải” (nghĩa là mưa qua bể Bắc, tức nước Tàu. Đoàn sứ Thanh thấy anh lái đò
nhanh trí và giỏi chữ như vậy, tuy trong bụng rất tức, nhưng cũng phải phục
tài người Nam. Từ đó, không dám hống hách, kênh kiệu nữa”.[1, tr. 357]
Nhƣ thế, có thể thấy tài ứng đối linh hoạt là một phẩm chất đáng khâm
phục của các trạng. Bên cạnh đó, sự thông minh chính là một phẩm chất đáng
quí thứ hai của trạng. Điều đáng nói là, nhân vật Trạng Lợn trong hệ thống

truyện Trạng Lợn lại mang một tiếng tăm là dốt đặc cán mai, đọc chữ tác
thành chữ tộ, đọc “Thiên tích thông minh, thánh phù công dụng” thành
“Thiên tích thong manh, thánh nằm chỏng gọng”, cũng chính lại là con ngƣời
biết khúc gỗ đầu nào là gốc, đầu nào là ngọn bằng cách cho lính phóng uế vào
cây gỗ, để đem ra ao rửa. Nhƣ thế, trong Trạng Lợn, chứa đựng cả hai phần,
trí tuệ thực tiễn về cuộc sống và kiến thức sách vở vô dụng.
Xin lấy ví dụ bằng mẩu chuyện “Thiên tích thong manh” nhƣ sau:
“Chung Nhi bắt đầu học. Thầy dạy câu: "Thiên tích thông minh, thánh phù
công dụng", nghĩa là: trời ban cho trí thông minh,thánh giúp cho làm nên sự
nghiệp. Vì không tập trung nghe thầy dạy, nên thầy vừa đọc xong cậu đã quên
ngay và đọc trệch là: "Thiên tích thong manh, thánh nằm chỏng gọng". Thầy
dạy đi dạy lại, năm lần bảy lượt mà cậu vẫn đọc trệch như vậy. Thầy tức
giận, lấy roi nọc ra đánh.Nhưng hễ thầy vừa giơ roi lên thì Chung Nhi lại
nằm ngửa ra, chổng bốn vó lên trời, miệng rối rít đọc:

21
-…Thánh nằm chỏng gọng! Thánh nằm chỏng gọng!
Thầy vừa tức, và buồn cười, thôi không đánh nữa."[1, tr. 61]
Ngoài những phẩm chất tốt đẹp đó, dân gian đã gửi gắm vào các ông
trạng trong truyện, dù là trạng đỗ đạt, trạng dân phong, hay trạng vô danh đều
mang một quan niệm nhìn đời, nhìn ngƣời của chính ngƣời dân đƣơng thời.
Tiêu biểu nhƣ ở truyện “Ông nọ bà kia” thuộc hệ thống truyện Trạng
Quỳnh, đó là tiếng nói phê phán cuộc đời, con ngƣời với thói hám địa vị:
“Quỳnh có mấy người tấp tểnh công danh nay cậy mai cục nhờ Quỳnh gây
dựng cho, may ra được tí phẩm hàm để khoe với làng nước. Một hôm, Quỳmh
ở kinh đô về, sai người mời mấy anh ấy lại bảo:
- Giờ có dịp may, nào các anh có muốn làm ông nọ bà kia thì nói ngay.
Thấy Quỳnh ngỏ lời thế, anh nào cũng như mở cờ trong bụng, tranh nhau
nhận trước.
Quỳnh bảo:

- Được các anh về nhà thu xếp khăn gói, rồi lại đây uống rượu mừng với
ta, mai theo ta ra kinh đô sớm.
Anh nào anh nấy lật đật về nhà, vênh váo, đắc chí lắm, có anh về đến
cổng, thấy vợ đang làm lụng lam lũ liền bảo vợ:
- Ít nữa làm nên ông nọ bà kia, không được lam lũ thế mà người ta chê
cười cho.
Vợ hỏi:

22
- Bao giờ làm quan mà khoe váng lên thế?
- Nay mai thôi, sắp sửa khăn gói để mai đi sớm!
Nói xong, lại nhà Quỳnh đánh chén. Anh nào anh nấy uống say tít rồi mỗi
anh nằm một xó. Đến khuya, Quỳnh sai người đem võng, võng anh nọ về nhà
anh kia, anh kia về nhà anh nọ, nói dối rằng: Say rượu ngộ cảm phải bôi dầu
xoa thuốc ngay không thì oan gia!
Các "Bà lớn" đang mơ màng trong giấc mộng, thấy người gõ cửa mà nói
những chuyện giật mình như thế, mắt nhắm mắt mở, tưởng là chồng, ôm xốc
ngay vào nhà, không kịp châm đèn đom đóm, rồi nào bôi vôi, nào xoa dầu,
miệng lẩm bẩm: "Rượu đâu mà rượu khốn, rượu khổ thế! Ngày mai lên đường
mà bây giờ còn sai như thế này! Nhờ phúc ấm có làm được ông nọ bà kia thì
cũng lại phiền tôi thôi!"
Xoa bóp cho đến sáng, nhìn thì hóa ra anh láng giềng, các bà ngẩn người
mà các anh đàn ông kia lại càng thẹn, vội cuối gằm mặt xuống cút thẳng. Về
đến nhà, thấy vợ mình cũng đang đỏ mặt tía tai lại nói ngay:
- Ai ngờ nó xỏ thế. Tưởng ông nọ bà kia là thế nào. Thôi từ nay kệch
đến già!”
Đáng chú ý hơn cả là thái độ của ngƣời lao động trong cuộc đấu tranh
quyết liệt một mất một còn với giai tầng thống trị. Cuộc đấu giữa một bên là
Trạng Quỳnh, một bên là tất cả các đại diện của vƣơng quyền, thần quyền của
triều đình nhà Lê – Trịnh, khá quyết liệt, đấu tranh đến cùng. Truyện “Trạng

chết, chúa cũng băng hà” là minh chứng cho cuộc đấu tranh triệt để đó:

23
“Từ bận ấy, chúa có bụng ghét Quỳnh. Được mười hôm, chúa đòi Quỳnh vào
thị yến, định đánh thuốc độc cho chết, Quỳnh biết chúa căm về mấy chuyện
trước, lần này đòi vào thị yến, chắc là có chuyện. Lúc đi dặn vợ con rằng:
- Hôm nay ta vào hầu yến Chúa, lành ít, dữ nhiều. Ta có mệnh hệ nào, thì
không được phát tang ngay, cứ phải để ta vào võng, cắt hai đứa quạt hầu, rồi
gọi nhà trò về hát, đợi bao giờ phủ chúa phát tang thì ở ngoài hãy phát tang.
Dặn xong, lên võng đi.
Quỳnh vào đến cung, đã thấy chúa ngồi đấy rồi. Chúa bảo:
- Lâu nay không thấy mặt, lòng ta khát khao lắm. Vừa rồi, có người tiến
hải vị, ta nhớ đến ngươi, đòi vào ăn yến, người không được từ.
Quỳnh biết chúa thù về cây cải hôm nọ, không ăn không được. Vừa nếm
một miếng thì chúa hỏi:
- Bao giờ Quỳnh chết?
Quỳnh thưa:
- Bao giờ chúa băng hà thì Quỳnh cũng chết?
Ăn xong, Quỳnh thấy trong người khang khác, cáo xin về. Vừa về đến nhà
thì tắt hơi. Vợ con cứ theo lời Quỳnh dặn mà làm. Chúa sai người dò xem
Quỳnh có việc gì không, thấy Quỳnh đương nằm võng nghe nhà trò hát, mà
người nhà thì đi lại vui vẻ như thường, về tâu với chúa. Chúa liền đòi đầu bếp
lên hỏi xem đánh thuốc thế nào mà Quỳnh không việc gì.
Chúa ăn thử, được một chốc thì chúa lăn ra chết.
Nhà Quỳnh nghe thấy trong dinh chúa phát tang thì ở nhà cũng phát tang.
Chúa và Trạng đưa ma một ngày. Thế mới biết Quỳnh chết đến cổ còn lừa
được chúa mới nghe. Người đời sau có thơ rằng:
"Trạng chết chúa cũng băng hà
Dưa gang đỏ đít thì cà đỏ trôn".


24
Thế là, cuối cùng thì Trạng Quỳnh đã chết, nhƣng trƣớc khi chết, cảm
quan dân gian đã khiến cho ông chúa Trịnh phải chết theo. Cái chết ấy là cái
chết của một ngƣời đã đấu trí quyết liệt với giai tầng thống trị, với thói hƣ tật
xấu của cuộc đời và con ngƣời.
Với truyện Trạng Lợn, cảm quan dân gian đƣợc gửi gắm vào nhân vật
Trạng Lợn với một niềm tin, một quan niệm dân gian truyền thống. Bởi toàn
bộ truyện Trạng Lợn có một bố cục khá chặt chẽ và nhất quán, phản ánh một
niềm tin dân gian là từ việc “kết” của mồ mả cha mẹ ông bà sẽ khiến cho
ngƣời con hay cháu liên quan đƣợc phát đạt (lên làm quan, hay trở nên giàu
có…). Truyện còn chứng minh rằng, mỗi cuộc đất có một hƣớng kết riêng.
Cha của ngƣời bán thịt lợn đƣợc chôn vào huyệt “sinh Trạng giúp vua, ngƣời
có tài trí vƣợt bậc, ứng đối giỏi, mà không phải học”, nên con trai của ngƣời
bán thịt lợn là Chung Nhi đã trở thành một “Chân Trạng nguyên” tài trí, ứng
đối giỏi, dù chỉ biết vọc vạch dăm ba chữ. Hoặc có thể thấy ở Trạng Lợn
thuyết thiên mệnh. Tức là mọi việc thành bại, sống chết của con ngƣời đều do
trời định. Đồng thời truyện còn đề cao Đạo giáo qua hình tƣợng Chử Đồng Tử
và coi trọng việc tu nhân tích đức. Chỉ xét riêng chuyện về cuộc tình duyên
của Chung Nhi với Phấn Khanh là do trời định và đƣợc báo trƣớc, hay Chử
Đồng Tử đã hiện hình, truyền nghề bói toán cho Chung Nhi, rồi bảo anh sau
này phải cứu ngƣời sẽ lên làm vua, hoặc chuyện trạng mất ở tuổi 72 là điều đã
đƣợc báo trƣớc từ đầu truyện, khi cậu bé thần đồng – là tiền kiếp của Trạng
Lợn, đã nói từ lúc Trạng chƣa sinh.
“ Nguyên từ nhà Lương ông ra chợ thì phải đi qua một cái gò kêu là gò
Thần Đồng. Lần nào đi chọ về Lương ông cũng thấy trong lùm cây có tiếng
trẻ con kêu the thé:

×