Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Một số giải pháp phát triển loại hình hợp tác xã nông nghiệp ở các tỉnh phía nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.17 KB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

DƯƠNG BÍCH THỦY

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
Ở CÁC TỈNH PHÍA NAM

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 5.02.05

LUẬN ÁN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN THỊ MINH CHÂU

TP. HỒ CHÍ MINH - Năm 2001

1


MỤC LỤC
trang
Mở đầu
Chương 1 : Sự cần thiết loại hình HTX NN

1
3

1.1 Khái niệm HTX NN kiểu mới

3


1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

3

1.1.2 Bản chất kinh tế-xã hội của loại hình HTX NN kiểu mới

5

1.1.2.1 Chức năng của HTX NN

5

1.1.2.2 Những nguyên tắc cơ bản của mô hình HTX kiểu mới

5

1.1.2.3 Phân biệt HTX NN kiểu mới và HTX NN kiểu cũ

6

1.2 HTX NN kiểu mới là nhu cầu tất yếu khách quan của sự phát triển lực lượng
sản xuất trong nông nghiệp hiện nay
1.3 Quan điểm của Đảng và Nhà nước

7
9

1.3.1 Những vấn đề thực tiễn đặt ra đòi hỏi đổi mới tư duy lý luận về HTX

9


1.3.2 Quá trình đổi mới tư duy và nhận thức (từ Đại hội Đảng VI đến nay)

10

1.4 Kinh nghiệm phát triển HTX NN một số nước trên thế giới

12

1.4.1 Nhật bản

12

1.4.2 Indonesia

13

1.4.3 Trung quốc

13

1.4.4 Thái lan

14

1.4.5 Liên xô (cũ)

15

1.4.6 Hà lan


15

1.4.7 Mỹ

16

1.5 Một số nhận xét về kinh tế hợp tác và HTX NN

2

16


Chương 2: Phân tích thực trạng, đánh giá hiệu quả hoạt động một số
HTX NN chuyển đổi, thành lập mới ở các tỉnh phía nam
2.1 Tình hình chuyển đổi và thành lập mới HTX NN

18

2.2 Tình hình tổ chức quản lý điều hành

20

2.3 Hiện trạng các yếu tố sản xuất

23

18


2.3.1 Đất đai

23

2.3.2 Vốn

25

2.3.3 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật

26

2.3.4 Con người

27

2.3.4.1 Đội ngũ cán bộ quản lý

27

2.3.4.2 Lao động

27

2.4 Nội dung hoạt động của các HTX NN

28

2.4.1 Dòch vụ thủy nông


28

2.4.2 Dòch vụ bảo vệ thực vật

29

2.4.3 Dòch vụ chăn nuôi, thú y

29

2.4.4 Dòch vụ giống

29

2.4.5 Dòch vụ khuyến nông

30

2.4.6 Dòch vụ cung ứng vật tư

30

2.4.7 Dòch vụ làm đất

30

2.4.8 Dòch vụ tín dụng

31


2.4.9 Dòch vụ điện

31

2.4.10 Dòch vụ chế biến và tiêu thụ sản phẩm

32

2.4.11 Kinh doanh các ngành nghề khác

32

2.5 Hiệu quả hoạt động

33

2.5.1 Các mặt đạt được

33

3


2.5.2 Các tồn tại yếu kém

35

2.5.3 Nguyên nhân

37


2.5.3.1 Nguyên nhân khách quan

37

2.5.3.2 Nguyên nhân chủ quan

37

Chương 3: Những giải pháp phát triển HTX NN trong thời gian tới

39

3.1 Quan điểm đònh hướng phát triển HTX NN

39

3.2 Mục tiêu phát triển HTX NN

41

3.3 Các giải pháp phát triển HTX NN

42

Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức về HTX NN kiểu mới, giải quyết các tồn đọng
từ các HTX cũ
Giải pháp 2: Xây dựng và phát triển mô hình HTX trong thời gian tới

42


Giải pháp 3: Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất, hình thành các
vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắùn với công nghiệp chế biến
theo yêu cầu của thò trường, thúc đẩy phát triển kinh tế hợp tác
Giải pháp 4: Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng

45

Giải pháp 5: Tăng cường các hình thức liên doanh liên kết

48

Giải pháp 6: Lựa chọn nội dung hoạt động thích hợp, ngoài các dòch vụ phục vụ
kinh tế hộ chú trọng phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp
Giải pháp 7: Tăng cường chuyển giao kỹ thuật, công nghệ

49

3.4 Kiến nghò

52

43

47

50

3.4.1 Chính sách đất đai


52

3.4.2 Chính sách tài chính tín dụng

52

3.4.3 Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân lực quản lý kinh tế HTX NN

53

3.4.4 Khung pháp lý, quản lý nhà nước

53
56

Kết luận

4


MỞ ĐẦU
1.

Sự cần thiết của đề tài:

Để thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần,
vận động theo cơ chế thò trường, có sự quản lý của Nhà nước theo đònh hướng xã hội chủ
nghóa (XHCN), sự phát triển kinh tế hợp tác và đổi mới hợp tác xã (HTX) đã trở thành
đòi hỏi bức xúc và là quá trình phát triển tất yếu khách quan. Trong những năm qua, công
cuộc đổi mới đã thực sự tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến kinh tế hợp tác và phong trào

hợp tác hóa. Các HTX kiểu cũ đã bộc lộ tính không phù hợp với yêu cầu đổi mới, một bộ
phận không nhỏ các HTX đã tan rã hoặc tồn tại trên danh nghóa và trở thành lực cản đối
với sự phát triển của HTX, một số HTX còn gặp nhiều khó khăn lúng túng trong việc
chuyển đổi sang HTX kiểu mới. Trong khi đó, một số tổ chức kinh tế hợp tác của nông
dân đã hình thành và đang phát triển tốt, lại muốn phát triển thành Hợp tác xã nông
nghiệp (HTX NN) kiểu mới.
Tháng 3/1996 Quốc hội đã thông qua Luật HTX để tạo khuôn khổ pháp lý cho các
HTX đổi mới hoạt động. Sau khi Luật HTX có hiệu lực (1/1997) phong trào HTX NN cả
nước cũng như ở các tỉnh phía nam đã có những chuyển biến tích cực, góp phần đẩy mạnh
kinh tế nông nghiệp và ổn đònh tình hình chính trò-xã hội nông thôn. Tuy nhiên vẫn còn
nhiều HTX NN chuyển đổi hình thức, hiệu quả hoạt động của HTX sau chuyển đổi chưa
cao, còn một số HTX NN chưa chuyển đổi được và nhiều thôn xã sau nhiều năm giải thể
HTX NN cũ đang lúng túng, chưa biết tổ chức lại HTX NN theo Luật.
Ở các tỉnh phía nam các HTX NN kiểu mới (chuyển đổi hay thành lập mới) đang
từng bước thực hiện một số dòch vụ giúp cho kinh tế hộ trở thành đơn vò sản xuất hàng hóa
tự chủ có khả năng cạnh tranh đạt hiệu quả cao trong nền kinh tế thò trường. Để loại hình
HTX NN trở thành một lực lượng kinh tế nền tảng giúp cho nông nghiệp và nông thôn phát
triển bền vững, ổn đònh và đạt hiệu quả cao theo đònh hướng xã hội chủ nghóa cần phải đề
ra các giải pháp phát triển HTX NN trong thời gian tới. Trước yêu cầu thực tiễn trên, đề
tài nghiên cứu: “Một số giải pháp phát triển loại hình HTX NN ở các tỉnh phía nam“ đã
được lựa chọn.
2.

Mục tiêu của luận án:



Nhận thức đúng đắn về HTX NN kiểu mới, quan điểm của Nhà nước ta trong việc
phát triển loại hình này.


5




Nghiên cứu kinh nghiệm một số nước trên thế giới trong việc phát triển HTX NN
nhằm rút ra kinh nghiệm trong việc phát triển HTX NN trong điều kiện kinh tế thò
trường có sự quản lý của Nhà nước theo đònh hướng XHCN.
Đánh giá thực trạng và hiệu quả hoạt động của một số HTX NN, các kết quả đạt
được, các tồn tại yếu kém và tìm hiểu các nguyên nhân.
Đề xuất một số giải pháp phát triển HTX NN trong thời gian tới.

3.

Phạm vi nghiên cứu:





Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình hoạt động của các HTX NN thuộc các tỉnh phía
nam từ khi Luật HTX có hiệu lực (1997) đến nay, từ đó tìm ra các giải pháp phát triển loại
hình HTX NN trong thời gian tới.
4.

Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu chung của luận án là phương pháp duy vật biện chứng và
lòch sử. Luận án vận dụng các quan điểm, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và
Nhà nước về phát triển nông nghiệp và nông thôn nói chung, cũng như về phát triển loại

hình HTX NN nói riêng trong quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất
nước. Ngoài ra Luận án còn sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp…
5.

Kết cấu của Luận án:
Ngoài mở đầu và kết luận, nội dung của Luận án gồm có 3 chương như sau:

Chương 1: Sự cần thiết của loại hình HTX NN.
Chương 2: Phân tích thực trạng, đánh giá hiệu quả hoạt động một số HTX NN chuyển đổi,
thành lập mới ở các tỉnh phía nam.
Chương 3: Những giải pháp phát triển HTX NN trong thời gian tới.

6


CHƯƠNG 1
SỰ CẦN THIẾT CỦA LOẠI HÌNH HTX NN
1.1 KHÁI NIỆM HTX NN KIỂU MỚI:
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản:
Theo từ điển tiếng Việt năm 1992 – Trung tâm từ điển ngôn ngữ thì “hợp tác được
đònh nghóa như sau: “hợp tác là hoạt động có mục tiêu cùng chung sức giúp đỡ lẫn nhau
trong một công việc, một lónh vực nào đó, nhằm một mục đích chung”. Từ điển kinh tế
nông nghiệp tiếng Nga 1981 thì khái niệm hợp tác được coi là một hình thức phân công lao
động xã hội, trong đó một số lượng nhất đònh người lao động cùng tham gia vào một quá
trình hay nhiều quá trình sản xuất khác nhau, nhưng có mối quan hệ nhất đònh với nhau.
Nói cách khác “hợp tác” là sự phản ánh kết quả tương tác trực tiếp của nhiều người lao
động khác nhau để cùng tạo ra sản phẩm nhất đònh. Như vậy chúng ta có thể hiểu: hợp
tác là một quá trình phân công lao động xã hội theo một phương thức nào đó, hay có thể
gọi “hợp tác” là sự “phân công” và “phối hợp” giữa các cá thể khác nhau cùng vì một
mục tiêu chung nào đó. Bản chất của khái niệm “hợp tác” theo từ điển tiếng Anh (Oxford

Advanced Leaners Dictionary) là sự phối hợp, là sự hoạt động cùng nhau, cùng giúp đỡ lẫn
nhau, lợi ích cùng đem chia cho nhau. Từ những đònh nghóa trên đây chúng ta có thể rút ra
những khái niệm cơ bản về “hợp tác” như sau: Hợp tác là khái niệm chỉ hành động, có
mục tiêu nhất đònh trong đó có sự tham gia của hai hay nhiều người có nhu cầu và lợi ích
chung với nhau. Hợp tác là sự hợp sức, hợp lực của những con người để tạo ra sức mạnh
mới, để thực hiện những công việc mà từng cá nhân riêng rẽ khó thực hiện, không thực
hiện được hoăïc thực hiện kém hiệu quả hơn so với hợp tác.
Kinh tế hợp tác (KTHT) chỉ các loại hình tổ chức kinh tế được hình thành và phát
triển trên cơ sở “hợp tác” giữa các thành viên tham gia. Chúng ta có thể hiểu kinh tế hợp
tác là kinh tế của nhiều người sản xuất, dòch vụ tự nguyện hợp tác với nhau để tổ chức sản
xuất và dòch vụ. Thực chất cốt lõi của kinh tế hợp tác là quan hệ kinh tế giữa các đối tác,
giữa các chủ thể kinh tế tự nguyện với nhau dưới nhiều hình thức khác nhau. Kinh tế hợp
tác rất đa dạng về hình thức, qui mô và lónh vực hoạt động phụ thuộc vào sự phát triển của
lực lượng sản xuất, vào nhu cầu, lợi ích của các thành viên tham gia.
Các nhà kinh điển của chủ nghóa Mác –Lê nin đã đưa ra một số hình thức của kinh
tế hợp tác: Hình thức công xã (sản xuất và tiêu dùng) trong thời kỳ cộng sản thời chiến;
hình thức hiệp hội những người sản xuất liên kết lại với nhau, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau
trong sản xuất và đời sống; hình thức khoán thuê, những người lao động tự tổ chức và nhận
thầu, thuê khoán những tư liệu sản xuất thuộc sở hữu Nhà nước và nhân dân trên cơ sở hợp

7


đồng; hình thức liên hiệp giữa các trung nông, nông dân giàu có trong hiệp hội sản xuất
kinh doanh và hình thức của chủ nghóa tư bản Nhà nước, hợp tác tư nhân dưới sự kiểm soát
chặt chẽ của nhà nước và liên kết với các thành phần khác. Các hình thức này có thể đan
xen, liên kết với nhau. Đó là những hình thức cơ bản nhất của kinh tế hợp tác. Tùy theo
điều kiện từng vùng, từng ngành kinh tế, từng thời kỳ có trình độ kinh tế khác nhau mà
hình thành và phát triển các hình thức kinh tế hợp tác cụ thể khác nhau. Từ đó không thể
có một mô hình kinh tế hợp tác thích hợp cho các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khác

nhau.
Nếu dựa vào chức năng hợp tác, có thể có các hình thức hợp tác sau như hình thức
hợp tác sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; hình thức hợp tác dòch vụ cung ứng;
hình thức hợp tác về tín dụng, tiêu thụ sản phẩm…
Nếu dựa vào trình độ hợp tác, có thể có các hình thức hợp tác: hình thức hợp tác
truyền thống giản đơn như các tổ lao động vần công, đổi công mang tính chất tạm thời
trong từng thời kỳ, mùa vụ… ở trình độ cao hơn có các tổ sản xuất, tổ dòch vụ tương đối ổn
đònh, thường xuyên; hợp tác xã sản xuất, dòch vụ; hình thức hợp tác hỗn hợp đa đối tác, đa
sở hữu dưới các hình thức liên doanh, liên hiệp sản xuất, hiệp hội sản xuất… mang tính chất
đa sở hữu và hình thức hợp tác kinh tế thông qua các hợp đồng kinh tế.
“Hợp tác xã” là một hình thức tổ chức kinh tế đặc thù trong hệ thống các loại hình
tổ chức kinh tế đa dạng, chúng ta thấy có rất nhiều đònh nghóa về HTX. Liên minh HTX
quốc tế (International Cooperative Aliance-ICA) đã đònh nghóa về HTX như sau: “HTX là
một tổ chức tự trò của những người tự nguyện liên hiệp lại để đáp ứng nhu cầu và nguyện
vọng chung của họ về kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua 1 xí nghiệp cùng sở hữu và
quản lý dân chủ”. Đònh nghóa này được hoàn thiện vào năm 1995 thông qua tuyên bố như
sau: “HTX dựa trên ý nghóa tự cứu giúp mình, tự chòu trách nhiệm, bình đẳng, công bằng
và đoàn kết, theo truyền thống của những người sáng lập ra HTX, các xã viên HTX tin
tưởng vào ý nghóa đạo đức về tính trung thực, cởi mở, trách nhiệm xã hội và quan tâm
chăm sóùc người khác”. Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đònh nghóa HTX là sự liên kết của
những người đang gặp phải những khó khăn kinh tế giống nhau, tự nguyện liên kết nhau
lại trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi và nghóa vụ, sử dụng tài sản mà họ đã chuyển giao
vào HTX phù hợp với nhu cầu chung, giải quyết những khó khăn chủ yếu bằng sự tự chủ,
tự chòu trách nhiệm và bằng cách sử dụng các chức năng kinh doanh trong tổ chức hợp tác
phục vụ cho lợi ích vật chất và tinh thần chung.
Đònh nghóa HTX NN theo Nghò đònh 43/CP của Chính phủ về Điều lệ mẫu HTX
NN: “HTX NN là tổ chức kinh tế tự chủ, do nông dân và những người lao động có nhu

8



cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo qui đònh của Pháp luật để
phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả
các dòch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình của các xã viên và kinh doanh trong lónh vực sản
xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và các ngành nghề
khác ở nông thôn, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.”
1.1.2 Bản chất kinh tế-xã hội của loại hình HTX NN kiểu mới
1.1.2.1 Chức năng của HTX NN kiểu mới:
HTX NN là tổ chức kinh tế (loại hình doanh nghiệp) nên HTX NN có chức năng
sản xuất kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cho HTX. HTX NN tuy là tổ chức kinh
tế song mang chức năng xã hội. Tính xã hội của HTX NN được biểu hiện:
Làm dòch vụ cho xã viên, HTX không lấy lợi nhuận làm mục tiêu tối thượng, HTX
NN coi sự phát triển có hiệu quả của kinh tế hộ gia đình xã viên là mục tiêu cao nhất
trong mọi hoạt động của HTX.

Trên cơ sở kinh doanh có hiệu quả (có lời) HTX NN góp phần xây dựng các công
trình công cộng, phúc lợi của cộng đồng dân cư. Tuy vậy HTX NN không trực tiếp
thực hiện các chức năng xã hội, không dùng hết khả năng, nguồn lực của mình để
làm thay chức năng xã hội của các tổ chức xã hội khác ở nông thôn.
1.1.2.2 Những nguyên tắc cơ bản của mô hình HTX kiểu mới:
Luật HTX là kết quả của một quá trình tiếp tục đổi mới tư duy, nhận thức lại về mô
hình HTX đích thực với những nguyên tắc cơ bản về hình thành và phát triển của nó, trong
đó HTX kiểu mới với đặc trưng cơ bản như Điều 1 Luật HTX đã đònh nghóa: “Hợp tác xã
là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện
cùng góp vốn, góp sức lập ra theo qui đònh của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể
và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dòch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của đất
nước”. Năm nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của HTX kiểu mới là:
Nguyên tắc thứ nhất: Tự nguyện gia nhập và ra HTX. Mỗi công dân Việt nam có đủ
điều kiện theo qui đònh của Luật, tán thành điều lệ của HTX đều có thể trở thành xã viên

của HTX, xã viên có quyền ra HTX theo qui đònh của điều lệ.
Nguyên tắc thứ hai: Quản lý dân chủ và bình đẳng. Xã viên có quyền tham gia quản lý
HTX và có quyền ngang nhau trong biểu quyết.
Nguyên tắc thứ ba: Tự chòu trách nhiệm và cùng có lợi. HTX tự chòu trách nhiệm về kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tự quyết đònh về phân phối và thu nhập, bảo đảm
HTX và xã viên cùng có lợi.
Nguyên tắc thứ tư: Chia lãi bảo đảm kết hợp lợi ích của xã viên và sự phát triển của
HTX. Sau khi làm xong nghóa vụ nộp thuế, lãi được trích một phần vào các q HTX, một



9


phần được theo vốn góp và công sức đóng góp của xã viên, phần còn lại chia cho xã viên
theo mức sử dụng dòch vụ của HTX do Đại hội xã viên qui đònh.
Nguyên tắc thứ năm: Hợp tác và phát triển cộng đồng. Xã viên phải phát huy tinh thần
tập thể, nâng cao ý thức hợp tác trong HTX và trong cộng đồng xã hội. Hợp tác giữa các
HTX với nhau ở trong nước và ngoài nước theo qui đònh của Pháp luật.
Vận dụng đầy đủ 5 nguyên tắc xây dựng HTX của Luật HTX chính là quá trình tạo
ra mô hình HTX kiểu mới, thiết thực.
1.1.2.3 Phân biệt HTX NN kiểu mới và HTX NN kiểu cũ:
Bảng 1: Đặc trưng của HTX NN kiểu mới và HTX NN kiểu cũ
HTX NN kiểu cũ
Dựa trên cơ sở tập thể hóa quyền sở
hữu ruộng đất và các tư liệu sản xuất
khác (nói chung là vốn kinh doanh) của
các nông hộ, do đó xóa bỏ tư cách chủ thể
kinh doanh của mỗi nông hộ. Xã viên trở
thành người lao động làm thuê cho HTX.

Ra đời để phát triển kinh tế tập thể
của chính bản thân mỗi HTX và thay thế
căn bản hoạt động kinh tế của mỗi nông
hộ, nhằm nâng cao mức sống vật chất và
tinh thần của nông dân xã viên.
Phân phối thu nhập và lợi nhuận làm
ra hàng năm theo lao động.

1.2

HTX NN kiểu mới
Dựa trên cơ sở quyền tự chủ kinh doanh của
mỗi nông hộ. Các xã viên góp vốn, góp sức
và có quyền biểu quyết ngang nhau để cùng
hưởng thụ kết quả hoạt động và chia sẻ rủi ro
của HTX theo mức góp vốn, góp sức của mỗi
xã viên nhằm vừa làm tăng sức mạnh của mỗi
nông hộ, vừa tạo ra sức mạnh mới cho HTX.
Ra đời trước tiên là vì yêu cầu và mục tiêu
phát triển kinh tế của mỗi nông hộ có thành
viên đã góp vốn cổ phần, góp sức để thành
lập HTX, do đó HTX NN kiểu mới cần phải
thực hiện có hiệu quả dòch vụ đầu vào, đầu ra
cho kinh tế hộ.
Phân phối thu nhập và lợi nhuận làm ra
hàng năm không chỉ theo lao động, mà còn
theo mức độ sử dụng dòch vụ và vốn cổ phần
của mỗi xã viên.

HTX NN KIỂU MỚI LÀ NHU CẦU TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA SỰ PHÁT

TRIỂN LỰC LƯNG SẢN XUẤT TRONG NÔNG NGHIỆP HIỆN NAY.

Trong thời kỳ thực hiện cơ chế kế hoạch hóa, tập trung bao cấp, chính sách đối với
HTX NN là: tập thể hóa triệt để về ruộng đất và các tư liệu sản xuất cơ bản khác, tổ chức
lao động tập thể và thống nhất phân phối thu nhập trong HTX. Mọi hoạt động trong HTX
đều phải tuân theo kế hoạch từ cấp trên đưa xuống, HTX được coi là một tổ chức thuộc hệ
thống bộ máy Nhà nước, kinh tế hộ gia đình của các thành viên bò triệt tiêu dần, xã viên

10


trở thành người làm thuê cho HTX… Vì vậây, sức sáng tạo và năng động bò mai một, lực
lượng sản xuất trong nông nghiệp bò kiềm hãm và nền nông nghiệp của nước ta đã trì trệ
kéo dài dẫn đến khủng hoảng kinh tế trong nước.
Từ năm 1988 đến nay, chúng ta đã thực hiện đường lối đổi mới nhằm chuyển nền
kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa theo cơ chế
thò trường. Khi đó hộ nông dân được thừa nhận là đơn vò kinh tế tự chủ trong nền kinh tế
thò trường nhiều thành phần và thoát dần khỏi sự kìm hãm của cơ chế tập trung quan liêu
của các HTX NN kiểu cũ. Đặc biệt là sau khi Luật đất đai (1993) xác lập 5 quyền sử dụng
đất lâu dài của nông hộ vì mục đích sản xuất nông lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, các
HTX và tập đoàn sản xuất (TĐSX) kiểu cũ dựa trên cơ sở tập thể hoá quyền sở hữu và sử
dụng đối với đất đai và một số tư liệu sản xuất chủ yếu khác dần dần bò phân rã và phân
hóa. Kể từ đó tiềm năng và động lực của kinh tế hộ được khơi dậy và phát triển.
Khi kinh tế thò trường hình thành và phát triển, mục tiêu của người nông dân là tối đa
hoá lợi nhuận. Để sản xuất hàng hóa và tiêu thụ đựơc hàng hóa hộ nông dân phải có quan
hệ với thò trường, bò ràng buộc vào thò trường, mức độ quan hệ và ràng buộc ngày càng
tăng lên theo qui mô sản xuất hàng hóa. Để đáp ứng những thay đổi của thò trường hộ
nông dân phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật canh tác để nâng cao chất lượng sản phẩm
(theo yêu cầu của thò trường) đồng thời phải thâm canh, đa dạng hóa sản xuất của mình để
tránh những rủi ro của thò trường đưa lại. Từng hộ nông dân riêng lẻ kể cả các hộ trang

trại cũng không thể tự giải quyết được các vấn đề trên, do đó phát sinh nhu cầu phải hợp
tác để cùng giải quyết. Quá trình phát triển sản xuất hàng hóa đã nảy sinh nhu cầu khách
quan hình thành các hình thức kinh tế giản đơn mà họ phải cùng nhau lựa chọn và tổ chức
ra. Thực tế có tính qui luật cho thấy những gì mà họ không tự giải quyết được khi bước
vào sản xuất hàng hóa thì phải nhờ vào hợp tác (liên kết) nhờ vào sự trợ giúp lẫn nhau và
những trợ giúp của Nhà nước.
Nhìn lại quá trình phát triển kinh tế hộ nông dân xã viên các HTX NN trong những
năm đổi mới vừa qua có thể thấy rằng: Khi kinh tế hộ được giao quyền tự chủ, đã giải
phóng sức sản xuất tiềm tàng trong đông đảo nông dân, tạo ra động lực mới trong phát
triển lực lượng sản xuất, lớn hơn nhiều lần so với trước kia, kết quả sản xuất nông nghiệp
đã tiến bộ vượt bậc so với trước kia. Kinh tế hộ nông dân được tái tạo và phát triển trong
điều kiện chuyển đổi cơ chế quản lý từ tập trung, sản xuất tự cấp tự túc dần sang sản xuất
hàng hóa và gắn với thò trường. Thực tế đã buộc kinh tế hộ phải đối mặt với thò trường,
với sự biến động thường xuyên của các yếu tố đầu vào cũng như đầu ra của quá trình sản
xuất. Quá trình này đã dẫn đến sự phân hóa mạnh mẽ kinh tế hộ theo chiều hướng:

11








Hình thành nhóm hộ có diện tích sản xuất nông nghiệp dưới 0,2 ha chiếm 28% tổng
số hộ. Nhóm hộ này sản xuất tự cấp, tự túc, đời sống nghèo, khó khăn, chưa tiếp cận
được thò trường.
Nhóm hộ có diện tích sản xuất từ 0,2 ha đến 1 ha, chiếm 61% tổng số hộ. Nhóm hộ
này bắt đầu đi vào sản xuất hàng hóa đời sống khá hơn, bắt đầu làm quen với thò

trường.
Nhóm hộ có qui mô đất sản xuất trên 1 ha chiếm khoảng 12% tổng số hộ, trong đó
có khoảng 100.000 hộ (1%) có qui mô đất sản xuất từ 3 ha trở lên. Những hộ này
thực sự tiến hành sản xuất hàng hóa. Đời sống sung túc, giàu có so với mặt bằng đời
sống ở nông thôn, tiếp cận nhanh với biến động của thò trường.

Sự phát triển trên đây của kinh tế hộ đã đưa đến sự hợp tác tự nguyện giữa các hộ
trong sản xuất dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu thiết thực của từng hộ, hình
thành các tổ chức HTX mới như một tất yếu khách quan. Trong cơ chế thò trường kinh tế
nông hộ sản xuất hàng hóa buộc phải chấp nhận rủi ro trước sức ép của cạnh tranh và
thiên nhiên bất thuận. Nhưng tự thân nó, kinh tế nông hộ sản xuất hàng hóa không đủ khả
năng sẵn sàng chấp nhận rủi ro theo quy luật cạnh tranh của thò trường và trước điều kiện
thiên nhiên bất thuận. Vì vậy các đơn vò kinh tế nông hộ tự chủ phải đoàn kết lại trong
một tổ chức hợp tác để tạo ra sức mạnh mới theo cấp số nhân, chứ không phải là số cộng
sức mạnh của từng nông hộ riêng lẻ. Do đó, các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác kiểu mới
đa dạng của nông dân đã nảy sinh và phát triển một cách tất yếu và tự nguyện để thay thế
hình thức tổ chức kinh tế hợp tác kiểu cũ và để bảo vệ lợi ích chính đáng của từng nông hộ
thành viên, tạo điều kiện kinh tế thuận lợi cho kinh tế hộ phát triển trong cơ chế thò trường.
Đó chính là HTX và các tổ chức kinh tế hợp tác giản đơn, đa dạng, tự nguyện của nông
dân. Bản chất kinh tế-xã hội và nguyên tắc tổ chức quản lý hoạt động của tổ hợp tác và
HTX là hoàn toàn giống nhau. Nhưng so với HTX, tổ hợp tác là một tổ chức chưa hoàn
thiện, có qui mô và trình độ thấp hơn, chỉ thực hiện một số vụ việc nhất đònh, hoạt động
chưa ổn đònh. Do đó, HTX có tư cách pháp nhân, còn tổ hợp tác thì chưa đủ điều kiện để
được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân. Nhưng tổ hợp tác là tiền thân của HTX sau
này, khi tổ hợp tác hoạt động thường xuyên, có nhiệm vụ ổn đònh rõ ràng có cơ cấu tổ chức
chặt chẽ, sở hữu và quản lý sử dụng một số tài sản nhất đònh, độc lập với các tổ chức và cá
nhân khác, tự chòu trách nhiệm bằng tài sản đó, nhân danh mình tham gia các quan hệ
pháp luật một cách độc lập, thì sẽ có đủ điều kiện đăng ký với Ủy ban nhân dân (UBND)
quận, huyện để thành lập HTX có tư cách pháp nhân.
HTX NN là sản phẩm của kinh tế thò trường và ngược lại HTX NN tác động trở lại,

làm cho kinh tế nông hộ phát triển có hiệu quả và bền vững trong nền kinh tế thò trường.
HTX NN trước tiên là tổ chức kinh tế của những người sản xuất hàng hóa nhỏ, kém thế lực

12


và sau nữa của cả những người nghèo ở nông thôn nhằm đấu tranh với sự cạnh tranh, thôn
tính của các doanh nghiệp lớn, nhất là các công ty, tập đoàn đa quốc gia, để tồn tại và phát
triển trong cơ chế thò trường. Đối với các hộ sản xuất hàng hóa nhỏ, khả năng cạnh tranh
trong nền kinh tế nhiều thành phần còn yếu thì họ rất cần hợp tác lại để bổ trợ cho nhau và
tạo ra sức mạnh. Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng của HTX là nguyên tắc hấp dẫn nhất
đối với đối tượng trên nên HTX là mô hình thích hợp với họ. Trong hoàn cảnh kinh tế hộ
còn yếu thì kinh tế hợp tác nói chung, HTX NN nói riêng là hình thức tậïp hợp đông đảo
nông hộ, do vậy HTX NN có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển lực lượng sản xuất
trong nông nghiệp hiện nay.
1.3 QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC.
1.3.1 Những vấn đề thực tiễn đặt ra đòi hỏi đổi mới tư duy lý luận về HTX
Sau năm 1975 chiến tranh kết thúc, đất nước hoàn toàn được giải phóng, chúng ta
áp dụng máy móc mô hình hợp tác xã của miền Bắc vào miền Nam và hình dung chủ
nghóa xã hội sẽ được hình thành trên cơ sở phát triển nhanh chóng mô hình ấy. Nhưng thực
tiễn nhiều năm đã chứng minh sự không thành công, nhất là ở Đồng bằng Nam bộ, nơi
kinh tế hàng hóa đã có bước phát triển, đối với các tỉnh miền Trung thì có tác dụng ở mức
độ nhất đònh.
Chỉ thò 100 của Ban bí thư đưa ra các giải pháp tình thế (1981) nhằm khắc phục sự
trì trệ của hợp tác xã, cơ chế khoán thực sự đem lại lợi ích thiết thực cho người lao động đã
kích thích người lao động hăng hái lao động sản xuất. Song khoán 100 thực chất mới chỉ
tác động chủ yếu vào khâu phân phối do đó chưa làm thay đổi căn bản mô hình HTX NN
cũ. Vì vậy động lực do khoán 100 tạo ra đã sớm bộc lộ hạn chế và không duy trì được dẫn
đến tình hình trì trệ trở lại vào những năm 1986, 1987.
Nghò quyết 10 của Bộ chính trò (5/4/1988) ra đời đã giải quyết một cách toàøn diện

và căn bản những mâu thuẫn, những vấn đề đặt ra từ thực tiễn. Tính cách mạng của Nghò
quyết 10 là thừa nhận sự tồn tại kinh tế hộ xã viên và chuyển nông nghiệp sang sản xuất
hàng hóa, đa dạng hóa quan hệ sở hữu trong hợp tác xã, thực hiện phân phối theo lao động
và vốn góp. Hợp tác xã chuyển dần sang làm dòch vụ cho hộ xã viên đã làm thay đổi căn
bản về tổ chức quản lý hợp tác xã. Cụ thể là: HTX NN thực hiện hóa giá những tư liệu
sản xuất mà hợp tác xã thấy sử dụng chung không hiệu quả như công cụ, trâu bò, máy móc
để bán lại cho xã viên, giao khoán ruộng đất cho hộ sử dụng ổn đònh. Những nội dung đổi
mới cơ bản đó đã thực sự tác động mạnh mẽ đến nông dân xã viên, khuyến khích nông
dân phát huy cao độ tinh thần tự chủ trong sản xuất tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh
tế nông nghiệp, nông thôn phát triển đạt thành tích to lớn trong hơn 10 năm qua, đồng thời
cơ chế mới cũng tác động mạnh mẽ đến mô hình tổ chức quản lý của các HTX NN kiểu cũ

13


làm cho một bộ phận HTX mạnh dạn đổi mới để thích ứng với cơ chế mới và tiếp tục tồn
tại phát triển, còn phần đông các HTX NN rơi vào tình trạng lúng túng, bất cập với cơ chế
mới, đã trở thành hình thức, không được xã viên ủng hộ, thậm chí một bộ phận lớn bò tan
rã, nhất là các tập đoàn sản xuất nông nghiệp (93% tan rã).
Tổng kết hơn 10 năm thực hiện đổi mới, Nhà nước ta đã chủ trương luật pháp hóa
những kết quả đạt được đối với hợp tác xã nhằm tạo khung pháp lý cho loại hình tổ chức
kinh tế hợp tác xã kiểu mới hoạt động, do vậy Luật hợp tác xã đã ra đời ngày 20/3/1996.
Luật đã xác đònh rõ mô hình hợp tác xã kiểu mới với các nội dung hoạt động của nó (Điều
1 đã nêu ở phần 1.1.2.2). Các tổ hợp tác có hình thức tổ chức, tên gọi khác nhau được Nhà
nước hướng dẫn giúp đỡ và có chính sách khuyến khích phát triển thành hợp tác xã khi có
đủ điều kiện (Điều 2 Luật HTX).
Như vậy biến chuyển của thực tiễn đã làm cơ sở cho tư duy và nhận thức của chúng
ta thay đổi: lúc đầu chỉ thừa nhận kinh tế hộ tồn tại dưới hình thức kinh tế phụ gia đình, rồi
kinh tế gia đình, hộ nhận khoán và hộ tự chủ. Hộ tự chủ ra đời là nhân tố quan trọng tạo ra
sự phát triển sản xuất trong những năm qua và đồng thời nó đòi hỏi phải thay thế mô hình

HTX kiểu cũ bằng mô hình HTX kiểu mới phù hợp với quy luật khách quan.
1.3.2

Quá trình đổi mới tư duy và nhận thức (từ Đại hội Đảng VI đến nay).
Về mặt tư duy Đảng đã có những đổi mới liên tục từ nhận thức kinh tế tập thể, đến
kinh tế hợp tác mà nòng cốt là HTX cụ thể như sau:
Đường lối đổi mới do Đại hội Đảng lần thứù VI đã khẳng đònh phát triển nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần trong các ngành và lónh vực của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế
HTX, được khẳng đònh cùng với kinh tế Nhà nước trở thành nền tảng của nền kinh tế,
đồng thời thừa nhận sự tồn tại của kinh tế HTX phải đi đôi với sự phát triển đa dạng các
hình thức KTHT từ thấp đến cao, HTX là bộ phận nòng cốt của KTHT.
Trong lónh vực nông nghiệp KTHT với bộ phận nòng cốt là các HTX NN được
nhận thức lại và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp trên cơ sở Nghò quyết 10 của
Bộ chính trò ngày 5/4/1988: “HTX, TĐSX là tổ chức kinh tế tự nguyện của nông dân lập ra
dưới dự lãnh đạo của Đảng, sự hướng dẫn, giúp đỡ của Nhà nước, hoạt động theo nguyên
tắc tự quản lý, tự chòu trách nhiệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh, có tư cách pháp nhân,
bình đẳng trước Pháp luật với các đơn vò kinh tế khác, có trách nhiệm phát huy tính ưu việt
của quan hệ sản xuất XHCH”. Trên tinh thần đó Đảng chủ trương phải tổ chức lại sản
xuất trong các HTX NN thành đơn vò kinh tế tự chủ, tự quản, điều chỉnh một bước quan hệ
sở hữu, quan hệ quản lý giữa HTX với các hộ xã viên, đổi mới quan hệ phân phối, xóa bỏ

14


chế độ phân phối theo công điểm, xác đònh hộ xã viên là đơn vò kinh tế tự chủ, được
khuyến khích làm giàu. Kinh tế HTX có nhiều hình thức tổ chức từ thấp lên cao, mọi tổ
chức sản xuất kinh doanh do người lao động tự nguyện góp vốn, góp sức, được quản lý
theo nguyên tắc dân chủ đều là HTX.
Nghò quyết Hội nghò Trung ương lần thứ V khóa VII (6/1993) về tiếp tục đổi mới và
phát triển kinh tế xã hội nông thôn đã làm rõ thêm kinh tế HTX được đổi mới trên cơ sở

phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ xã viên. Kinh tế hộ xã viên với tư cách là đơn vò
kinh tế tự chủ, được khuyến khích phát triển và phát huy cao độ tính tự chủ, sáng tạo trong
kinh tế HTX. Nghò quyết ghi: “Tiếp tục đổi mới các HTX theo hướng phát huy hơn nữa
tiềm năng to lớn và vò trí quan trọng lâu dài của kinh tế hộ xã viên, đồng thời làm tốt công
tác qui hoạch, hướng dẫn sản xuất, phát triển kinh doanh công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, dòch vụ mà từng hộ xã viên không làm được hoặc làm không hiệu quả, cùng với
chính quyền đòa phương chăm lo sự nghiệp phúc lợi xã hội. Thực hiện đúng nguyên tắc
“tự nguyện, dân chủ, cùng có lợi” trong tổ chức, quản lý và phát triển kinh tế HTX.
Nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm về các loại kinh tế hợp tác mới xuất hiện để hướng dẫn,
giúp đỡ hoạt động có hiệu quả, thực sự vì lợi ích của nông dân, phát triển đúng hướng”.
Cùng với Nghò quyết Trung ương V, Luật đất đai mới ra đời, trong đó khẳng đònh
việc Nhà nước giao ruộng đất cho hộ nông dân sử dụng ổn đònh lâu dài không chỉ tạo
thêm động lực cho kinh tế hộ nông dân mà còn làm rõ hơn đònh hướng đổi mới HTX NN
và phát triển các hình thức KTHT mới ở nông thôn phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản suất.
Đại hội giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng đã xác đònh: kinh tế hợp tác với nhiều
hình thức phong phú và đa dạng từ thấp đến cao, phù hợp với nguyên tắc tự nguyện, cùng
có lợi, quản lý dân chủ, kết hợp được sức mạnh của tập thể và sức mạnh của hộ xã viên,
làm cho kinh tế hợp tác trở thành một thành phần kinh tế vững mạnh, cùng với kinh tế
quốc doanh trởû thành xương sống của nền kinh tế quốc dân.
Như vậy có thể thấy rằng đến Hội nghò Đảng toàn quốc giữa nhiệm kỳ (khóa VII)
khái niệm kinh tế tập thể đã được thay thế bằng khái niệm KTHT, vừa đổi mới về nội
dung vừa mở rộng về phạm vi, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phù hợp với
thực tiễn. Hội nghò Trung ương lần thứ VII khóa VII đã ghi rằng: “KTHT có nhu cầu và
triển vọng phát triển rộng lớn đối với người sản xuất nhỏ, cá thể do tác động khách quan
của quá trình xã hội hóa sản xuất. Hình thức hợp tác rất đa dạng. Theo cả chiều dọc lẫn
chiều ngang, kết hợp đan xen nhiều loại hình sở hữu, áp dụng những biện pháp tổ chức
quản lý, những phương thức phân phối khác nhau nhưng đều có mục đích đáp ứng yêu cầu

15



phát triển sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có
lợi”.
Có thể nói rằng quá trình đổi mới về tư duy và nhận thức đối với kinh tế tập thể,
kinh tế HTX và KTHT với nòng cốt là các HTX đều bắt nguồn từ tổng kết thực tiễn, tôn
trọng qui luật phát triển khách quan của sự vật vì lợi ích thiết thực của đông đảo nhân dân
lao động nên đã đề ra đònh hướng đúng để đổi mới kinh tế này phát triển theo hướng tất
yếu của nó. Việc ban hành Luật HTX là sự kết tinh của những thành quả đổi mới trong
hơn 10 năm qua, những chủ trương đường lối đúng đắn của Đảng được thực tiễn chấp nhận
đã được luật pháp hóa và những kinh nghiệm quý báu của phong trào HTX thế giới được
chọn lựa để áp dụng phù hợp với điều kiện cụ thể về kinh tế xã hội của Việt nam.
1.4 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN HTX NN MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI.
1.4.1 Nhật bản:
Thực hiện Luật HTX ban hành năm 1947 và các chính sách cơ bản về HTX được
chính phủ Nhật bản ban hành năm 1967, mạng lưới HTX NN được tập hợp thành hệ thống
HTX NN quốc gia với hai loại hình: HTX tổng hợp và HTX chuyên ngành, trong đó phổ
biến là HTX tổng hợp thu hút gần 100% số nông trại tham gia và các xã viên của HTX
chuyên ngành đồng thời cũng tham gia các HTX đa ngành.
HTX NN tổng hợp: có chức năng hoạt động dòch vụ phục vụ đầu vào đầu ra cho
hoạt động sản xuất nông nghiệp, dòch vụ sinh hoạt, đời sống cho nông dân xã viên. Các
hoạt động bao gồm: Cung ứng cho nông dân xã viên tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng, có
chức năng hoạt động tín dụng: nhận tiền gửi của xã viên, cho các xã viên vay vốn với lãi
suất thấp để phát triển sản xuất nông nghiệp. Chính phủ coi hoạt động tín dụng của HTX
như là đại lý tín dụng của Chính phủ, Chính phủ sẽ bù lỗ cho các HTX về chênh lệch lãi
suất tiền gửi và tiền cho vay. Dòch vụ đầu ra: HTX mua các loại nông sản do nông dân xã
viên sản xuất ra, đưa vào chế biến và đưa đi tiêu thụ ở thò trường trong nước và ngoài
nước. Hoạt động dòch vụ hướng dẫn giáo dục nông dân, làm tư vấn về quản lý sản xuất và
tổ chức đời sống.
HTX NN chuyên ngành: trong nông nghiệp có một số lónh vực có những đặc thù

riêng đòi hỏi phải tổ chức các HTX NN chuyên ngành đối với một số sản phẩm ở những
khu vực chuyên môn hóa sản xuất như chăn nuôi, làm vườn, nuôi ong… phù hợp với đặc
điểm sản xuất, yêu cầu của hộ xã viên. Chức năng HTX chuyên ngành cũng nhằm làm
các dòch vụ cung ứng vật tư , thiết bò chuyên dùng cho xã viên theo ngành như: thức ăn gia
súc, dòch vụ thú y, vật tư… và đặc biệt đảm nhận khâu thu mua và tiêu thụ các sản phẩm

16


chuyên ngành của các hộ nông dân xã viên như: sữa, trứng… là những loại nông sản mà
các HTX NN tổng hợp ít hoặc không kinh doanh.
HTX NN tổng hợp và chuyên ngành ở Nhật bản được tổ chức theo ba cấp: HTX
cấp cơ sở (xã, thò trấn), Liên hiệp HTX cấp quận, tỉnh thành phố, Liên hiệp hoặc Liên
đoàn HTX NN Trung ương.
1.4.2 Indonesia:
Hiến pháp nước cộng hòa Indonesia qui đònh rằng: “Nền kinh tế quốc dân phải
được tổ chức trên nguyên tắc tương trợ hợp tác”. Đây là nền tảng pháp lý cao nhất của tổ
chức HTX nói chung và HTX NN nói riêng. Chính phủ rất chú trọng giúp đỡ phát triển
các HTX NN, thể hiện qua các thông tư của Phủ tổng thống về những chính sách ưu đãi
đối với HTX NN, coi HTX NN là một thành phần kinh tế không thể tách rời của chương
trình phát triển kinh tế toàn quốc. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng thời gian đầu HTX ở
Indonesia do chính quyền chỉ đạo quá cứng nhắc làm cho HTX sinh tiêu cực và hoạt động
kém hiệu quả (ví dụ: tập trung sản xuất lúa gạo bán cho Nhà nước theo giá cố đònh). Sau
khi được đổi mới (từ những năm 80), HTX NN thực hiện các chức năng: cung ứng vật tư
kỹ thuật, bảo hiểm cây trồng, chế biến và buôn bán nông sản, hoạt động tín dụng, từ đó
kết hợp với những ưu đãi về chính sách, HTX NN ở Indonesia đã có bước phát triển nhanh
và hiệu quả.
1.4.3 Trung quốc:
Cách mạng Trung quốc thành công năm 1949, liền sau đó thực hiện cải cách ruộng
đất, nông dân được chia ruộng đất, trong nông thôn phát triển kinh tế hợp tác giản đơn:

đổi công tương trợ, HTX bậc thấp về sản xuất, tiêu thụ và tín dụng. Sau đó do tư tưởng tả
khuynh, phong trào hợp tác hóa chuyển ra rất nhanh, từ 1955-1959 đã có 87% số hộ nông
dân vào HTX, khi đã thành cao trào, phổ biến là HTX bậc cao (công xã nhân dân) thì lúc
đó kinh tế tập thể là bao trùm. Về mặt sản xuất, công xã tổ chức như hệ thống quân sự:
đội, đại đội, trung đoàn, công xã. Mô hình này thực hiện tập thể hóa cao độ, xóa bỏ quan
hệ hàng hóa-tiền tệ. Hậu quả là kinh tế khủng hoảng trầm trọng, nông nghiệp lâm vào
tình trạng nguy khốn.
Đến năm 1978 Trung quốc thực hiện cải cách nông nghiệp, nông thôn mà trọng tâm
là đổi mới các hình thức tổ chức kinh tế, bắt đầu từ hình thức “hợp đồng trách nhiệm” có
thưởng phạt, tiếp theo nảy sinh các hình thức khoán khác nhau, trong đó có khoán hộ và
đến năm 1981 Trung quốc giải thể các công xã, giao khoán dài hạn cho 150 triệu hộ nông
dân, tổ chức sản xuất theo hộ gia đình và hình thành các hình thức liên kết tự nguyện mới,
các hình thức HTX dòch vụ phục vụ hộ nông dân. Hiện nay trong nông thôn Trung quốc đã

17


phát triển các hộ chuyên thuộc các lãnh vực khác nhau, ra đời các trang trại và đang hình
thành các HTX tự nguyện đúng với bản chất và nội dung kinh tế của nó.
1.4.4 Thái lan
Hình thức HTX khá phát triển ở Thái lan, ngay từ năm 1916 HTX đầu tiên được
thành lập với 16 thành viên tại một vùng là để giúp đỡ các nông dân trang trải được món
nợ đối với bọn cho vay nặng lãi và bảo vệ quyền canh tác của nông dân trên mảnh đất mà
chủ đất cho thuê. Hoạt động của HTX này có hiệu quả lớn và vì thế với sự giúp đỡ của
Nhà nước, trong vòng 2 năm sau đó đã có trên 60 HTX NN được thành lập ở hầu hết các
tỉnh trong nước. Cùng với sự biến động kinh tế, nhu cầu chính của cuộc sống, các loại
hình HTX cũng xuất hiện và hoạt động trong khắp cả nước. Cho đến nay, đã mấy thập kỷ
trôi qua, các lọai hình HTX vẫn tồn tại, phát triển và ngày càng vững mạnh. Trong các
loại hình HTX này thì HTX NN là loại hình quan trọng nhất, giữ vai trò chủ đạo trong hêï
thống phong trào HTX ở Thái lan. Các HTX NN ở Thái lan được hình thành là do những

nông dân cá thể tự nguyện liên kết lại với nhau.
Một số hoạt động chính của HTX NN là: Cho xã viên vay vốn, nhận tiền gửi tiết
kiệm của xã viên, thu mua nông sản của xã viên để kinh doanh, cung ứng vật tư, máy móc
nông nghiệp, hạt giống cho xã viên, cung ứng các loại dòch vụ nông nghiệp cho xã viên.
Hệï thống HTX NN ở Thái lan theo ba cấp gồm: HTX cấp cơ sở (huyện), Liên hiệp các
HTX tỉnh và Liên đoàn HTX quốc gia.
1.4.5 Liên xô (cũ):
Ở nước Nga trước kia, các hình thức HTX trong NN phát triển chủ yếu vào những
năm cuối của thế kỷ XIX, các HTX đều do nông dân tự nguyện lập nên và được hình
thành chủ yếu trong các lónh vực dòch vụ cho sản xuất, tín dụng và tiêu thụ sản phẩm. Sau
Cách mạng tháng 10, Nhà nước thực hiện chính sách người cày có ruộng, nền nông nghiệp
nước Nga vào thời điểm đó cơ bản là sản xuất cá thể. Chỉ ít năm sau dưới sự lãnh đạo của
Chính quyền Xô viết, mạng lưới HTX được tổ chức rộng rãi với nhận thức rằng: hợp tác
hoá-tập thể hóa càng nhanh thì càng sớm có CNXH, hơn thế nữa còn muốn dẹp bỏ nhanh
sản xuất tiểu nông, thành lập các doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước. Từ tư tưởng tả
khuynh này dẫn đến áp dụng phương pháp cưỡng chế để tổ chức HTX, sản xuất nông
nghiệp giảm sút. Khi có chính sách kinh tế mới (NEP) và những tư tưởng về hợp tác hóa
của Lê-nin, nước Nga đã nhanh chóng thoát ra khỏi khủng hoảng trong thời kỳ 1921-1928
và hợp tác hóa đã phát triển mạnh với nhiều hình thức phong phú. Sau khi Lê-nin mất,
dần dần tư tưởng hợp tác hóa của Lê-nin bò lãng quên, đến năm 1929 lại có chủ trương
phát triển HTX với khẩu hiệu “xem ai nhanh hơn”, “ai không vào nông trang tập thể là kẻ
thù của Chính quyền Xô viết”. Hàng triệu nông dân đã bò cưỡng bức vào nông trang tập

18


thể và mô hình này đã tồn tại trên nửa thế kỷ. Từ những năm 80 của thế kỷ này Liên xô
đã tiến hành cải tổ, trong nông nghiệp được áp dụng các hình thức khoán và cho thuê lâu
dài đến người lao động, người lao động có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh, nhiều nông
trang lớn nhưng làm ăn thua lỗ được tổ chức lại thành các HTX sản xuất và dòch vụ qui mô

nhỏ, hình thành các nông trại gia đình với các qui mô và lónh vực hoạt động khác nhau.
1.4.6 Hà lan:
HTX nông nghiệp ở đây đã có từ hơn 100 năm và nay đã trở thành một hệ thống
rộng rãi trong cả nước. Trên cơ sở các nông trại, ở nước này hình thành phổ biến là các
HTX chuyên ngành theo từng sản phẩm nông nghiệp với mục đích hoàn toàn vì kinh tế.
Phần đông các hộ nông dân tham gia vào 2, 3 hoặc 4 HTX khác nhau. Các HTX đã bảo
đảm phần lớn hàng hóa nông sản cho thò trường trong nước và xuất khẩu. Hệ thống HTX ở
đây có mục đích đảm bảo các dòch vụ cho các nông trại, do đó bao gồm các loại như sau:
HTX tín dụng đã đảm bảo 90% hoạt động tài chính của các nông trại, HTX cung ứng cung
cấp 50% phân hóa học và 53% thức ăn gia súc, HTX chế biến nông sản như 22 HTX chế
biến sữa cung cấp 62% lượng sữa cho thò trường, HTX tiêu thụ (rau quả, hoa…). Ngày nay
hệ thống HTX ở Hà lan vẫn phát triển có hiệu quả vì lợi ích của các thành viên. Các nước
ở châu Âu cũng hình thành những hệ thống HTX theo các nhu cầu tương tự.

1.4.7 Mỹ:
Là một trong những nước tư bản phát triển giàu kinh nghiệm về HTX. Ngay từ
những năm hai mươi, theo qui đònh của các bang thì HTX có thể do các chủ nông trại
thành lập để cùng hoạt động buôn bán hoặc tiêu thụ sản phẩm của họ. Các HTX tồn tại
trong sự cạnh tranh gay gắt, họ liên kết lại để chống các nhà độc quyền ruộng đất và tư
bản công thương nghiệp trên các lónh vực tiêu thụ nông sản, buôn bán tư liệu sản xuất. Hệ
thống HTX ở Mỹ được hình thành trên cơ sở tự nguyện của những chủ nông trại góp cổ
phần và được chia thành 3 loại: HTX chuyên đảm bảo các dòch vụ cho sản xuất, HTX
cung ứng, HTX tiêu thụ. Nhiều HTX được chuyên môn hóa cao theo ngành như: ngũ cốc,
sữa, rau quả, bông. Mặc dù có sự phân công chuyên môn hóa cao giữa các HTX, nhưng
phần lớn các HTX đều kết hợp các loại hoạt động khác nhau để nâng cao hiệu quả và đã
hình thành 4 cấp: HTX cấp cơ sở của các chủ nông trại, HTX cấp khu vực, HTX cấp liên
khu vực, HTX cấp toàn quốc. Vai trò của Nhà nước có vò trí to lớn trong việc phát triển
HTX. Năm 1914 Chính phủ Mỹ thành lập cục HTX. Cục này hoạt động bằng tài trợ của
Chính phủ liên bang và chính quyền các bang. Cục có đại diện ở tất cả các đòa phương để
nắm chắc mọi nhu cầu của nông dân. Phương thức hoạt động của Cục HTX là liên kết

chặt chẽ với các nông trại, các HTX và hiệp hội HTX toàn quốc. Cục này còn soạn thảo

19


ra các chương trình giảng dạy và đào tạo các nhân viên quản lý HTX. HTX đã có vai trò
to lớn trong nền nông nghiệp hiện đại ở Mỹ.
1.5

MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ KINH TẾ HP TÁC VÀ HTX NN:
Cơ sở để hình thành và phát triển HTX NN là kinh tế hộ nông dân (kinh tế nông
trại). HTX trong nông nghiệp ra đời, tồn tại, phát triển và ngày càng hoàn thiện trong
hàng trăm năm qua ở nhiều nước trên thế giới đã xuất phát từ yêu cầu khách quan của sản
xuất hàng hóa, từ nhu cầu trong sản xuất kinh doanh và đời sống của quần chúng nông
dân. HTX là hình thức tổ chức và biện pháp nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát
triển, HTX cũng là con đường xã hội hóa sản xuất nông nghiệp.
Hợp tác hóa không thể là một sự áp đặt duy ý chí từ trên xuống mà là sự tự nguyện
của nông dân khi nảy sinh nhu cầu kinh tế khách quan trong quá trình phát triển sản xuất
kinh doanh.

Do những đặc thù của sản xuất nông nghiệp mà HTX trong nông nghiệp về cơ bản
không phải là các HTX sản xuất (làm ăn tập thể) mà là các HTX làm chức năng dòch vụ
phục vụ cho sản xuất, còn việc trực tiếp sản xuất là các hộ (nông trại) tự chủ.
Trên thực tế, đã tồn tại rất đa dạng các loại hình HTX với những qui mô rất khác
nhau, tất cả đều tùy thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, vào điều kiện cụ
thể của từng nơi. Mỗi nông hộ có thể tham gia nhiều HTX.
Về cơ bản, các HTX được hình thành không phải trên cơ sở tập thể hóa mà theo con
đường góp vốn và phân chia lợi ích. Nó không đụng chạm đến quyền sở hữu của từng hộ
gia đình nhưng lại tạo điều kiện làm tăng thêm năng lực sản xuất, lợi ích của từng hộ.
Chính điều này làm cho người nông dân dễ dàng chấp nhận tự nguyện tham gia.

Các HTX thường liên kết với nhau thành lập các hiệp hội ở từng đòa phương và trong
cả nước. Nhà nước tác động, kiểm tra, kiểm soát các HTX theo qui đònh chung của Pháp
luật, Nhà nước không can thiệp vào các hoạt động kinh doanh của HTX. Các Liên hiệp
HTX ở cấp toàn quốc có quyền thay mặt xã viên HTX ngành mình để tham gia với Nhà
nước trong việc nghiên cứu và ban hành chính sách bảo vệ quyền lợi của các kinh tế hộ và
các HTX. Ngoài ra sự phát triển của các HTX NN còn phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ
của Nhà nước trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn, đào tạo cán bộ quản lý
HTX…

20


CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
MỘT SỐ HTX NN CHUYỂN ĐỔI, THÀNH LẬP MỚI
Ở CÁC TỈNH PHÍA NAM.
2.1 TÌNH HÌNH CHUYỂN ĐỔI VÀ THÀNH LẬP MỚI HTX NN:
Bảng 2: Tình hình chuyển đổi, thành lập mới HTX NN tính đến năm 2000 *
Số HTX
giải thể và
coi như
giải thể

Số HTX là đối tượng chuyển đổi
Trong đó
Tổng số

Đã chuyển
đổi được


Còn lại

Số HTX
thành lập
mới

Tổng số
HTX
hiện nay

Cả nước

6.355

7.349

5.674

1.675

1.415

8.764

Các tỉnh
phía nam

716

954


798

156

565

1.519

Trước khi có Luật HTX, tính đến tháng 12/1996 cả nước có 13.704 HTX NN. Sau khi
có Luật, đến nay số HTX NN làm thủ tục giải thể và coi như giải thể là 6.355, số HTX NN
mới thành lập trong cả nước là 1.415 HTX NN nhưng trong đó các tỉnh phía nam có 565
HTX NN, chiếm tới 40% số HTX NN mới thành lập trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh
Đồng bằng sông Cửu long có 481 HTX NN mới thành lập chiếm 34% tổng số HTX NN
mới thành lập trong cả nước. Số HTX NN chuyển đổi tập trung chủ yếu ở các tỉnh Duyên
hải miền trung chiếm hơn 80% số HTX NN chuyển đổi ở các tỉnh phía nam. Như vậy hiện
nay cả nước có 8.763 HTX NN, trong đó các tỉnh phía nam có 1.519 HTX NN chiếm
17,33%.
Ở các tỉnh Duyên hải miền Trung như Bình đònh, Quảng nam, tỷ lệ HTX NN đã
chuyển đổi chiếm gần 95% tổng số HTX NN của tỉnh và đa phần đã được cấp giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh. Số HTX NN thành lập mới chiếm tỷ lệ rất ít, tỉnh Quảng nam
tính đến năm 2000 chỉ có 6 HTX NN thành lập mới so với tổng số HTX NN của tỉnh là

*

Vụ Chính sách Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, năm 2000.

21



135. Ngoài ra số HTX NN giải thể và coi như giải thể ở các tỉnh miền trung là 190 HTX
NN chiếm gần 20% so với tổng số HTX NN cần chuyển đổi (727 HTX NN).
Ở Tây nguyên, tuy phần lớn các HTX đã giải thể và coi như giải thể nhưng vẫn còn
rất nhiều HTX NN đang tồn tại như tỉnh Đắc-lắc có 176 HTX NN đã giải thể và coi như
giải thể nhưng vẫn còn tới 64 HTX NN cần chuyển đổi, trong đó có 45 HTX NN đã làm
thủ tục chuyển đổi và chỉ có 6 HTX NN được thành lập mới sau khi có Luật HTX.
Ở các tỉnh Nam bộ, hầu hết các HTX NN và TĐSX đã bò phân rã sau đợt biến độïng
ruộng đất, chỉ còn gần 100 HTX NN cần chuyển đổi, trong đó đã có 78 HTX NN đã
chuyển đổi. Điểm nổi bật nhất ở các tỉnh Nam bộ là có số HTX thành lập mới rất lớn, ví
dụ như tỉnh An giang có 77 HTX NN đều là các HTX NN mới thành lập.
Như vậy, hiện nay các HTX NN kiểu mới ở nước ta nói chung và phía nam nói riêng
gồm có hai mô hình, đó là các HTX NN chuyển đổi từ các HTX NN kiểu cũ và các HTX
NN thành lập mới theo Luật HTX và Điều lệ mẫu HTX NN.
Trong thời gian qua, các HTX NN chuyển đổi đã tiến hành các bước chuyển đổi chủ
yếu để điều chỉnh những gì HTX cũ chưa phù hợp với Luật HTX. Các HTX đã tiến hành
kiểm kê, đánh giá tài sản, bàn giao các công trình phúc lợi dùng chung cho cộng đồng dân
cư cho chính quyền đòa phương quản lý, xác đònh các khoản nợ phải thu, nợ phải trả, phân
bổ giá trò tài sản, vốn quỹ của HTX cũ sang vốn cổ phần của xã viên HTX mới, làm rõ
tiêu chuẩn xã viên, lập lại danh sách xã viên, củng cố Ban quản lý. Các HTX đã tiến
hành rà soát lại nội dung và phương thức hoạt động hướng vào phục vụ trực tiếp nhu cầu
phát triển kinh tế hộ như điện, nước, phân bón, bảo vệ thực vật, tiêu thụ sản phẩm… phù
hợp với khả năng về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, khả năng quản lý của cán bộ. Ở các
HTX chuyển đổi số xã viên tham gia lớn, chiếm 90-100% số xã viên cũ. Hầu hết tài sản,
vốn quỹ và các cơ sở vật chất kỹ thuật khác do HTX cũ chuyển sang. Vốn góp của xã
viên được phân bổ từ giá trò tài sản HTX cũ, rất ít HTX có xã viên góp thêm vốn mới.
Các HTX mới thành lập xuất phát từ nhu cầu đích thực của nông dân và thò trường
nên thường năng động và hiệu quả hơn các HTX chuyển đổi. Ở các tỉnh phía nam các
HTX mới thành lập xuất phát chủ yếu từ 2 nguồn: thành lập mới hoàn toàn hay xuất phát
từ các tổ hợp tác của nông dân. Đây thường là những HTX chuyên môn hóa, chuyên làm
một hoặc hai dòch vụ. Người muốn gia nhập HTX phải làm đơn và góp vốn nên ý thức

trách nhiệm cao hơn so với ở HTX chuyển đổi. Cán bộ quản lý cũng chủ động, ít bò phụ
thuộc vào chính quyền hơn và có trách nhiệâm hơn nên hiệu quả quản lý khá hơn.

22


Qua 4 năm thực hiện chuyển đổi và thành lập mới HTX NN, chúng ta có thể nhận
thấy sự khác nhau giữa hai mô hình trên được tổng hợp trong bảng 3.
Bảng 3 : Phân biệt 2 mô hình HTX NN chuyển đổi và HTX NN thành lập mới
Chỉ tiêu
1. Xã viên

2. Vốn

3. Nội dung hoạt động

4. Lãi

5. Nhược điểm cơ bản

6. Hiệu quả

HTX NN chuyển đổi
Số lượng đông
Tinh thần trách nhiệm và
tính tự nguyện thấp.
Trích từ vốn quỹ HTX cũ.
Vốn góp mới không có hoặc
rất ít
Nhiều hoạt động dòch vụ kết

hợp sản xuất kinh doanh.
Sắc thái kinh doanh thấp,
còn mang tính bao cấp
Lãi ít hoặc không có lãi.
Phân phối lãi chủ yếu cho
quỹ dùng chung cho HTX,
phân phối lãi cho cổ phần ít
hoặc không có.
Dễ rơi vào tình trạng chuyển
đổi hình thức, nhất là ở các
HTX trung bình, yếu kém.
Thấp

HTX NN thành lập mới
Số lượng ít
Tinh thần trách nhiệm và
tính tự nguyện cao.
Mức góp vốn của xã viên
cao
Chuyên môn hóa 1-2 dòch
vụ.
Sắc thái kinh doanh cao, tự
chủ, độc lập
Lãi cao hơn.
Đã phân phối lãi theo cổ
phần hoặc tăng qui mô cổ
phần cho xã viên
Do chuyên môn hóa hẹp 1-2
dòch vụ nên ít việc làm, chưa
thu hút nhiều nông dân vào

HTX.
Cao hơn.

2.2 TÌNH HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH
Bộ máy quản lý sau chuyển đổi đã gọn nhẹ hơn nhiều cho phù hợp với nhiệm vụ và
quy mô từng HTX. Tổ chức bộ máy của HTX thường gọn nhẹ, thường gồm: Ban quản trò
2-3 người, Ban kiểm soát 1-3 người, bộ máy giúp việc 4-6 người.
Việc bầu cử cán bộ quản lý HTX trước hết là chủ nhiệm HTX, thành viên Ban quản
trò và Ban kiểm soát đã dân chủ hơn, chọn lựa người có năng lực quản lý kinh doanh,
không phân biệt người đó là Đảng viên hay ngoài Đảng, trước năm 1975 có tham gia vào
bộ máy ngụy quân, ngụy quyền hay không.
Ví dụ: Chủ nhiệm HTX Phước thái ở Bình dương là một người ngoài Đảng. Chủ nhiệm
HTX Bình tây (Tiền giang) 1 HTX anh hùng, trước năm 1975 là 1 hạ só quan ngụy quân.

23


HTX Đại hiệp (Quảng nam) đã áp dụng cơ chế tranh cử chủ nhiệm bằng đề án quản lý
HTX có hiệu quả. Tuy nhiên có một số HTX cán bộ lãnh đạo quản lý HTX được bầu vẫn
phải nằm trong dự kiến của cấp ủy, theo cơ chế “Đảng cử-dân bầu”, xã viên không thể
bầu người ngoài dự kiến của cấp ủy nên đã có tình trạng cán bộ kém năng lực nhưng xã
viên vẫn phải bầu vì cấp ủy đã chọn.
Sơ đồ tổ chức quản lý của HTX NN kiểu mới
BAN QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

Phòng ban
chuyên môn


Đội tổ làm dòch vụ
Đội
thủy
nông

Tổ
điện




Tổ
cung
tiêu

Đội tổ tiếp nhận dòch vụ, hộ xã viên

Hiện nay HTX tổ chức các loại đội tổ dòch vụ (như đội, tổ dòch vụ tưới tiêu, đội tổ
giốùng, tổ bảo vệ thực vật…) và các đội tiếp nhận dòch vụ. Tình hình đội tổ ở các HTX thể
hiện ở bảng 4.
Ngoài đội tổ trưởng các đội tổ dòch vụ do Ban quản trò cử ra, các đội tiếp nhận dòch
vụ do thay đổi chức năng, nhiệm vụ (từ điều hành trực tiếp sản xuất hàng ngày trước đây
đến chỗ hiện nay chỉ điều hành hướng dẫn xã viên tiếp nhận dòch vụ của HTX) nên các

24


đội tổ trưởng phần lớn được các HTX bố trí kiêm trưởng thôn. Việc làm này làm gọn nhẹ
bộ máy quản lý nhưng cũng đang có nhiều nổi cộm: không rõ ràng vai trò điều hành quản
lý dòch vụ với quản lý hành chính (nhiều trưởng thôn nặng về nhiệm vụ hành chính trưởng

thôn, còn việc điều hành quản lý dòch vụ chỉ coi như là làm thuê cho HTX). Trong khi đó,
chế độ thù lao cho các đội tổ trưởng tiếp nhận dòch vụ lại chưa được xác đònh rõ ràng và vì
thế quan hệ chỉ đạo của Ban quản trò tới các trưởng thôn cũng không rõ ràng, không chặt
chẽ và kém hiệu lực.
Bảng 4: Tình hình các đội tổ *
Số đội tổ
Các tỉnh

Trong đó
Tổng số

Đội tiếp nhận dòch vụ

Đội tổ dòch vụ

Bình quân 1HTX miền Trung

7

3

4

Bình quân 1HTX Tây nguyên

8

4

4


Bình quân 1HTX Nam bộ

6

3

3

Bình quân chung

7

3

4

Tổ chức quản lý dòch vụ: HTX áp dụng phương thức khoán, đội tổ trưởng dòch vụ
làm việc theo chế độ thường xuyên dưới sự chỉ đạo và giám sát của Ban quản trò. Quan hệ
giữa tổ dòch vụ và xã viên (tổ tiếp nhận dòch vụ) là quan hệ hợp đồng kinh tế. Hình thức
thanh toán và đánh giá dòch vụ do Đại hội xã viên qui đònh.
Quản lý tài sản: tài sản cố đònh của HTX, nhất là các công trình lớn như điện, thủy
lợi đều được giao khoán cho một nhóm hay cá nhân xã viên theo qui chế của HTX, vừa
đảm bảo thực hiện các dòch vụ cho kinh tế hộ xã viên, vừa bảo vệ được tài sản, trả lương
thỏa đáng cho người lao động sử dụng tài sản đó. Tài sản lưu động được giao khoán trực
tiếp cho Ban quản trò quản lý và sử dụng theo đúng mục đích, phương án sản xuất kinh
doanh đã được Đại hội xã viên thông qua trên cơ sở bảo toàn và phát triển vốn (thực hiện
các dòch vụ như hỗ trợ vốn, cung ứng vật tư theo phương thức trả chậm, sản xuất giống tốt,
thu mua nông sản cho xã viên…)
*


Vụ Chính sách Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, năm 2000.

25


×