Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Quy hoạch phát triển chế biến thủy sản tỉnh cà mau đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 74 trang )

B

TR

GIÁO D C VÀ ÀO T O

NG

I H C KINH T TP.HCM

NGUY N QU C

NH

LU N V N TH C S KINH T

TP. H Chí Minh – N m 2000


Chương I - Luận án Thạc só Kinh tế

MỤC LỤC
---o0o--MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I:BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẤT NƯỚC
VÀ VAI TRÒ NGÀNH THỦY SẢN
I.1- Thực trạng kinh tế – xã hội nước ta.
I.2- Các quan điểm phát triển đất nước trong thời gian tới.
I.3- Vai trò của ngành thủy sản ở nước ta.
I.4- Quy hoạch phát triển thủy sản.


- Trang 1
- Trang 2
- Trang 4
- Trang 5

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN
CHẾ BIẾN THỦY SẢN CÀ MAU
II.1- Vò trí đòa lý kinh tế tỉnh Cà Mau.
- Trang 8
II.2- Đặc trưng kinh tế xã hội – tỉnh Cà Mau.
- Trang 8
II.2.1- Dân số – lao động.
II.2.2- Kết cấu hạ tầng.
II.2.3- Phân vùng kinh tế.
II.2.4- Các chỉ tiêu kinh tế – xã hội tỉnh Cà Mau.
II.3- Tình hình nguồn nguyên liệu.
- Trang 11
II.3.1- Về sản lượng thủy sản.
II.3.2- Về nguyên liệu cho chế biến thủy sản.
II.4- Tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh.
- Trang 13
II.4.1- Lónh vực chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản.
II.4.2- Lónh vực chế biến và kinh doanh thủy sản nội đòa.
II.4.2- Tình hình lao động trong chế biến tiêu thụ thủy sản.
II.5- Hiện trạng chế biến thủy sản.
- Trang 16
II.5.1- Chế biến công nghiệp.
II.5.2- Chế biến truyền thống.
II.6- Hiện trạng tiêu thụ sản phẩm.
- Trang 23

II.6.1- Thò trường xuất khẩu.
II.6.2- Thò trường nội đòa.
II.7- Nghiên cứu điển hình: Camimex.
- Trang 25
II.7.1- Lý do cần chọn.
II.7.2- Quá trình hình thành và phát triển của Camimex.
II.7.3- Một số điểm nổi bật của Camimex.
II.8- Đánh giá chung về hiện trạng chế biến thủy sản tỉnh Cà Mau.
- Trang 29
CHƯƠNG III: NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH
CHẾ BIẾN THỦY SẢN TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2010

III.1- Dự báo.

- Trang 32

III.1.1- Dự báo về thò trường.
III.1.2- Dự báo về nguyên liệu.
III.1.3- Dự báo về đầu tư.

III.2- Quan điểm, mục tiêu phát triển chế biến thủy sản
tỉnh Cà Mau đến năm 2010.

- Trang 37

1


Chương I - Luận án Thạc só Kinh tế


III.2.1- Các căn cứ cho quy hoạch phát triển.
III.2.2- Quan điểm phát triển.
III.2.3- Mục tiêu phát triển.

III.3- Nội dung quy hoạch phát triển chế biến thủy sản
tỉnh cà mau đến năm 2010.

- Trang 39

III.3.1- Quy hoạch về thò trường.
III.3.2- Quy hoạch về nguyên liệu.
III.3.3- Quy hoạch về sản phẩm chế biến.
III.3.3.1- Quy hoạch chế biến công nghiệp.
a/- Quy hoạch chế biến đông lạnh.
b/- Quy hoạch chế biến thực phẩm công nghiệp.
c/- Quy hoạch chế biến bột cá và thức ăn gia súc.
III.3.3.2- Quy hoạch chế biến truyền thống.
a/- Chế biến nước mắm.
b/- Chế biến khô.
c/- Chế biến các dạng khác.
III.3.3.3- Quy hoạch chế biến thủy sản theo đòa bàn.
III.4- Quy hoạch về lao động và dòch vụ chế biến thủy sản.
- Trang 48
III.4.1- Quy hoạch về lao động.
III.4.2- Quy hoạch phát triển hậu cần dòch vụ.
III.5- Những giải pháp chủ yếu để thực hiện quy hoạch.
- Trang 50
III.5.1- Giải pháp về đầu tư.
+ Hướng đầu tư.
+ Nhu cầu vốn đầu tư.

+ Giải pháp nguồn vốn.
III.5.2- Giải pháp về khoa học công nghệ.
III.5.3- Các giải pháp về quản lý Nhà nước.
III.5.4- Một số giải pháp khác.
III.6- Hiệu quả của quy hoạch.
- Trang 54
III.6.1- Hiệu quả kinh tế.
III.6.2- Hiệu quả xã hội.
III.7- Một số kiến nghò.
- Trang 56

KẾT LUẬN

2


Chương I - Luận án Thạc só Kinh tế

MỞ ĐẦU
Tỉnh Cà Mau nằm ở cực Nam của tổ quốc với ba mặt giáp biển. Là một
tỉnh có chiều dài lớn nhất vùng Nam bộ và đặc biệt là tiếp giáp với hai vùng
biển Đông và biển Tây nên có lợi thế rất mạnh để phát triển khai thác đánh bắt
thủy sản; ngoài ra còn có hàng trăm nghìn ha diện tích nuôi trồng thủy sản. Với
tiềm năng sản lượng thủy sản từ khai thác và nuôi trồng to lớn, sẽ tạo điều kiện
cho việc phát triển nền sản xuất chế biến thủy sản đa dạng phong phú, làm tăng
giá trò thủy sản và thu được nhiều ngoại tệ.
Thủy sản được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Cà Mau, và trong
những năm gần đây ngành thủy sản đã đạt được sự tăng trưởng và được mở rộng
đáng kể. Nổi bật nhất là sự thành công trong xuất khẩu các sản phẩm thủy sản.
Từ chỗ là một bộ phận không lớn thuộc khối kinh tế nông nghiệp, thủy sản đã

trở thành một ngành đứng đầu về xuất khẩu và thu ngoại tệ cao cho tỉnh, kim
ngạch xuất khẩu thủy sản chiếm khoảng 90% kim ngạch xuất khẩu của toàn
tỉnh. Quá trình phát triển ngành thủy sản cũng đã góp phần giải quyết việc làm,
đem lại thu nhập cho hàng vạn lao động, tăng thu ngân sách cho Tỉnh và thúc
đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Cà Mau.
Tuy nhiên, hơn 20 năm qua, mặc dù ngành thủy sản tỉnh Cà Mau đã đạt
được một số thành tựu nhất đònh, song sự phát triển đó vẫn chưa tương xứng với
tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến thủy sản
– một ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh đang đứng trước những khó khăn do
chậm trể đổi mới công nghệ, thò trường tiêu thụ sản phẩm bò hạn chế, giá các
mặt hàng xuất khẩu thấp, sản phẩm tồn đọng lớn.
Hiện nay, những vấn đề bức xúc và cốt yếu cần được đặt ra cho ngành thủy
sản tỉnh Cà Mau là: đònh hướng phát triển hệ thống chế biến thủy sản một cách
dài hạn; quy hoạch hình thành những vùng sản xuất nguyên liệu với quy mô lớn,
ổn đònh, có trình độ thâm canh cao; nâng cao năng lực khai thác đánh bắt xa bờ;
tổ chức nghiên cứu tìm kiếm thò trường; đào tạo đội ngũ cán bộ.
Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Quy hoạch phát triển
ngành chế biến thủy sản tỉnh Cà Mau đến năm 2010” với mong muốn làm thế
nào thúc đẩy tốc độ phát triển ngành thủy sản tương xứng với tiềm năng và lợi
thế sẳn có, nhanh chóng đưa ngành thủy sản tỉnh Cà Mau thực sự trở thành một
ngành kinh tế động lực của tỉnh và trọng điểm của cả nước. Quy hoạch phát triển
sẽ giúp cho Tỉnh có một chương trình chung để hành động, là cơ sở để tiến hành
những cải cách và điều chỉnh cần thiết, nó dự báo trước những thay đổi và biến

3


Chương I - Luận án Thạc só Kinh tế

những thay đổi này thành những cơ hội nhằm phát triển hơn nữa ngành thủy sản

và tăng sự đóng góp của ngành vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội tỉnh Cà
Mau nói riêng và của cả nước nói chung.
Mục đích nghiên cứu là: Trên cơ sở phân tích hiện trạng phát triển trong
thời gian qua sẽ vạch ra hướng quy hoạch phát triển chế biến thủy sản tỉnh Cà
Mau đến năm 2010, đồng thời đề xuất các giải pháp thực hiện để nhằm khai
thác một cách tốt nhất tiềm năng thủy sản của Tỉnh, trong đó chế biến thủy sản
của tỉnh Cà Mau phải được phát triển một cách vững chắc cả xuất khẩu lẫn tiêu
dùng nội đòa, đặc biệt là chế biến đông lạnh đạt trình độ kỹ thuật và công nghệ
tiên tiến, có khả năng cạnh tranh và thâm nhập mạnh vào thò trường quốc tế và
qua đó mà tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu thủy sản.
Phạm vi nghiên cứu: Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, giới hạn nghiên cứu
đề tài tập trung chủ yếu vào lónh vực chế biến thủy sản và trong đó sẽ tập trung
phân tích kỹ hơn về chế biến đông lạnh xuất khẩu thủy sản, còn các loại hình
chế biến thủy sản khác chỉ mô tả đại thể mà thôi.
Nội dung Luận án này sẽ phân tích các vấn đề về cơ sở, phương pháp luận
quy hoạch ngành thủy sản, phân tích hiện trạng ngành chế biến thủy sản tỉnh Cà
Mau, nêu các dự báo, xác đònh các quan điểm, mục tiêu và nội dung của quy
hoạch phát triển ngành chế biến thủy sản tỉnh Cà Mau đến năm 2010, đồng thời
đề ra những giải pháp chủ yếu để thực hiện quy hoạch.
Về mặt phương pháp luận, Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện
chứng và duy vật lòch sử. Phương pháp nghiên cứu sẽ dựa vào phương pháp
thống kê, phân tích, tổng hợp và ứng dụng môn kinh tế lượng để từ cơ sở số liệu
thu thập được mà có những dự báo và đònh hướng phát triển cho thời gian sắp
tới.
Nguồn số liệu trong Luận án được sử dụng từ niên giám thống kê nhiều
năm của cả nước, của tỉnh Minh Hải cũ và tỉnh Cà Mau hiện nay, các số liệu
điều tra của các cơ quan chức năng ở Trung ương và đòa phương, số liệu báo cáo
của những doanh nghiệp chế biến thủy sản trong Tỉnh.

4



Chương I - Luận án Thạc só Kinh tế

CHƯƠNG I
BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẤT NƯỚC
VÀ VAI TRÒ NGÀNH THỦY SẢN
I.1- Thực trạng kinh tế - xã hội nước ta:
Sau Đại hội Đảng lần thứ VI, nước ta bước vào công cuộc đổi mới và đã
đạt được những thành tựu bước đầu đáng phấn khởi, nhất là từ năm 1989. Bước
vào thập kỷ 90, qua gần 10 năm thực hiện “chiến lược ổn đònh và phát triển kinh
tế – xã hội” (1991 – 2000), chúng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng.
Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội để chuyển sang thời kỳ phát
triển mới – tiến hành một bước hiện đại hóa, công nghiệp hóa. Nền kinh tế liên
tục tăng trưởng, ngay vài năm gần đây nhiều nước ở Đông Nam Á lâm vào
khủng hoảng tài chính – tiền tệ, dẫn tới suy thoái kinh tế, thậm chí một số nước
chao đảo về chính trò xã hội nhưng chúng ta vẫn duy trì được sự ổn đònh chính trò
xã hội và đạt được tốc độ tăng trưởng khá (bình quân 1991 – 1999 tăng 7,64%);
cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư trong nước từng bước chuyển dòch theo hướng
công nghiệp hóa; huy động được nhiều nguồn lực trong tất cả các thành phần
kinh tế tham gia xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội; kinh tế đối ngoại cũng
được phát triển mạnh mẽ, từng bước hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Từ
đó, thế và lực của nước ta lớn mạnh và vững vàng hơn trước, tích lũy được nhiều
kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý đất nước.
Bảng 1 – Một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của Việt Nam
STT

CHỈ TIÊU

ĐVT


1
2

Dân số
Số người trong tuổi có khả
năng lao động
Trong đó: đang làm việc
Tổng sản phẩm trong nước
Tốc độ tăng trưởng
Tổng tích lũy
Tiêu dùng cuối cùng
Tiết kiệm trong nước
Xuất khẩu (giá FOB)
Nhập khẩu
Tổng thu ngân sách
Tổng chi ngân sách
Vốn đầu tư XDCB toàn xã
hội

1.000 người
1.000 người

66.233
34.420

67.774
35.430

69.405

36.400

71.025
37.400

72.509
38.400

73.962
39.300

1.000 người
Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Triệu USD
Triệu USD
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng

30.064
41.955
5,1
6.025
40.736
1.219
2.404

2.752
8.103
9.186
6.747

30.974
76.707
6,0
11.506
68.959
7.748
2.087
2.338
10.613
12.081
11.526

31.815
110.535
8,6
19.498
95.314
15.221
2.581
2.541
21.023
23.710
19.755

32.720

136.571
8,1
34.020
116.719
19.852
2.985
3.924
32.199
39.063
34.167

33.920
178.534
8,8
45.483
148.037
30.497
4.054
5.826
41.439
44.207
43.100

35.220
228.891
9,5
62.131
187.233
41.658
5.449

8.155
53.374
62.679
64.960

3
4
5
6
7
8
9
10
11

1990

1991

1992

1993

1994

1995

5



Chương I - Luận án Thạc só Kinh tế

Bảng 1 – Một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của Việt Nam (tiếp theo)
STT

CHỈ TIÊU

ĐVT

1997

1998

1
2

Dân số
Số người trong tuổi có khả năng
lao động
Trong đó: đang làm việc
Tổng sản phẩm trong nước
Tốc độ tăng trưởng
Tổng tích lũy
Tiêu dùng cuối cùng
Tiết kiệm trong nước
Xuất khẩu (giá FOB)
Nhập khẩu
Tổng thu ngân sách
Tổng chi ngân sách
Vốn đầu tư XDCB toàn xã hội


1.000 người
1.000 người

75.355
40.330

76.714
41.400

78.059
42.640

79.385
43.980

80.700
45.340

1.000 người
Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Triệu USD
Triệu USD
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng


36.420
272.037
9,3
76.540
225.231
46.806
7.255
11.144
62.387
70.539
79.367

36.994
313.624
9,2
88.754
250.584
63.040
9.185
11.590
65.352
78.057
96.870

38.194
361.468
5,8
103.760
285.130

76.338
9.361
11.495
68.820
80.820
96.400

39.490
406.000
4,5
121.300
321.700
84.300
10.000
11.500
69.500
82.500
107.000

40.690
456.000
5,5
138.100
347.900
108.100
110.000
12.000
71.000

130.000


3
4
5
6
7
8
9
10
11

1996

ƯỚC 1999

KH 2000

* Ghi chú: - Tính theo giá hiện hành.
- Nguồn từ Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân – Bộ Kế hoạch và Đầu tư tháng 6 năm 1999.

Tuy nhiên, thực trạng nền kinh tế - xã hội còn nhiều yếu kém, điểm xuất
phát của nền kinh tế còn thấp và đất nước còn nhiều khó khăn. Thể hiện ở một
số điểm quan trọng như sau:
* Trình độ phát triển của nước ta còn thấp hơn nhiều so với các nước xung
quanh, biểu hiện ở một số mặt chủ yếu sau:
- GDP bình quân đầu người thấp, năm 1998 là 333 USD và ước năm
1999 cũng chỉ đạt 365 USD. Xuất khẩu bình quân đầu người cũng thấp, năm
1998 đạt 119 USD, ước năm 1999 đạt 126 USD (năm 1997 Indonesia đã đạt 267
USD, Philippin 344 USD, Thái Lan 943 USD, Malaysia 3.750 USD, Singapore
4.167 USD).

- Các cân đối vó mô của nền kinh tế đã hạn hẹp lại chưa vững chắc,
đặc biệt là cân đối giữa tích lũy và tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư.
- Cơ cấu kinh tế còn đang tồn tại lớn, chưa phát huy được thế mạnh và
lợi thế so sánh trong từng ngành, từng vùng, làm cho chất lượng và hiệu quả hoạt
động của nền kinh tế thấp, sức cạnh tranh kém. Trong GDP năm 1999 khu vực I
chiếm khoảng 25,3%, khu vực II 32,7% và khu vực III 42%, cơ cấu này còn lạc
hậu, chỉ ngang với các nước trong khu vực vào thập kỷ 70.
- Trình độ công nghệ nhìn chung còn lạc hậu nhiều so với các nước
trong khu vực. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, điện, nước … còn rất yếu kém.
* Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 5 năm 1991 – 1995 diễn biến theo
hướng tích cực, năm sau tăng hơn năm trước, nhưng thời kỳ 1996 – 2000 lại diễn
biến theo hướng nghòch, năm sau giảm hơn năm trước (bình quân 1991 – 1995
tăng 8,2%, bình quân 1996 – 1999 chỉ còn 6,95%, riêng năm 1999 ước đạt 4,5%).
* Thực trạng những vấn đề bức xúc đặt ra trong lónh vực xã hội là rất đáng
lo ngại, tâm lý xã hội diễn biến phức tạp, lòng tin bò giảm sút, hạn chế động lực
phát triển.

6


Chương I - Luận án Thạc só Kinh tế

* Tổ chức bộ máy còn yếu kém, luật pháp, chính sách, thể chế còn nhiều
khiếm khuyết, chắp vá, thiếu đồng bộ, chưa thực sự mang tính khuyến khích và
động viên cao nên chưa tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để phát huy nội
lực và tiềm năng của các thành phần kinh tế.
I.2- Các quan điểm phát triển đất nước trong thời gian tới:
I.2.1- Xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn
minh:
Đây là đònh hướng phát triển tổng thể lâu dài của toàn xã hội và cũng là

thực chất của con đường xã hội chủ nghóa mà Việt Nam đã kiên trì theo đuổi lâu
nay. Với quan điểm này, con người vừa là mục tiêu tối cao, vừa là yếu tố trung
tâm – chủ đạo của phát triển. Với điểm xuất phát thấp cả về mức sống
(GDP/người của ta hiện chỉ đạt mức 1 USD/ngày, nằm trong ngưỡng đói nghèo
của thế giới) và cả về trình độ phát triển (được xếp vào nhóm 40 – 50 nước kém
phát triển nhất trên thế giới), việc đạt được mục tiêu trên trong nổ lực thoát khỏi
nguy cơ tụt hậu phát triển là nhiệm vụ hết sức nặng nề và khó khăn.
I.2.2- Công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa:
Quan điểm này thể hiện một Logic phát triển mới, hàm ý về một tổ hợp
mục tiêu phát triển mới (cần đạt tới hiện đại ngay trong bước chuyển từ xã hội
lạc hậu sang xã hội công nghiệp) lẫn phương thức giải quyết vấn đề (kiến tạo
văn minh xã hội đồng thời với quá trình tạo lập và phát triển kinh tế – xã hội).
Trong bối cảnh quốc tế hiện đại, với lợi thế của nước đi sau, việc xác đònh hệ
mục tiêu như vậy không phải là ảo tưởng; mà ngược lại, nếu không như vậy thì
dễ có khả năng ngày càng lún sâu hơn vào tình trạng tụt hậu. Tuy nhiên, cần
chuẩn bò kỹ về nhận thức và tổ chức hành động cho thời kỳ chuyển tiếp trong
giai đoạn mới đi vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong thời
kỳ chiến lược 1991 – 2000 đã xảy ra việc chuyển giai đoạn từ lấy ổn đònh kinh
tế - xã hội làm trọng tâm sang lấy phát triển làm trọng tâm, đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa song các tiền đề cần thiết cho sự phát triển cao lại chưa
được chuẩn bò đầy đủ (việc đề ra các mục tiêu kinh tế – xã hội của thời kỳ 1996
– 2000 quá cao như chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế 9 – 10%, chỉ tiêu GDP bình
quân đầu người năm 2000 gấp đôi năm 1990, chỉ tiêu về đổi mới công nghệ, về
tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo, … đã thể hiện sự nóng vội, chưa phù hợp với tình
hình thực tế).
I.2.3- Phát triển bền vững:
Đây là một khái niệm mới của phát triển, có liên quan tới một số nguy cơ
hiện thực mang tính toàn cầu do chính quá trình phát triển tạo ra. Đó là, thứ
nhất, khả năng hy sinh nền tảng tự nhiên cơ bản của đời sống xã hội (môi trường
thiên nhiên) để đổi lấy tốc độ tăng trưởng kinh tế; thứ hai, chạy theo các giá trò

vật chất mang tính kinh tế thuần túy mà đánh mất các giá trò nhân văn (suy thoái

7


Chương I - Luận án Thạc só Kinh tế

đạo đức và văn hóa) và thứ ba, mức độ rủi ro toàn cầu gia tăng trong phát triển
kinh tế.
Như vậy, thực chất của quan điểm phát triển bền vững là phải kết hợp hài
hòa giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa,
bảo vệ môi trường, phát triển cân đối và thu hẹp dần khoảng cách giữa các
vùng, các tầng lớp dân cư.
I.2.4- Phát huy nội lực kết hợp với huy động có hiệu quả các nguồn lực bên
ngoài:
Trong giai đoạn bắt đầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta
cần rất nhiều vốn, công nghệ để cấu trúc lại nền kinh tế, tạo ra những khả năng
hiện thực, đủ sức đảm đương sự phát triển đột phá theo hướng đích trong khuôn
khổ ổn đònh và bền vững. Thực tiển qua hơn 10 năm đổi mới đã cho thấy, cùng
với việc phát triển kinh tế nhiều thành phần, việc huy động nguồn lực từ các yếu
tố bên trong của nền kinh tế là vô cùng quyết đònh để phát triển đất nước, bảo
đảm ổn đònh, bền vững trong hội nhập và phát triển. Nguồn vốn bên ngoài vẫn
là quan trọng, việc huy động nguồn vốn bên ngoài sẽ bổ sung thêm nguồn vốn
trong nước, tuy nhiên phải bảo đảm sử dụng có hiệu quả, tạo ra cơ cấu hợp lý để
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
I.2.5- Phát triển trong hội nhập:
Hội nhập không phải là mục đích tự thân của quá trình phát triển, song
trong từng giai đoạn cụ thể, kết quả hội nhập phải được đặt là một mục tiêu cụ
thể của phát triển. Từ nay đến năm 2010 là giai đoạn nước ta hội nhập mạnh mẽ
vào các trào lưu phát triển của nền kinh tế khu vực và thế giới. Do trình độ phát

triển kinh tế còn thấp so với nhiều nước trong khu vực nên những thử thách chắc
chắn sẽ nhiều hơn cơ hội.
Như vậy, quan điểm này muốn nói đến yêu cầu xây dựng một nền kinh tế
có khả năng hội nhập vào hệ thống kinh tế quốc tế, có năng lực cạnh tranh và
thích nghi cao.
I.3- Vai trò của ngành thủy sản ở nước ta:
Thực phẩm thủy sản là loại thực phẩm có giá trò cao và đang là xu thế được
ưa chuộng để thay thế một phần lớn từ thòt các loại nhất là ở các nước tiên tiến
giàu có vì được coi là loại thức ăn “sạch”, ít bò ảnh hưởng của ô nhiểm, hàm
lượng cholesteron thấp, ít gây hại cho tim mạch. Mặt khác, dân số ngày càng
tăng nên nhu cầu thủy sản sẽ ngày càng lớn và đa dạng hơn.
Với ưu thế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên biển, lòch sử đã cho thấy
ngành thủy sản có tiềm năng lớn để đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế
Việt Nam. Những tiềm năng này đã được sử dụng một cách có hiệu quả và ngày
nay thủy sản đang chiếm một vò trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. So với
thế giới, thủy sản Việt Nam đúng thứ 19 về tổng sản lượng, thứ 30 về kim ngạch
xuất khẩu, thứ 5 về sản lượng tôm nuôi, đứng hàng đầu về tốc độ tăng trưởng

8


Chương I - Luận án Thạc só Kinh tế

xuất khẩu và sản phẩm thủy sản Việt Nam đã có mặt tại 25 nước (báo cáo của
Bộ thủy sản).
Như vậy thủy sản đã trở thành một ngành kinh tế có tốc độ phát triển cao,
quy mô ngày càng lớn góp phần ổn đònh và phát triển kinh tế đất nước. Và xuất
khẩu thủy sản đã đóng vai trò đòn bẫy chủ yếu tạo nên động lực phát triển kinh
tế thủy sản, thúc đẩy trở lại việc phát triển cơ sở vật chất và năng lực sản xuất
của khu vực sản xuất nguyên liệu, làm chuyển đổi hẳn cơ cấu kinh tế nông thôn

ven biển, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao đời sống cho hàng triệu
người sống bằng nghề cá.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngành thủy sản tuy chỉ chiếm 10
– 11% giá trò sản lượng nông nghiệp nhưng đã trở thành một ngành xuất khẩu
quan trọng, chiếm khoảng 20% kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp và khoảng 8 –
9% tổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia; bình quân 8 năm 1991 – 1998 xuất khẩu
tăng 20%, sản lượng thủy sản tăng bình quân hàng năm 8,85%, trong đó sản
lượng nuôi trồng thủy sản tăng 13%/năm.
I.4- Quy hoạch phát triển thủy sản:
I.4.1- Khái niệm về quy hoạch phát triển:
Quy hoạch phát triển bao gồm một hệ thống các đònh hướng căn bản về
tăng trưởng, phát triển, xác đònh các mục tiêu dài hạn cần thực hiện và đề ra các
giải pháp, chính sách chủ yếu để đạt được các mục tiêu đó trong một môi trường
kinh tế – xã hội đã được dự báo và xác đònh.
Trong quy hoạch phát triển cần phải có một tầm nhìn ý tưởng và những
mục tiêu rỏ ràng công khai để mọi người biết. Việc xác đònh các mục tiêu và các
chiến lược hoạt động nhằm tập trung những nổ lực và nguồn lực vào mục đích
phát triển. Các chính sách, các giải pháp bao gồm các hướng dẫn, các quy đònh
được đề ra để hỗ trợ cho những nổ lực của tổ chức nhằm đạt được các mục tiêu
đề ra.
Như vậy, mục đích chính của quy hoạch phát triển là kiến tạo những mục
tiêu và những hành động nhằm tạo ra sự phát triển và tăng trưởng trong tương lai
phù hợp với ý tưởng và nguyện vọng mà chúng ta mong muốn. Thời gian qua,
công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội các ngành, vùng lãnh thổ
và tỉnh, thành phố đã được triển khai đều khắp và nói chung, các dự án quy
hoạch đã đóng góp cho đònh hướng phát triển kinh tế – xã hội của các kỳ Đại
hội Đảng các cấp, tạo căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch 5 năm của các ngành,
đòa phương và của cả nước.
I.4.2- Nội dung quy hoạch phát triển thủy sản:
* Quy hoạch phát triển thủy sản là một bộ phận trong quy hoạch tổng thể

chung của cả nước, dựa trên cơ sở chính sách chiến lược của Nhà nước, của
ngành và được xác đònh trên cơ sở những dự báo về tương lai cùng với việc vận
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho quá trình thực hiện quy hoạch đó.

9


Chương I - Luận án Thạc só Kinh tế

Quy hoạch phát triển thủy sản nhằm đạt được mục tiêu chung là huy động
tổng hợp được tiềm năng của toàn ngành, đạt được những lợi ích đầy đủ từ việc
khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên và đóng góp có hiệu quả vào việc phát
triển nền kinh tế quốc dân. Các mục tiêu chính gồm có:
- Khai thác một cách tốt nhất tiềm năng thủy sản đất nước và đóng
góp cao nhất vào vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bao
gồm cả tăng trưởng kinh tế, ổn đònh xã hội và an ninh quốc phòng.
- Xác lập vò trí ngày càng cao của sản phẩm thủy sản Việt Nam trên
thò trường khu vực và thế giới, tăng trưởng xuất khẩu và thu ngoại tệ.
- Nâng cao mức dinh dưỡng của người dân bằng cách tăng mức cung
cấp sản phẩm thủy sản tiêu thụ nội đòa và tạo điều kiện thuận lợi để người dân
có thể mua được.
- Phát triển thủy sản phải đảm bảo tính bền vững cho hiện tại và trong
tương lai, việc tổ chức khai thác phải đi đôi với bảo vệ và tái tạo nguồn lợi, bảo
vệ môi trường sinh thái, đảm bảo sự phát triển hài hòa, cân đối ở các lónh vực
trong nội bộ ngành.
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành thủy sản để nâng
cao hiệu quả kinh tế và tài chính nhằm thiết lập và duy trì những lợi thế so sánh,
tăng cường hội nhập đầy đủ vào hệ thống kinh tế khu vực và thế giới.
- Giải quyết được nhiều công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và mức
sống của các cộng đồng dân cư sống dựa vào nghề cá.

* Quy hoạch phát triển thủy sản trong phạm vi tỉnh là một khâu trong công
tác kế hoạch hóa, phản ảnh những nội dung cơ bản, những chỉ tiêu tổng hợp chủ
yếu trong lónh vực phát triển thủy sản tỉnh, đồng thời thông qua quy hoạch thủy
sản, đưa ra những đònh hướng mang tính chủ đạo làm cơ sở cho việc xây dựng
các kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm, xây dựng các dự án, các chương trình
phát triển thuộc ngành trong phạm vi tỉnh.
Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh bao gồm các nội dung chủ yếu và theo
trình tự sau đây:
- Thu thập số liệu và điều tra tổng thể về điều kiện tự nhiên, kinh tế –
xã hội của tỉnh Cà Mau.
- Phân tích đánh giá hiện trạng phát triển ngành chế biến thủy sản của
tỉnh bao gồm các lónh vực chủ yếu như: nguồn nguyên liệu, tổ chức, chế biến và
tiêu thụ sản phẩm.
- Dự báo các vấn đề chủ yếu liên quan đến việc phát triển chế biến
thủy sản tỉnh bao gồm: dự báo về thò trường, dự báo về nguyên liệu, dự báo về
đầu tư.
- Xác đònh các quan điểm và mục tiêu phát triển.
- Đề ra các nội dung quy hoạch.
. Quy hoạch về thò trường.
. Quy hoạch về nguyên liệu.

10


Chương I - Luận án Thạc só Kinh tế

. Quy hoạch về sản phẩm chế biến.
. Quy hoạch về lao động và dòch vụ.
- Đề xuất các giải pháp, chính sách chủ yếu để thực hiện quy hoạch.
- Tính toán hiệu quả của quy hoạch.

- Kiến nghò và kết luận.
*
*
*
Qua xem xét bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội đất nước và phân tích vai
trò của ngành thủy sản, có thể rút ra một số kết luận sau:
* Qua hai thời kỳ kế hoạch thực hiện chiến lược ổn đònh và phát triển kinh
tế - xã hội 10 năm (1991 – 2000), đất nước đã có nhiều chuyển biến tích cực và
đạt được những thành tựu đáng kể; đặc biệt kế hoạch 5 năm (1991 – 1995) đã
đánh dấu sự thành công trong việc đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội. Tuy nhiên, thực trạng nền kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều yếu kém như:
điểm xuất phát của nền kinh tế còn thấp, lónh vực xã hội còn nhiều khó khăn
bức xúc, tổ chức bộ máy còn yếu, hệ thống pháp luật còn thiếu và chưa đồng bộ,

* Từ thực trạng kinh tế - xã hội đất nước, có thể nêu ra một số quan điểm
đònh hướng phát triển thời gian tới như sau: kiên trì đi theo đường lối đổi mới của
Đảng, xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn
minh; công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa và phát triển một cách
bền vững; phát huy nội lực kết hợp với huy động có hiệu quả nguồn vốn bên
ngoài và phải phát triển trong hội nhập.
* Thủy sản đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng có tốc độ phát triển
cao, quy mô ngày càng lớn, góp phần ổn đònh và phát triển kinh tế đất nước.
* Việc quy hoạch phát triển ngành thủy sản Việt Nam cũng như quy hoạch
phát triển thủy sản trong phạm vi tỉnh là hết sức cần thiết. Qua đó sẽ kiến tạo
được những mục tiêu và hành động nhằm huy động các nguồn lực tạo ra sự tăng
trưởng và phát triển trong tương lai phù hợp với ý tưởng và nguyện vọng mà
chúng ta mong muốn.

11



Chương I - Luận án Thạc só Kinh tế

CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN
CHẾ BIẾN THỦY SẢN CÀ MAU
II.1- Vò trí đòa lý kinh tế tỉnh Cà Mau:
Cà Mau là tỉnh cực Nam của tổ quốc, có ba mặt giáp biển, nằm ở vò trí 8030
đến 9010 vó độ Bắc và từ 10408 đến 10505 độ kinh Đông.
- Phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu.
- Phía Đông và Nam giáp biển Đông.
- Phía Tây giáp vònh Thái Lan.
Diện tích tự nhiên là 5.208,8 km2, bằng 1,57% diện tích cả nước và bằng
13,1% diện tích đồng bằng sông Cửu Long. Cà Mau là một vùng đất trẻ, còn
đang có những diễn thế tự nhiên ở cả hai phía bờ biển: bồi ở phía Tây và lở ở
phía Đông.
Về tổ chức hành chính, tỉnh Cà Mau được tái lập từ năm 1997 trên cơ sở
tách ra từ tỉnh Minh Hải cũ. Toàn tỉnh được chia thành 6 huyện (Đầm Dơi, Ngọc
Hiển, Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình, Cái Nước) và một thành phố. Thành
phố Cà Mau là trung tâm tỉnh lỵ, nằm trên trục phát triển chiến lược quốc lộ IA
và quốc lộ 63.
Vò trí đòa lý của Cà Mau khá đặc biệt, nằm giữa trung tâm của vòng cung
giao lưu đường biển trong vùng Đông Nam Á. Trong quá trình hội nhập vào
AFTA, cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện sẽ tạo cho điều kiện cho Cà
Mau thành điểm tiếp giáp của các quan hệ kinh tế và thương mại giữa nước ta
với bên ngoài.
Tỉnh Cà Mau cũng nằm gọn trong hai vùng trọng tâm của quy hoạch phát
triển kinh tế biển của cả nước là vùng Mũi Dinh – Cà Mau và Cà Mau – Hà
Tiên. Đây là một thuận lợi lớn để Cà Mau phát triển kinh tế biển đảo, đặc biệt
là về đánh bắt và chế biến thủy hải sản.
Mặt hạn chế về vò trí đòa lý của Cà Mau là nằm xa các trung tâm kinh tế –

kỹ thuật phát triển của đất nước nên chưa hưởng được sự lan tỏa của các trung
tâm kinh tế trong nước.
II.2- Đặc trưng kinh tế – xã hội:
II.2.1- Dân số – lao động:
Năm 1998 dân số toàn tỉnh là 1.112.532 người, bằng 1,4% dân số cả nước
và bằng 6,5% dân số đồng bằng sông Cửu Long.
Mật độ dân số bình quân là 213 người/km2, thấp hơn mức bình quân của
đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đông nhất là thành phố Cà Mau (719 người/km2),
nơi thấp nhất là huyện Ngọc Hiển (112 người/km2).

12


Chương I - Luận án Thạc só Kinh tế

Tốc độ tăng dân số năm 1998 là 2%, trong đó tỷ lệ tăng tự nhiên là 1,88%,
tăng cơ học chủ yếu do di dân tự do từ nơi khác đến.
Cơ cấu dân số trẻ, 40% dân số dưới 14 tuổi. Tỷ lệ nữ chiếm 51%. Dân số
thành thò so với nông thôn hiện nay là 18,6% và 81,4%, tương đương mức trung
bình của đồng bằng sông Cửu Long.
Lao động trong độ tuổi chiếm 48% dân số. Hiện nay, 81% số lao động làm
trong các ngành thuộc khu vực nông lâm ngư, còn khu vực công nghiệp, xây
dựng chỉ 7%, dòch vụ chiếm 12%. Chất lượng lao động nhìn chung còn thấp, tỷ lệ
công nhân lành nghề, cán bộ kỹ thuật chưa tương xứng với yêu cầu phát triển.
II.2.2- Kết cấu hạ tầng:
Đánh giá chung là kết cấu hạ tầng của tỉnh Cà Mau còn nhiều yếu kém so
với yêu cầu phát triển của tỉnh.
* Về giao thông vận tải:
- Giao thông bộ chưa phát triển, một số trục quốc lộ chiến lược trên
đòa bàn tỉnh còn đang trong giai đoạn đầu tư khôi phục như quốc lộ IA Cà Mau –

Năm Căn, quốc lộ 63 Cà Mau – Kiên Giang. Hiện nay, Cà Mau còn rất khó
khăn về đường bộ, cả 6 huyện đều chưa có đường nhựa ô tô về tới trung tâm các
huyện.
- Giao thông thủy phát triển khá, một số tuyến do Trung Ương quản lý
được nạo vét như tuyến Cà Mau – Cần Thơ – Thành phố Hồ Chí Minh, Cà Mau
– Năm Căn ,... kết hợp với các sông rạch, kênh đào tạo thành mạng lưới đường
thủy rất thuận lợi cho việc giao lưu nội tỉnh và với bên ngoài. Cảng Năm Căn và
các cảng cá Cà Mau, Hòn Khoai, Sông Đốc đang được triển khai xây dựng.
- Đường bay Cà Mau – thành phố Hồ Chí Minh khôi phục hoạt động
từ năm 1995 và đang được nâng cấp mở rộng, góp phần hoàn thiện hệ thống hạ
tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế – xã hội trong tỉnh và liên hệ với bên
ngoài.
* Về thông tin:
Mạng lưới thông tin liên lạc được đầu tư phát triển vào loại nhảy vọt,
đã hòa mạng viển thông trong nước và quốc tế. Mạng lưới điện thoại phát triển
nhanh, 100% số trung tâm xã đều có điện thoại.
* Về điện:
Năm 1998 sản lượng điện thương phẩm đạt 91,7 triệu KWh ước năm
1999 đạt 110 triệu KWh, tăng 20% so với năm 1998, bình quân đầu người 98
KWh/người/ năm, song cũng chỉ bằng 37% so với bình quân cả nước. Đến nay,
lưới điện quốc gia đã về đến 52/60 số trung tâm xã đạt 87% số xã. Tỷ lệ số hộ
dùng điện toàn tỉnh mới đạt 27%, thấp xa so với bình quân toàn vùng đồng bằng
sông Cửu Long và bình quân cả nước.
Do ở cuối nguồn của lưới điện quốc gia nên thường xuyên bò tụt áp,
điện áp chỉ đạt khoảng 70 – 80 %.
* Về cấp thoát nước:

13



Chương I - Luận án Thạc só Kinh tế

Do đặc điểm nước mặt và nước sông rạch bò nhiểm phèn mặn nên
nguồn nước sinh hoạt chủ yếu là nước ngầm tầng sâu và một phần nước mưa. Hệ
thống cấp nước của thành phố Cà Mau bò xuống cấp nhiều, đang được nâng cấp
và cải tạo mở rộng. Các thò trấn huyện lỵ đã có hệ thống cấp nước tập trung
nhưng số hộ sử dụng còn ít. Ở nông thôn, bình quân 15 – 20 hộ có giếng nước
sinh hoạt, tỷ lệ dân cư chưa có nước sạch sinh hoạt còn cao (khoảng 30%).
Hệ thống thoát nước thải của thành phố và các thò trấn đều chưa qua
hệ thống xử lý gây ô nhiểm môi trường. Do đòa hình thấp và hệ thống thoát nước
chưa đồng bộ nên thường xảy ra tình trạng ngập nước một số khu vực sau mưa.
II.2.3- Phân vùng kinh tế:
Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, hiện trạng sản xuất và yêu cầu phát triển
tỉnh Cà Mau được chia làm 3 vùng kinh tế:
* Vùng kinh tế nội đòa:
Là vùng nằm phía trong đê biển Cà Mau, diện tích tự nhiên 3.660
2
km , chiếm 70,3% diện tích toàn tỉnh. Dân số khoảng 950.000 người, chiếm 84%
dân số toàn tỉnh, mật độ dân số trung bình 260 người/km2.
Chức năng kinh tế chủ yếu của vùng là phát triển nông lâm nghiệp
theo hệ sinh thái nước ngọt, bao gồm trồng lúa, cây công nghiệp, rau màu thực
phẩm gắn với phát triển công nghiệp và dòch vụ. Đồng thời khôi phục và phát
triển hệ sinh thái rừng tràm.
* Vùng kinh tế ven biển và rừng ngập mặn:
Là vùng ven biển nằm phía ngoài hệ thống đê biển. Diện tích tự
nhiện là 1.548 Km2, chiếm 29,7% diện tích toàn tỉnh. Dân số khoảng 170.000
người, mật độ dân số trung bình 110 người/km2, hiện tại chỉ bằng 42% mật độ
dân số vùng kinh tế nội đòa. Tuy nhiên, trong những năm tới, khi các cụm kinh tế
thủy sản cửa biển phát triển, thu hút lao động thì dân cư sẽ chuyển dòch từ vùng
nội đòa ra vùng ven biển với tốc độ cao, thực hiện xây dựng lực lượng tại chổ kết

hợp kinh tế với quốc phòng.
Phần lớn diện tích vùng này là hệ sinh thái rừng ngập mặn, nhiệm vụ
chủ yếu là khôi phục bảo vệ rừng, nuôi trồng thủy sản, làm muối, ... Quy hoạch
đảm bảo 70% diện tích lâm phần là rừng tập trung, phần còn lại tiến hành nuôi
tôm, trồng rừng, trồng cây phân tán, tạo ra sự hài hoà giữa phát triển kinh tế với
giữ gìn môi sinh môi trường.
Đây là vùng kinh tế động lực của tỉnh trên cơ sở phát triển tuyến hành
lang kinh tế ven biển và khu kinh tế mở đất mũi Cà Mau.
* Vùng kinh tế biển:
Bao gồm vùng biển, thềm lục đòa và các cụm đảo gần bờ của Cà Mau.
Đây là vùng kinh tế có ý nghóa chiến lược của tỉnh trên cơ sở phát triển khai thác
hải sản xa bờ, khai thác và dòch vụ khai thác dầu, khí tự nhiên, vận tải biển, du
lòch sinh thái.

14


Chương I - Luận án Thạc só Kinh tế

II.2.4- Các chỉ tiêu kinh tế – xã hội tỉnh Cà Mau:
* Về tổng sản phẩm trong tỉnh GDP:
+ Về chỉ số phát triển GDP:
Bảng 2 – Chỉ số phát triển GDP (%)
1996

TỔNG SỐ

1997

106,40

103,39
107,58
116,41

Nông lâm ngư
Công nghiệp – Xây dựng
Dòch vụ

1998

106,00
100,74
115,31
113,74

ƯỚC 1999

108,35
107,47
107,44
111,98

108,2
107,6
110,5
111,00

+ Về cơ cấu GDP:
Bảng 3 – Cơ cấu GDP (%)
TỔNG SỐ


1996

1997

1998

100

100
63,40
16,96
19,64

100

Nông lâm ngư
Công nghiệp – Xây dựng
Dòch vụ

65,95
16,41
17,64

Ước 1999

100
60,47
20,26
19,27


59,24
20,45
20,31

+ Về thu nhập GDP bình quân đầu người:
- Năm 1996:
3.350.000 đồng/người.
- Năm 1997:
3.600.000 đồng/người.
- Năm 1998:
4.230.000 đồng/người.
- Ước năm 1999:
4.540.000 đồng/người.
* Một số chỉ tiêu kinh tế – xã hội chủ yếu của tỉnh:
Bảng 4 – Chỉ tiêu kinh tế – xã hội chủ yếu tỉnh Cà Mau
CHỈ TIÊU

Tổng sản phẩm trong tỉnh GDP (giá hiện hành)
Tổng sản phẩm trong tỉnh GDP (giá s/s 1994)
Kim ngạch xuất khẩu
Kim ngạch nhập khẩu
Thu ngân sách
Chi ngân sách
- Trong đó: chi đầu tư phát triển
Số lượng giáo viên phổ thông
Số y bác só

ĐVT


1996

1997

1998

Triệu đồng
Triệu đồng
1.000 USD
1.000 USD
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Người
Người

3.588.342
3.290.354
90.272
9.590
225.607
302.035
77.424
7.128
1.032

4.007.784
3.487.775
136.658
6.884

260.918
388.477
88.530
7.500
1.092

4.706.942
3.779.252
132.032
17.023
277.544
377.402
82.424
8.035
1.115

II.3- Tình hình nguồn nguyên liệu:
II.3.1- Về sản lượng thủy sản:
Nguồn sản lượng thủy sản Cà Mau có từ khai thác và nuôi trồng thủy sản
do ngư dân tạo ra.
* Từ khai thác: Bao gồm khai thác biển và khai thác nội đồng do ngư dân
đánh bắt, trong đó khai thác hải sản tập trung chủ yếu tại các huyện ven biển,
còn thủy sản khai thác tự nhiện trong nội đồng thì có mặt tại tất cả các huyện
trong tỉnh.
Đối với Cà Mau khai thác biển là chủ yếu. Với ngư trường rộng lớn
(hơn 80.000 Km2 vùng đặc quyền kinh tế) và với đội tàu 4.100 chiếc (tổng công

15



Chương I - Luận án Thạc só Kinh tế

suất 260.000 CV), trong đó có hơn 800 tàu đánh bắt xa bờ, hàng năm Cà Mau có
khả năng khai thác hàng trăm ngàn tấn tôm cá các loại.
* Từ nuôi trồng: Bao gồm thủy sản nước mặn, lợ và nước ngọt do nông, ngư
dân trong tỉnh nuôi trồng, trong đó sản lượng tôm biển nuôi chiếm ưu thế và tập
trung ở các vùng ven biển.
Với diện tích hơn 90.000 ha nuôi tôm, cá nước lợ và trên 50.000 ha
ruộng lúa, ao đầm nuôi cá nước ngọt, hàng năm nghề nuôi trồng thủy sản có khả
năng thu được hơn 40.000 tấn tôm, cá các loại, trong đó sản lượng tôm nuôi đạt
hơn 20.000 tấn. Đặc biệt phong trào nuôi tôm sú (giá trò xuất khẩu cao) trong
những năm gần đây phát triển mạnh.
Ngoài những đối tượng chủ yếu như tôm, cá đồng, Cà Mau đang trong
quá trình phát triển nuôi các loài nhuyễn thể và các loài cá nước lợ như cá chẻm,
cá mú, ... có giá trò xuất khẩu cao.
Bảng 5 – Nguồn sản lượng thủy sản tỉnh Cà Mau
STT

1
2

DANH MỤC

Tổng sản lượng thủy sản
- Trong đó: Tôm
Khai thác thủy sản
- Trong đó: Tôm
Nuôi trồng thủy sản
- Trong đó: Tôm


ĐVT

1994

1995

1996

1997

1998

ƯỚC 1999

Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn

121.910
43.339
89.591
20.187
32.319
23.152

132.359
37.760

85.597
13.744
46.762
24.016

143.991
38.217
100.719
19.892
43.272
18.325

131.194
33.932
92.594
15.000
38.600
18.932

135.700
38.000
92.700
14.600
43.000
23.400

170.064
36.880
128.500
10.720

41.564
26.160

Mục đích sử dụng thủy sản của tỉnh được phân làm 3 loại sau:
- Cho các nhu cầu tiêu dùng tại chổ dưới dạng tươi sống và qua chế biến.
- Chế biến thành hàng hoá cho tiêu thụ xuất khẩu và nội đòa ngoài đòa bàn.
- Bán nguyên liệu chế biến xuất khẩu và nội đòa cho các cơ sở chế biến của
thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh hoặc một số liên doanh.
II.3.2- Về nguyên liệu cho chế biến thủy sản:
Từ nguồn sản lượng thủy sản của tỉnh, căn cứ tình hình thực tế về năng lực
chế biến, kết hợp với sự điều tra về tình hình tiêu thụ thủy sản, mức độ sử dụng
nguyên liệu cho chế biến thủy sản của Cà Mau như sau:
Bảng 6 – Tình hình nguyên liệu cho chế biến thủy sản
STT

1
2
a
b

DANH MỤC

Tổng sản lượng thủy sản
- Trong đó: Tôm
Nguyên liệu cho chế biến
Cho chế biến xuất khẩu
- Trong đó: Tôm
Cho chế biến nội đòa

ĐVT


1994

1995

1996

1997

1998

ƯỚC 1999

Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn

121.910
43.339
75.927
30.403
26.561
45.524

132.359
37.760
77.995

29.780
25.892
48.215

143.991
38.217
81.737
31.305
26.810
50.432

131.194
33.932
75.346
29.428
25.646
45.918

135.700
38.000
77.750
30.255
26.862
47.495

170.064
36.880
98.637
37.482
29.440

61.155

Nguồn nguyên liệu cho chế biến nhìn chung còn phụ thuộc vào tự nhiên và
phát triển tự phát, mang nặng tính chất manh mún, thời vụ và bấp bênh, chưa
đáp ứng yêu cầu của chế biến và thò trường cả về chủng loại, độ tươi và kích cở.
Mặt khác, do trình độ bảo quản sau thu hoạch còn rất kém, nhất là nguyên liệu
từ khai thác biển, cộng với nạn bơm chích tạp chất vào nguyên liệu thủy sản đã

16


Chương I - Luận án Thạc só Kinh tế

ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm chế biến, làm giảm hiệu quả, sức cạnh
tranh và uy tín sản phẩm thủy sản xuất khẩu của tỉnh.
Mức độ sử dụng nguyên liệu từ nuôi trồng, khai thác vào chế biến thủy sản
mới đạt khoảng 55 – 60%. Trong đó, chế biến xuất khẩu chiếm trên 1/3 khả
năng nguyên liệu chế biến và trong nguyên liệu chế biến xuất khẩu thì nguyên
liệu tôm chiếm khoảng 80%. Nguồn tôm nguyên liệu từ nuôi trồng chiếm hơn
50% sản lượng tôm nguyên liệu chế biến xuất khẩu và ngày càng nâng cao hơn
tỷ trọng của mình so với khai thác.
Đối với nguồn nguyên liệu chế biến nội đòa, nguồn nguyên liệu cho chế
biến nước mắm, bột cá và thức ăn gia súc có tỷ trọng khá cao vì nguồn cá tạp, cá
phân ở tỉnh Cà Mau khá lớn.
Về nguồn thủy sản xuất khẩu tươi sống, mặc dù trong hệ thống, thống kê
của tỉnh không đề cập và cũng chưa được chú ý theo dõi nhưng trên thực tế vẫn
có một lượng thủy hải sản của Cà Mau được xuất khẩu tươi sống dưới nhiều hình
thức, bao gồm các loại cua, tôm, ốc, rùa, cá đặc sản, ... Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ
(khoảng 1 – 2% tổng sản lượng thủy sản) nhưng tiềm năng còn ẩn dấu nhiều,
nếu được phát huy cũng sẽ mở ra triển vọng góp phần cho tăng trưởng kinh tế

của tỉnh.
Tóm lại, khả năng nguồn nguyên liệu cho chế biến thủy sản Cà Mau rất to
lớn và đa dạng. Trong đó nguyên liệu chính cho chế biến xuất khẩu trong hiện
tại cũng như trong tương lai vẫn là tôm biển. Còn đối với chế biến nội đòa thì cá
tạp, vụn sẽ là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất nước mắm, bột cá và thức ăn
gia súc, ...
II.4- Tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh:
Tình hình sản xuất kinh doanh về chế biến tiêu thụ thủy sản của Cà Mau
gồm nhiều loại hình với nhiều mức độ qui mô khác nhau. Trong mỗi hình thức sở
hữu, về tổ chức quản lý có khác nhau và mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể
trong những năm gần đây nhưng nhìn chung thì năng lực quản lý điều hành vẫn
còn nhiều hạn chế, chưa năng động về thò trường, chậm đổi mới về công nghệ
và khả năng cạnh tranh còn yếu kém.
Căn cứ tình hình thực tế, có thể phân chia tổ chức chế biến tiêu thụ thủy
sản tại Cà Mau thành hai lónh vực chính như sau:
II.4.1- Lónh vực chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản:
Tại Cà Mau, hoạt động chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản
được hình thành và phát triển từ nền móng là các xí nghiệp chế biến thủy sản
đông lạnh. Thời kỳ trước năm 1985, các xí nghiệp đông lạnh của tỉnh chỉ làm
nhiệm vụ sản xuất chế biến theo chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao, sau đó giao sản
phẩm cho công ty Seaprodex để nhận lại đối lưu vật tư và quyền sử dụng ngoại
tệ. Tiếp theo, từ 1986 đến 1990 là giai đoạn chuyển tiếp, các xí nghiệp đông
lạnh từng bước tiến tới tham gia xuất khẩu sản phẩm chế biến của mình. Từ

17


Chương I - Luận án Thạc só Kinh tế

1991 đến nay, các xí nghiệp này tự sản tự tiêu, vừa sản xuất chế biến vừa làm

nhiệm vụ xuất khẩu thủy sản và từ đó hình thành một số công ty xuất nhập khẩu
thủy sản của Cà Mau.
*Khu vực kinh tế quốc doanh:
Hiện nay, trong lónh vực chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu thủy
sản ở Cà Mau, các doanh nghiệp nhà nước đang nắm giữ vai trò chủ đạo, vừa
trực tiếp chế biến vừa làm nhiệm vụ xuất nhập khẩu thủy sản, đồng thời còn làm
nhiệm vụ hậu cần, cung ứng vật tư chuyên ngành cho nghề cá người dân và bao
tiêu một khối lượng lớn thủy hải sản của người dân, chiếm tỷ trọng lớn trong sản
lượng chế biến thủy sản xuất khẩu của tỉnh. Gồm có:
- Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Minh Hải (Seaprimexco).
- Công ty chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu Cà Mau (Camimex).
- Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản Cái Đôi Vàm.
- Công ty Tân Phú.
- Xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu Tân Thành.
- Công ty khai thác và dòch vụ thủy sản Cà Mau.
Trong số này có hai công ty lớn là: Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Minh Hải và Công ty chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu Cà Mau, do ngành
thủy sản quản lý. Năm 1998 chỉ tính riêng hai công ty này đã đạt giá trò sản
lượng xuất khẩu thủy sản là 46,5 triệu USD, chiếm 40% tổng giá trò kim ngạch
xuất khẩu thủy sản toàn tỉnh.
* Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh:
Trong những năm gần đây, các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là
doanh nghiệp tư nhân đã tham gia vào hoạt động chế biến đông lạnh và kinh
doanh xuất nhập khẩu thủy sản. Gồm có:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn Quốc Việt.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn Phú Cường.
- Xí nghiệp chế biến thủy sản Minh Phú.
Tuy mới được thành lập và tham gia vào lónh vực chế biến đông lạnh
xuất khẩu thủy sản nhưng thành phần kinh tế tư nhân đã chứng tỏ ưu thế của
mình và đã mau chóng tăng dần tỷ trọng của mình trong tổng sản lượng xuất

khẩu thủy sản.
Năm 1998, các doanh nghiệp tư nhân có sản lượng xuất khẩu thủy sản
là 2.111 tấn, chiếm 10% tổng sản lượng xuất khẩu thủy sản của tỉnh và có giá trò
xuất khẩu là 12.115.000 USD, chiếm 11% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản
của tỉnh. Và đến năm 1999, ước sản lượng đạt 5.000 tấn chiếm 19% sản lượng
xuất khẩu thủy sản và ước giá trò xuất khẩu đạt 40.000.000 USD chiếm 27,6%
tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh.
Ngoài ra, gần đây cũng có xuất hiện loại hình công ty cổ phần trong lónh
vực này. Cà Mau hiện có các công ty cổ phần là:

18


Chương I - Luận án Thạc só Kinh tế

- Công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất khẩu Minh Hải (MINH
HẢI JOSTOCO).
- Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Năm Căn.
Qua thời gian hoạt động ngắn cũng đã cho thấy là việc tổ chức sản
xuất kinh doanh rất có hiệu qủa. Điển hình là công ty cổ phần chế biến thủy sản
xuất khẩu Minh Hải, một trong hai doanh nghiệp của tỉnh Cà Mau được xếp vào
trong 18 doanh nghiệp của Việt Nam được đưa vào danh sách nhóm I các nước
được phép xuất khẩu thủy sản vào liên minh Châu Âu (EU) kể từ ngày 18 tháng
11 năm 1999.
* Về hình thức liên doanh liên kết:
Trong lónh vực chế biến thủy sản xuất khẩu ở Cà Mau, hình thức liên
doanh liên kết với nước ngoài vẫn chưa được phát triển vững chắc. Trước đây,
có liên doanh với Italia, Thái Lan hoạt động được một thời gian (1991 – 1995),
nhưng do nhiều nguyên nhân đã không có hiệu quả nên phải giải thể. Gần đây,
dự kiến liên doanh liên kết với Nhật để chế biến chả cá, công việc đang tiến

hành dỡ dang thì do bất đồng nên cũng đã ngưng.
Hiện tại, chỉ còn xí nghiệp số 4 chế biến chả cá (Surimi) thuộc Công
ty Camimex là liên doanh với Hàn Quốc trong việc bao tiêu sản phẩm, nhưng
cũng đang gặp khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính ở phía đối tác.
II.4.2- Lónh vực chế biến và kinh doanh thủy sản nội đòa:
* Về tổ chức sản xuất:
Hiện nay, chế biến thủy sản nội đòa chủ yếu là các ngành nghề chế
biến truyền thống theo phương pháp cổ truyền như: Nước mắm, mắm các loại,
khô các loại, các loại hình chế biến mới như ướp tẩm, sấy khô, ... với công nghệ
tiến bộ hơn thì còn rất ít và sản xuất chế biến dạng công nghiệp thì chỉ mới bắt
đầu phát triển.
Toàn tỉnh có:
- 2 xí nghiệp chế biến bột cá. Trong đó, một xí nghiệp do nước
ngoài đầu tư 100% (Singapore), làm ăn khá hiệu quả và một xí nghiệp trực
thuộc doanh nghiệp nhà nước nhưng chỉ mới đi vào hoạt động sản xuất năm
1999.
- 6 cơ sở chế biến nước nắm và 35 cơ sở chế biến khô (chủ yếu
là tôm khô, cá khô).
- Còn lại phổ biến là sản xuất gia đình với khoảng 300 hộ chế
biến nước mắm, 1.000 hộ chế biến khô, ...
* Về kinh doanh nội đòa:
Thời gian vừa qua, kinh doanh thủy sản nội đòa tại Cà Mau chủ yếu là
do tư nhân đảm nhận, thương nghiệp quốc doanh và hơp tác xã về thủy sản chưa
phát huy được vai trò của mình.
Các đầu mối tiêu thụ thủy sản nôi đòa trong tỉnh khá nhiều. Toàn tỉnh
có trên 50 chợ lớn nhỏ với cả trăm đầu mối tiêu thụ thủy sản vừa và lớn. Nếu

19



Chương I - Luận án Thạc só Kinh tế

tính hết các điểm họp chợ và các quầy, sạp, cửa hàng trên các phố phường, thò
tứ, thò trấn thì có cả nghìn đầu mối tiêu thụ thủy sản nội đòa, trong đó có khoảng
200 điểm kinh doanh có qui mô khá và khoảng 800 hộ buôn bán gia đình.
Ước tính sản lượng tiêu thụ nội đòa qua các đầu mối này hàng năm đạt
khoảng 50.000 tấn thủy sản các loại.
II.4.3- Tình hình lao động trong chế biến tiêu thụ thủy sản:
Từ sau ngày miền Nam được giải phóng đến nay, ngành chế biến thủy sản
ở Cà Mau đã phát triển rất mạnh nên lực lượng lao động trong lónh vực này cũng
tăng nhanh. Hiện nay lực lượng công nhân chế biến thủy sản chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng số công nhân công nghiệp của tỉnh.
Trãi qua quá trình lao động sản xuất, lực lượng lao động đã trưởng thành
nhiều mặt, tích lũy được kinh nghiệm, tiếp thu và ứng dụng khá nhanh khoa học
kỹ thuật trong lónh vực chế biến thủy sản. Tuy nhiên phần lớn vẫn là lao động
giản đơn, trình độ học vấn thấp và phần lớn chưa được đào tạo nghề nghiệp phù
hợp với yêu cầu phát triển.
Đặc điểm của lao động trong hoạt động chế biến tiêu thụ thủy sản hiện nay
là luôn biến động bởi yếu tố mùa vụ và sự luân chuyển lao động trong nội bộ
các khâu chế biến, dòch vụ hậu cần, tiêu thụ và giữa chúng với nhau.
Riêng đối với các nhà máy đã từng bước thu hẹp số lượng lao động đến
giới hạn hợp lý, tức chỉ giữ lại số lao động quản lý, kỹ thuật và một số công
nhân lành nghề là chính, còn thay vào đó là lực lượng lao động mang tính thời
vụ, hình thức thuê mướn cập nhật được áp dụng ngày một nhiều hay nói khác,
sức lao động trong chế biến tiêu thụ thủy sản tại Cà Mau đang từng bước được
thò trường hoá.
Bảng 7 – Tình hình tổ chức chế biến tiêu thụ thủy sản tại Cà Mau
(1998 – 1999)
SỐ
TT


I
1
2

3

4
5
II
1
2
3

DANH MỤC

CHẾ BIẾN
Chế biến đông lạnh
Chế biến nước mắm
- Số cơ sở
- Hộ gia đình
Chế biến khô và khác
- Số cơ sở
- Hộ gia đình
Chế biến bột cá
Tổng số lao động chế biến
Trong đó: thường xuyên
TIÊU THỤ
Xuất khẩu
Tiêu thụ nội đòa (ước )

Trong đó: hộ kinh doanh nhỏ
Tổng số lao động

ĐVT

TỔNG SỐ

DOANH NGHIỆP
NHÀ NƯỚC

CÔNG TY
CỔ PHẦN

Xí nghiệp

13

8

Cơ sở
Hộ

6
282

1

5
282


Cơ sở
Hộ
Xí nghiệp
Người
Người

45
1.034
2
12.056
9.966

10

35
1.034

Đầu mối
Đầu mối

10
1.000
800
1.200

Người

2

NGOÀI

QUỐC DOANH

ĐẦU TƯ
NƯỚC NGOÀI

3

1
6.455
5.160

1
1.120
980

4.481
386

5

2

3
1.000
800
1.200

20



Chương I - Luận án Thạc só Kinh tế

II.5- Hiện trạng chế biến thủy sản:
Lónh vực chế biến thủy sản có thể phân thành hai loại hình chính là:
- Chế biến công nghiệp: bao gồm chế biến đông lạnh, chế biến bột cá
và thức ăn gia súc.
- Chế biến truyền thống: bao gồm chế biến nước mắm, khô các loại
và các dạng khác.
Hiện trạng chế biến thủy sản sẽ được phân tích đánh giá trên các mặt chính
là: tốc độ phát triển, quy mô công suất, thiết bò công nghệ, sản lượng và cơ cấu
sản phẩm, …
II.5.1- Chế biến thủy sản công nghiệp:
II.5.1.1- Chế biến thủy sản đông lạnh:
1/- Năng lực sản xuất:
* Về tốc độ phát triển và quy mô công suất:
Chế biến thủy sản đông lạnh ở Cà Mau được phát triển rất sớm cả về
số lượng, quy mô công suất và công nghệ. Toàn bộ các xí nghiệp đông lạnh đều
được xây dựng sau ngày giải phóng, cái cũ nhất (Xí nghiệp đông lạnh Cà Mau
F.25 – Xí nghiệp số 1) hoạt động từ năm 1977.
Từ năm 1990 trở về trước, tốc độ phát triển khá chậm. Sau gần 20
năm chỉ xây dựng được 4 xí nghiệp đông lạnh vì trong thời kỳ này nguồn vốn
đầu tư phát triển chỉ trong chờ vào ngân sách, chưa có sự tham gia của các thành
phần kinh tế khác.
Sau năm 1990, tốc độ phát triển đã nhanh dần, nhất là từ năm 1995 số
lượng xí nghiệp và công suất cấp đông đã tăng gấp hai lần và chất lượng thiết bò
cấp đông cũng từng bước được trang bò lại hoặc nâng cấp.
Một đặc điểm khá quan trọng là các xí nghiệp đông lạnh cũ được xây
dựng theo một quy hoạch đồng bộ với đầy đủ văn phòng, các phân xưởng sản
xuất, các cơ sở dòch vụ hậu cần, … rất bề thế, thu hút nhiều lao động. Nhưng về
sau, quy mô đầu tư xây dựng được thu gọn lại, chỉ tập trung chủ yếu cho phân

xưởng chế biến đông, các hạng mục phụ và phục vụ được giảm thiểu nhiều, đặc
biệt là ở những xí nghiệp của tư nhân.
Tính đến năm 1998, toàn tỉnh Cà Mau có 13 xí nghiệp chế biến thủy
sản với 46 tủ đông và 4 bộ dây chuyền cấp đông rời IQF. Tổng công suất cấp
đông thiết kế là 127 tấn/ngày tương đương với 31.350 tấn/năm, trong đó đông
BLOCK là 27.830 tấn/năm và đông IQF là 3.520 tấn/năm. Công suất thực tế
22.200 tấn/năm, trong đó đông BLOCK là 20.200 tấn/năm và đông IQF là 2.000
tấn/năm. Có thể nói Cà Mau là đòa phương có công suất và chất lượng cấp đông
mạnh của Việt Nam, chỉ đứng sau thành phố Hồ Chí Minh.
Phân tích năng lực sản xuất của các xí nghiệp đông lạnh thủy sản cho
thấy xí nghiệp có công suất nhỏ nhất là 4,5 tấn/ngày và lớn nhất là 20 tấn/ngày.

21


Chương I - Luận án Thạc só Kinh tế

Trong đó loại công suất trên 10 tấn/ngày là 6 xí nghiệp, loại công suất từ 10
tấn/ngày trở xuống là 7 xí nghiệp. Số xí nghiệp có dây chuyền IQF là 4 đơn vò.
Xét về tổng thể, công suất thiết kế của toàn bộ hệ thống xí nghiệp
đông lạnh hiện có của Cà Mau khoảng 31.350 tấn/năm, công suất thực tế đạt
khoảng 22.200 tấn/năm, cân đối với khả năng nguồn nguyên liệu xuất khẩu hiện
tại của toàn tỉnh. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của tính mùa vụ, khi vào thu hoạch
chính thì vẫn bò thiếu hụt năng lực.
* Về phân bố đòa bàn:
Trong 13 xí nghiệp đông lạnh hiện có, thì có đến 9 xí nghiệp nằm trên
đòa bàn thành phố Cà Mau, còn lại là phân bố tại các huyện có nguồn nguyên
liệu lớn là Ngọc Hiển, Trần Văn Thời, Cái Nước, Đầm Dơi.
Điều này cho thấy ý nghóa của vò trí trung tâm kinh tế – xã hội gắn
với thò trường sẽ là yếu tố chi phối rất lớn đến việc lựa chọn vò trí xây dựng các

xí nghiệp đông lạnh. Thành phố Cà Mau nằm ở trung tâm tỉnh, có mạng lưới
giao thông thủy bộ trong và ngoài tỉnh thuận lợi nên đã có lực hút rất mạnh đối
với các vùng nguyên liệu trong tỉnh. Từ đó, dẫn đến các xí nghiệp đông lạnh bố
trí ngay tại vùng nguyên liệu thì thu hút sử dụng không hết khả năng nguyên
liệu tại chổ (Ngọc Hiển khoảng 45%, Trần Văn Thời khoảng 15%, Cái Nước
khoảng 30%, Đầm Dơi khoảng 20%), công suất thiết bò đông của các xí nghiệp
này chỉ mới sử dụng được 50 – 60%, trong khi các xí nghiệp nằm trên đòa bàn
thành phố Cà Mau đã phát huy tới 70 – 80% công suất thiết bò.
* Về thiết bò công nghệ:
Thiết bò cấp đông bao gồm hai loại chính: tủ dông tiếp xúc dạng
BLOCK và đông rời IQF theo dây chuyền có nhiều nguồn gốc khác nhau.
- Toàn bộ hệ thống có 46 tủ đông BLOCK thì đa phần là thiết bò
của Nhật (chiếm 85%) thuộc các hảng Mycom, Nissui, Hitachi, Mitsubishi và
White sản xuất, còn lại là của Đài Loan (Surly), Đan Mạch (Sapoo), Hàn Quốc
(Sanchi) hoặc lắp ghép máy Nhật với cabin lạnh do Việt Nam sản xuất.
- Đối với các dây chuyền đông rời IQF thì bao gồm thiết bò của
Đài Loan, Nhật, Đan Mạch.
Nhìn chung về thiết bò công nghệ thì tủ đông BLOCK truyền thống
vẫn còn chiếm tỷ trọng rất lớn: 89% công suất thiết kế và 91% công suất thực tế.
Tuy nhiên, công nghệ chế biến theo lối cũ (chủ yếu là đông tiếp xúc bánh lớn –
chế biến dạng thô) cũng đã được cải tiến thay thế phần nào bằng công nghệ mới
với kích cở nhỏ dần, mang tính chất chế biến tinh, sản phẩm đa dạng hơn, nhiều
mặt hàng mới chất lượng cao được chế biến với công nghệ tiên tiến theo yêu cầu
của chủ hàng.
Việc trang bò thêm nhanh các dây chuyền IQF (năm 1997 có 1, năm
1998 có 4 và ước hết năm 1999 là 8) đã nói lên tính tích cực của các xí nghiệp
đông lạnh nhưng tổ chức sản xuất và tiêu thụ chưa được ổn đònh nên hiệu suất sử
dụng còn thấp.

22



Chương I - Luận án Thạc só Kinh tế

Ngoài ra, một số xí nghiệp đông lạnh ở Cà Mau đã trang bò thêm một
số loại máy móc thiết bò và dây chuyền sản xuất, chế biến các loại sản phẩm
mới dưới dạng phân xưởng hoặc bộ phận sản xuất của phân xưởng để tận dụng
mặt bằng, phế liệu, nhiên liệu, vật liệu và nhân lực … như các loại máy sấy khô,
ép, cán, hút chân không, ... để chế biến các sản phẩm xuất khẩu khô và thực
phẩm ăn liền từ mực, cá, hải sản khác, … Tuy chưa hình thành riêng một ngành
nghề chế biến vì số lượng và tỷ trọng còn nhỏ bé nhưng những sản phẩm này đã
được chào hàng xuất khẩu và tham gia thò trường nội đòa được khách hàng chấp
nhận, từ đó mở ra một hướng phát triển khả quan sau này cho chế biến thủy sản
công nghiệp của tỉnh.
Công tác kiểm tra kiểm soát chất lượng sản phẩm được các xí nghiệp
quan tâm thường xuyên, nên phần lớn các sản phẩm chế biến thủy sản xuất khẩu
của Cà Mau đều được khách hàng chấp nhận, nhiều mặt hàng đạt chất lượng
theo tiêu chuẩn HACCP. Đây là tiền đề tốt để từng bước thực hiện việc tiêu
chuẩn hóa các xí nghiệp đông lạnh trong tỉnh theo hệ thống tiêu chuẩn quốc tế
ISO 9000, ISO 14.000. Một điều đáng phấn khởi đối với ngành chế biến thủy
sản tỉnh Cà Mau là trong số 18 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
được cộng đồng Châu Âu đưa vào danh sách nhóm I các nước được phép xuất
khẩu thủy sản vào các nước thuộc liên minh Châu Âu (EU) kể từ ngày
18/11/1999, thì có hai doanh nghiệp của Cà Mau là: Công ty xuất nhập khẩu
thủy sản Minh Hải (Seaprimexco) và Công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất
khẩu Minh Hải (MINH HẢI JOSTOCO).
* Về hệ thống kho lạnh:
- Kho thành phẩm: toàn bộ hệ thống có tổng công suất là 8.240 tấn.
Đa số là các phòng được lắp ghép từ panel cách nhiệt, bố trí luôn trong phân
xưởng chế biến, công suất mỗi kho thường nhỏ (trung bình 20 –70 tấn/kho), loại

kho này hầu hết được chế tạo tại Nhật Bản (hảng Sanyo, Hitachi) và thường có
trang bò máy cấp lạnh riêng với chất tải lạnh là freon. Một số kho còn lại được
xây dựng tách biệt với khu chế biến, có công suất lớn hơn (trên 100 tấn) và phần
lớn cũng là của Nhật Bản, còn lại là của Italia, Hàn Quốc, Đan Mạch, …
- Kho nguyên liệu: toàn bộ hệ thống có tổng công suất là 2.400 tấn.
Phần lớn cũng là của Nhật Bản, còn lại của Mỹ, Hàn Quốc, … kho nguyên liệu ở
Cà mau ngoài việc trữ nguyên liệu còn dùng để chứa nước đá dự trữ.
* Về sản xuất nước đá: hầu hết các xí nghiệp đông lạnh đều có phân xưởng
sản xuất nước đá. Tổng công suất thiết kế hiện là 177.300 tấn/năm, công suất
thực tế là 124.580 tấn/năm. Với công suất này hoàn toàn đáp ứng đầy đủ cho
chế biến của các xí nghiệp đông lạnh Cà Mau.
* Về phương tiện vận chuyển: theo số liệu thống kê điều tra, số đầu
phương tiện vận chuyển chuyên ngành chỉ có 10 xe phát lạnh, xe bảo ôn với
tổng trọng tải là 59 tấn. Năng lực vận chuyển này quá nhỏ so với khối lượng
hàng hóa cần chuyển tải.

23


Chương I - Luận án Thạc só Kinh tế

* Về cung cấp điện, nước:
- Điện: tính đến nay các xí nghiệp đông lạnh đều được sử dụng điện từ
lưới điện quốc gia, tại mỗi cơ sở đều có trạm biến thế riêng. Ngoài ra hầu hết
các xí nghiệp đều có trang bò máy phát điện dự phòng, chủ yếu nhằm duy trì độ
lạnh trong các kho thành phẩm, kho nước đá, … khi có sự cố mất điện.
- Nước: hầu hết các xí nghiệp đông lạnh ở Cà Mau đều sử dụng nguồn
nước ngầm, được cung cấp từ các giếng khoan tại chổ là chính sau khi đã xử lý
lắng lọc.
* Vệ sinh công nghiệp:

Vấn đề này đã được quan tâm chú trọng ngay từ quá trình thiết kế,
xây dựng nhà xưởng và bố trí mặt bằng. Các nhà xưởng chế biến được xây dựng
khá tốt với hệ thống bê tông cốt thép, nền lót gạch bông hoặc granito, các công
trình phụ trợ như phòng thay quần áo, nhà vệ sinh được bố trí tách biệt, một vài
cơ sở đã trang bò vòi nước rửa tay tự chảy, có máy sấy khô, …
Ngoài ra các xí nghiệp đông lạnh Cà Mau cũng quan tâm duy trì điều
kiện vệ sinh trong quá trình chế biến để nhằm đáp ứng về an toàn vệ sinh thực
phẩm, sàn nhà và các bàn chế biến thường xuyên được cọ rửa vào cuối mỗi ca
làm việc và có sát trùng bằng clorin.
Tuy nhiên, những lỗi nhỏ trong vệ sinh công nghiệp cũng chưa thể
tránh khỏi tại các xí nghiệp đông lạnh. Nhìn chung đã đảm bảo tiêu chuẩn vệ
sinh trong chế biến thực phẩm và xuất khẩu của các thò trường truyền thống,
nhưng chưa thỏa mản theo yêu cầu của thò trường EU và Bắc Mỹ (trừ một vài cơ
sở).
* Lao động: trong các xí nghiệp đông lạnh, đa số công nhân là nữ, thường
chiếm 80 – 85% và đảm nhận chính trong các khâu như: phân loại, rửa, bóc vỏ,
…. trong dây chuyền chế biến; công nhân nam đảm nhận các khâu chức năng kỹ
thuật như: vận hành máy lạnh, thiết bò đông, nước đá, bảo dưỡng thiết bò, …
Bảng 8 - Năng lực cấp đông của các xí nghiệp đông lạnh ở Cà Mau
SỐ
TT

1

2

3
4

TÊN ĐƠN VỊ


DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Công ty xuât nhập khẩu thủy
sản Minh Hải
- XN CBTS Đầm Dơi
- XN chế biến mặt hàng mới
- XN CBTS Sông Đốc
Công ty chế biến và xuất nhập
khẩu Cà Mau
- 2 XN số 2 và số 4
- XN hợp tác số 1
XN chế biến hàng xuất khẩu
Tân Thành
Công ty kinh doanh XNKTS Cái
Đôi Vàm

THIẾT BỊ ĐÔNG
TỦ ĐÔNG
IQF
(TỦ)
(BỘ)

32
10
3
4
3
9
5
4

4
6

3
1

1
1
1

CÔNG SUẤT (TẤN/NĂM)
THIẾT
THỰC
KẾ
TẾ

ĐONG BLOCK
THIẾT
THỰC
KẾ
TẾ

21.590
5.910

15.200
4.200

18.950
5.030


13.700
3.700

990
3.720
1.200
5.380

750
2.600
850
3.900

990
2.840
1.200
4.500

750
2.100
850
3.400

3.080
2.300
2.640

2.300
1.600

1.800

2.200
2.300
2.640

1.800
1.600
1.800

5.000

3.500

5.000

3.500

ĐÔNG IQF
THIẾT
THỰC
KẾ
TẾ

2.640
880

1.500
500


880

500

880

500

880

500

24


×