Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Giải pháp xây dựng và phát triển cơ sở nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến điều xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 57 trang )

B

TR

GIÁO D C VÀ ÀO T O

NG

I H C KINH T TP.HCM

BÙI CÔNG LU N

LU N V N TH C S KINH T

TP. H Chí Minh – N m 1999


MỤC LỤC
*****O*****
Nội dung Trang
Phần mở đầu ...........................................................................................................................................01
Chương I : Cơ sở lý luận .........................................................................................................................04
11/Xây dựng và phát triển cơ sở nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp ......................................04
111/Cơ sở nguyên liệu và vai trò của nó đối với sản xuất
công nghiệp ...........................................................................................................................................04
112/Nội dung xây dựng và phát triển cơ sở nguyên liệu ...........................................................06
113/Các biện pháp nhằm mở rộng cơ sở nguyên liệu ...............................................................07
12/Vò trí và đặc điểm kinh tế – kỹ thuật trong sản xuất điều ..........................................................09
121/Vò trí cây điều trong nền kinh tế quốc dân ..........................................................................09
122/Đặc điểm kinh tế – kỹ thuật trong sản xuất điều ................................................................11
123/Vai trò và tầm quan trọng của ngành chế biến điều ...........................................................11


13/Xây dựng và phát triển cơ sở nguyên liệu điều ..........................................................................12
131/Ý nghóa việc xây dựng và phát triển cơ sở nguyên liệu điều .............................................12
132/Các giải pháp chủ yếu..........................................................................................................13
Chương II : Hiện trạng cơ sở nguyên liệu của ngành công nghiệp
chế biến điều tỉnh Đồng nai ..................................................................................................................15
21/Giới thiệu về ngành sản xuất – chế biến điều ...........................................................................15
211/Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ điều trên thế giới.................................................15
212/Hiện trạng ngành sản xuất – chế biến điều ở Việt nam......................................................16
22/Hiện trạng ngành điều Đồng nai ................................................................................................20
221/Hiện trạng ngành công nghiệp chế biến điều Đồng nai .....................................................20
2211/Năng lực chế biến điều của tỉnh...................................................................................20
2212/Tình hình chế biến – xuất khẩu điều của tỉnh..............................................................21
222/Hiện trạng về cơ sở nguyên liệu của ngành công nghiệp
chế biến điều Đồng nai ........................................................................................................................23
2221/Tình hình đảm bảo nguyên liệu cho chế biến điều .....................................................23
2222/Các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng hạt điều ...........................................................26
2223/Tình hình thu mua nguyên liệu ....................................................................................32
2224/Hiệu quả kinh tế của người trồng điều .........................................................................35
23/Nhận đònh chung về khả năng phát triển cơ sở nguyên liệu

4


của ngành công nghiệp chế biến điều Đồng nai ...................................................................................36
Chương III : Một số giải pháp để xây dựng và phát triển cơ sở nguyên liệu
Cho ngành công nghiệp chế biến điều Đồng nai đến năm 2010...........................................................40
31/Các quan điểm xây dựng...................................................................................................................40
32/Mục tiêu đến năm 2010 ....................................................................................................................43
321/Những căn cứ xây dựng mục tiêu ..............................................................................................43
322/Mục tiêu đến 2010 .....................................................................................................................44

323/Kế hoạch hàng năm đến năm 2010...........................................................................................45
33/Các giải pháp xây dựng cơ sở nguyên liệu điều ở Đồng nai ...........................................................47
331/Quy hoạch vùng trồng điều .......................................................................................................47
332/Các giải pháp kỹ thuật ...............................................................................................................49
333/Các giải pháp về vốn .................................................................................................................53
334/Xây dựng mối liên kết kinh tế giữa người trồng điều
và các doanh nghiệp chế biến điều Đồng nai .......................................................................................57
335/Vaitrò của Nhà nước ..................................................................................................................59
336/Vai trò của Hiệp Hội cây Điều Việt nam..................................................................................59
34/Hiệu quả kinh tế dự kiến...................................................................................................................60
341/Hiệu quả kinh tế đối với người trồng điều ................................................................................60
342/Hiệu quả kinh tế đối với các doanh nghiệp chế biến điều .......................................................63
343/Hiệu quả xã hội .........................................................................................................................63
Phần kết luận..........................................................................................................................................64
Phụ lục.
Tài liệu tham khảo.

5


PHẦN MỞ ĐẦU
*****O*****
1/ Sự cần thiết nghiên cứu đề tài :
Đồng nai là tỉnh lớn thứ hai của cả nước về diện tích, sản lượng cây điều (sau Bình phước) và là
tỉnh có ngành công ngiệp chế biến điều xuất khẩu đứng đầu cả nước. Từ sau những năm 1980, diện tích
cây điều của Đồng nai đã phát triển với tốc độ rất cao do chủ trương phủ xanh đất trống đồi trọc của
chính phủ. Sự phát triển nhanh chóng của diện tích điều đã là động lực cho sự ra đời của ngành công
nghiệp chế biến hạt điều xuất khẩu vào những năm 1990. Cho đến năm 1997, ngành công nghiệp chế
biến điều của Đồng nai đã trở thành một trong những ngành công ngiệp hàng đầu của tỉnh với kim ngạch
xuất khẩu trên dưới 20 triệu USD/năm, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động với quỹ lương

khoảng 20 tỷ đồng/năm.
Sự phát triển của ngành sản xuất điều Đồng nai đã góp phần không nhỏ đưa Việt nam từ một
nước không có xuất khẩu điều lên hàng thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu điều. Trong khi thò trường xuất
khẩu đang rộng mở cho sản phẩm điều của Việt nam do các Hiệp đònh thương mại giữa Việt nam và các
nước đã và đang xúc tiến ký kết, cùng với các ưu điểm của sản phẩm điều Việt nam trên thò trường thế
giới thì từ năm 1998 và đặc biệt nghiêm trọng là năm 1999, đã xuất hiện những đe dọa đối với ngành
điều Việt nam nói chung và Đồng nai nói riêng đó là sự sụt giảm nghiêm trọng về sản lượng hạt điều do
cả 2 nguyên nhân là sự sụt giảm về diện tích lẫn năng suất. Vấn đề này đang đe dọa đến sự phát triển ổn
đònh của ngành công nghiệp chế biến điều vốn còn khá non trẻ của tỉnh Đồng nai. Nghiêm trọng hơn nữa
là trong khi nguồn nguyên liệu cung ứng trong nước thiếu hụt trong 2 năm 1998 và 1999, buộc các doanh
nghiệp chế biến điều phải nhập khẩu nguyên liệu từ các nước châu Phi để đảm bảo thực hiện các hợp
đồng đã ký kết với các công ty nước ngoài, thì vào tháng 10 năm 1999, Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng
Khoa học kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh đã ký hợp đồng chuyển giao công nghệ chế biến điều với
Modămbich, một quốc gia xuất khẩu hạt điều chủ yếu cho Việt nam. Hậu quả là giá nhập nguyên liệu
hạt điều đã tăng vọt từ 1000 USD/tấn lên 1250 USD/tấn. Vấn đề này đã làm cho ngành công nghiệp chế
biến điều lâm vào tình cảnh khó khăn hơn nữa, và việc xây dựng và phát triển cơ sở nguyên liệu cho
ngành công nghiệp chế biến điều trở nên bức thiết hơn bao giờ hết.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu

“ Những giải pháp xây

dựng và phát triển cơ sở nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến điều xuất khẩu tỉnh Đồng nai. “
2/ Mục tiêu nghiên cứu :


Xác đònh những nguyên nhân gây ra sự phát triển không ổn đònh của cơ sở nguyên liệu cho
ngành công nghiệp chế biến điều Đồng nai.

6





Đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng và phát triển cơ sở nguyên liệu điều cho ngành công
nghiệp chế biến điều tỉnh Đồng nai.

3/ Giới hạn phạm vi nghiên cứu :


Đề tài chỉ nghiên cứu những doanh nghiệp chế biến điều Đồng nai, mà không khảo sát các
cơ sở sản xuất nhỏ, quy mô gia đình.



Đề tài tập trung nghiên cứu những giải pháp lớn, có thể áp dụng cho ngành công nghiệp chế
biến điều Đồng nai mà không đi sâu khảo sát cụ thể cho từng doanh nghiệp.



Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất – chế biến điều của tỉnh trong giai đoạn 1996
– 1999 và những đònh hướng, giải pháp cho đến năm 2010.

4/ Phương pháp nghiên cứu :
Từ vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu của chúng tôi là dựa trên cơ sở phương pháp
luận của chủ nghóa duy vật biện chứng, với những nội dung chủ yếu sau :
-Xem xét các sự kiện kinh tế trong trạng thái vận động và phát triển của nó.
-Đi sâu vào từng bộ phận cấu thành các sự kiện kinh tế, để xem xét mối quan hệ nội tại của sự kiện
kinh tế đó.
-Nghiên cứu các sự kiện kinh tế trong mối quan hệ biện chứng giữa các sự kiện đó.
-Rút ra những kết luận và nhận xét về các sự kiện kinh tế và đề ra biện pháp giải quyết những vấn

đề tồn tại.
Cùng với phương pháp luận trên, chúng tôi sử dụng các phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ như phân
tích thống kê, tổng hợp so sánh,…để nghiên cứu đề tài.
Nhìn chung, với điều kiện về thời gian và khả năng chuyên môn có hạn về các lónh vực như : khoa
học về nông nghiệp, kỹ thuật chế biến điều và những lónh vực xã hội, chắc chắn còn nhiều vấn đề mà
trong luận án chưa đề cập đầy đủ, tác giả mong sẽ có cơ hội và điều kiện được tiếp tục nghiên cứu, trao
đổi cùng các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp sản xuất - chế biến điều nhằm hoàn
thiện hơn nữa đề tài nghiên cứu của mình.

Chương I :
CƠ SỞ LÝ LUẬN
*****O*****
1.1/ Xây dựng và phát triển cơ sở nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp :

7


1.1.1/ Cơ sở nguyên liệu và vai trò của nó đối với sản xuất công nghiệp :
1.1.1.1/ Khái niệm nguyên liệu và cơ sở nguyên liệu :
Quá trình sản xuất ra của cải vật chất là quá trình kết hợp 3 yếu tố : công cụ lao động, đối tượng
lao động và lao động. Trong 3 yếu tố đó, công cụ lao động là yếu tố quyết đònh đến năng suất lao động
của quá trình sản xuất. Nhưng điều kiện tiền đề để có quá trình sản xuất là phải có đối tượng lao động,
yếu tố cơ bản cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm.
Nguyên liệu là đối tượng lao động đã trãi qua lao động của con người mà được khai thác hoặc sản
xuất ra. Đối tượng lao động chỉ trở thành nguyên liệu khi có lao động của con người tác động vào để tách
nó ra khỏi sự ràng buộc của môi trường tự nhiên.[3]
Nguyên liệu là một yếu tố không thể thiếu được của sản xuất, do đó quy mô và tốc độ phát triển
của sản xuất như thế nào là do nguồn nguyên liệu đã và sẽ có chi phối tức là phụ thuộc vào cơ sở nguyên
liệu.
Cơ sở nguyên liệu của công nghiệp là tổng hợp các nguồn nguyên liệu, vật liệu của nước nhà, bao

gồm những nguyên liệu do công – nông – lâm – ngư nghiệp khai thác và sản xuất ra để đưa vào quá
trình sản xuất của công nghiệp.[3,160]
Tùy thuộc vào mức độ phát triển của các ngành công nghiệp chế biến, mà nguyên liệu sử dụng và
cơ sở nguyên liệu có sự khác nhau. Khi công nghiệp chế biến phát triển mạnh thì nhu cầu về nguyên liệu
sử dụng có thể đòi hỏi nhiều hơn cơ sở nguyên liệu và ngược lại khi công nghiệp chế biến phát triển
chậm thì nhu cầu về nguyên liệu sử dụng sẽ nhỏ hơn cơ sở nguyên liệu. Trong cả 2 trường hợp này đều
phải có những biện pháp tích cực để đảm bảo cho toàn bộ hệ thống sản xuất công nghiệp phát triển bình
thường và cân đối với nhau.
1.1.1.2/ Vai trò của việc xây dựng cơ sở nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp :
Nguyên liệu là một yếu tố không thể thay thế được trong quá trình sản xuất, nó ảnh hưởng đến
việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố khác của quá trình sản xuất như công cụ lao động và lực lượng lao
động. Do đó việc đảm bảo đầy đủ nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp là một vấn đề có ý nghóa rất lớn
đến việc giảm giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bò, thời gian làm việc có
ích của công nhân và vì thế ảnh hưởng đến khả năng cung cấp sản phẩm cho nền kinh tế quốc dân.
Do tính chất không thể thay thế được trong quá trình sản xuất cho nên việc xây dựng cơ sở nguyên
liệu cho sản xuất công nghiệp có một tầm quan trọng đặc biệt. Cơ sở nguyên liệu sẽ là căn cứ cho phép
xác đònh một cơ cấu ngành công nghiệp phù hợp với điều kiện riêng của từng nước, phản ảnh được khả
năng độc lập và tự chủ của nền kinh tế. Nếu một nước nào đó muốn thỏa mãn được nhu cầu của mình
mà nguyên liệu không có thì dứt khoát phải nhập sản phẩm hoặc nhập nguyên liệu về sản xuất. Trong cả
2 trường hợp, nền kinh tế không tránh khỏi tình trạng phụ thuộc vào nước ngoài.

8


Việc xây dựng cơ sở nguyên liệu đòi hỏi phải phù hợp về số lượng, chất lượng và chủng loại
nguyên liệu cần sử dụng, để đảm bảo sản xuất cân đối, tránh tình trạng thừa hoặc thiếu nguyên liệu gây
lãng phí của cải vật chất của nền kinh tế.
1.1.2/ Nội dung xây dựng và phát triển cơ sở nguyên liệu cho công nghiệp :

Nước


ta

có điều kiện thuận lợi rất lớn về mặt tự nhiên, với một nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú,
đa dạng. Nguồn nguyên liệu động thực vật rất phong phú về chủng loại, với những phẩm chất đặc trưng
đã là cơ sở quan trọng cho các ngành công nghiệp chế biến – xuất khẩu phát triển. Nếu biết khai thác tốt
những thế mạnh này thì chắc chắn chúng ta sẽ có thể hình thành nên những ngành công nghiệp lớn có
thể tham gia cạnh tranh trên thò trường thế giới.
Tuy nhiên, hiện nay việc xây dựng cơ sở nguyên liệu cho công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn,
đã gây ra tình trạng thiếu nguyên liệu một cách giả tạo. Quan hệ giữa khai thác, sản xuất với chế biến
nguyên liệu mất cân đối ở một số nguyên liệu động thực vật do chính sách đầu tư và thu mua không kích
thích được nông dân sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Chất lượng nguyên liệu có dấu hiệu
ngày càng giảm sút do không được đầu tư hợp lý, công tác nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, cải tạo
giống cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế sản xuất.
Để xây dựng và phát triển cơ sở nguyên liệu cho công nghiệp chế biến một cách vững chắc thì
cần giải quyết một số nội dung sau :
1) Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, thăm dò tài nguyên :
Đối với những ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, cần điều tra tình hình khí hậu, thổ nhưỡng,
thủy văn,… của từng vùng, từng đòa phương để làm căn cứ xác đònh những vùng sản xuất nguyên liệu
động thực vật cho sản xuất công nghiệp với quy mô tương ứng với yêu cầu của công nghiệp chế biến.
Công tác điều tra cơ bản cần phải được tiến hành một cách chu đáo, kỹ lưỡng bằng các phương
tiện kỹ thuật hiện đại, dự đoán có cơ sở khoa học để xác đònh chính xác nguồn tài nguyên.
2) Xây dựng và phát triển các ngành sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp :
Nguyên liệu là một yếu tố quan trọng không thể thay thế được của quá trình sản xuất. Có nguyên
liệu mới có quá trình sản xuất ra sản phẩm để cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Các ngành công nghiệp thực phẩm chỉ có thể phát triển được khi có đầy đủ nguyên liệu động thực
vật vì nó là những loại nguyên liệu chính chiếm tỷ trọng cao trong giá thành sản phẩm. Ngược lại, sự
phát triển của các ngành nông – lâm – ngư nghiệp lại đòi hỏi phải phát triển các ngành công nghiệp nhẹ
và công nghiệp thực phẩm để chế biến sản phẩm của 3 ngành trên nhằm tăng thêm giá trò kinh tế của
các sản phẩm đó, đồng thời giúp cho 3 ngành trên có điều kiện trở thành ngành sản xuất hàng hóa thực

sự.

9


Để có thể phát triển các ngành nông – lâm – ngư nghiệp, đảm bảo cơ sở nguyên liệu cho các
ngành công nghiệp chế biến trước hết cần phải chú trọng đặc biệt khâu giống, là khâu đột phá để nâng
cao số và chất lượng nông sản hàng hóa. Đồng thời các giải pháp về tổ chức sản xuất, các chế độ chính
sách về thuế, tín dụng, giá thu mua cần phải được nghiên cứu ứng dụng hợp lý để khuyến khích người
nông dân sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Cần xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa cơ sở
công nghiệp với các vùng nguyên liệu bằng hợp đồng kinh tế, sao cho cả hai bên cùng có lợi.
1.1.3/ Các biện pháp nhằm mở rộng cơ sở nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp :
Để xây dựng cơ sở nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp không những chỉ sản xuất ra nguyên
liệu mà còn phải biết cách sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Vì vậy với nguồn
nguyên liệu hiện có phải tìm chọn hình thức sử dụng linh hoạt, phù hợp để tạo ra nhiều sản phẩm hơn
cho xã hội. Đây là cách thức tốt nhất khả dó có thể mở rộng được cơ sở nguyên liệu cho sản xuất công
nghiệp. Các biện pháp nhằm mở rộng cơ sở nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp gồm :
1) Chọn nguyên liệu :
Trong sản xuất công nghiệp, một loại nguyên liệu có thể dùng để sản xuất nhiều loại sản phẩm
khác nhau, ví dụ : hạt điều có thể dùng để sản xuất ra nhân điều, dầu điều, kẹo, …do đó cần phải cân
nhắc lựa chọn nguyên liệu để sản xuất sản phẩm nào là có lợi nhất. Khi chọn nguyên liệu cần căn cứ
vào nguồn nguyên liệu hiện có trong nước để sử dụng tới mức tối đa nguồn nguyên liệu đó.
2) Sơ bộ chế biến nguyên liệu :
Nhiều loại nguyên liệu sản xuất ra chưa phải là những nguyên liệu thuần chất mà nó còn lẫn
nhiều tạp chất hoặc chưa đúng quy cách, kích thước, chưa phù hợp với phương pháp công nghệ chế biến.
Hoặc có những nguyên liệu sản xuất ra mà không được bảo quản tốt sẽ dễ dàng bò hư hỏng, giảm sút về
mặt chất lượng. Do đó, để nguyên liệu nguyên thủy phù hợp được với yêu cầu chế biến của công nghiệp
thì cần phải sơ chế. Tùy theo từng loại nguyên liệu với những đặc điểm khác nhau mà có cách sơ chế
phù hợp.
3) Tổng hợp sử dụng nguyên liệu :

Tổng hợp sử dụng là trong quá trình chế biến người ta lợi dụng một cách triệt để mọi chất có ích
chứa trong nguyên liệu ban đầu nhằm thu được nhiều sản phẩm khác nhau. Việc tổng hợp sử dụng
nguyên liệu có ý nghóa kinh tế rất lớn, cho phép giảm một cách tương đối lượng lao động trong khi chế
biến nguyên liệu nhưng lại tăng lên một cách tuyệt đối số lượng và chủng loại sản phẩm.

4) Sử dụng lại nguyên liệu, phế liệu, phế phẩm :

10


Cần tổ chức tốt công tác thu hồi phế liệu, phế phẩm để đưa vào sản xuất tạo ra sản phẩm cùng
loại hoặc khác loại để nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu, nhằm hạ giá thành sản phẩm chính.

5) Giảm đònh mức tiêu hao nguyên liệu :
Giảm đònh mức tiêu hao nguyên liệu trên một đơn vò sản phẩm cũng là biện pháp mở rộng thêm
nguồn nguyên liệu. Với một khối lượng nguyên liệu nhất đònh có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn.
Biện pháp này tùy thuộc vào các nhân tố như tiến bộ kỹ thuật, công tác đònh mức và thiết kế sản phẩm
có chính xác hay không, mặt khác còn tùy thuộc vào trình độ lành nghề của người công nhân chế biến
nguyên liệu.
1.2/ Vò trí và đặc điểm kinh tế – kỹ thuật trong sản xuất điều :
1.2.1/Vò trí cây điều trong nền kinh tế quốc dân :
1.2.1.1/Những sản phẩm có ý nghóa kinh tế của cây điều :[13]
Cây điều (còn gọi là đào lộn hột), có tên khoa học là Anacardium occidentale L., tên tiếng Anh là
Cashew nut tree. Cây điều cao 6 – 8 m, trong điều kiện thuận lợi có thể cao đêùn 15m. Lá đơn nguyên,
hoa không đều, họp thành chùm lớn, thường dài hơn lá. Quả hình thận, đính trên một cuống phình to
giống hình quả lê, màu đỏ hoặc vàng, ăn được. Nguyên sản ở vùng đụn cát ven biển Nam Mỹ, được đem
trồng ở các nước vùng nhiệt đới.
Sản phẩm của cây điều bao gồm :
- Hạt : là nguyên liệu chính trong ngành công nghiệp chế biến điều xuất khẩu. Hạt dài 1,5 – 3 m,
nặng trung bình 6 – 8 g (cá biệt có hạt nặng 12 – 15 g), nặng bằng 8 – 12% so với quả. Vỏ cứng, dày 3 –

4 mm, rồi đến lớp vỏ lụa, bao bọc nhân. Một tấn hạt điều khô thường chế biến được khoảng 220kg nhân
và 120 kg dầu vỏ điều.[5]
- Nhân : nhân điều bằng khoảng 25 – 30% trọng lượng hạt và có giá trò dinh dưỡng cao. Trung bình
hàm lượng dinh dưỡng trong nhân điều là 48% lipid, 19% protid, 26% glucid. Nhân được dùng để ăn,
chao dầu, làm bánh kẹo,..Dầu nhân điều dùng để làm margarin (bơ thực vật) rất tốt.
Ba phần tư số lượng nhân nhập vào nước Mỹ là để ăn, làm đồ uống, cocktail. Hiện nay ở Mỹ, tỷ
lệ sử dụng nhân điều trong các loại quả khô (trừ lạc) là 1/3 (tương đương với hạnh nhân và hạt dẻ)
- Quả : là cuống phình to mà thành, khi chín màu từ vàng đến đỏ, có thể dùng để ăn sống, nấu canh,
làm nguyên liệu chế biến đồ uống. Hàm lượng vitamin C trong quả điều rất cao, gấp 5 lần quả cam.
- Dầu vỏ điều : là một loại dung dòch được trích ly từ vỏ hạt điều, chứa 90% là acid anacardic, 10%
cardol. Hàm lượng dầu vỏ bằng khoảng 20% khối lượng vỏ. Dầu vỏ điều màu nâu, rất đặc, dính, mùi rất
hăng. Công dụng của dầu vỏ điều được biết là rất quý và đa dạng như dùng để chế sơn, vecni, thuốc

11


nhuộm, chất cách điện, hương liệu, mỹ phẩm, thuốc phòng trừ sâu bệnh,…Dầu vỏ điều được tiêu thụ chủ
yếu ở Mỹ, Anh, Nhật.
Ngoài ra gỗ điều khá cứng, có thể đóng thuyền, làm đồ gia dụng; vỏ cây chứa nhiều tanin (4-9%) có
thể chiết xuất để dùng trong nghề thuộc da; vỏ hạt được dùng làm ván ép, than hoạt tính hoặc nhiên liệu.
1.2.12/ Ý nghóa kinh tế - xã hội của cây điều :
Điều là một loại cây trồng đem lại giá trò xuất khẩu cao, từ năm 1996 đến nay, cây điều đã đem
lại giá trò xuất khẩu hàng năm trên 100 triệu USD cho nước ta và chỉ đứng sau gạo và cà phê. Mặt khác,
điều còn là cây phủ xanh đất trống đồi trọc có nhiều ưu việt, cây bảo vệ và cải tạo tài nguyên đất, nước,
khí hậu, cải thiện môi trường sống. Chỉ sau 3 – 4 năm trồng trên loại đất nghèo dinh dưỡng và khô hạn,
điều đã khép tán và cho lớp phủ lá mục trên mặt đất khá dày. Lớp lá mục này lại làm tăng hàm lượng
chất hữu cơ trong đất, lý tính đất tốt lên, đất phì nhiêu hơn.
1.2.2/Đặc điểm kinh tế – kỹ thuật trong sản xuất điều :
-Điều là cây có chu kỳ kinh tế dài (30 – 40 năm) nhưng thời gian kiến thiết cơ bản vườn cây lại
tương đối ngắn (3 – 4 năm). Thời gian kiến thiết cơ bản của điều ngắn hơn so với cao su, dừa,… đây là

một lợi thế vì suất đầu tư trồng mới thấp hơn và thời gian thu hồi vốn nhanh hơn.
-Suất đầu tư trồng mới và chi phí hàng năm cho điều kinh doanh tương đối thấp. Suất đầu tư trồng
mới của điều thấp hơn nhiều so với những cây công nghiệp dài ngày khác khoảng 1/3 so với cao su, cà
phê, chè [5]. Hơn nữa, với chu kỳ kinh tế dài nên khấu hao vườn cây hàng năm của điều cũng thấp,
khoảng 1/5 so với cao su, cà phê.[5]. Về chi phí sản xuất hàng năm cho 1 ha điều chỉ bằng khoảng 1/ 3 so
với chè, 1/ 4 so với cà phê và 1/ 2 so với cao su.[5]
Chính từ những đặc điểm trên nên cây điều còn được xem là “cây của người nghèo”, là “cây xóa
đói giảm nghèo”, là công cụ của nông dân để khai thác vùng đất xấu, nắng gió, khô hạn.[16]
I.2.3/ Vai trò và tầm quan trọïng của ngành chế biến điều :
Với đặc điểm là loại cây cho nhiều loại sản phẩm với nhiều công dụng khác nhau, đặc
biệt là sản phẩm nhân điều là một loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật, nhiều dinh dưỡng thì giá trò của
các sản phẩm từ điều cũng ngày càng được nâng cao và cùng với nó là ngành công nghiệp chế biến điều
ra đời và phát triển không ngừng. Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến điều đã đem lại một
nguồn ngoại tệ đáng kể hàng năm cho nền kinh tế quốc dân, góp phần đáng kể vào công cuộc xây dựng
đất nước. Tuy nhiên, vai trò đáng kể nhất của ngành công nghiệp chế biến điều là đã nâng cao được giá
trò của sản phẩm điều trong nước, đã làm hình thành nên một ngành kinh tế xuất khẩu quan trọng thay vì
chỉ được xem là một ngành phụ với mục đích chính là giữ đất, phòng hộ. Ngành kinh tế này đã tạo nguồn
thu nhập đáng kể cho hàng ngàn nông hộ nghèo ở khu vực nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo và
phát triển nông thôn Việt nam. Mặt khác, bản thân ngành công nghiệp chế biến điều cũng đã giải quyết

12


được việc làm cho khoảng 50.000 lao động trong ngành chế biến với đặc điểm lao động không cần phải
đào tạo tay nghề tốn kém và mất thời gian như những ngành công nghiệp chế biến khác[13]. Do đó, việc
phát triển một cách ổn đònh và vững chắc ngành công nghiệp chế biến điều là một vấn đề có ý nghóa vô
cùng to lớn, không chỉ về mặt kinh tế mà còn cả trong lónh vực xã hội và môi trường.
I.3/ Xây dựng và phát triển cơ sở nguyên liệu hạt điều cho ngành công nghiệp chế biến điều :
I.3.1/Ý nghóa của việc xây dựng và phát triển cơ sở nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến điều
Đồng nai :

Ngành công nghiệp chế biến điều Đồng nai tuy mới phát triển từ năm 1990 nhưng được đánh giá
là đầu tàu của ngành công nghiệp chế biến điều cả nước trên cả 2 phương diện : sản xuất lẫn xuất khẩu.
Với doanh thu khoảng 200 tỷ đồng/năm, ngành chế biến điều Đồng nai đã góp phần làm thay đổi tỷ
trọng công nghiệp trong nền kinh tế của Tỉnh theo hướng công nghiệp hóa. Với giá trò kim ngạch xuất
khẩu trên dưới 20 triệu USD/năm do xuất khẩu nhân điều tạo ra cũng là sự đóng góp đáng kể vào nguồn
thu ngoại tệ hàng năm của tỉnh Đồng nai (chiếm tỷ trọng 16 – 18% tổng thu ngoại tệ do các doanh
nghiệp thuộc Tỉnh quản lý tạo ra hàng năm)[14]. Ngành còn giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động
trên đòa bàn các huyện và các khu vực dân cư tập trung với tổng quỹ lương trên dưới 20 tỷ đồng/năm[14],
góp phần nâng cao cuộc sống, ổn đònh trật tự, an toàn xã hội của đòa phương. Tuy nhiên, trong những
năm gần đây, ngành công nghiệp chế biến điều Đồng nai đã có những dấu hiệu khủng hoảng về cơ sở
nguyên liệu và lần đầu tiên vào năm 1998, đã phải nhập khẩu 2000 tấn hạt điều từ các nước châu Phi và
6 tháng đầu năm 1999, đã phải nhập khẩu 3500 tấn, dự kiến sẽ nhập thêm khoảng 4500 tấn thì việc xuất
khẩu công nghệ chế biến điều của Việt nam cho Modămbich vào cuối năm 1999, đã đẩy giá điều lên
quá cao không thể chế biến có lãi được nên kế hoạch nhập khẩu để duy trì sản xuất đã bò thất bại hoàn
toàn.
Như vậy, với ưu thế về công nghệ chế biến điều và thò trường xuất khẩu, nhưng ngành công
nghiệp chế biến điều Đồng nai đang có nguy cơ rơi vào khủng hoảng do không có nguyên liệu. Do đó
việc xây dựng cơ sở nguyên liệu điều cho ngành công nghiệp chế biến điều Đồng nai sẽ có ý nghóa thiết
thực vô cùng to lớn trong tình hình hiện nay.
I.3.2/ Các giải pháp chủ yếu để xây dựng và phát triển cơ sở nguyên liệu hạt điều :
Các giải pháp cần được nghiên cứu để xây dựng và phát triển cơ sở nguyên liệu điều ở Đồng nai
bao gồm :
1) Tiến hành điều tra toàn diện về tình hình sản xuất hạt điều ở tỉnh Đồng nai, xác đònh những
nguyên nhân đã gây ra sự sụt giảm về sản lượng trong thời gian qua để có các biện pháp
giải quyết thích hợp.
2) Phân vùng quy hoạch diện tích trồng điều trên phạm vi toàn tỉnh.

13



3) Nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là chú ý công tác giống
để cải thiện năng suất của điều.
4) Nghiên cứu chính sách đầu tư và chính sách tín dụng để hỗ trợ cho việc xây dựng cơ sở
nguyên liệu điều.
5)Xây dựng mối quan hệ liên kết kinh tế chặt chẽ giữa các doanh nghiệp chế biến điều và
những người trồng điều.
6)Nghiên cứu đề xuất hệ thống các chính sách của nhà nước liên quan đến việc xây dựng cơ sở
nguyên liệu điều.
Tóm lại, việc xây dựng và phát triển cơ sở nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến điều Đồng
nai là một vấn đề có ý nghóa khoa học và thực tiển sâu sắc, nó sẽ góp phần không chỉ cho ngành công
nghiệp chế biến điều Đồng nai phát triển mà còn liên quan đến sự phát triển của khu vực nông thôn
Đồng nai với đa số những người trồng điều đều thuộc diện nghèo đói.

14


Chương 2 : Hiện trạng cơ sở nguyên liệu điều ở Đồng
nai
Chương II :
HIỆN TRẠNG CƠ SỞ NGUYÊN LIỆU CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN ĐIỀU
TỈNH ĐỒNG NAI.
*****O*****
2.1/ Giới thiệu về ngành sản xuất – chế biến điều :
2.1.1/ Tình hình sản xuất – chế biến – tiêu thụ điều trên thế giới :
Trên thế giới hiện có hơn 50 nước thuộc vùng nhiệt đới ven biển trồng điều.
Trước năm 1980, vùng sản xuất điều nhiều nhất trên thế giới là Đông Nam châu Phi : Mozambich,
Tanzania, Kenia, Madagasca,…Nhưng từ năm 1980 đến nay, tình hình sản xuất điều ở Đông Nam Phi đã
suy giảm đáng kể và những nước sản xuất điều nhiều nhất trên thế giới hiện nay là n độ (500.000 ha),
Brazil (400.000 ha), và Việt nam (250.000 ha). (Phụ lục 1). Sản lượng điều trên thế giới đã tăng với tốc
độ nhanh từ năm 1993, trong đó Việt nam là nước có tốc độ tăng nhanh thứ nhì sau n độ và vươn lên

hàng thứ ba trên thế giới.
Thò trường tiêu thụ các sản phẩm từ điều như nhân điều, dầu vỏ điều khá ổn đònh, chủ yếu là các
nước phát triển, với mức tăng nhập khẩu hàng năm khoảng từ 5 đến 7 %, trong đó Mỹ là nước có tỷ trọng
nhập cao nhất (khoảng 40%). Mức nhập khẩu nhân điều trên thế giới năm 1997 là 147647 tấn, dự báo
đến năm 2005 là khoảng 200.000 tấn.(Phụ lục 02).
Khối lượng nhân điều nhập khẩu trên thế giới cho đến năm 1997, được đáp ứng chủ yếu bởi 3
quốc gia là : n độ, Braxin và Việt nam, trong đó Braxin và Việt nam có tốc độ xuất khẩu tăng nhanh từ
năm 1994 đến năm 1997.(Bảng 01)

Bảng 01 :TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU NHÂN ĐIỀU TRÊN THẾ GIỚI
Đơn vò : Tấn
Quốc gia

1994

1995

1996

1997

n độ

78.260

72.640

70.716

72.576


Braxin

23.088

31.888

36.220

38.556

Việt nam

9.526

18.257

23.791

24.948

Các nước khác

12.293

5.194

7.371

11.340


Toàn thế giới

123.167

127.979

138.099

147.420

Nguồn tin : Main Production Rotterdam BV, Netherlands.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam.
2.1.2/ Hiện trạng ngành sản xuất – chế biến điều ở Việt nam :
2.1.2.1/ Sản xuất hạt điều :

Luận án cao học Kinh tế
Trang 15


Chương 2 : Hiện trạng cơ sở nguyên liệu điều ở Đồng
nai
Cây điều được du nhập vào nước ta cách đây khoảng 200 năm và có mặt từ Quảng nam đến tận
Kiên giang, nhưng tập trung nhất là vùng Đông Nam bộ.
Trước năm 1980, cây điều được trồng với mục đích lấy bóng mát hoặc phân ranh là chính nên
diện tích, sản lượng không đáng kể. Từ năm 1980 đến nay, diện tích trồng điều đã phát triển nhanh
chóng do chủ trương phủ xanh đất trống đồi trọc của Chính phủ và những lợi thế tương đối của cây điều
trong giai đoạn này. Từ năm 1980, với diện tích 1000 ha và sản lượng là 300 tấn hạt đến năm 1997, diện
tích đã lên đến 220.000 ha và sản lượng là 150.000 tấn hạt. Từ năm 1998 đến nay, do tình hình sâu bệnh
và thời tiết bất thường đã làm cho diện tích trồng điều diễn biến phức tạp, số diện tích trồng mới có tăng

nhưng không bù được số diện tích chặt bỏ chuyển sang mục đích khác. Điều này đã làm cho sản lượng
điều trong 2 năm 1998 và 1999 giảm sút nghiêm trọng.(Phụ lục 03)
Về chất lượng và năng suất cuả điều Việt nam nhìn chung đều thấp hơn so với thế giới. Do hạt
quá nhỏ nên tỷ lệ thu hồi nhân và dầu vỏ điều của Việt nam thấp, tỷ lệ thu hồi nhân của n độ và
Braxin là 28 – 30%, trong khi của Việt nam là 22,5 – 23%. Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên là do
công tác giống chưa được đầu tư đúng mức. Việc trồng điều chủ yếu là bằng hạt nên lâu cho ra quả, dễ
bò sâu bệnh, phân ly mạnh và nhanh bò thoái hóa. Trong thời gian qua, diện tích phát triển quá nhanh
nhưng công tác giống không được quan tâm, người dân trồng chủ yếu là các giống điều thương phẩm,
không được chọn lọc, do vậy năng suất và chất lượng hạt không cao.
2.1.2.2/ Về chế biến điều :
Việt nam áp dụng công nghệ chao dầu là công nghệ được áp dụng phổ biến trênthế giới hiện nay.
Toàn bộ thiết bò được thiết kế và chế tạo trong nước, kết hợp giữa cơ giới và thủ công. Mô hình này có
ưu điểm là vốn đầu tư ban đầu thấp, tận dụng được lao động, tuy năng suất thấp nhưng hiệu suất thu hồi,
chất lượng thành phẩm cao và giá thành chế biến thấp, tạo ra ưu thế cạnh tranh của sản phẩm trên thò
trường thế giới.
Số lượng các cơ sở và qui mô chế biến điều đã tăng khá nhanh từ 3 cơ sở với công suất chế biến
là 1000 Tấn/năm ở năm 1988 đã tăng lên 52 cơ sở với công suất chế biến điều là 150.000 Tấn/năm ở
năm 1997.(Phụ lục 4)
Hiện nay cả nước có 60 cơ sở chế biến điều, qui mô trung bình 2500 – 3500 T/năm, tổng công suất
là 220.000 T hạt/năm, tập trung chủ yếu ở Bình dương, Bình phước, Đồng nai và TP Hồ Chí
Minh.[1](Bảng 02)
Sự phát triển với tốc độ cao của các cơ sở chế biến điều và năng lực chế biến trong khi cơ sở
nguyên liệu không được đầu tư đúng mức đã làm mất cân đối giữa cung và cầu nguyên liệu. Khi có
những đột biến xảy ra như tình hình ở năm 1998 , đã buộc các nhà máy chế biến phải nhập 10.000 Tấn
điều với lượng ngoại tệ mất đi là 6,5 triệu USD.

Luận án cao học Kinh tế
Trang 16



Chương 2 : Hiện trạng cơ sở nguyên liệu điều ở Đồng
nai

Bảng 02 : CÁC CƠ SỞ CHẾ BIẾN ĐIỀU HIỆN NAY
Diện tích vùng

Số cơ sở chế

Tổng công suất

nguyên liệu

biến điều

( T/năm)

Khu vực

(ha)
1/ Duyên hải Nam Trung bộ

61.000

5

29.000

2/ Tây nguyên

27.000


4

8.000

3/ Đông Nam bộ

149.000

42

175.000

4/ Đồng bằng sông Cửu long

13.000

9

10.000

250.000

60

220.000

Tổng cộng

Nguồn tin : Bộ Nông nghiệp và Phát triểûn Nông thôn

2.1.2.3/ Về tình hình tiêu thụ :
Một trong những thành tựu nỗi bật của ngành điều Việt nam là từ một nước không có sản phẩm
điều xuất khẩu vào những năm 1980, đến năm 1997 đã vươn lên hàng thứ ba trên thế giới về xuất khẩu
điều. Về cơ cấu, từ năm 1988 đến năm 1994 chủ yếu là xuất hạt thô, nhưng từ năm 1995 đến nay đã
chuyển sang toàn bộ là xuất nhân điều. Thò trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc (khoảng 50%), Mỹ
( khoảng 20%), phần còn lại là các nước Châu u, Nhật bản và c.[1]

Tình

hình

xuất

khẩu nhân điều của Việt nam là rất khả quan, với tốc độ tăng trưởng khá cao, trung bình trong giai đoạn
1991 – 1998 là tăng 105%/năm. Tuy nhiên, trong 2 năm 1998 và 1999, do nguyên liệu đầu vào bò sụt
giảm nên đã làm cho sản lượng xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu có chiều hướng giảm sút. Do các
doanh nghiệp đã ký hợp đồng tiêu thụ trước với khách hàng nước ngoài nên trong năm 1998, các doanh
nghiệp đã phải nhập khẩu điều từ các nước châu Phi và đã xảy ra hiện tượng tranh mua làm cho giá nhập
khẩu cũng tăng lên đáng kể.
Bảng 03 : TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU ĐIỀU QUA CÁC NĂM
Năm

Xuất hạt thô

Xuất nhân

Kim ngạch

( Tấn )


( Tấn )

( Triệu USD )

1981

-

-

-

1987

-

-

-

1988

300

33,6

-

1989


11.000

261

-

1990

27.000

286

14

1991

30.000

360

23

Luận án cao học Kinh tế
Trang 17


Chương 2 : Hiện trạng cơ sở nguyên liệu điều ở Đồng
nai
1992


40.000

1.400

29

1993

30.000

6.000

49

1994

50.000

9.526

75

1995

0

18.257

90


1996

0

23.791

110

1997

0

33.000

133

1998

0

26.000

117

Nguồn tin : Bộ Nông nghiệp và Phát triểûn Nông thôn
2.1.2.4/ Đánh giá chung về hiện trạng ngành sản xuất chế biến điều Việt nam :
Ngành sản xuất chế biến điều Việt nam được xem là một ngành có tốc độ phát triển
nhanh nhất trong điều kiện chưa có sự đầu tư quan tâm một cách
đúng mức của Nhà nước trong thời gian qua. Từ chổ chỉ được xem là một cây trồng phụ với mục đích
chính là giữ đất, cây điều đã nhanh chóng được công nhận là một cây trồng trọng điểm trong chiến lược

phát triển sản xuất nông nghiệp của nước ta nhờ vào những thành tích mà cây điều đã đem lại là : kim
ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD mỗi năm, giải quyết việc làm cho trên 60000 lao động phổ thông,
khai thác có hiệu quả các vùng đất xấu, cằn cổi, thực hiện được chủ trương phủ xanh đất trống đồi trọc
của Nhà nước.
Với xu hướng sử dụng thức ăn có nguồn gốc từ thực vật trên thế giới ngày càng tăng, nhu cầu tiêu
thụ sản phẩm từ điều cũng không ngừng phát triển. Đây là một triển vọng sáng sủa cho ngành điều Việt
nam, do thời gian qua sản phẩm điều Việt nam đã được thò trường thế giới ưa chuộng và điều kiện để
phát triển ngành điều ở Việt nam có nhiều thuận lợi.
Tuy vậy, ngành điều Việt nam đang đứng trước những nguy cơ đe dọa đến tốc độ phát triển đó là
ngành sản xuất điều trước đây hoàn toàn tự phát, không được đầu tư thâm canh đúng mức nên năng suất
có chiều hướng giảm dần kéo theo diện tích có xu hướng thu hẹp đã làm cho sản lượng cung ứng có
chiều hướng giảm sút nghiêm trọng. Đây là vấn đề cần được sự đầu tư nghiên cứu giải quyết hợp lý
không chỉ của các doanh nghiệp sản xuất điều mà đòi hỏi cả vai trò của Chính phủ trong việc đònh hướng
và đề ra các chính sách thích hợp.
2.2.Hiện trạng ngành điều Đồng nai :
2.2.1. Hiện trạng ngành công nghiệp chế biến điều Đồng nai :
2.2.1.1/ Năng lực chế biến điều của tỉnh Đồng nai :
Trên toàn tỉnh có 3 đơn vò chế biến điều là Công ty Donafoods, Công ty Long Thành và Doanh
nghiệp Hảo.
Công ty Donafoods là một doanh nghiệp nhà nước, có năng lực chế biến đứng đầu ngành công

Luận án cao học Kinh tế
Trang 18


Chương 2 : Hiện trạng cơ sở nguyên liệu điều ở Đồng
nai
nghiệp chế biến điều Việt Nam, với công suất chế biến là 22.000 Tấn nguyên liệu năm. Công ty có 5
nhà máy chế biến được phân bổ đều trên đòa bàn toàn tỉnh. Đây là đơn vò có công nghệ chế biến điều
hiện đại và có sản lượng xuất khẩu lớn nhất trong cả nước.

Doanh nghiệp Hảo là một Xí nghiệp tư nhân, đóng trên đòa bàn Huyện Xuân lộc, với năng lực chế
biến điều là 2.000 Tấn/năm. Sản lượng sản xuất của Xí nghiệp được xuất khẩu thông qua hình thức ủy
thác hoặc bán thẳng cho các công ty xuất nhập khẩu.
Công ty Long thành là công ty trách nhiệm hữu hạn đóng trên đòa bàn huyện Long thành, với
năng lực chế biến là 1ø.000 Tấn/năm.
Nhìn chung, Công ty DONAFOODS là đơn vò chủ lực của ngành chế biến điều Đồng nai. Các
đơn vò tư nhân với qui mô nhỏ, công nghệ lạc hậu và không chủ động được thò trường tiêu thụ nên gặp
nhiều khó khăn khi có nhiều biến động như tình hình 2 năm 1998 và 1999, khi nguồn nguyên liệu cung
ứng bò sụt giảm nghiêm trọng, giá nguyên liệu tăng cao thì các đơn vò này không đủ sức cạnh tranh nên
hoạt động không đáng kể.
Bảng 04 : CÁC CƠ SỞ CHẾ BIẾN ĐIỀU CỦA TỈNH ĐỒNG NAI.
Năng lực chế
biến

Số lao động

( Tấn/năm )

( Người )

1.Công ty DONAFOODS

22.000

5.500

5

2.Doanh nghiệp Hảo


2.000

500

1

3.Công ty TNHH Long thành

1.000

200

1

Doanh nghiệp

Số nhà máy

Nguồn tin : Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng nai.
2.2.1.2/ Tình hình chế biến và xuất khẩu điều của tỉnh Đồng nai :
Ngành công nghiệp chế biến điều Đồng nai trong những năm qua không chỉ phát triển về số
lượng mà còn phát triển cả về chất lượng. Cùng với việc mở rộng qui mô, công tác marketing đã được
xúc tiến mạnh mẽ, và kết quả là thò trường đã được mở rộng không ngừng, đặc biệt là những thò trường
khó tính như Mỹ, Nhật bản, Úùc,...
Bảng 05 : THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA NGÀNH ĐIỀU ĐỒNG NAI
Đơn vò : %
Thò trường

1996


1997

1998

Hoa kỳ

36,64

49,05

31,13

Trung quốc

23,95

13,56

16,70

Nhật bản

7,57

6,38

7,01

c


9,17

22,23

35,02

Luận án cao học Kinh tế
Trang 19


Chương 2 : Hiện trạng cơ sở nguyên liệu điều ở Đồng
nai
Các nước khác

22,67

8,78

10,14

Nguồn tin : Sở Thương mại Đồng nai.
Để đáp ứng tiêu chuẩn và thò hiếu của những thò trường trên, ngành chế biến điều Đồng nai đã
không ngừng tổ chức nghiên cứu, trên cơ sở phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu, nhằm
cải tiến công nghệ theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa sản phẩm. Kết quả là ngày
càng có nhiều công ty nước ngoài đặt hàng với số lượng lớn (có 1 công ty của Mỹ đã đặt hàng cho
Donafoods số lượng là 10.000 Tấn nhân/năm) và đặt hàng trước 1 năm[15]. Đây là điểm hết sức thuận
lợi cho ngành công nghiệp chế biến điều Đồng nai nhưng đồng thời nó cũng là trở ngại lớn cho các
doanh nghiệp khi nguồn nguyên liệu cung ứng gặp khó khăn. Điều này đã xảy ra trong năm 1998 và đặc
biệt nghiêm trọng ở năm 1999, để hoàn thành các hợp đồng đã ký kết, các doanh nghiệp đã cạnh tranh
đẩy giá mua nguyên liệu lên cao hơn so với giá thế giới hoặc phải nhập khẩu từ các nước châu Phi.

Qua 3 năm, chúng ta thấy tình hình sản xuất và xuất khẩu điều của tỉnh đều phát triển, tuy nhiên
trong năm 1998 đã có dấu hiệu suy giảm và tình hình này đã có dấu hiệu nghiêm trọng hơn ở năm
1999(Bảng 06). Để có thể hoàn thành các hợp đồng đã ký kết, công ty Donafoods đã phải nhập 2.000
Tấn nguyên liệu từ châu Phi trong năm 1998 và dự kiến sẽ nhập từ 6.000 đến 8.000 Tấn nguyên liệu
trong năm 1999. Như vậy, nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm của ngành công nghiệp chế biến điều
tỉnh Đồng nai là do nguồn nguyên liệu không ổn đònh. Để thấy rỏ vấn đề trên, chúng ta xem xét về cơ sở
nguyên liệu của ngành chế biến điều Đồng nai qua phần sau.
Bảng 06 : TÌNH HÌNH CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU ĐIỀU CỦA TỈNH
Chỉ tiêu

Đơn vò

1996

1997

1998

1.Sản lượng chế biến

Tấn

2933

4632

3390

2.Sản lượng xuất khẩu


Tấn

2790

4260

3235

3.Kim ngạch xuất khẩu

1000USD

13950

19268

16300

4.Đơn giá bình quân

USD/tấn

5000

4523

5038

%


95.12

91.97

95.43

1.Sản lượng chế biến

%

100.00

157.93

115.58

2.Sản lượng xuất khẩu

%

100.00

152.69

115.95

3.Kim ngạch xuất khẩu

%


100.00

138.12

116.85

4.Đơn giá bình quân

%

100.00

90.46

100.76

5.Tỷ lệ xuất khẩu

Tốc độ phát triển đònh gốc

Nguồn tin : Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng nai.
Tính toán tổng hợp.

Luận án cao học Kinh tế
Trang 20


Chương 2 : Hiện trạng cơ sở nguyên liệu điều ở Đồng
nai
2.2.2/ Hiện trạng về cơ sở nguyên liệu của ngành công nghiệp chế biến điều Đồng nai :


2.2.2.1/ Tình hình đảm bảo nguyên liệu cho chế biến : (bảng 07)

Qua 3 năm 1996,1997 và 1998, chúng ta thấy ngành chế biến điều Đồng nai vẫn chưa tận dụng
hết năng lực sản xuất của mình, trong đó năm cao nhất là

Luận án cao học Kinh tế
Trang 21


Chương 2 : Hiện trạng cơ sở nguyên liệu điều ở Đồng nai

Bảng 07 : TÌNH HÌNH ĐẢM BẢO NGUYÊN LIỆU CHO CHẾ BIẾN ĐIỀU ĐỒNG NAI
Chỉ tiêu

Đơn vò

1996

1997

1998

97/96(%)

98/97(%)

1/Sản lượng nhân điều chế biến

Tấn


2933

4632

3390

157.93

73.19

2/Nguyên liệu hạt điều chế biến

Tấn

12920

20140

15200

155.88

75.47

%

22.70

23.00


22.30

101.31

96.97

Tấn

15000

22000

25000

146.67

113.64

%

86.13

91.55

60.80

106.28

66.42


Tấn

13275

25722

13719

193.76

53.34

%

97.33

78.30

110.80

80.45

141.50

3/Hệ số chế biến (1/2)
4/Năng lực chế biến hạt điều
5/Tỷ lệ tận dụng năng lực
6/Sản lượng hạt điều sản xuất
7/Lượng hạt chế biến /lượng s.x : (2/6)


Nguồn tin : Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng nai.
Tính toán tổng hợp.

Trang 24


Chương 2 : Hiện trạng cơ sở nguyên liệu điều ở Đồng
nai
1997 với tỷ lệ tận dụng là 91,55% và thấp nhất là năm 1998 với 60,8%; tình hình này đặc biệt nghiêm
trọng hơn ở năm 1999. Phân tích nguyên nhân, chúng ta thấy trong điều kiện xuất khẩu có nhiều thuận lợi,
các doanh nghiệp chế biến điều đã không ngừng mở rộng quy mô, nâng cao công suất chế biến nhưng
nguồn nguyên liệu cung ứng đã có chiều hướng giãm nghiêm trọng. Sản lượng nhân điều sản xuất năm
1998 chỉ đạt 73,19% so với năm 1997, do nguyên liệu hạt điều thu mua đưa vào chế biến chỉ đạt 75,47% so
với năm 1997. Tuy nhiên, đây lại là một sự cố gắng tích cực của công ty Donafoods khi phải nhập khẩu
2000 tấn hạt điều từ các nước Đông Phi, do sản lượng hạt điều sản xuất trong tỉnh chỉ đạt 53,34% so với
năm 1997. Mặt khác, qua các năm chúng ta thấy so với sản lượng hạt điều sản xuất trong tỉnh thì ngành
chế biến điều Đồng nai cũng không huy động được hết do gặp phải tình hình cạnh tranh trong thu mua của
các doanh nghiệp ngoài tỉnh. Tình hình này đặc biệt nghiêm trọng trong năm 1999 :
Bảng 08 :TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG NGUYÊN LIỆU CHO CHẾ BIẾN
Chỉ tiêu
1.Nguyên liệu chế biến.

Đơn vò

1996

1997

1998


1999

Tấn

12920

20140

15200

13400

-Mua trong nước.

Tấn

12920

20140

13200

10000

-Nhập khẩu.

Tấn

0


0

2000

3400

Tấn

13275

25722

13719

8050

%

97.33

78.30

96.22

124.22

2.Khả năng cung ứng
3.Tỷ lệ huy động trong nước.


Nguồn tin : Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng nai.
Trong năm 1997, sản lượng hạt điều cao nhất nhưng các doanh nghiệp chế biến điều không đủ vốn để
thu mua, mặc dù đã vay nợ ngân hàng khá lớn.Trong hai năm 98 vàø 99, tỷ lệ huy động nguyên liệu trong
tỉnh đã khá cao do sản lượng hạt điều giảm nghiêm trọng, đặc biệt là trong năm 1999, công ty Donafoods
đã tranh thủ thu mua ở ngoài tỉnh ( Bà ròa – Vũng tàu ), đã nâng tỷ lệ huy động lên 124,22%. Tuy vậy,
sản lượng hạt điều huy động được cũng quá thấp, do vậy trong 6 tháng đầu năm, đã phải nhập thêm 3400
Tấn hạt từ châu Phi, dự kiến sẽ nhập thêm từ 3000 – 4000 Tấn, nhưng do nắm được thông tin điều Việt
Nam bò mất mùa nên các nước châu Phi đã đẩy giá lên quá cao và do vậy kế hoạch nhập điều chế biến
khó thực hiện được.
Nhìn chung, khả năng cung ứng nguyên liệu hạt điều cho ngành công nghiệp chế biến điều của
tỉnh đang có chiều hướng giảm sút nghiêm trọng, và để có những đònh hướng giải quyết thích hợp, chúng
tôi tiến hành phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình trên.
2.2.2.2/ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng hạt điều sản xuất của tỉnh Đồng nai :
(Bảng 09)
Từ năm 1991 đến năm 1997, sản lượng hạt điều của tỉnh có xu hướng tăng dần qua các năm,
nhưng từ năm 1997 đến nay, sản lượng hạt điều của tỉnh có xu hướng giảm dần, tạo nên khủng hoảng về

Luận án cao học Kinh tế
Trang 25


Chương 2 : Hiện trạng cơ sở nguyên liệu điều ở Đồng
nai
nguyên liệu đối với những doanh nghiệp chế biến điều của tỉnh. Trong giai đoạn 1991 – 1999, tốc độ
tăng sản lượng bình quân năm là 6,64%/năm, trong đó năm 1997 có tốc độ tăng cao nhất là 93,76%, và 2
năm 1998 và 1999 có tốc độ giảm là 46,66% và 41,32%. Phân tích nguyên nhân, chúng ta thấy sản lượng
điều giảm do cả 2 nhân tố là diện tích và năng suất đều giảm, trong đó nhân tố năng suất giảm với tốc
độ cao hơn cả. Nhìn chung trong giai đoạn 1991 – 1999, chúng ta thấy diện tích có xu hướng tăng cao với
tốc độ tăng bình quân năm là 11,02% nhưng ngược lại năng suất lại có xu hướng giảm dần qua các năm
với tốc độ giảm bình quân năm là 6,86%. Đặc biệt là trong năm 1997, năng suất đã tăng đột ngột lên

69,36% và sau đó giảm đáng kể trong 2 năm 1998 và 1999. Chúng tôi xin đi sâu phân tích sự biến động
của 2 nhân tố trên :

Luận án cao học Kinh tế
Trang 26


Chương 2 : Hiện trạng cơ sở nguyên liệu điều ở Đồng nai

Bảng 09 : TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HẠT ĐIỀU CỦA TỈNH

Chỉ tiêu

Đơn vò

1/Sản lượng hạt điều sản xuất
2/Năng suất bình quân

1991

1992

1993

1994

1995

1996


1997

1998

1999

Tấn

8663

12175

13951

14416

11397

13275

25722

13719

8050

Tạ/ha

8.40


7.50

7.20

7.00

5.00

4.89

8.28

4.45

2.82

3/Diện tích khai thác

Ha

10313

16233

19377

20594

22794


27160

31073

30836

28500

4/Diện tích gieo trồng

Ha

13696

21744

27365

31946

32524

35040

35040

35110

30930


Tốc độ phát triển liên hoàn

%

1/Sản lượng hạt điều sản xuất

100.00

140.54

114.59

103.33

79.06

116.48

193.76

53.34

58.68

2/Năng suất bình quân

100.00

89.29


96.00

97.23

71.43

97.75

169.36

53.75

63.49

3/Diện tích khai thác

100.00

157.40

119.37

106.28

110.68

119.15

114.41


99.24

92.42

4/Diện tích gieo trồng

100.00

158.76

125.85

116.74

101.81

107.74

100.00

100.20

88.09

Nguồn tin : Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng nai .

Luận án cao học Kinh tế

Trang 27



Chương 2 : Hiện trạng cơ sở nguyên liệu điều ở Đồng
nai
2.2.2.2.1/ Phân tích nhân tố diện tích :
Trong giai đoạn 1991 – 1996, chúng ta thấy diện tích điều của tỉnh đã tăng với tốc độ rất cao
nhưng đã chựng lại trong năm 1997 và có chiều hướng giảm trong 2 năm 1998 và 1999. Nguyên nhân
của tình hình này là do trong giai đoạn 91 – 96, với chủ trương giải phóng sức sản xuất trong nông nghiệp
và chủ trương phủ xanh đất trống đồi trọc của nhà nước, diện tích điều đã được phát triển với mục đích
giữ đất và phủ xanh là chính, mà không chú ý đến mục đích sinh lợi, do vậy các yêu cầu kỹ thuật trong
việc gieo trồng và chăm sóc đã không được quan tâm. Chính điều này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng
đến năng suất cây trồng và dẫn đến kết quả là một số diện tích điều đã bò chặt bỏ. Năm 1996, diện tích
điều toàn tỉnh là 42742 ha nhưng đến năm 1999 diện tích chỉ còn 36544 ha, số diện tích trồng mới không
đủ bù đắp cho số diện tích bò chặt bỏ hàng năm. Năm 1996, số diện tích bò chặt bỏ là 7702 ha, làm cho
diện tích gieo trồng chỉ còn 35040 ha, thì đến năm 1999 số diện tích bò chặt bỏ là 5614 ha, làm cho diện
tích gieo trồng chỉ còn 30930 ha. Xét theo các đòa phương, thì duy nhất chỉ có huyện Đònh Quán là có
diện tích gieo trồng tăng qua 3 năm, các huyện còn lại đều có diện tích gieo trồng giảm, đáng kể nhất là
Tân Phú, Thống Nhất, Long Thành và Nhơn Trạch, đây cũng là những vùng có diện tích chặt bỏ điều để
chuyển sang cây trồng khác lớn nhất.(Phụ lục 06)
Theo kết quả điều tra của Cục Thống kê Đồng nai vào đầu năm 1997, thì trong số 7702 ha
diện tích điều bò chặt bỏ, đã có đến 7007,68 ha (chiếm tỷ lệ 91%) bò chặt bỏ do năng suất thấp. Tình hình
này diễn ra tương tự ở năm 1999 khi sâu bệnh phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết không thuận lợi.
Những phân tích trên cho thấy người dân đã có xu hướng không muốn trồng điều và chuyển sang
trồng các loại cây khác do trồng điều có thu nhập thấp hơn các cây trồng khác. Yếu tố thu nhập lại phụ
thuộc vào năng suất và giá bán điều, chúng tôi xin lần lượt phân tích 2 nhân tố này trong phần sau.
2.2.2.2.2/ Phân tích nhân tố năng suất cây trồng :
Năng suất điều qua các năm có độ biến động rất lớn, từ năm 1991 đến năm 1996 năng suất
bình quân toàn tỉnh có xu hướng giảm dần, sang năm 1997 đã tăng lên 8,28 tạ/ha(tăng 69,36% so với
1997) nhưng lại sụt giảm đáng kể chỉ còn 4,45 tạ/ha ở năm 1998 và đặc biệt nghiêm trọng là chỉ còn 2,82
tạ/ha ở năm 1999.
Sự biến động về năng suất điều theo chiều hướng giảm dần từ 1991 đến 1996, đã được ngành

nông nghiệp và các doanh nghiệp chế biến điều của tỉnh chú ý và đã có những cuộc điều tra toàn diện
về tình hình trồng điều trên toàn tỉnh. Kết quả các cuộc điều tra, nghiên cứu đã cho thấy diện tích trồng
điều trên đòa bàn Đồng nai được phát triển với một tốc độ rất cao trong những năm trước đây với mục
đích chính là giữ đất, phủ xanh đất trống mà không nhằm vào mục đích sinh lợi, do vậy các vấn đề kinh
tế – kỹ thuật trong canh tác điều hầu như không được quan tâm, trong khi điều lại là một cây dài ngày,
do vậy năng suất biến động thất thường và theo chiều hướng giảm là một kết quả tất yếu khách quan. Sự

Luận án cao học Kinh tế
Trang 28


Chương 2 : Hiện trạng cơ sở nguyên liệu điều ở Đồng
nai
gia tăng năng suất trong năm 1997, có thể xem đó là thành quả của những giải pháp mà ngành nông
nghiệp Đồng nai đã thực hiện đó là tăng cường công tác khuyến nông, hướng dẫn nông dân trồng điều
trong việc chọn giống, kỹ thuật chăm sóc và sự hỗ trợ vốn từ phía ngân hàng nông nghiệp. Tuy vậy, với
hiện tượng El nino ở năm 1998 và La nina ở năm 1999 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất điều
của toàn tỉnh, mặc dù đã áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh nhưng do đa số các diện tích điều
trước đây không được chăm sóc đúng mức nên sức chống chòu của điều đã giảm dẫn đến năng suất bò
giảm đáng kể. Đặc biệt là đầu năm 1999, các vườn điều trên đòa bàn toàn tỉnh trổ bông dày đặc, hứa hẹn
một vụ mùa bội thu thì liên tục các cơn mưa trái mùa đã xuất hiện, làm tăng ẩm độ, cùng với mật độ
trồng quá dày đã tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển và kết quả là sản lượng thu hoạch bò thất thu
nghiêm trọng. Tuy nhiên, những vườn điều đã được cải tạo giống và đầu tư chăm sóc vẫn cho năng suất
khá cao, năm 1998 những vườn điều này đều cho năng suất trên 2 tấn/ha, cá biệt có nơi cho năng suất
2,5 tấn/ha; năm 1999 mặc dù sâu bệnh mất mùa vẫn cho năng suất trên 1 tấn/ha.[10]
Tình hình về năng suất hiện nay của điều Đồng nai là kết quả của việc phát triển diện tích ồ ạt
không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật như : việc chọn giống, mật độ cây trồng và đầu tư chăm sóc.
Kết quả điều tra vào cuối năm 1996 của Cục Thống kê Đồng nai về tình hình sử dụng giống cây
trồng của các vườn điều như sau : (Bảng 10)
Việc sử dụng giống đa số không được chọn lọc cùng với đặc điểm thụ phấn chéo, tạp giao của

cây điều đã đẩy nhanh thêm sự thoái hóa về giống của hầu hết các vườn điều làm giảm năng suất, thậm
chí không cho sản lượng buộc phải chặt bỏ.
Về mật độ cây trồng, chúng ta thấy trước năm 1987, đa số đều trồng với mật độ rất dày, và càng
về sau mật độ có xu hướng giảm dần, nhưng vẫn đều cao hơn mật độ hợp lý là 150 – 200 cây/ha. Với
mật độ quá dày, vào thời kỳ cây cho trái sung mãn nhất ( sau trồng 8 năm ) thì cây đã giao tán, trong khi
điều là cây ra hoa đầu cành nên khi sự cạnh tranh về ánh sáng xảy ra, diện tích tán hửu hiệu sẽ bò giới
hạn gây giảm sút nghiêm trọng về năng suất và vườn cây mau chóng già cổi [2]. Mặt khác, vườn có độ
ẩm cao và thiếu ánh sáng tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển, mà biểu hiện rỏ nhất là tình
hình năm 1999.
Cùng với việc sử dụng giống không được chọn lọc, cây điều của Đồng nai cũng không được đầu
tư chăm sóc hợp lý. Do đặc tính sinh thái của cây điều là

Luận án cao học Kinh tế
Trang 29


×