Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Một số giải pháp phát triển thưởng hiệu sản phẩm INOX của công ty TNHH Khánh Thành Đạt đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 90 trang )

MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
DANH MỤC PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU ....................................... 5
1.1 Những khái niệm về thương hiệu ................................................................... 5
1.1.1 Định nghĩa về thương hiệu ....................................................................... 5
1.1.2 Các giai đoạn phát triển thương hiệu ....................................................... 5
1.2 Sơ đồ các yếu tố hình thành giá trị thương hiệu .............................................. 5
1.3 Vai trò của thương hiệu .................................................................................. 6
1.3.1 Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp.......................................... 6
1.3.2 Vai trò của thương hiệu đối với người tiêu dùng ...................................... 6
1.4 Phát triển và duy trì thương hiệu .................................................................... 6
1.4.1 Phát triển thương hiệu .............................................................................. 6
1.4.2 Duy trì và bảo vệ thương hiệu ................................................................ 10
1.5 Kinh nghiệm phát triển thương hiệu của một số doanh nghiệp và rút ra bài học
kinh nghiệm ....................................................................................................... 11
1.5.1 Bài học phát triển thương hiệu của một số doanh nghiệp ....................... 11
1.5.2 Rút ra bài học kinh nghiệm .................................................................... 11
1.6 Sơ đồ những hoạt động tác động đến quá trình xây dựng và phát triển thương
hiệu ................................................................................................................. 11


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1….…………………………………………………...…12


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG
HIỆU SẢN PHẨM INOX CỦA CÔNG TY TNHH KHÁNH THÀNH ĐẠT ... 13
2.1 Tổng quan về công ty TNHH Khánh Thành Đạt........................................... 13
2.1.1 Tổng quan về công ty TNHH Khánh Thành Đạt .................................... 13
2.1.1.1 Giới thiệu về công ty TNHH Khánh Thành Đạt............................... 13
2.1.1.2 Các chi nhánh.................................................................................. 13
2.1.2 Sơ đồ tổ chức công ty ............................................................................ 14
2.1.3 Các giai đoạn từ khâu nhập NVL đến tay khách hàng ............................ 14
2.1.4 Chức năng và nhiệm vụ của công ty....................................................... 14
2.1.5 Kinh doanh khác .................................................................................... 15
2.2 Thực trạng hoạt động và phát triển thương sản phẩm INOX của công ty
TNHH Khánh Thành Đạt ................................................................................... 15
2.2.1 Phân tích môi trường nội bộ của công ty TNHH Khánh Thành Đạt ....... 15
2.2.1.1 Tài chính ......................................................................................... 15
2.2.1.2 Nhân lực.......................................................................................... 18
2.2.2 Phân tích một số yếu tố môi trường ngành ............................................. 20
2.2.2.1 Khách hàng ..................................................................................... 20
2.2.2.2 Đối thủ cạnh tranh ........................................................................... 39
2.2.3 Phân tích môi trường vĩ mô ................................................................... 42
2.2.3.1 Kinh tế ............................................................................................ 42
2.2.3.2 Văn hóa xã hội ................................................................................ 42
2.2.3.3 Công nghệ ....................................................................................... 43
2.2.3.4 Chính trị - Chính sách - Pháp luật.................................................... 43
2.3 Ma trận SWOT............................................................................................. 44
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...………….…………………………………………………46

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU
SẢN PHẨM INOX CỦA CÔNG TY TNHH KHÁNH THÀNH ĐẠT ĐẾN
NĂM 2015 ............................................................................................................ 47



3.1 Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu sản phẩm INOX của công ty
TNHH Khánh Thành Đạt đến năm 2015. ........................................................... 49
3.1.1 Hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu và bảo vệ thương hiệu........ 50
3.1.1.1 Hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu..................................... 50
3.1.1.2 Bảo vệ thương hiệu ......................................................................... 51
3.1.1.3 Chi phí dự kiến thực hiện giai đoạn 1 .............................................. 52
3.1.2 Một số giải pháp phát triển thương hiệu sản phẩm INOX của công ty
TNHH Khánh Thành Đạt đến năm 2015......................................................... 52
3.1.2.1 Nhóm giải pháp 1: Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm .. 52
3.1.2.2 Nhóm giải pháp 2: Nâng cao quảng bá thương hiệu và chăm sóc
khách hàng.................................................................................................. 62
3.1.2.3 Nhóm giải pháp 3: Mở rộng (phát triển) mạng lưới phân phối ......... 68
3.1.2.4 Nhóm giải pháp 4: Đào tạo và nâng cao nhận thức cho nhân viên bán
hàng.

.................................................................................................... 71

3.1.3 Lựa chọn nhóm giải pháp ưu tiên ........................................................... 75
3.1.4 Lập tiến độ triển khai và dự báo lãi – lỗ năm 2012 ................................. 76
3.1.4.1 Lập tiến độ triển khai năm 2012 ...................................................... 76
3.1.4.2 Dự báo lãi - lỗ năm 2012 ................................................................. 77
3.2 Kiến nghị với các cơ quan ban ngành trong việc bảo vệ thương hiệu cho các
doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay. ................................................................. 78
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ………………………………………………………………79

KẾT LUẬN CHUNG........................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1

Mô hình ma trận SWOT

8

Bảng 2.1

Tài Sản - Nguồn Vốn năm 2008 - 2009 - 2010

15

Bảng 2.2

Hệ số tự tài trợ và tỷ số nợ qua các năm 2008 - 2009 - 2010

16

Bảng 2.3

Doanh thu từ năm 2007 đến 2010

17

Bảng 2.4

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010


18

Bảng 2.5

Số lượng và trình độ lao động tại trụ sở chính công ty tính
đến tháng 08/2010

18

Bảng 2.6

Thống kê giới tính của khách hàng tham gia cuộc khảo sát

20

Bảng 2.7

Thống kê độ tuổi và học vấn của khách hàng tham gia khảo
sát

21

Bảng 2.8

Quy ước cho điểm từng câu về quan điểm của khách hàng

21

Bảng 2.9


Thống kê nhóm câu hỏi về mức độ hài lòng và trung thành

22

Bảng 2.10

KMO và Bartlett's Test lần 17

23

Bảng 2.11

Phân tích nhân tố - phương sai trích lần 17

23

Bảng 2.12

Ma trận xoay nhân tố lần 17

24

Bảng 2.13

Kiểm định thang đo lần 1

25

Bảng 2.14


Kiểm định thang đo lần 2

26

a

Bảng 2.15

Bảng Coefficients

27

Bảng 2.16

Model Summary

27

Bảng 2.17

Bảng ANOVA

29

Bảng 2.18

Thống kê số khiếu nại của khách hàng

32


Bảng 2.19

Thống kê phương tiện truyền thông

33

Bảng 2.20

Thống kê thói quen tham quan – mua sắm sản phẩm INOX

34

Bảng 2.21

Thống kê độ tuổi với các địa điểm tham quan

36

Bảng 2.22

Chi-Square Tests – Tham Quan

36


Bảng 2.23

Thống kê độ tuổi với các địa điểm mua sắm


37

Bảng 2.24

Chi-Square Tests – Mua Sắm

37

Bảng 2.25

Thống kê các nguyên nhân khiến khách hàng mua sản phẩm
INOX

38

Bảng 2.26

Thống kê số nhân viên của 3 công ty

40

Bảng 2.27

Hệ số mức chất lượng (Kma) của 3 công ty

40

Bảng 2.28

Điểm mạnh – yếu (hơn – thua) so với công ty TNHH Khánh

Thành Đạt

40

Bảng 2.29

Thống kê số vụ khiếu nại về quyền sở hữu công nghiệp

44

Bảng 2.30

Ma trận SWOT

45

Bảng 3.1

Chi phí đăng kí bảo hộ nhãn hiệu

51

Bảng 3.2

Chi phí dự tính thực hiện giai đoạn 1

52

Bảng 3.3


Chấm điểm các nhà cung cấp theo tiêu chí chất lượng và giá
bán

54

Bảng 3.4

Chi phí dự tính đưa nhân viên đi đào tạo

56

Bảng 3.5

Chi phí dự kiến thực hiện giải pháp 1

61

Bảng 3.6

Chi phí dự kiến thực hiện hoạt động xã hội

64

Bảng 3.7

Bảng tóm tắt nội dung tích lũy điểm thưởng

66

Bảng 3.8


Chi phí dự kiến thực hiện giải pháp 2

68

Bảng 3.9

Bảng tóm tắt chính sách giá cho các cửa hàng đại lý, siêu thị

70

Bảng 3.10

Chi phí dự tính đưa nhân viên bán hàng đi đào tạo

72

Bảng 3.11

Quy định về chế độ phạt

74

Bảng 3.12

Quy định về chế độ lương – thưởng

74

Bảng 3.13


Chi phí dự kiến thực hiện giải pháp 4

74

Bảng 3.14

Lựa chọn giải pháp

75

Bảng 3.15

Tiến độ triển khai trong năm 2012

76

Bảng 3.16

Dự báo doanh thu năm 2012

77

Bảng 3.17

Dự báo giá vốn hàng bán năm 2012

77

Bảng 3.18


Dự báo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012

77


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đô 2.1

Hoạt động kinh doanh từ năm 2007 đến 2010

17

Biểu đô 2.2

Biểu đồ tần số Histogram

30

Biểu đô 2.3

Biểu đồ Pareto thống kê khiếu nại của khách hàng

33

Biểu đô 2.4

Biểu đồ mô tả giữa giới tính và thói quen tham quan –
mua sắm


35

Biểu đô 2.5

Thống kê độ tuổi với thói quen Tham quan – Mua sắm

38

Biểu đô 2.6

Định vị công ty Khánh Thành Đạt dựa trên hệ số mức

Biểu đô 2.7

chất lượng

41

Bản đồ nhận thức của khách hàng trên không gian Euclid

41


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1

Các yếu tố môi trường kinh doanh


Hình 2.1

Logo công ty TNHH Khánh Thành Đạt

Hình 3.1

4 giải pháp nhằm phát triển thương hiệu sản phẩm INOX

8
13

của công ty TNHH Khánh Thành Đạt

49

Hình 3.2

Đề xuất logo mới cho công ty TNHH Khánh Thành Đạt

50

Hình 3.3

Giao diện mainform của phần mềm kiểm soát chất lượng

60

Hình 3.4

Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao tại Đồng Nai

năm 2011

63


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1

Các yếu tố hình thành giá trị thương hiệu

Sơ đồ 1.2

Mô hình nghiên cứu đo lường mức độ hài lòng và trung
thành của khách hàng

Sơ đồ 1.3

6
9

Sơ đồ những hoạt động tác động đến quá trình phát triển
thương hiệu

12

Sơ đồ 2.1

Sơ đồ tổ chức công ty


14

Sơ đồ 2.2

Các giai đoạn từ khâu nhập NVL đến tay khách hàng

14

Sơ đồ 2.3

Mô hình 4 nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng và
trung thành của khách hàng

29

Sơ đồ 3.1

Sơ đồ hệ thống website tác giả đề xuất

51

Sơ đồ 3.2

Kiểm soát nguồn nguyên vật liệu

54

Sơ đồ 3.3

Mô hình đào tạo nhân viên


55

Sơ đồ 3.4

Mô hình lựa chọn nhân viên

57

Sơ đồ 3.5

Sơ đồ quy trình kiểm soát chất lượng

58

Sơ đồ 3.6

Biểu đồ ngữ cảnh của hệ thống Kiểm Soát Chất Lượng tại
công ty TNHH Khánh Thành Đạt

59

Sơ đồ 3.7

Mô hình DFD cấp 0 của hệ thống Kiểm Soát Chất Lượng

59

Sơ đồ 3.8


Quy trình chăm sóc khách hàng bằng hoạt động gửi mail,
thư, gọi điện

Sơ đồ 3.9

65

Mô hình gửi thông tin yêu cầu, khiếu nại góp ý của khách
hàng

65

Sơ đồ 3.10

Quy trình đào tạo nhân viên bán hàng

72

Sơ đồ 3.11

Mô hình thuật quản trị bán hàng

73

Sơ đồ 3.12

Tiến độ triển khai trong năm 2012

77



DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ Lục 1

: Bảng câu hỏi phỏng vấn ban lãnh đạo công ty TNHH Khánh Thành Đạt

Phụ Lục 2

: Bảng câu hỏi khảo sát khách hàng

Phụ Lục 3

: Bài học phát triển thương hiệu của một số doanh nghiệp

Phụ Lục 4

: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng và trung thành của
khách hàng

Phụ Lục 5

: Phân tích nhân tố và kiểm định thang đo

Phụ Lục 6

: Hồi quy

Phụ Lục 7


: Thống kê hành vi khách hàng và đối thủ cạnh tranh

Phụ Lục 8

: Lựa chọn giải pháp

Phụ Lục 9

: Bảng đánh giá nhân viên

Phụ Lục 10 : Một số sản phẩm INOX do công ty sản xuất
Phụ Lục 11 : Mã hóa dữ liệu các câu trả lời
Phụ Lục 12 : Báo cáo KQHĐKD và bảng cân đối kế toán 2007 - 2008 - 2009 - 2010


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.

13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.

BTC

CSE
DFD
ĐH
ĐTV
EFA
GDP

: Bộ Tài Chính
: Cao Đẳng
: Khoa khoa học và kỹ thuật máy tính trường ĐH Công Nghiệp TP.HCM
: Mô hình chức năng
: Data flow diagram
: Đại Học
: Đơn vị tính
: Phân tích nhân tố EFA
: Explore Factor Analysis
: Tổng sản phẩm quốc nội

: Gross Domestic Product

Kma
KMO
KQHĐKD
KTĐ
LĐT
MIS
NVL

THCN
ThS
TNHH
TP. Biên Hòa
TP.HCM
Triệu Đ

: Hệ số mức chất lượng
: Trị số xem xét thích hợp nhân tố
: Kết quả hoạt động kinh doanh
: Công ty Khánh Thành Đạt
: Công ty Lực Đồng Tâm
: Hệ thống thông tin marketing
: Nguyên vật liệu
: Công ty Quyêt Đạt
: Trung học chuyên nghiệp
: Thạc Sĩ
: Trách nhiệm hữu hạn
: Thành Phố Biên Hòa
: Thành Phố Hồ Chí Minh

: Triệu đồng

: Kaiser Meyer Olkin

: Marketing information system


-1-

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay, cạnh tranh là điều không thể tránh
khỏi, các giá trị cốt lõi của sản phẩm không chênh lệch nhiều thì thương hiệu là chìa
khóa tạo sự khác biệt. Chính thương hiệu mạnh làm tăng giá trị sản phẩm, từ đó làm
tăng thêm vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp hay thương hiệu là chìa khóa giúp
doanh nghiệp tồn tại và phát triển. [1 – Trang 24]
Thương hiệu là một tài sản vô giá đối với doanh nghiệp. Sở hữu một thương
hiệu mạnh và uy tín là lợi thế của doanh nghiệp, vì thế các doanh nghiệp cũng như
Sở Ban ngành đang rất quan tâm đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu.
Với xu thế mở cửa và hội nhập mạnh mẽ như hiện nay thì thương hiệu là một
vấn đề đáng được quan tâm. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp tại Việt Nam
nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của
thương hiệu. Từ đó các doanh nghiệp không xem việc đầu tư xây dựng và phát triển
thương hiệu là vấn đề cấp bách, dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp gặp khó khăn
trong việc cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành trong nước và đặc biệt là các
doanh nghiệp nước ngoài với tiềm lực kinh tế mạnh có thương hiệu nổi tiếng sẽ đầu
tư vào Đồng Nai trong thời gian sắp tới. Vì thế sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến
tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước tại tỉnh
Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung.

Tại kỳ họp báo định kỳ 6 tháng đầu năm 2011 của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh
Đồng Nai và Ban Tuyên Giáo Tỉnh Ủy, trong 6 tháng đầu năm 2011 , tình hình kinh
tế xã hội của tỉnh vẫn tiếp tục phát triển. Cụ thể GDP trên 18 ngàn tỷ đồng (đạt
45.9% kế hoạch), tăng 13.2% so với cùng kỳ, giá trị sản xuất các ngành công nghiệp
và xây dựng tăng 17.1% so cùng kỳ, giá trị nông - lâm – thủy sản tăng 4.1% so cùng
kỳ, kim ngạch xuất khẩu tăng cao so cùng kỳ (tăng 31.4%)

[12]

.

Bên cạnh đó, Đồng Nai còn có những khó khăn và thách thức như: chất lượng
tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, trong khi hội nhập


-2-

kinh tế ngày càng quyết liệt và gay gắt hơn. Hệ thống thị trường chưa phát triển
đồng bộ, các nguyên tắc của kinh tế thị trường chưa được hình thành đầy đủ, cản trở
cho đầu tư phát triển và hoạt động sản xuất kinh doanh. Công tác tổ chức thực hiện
nhiệm vụ ở nhiều cấp, nhiều ngành và cơ sở còn bất cập, nhận thức, trách nhiệm của
một bộ phận cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ chưa cao, năng lực yếu [12].
Chứng tỏ có nhiều cơ hội phát triển kinh doanh tại Đồng Nai nhưng bên cạnh
đó gặp không ít khó khăn, những nguy cơ đe dọa tiềm ẩn đến sự phát triển của
doanh nghiệp.
Trải qua 7 năm thành lập, công ty TNHH Khánh Thành Đạt đã có kinh nghiệm
trong việc sản xuất sản phẩm INOX. Vì thế công ty TNHH Khánh Thành Đạt được
nhiều người biết đến qua các sản phẩm INOX do chính công ty sản xuất cũng như
thiết kế. Nhưng trong bối cảnh kinh tế hội nhập cũng như cạnh tranh hiện nay, nhiều
doanh nghiệp sản xuất INOX cũng đã xuất hiện trên thị trường. Chính vì vậy, đòi

hỏi công ty TNHH Khánh Thành Đạt nỗ lực hơn trong việc giữ chân khách hàng
truyền thống cũng như đứng vững trên thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.
Từ thực trạng trên, đặt ra yêu cầu đánh giá thực trạng phát triển thương hiệu
sản phẩm INOX của công ty TNHH Khánh Thành Đạt, từ đó đề xuất những giải
pháp nhằm giúp phát triển thương hiệu sản phẩm INOX của công ty TNHH Khánh
Thành Đạt trong bối cảnh hiện nay. Với mong muốn góp phần vào sự phát triển của
công ty nên tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu sản
phẩm INOX của công ty TNHH Khánh Thành Đạt đến năm 2015”.
2. Tổng quan về công trình nghiên cứu có liên quan
Báo cáo tổng hợp: “Chính sách phát triển thương hiệu cho các doanh nghiệp
nhỏ và vừa trên địa bàn TP HCM trong quá trình hội nhập” do Ths Nguyễn Trúc
Vân làm chủ nhiệm. Đề tài này đã đưa ra được thực trạng và phát triển thương hiệu
nhỏ và vừa trên địa bàn TP HCM. Nhưng công trình này chỉ mới đi sâu nghiên cứu
cho lĩnh vực chế biến thủy hải sản chứ chưa mở rộng sang các lĩnh vực khác.
Sách “Quản trị thương hiệu” của tác giả Ths Lê Đăng Lăng xuất bản năm
2010 đã trình bày một hệ thống lý thuyết về xây dựng và phát triển thương hiệu của


-3-

doanh nghiệp. Ngoài ra sách đã trình bày một số chiến lược và kế hoạch xây dựng
thương hiệu của một số công ty.
Sách “Xây dựng thương hiệu mạnh” của Ths Nguyễn Văn Dung xuất bản năm
2009 đã trình bày cơ sở giúp định vị và xây dựng thương hiệu mạnh trong nước.
Sách đưa ra được phương pháp xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm dịch vụ
chất lượng cao chưa có tiếng tăm của một số công ty lớn, nhưng chưa đưa ra được
phương pháp xây dựng và phát triển thương hiệu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
3. Mục tiêu nghiên cứu: Từ cách đặt vấn đề nêu trên, đề tài sẽ tập trung
nghiên cứu 3 mục tiêu chính sau đây:
- Nghiên cứu những vấn đề chung về thương hiệu, kinh nghiệm xây dựng và

phát triển thương hiệu của một số doanh nghiệp, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm.
- Phân tích hoạt động, môi trường kinh doanh để tìm hiểu thực trạng và
những vướng mắc trong việc phát triển thương hiệu sản phẩm INOX của công ty
TNHH Khánh Thành Đạt.
- Đề ra được các giải pháp phát triển thương hiệu sản phẩm INOX cho công
ty TNHH Khánh Thành Đạt và kiến nghị với các cơ quan ban ngành trong việc bảo
vệ thương hiệu cho các doanh nghiệp trong nước.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Khách hàng và công ty TNHH Khánh Thành Đạt
- Phạm vi về không gian: các chi nhánh của công ty TNHH Khánh Thành
Đạt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- Phạm vi về thời gian: việc phát phiếu kháo sát khách hàng của công ty
được dự kiến trong nửa đầu tháng 8 năm 2011, sau đó tổng kết dữ liệu và phân tích,
đề ra các giải pháp trong cuối tháng 8, 9 và 10 năm 2011, dự tính kết thúc vào ngày
30/10/2011.
5. Phương pháp tiếp cận và thực hiện: Đề tài sẽ áp dụng phương pháp
nghiên cứu định tính và định lượng thông qua việc phân tích kinh tế, điều tra, khảo
sát và phỏng vấn sâu. Cụ thể như sau:


-4-

- Sử dụng phương pháp phân tích kinh tế để phân tích các chỉ tiêu về tài
chính, nguồn lao động của công ty TNHH Khánh Thành Đạt bằng phần mềm
EXCEL.
- Phương pháp thống kê, điều tra xử lý phiếu khảo sát khách hàng bằng phần
mềm SPSS và EXCEL.
- Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu đối với ban quản lý của công ty để
nắm bắt được thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty.
6. Những điểm mới và những hạn chế mà đề tài chưa thực hiện được

Những đóng góp mới của đề tài:
- Đúc kết được kinh nghiệm của một số doanh nghiệp đã thành công trong
việc xây dựng và phát triển thương hiệu.
- Rút ra được những nguyên nhân, yếu tố tác động đến việc phát triển thương
hiệu của công ty TNHH Khánh Thành Đạt.
- Phân tích cơ chế, luật pháp trong việc bảo vệ thương hiệu. Đề xuất các kiến
nghị với các cơ quan ban ngành nhằm giúp đỡ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
bảo vệ thương hiệu riêng của mình.
Những hạn chế của đề tài:
- Do những hạn chế nhất định về mặt thời gian, nên đề tài chỉ tập trung khảo
sát, phân tích khách hàng tại TP Biên Hòa, chưa khảo sát các khách hàng tiềm năng
trên địa bàn khác như TP.HCM, Bình Dương, Tây Ninh....
- Do trình độ chuyên môn cũng như thời gian có hạn, nên tác giả không thể
phân tích hết tất cả các yếu tố của môi trường kinh doanh, mà chỉ phân tích một số
yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động phát triển thương hiệu của công ty.
7. Kết cấu của đề tài: Kết cấu của đề tài gổm 3 chương như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về thương hiệu.
- Chương 2: Thực trạng hoạt động và phát triển thương hiệu sản phẩm INOX
của công ty TNHH Khánh Thành Đạt.
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu sản phẩm INOX
của công ty TNHH Khánh Thành Đạt đến năm 2015.


-5-

CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU
-----

-----


1.1 Những khái niệm về thương hiệu
1.1.1 Định nghĩa về thương hiệu
Hiện nay trong các văn bản pháp lý của Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể
về thương hiệu. Tuy nhiên, định nghĩa được mọi người sử dụng là định nghĩa của
Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ. Theo đó, “Thương hiệu là một cái tên, một từ ngữ,
một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ hay tổng hợp các yếu tố kể trên nhằm
xác định một sản phẩm hay dịch vụ của một (hay một nhóm) người bán và phân
biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với đối thủ cạnh tranh.” [1 – Trang 7]
Theo Patricia F.Nicolino: “Thương hiệu là một thực thể xác định tạo ra những
cam kết riêng về mặt giá trị”. [1 – Trang 26]
Theo Al Ries: “Thương hiệu là một ý hay một khái niệm duy nhất trong đầu
khách hàng của bạn khi họ nghe nói đến công ty bạn.” [1 – Trang 26]
Theo Stuart Agres: “Một thương hiệu là một hệ thống các cam kết riêng biệt,
nối kết một sản phẩm với khách hàng”. [1 - Trang 26]
Như vậy, thương hiệu là hình thức thể hiện bên ngoài, tạo ra ấn tượng, thể
hiện cái bên trong. Thương hiệu tạo ra nhận thức và niềm tin của người tiêu dùng
đối với sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng. Giá trị của một thương
hiệu là triển vọng lợi nhuận mà thương hiệu đó có thể đem lại cho nhà đầu tư trong
tương lai.[7 – Trang 7]
1.1.2 Các giai đoạn phát triển thương hiệu [6 – Trang 14]
Giai đoạn 1: Định nghĩa thương hiệu
Giai đoạn 2: Nhận biết thương hiệu
Giai đoạn 3: Trải nghiệm khi mua hàng
Giai đoạn 4: Trải nghiệm khi sử dụng
Giai đoạn 5: Trải nghiệm khi là thành viên
1.2 Sơ đồ các yếu tố hình thành giá trị thương hiệu [7 – Trang 11]


-6-


(Nguồn: [7 – Trang 11])
Sơ đồ 1.1: Các yếu tố hình thành giá trị thương hiệu

1.3 Vai trò của thương hiệu
1.3.1 Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp [7 – Trang 13]
Đối với bất cứ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào hoạt động trong nền
kinh tế thị trường, thương hiệu có vai trò to lớn sau:
Thứ nhất, thương hiệu là tài sản vô hình và tài sản vô giá của doanh nghiệp.
Thứ hai, thương hiệu giúp doanh nghiệp duy trì lượng khách hàng truyền
thống, đồng thời thu hút thêm các khách hàng mới, các khách hàng tiềm năng.
Thứ ba, thương hiệu giúp doanh nghiệp giảm các khoản chi phí cho hoạt động
xúc tiến thương mại, hoạt động marketing.
Thứ tư, thương hiệu mang lại những lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp
doanh nghiệp có điều kiện phòng thủ và chống lại các đối thủ khác.
1.3.2 Vai trò của thương hiệu đối với người tiêu dùng [7 – Trang 14]
Thương hiệu chỉ có ý nghĩa đối với doanh nghiệp trong cạnh tranh trên thương
trường, là khi nó có vai trò lớn đối với người tiêu dùng.
Thứ nhất, thương hiệu tạo ra lòng tin cho người tiêu dùng về chất lượng, về
giá cả hàng hóa mà họ tiêu thụ, sử dụng.
Thứ hai, thương hiệu góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng.
Thứ ba, thương hiệu khuyến khích tâm lý người tiêu dùng dùng hàng hóa,
dịch vụ có thương hiệu nổi tiếng.
1.4 Phát triển và duy trì thương hiệu
1.4.1 Phát triển thương hiệu
Phát triển thương hiệu hay nói cách khác là mở rộng thương hiệu là cách
doanh nghiệp tận dụng tài sản thương hiệu vốn có để gia tăng doanh số, mở rộng


-7-


thị trường hoặc mở rộng sang ngành khác…. Việc mở rộng thương hiệu sẽ giúp
doanh nghiệp phát huy được tài sản thương hiệu vốn có, giúp doanh nghiệp phát
triển và củng cố vững chắc hơn những thuộc tính của thương hiệu cốt lõi. [7 – Trang 19]
Khi phát triển thương hiệu ta cần thực hiện những việc sau:
Nghiên cứu, đánh giá và phân tích thông tin môi trường kinh doanh: [1 – Trang
60]

Để xây dựng và phát triển thương hiệu bắt đầu bao giờ cũng phải là việc thiết lập

hệ thống thông tin Marketing (MIS), bao gồm các thông tin liên quan đến thị
trường, người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh và bản thân công ty. Đây là một bước
chuẩn bị cần thiết, gần như không thể thiếu khi phát triển thương hiệu. Để thiết lập
MIS, doanh nghiệp có thể thực hiện một trong hai hình thức sau:
Thứ nhất là thiết lập MIS bằng cách tự tổ chức nghiên cứu Marketing bởi
một số phương pháp (hay công cụ) như sau: [1 – Trang 60]
• Nghiên cứu định tính thông qua phương pháp thảo luận nhóm hoặc thảo
luận tay đôi.
• Nghiên cứu định lượng thông qua sử dụng bản câu hỏi thiết kế sẵn để
phỏng vấn đối tượng trả lời. Một số cách thức phỏng vấn như: phỏng vấn
trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại hay gửi bảng câu hỏi qua đường bưu
điện để đối tượng trả lời rồi gửi trả lại.
• Nghiên cứu quan sát là việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật số (Camera)
đặt tại điểm bán hay các nơi công cộng để quan sát hành vi của đối tượng.
• Nghiên cứu thống kê là sử dụng phương pháp thống kê để thu thập thông
tin thứ cấp là những thông tin có sẵn trên các ấn phẩm hay internet.
Thứ hai, doanh nghiệp có thể thông qua một số công ty dịch vụ bên ngoài
để thực hiện các nghiên cứu Marketing. Sau khi thu thập thông tin thì cần phải phân
tích sự tác động của những thông tin này đến công tác xây dựng và phát triển
thương hiệu. Một số kinh nghiệm về lựa chọn thông tin để phân tích như: [1 – Trang 60]

• Phân tích khách hàng thông qua xu hướng tiêu dùng, những nhu cầu chưa
thỏa mãn, hành vi quyết định mua hàng… [1 – Trang 61]


-8-

(Nguồn: [7])
Hình 1.1: Các yếu tố môi trường kinh doanh
Bảng 1.1: Mô hình ma trận SWOT
Cơ hội (Opportunities - O)
Nguy cơ (Threats - T)
O1
T1
O2
T2
.
.
.
.
On
Tn
Điểm mạnh (Strengths - S)
Phối hợp S/0
Phối hợp S/T
S1
Tận dụng điểm mạnh
S2
Tận dụng điểm mạnh
trong nội bộ để ngăn
.

trong nội bộ để khai thác
chặn hoặc hạn chế các
.
các cơ hội bên ngoài.
nguy cơ bên ngoài.
Sn
Điểm yếu (Weaknesses - W)
Phối hợp W/O
Phối hợp W/T
W1
Giảm điểm yếu trong nội
W2
Giảm điểm yếu trong nội
bộ để ngăn chặn hoặc
.
bộ để tranh thủ các cơ hội
hạn chế các nguy cơ bên
.
bên ngoài.
ngoài.
Wn
(Nguồn: [3 – Trang 164])

SWOT

• Phân tích và xác định môi trường cạnh tranh (Hình 1.1): Xác định những
thương hiệu hiện có trong ngành, đồng thời phân tích những điểm mạnh và
điểm yếu của những thương hiệu này thông qua phân tích định vị thương
hiệu được nhận biết bởi khách hàng mục tiêu của những thương hiệu đó. Mặt
khác, để có thông tin phân tích, doanh nghiệp có thể thu thập thông tin từ các

công ty dịch vụ quảng cáo, công ty truyền thông hay từ chính các chương


-9-

trình truyền thông của đối thủ hoặc tổ chức nghiên cứu đánh giá của khách
hàng về thị trường và đối thủ. [1 – Trang 49]
• Phân tích môi trường công ty thông qua thị phần hiện tại, các điểm mạnh và
yếu, các giá trị, văn hóa, truyền thống… [1 – Trang 61]
Xác định khách hàng mục tiêu: Để xác định rõ khách hàng mục tiêu cần phải
phân khúc thị trường, nghĩa là chia thị trường thành nhiều phân đoạn nhỏ dựa vào
một số tiêu chuẩn như độ tuổi, giới tính, thu nhập, tính cách,... Sau khi phân khúc
thị trường, bước tiếp theo là chọn một hoặc một số phân khúc thị trường tiềm năng
và phù hợp nhất để đáp ứng. Lúc đó, những phân khúc thị trường được chọn gọi là
thị trường mục tiêu bao gồm nhóm khách hàng mục tiêu trong đó. Việc chọn thị
trường mục tiêu thường căn cứ vào đánh giá tiềm năng thị trường, khả năng tiếp cận
được, mức độ cạnh tranh,...[1 – Trang 49]
Thấu hiểu khách hàng: doanh nghiệp cần phải hiểu rõ khách hàng mục tiêu
cần gì, muốn gì hay kỳ vọng những gì khi định vị thương hiệu. Điều này được thể
hiện qua việc viết “Sự thấu hiểu khách hàng” hay “Sự thật ngầm hiểu” về khách
hàng mục tiêu. Doanh nghiệp cần phải tiến hành nghiên cứu khách hàng, thường là
nghiên cứu khám phá thông qua nghiên cứu định tính hoặc định lượng để phát hiện
được “Sự thấu hiểu khách hàng”. [1 – Trang 50]
Thấu hiểu khách hàng ngoài việc nghiên cứu những nhu cầu, mong muốn của
khách hàng thì theo tác giả cần phải nâng cao mức độ hài lòng và trung thành của
khách hàng. Vì vậy, để đo lường mức độ hài lòng và lòng trung thành của khách
hàng tác giả sử dụng mô hình nghiên cứu như sơ đồ 1.2 (Chi tiết Phụ Lục 4)

Nguồn: Tổng Hợp Của Tác Giả
Sơ đồ 1.2: Mô hình nghiên cứu đo lường mức độ hài lòng và trung thành của khách hàng



- 10 -

Ngoài ra, trong bài nghiên cứu tác giả còn sử dụng mô hình hồi quy bội, nhằm
mục đích xác định các nhân tố chủ yếu tác động mạnh nhất đến mức độ hài lòng và
trung thành của khách hàng cũng như tầm quan trọng của từng nhân tố đó. Qua đó,
là cơ sở để tác giả đề xuất các giải pháp phát triển thương hiệu của công ty. Mô hình
hồi quy bội theo tác giả đề xuất có dạng như sau:
Y = β0 + β1F1 + β2F2 + … + βnFn + εi
Trong đó:
Y là mức độ hài lòng và trung thành của khách hàng.
F1, F2,…, Fn là các nhân tố (biến độc lập) ảnh hưởng đến mức độ hài
lòng và trung thành của khách hàng (Y)
β1, β2,…, βn là hệ số hồi quy từng phần (Trong bài nghiên cứu này tác giả
sử dụng hế số β chưa chuẩn hóa)
εi là sai số ngẫu nhiên có phân phối chuẩn, trung bình bằng 0, phương sai
không đổi và độc lập.
Định vị thương hiệu: là việc xác định vị trí của thương hiệu với đối thủ cạnh
tranh trên thị trường được nhận thức bởi người tiêu dùng. [1 – Trang 62]
Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu: là tập hợp những liên tưởng mà
công ty muốn xây dựng và gìn giữ trong tâm trí khách hàng, gồm có nhận diện cốt
lõi và nhận diện mở rộng. Hệ thống nhận diện của công ty thông qua: Tên thương
hiệu, khẩu hiệu, nhân viên, màu sắc, logo, website,…[1 – Trang 62]
1.4.2 Duy trì và bảo vệ thương hiệu [7 – Trang 20]
Theo Richard Moore, để duy trì thương hiệu thì cần quan tâm đến các vấn đề
như xây dựng một bản sắc thương hiệu mạnh, tạo dữ liệu về thương hiệu cho tương
lai, quản lý thương hiệu chặt chẽ. Ngoài ba yếu tố trên, Richard Moore nhấn mạnh
việc hợp pháp hóa thương hiệu hay nói cách khác là đăng kí bảo hộ nhãn hiệu, vì
hiện nay một số công ty gặp khó khăn do không đăng kí pháp lý cần thiết cho

thương hiệu của mình, thậm chí một số công ty còn đánh mất quyền sử dụng thương
hiệu ở nước ngoài bởi các công ty khác đã đăng kí tên thương hiệu và mẫu logo


- 11 -

trước họ. Và ông cũng khuyến nghị các doanh nghiệp nên đăng kí mẫu logo mà các
doanh nghiệp dự định kinh doanh, nhờ luật sư về lĩnh vực sở hữu trí tuệ tư vấn.
1.5 Kinh nghiệm phát triển thương hiệu của một số doanh nghiệp và rút ra
bài học kinh nghiệm
1.5.1 Bài học phát triển thương hiệu của một số doanh nghiệp[Phụ Lục 3]
1.5.2 Rút ra bài học kinh nghiệm: Qua kinh nghiệm phát triển thương hiệu
của các doanh nghiệp trên, có thể rút ra một số bài học cho doanh nghiệp trong việc
xây dựng và phát triển thương hiệu như sau: [7 – Trang 29]
Một là, các doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược thương hiệu. Chiến lược
thương hiệu phải thể hiện qua các công việc như:
Nghiên cứu thị trường để nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng.
Cải tiến chất lượng sản phẩm, nâng cao dịch vụ phục vụ khách hàng, đồng
thời phát triển, đa dạng hóa dòng sản phẩm.
Chăm sóc, đáp ứng các nhu cầu của khách hàng nhằm nâng cao mức độ hài
lòng và trung thành của khách hàng với công ty.
Phát triển hệ thống phân phối trong nước và quảng bá sản phẩm thông qua
các phương tiện truyền thông.
Hai là, các doanh nghiệp phải đào tạo nâng cao trình độ cho nhân viên. Doanh
nghiệp không chỉ chú trọng nâng cao về trình độ chuyên môn mà còn phải nâng cao
nhận thức về phát triển thương hiệu cho nhân viên. Mặt khác, để thu hút được nhân
tài doanh nghiệp cần chú trọng các chế độ, chính sách cho người lao động hợp lý.
Ba là, doanh nghiệp phải chú trọng đến công tác bảo vệ thương hiệu bằng
cách đầu tư vào việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, nhờ luật sư tư vấn…
1.6 Sơ đồ những hoạt động tác động đến quá trình xây dựng và phát triển

thương hiệu
Qua việc tham khảo và nghiên cứu về lý thuyết thương hiệu, nghiên cứu về
các bài học phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp, tác giả đã đúc kết về các
hoạt động ảnh hưởng đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu như sau:


- 12 -

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ những hoạt động tác động đến quá trình phát triển thương hiệu

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
------------o0o-------------

Công ty TNHH Khánh Thành Đạt phải nhận thức được vai trò to lớn của
thương hiệu bằng cách quan tâm đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu như
đầu tư cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, quảng cáo, mở rộng mạng
lưới phân phối… Nhưng do công ty là một doanh nghiệp vửa và nhỏ, nên việc phát
triển thương hiệu sẽ là điều rất khó khăn… Để giúp công ty thực hiện việc phát triển
thương hiệu sản phẩm INOX của mình, qua thời gian lao động thực tế tại công ty,
tác giả đã tiến hành nghiên cứu, phân tích và nhận diện những vướng mắc trong
việc phát triển thương hiệu sản phẩm INOX của công ty TNHH Khánh Thành Đạt
hiện nay, kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở quan trọng để tác giả có thể đề xuất ra “một
số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu sản phẩm INOX của công ty TNHH
Khánh Thành Đạt đến năm 2015”.
Dựa trên cơ sở lý luận về thương hiệu của chương 1 mà tác giả đã trình bày.
Trong chương 2 kế tiếp, tác giả sẽ phân tích thực trạng hoạt động, xây dựng và phát
triển thương hiệu của công ty TNHH Khánh Thành Đạt. Ngoài ra, tác giả cũng sẽ
phân tích thực trạng công tác bảo vệ thương hiệu của nhà nước đối với các doanh
nghiệp hiện nay.



- 13 -

CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN
THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM INOX CỦA CÔNG TY
TNHH KHÁNH THÀNH ĐẠT
-----

-----

2.1 Tổng quan về công ty TNHH Khánh Thành Đạt
2.1.1 Tổng quan về công ty TNHH Khánh Thành Đạt
2.1.1.1 Giới thiệu về công ty TNHH Khánh Thành Đạt
Tên công ty:

Công ty trách nhiệm hữu hạn Khánh Thành Đạt

Tên viết tắt:

Công ty TNHH Khánh Thành Đạt

Tên tiếng anh: Khanh Thanh Dat co., Ltd
Ngày thành lập:

10/2004

Trụ sở chính và xưởng sản xuất: Ấp 1, Xã Long An,
Long Thành, Đồng Nai

Gíam đốc:

Ông Lê Ngọc Khánh

Phó Giám Đốc:

Ông Lê Xuân Đạt

Quản lý sản xuất:

Ông Nguyễn Văn Hưng

Điện thoại:

0613 524 334

Fax:

0613 501 207

Email:



Website:



Mã số thuế:


Nguồn: [13]
Hình 2.1 Logo công ty
Khánh Thành Đạt

3600688841

Ngành sản xuất: Sản xuất, gia công và kinh doanh sản phẩm INOX.
Một số sản phẩm INOX do công ty sản xuất: [Phụ Lục 10]
2.1.1.2 Các chi nhánh
Chi nhánh 1: 81/7B Xa Lộ Hà Nội, KP5, P.Tân Biên, TP.Biên Hòa,
Đồng Nai.
• Trưởng chi nhánh: Bà Phạm Thị Nhị
• Điện thoại: 0613 210 469


- 14 -

Chi nhánh 2: 140/9 QL.15, P.Tam Hiệp, TP.Biên Hòa, Đồng Nai.
• Trưởng chi nhánh: Ông Nguyễn Trường Giang
• Điện thoại: 0613 210 470
Chi nhánh 3: 97/482 QL.15, P.Tân Mai, TP.Biên Hòa, Đồng Nai
• Trưởng chi nhánh: Ông Nguyễn Thanh Phong
• Điện thoại: 0613 815 990
2.1.2 Sơ đồ tổ chức công ty

(Nguồn: Tổng hợp từ thực tế của tác giả)
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty

2.1.3 Các giai đoạn từ khâu nhập NVL đến tay khách hàng


(Nguồn: Tổng hợp từ thực tế của tác giả)
Sơ đồ 2.2: Các giai đoạn từ khâu nhập NVL đến tay khách hàng

2.1.4 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Chức năng, nhiệm vụ và phạm vi kinh doanh của công ty TNHH Khánh Thành
Đạt được quy định trong điều lệ tổ chức và hoạt động kinh doanh của công ty. Công
ty là một doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập theo đúng quy định về pháp luật
và hoạt động tuân thủ theo luật pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Công ty sản xuất và kinh doanh các ngành nghề, sản phẩm sau:


- 15 -

Sản xuất và gia công các loại sản phẩm INOX: bàn ghế, kệ, tủ …
Nhận thiết kế các mẫu mã sản phẩm INOX liên quan đến xây dựng nhà ở.
Gia công xây lắp nhà xưởng, xây dựng các công trình…
Qua đó, các nhiệm vụ của công ty như sau:
Thực hiện tốt chế độ quản lý tài chính, nhân sự, lao động, tiền lương…
thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách về người lao động theo quy định
của Nhà Nước.
Chấp hành các quy định về trật tự xã hội, vệ sinh môi trường do chính
quyền địa phương quy định
2.1.5 Kinh doanh khác
Ngoài việc kinh doanh đúng ngành nghề, chuyên môn về sản xuất kinh doanh
sản phẩm INOX. Công ty còn góp vốn, xây dựng thành lập trường trung cấp nghề
dạy lái xe tại huyện Định Quán – Đồng Nai. Đây là cơ hội phát triển của công ty khi
kinh doanh qua ngành nghề khác, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội hiện nay.
2.2 Thực trạng hoạt động và phát triển thương sản phẩm INOX của công ty
TNHH Khánh Thành Đạt

Để đánh giá thực trạng hoạt động và phát triển thương hiệu sản phẩm INOX
của công ty Khánh Thành Đạt, tác giả tập trung phân tích môi trường kinh doanh
của công ty bao gồm: Môi trường nội bộ, môi trường ngành và môi trường vĩ mô.
2.2.1 Phân tích môi trường nội bộ của công ty TNHH Khánh Thành Đạt
2.2.1.1 Tài chính
a. Tình hình về Vốn – Tài chính
Bảng 2.1: Tài Sản – Nguồn Vốn năm 2008 – 2009 – 2010 (ĐVT : Triệu Đ)
2009/2008
2010/2009
Năm
Năm
Năm
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
±∆
±%
±∆
±%
1,194
29.64
1,699
32.54
1. Tài sản
4,028
5,222 6,921
1.1 Tài sản ngắn hạn
3,107
4,192 5,535

1,085
34.92
1,343
32.04
1.2 Tài sản dài hạn
921
1,030 1,386
109
11.83
356
34.56
1,194
29.64
1,699
32.54
2. Nguồn vốn
4,028
5,222 6,921
2.1 Nợ phải trả
16
542
2,222
526
3287.5
1,680
309.96
2.2 Vốn chủ sở hữu
4,012
4,680 4,699
668

16.65
19
0.41
(Nguồn: [Phụ Lục 12] và xử lý của tác giả bằng phần mềm EXCEL)


×