Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Chức năng và nhiệm vụ kho và bao bì của Unilever Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (958.4 KB, 23 trang )

Unilever là một tập đoàn toàn cầu của Anh và Hà lan nổi tiếng thế giới trên lĩnh vực
sản xuất và các sản phẩm tiêu dùng nhanh bao gồm các sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá
nhân và gia đình, thức ăn, trà và đồ uống từ trà. Các nhãn hiệu tiêu biểu của Unilever
được tiêu dùng và chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu như Lipton, Knorr, Cornetto, Omo,
Lux, Vim, Lifebouy, Dove, Close-Up, Sunsilk, Clear, Pond’s, Hazeline, Vaseline, …
với doanh thu trên hàng triệu đô cho mỗi nhãn hiệu đã và đang chứng tỏ Unilever là
một trong những công ty thành công nhất thế giới trong lĩnh vực kinh doanh chăm sóc
sức khỏe của người tiêu dùng( Personel Care). Cùng với Proctol &Gambel ( P&G),
Unilever hiện đang thống trị khắp thế giới về các sản phẩm này.
Là một công ty đa quốc gia việc mở rộng kinh doanh và đặt nhiều chi nhánh trên thế
giới để chiếm lĩnh thị trường toàn cầu là một trong những mục tiêu của Unilever.
Unilever Việt Nam được thành lập năm 1995 cũng là một bước đi trong chiến lược
tổng thể của Unilever.
Unilever Việt Nam thực chất là tập hợp của ba công ty riêng biệt : Liên doanh Lever
Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội, Elida P/S tại Thành phố Hồ chí Minh và Công ty Best
Food cũng đặt tại thành phố Hồ Chí Minh.


Từ năm 1995 đến nay Unilever đã đầu tư khoảng 120 tiệu USD trong 3 doanh nghiệp
này, điều này được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.1: Giới thiệu về công ty Unilever
Công ty
Liên doanh Lever VN (1995)
LD Elida P/S
Unilever Bestfood VN( 1996)

Hệ thống các sản phẩm của công ty


“Nguồn: Phòng Marketing, Công ty Unilever Việt Nam.”
Unilever Việt Nam hiện nay có 5 nhà máy tại Hà Nội, Củ chi, Thủ Đức và khu công


nghiệp Biên Hoà. Công ty hiện tại có hệ thống phân phối bán hàng trên toàn quốc
thông qua hơn 350 nhà phân phối lớn và hơn 150.000 cửa hàng bán lẻ. Hiện nay công
ty đạt mức tăng trưởng khoảng 35-40% và tuyển dụng hơn 2000 nhân viên. Ngoài ra
công ty còn hợp tác với nhiều nhà máy xí nghiệp nội địa trong các hoạt động sản xuất
gia công, cung ứng nguyên vật liệu sản xuất và bao bì thành phẩm. Các hoạt động hợp
tác kinh doanh này đã giúp Unilever Việt Nam tiết kiệm chi phí nhập khẩu hạ giá
thành sản phẩm, để tăng cường sức cạnh tranh của các sản phẩm của công ty tại thị
trường Việt Nam, đồng thời công ty cũng giúp đỡ các đối tác Việt Nam phát triển sản
xuất, đảm bảo thu nhập cho các nhân viên và tạo thêm khoảng 5500 việc làm.
Ngay sau khi đi vào hoạt động năm 1995, các sản phẩm nổi tiếng của Unilever như
Omo, Sunsilk, Clear, Dove, Pond’s, Close-up, Cornetto, Paddle Pop, Lipton, Knorr..
cùng các nhãn hàng truyền thống của Việt Nam là Viso, và P/S đã được giới thiệu
rộng rãi và với ưu thế về chất lượng hoàn hảo và giá cả hợp lý phù hợp với túi tiền của


người tiêu dùng Việt Nam cho nên các nhãn hàng này đã nhanh chóng trở thành
những hàng hoá được tiêu dùng nhiều nhất tại thị trường Việt Nam.

I.

Nghiệp vụ kinh doanh kho của Unilever

1. Chức năng của kho hàng

Kho bãi là nơi cất giữ nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong
suốt quá trình chu chuyển từ điểm đầu cho tới điểm cuối của dây chuyền cung
ứng, đồng thời cung cấp các thông tin về tình trạng, điều kiện lưu trữ và vị trí
của các hàng hóa được lưu kho.Tầm quan trọng của kho bãi:
• Giúp công ty tiết kiệm được chi phí vận tải (do gom hàng)
• Tiết kiệm chi phí trong sản xuất: bảo quản tốt nguyên vật liêu, giảm

hao hụt, cung cấp nguyên vật liệu đúng lúc tạo điều kiện cho sản xuất
tiến hàng liên tục, nhịp nhàng.
• Giúp duy trì nguồn cung ứng ổn định.
• Hỗ trợ cho chính sách dịch vụ khách hàng, đáp ứng kịp thời nhu cầu
của khách hàng.
2. Hệ thống kho của Unilever
Unilever VN hiện nay có hệ thống phân phối trên toàn quốc
thông qua hơn 350 nhà phân phối lớn.
Trung tâm phân phối hàng tiêu dung lớn nhất tại Khu công nghiệp Việt Nam Singapore (VSIP) tại tỉnh Bình Dương,
Tổng kho unilever rộng 65 000 m2, có 51 cửa xuất hàng, 12 cửa nhập hàng, kệ chứa 7
tầng, công suất xuất hàng 300-400 chuyến/ngày, sử dụng 710 công nhân viên. Đại
diện Unilever cho hay, trung tâm này sẽ giúp Unilever Việt Nam tăng cường khả năng
phục vụ tốt nhất cho khách hàng và người tiêu dùng, hỗ trợ kế hoạch tăng trưởng kinh
doanh của công ty.Cùng với đó, trung tâm sẽ đáp ứng sự tăng trưởng nhanh về dịch vụ
cung ứng hậu cần của Unilever trong 5 năm tới và cung cấp dịch vụ trong 3 lĩnh vực
chính: phân phối sản phẩm cho khách hàng khu vực phía Nam, bổ sung hàng hóa cho
các trung tâm phân phối vệ tinh của Unilever Việt Nam và phục vụ xuất khẩu đến 18
quốc gia trong khối ASEAN và trên toàn cầu.


Hình ảnh mặt cắt của VSIP
.
Thông số kỹ thuật cơ bản
• Diện tích khu đất: 100,000 mét vuông.
• Diện tích khu vực kho: 65,000 mét vuông.
• Có thể chứa đến 70 nghìn pallet.
• Hệ thống công nghệ thông tin: SAP WMS.
• Hệ thống kệ: 7 tầng, selective & double deep. Nhà cung cấp: SCHAEFER.
• Hệ thống vận chuyển nội bộ: Folk lift, Pallet mover, Reach truck. Nhà cung cấp:
CROWN.

• Số lượng cửa xuất hàng: 51
• Số lượng cửa nhập: 21


• Hệ thống ánh sáng và thông gió: lấy ánh sáng và gió trời (tiết kiệm năng
lượng).
• Hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động.
• Hệ thống camera an ninh giám sát toàn bộ khu vực kho.
• Có khu vực làm hàng khuyến mãi (mezzanine) riêng biệt.
• Có khu vực xử lý chất thải, kho và khu vực xử lý hàng thu hồi riêng biệt.
• Có khu vực văn phòng làm việc hiện đại.
• Có khu vực nhà ăn, căn tin, nhà nghỉ nhân viên, nhà chờ cho tài xế, phòng y tế.
ƯU ĐIỂM :
-Điểm nổi trội nhất của TTPP này là về sức chứa: 70 nghìn vị trí pallet. Điều này
sẽ giúp Unilever đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong vòng một vài năm tới.
-Điểm thứ hai là TTPP “chơi toàn đồ xịn”: kệ 7 tầng của SCHAEFER, đội xe
reach truck của CROWN (giá của mỗi chiếc reach truck ngang bằng với giá của xe
Toyota Camry), hệ thống quản lý kho SAP WMS. Đây là sự đầu tư để thể hiện
đẳng cấp của Unilever Việt Nam.
-Điểm thứ ba là TTPP được thiết kế theo tiêu chí tiết kiệm năng lượng, sử dụng tối
đa ánh sáng và gió trời. Đây là chủ trương của Unilever toàn cầu – xanh hóa chuỗi
cung ứng. Điểm thứ tư, là TTPP được trang bị hệ thống chữa cháy tự động hiện
đại nhất hiện nay. Và điểm thứ năm là TTPP có thể đảm đương chức năng của một
nhà máy gia công, phục vụ cho nhu cầu làm hàng khuyến mãi, đóng gói, dán nhãn.
-Điểm cuối là TTPP này có đầy đủ cơ sở vật chất cho hơn 700 cán bộ công nhân
viên làm việc 24/7.


VSIP được thiết kế hiện đại hình chữ U
NHƯỢC ĐIỂM

To, đẹp, hoành tráng, với chữ U đầy ý nghĩa, tuy nhiên thiết kế của TTPP khiến
người có chuyên môn về khai thác có đôi điều băn khoăn:
*Một là, liệu thiết kế kho để thể hiện chữ U như vậy có ảnh hưởng đến bài toán khai
thác kho hiệu quả? Lấy ví dụ về bài toán đi lấy hàng: để đáp ứng được 1 đơn hàng hay
một nhóm đơn hàng, nhân viên đi lấy hàng sẽ phải đi một vòng của hình chữ U (phần
lớn các trường hợp nếu số lượng mặt hàng cần lấy là lớn). Nếu kho thiết kế theo hình
chữ I (nhập ở một phía và xuất ở phía đối diện), quãng đường đi lấy hàng sẽ ngắn hơn,
đồng nghĩa với thời gian đáp ứng đơn hàng sẽ giảm và năng suất sẽ tăng. Cụ thể với
TTPP này nếu đi một vòng chữ U, quãng đường đi tối đa sẽ là 1260m. Nếu thiết kế theo
hình chữ I, quãng đường đi tối đa sẽ chỉ là 960m. Có thể làm một phép tính suy luận
đơn giản để thấy tốc độ lấy hàng có thể tăng tới 20% nếu chuyển sang mô hình kho chữ
I kinh điển (diện tích kho không đổi).


*Hai là, bố trí cửa xuất nhập có vẻ chưa được hợp lý: thông thường với các TTPP, số
lượng xe lấy hàng, tập trung chờ lấy hàng cao gấp nhiều lần so với ở khu vực nhập
hàng. Lý do là xe nhập thường là xe lớn, chở một, hoặc một vài mặt hàng, nguyên
pallet. Trong khi xe lấy hàng thường là xe nhỏ (vì đơn hàng của khách hàng thường nhỏ
và cũng có thể là do cấm tải). Việc lấy hàng cũng phức tạp hơn rất nhiều so với nhập
hàng vào kho nên thông thường các xe phải chờ đợi. Nhìn vào bố trí mặt bằng TTPP, ta
dễ dàng nhận thấy khu vực xuất quá khiêm tốn so với khu vực nhập hàng. Điều này
tiềm ẩn nguy cơ tắc nghẽn giao thông, hạn chế quay trở tại khu vực xuất hàng.

Một số hình ảnh bên trong VSIP



3. Công tác bảo quản hàng hóa với kho của Unilever

Bảo quản hàng hóa là một trong những chức năng của nhà kho

Bảo quản và lưu giữ hàng hoá: Đảm bảo hàng hoá nguyên vẹn về số lượng,
chất lượng trong suốt quá trình tác nghiệp; tận dụng tối đa diện tích và dung
tích kho; chăm sóc giữ gìn hàng hoá trong kho
Bảo quản hàng hóa là việc xây dựng và thực hiện hệ thống các biện pháp về
kĩ thuật , tổ chức , kinh tế để chống lại các tác động có hại của môi trường
đến chất lượng hàng hóa nhằm giữ gìn hàng hóa nguyên vẹn số lượng chất
lượng hàng hóa
Tìm hiểu bảo quản hàng hóa kho công ty Unilever
a. Phân loại cách bảo quản
Các cánh bảo quản hàng hóa chính của unilever
• Phương pháp xếp đống :là phương pháp sử dụng với hàng hóa ở dạng
gói hoặc chiếc , có 2 cách xếp đống là xếp hình lập phương và xếp
hình kim tự tháp
• Phương pháp xếp hàng hóa trên giá :Đối với những hàng hóa có nhiều
kiểu loại , quy cách kích thước , trọng lượng tương đối nhẹ
b. Điều hòa nhiệt độ , độ ẩm trong kho


Vì hàng hóa của unilever là các loại hàng như bột giặt , dầu gọi , kem đánh
răng , sữa tắm nên nhiệt độ , độ ẩm thích hợp cho các loại hàng hóa này là
kho phải đảm bảo thường xuyên nhiệt độ ở mức 18oC – 25oC, độ ẩm
55±5%. Ngoài ra cần phải để ý đến thông hơi , thông gió , sấy khô …
c. Ngoài ra còn phải để ý đến chăm sóc hàng hóa và vệ sinh kho
Kiểm tra chăm sóc hàng hóa :
+Nắm được lực lượng hàng hóa , tình trạng thực tế trong kho
+Chế độ chăm hàng hóa cho phù hợp
+Phát hiện thiếu sót và hạn chế
+Tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục
d. Phòng chống côn trùng , vật gặm nhấm
Phòng chống các loại côn trùng bằng cách nghiên cứu , tìm hiểu quy luật

hoạt động , vệ sinh , kiểm tra xong tiếp nhận
Chống sử dụng nhiệt độ , hóa chất cháy nổ , đảo hàng hóa …
e. Một số lưu ý với unilever
Đa số mặt đều là bột giặt ,sữa tắm , kem dưỡng da , dầu gội … nên nếu điều
kiện không đảm bảo sẽ làm giảm chất lượng , cụ thể là nhiệt độ cao và độ
ẩm thấp quá , cần phải chú trọng hệ thống thông gió , điều hòa không khí ….
4. Nghiệp vụ quản lý kho bãi, nguồn nhân lực quản lý kho
a. Quản lí kho bãi, tồn kho
Hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản của doanh nghiệp (thông
thường chiếm từ 40% đến 50%). Do đó, việc quản lý tồn kho là một kết quả
quan trọng trong hoạt động trong chuỗi cung ứng. Unilever là 1 công ty hàng
đầu về lĩnh vực tiêu dùng với hơn 200 nhà phân phối và 3 trung tâm phân phối
lớn Bình dương, Đà Nẵng, Bắc Ninh. mõi nhà phân phối có ít nhất 1 kho hàng.
Mức tồn kho của nhà phân phối trung bình khoảng 2 – 3.5 tỷ đồng tương đương
với khoảng 30 – 40 tấn hàng, Tổng số mặt hang giao dịch của nhà phân phối dao
động từ 100 – 250
Phương pháp và công cụ quản lý kho
- Chế độ sổ sách và ghi chép
- Chế độ trách nhiệm vật chất
- Chế độ kiểm tra, kiểm kê
Dạng quản lý tồn kho trong chuỗi cung ứng : Quản lý tồn kho thành phẩm
Mô hình chung cho kho nhà phân phối:
1. Loại kho hàng: đây là kho hàng kín, chỉ có một cửa kho. Cửa này dùng chung
cho cả xuất nhập hàng. Mỗi một kho sẽ do một thủ kho kiểm soát.
2. Cấu trúc kho hàng: Một kho hàng đơn giản có bốn tường bao quanh và lợp
mái (tôn hoặc bê tông)
3. Thiết bị hoạt động trong kho:Các thiết bị vận chuyển trong kho như xe nâng,
xe chuyển pallet, … có các hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống kiểm soát
độ ẩm, nhiệt độ, …



4. Hệ thống quản lý tồn kho: Sử dụng các phần mềm quản lý kho tiên tiến như
SAP, Oracle, hay People Soft, phần mềm DMS của Unilever để kiểm soát hàng
hóa cũng như in chứng từ xuất nhập.
5. Kiểm soát hàng hoá tự động bằng mã vạch hoặc RFID.
6. Đơn vị bán hàng nhỏ nhất có thể là thùng hoặc gói, chai, hộp, bịch, … đến
xuất hàng nguyên pallet.
7. Hàng hoá trong kho không được tiếp xúc trực tiếp với đất, lót bằng một lớp
gỗ. Tốt nhất là dùng ngay các pallet gỗ trải xuống sàn kho để chứa hàng. Pallet
xem xét là pallet chuẩn, kích thước 1,2 x 1m, là loại pallet được sử dụng phổ
biến nhất hiện nay.
8. Các thùng hàng được xếp lên nhau trên pallet.. Số lớp xếp trên pallet theo sự
hướng dẫn của nhà sản xuất. Có thể xếp nhiều lớp hơn nhưng phải xem xét đến
sức chịu đựng của thùng carton, thường thì không nên vượt quá 3 lớp so với quy
định của nhà sản xuất.
Mô hình 3 kho trung tâm phân phối
Trung tâm phân phối hàng hóa của Unilever Việt Nam được trang thiết bị, cách
bố trí sắp xếp điều hành rất hiện đại và khoa học. Được vận hành bởi công ty
kho vận Linfox của Úc (nổi tiếng về hệ thống quản lý kho vận, hậu cần) với hệ
thống kiểm soát Warehouse Management System nên hầu hết các hoạt động
trong kho đều được điều khiển và quản lý bằng vi tính vì vậy công suất xếp dỡ
hàng hóa có thể đạt 2.000 tấn/ngày.
b. Nhân lực quản lý kho
Đội ngũ cán bộ công nhân viên giỏi có trình độ tốt nghiệp Cao đẳng trở lên,
thành thạo vi tính văn phòng , cẩn thận chính xác , có khả năng giao tiếp đàm
phán với các đơn vị gia công, nhà cung cấp cũng như các phòng ban nội bộ , khả
năng phối hợp hỗ trợ nhóm tốt , có khả năng phân tích, giải quyết các tình huống

Công việc:
Nhận nguyên liệu, bao bì, từ nhà cung cấp đến nhà máy sau khi kiểm tra các

chứng từ hợp lệ: PO, Phiếu giao hàng, Hóa đơn,… đảm bảo hàng nhập kho đúng
số lượng chủng loại, chất lượng ….
Sắp xếp lưu trữ nguyên liệu, bao bì trong kho, xuất nguyên liệu bao bì cho
xưởng đảm bảo tuân thủ các yêu cầu quy định của nhà máy: 5S, an toàn, chất
lượng chính xác, kịp thời,…
Nhận và đáp ứng yêu cầu xuất hàng từ phân xưởng và các phòng ban khác đảm
bảo theo nguyên tắc LIFO, FIFO


Thực hiện kiểm định kho định kì: giải trình khi có sai lệch duy trì khu vực theo
tiêu chuẩn 5S
Theo dõi và báo cáo trưởng kho đói với các nguyên liệu không phù hợp chất
lượng
Tuân thủ “Chính sách Chất lượng An toàn cho Khách hang và Người tiêu dùng”
cũng như hệ thống quản lý kho đang áp dụng tại công ty: ISO 9001, ISo 14001,
ISO 18001, GMP, HACCP
5. Hệ thống phân phối, vân tải và dịch vụ kho hàng của unilever
a. Vận tải










Vận chuyển hàng hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong
hoạt động chuỗi cung ứng và sẽ ngày càng tăng thêm bởi chi

phí cho vận chuyển chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong tổng
chi phí logicstics
Vận tải là cầu nối hữu hình giữa công ty với nhà cung cấp và
khách hàng
Vận tải tạo gia giá trị gia tăng bằng cách cung cấp lợi ích về
không gian và thời gian cho hàng hóa
Chi phí vận chuyển ngày càng trở nên quan trọng khi công ty
hoạt động ở phạm vi toàn cầu
Việc xác định đường đi của các phương tiện vận tải sao cho
chi phí phân phối là thấp nhất nhưng vẫn thỏa mãn nhu cầu
khách hàng là không thế thiểu trong chuỗi cung ứng
Vận chuyển bên ngoài chiếm 1 phần lớn chi phí vận tải


b. Dịch vụ nhà kho
 Khái niệm
• Nhà kho là nơi chuỗi cung ứng lưu trữ nguyên vật liệu và

hàng hóa
• Nhà kho cung cấp lợi ích về không gian và thời gian cho
nguyên vật liệu , sản phẩm và cho phép công ty sử dụng dịch
vụ khách hàng làm công cụ cạnh tranh tạo ra giá trị gia tăng
linh hoạt
 Chức năng
• Tập hợp hàng để vận chuyển
• Trộn hàng hóa
• Trung chuyển hàng trong ngày
• Dịch vụ
• Ngăn ngửa rủi ro
• Điều hòa

 Vai trò gia tăng giá trị của nhà kho
Vai trò gia tăng giá trị

Lĩnh vực cân bằng

Tập hợp
Trộn hàng hóa
Dịch vụ
Ngăn ngừa rủi ro

Vận chuyển
Giải quyết đơn hàng
Thời gian chờ hàng,hết hàng
Khi hết hàng


Điều hòa sản xuất

Sản xuất

c. Hệ thống phân phối
 Về kho bãi và phân phối
• Unilever lựa chọn hướng đi outsourcing hệ thống phân phối của

mình với đối tác là tập đoàn Linfox của Úc. Để đánh dấu cho việc
hợp tác đó là việc chuyển giao toản bộ nhà xưởng, lực lượng lao
động tại 3 địa điểm phân phối chính của Unilever là Bắc Ninh,Đà
Nẵng, VSIP Bình Dương
• Trung tâm phân phối chính ở miền nam tại VSIP Bình Dương có
tổng diện tích kho bãi lên đến 10ha là trung tâm phân phối hàng hóa

lớn nhất Việt Nam, trong đó diện tích nhà kho là 33.000 m2 ,sức
chứa 20.000 tấn, công suất sản xuất có thể lên đến 2000 tấn/ngày
• Trung tâm phân phối có 3 chức năng chính : Chuyển hàng cho các
đại lý ở miền Trung, miền Tây, miền Nam ; trung chuyển hàng từ
Tp.HCM ra 2 trung tâm phân phối của Unilever tại Bắc Ninh và Đà
Nẵng ; xuất khẩu hàng đi 18 nước trên thế giới : Hồng Kông,
Malaysia, Thái Lan….
• Trung tâm phân phối tại Bình Dương không chỉ có diện tích lớn nhất
mà còn có cách bố trí, sắp xếp, điều hành hiện đại nhất VN và các
nước đang phát triển trong khu vực đáp ứng nhu cầu về lưu kho và
phân phối ngày càng lớn của Unilever VN giúp sp đến tay khách
hàng nhanh chóng và khi đi vào hoạt động trung tâm phân phối của
Unilever còn tạo ra công ăn việc làm cho 1000 lao động ( theo ông
Greg Sullivan – PCT chuỗi cung ứng Unilever tại Vn)
 Về phân phối hàng hóa cho các nhà bán buôn
Unilever thực hiện vi tính hóa toàn bộ hoạt động giao nhận hàng của mình. Việc
ứng dụng thành công VMI và e-Order cho các key account giúp giảm lượng tổn
kho đáng kể của đổi tác và bài toán về tồn kho của các nhà bán buôn hiện nay

II.

Thiết kế bao bì tại Unilever

Logo trên tất cả các bao bì của unilever


Theo Unilever, thiết kế mới của họ là sự tổng hòa của tất cả những gì cần thiết nhất
cho cuộc sống, và mỗi biểu tượng cũng là đại diện cho một lĩnh vực kinh doanh của
họ. Ví dụ: áo sơ mi (bên dưới hình trái tim) là biểu tượng cho quần áo (ám chỉ các sản
phẩm về giặt tẩy).

Bao bì hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, phân phối và tiếp thị
sản phẩm ra thị trường. Ngày nay, bao bì không chỉ để trình bày, mô tả, quảng cáo cho
sản phẩm hay đơn thuần là vật bảo quản, chứa đựng sản phẩm mà bao bì còn đảm
nhận vai trò như một công cụ tiếp thị cho sản phẩm, là hình ảnh tượng trưng cho sản
phẩm và có vai trò quan trọng trong việc quyết định mua hàng của khách hàng.


Bảo vệ sản phẩm

Đây là chức năng nguyên thủy nhất của bao bì. Bao bì giúp bảo vệ sản phẩm bên
trong khỏi bị vỡ, tránh rung, va đập, ảnh hưởng của nhiệt độ và môi trường bên


ngoài.



Chức năng ngăn cách

Ngăn cách không cho sản phẩm bị dính nước, bụi bẩn. Bao bì cũng giúp ngăn cách
sản phẩm không bị ô xy hóa hay bị nhiễm khuẩn.



Giúp vận chuyển dễ dàng hơn

Một số loại sản phẩm nếu không có bao bì sẽ không có khả năng vận chuyển. Ví dụ:
đường, muối, café rang xay, hạt nêm … trong trường hợp này bao bì là phương thức
đơn giản và hiệu quả mang sản phẩm đến người tiêu dùng.




Truyền tải thông tin

Một trong những chức năng cơ bản và cổ xưa nhất của bao bì là để truyền tải thông
tin. Những thông tin được in ấn trên bao bì bao gồm cả những thông tin bắt buộc hoặc
không bắt buộc như: tên sản phẩm, thành phần cấu tạo, công dụng, chức năng, thông
tin nhà sản xuất, hạn sử dụng …



Giảm thiểu trộm cắp

Bao bì luôn được thiết kế để bao gói sản phẩm và chỉ mở được 1 lần. Vì thế, một khi
đã mở bao bì thì người ta không thể đóng lại được nữa hoặc khi đóng lại sẽ để lại dấu
hiệu nhận biết. Chính điều này làm giảm nguy cơ sản phẩm bị ăn trộm.


Đảm bảo tiện lợi

Sản phẩm được đóng gói bao bì có thể dễ dàng vận chuyển, phân phối, bày bán trên
giá kệ siêu thị, mở ra và đóng vào, sử dụng nhiều lần.




Marketing

Bao bì là một vũ khí bí mật trong marketing. Bao bì giúp tác động đến người mua và
khích lệ hành vi của người tiêu dùng. Ngày nay, vai trò của bao bì ngày càng trở nên

quan trọng hơn trong việc xây dựng một thương hiệu mạnh và nhất quán. Các doanh
nghiệp quan tâm đến việc thiết kế bao bì chuyên nghiệp, ấn tượng như một lợi thế bán
hàng hiệu quả, giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng và đồng thời giảm chi phí
cho các hoạt động quảng bá sản phẩm.

1. Thiết kế nội thất

Hiểu được tâm trí của khách hàng thật ra không khó. Một nhà thiết kế bao bì chỉ cần
thu thập đầy đủ mọi nhu cầu, sở thích, thói quen và tình cảm của từng khách hàng, từ
đó, lọc ra những yếu tố cần thiết để tạo nên một bao bì hoàn hảo trong mắt người tiêu
dùng.

Tại bộ phận thiết kế bao bì thực phẩm ở tập đoàn Uniliver, mặc dù không trực tiếp
nói ra nhưng hầu hết mọi người đều tuân theo nguyên tắc trên.


Tập đoàn Uniliver sở hữu một số những thương hiệu hàng đầu trong ngành thực phẩm
nhờ vào nguyên tắc làm việc như vừa nêu: luôn đặt mình vào vị trí của khách hàng khi
bắt tay vào thiết kế bao bì - một việc không hoàn toàn đơn giản, nhưng trái lại, nó đòi
hỏi một sự sáng tạo không ngừng kể cả trong việc cải tiến lẫn thiết kế bao bì mới cho
một sản phẩm. Tại Uniliver, công đoạn thiết kế bao gồm đánh giá những bao bì mẫu
và cả việc cử nhân viên thiết kế quan sát người tiêu dùng tại các cửa hàng, siêu thị.
Lisa Klauser - Phó Giám đốc về Tiếp thị hỗn hợp của mảng thực phẩm trong Unilever
- và Vincent Masotta - Giám đốc thiết kế giải thích cách làm việc tại Uniliver và
những thành công mà họ đạt được khi đi theo nguyên tắc làm việc trên.
Đội ngũ nhân viên của Klauser quản lý 10 thương hiệu mạnh nhất của Uniliver trong
đó có Hellman’s, Bertolli, Lipton và Wish-Bone. Công việc của nhóm bao gồm các
hoạt động tiếp thị, họach định và mua sóng (media), tổ chức sự kiện, phát mẫu thử,
thiết kế và cải thiện bao bì.
8 nhân viên (trong đó có 5 chuyên gia thiết kế) làm việc bên ngoài trụ sở của Uniliver

tại Englewood Cliffs, NJ. Masotta cho biết trong một số ngày nhất định có đến khoảng
12 nhân viên thiết kế độc lập làm việc tại trung tâm, giúp cả nhóm có thể giải quyết
công việc một cách linh hoạt.
2. Quản lý thương hiệu thông qua bao bì

Nhóm thiết kế bao bì ở bộ phận thực phẩm của Uniliver đã được thành lập cách đây
20 năm nhưng theo lời Klauser thì trong 3 năm trở lại đây, công việc này tiến triển
khá nhanh khiến cho công việc của người thiết kế ngày càng xích gần hơn với công
việc của các giám đốc nhãn hiệu.
Masotta cũng đồng ý rằng thiết kế bao bì ngày càng trở nên thực tế và mang tính chiến
lược hơn trước đây. Phương châm chung, theo ông, chính là “cân đối các mục tiêu
mới với tài sản vốn có” bằng cách kết hợp mục tiêu thiết kế với sức hút của các
thương hiệu Uniliver sở hữu.
Tuy nhiên công việc thiết kế không chỉ đơn thuần dựa trên lý trí và mục tiêu mà còn
phải nhờ vào óc sáng tạo và lòng nhiệt tình. Theo Klauser, “một bao bì hoàn hảo phải
hoàn toàn thu hút khách hàng tại mọi thời điểm tiếp xúc”, và điều này chỉ có thể đạt
đựơc khi “người thiết kế bắt được tín hiệu thị giác đóng vai trò chủ yếu trong duy trì
sức mạnh của thương hiệu.”
Đồng thời, như Masotta lưu ý, khi thiết kế một bao bì mới, các nhân viên phải luôn
tránh không được phá hỏng niềm tin khách hàng đã đặt vào hệ thống nhận diện
thương hiệu và những đặc tính giúp thể hiện chất lượng sản phẩm.


Ngoài ra, để có thể liên kết các tín hiệu thị giác với thời điểm tiếp xúc với khách hàng,
nhóm thiết kế có thể viện đến bộ phận nghiên cứu thị trường số 1 của Uniliver, họ có
thể cung cấp những thông tin hữu ích qua thăm dò ý kiến người tiêu dùng về thiết kế
và phản ứng chung khi khách hàng tiếp xúc với một kiểu bao bì mới.
Khối lượng công việc của đội ngũ thiết kế khiến mọi người phải giật mình. Để duy trì
niềm tin nơi khách hàng, họ phải quản lý đến hơn 1000 thành phần bao bì người tiêu
dùng gặp trên thị trường, kể cả những mẫu được thiết kế lại.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến lượng công việc đồ sộ như trên là vì một bao
bì thường đa thành phần, ví dụ, bao bì của sốt trộn salad Wish-Bone gồm các yếu tố
người tiêu dùng tập trung chú ý nhiều nhất là nhãn hiệu ở cổ chai, trước và sau chai,
lớp giấy dán; mỗi thành phần đều là một tiếp điểm với khách hàng và có ảnh hưởng
đến hành vi tiêu dùng. Ngoài ra, việc chỉnh sửa bao bì cũng không hẳn là đơn giản.
Sau khi một sản phẩm được tung ra thành công trên thị trường, thì từ “mới” trên bao
bì trong đợt sản xuất tiếp theo phải được xoá đi.
Bất chấp áp lực công việc đè nặng, đội ngũ thiết kế ở Uniliver luôn tìm ra được những
hướng tiếp cận mới và hoàn thành nhiệm vụ một cách hoàn hảo nhất. Sự phối hợp
giữa các nhân viên tài giỏi ở Uniliver và các công ty thiết kế bên ngoài chắc chắn sẽ
mang đến cho các giám đốc thiết kế những lựa chọn tối ưu.
3.

Ứng dụng khoa học công nghệ

Đội ngũ thiết kế ở Uniliever được trang bị tối tân để luôn có thể đáp ứng được các
yêu cầu trong công việc. Các chương trình được sử dụng thông dụng nhất trong thiết
kế là Adobe Illustrator, Photoshop và Acrobat. Phần mềm Final Cut Pro. được sử
dụng trong biên tập các video kỹ thuật số và Carrara của Eovia Corp được dùng để xử
lý hình ảnh 3 chiều, hoạt họa và trình diễn.
Theo Masotta, hình mẫu 3 chiều là một công cụ cực kỳ quan trọng trong thiết kế bao
bì, điều này giải thích vì sao trong đội ngũ thiết kế tại Uniliver luôn luôn có mặt một
chuyên gia xử lý hình ảnh 3 chiều. Kỹ thuật này giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và
chi phí khi thay thế cho cách chụp ảnh thông thường, đồng thời cũng cực kỳ hữu dụng
trong việc xây dựng nên những phông ảo mà vẫn đạt được hiệu quả hình ảnh như
mong muốn thay vì phải tạo nên những phông thật rất tốn kém.
Trong công việc thường nhật của mình, đội ngũ nhân viên ở Uniliver không chỉ
chuyên nghiệp trong việc thiết kế mà còn ở tác phong cực kỳ nhanh nhẹn, nhờ đó họ
luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ đúng thời hạn, kể cả những lúc cấp bách nhất để giành
được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.



Ngay cả Klauser cũng nhận xét rằng các nhân viên trong nhóm của bà có khả năng
làm việc nhanh như tia chớp, và điều này được chứng thực khi năm ngoái, Uniliver
quyết tâm làm người đứng đầu trong việc tung ra hàng loạt những loại thực phẩm giúp
giảm cân Carb Options, những sản phẩm giảm béo bắt nguồn từ 6 loại thực phẩm
được ưa chuộng nhất của Uniliver. Cả nhóm thiết kế đã phải làm việc cật lực để hoàn
tất 17 SKU chỉ trong vòng 2 tuần lễ. Theo Masotta, chính sự linh hoạt trong phân chia
công việc đã giúp họ vượt qua được thử thách này.
4. Tiến trình làm việc

Quy trình thiết kế ngày càng được thực hiện nhanh chóng hơn, thời gian được rút
ngắn đáng kể. Trước đây, từ khi phác thảo cho đến thời điểm xuất hiện trên thị trường
thường kéo dài từ một năm đến một năm rưỡi, giờ chỉ mất từ ba đến tám tháng.
Đối với đội ngũ ở Uniliver, mẫu bao bì nổi bật phải thể hiện chính xác thông điệp về
sản phẩm bên trong. Thiết kế bao bì mới của Hellman’s Masterbrand đã góp phần
củng cố những đặc tính độc đáo của thương hiệu khi chuẩn hoá những yếu tố hình ảnh
nhất quán hơn trên tất cả các sản phẩm. Màu xanh dương và vàng đặc trưng của
Hellman’s vẫn được giữ lại và có thêm những đường cong vàng và trắng sinh động.
Logo mới thể hiện sức sống mạnh mẽ luôn gắn liền với thương hiệu Hellman’s trên
khắp thế giới.”
5. Học hỏi từ những sai lầm

Klauser cho biết trong hàng trăm mẫu thiết kế mới có một mẫu thành công, tuy nhiên,
sai lầm trong thiết kế là một điều tốt vì nó mang lại cho nhân viên những bài học kinh
nghiệm quý báu.
Theo Klauser, kỹ năng quan trọng nhất của nhân viên thiết kế bao bì là khả năng thấu
suốt suy nghĩ của khách hàng mục tiêu. Các nhân viên của Uniliver có thể rèn cho
mình bằng cách tiếp xúc thường xuyên với người tiêu dùng, cùng với đội ngũ nghiên
cứu thị trường gặp gỡ và cùng đi mua sắm với khách hàng. Như vậy, người thiết kế

trở thành một đối tác kinh doanh thật sự trong công tác tiếp thị thành công của các sản
phẩm Uniliver.
Klauser kết luận, chính sự kết hợp giữa tài năng sáng tạo và tác phong làm việc
nghiêm túc đã góp phần không nhỏ vào việc biến thiết kế bao bì thành lợi thế cạnh
tranh cho Uniliver.

UNILEVER CAM KẾT SỬ DỤNG CÁC NGUỒN GIẤY VÀ BAO BÌ GIẤY PHÙ HỢP VỚI M

Unilever cam kết trong vòng mười năm sử dụng các nguồn giấy và bao bì giấy phù hợp với môi trườ

Unilever nhà tiêu dùng vật liệu khổng lồ đã đưa ra kế hoạch đến năm 2015, 75% vật tư giấy và bao b


"... Điều quan trọng là chúng tôi thúc đẩy hoạt động lâm nghiệp bền vững và giúp chống nạn phá rừn

"Chúng tôi cam kết làm việc trong các quan hệ đối tác với tất cả các nhà cung cấp của chúng tôi để từ

Logo chứng thực trên bao bì sản phẩm
Vật tư được chấp nhận đưa vào sử dụng sẽ được chứng nhận bởi Hội đồng quản lý rừng FSC (Forest

Hai logo này sẽ xuất hiện trên bao bì sản phẩm ngang thương hiệu nhằm gia tăng ý thức của người ti

Ưu tiên sử dụng vật tư được chứng nhận FSC
Unilever tuyên bố sẽ ưu tiên vật tư được chứng nhận FSC khi tìm nguồn cung ứng vật tư mới, như m

Mặc dù mục tiêu 100 % nguồn cung ứng giấy và bao bì giấy phù hợp môi trường được miêu tả là "nh

Tất cả các nhà cung cấp được yêu cầu phải tiến hành tự đánh giá, việc đánh giá sẽ được kiểm toán thư

Giảm tác động môi trường trong khi phát triển kinh doanh

Đầu năm nay, Giám đốc điều hành Unilever-Paul Polman đã tiết lộ kế hoạch mở rộng kinh doanh đồ

Unilever đã nỗ lực bền vững cung cấp và đóng góp một phần quan trọng trong việc tìm nguồn cung ứ




×