Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Phân tích ngành dầu khí việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.12 KB, 15 trang )

Họ và tên: Lê Nguyên Phúc
Lớp: QTKD K26.2
Bài tập cá nhân số 2 - Môn Quản trị chiến lược
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA NGÀNH DẦU KHÍ VIỆT NAM
1. Định nghĩa và mô tả ngành
1.1. Định nghĩa

Theo Luật Dầu khí Việt Nam (1993) “Dầu khí” là dầu thô, khí thiên nhiên và
hydrocarbon ở thể khí, lỏng hoặc rắn trong trạng thái tự nhiên nhưng không kể than,
đá phiến sét, bitum hoặc các khoáng sản khác có thể chiết xuất được dầu. “Hoạt động
dầu khí” là hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí, kể cả các
hoạt động phục vụ trực tiếp cho các hoạt động này. Có nhiều cách chia hoạt động dầu
khí ra thành các lĩnh vực khác nhau. Ở đây, hoạt động dầu khí được chia thành ba lĩnh
vực hoạt động chính:
(1) Hoạt động tìm kiếm - thăm dò - khai thác (còn gọi là lĩnh vực thượng nguồn, hoặc
khâu đầu, hoặc Upstream) được tính từ khi bắt đầu các hoạt động khảo sát địa vật lý,
xử lý tài liệu địa chấn, khoan thăm dò v.v... cho tới khi đưa dầu hoặc khí lên tới miệng
giếng.
(2) Hoạt động vận chuyển - Tàng trữ dầu khí (còn gọi là lĩnh vực trung nguồn, hoặc
khâu giữa, hoặc Midstream) là khâu nối liền khai thác với chế biến và tiêu thụ. Quá
trình phát triển của nó gắn liền với quá trình khai thác dầu khí, bao gồm các kho chứa,
các hệ thống vận chuyển bằng đường ống và tàu dầu.
(3) Các hoạt động thuộc lĩnh vực chế biến dầu khí, kinh doanh phân phối sản phẩm
v.v... (còn gọi là lĩnh vực hạ nguồn, hoặc khâu sau, hoặc Downstream): bao gồm các
hoạt động lọc, hoá dầu, chế biến dầu và khí. Nó được tính từ khi nhận dầu (hay khí) từ
nơi xuất của khu khai thác đến quá trình lọc, chế biến, hoá dầu và kinh doanh phân
phối các sản phẩm dầu, khí đó.Trên thế giới, mỗi công đoạn có sức hấp dẫn riêng của
nó và có quan hệ phụ thuộc hoặc quyết định chi phối lần nhau.
1.2. Đặc trưng chung của ngành dầu khí

Dầu khí không chỉ mang lại nguồn ngoại tệ to lớn cho nhiều quốc gia mà còn là


nguồn năng lượng quan trọng nhất hiện nay cho sự phát triển kinh tế.Chính vì vậy mà
các quốc gia không ngừng tìm kiếm, khai thác, tranh chấp và kể cả dùng vũ lực gây ra
các cuộc xung đột kéo dài. Qua quá trình hoạt động và phát triển của ngành công


nghiệp dầu khí, đứng trên góc độ của nhà đầu tư, có thể rút ra các đặc trưng chính của
ngành công nghiệp dầu khí như sau:
-

Chịu nhiều rủi ro: Hoạt động dầu khí liên quan tới tìm kiếm tài nguyên thiên nhiên
dưới lòng đất nên không thể khẳng định một cách chắc chắn kết quả của quá trình đầu
tư. Đôi khi có thể đầu tư lớn nhưng không thu được hoặc thu không đủ vốn đầu tư.
Những rủi ro đó không chỉ tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên (địa chất) mà cả điều kiện
về kinh tế, chính trị.

-

Ứng dụng công nghệ cao và cần lượng vốn đầu tư lớn: Do điều kiện khai thác dầu khí
tại những vùng nước sâu, xa bờ, điều kiện địa chất thủy văn phức tạp nên đòi hỏi lĩnh
vực này phải ứng dụng hầu như tất cả những công nghệ tiên tiến nhất đã được phát
minh trên thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Để ứng dụng được những công
nghệ cao thì cần phải có một lượng vốn đầu tư khá lớn. Do vậy, mọi nhà đầu tư vào
lĩnh vực dầu khí đều phải tính đến khả năng sử dụng lượng vốn lớn và ứng dụng công
nghệ tiên tiến nhất hiện có.

-

Mang tính quốc tế: Do chịu nhiều rủi ro và sử dụng vốn đầu tư lớn cho nên hợp tác
quốc tế trở thành một đặc thù mang tính phổ biến của ngành Dầu khí. Rất khó có thể
tìm thấy một công ty hay quốc gia nào có hoạt động dầu khí lại không có hợp tác

quốc tế. Hợp tác quốc tế nhằm mục đích san sẻ rủi ro và tạo ra một lượng vốn đầu tư
đủ lớn cho hoạt động của mình.

-

Lĩnh vực đầu tư có khả năng đem lại siêu lợi nhuận: Khi các phát hiện dầu, khí có
tính thương mại và đưa vào phát triển, khai thác thì sẽ thu được một khoản lợi nhuận
lớn. Thông thường, nếu có phát hiện thương mại, chi phí cho một thùng dầu chỉ bằng
khoảng 1/3 giá bán. Có thể nói, nhờ đặc trưng rất hấp dẫn này mà các nhà đầu tư đã
chấp nhận rủi ro để bỏ vốn đầu tư vào hoạt động dầu khí.

-

Công nghiệp dầu khí có tính lan tỏa cao: Sự phát triển của ngành công nghiệp dầu khí
có tính lan tỏa cao và ảnh hưởng đến thị trường cũng như sự phát triển của các ngành
khác. Sự gắn liền và nhạy cảm với thị trường được xem xét trên hai góc độ: Thị
trường cho các sản phẩm thượng nguồn (dầu thô) là thị trường thế giới, việc mua bán,
giá cả theo thị trường thế giới; Nguyên liệu đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm
(đầu ra) của lĩnh vực hạ nguồn dầu khí rất nhạy cảm vềthị trường. Do vậy, khi quyết
định đầu tư cho một dự án dầu khí nói chung cần phải tính đến tính nhạy cảm của thị
trường và hiệu quả kinh tế của dự án.
1.3. Lịch sử hình thành và phát triển ngành công nghiệp dầu khí ở Việt Nam

- Việt Nam bắt đầu tiến hành khảo sát, tìm kiếm thăm dò dầu khí từ năm 1945.


- Năm 1969, Liên đoàn Địa chất 36, tiền thân là Đoàn Địa chất 36, có nhiệm vụ xây
dựng, quy hoạch, kế hoạch nghiên cứu tìm kiếm và thăm dò dầu mỏ và khí đốt ở
trong nước.
- Năm 1975, Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam được thành lập trên cơ sở Liên

đoàn địa chất 36 và một bộ phận thuộc Tổng cục Hoá chất.
- Năm 1976, phát hiện dòng khí thiên nhiên đầu tiên ở huyện Tiền Hải - Thái Bình
- Năm 1981, Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt-Xô (Vietsovpetro) được thành lập.
- Năm 1984, hạ thuỷ chân đế giàn khoan dầu khí đầu tiên của Việt Nam (MSP-1) tại
mỏ Bạch Hổ
- Ngày 26/6/1986 Việt Nam đã có tên trong danh sách các nước khai thác và xuất
khẩu dầu thô thế giới.
- Tháng 4/1990, Tổng cục Dầu khí Việt Nam được sáp nhập vào Bộ Công nghiệp
nặng.
- Tháng 6/1990, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam được tổ chức lại trên cơ sở các đơn
vị cũ của Tổng cục Dầu khí Việt Nam.
- Tháng 5/1992, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam trực thuộc Thủ tướng Chính phủ và
trở thành Tổng công ty Dầu khí quốc gia với tên giao dịch quốc tế là Petrovietnam.
- Năm 1993, Luật Dầu khí được ban hành.
- Ngày 29/5/1995, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Tổng Công ty Nhà nước
với tên giao dịch quốc tế là Petrovietnam.
- Cuối năm 2005, nhà máy Lọc dầu Dung Quất được khởi công xây dựng với vốn đầu
tư là 2,5 tỉ USD.
- Tháng 8/2006, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ nước
CHXHCN Việt Nam quyết định là Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Tên
giao dịch quốc tế là VIETNAM OIL AND GAS GROUP; gọi tắt là Petrovietnam, viết
tắt là PVN.
- Tháng 7/2010, chuyển tư cách pháp nhân của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành
Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
1.4. Vai trò của ngành dầu khí đối với nền kinh tế Việt Nam

Dầu khí là nguồn năng lượng quan trọng trong quá khứ, hiện tại và tương lai của thế
giới. Đối với những quốc gia có tiềm năng dầu khí, việc tìm kiếm thăm dò, khai thác,
kinh doanh dầu khí trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế quốc



dân và mang lại lợi nhuận cao. Xuất phát từ nguồn thu nhập và lợi nhuận cao nên việc
tích tụ tư bản từ dầu khí thường nhanh chóng và lớn. Vì vậy, dầu khí có ưu thế trong
việc đóng góp vào ngân sách quốc gia và hỗtrợ cho các ngành khác phát triển. Ngoài
ra, dầu khí còn là nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động an ninh, quốc phòng,
một yếu tố không thể thiết trong việc đảm bảo sự ổn định và phát triển của mỗi quốc
gia.
Đối với nền kinh tế của Việt Nam, dầu khí có vai trò rất quan trọng trong quá trình
CNHHĐH. Công nghiệp dầu khí là ngành kinh tế, kỹ thuật đa ngành và liên ngành, là
khâu đầu cung cấp nguyên, nhiên vật liệu và các sản phẩm hóa dầu cho các ngành
công nghiệp khác như điện lực, hóa chất, … Hàng năm, ngành dầu khí đã có những
đóng góp rất lớn (từ 25-30%) vào tổng thu ngân sách Nhà nước. Sự phát triển của
ngành dầu khí ngoài việc mang lại hiệu quả kinh tế cao còn góp phần đảm bảo an
ninh năng lượng trong nước và thúc đẩy phát triển KT-XH của các địa phương.
a. Vị trí ngành dầu khí Việt Nam trong xuất khẩu

Xuất khẩu dầu thô trong những 2004- 2008, luôn đứng đầu trong các mặt hàng xuất
khẩu của nước ta với tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, đóng góp trung bình khoảng
15% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Tuy nhiên, xu hướng xuất khẩu dầu thô đang có
chiều hướng giảm dần và tỷ trọng này đã giảm xuống mức 11% năm 2009 và 6,9%
năm 2010, đứng sau các sản phẩm như dệt may (15.6%), giày dép (7.1%) và thủy sản
(6.9%). Năm 2011, ngành đã vươn lên dành lại vị trí thứ 2 với mức đóng góp 7,6%,
chỉ sau ngành dệt may. Trong 6 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của ngành
tăng 12.5% đạt 3.8 tỷ USD. Tuy vậy, do lĩnh vực hàng điện thoại tăng mạnh, tăng
129.8%, nên tỷ trọng xuất khẩu của ngành dầu khí giảm còn 7.2% và đứng ở vị trí thứ
3.


a. Đóng góp ngành dầu khí cho ngân sách Nhà nước
Ngành dầu khí đóng góp nhiều nhất vào ngân sách Nhà nước đặc biệt là những năm

trước đây. Mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu đang giảm dần song ngành dầu khí Việt
Nam vẫn là đơn vị duy trì mức đóng góp khoảng 18-22% tổng GDP cả nước. Trong
năm 2010 Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã đạt doanh thu trên 48.000 tỷ đồng,
tương đương 24 tỷ USD và chiếm khoảng 20% GDP. Năm 2011 tổng doanh thu của
toàn tập đoàn đạt 675.3 nghìn tỷ; lợi nhuận trước thuế đạt 89,4 nghìn tỷ, nộp ngân
sách 160,8 nghìn tỷ.

1.5. Thực trạng ngành dầu khi Việt Nam

Việt Nam được xếp thứ ba trong khu vực Đông Nam Á và thứ 31 trên thế giới về sản
lượng dầu thô và khí đốt.Ngành dầu khí có mức đóng góp khoảng 20% - 25% GDP
hàng năm của Việt Nam.Ngành dầu mỏ của Việt Nam chỉ mới đi vào khai thác nên
vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng trong nước.Hiện nay, nước ta chủ yếu vẫn
là khai thác để xuất khẩu dầu thô, nhập khẩu dầu tinh phục vụ cho nhu cầu nội địa.
Một số nhà máy lọc dầu đã đi vào hoạt động như nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà
máy lọc dầu Nghi Sơn … nhưng mới chỉ cung cấp được khoảng 30% nhu cầu nội địa.
Giai đoạn từ 2009 đến nay, công tác khai thác đã có những bước tiến triển
tốt.Petrovietnam liên tiếp hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.Trong 6 tháng năm
2013, nhờ hoạt động của ba giếng dầu khí mới, cụ thể là Hải Sư Trắng (19/05), Hải


Sư Đen (19/06) và Thỏ Trắng (30/6), tổng sản lượng đầu ra dầu khí của Việt Nam
tăng 5% so với với cùng kỳ năm trước và đạt tổng cộng 13.64 triệu tấn quy đổi, trong
đó có 8.34 triệu tấn dầu thô và hơn 5.3 tỷ mét khối khí. Hiện nay, dầu thô khai thác
chủ yếu được xuất khẩu trong khi khí tự nhiên là hoàn toàn được sử dụng cho tiêu
dùng trong nước. Trong 6 tháng đầu năm 2013, khối lượng dầu thô xuất khẩu tăng
1,3% so với năm ngoái và đạt 4.29 triệu tấn. Tuy nhiên vềmặt giá trị lại giảm 4,3% so
với năm ngoái, tương đương 3,68 tỷ USD, do giá dầu thô xuất khẩu giảm xuống mức
78 USD/tấn, cùng với xu hướng đi xuống của giá dầu thế giới từ đầu tháng Ba đến
cuối tháng Sáu


Đến nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã ký được 87 Hợp đồng dầu khí với các công
ty dầu khí của Mỹ, Nhật, Nga, Anh, Malaysia, Singapore, Canada, Úc….. và được
phân bổ bố theo các bể: bể Sông Hồng, bể Phú Khánh, bể Tư Chính - Vũng Mây, bể
Nam Côn Sơn, bể Cửu Long, và bể Ma Lay - Thổ Chu. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
đã triển khai thành công hoạt động tìm kiếm, thăm dò khai thác ở nước ngoài. Hiện tại
PVN tham gia đầu tư vào 13 dự án thăm dò khai thác dầu khí ở các nước Cuba,
Indonesia, Iran, Tuynidi, Myanmar, Lào, Campuchia, Công gô, và ở Madagasca.
Ngoài ra còn có các dự án phát triển khai thác ở các nước Nga, Venezuela, Algeria, và
Malaysia.
Theo PetroVietnam trữ lượng quy dầu của Việt Nam ước đạt 4,1 - 4,9 tỷ tấn, theo BP
Anh (Statistical review of world energy full report 2011) là khoảng 4,4 tỷ thùng vào
cuối năm 2009. Mặc dù các con số về trữ lượng chỉ mang tính chất tương đối nhưng
cũng cho thấy trữ lượng dầu khí Việt Nam vẫn còn nhiều và là cơ sở để ngành tiếp tục
phát triển lâu dài.


Về các nhà máy lọc hóa dầu: Đến nay, nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam
(NMLD Dung Quất, công suất lọc 6,5 triệu tấn dầu thô/năm. Sản phẩm của Nhà máy
bao gồm: LPG, xăng không chì, dầu hoả, nhiên liệu phản lực, diezen (DO), nhiên liệu
đốt lò (FO) và propylene với chất lượng đạt tiêu chuẩn Việt Nam và khu vực) đang
trong giai đoạn xây dựng, chuẩn bị đưa vào vận hành từ quý I năm 2009. Hiện nay,
Tập đoàn Dầu khí VN đang có kếhoạch đầu tư thêm 2 NMLD tại Nghi Sơn (Thanh
Hóa) và Long Sơn (Bà rịa-Vũng tàu), công suất lọc 10 triệu tấn dầu thô/năm/nhà máy,
dự kiến 2 nhà máy này sẽ hoàn thành và đưa vào vận hành trước năm 2015. Ngoài ra,
một số dự án đầu tư nhà máy lọc dầu khác do nước ngoài đầu tư
được Chính phủ đồng ý về chủ trương như: NMLD Cần Thơ, NMLD Vũng Rô,
NMLD Petrolimex,... hiện cũng đang trình báo cáo đầu tư chờ phê duyệt.
Về các nhà máy điện đạm sử dụng khí: Khí thiên nhiên có vai trò ngày càng quan
trọng trong cán cân năng lượng quốc gia, đã và sẽ đóng vai trò tích cực trong việc giải

quyết nhu cầu năng lượng trong các ngành công nghiệp, thương mại, dân sinh… Với
các lợi thế là nhiên liệu sạch ít gây ô nhiễm môi trường so với các loại nhiên liệu cổ
truyền khác, giá thành rẻ, khí thiên nhiên ngày càng được sử dụng rộng rãi. Đến nay,
các nhà máy điện sử dụng turbin khí gồm: NMĐ Bà rịa (370MW); cụm các NMĐ Phú
Mỹ (tổng công suất gần 4000 MW), 2 NMĐ Cà mau (1500MW). Ngoài ra còn có nhà
máy đạm Phú Mỹ (CS 800.000 tấn/năm) và một số công ty sản xuất gốm sứ cao cấp
tại Vũng tàu và Đồng nai sử dụng khí tự nhiên làm nhiên liệu đàu vào.Trong tương
lai, phát triển công nghiệp khí không những góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
của từng vùng và cả nước mà nó còn là động lực khuyến khích các nhà đầu tư nước
ngoài đầu tư vào ngành dầu khí.
Về các hoạt động tàng trữ và vận chuyển dầu khí: Về Dầu thô, hiện tại Việt Nam chưa
có kho dự trữ dầu thô. Dầu thô trong nước sau khi khai thác được tàng trữ lên các tàu
lớn và xuất khẩu ra nước ngoài. Hiện nay, XNLD Dầu khí Vietsovpetro có 4 tàu chứa
dầu với tổng sức chứa 617.000 tấn, phục vụ cho dự trữ dầu thô thương mại để xuất
khẩu. Về đường ống vận chuyển khí, cho đến nay, tại Việt Nam đã và đang vận hành 4
hệ thống đường ống vận chuyển khí để cung cấp cho các hộ tiêu thụ là các Nhà máy
điện, nhà máy đạm và một số hộ công nghiệp có nhu cầu chuyển đổi sang sử dụng khí
làm nhiên liệu thay cho các loại nhiên liệu truyền thống: Đường ống Tiền Hải C, công
suất 35 tr.m3/năm (1981), Hệ thống đường ống khí Bạch Hổ 2 tỷ m3/năm (1995),
Đường ống NCS 5 tỷ m3/năm (2003), Đường ống khí Thấp áp 1 tỷ m3/năm (2003).
Ngoài ra, trong thời gian tới còn có một số hệ thống đường ống khí chuẩn bị đưa vào
vận hành như: Hệ thống đường ống dẫn khí PM3-Cà mau (Khu vực Tây Nam bộ); Hệ
thống đường ống dẫn khí Phú Mỹ - thành phố Hồ Chí Minh; Hệ thống Đường ống Lô
B - Ô Môn (Khu vực Tây Nam bộ).


2. Phân tích các biến đổi toàn cầu và vĩ mô có thể ảnh hưởng đến ngành trong

tương lai
2.1. Môi trường vĩ mô

2.1.1. Nhân tố địa lý

Việt nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, trong đó dầu khí là một nguồn
năng lượng quý giá được khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất
nước. Ngoài ra, vị trí địa lý ở mũi đầu của khu vực Đông Nam Á, đồng thời có bờ
biển trải dài, có nhiều cảng biển là điều kiện thuận lợi để Việt Nam phát triển các
ngành công nghiệp, giao thông vận tải ... trong đó các hoạt động buôn bán, vận
chuyển dầu khí phát triển mạnh.
Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng dầu khí, với diện tích thềm lục địa và vùng
đặc quyền kinh tế gần 1 triệu km2 bao gồm 8 bể trầm tích Đệ tam: Sông Hồng, Phú
Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay - Thổ Chu, Tư Chính - Vũng Mây, nhóm bể
Trường Sa và Hoàng Sa. Do đặc điểm hình thành và phát triển riêng của từng bể trầm
tích nên chúng có đặc điểm cấu trúc, địa tầng trầm tích cũng như các điều kiện về hệ
thống dầu khí khác nhau, do vậy tiềm năng dầu khí của mỗi bể có khác nhau. Tổng
tiềm năng dầu và khí của Việt Nam khoảng 3,8-4,2 tỷ TOE, trong đó trữ lượng dầu và
khí đã phát hiện khoảng 1,05-1,4 tỷ TOE (trữ lượng khí chiếm tới trên 60%).
2.1.2. Nhân tố chính trị - pháp luật

Sự hỗ trợ của Nhà nước: Từ khi thành lập đến nay Tập đoàn dầu khí Việt Nam luôn
là tập đoàn trực thuộc Nhà nước Việt Nam do Thủ tướng chính phủ trực tiếp nắm giữ
và quyết định phê duyệt các mục tiêu, chiến lược, kế hoạch,... cũng như được sự hỗ
trợ đắc lực về nguồn vốn, công nghệ,... Luật Dầu khí và Luật Đầu tư nước ngoài cũng
được thông qua với những điều kiện địa chất thuận lợi. Nhờ đó, Việt Nam đã thu hút
sự chú ý của các công ty dầu khí lớn trên thế giới đến hợp tác thăm dò khai thác.
Ngoài ra, Nhà nước còn hỗ trợ ngành xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất song
song với việc hỗ trợ Tập đoàn hợp tác tìm kiếm, khai thác dầu thô từ nước ngoài.
Tình trạng độc quyền: Ngành năng lượng nói chung và ngành dầu khí nói riêng có
tác động rất lớn đến nền kinh tế đất nước và an ninh quốc gia nên vẫn nằm trong sự
kiểm soát và trực tiếp quản lý của Nhà nước. Điều này cũng gây ra tâm lư ỷ lại, thiếu
cạnh tranh công bằng làm giảm hiệu quả và gây lăng phí,...Trong thời gian tới mức độ

cạnh tranh ngày càng gây gắt hơn với sự tham gia của các tổ chức Quốc tế, tình trạng
hưởng lợi từ thế độc quyền cũng sẽ giảm dần.
2.1.3. Nhân tố công nghệ


Nhân tố công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triên ngành công
nghiệp dầu khí.Công nghệ khai thác, vận chuyển, lọc dầu và sử dụng khí của Việt
Nam đã có sự cải thiện đáng kể về nhiều mặt sau khi hợp tác và học hỏi ở các nước có
ngành công nghiệp lọc dầu phát triển hơn.
Về thăm dò: PVN đã có thể tự tiến hành thăm dò một phần ở trong nước và đã vươn
ra các nước khác trên thế giới.
Về vận chuyển: PVN đã có những tàu chở dầu thô loại lớn có thể tự vận chuyển dầu
để xuất khẩu. Công ty PV Trans, là công ty con của Tập đoàn, là doanh nghiệp có
năng lực vận tải hàng lỏng lớn nhất Việt Nam với đội tàu vận tải hiện đại gồm 17 tàu
xuyên đại dương với tổng trọng tải gần 600.000 tấn deadweight. Ngoài ra, PV-Trans
vừa tiếp nhận tàu chở dầu thô có trọng tải lớn nhất Việt Nam lên đến 104.000 tấn.
Về lọc dầu: nhà máy lọc dầu đầu tiên Dung Quất với công suất 6,5 triệu tấn dầu sản
phẩm/ năm (tương đương 148.000 thùng/ngày) và đã có kế hoạch mở rộng nâng cấp
công suất lên 9,5 triệu tấn/ngày. Ngoài ra còn một số nhà máy lọc dầu khác đang và sẽ
đi vào hoạt động như nhà máy lọc dầu Vũng Rô, Nghi Sơn, Long Sơn, ...
Về sử dụng khí: Sau khoảng thời gian dài bỏ phí nguồn khí đồng hành do công nghệ
lạc hậu, hiện nay Việt Nam đã có thể sử dụng khí để sản xuất điện, phân bón,và một
số sản phẩm khác, tận dụng nguồn khí đồng hành đem lại tỷ suất sinh lời cao.
2.2. Môi trường toàn cầu

- Sự hội nhập WTO: Việt Nam gia nhập WTO giúp ngành dầu khí Việt Nam có thể
vươn ra thị trường thế giới, học hỏi kinh nghiệm, cải thiện công nghệ,... Tuy nhiên gia
nhập WTO cũng gây một số khó khăn cho ngành như Việt Nam không thể đặt ra hạn
ngạch, hay áp dụng thuế để ngăn cản xuất dầu thô ra bên ngoài, nhằm phục vụ các
nhà máy lọc dầu trong nước. Ngoài ra theo thỏa thuận TRIMS, Việt Nam cũng không

thể yêu cầu bằng luật định các nhà máy lọc dầu trong nước phải mua dầu thô từ các
công ty dầu mỏ trong nước, cũng như luật định hạn chế việc mua dầu từ nước ngoài
của các công ty lọc dầu Việt Nam.
- Tác động của các yếu tố chính trị khu vực và thế giới: Chính sách của một số quốc
gia sản xuất hoặc tiêu thụ một sản lượng lớn dầu thô có thể làm ảnh hưởng tới giá dầu
thô trên thị trường thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng của loại năng lượng này,
người ta sử dụng nó như một công cụ phục vụ cho mục tiêu chính trị.Các nước, đặc
biệt là nước lớn luôn đề ra các chính sách nhằm phục vụ cho lợi ích của chính họ.
Động thái của các nước này như: thay đổi mức dự trữ dầu quốc gia, thái độ chính trị
đối với nước cung cấp một lượng dầu thô lớn cho thế giới v.v... có thể làm thay đổi
giá dầu thô. Bên cạnh những yếu tố chính trị truyền thống, như chiến tranh, xung đột


sắc tộc, tôn giáo, khủng bố đang nổi lên như một yếu tố có ảnh hưởng nhanh và mạnh
tới giá dầu. Không nằm ngoài xu thế của thế giới, Việt nam chịu tác động về chính trị
và khủng khoảng của nền kinh tế thế giới, do vậy ngành dầu khí cần có quy hoạch
phát triển hợp lý nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của nền kinh tế thế giới.
- Chính sách năng lượng của các nước trong khu vực và thế giới: Trong vài năm trở
lại đây, thị trường dầu mỏ đã trải qua nhiều biến động, nhu cầu dầu tăng cao tại các
nước châu Á và châu Mỹ. Cùng với đó là hàng loạt những căng thẳng địa chính trị
như cuộc chiến tranh chống Irac của Mỹ, khủng hoảng hạt nhân ở Iran, ... Tất cả
những yếu tố trên kết hợp lại khiến giá dầu liên tục tăng cao, có lúc lên tới gần 100
USD/thùng, đe doạ tới sự phát triển nền kinh tế thế giới. Trước tình hình đó, tất cả các
quốc gia và các tổ chức dầu khí buộc phải có những chính sách dầu mỏ phù hợp nhằm
đảm bảo an ninh năng lượng cho phát triển.
- Chính sách dầu khí của các nước OPEC: Từ thời điểm thành lập đến nay, tổ chức
các nước xuất khẩu dầu OPEC luôn giữ vai trò tiên phong trong các chương trình
hành động nhằm bình ổn thị trường dầu mỏ. Chính sách bình ổn thị trường dầu mỏ c
ủa OPEC đươc̣ xây dưṇg dưạ trên nhâṇ thức rằng giá dầu quá cao hoăc̣ quá thấp sẽ
hủy hoaị cả các nước khai thác dầu và các nước tiêu thụ dầu . Giá dầu quá cao có thể

tác động tới triển vọng tăng trưởng kinh tế đăc̣ biêṭ là của các nước đang phát triển do
đó s ẽ kìm hãm mức tăng trưởng về cầu đối với dầu mỏ. Ngược lại nếu giá dầu quá
thấp sẽ gây ảnh hưởng tiêu cự c tới tham voṇg phát triển kinh tế, tiến bô ̣xã hôị của
các nước OPEC.
3. Phân tích các biến đổi trong môi trường ngành
3.1. Phân tích SWOT

Điểm mạnh

Điểm yếu

- Thị trường tiêu thụ của ngành dầu khí Việt - Nhu cầu sử dụng sản phẩm của ngành
Nam nói chung còn rất lớn trong vòng 60 phụ thuộc vào sự tăng truởng kinh tế:
năm nữa.
Khi nền kinh tế phục hồi thì nhu cầu sử
- Hưởng nhiều ưu đãi vì đây là ngành chiến dụng dầu gia tăng, tốc độ tăng trưởng
luợc cho sự phát triển kinh tế và an ninh nhanh, và ngược lại.
quốc gia.

- Phụ thuộc hoàn toàn vào giá dầu thế
- Thị phần dầu khí trong nước chiếm 35% giới.
nhờ kế hoạch phát triển và mở rộng hợp lý. - Tập đoàn thuộc sự quản lý của Nhà
- Đồng bộ hoạt động dầu khí trong tất cả các nước nên khả năng linh động trong hoạt


lĩnh vực, từ các hoạt động chính như thăm
dò và khai thác, phân phối, đến các dịch vụ
liên quan đến dầu khí; từ các lĩnh vực đầu ra
của dầu khí như điện, đạm, đến các lĩnh vực
tài chính.


động kinh doanh thấp, tính ỷ lại cao do
tính cạnh tranh thấp.

Cơ hội:

Thách thức:

- Nhân lực cũng như công nghệ chưa
đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu của
ngành.

- Tiếp tục được sự bảo trợ của Nhà nước - Trữ lượng dầu mỏ đang giảm xuống
nên được hưởng nhiều ưu đãi.
do tốc độ khai thác cao hơn so với tốc
- Tiềm năng khai thác còn rất lớn và có thể độ thăm dò.
tiếp tục trong khoảng 60 năm tới.

- Việc mở rộng thăm dò khai thác ra
- Chưa có nguồn năng lượng thay thế: các vùng biển sâu sẽ rất tốn kém, rủi ro và
nguồn năng lượng từ mặt trời, sức gió, sóng đang bị tranh chấp mạnh từ phía Trung
biển … đòi hỏi đầu tư cao trong khi hiệu Quốc.
quả thấp; nguồn năng lượng hạt nhân rất - Việc mở rộng sang các lĩnh vực khác
hiệu quả nhưng lại đang có sự phản đối khá chịu sự cạnh tranh lớn do các tập đoàn
quyết liệt vì hậu quả độc hải của chất thải và công ty khác đã có kinh nghiệm lâu
phóng xạ.
năm hơn.
- Tái cấu trúc Tập đoàn dầu khí sẽ có
ảnh hưởng nhất định đến từng doanh
nghiệp trong ngành.


3.2. Năm lực lượng cạnh tranh
 Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng

Ngành dầu khí là một ngành có rào cản nhập ngành tương đối cao vì có những đòi hỏi
về đầu tư rất lớn cũng như chịu rủi ro cao. Đôi khi đầu tư rất lớn nhưng không thu
được lợi nhuận hay lợi nhuận không đủ bù đắp chi phí
 Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành: Thấp

Việc thăm dò, khai thác các khu dầu mỏ của các tổ chức dầu khí thường được phân
chia theo các vị trí được phép khai thác. Riêng tại Việt Nam, các công ty này hầu như


thuộc sự điều hành của công ty mẹ Tổng công ty dầu khí Việt Nam, do đó mọi hoạt
động đều được sự điều tiết đảm bảo lợi nhuận cho các công ty con.
 Năng lực thương lượng của người mua: thấp

Do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của ngành dầu khí tương đối cao, trong khi nguồn cung
cấp lại không kịp đáp ứng nên, số lượng nhà cung cấp cũng không nhiều nên sự biến
động giá cả ít ảnh hưởng đến nhu cầu người tiêu dùng
 Năng lực thương lượng của nhà cung cấp: thấp

Với đặc điểm ngành, các công ty tự khai thác, sản xuất dầu khí. Nó vừa là nhà cung
cấp vừa là nhà phân phối của nó.
Đồng thời cũng có thể mua năng lượng từ các nhà cung cấp khác nhau.
 Các sản phẩm thay thế: thấp

Với các nguồn năng lượng đang khai thác hiện nay gỗ, sức nước, sức gió, địa nhiệt,
ánh sáng mặt trời, nhiên liệu hóa thạch (than đá và dầu khí tự nhiên) và nhiên liệu
hạt nhân (uranium). Hiện nay, nguồn nguyên liệu hóa thạch chiếm khoảng 80%

nguồn cung cấp năng lượng sơ cấp. Trong đó, phần lớn là dầu mỏ chiếm 40%
năng lượng hóa thạch, tiếp theo là khí thiên nhiên chiếm 24%, và than chiếm khoảng
26%. Như vậy, dầu khí chiếm tới 64% tổng năng lượng đang sử dụng của toàn thế
giới.
Dầu khí là nguồn tài nguyên có hạn và theo dự kiến sẽ chỉ còn có thể khai thác trong
vòng khoảng 60 năm. Chính vì vậy, các lĩnh vực năng lượng khác đang được
ráo riết nghiên cứu và đưa vào khai thác sử dụng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu
cầu bởi giá thành đầu tư cao. Nguồn năng lượng than được cho rằng có thể còn khai
thác được trong 230 năm nữa nhưng do lượng khí CO2 thải ra quá lớn và làm tăng
nhiệt độ trái đất lên nhanh chóng. Năng lượng từ mặt trời, sức gió và sóng biển hiện
nay chỉ cung cấp được 10% trong tổng số năng lượng cần thiết do giá thành cao và
cần một diện tích lớn nên chưa đem lại hiệu quả. Chỉ có năng lượng hạt nhân
(Uranium) là nguồn năng lượng sạch hơn, sử dụng lâu dài và sẽ là nguồn năng
lượng thay thế tốt nhất trong tương lai. Tuy nhiên, nguồn năng lượng này vẫn đang
là vấn đề tranh cãi khá căng thẳng trên thế giới vì mức độc hại của chất thải gây ra với
đời sống một khi bị rò rỉ ra ngoài.
3.3. Chu kỳ ngành

Các hoạt động Dầu khí của Việt Nam thực chất bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ
20 nhưng cho tới những năm 90 vẫn chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thượng nguồn
tức là trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí.Ngành công nghiệp dầu


khí ở Việt Nam đã trảii qua một thời kỳ phát triển phát triển và đến nay nó đang trong
giai đoạn tăng trưởng. Nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ dầu mỏ ngày càng tăng,
không chỉ trong ngắn hạn mà cả trong dài hạn do sự bùng nổ dân số, các ngành công
nghiệp tiếp tục phát triển, đặc biệt là sự bùng nổ của ngành giao thông do nhu cầu đi
lại ngày càng nhiều… Ngoài ra, đây còn là nguồn năng lượng chưa thể thay thế ngay
bằng nguồn năng lượng khác. Theo Viện phân tích An ninh Năng lượng toàn cầu, nhu
cầu tiêu thụ dầu toàn cầu sẽ tăng khoảng 60% trong năm 2020 so với hiện nay. Theo

Tổ chức quản trị thông tin năng lượng (Business Monitori Intemational), nhu cầu tiêu
thụ dầu lỏng của thế giới tăng lên khoảng 107 triệu thùng/ngày trong năm 2030, ở
Việt Nam mức tiêu thụ dầu sẽ tăng và đạt mức 460.000 thùng/ngày vào năm 2014.
Phát sinh
Tăng trưởng

3.4. Các lực lượng dẫn dắt ngành
a. Đầu tư đổi mới công nghệ : Ngành công nghiệp dầu khí cần sự đầu tư đáng kể về

kỹ thuật công nghệ. Tất cả các hoạt động từ khai thác, vận chuyển, lọc dầu, phân
phối đều đòi hỏi các kỹ thuật hiện đại và đổi mới công nghệ
b. Nguồn nguyên liệu: Nguồn tài nguyên dầu khí trong nước có vai trò rất quan

trọng, là điều kiện cần để phát triển ngành công nghiệp dầu khí.
c. Những thay đổi về quy định, chính sách: Ngành năng lượng nói chung và ngành

dầu khí nói riêng có tác động rất lớn đến nền kinh tế đất nước và an ninh quốc gia
nên thường nằm trong sự kiểm soát và trực tiếp quản lý của Nhà nước, mọi chính
sách bảo trợ, kêu gọi hay hạn chế đầu tư nước ngoài đều ảnh hướng trực tiếp đến
các hoạt động và phát triển của ngành dầu khí.


d. Toàn cầu hóa: hội nhập và hợp tác quốc tế là điều kiện và phương tiện để phát

triển ngành Dầu khí cả ở trong và ngoài nước. Hội nhập không chỉ giúp ngành
Dầu khí thu hút vốn và công nghệ đầu tư nước ngoài vào ngành Dầu khí trong
nước, tạo ra thị trường đểtiêu thụ sản phẩm của Ngành mà còn tạo điều kiện để
Việt Nam mở rộng đầu tư cho hoạt động dầu khí ra nước ngoài.
3.5. Các nhân tố then chốt


a. Nguồn nhân lực chất lượng cao: xây dựng lực lượng cán bộ, công nhân dầu khí
mạnh cả về chất và lượng để có thể tự điều hành được các hoạt động dầu khí cả ở
trong nước và ở nước ngoài. Để ngày càng thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào
làm việc trong ngành dầu khí thì cần thiết phải xây dựng và ban hành chế độ tiền
lương và các chế độ chính sách đặc thù để áp dụng trong các lĩnh vực tìm kiếm, thăm
dò và khai thác dầu khí trong nước và đầu tư ở nước ngoài nhằm thu hút các chuyên
gia giỏi làm việc trong lĩnh vực thượng nguồn nhằm giảm thiểu các rủi ro về đầu tư
trong lĩnh vực này.
Thực tế tại Việt Nam cho thấy, đội ngũ nhân lực vận hành và bảo dưỡng của PVN
ngày càng trưởng thành, đã dần thạo nghề và tiến tới thay thế hoàn toàn chuyên gia
nước ngoài như ở nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Liên doanh Việt – Nga (Vietsovpetro)
… Tuy nhiên, so với ngành Dầu khí ở các nước phát triển thường có tỷ lệ người
lao động qua đào tạo đạt 100%, số lượng lao động trình độ cao đẳng, đại học, sau đại
học đạt từ 72% trở lên thì ở Việt Nam con số này còn tương đối thấp, chỉ mới đạt 53%
b. Cơ sở hạ tầng: Việc phát triển ngành dầu khí đòi hỏi phải có một cơ sở hạ tầng đầy
đủ, đồng bộ. Tính đồng bộ trong xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ công nghiệp dầu
khí thể hiện từ khâu khai thác đến vận chuyển và phân phối đến các hộ tiêu thụ dầu
khí trên đất liền: khai thác phát triển mỏ đưa dầu thô và khí đốt vào bờ phải được vận
chuyển qua đường ống dẫn chuyên dụng dầu khí đến tận các hộ tiêu thụ. Việc xây
dựng kết cấu hạ tầng trong ngành dầu khí liên quan đến việc tạo điều kiện và ưu tiên
quỹ đất quy hoạch, các vị trí thuận lợi cảng nước sâu để xây dựng các nhà máy lọc
hóa dầu, hệ thống đường ống dẫn khí và sản phẩm dầu, hệ thống kho cảng xăng dầu,
căn cứ dịch vụ hậu cần cho ngành dầu khí nhằm phát huy tối đa lợi thế về địa lý của
từng quốc gia để phát triển công nghiệp dầu khí nói riêng và phát triển kinh tế nói
chung trong xu thế hội nhập quốc tế và khu vực.
c. Đối mới khoa học công nghệ: Ngành dầu khí là một ngành mang tính toàn cầu hóa,
phụ thuộc nhiều vào môi trường toàn cầu, do đó, việc nhanh chóng tiếp thu và đổi
mới công nghệ là điều tất yếu để tồn tại và phát triển.
3.6. Triển vọng của ngành trong tương lai



Theo OPEC nhu cầu sử dụng nguồn nhiên liệu dầu khí ngày càng tăng nhanh, đặc biệt
là các quốc gia đang phát triển, và đến năm 2025, nguồn cung sẽ không đáp ứng kịp
nhu cầu. Trong khi đó, trữ lượng dầu mỏ có hạn, không thể tái tạo và chưa thể thay
thế bằng nguồn nguyên liệu khác, các mỏ lại phân bố không đều gây khó khăn cho
quá trình tìm kiếm.
Ngành dầu khí trong nước đang phát triển từng bước vững chắc. Nhà máy lọc dầu
Dung Quất sẽ tiến hành mở rộng quy mô nâng công suất lên 9,5 triệu tấn/ ngày và ứng
dụng công nghệ hóa dầu đầu tiên ở Việt Nam đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu
trong nước. Khả năng khai thác được nâng cấp, kể từ năm 2010, PVN đã có những
mỏ được khai thác ở mức sâu hơn 200m so với mực nước biển. Ngoài ra, Việt Nam
còn liên doanh khai thác dầu khí ở các quốc gia khác như Cuba, Venezela, Malaysia,
Iran,...
Theo báo cáo của về năng lượng toàn cầu của BP Việt Nam có hệ số trữ lượng/sản
xuất (R/P) cao nhất Thế giới, hệ số R/P dầu thô là 32,6 lần (đứng đầu khu vực Châu Á
TBD và thứ 10 thế giới) và R/P khí đốt là 66 lần (đứng đầu khu vực Châu Á TBD và
đứng thứ 6 thế giới) cho thấy tiềm năng sản xuất còn rất lớn và tiềm năng khai thác
khí đốt cao hơn so với dầu mỏ. Hiện tại, 100% lượng khí đốt khai thác dùng để phục
vụ nhu cầu sản xuất công nghiệp trong nước, ưu tiên điện và đạm. Trong khi đó, nhu
cầu sử dụng khí đốt sinh hoạt đang có xu hướng tăng cao, vượt khả năng đáp ứng của
PVN. Sự phát triển của ngành dầu khí gắn liền với biến động giá dầu thô thế giới và
triển vọng của nền kinh tế. Hiện nay, giá dầu đang giao dịch ở mức 70 - 80 Usd/thùng.
Ở mức này thì hoạt động của doanh nghiệp dầu khí chưa có gì nổi bật, nhưng về dài
hạn, khi giá dầu quay trở lại mức trên 100 Usd/thùng thì triển vọng của các doanh
nghiệp này là rất tốt.



×