Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

Những yếu tố ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội đến việc hình thành và phát triển các nhóm cảng biển ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 90 trang )

Mục Lục

1


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là một trong số ít nước có vị trí địa lý thuận lợi cho việc xây dựng các
cảng biển hiên đại phát triển ngành hàng hải. Nước ta có đường bờ biển dài 3260 km, có
nhiều vũng, vịnh, cửa sông nối liền với Thái Bình Dương. Thực tế cho thấy, hầu hết các
quốc gia ven biển trên thế giới và trong khu vực đêì trở thành nước có nền kinh tế phát
triển mạnh. Đó là nhờ họ biết phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển đúng hướng bởi cảng
biển là đầu mối giao thông như đường sông, đường bộ, đường sắt phục vụ cho việc giao
lưu hàng hóa, hành khách giữa các khu vực trong một nước và giữa nước đó với các
nước trên thế giới.
Đặc biệt sự phát triển của nền kinh tế thị trường đòi hỏi sự giao lưu hàng hóa đáp
ứng mọi nhu cầu của xã hội ngày càng tăng đã thúc đẩy việc đổi mới phương pháp quản
lý, đổi mới kỹ thuật. Tuy nhiên do cơ chế quản lý cảng biển và cơ sở hạ tầng cảng biển
chưa thống nhất nên hiện nay hệ thống cảng biển Việt Nam còn lạc hậu và chưa thể phát
triển đúng tầm của nó, phần lớn cảng của chúng ta còn nhỏ bé và không hiện đại.
Đồng thời, ngay trong khu vực Đông Nam Á mà Việt Nam là một thành viên, có
rất nhiều cảng phát triển, là cảng tầm cỡ quốc tế như cảng Kaoshiung (Đài Loan), cảng
Hồng Kông (Hong Kong), Port Klang (Malaysia),… Trong đó có cảng Singapore là
cảng đứng đầu thế giới về số lượng hàng hóa thông qua, và là cảng trung chuyển hàng
đầu khu vực. Mỗi cảng có vị trí, đường lối, đặc điểm phát triển khác nhau, tuy nhiên vẫn
có những điểm tương đồng mà chúng ta có thể rút ra bài học từ đó phát triển hệ thống
cảng biển dựa trên lợi thế về điều kiện tựu nhiên và vị trí địa lý đồng thời học hỏi kinh
nghiệm và rút ra bài học từ những nước phát triển.
Nhìn chung thì hệ thống cảng biển Việt Nam được phân bố tương đối phù hợp
với điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của từng khu vực. Hầu hết các cảng biển Việt


Nam hiện có nằm sâu trong các sông vịnh, điều kiện chắn sóng và gió khá tốt. Tuy
nhiên, hệ thống cảng của ta còn gặp nhiều khó khăn. Hầu hết các cảng nằm trên các
triền sông sâu trong phần lục địa, lòng sông hẹp, bị uốn khúc nhiều, sa bồi lớn gây khó
khăn cho việc vận hành tàu thủy trên luồng và khả năng nâng cấp, mở rộng hoặc xây
mới các cảng nước sâu tại các khu hiện nay chưa có. Các cảng miền trung còn chịu ảnh
hưởng trực tiếp của thời tiết, hàng năm thường phải ngừng hoạt động cảng 1.5 – 2 tháng
2


do những đợt gió mùa song lớn. Do đó vẫn phảo khải sát đánh giá chi tiết về luồng lạch,
các điều kiện khai thác, hoạt động cảng để phát triển hệ thống cảng một cách hợp lý.
Tóm lại tác động của tự nhiên, kinh tế xã hội đến sự hính thành và phát triển của
hệ thống cảng biển Việt Nam là có lợi,vị trí địa lý phù hợp cho sự phát triển kinh tế của
các địa phương trong cả nước, nhưng để khai thác được lợi thế đó, hệ thống cảng cần
được sự chú ý đầu tư , các chính sách phát triển hợp lý và hiệu quả. Sự phát triển của hệ
thống cảng biển là cơ sở để phát triển dịch vụ cảng biển ở Việt Nam.
Trên cơ sở phân tích những yếu tố ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và điều kiện
kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hệ thống cảng biển Việt Nam, nhóm tác giả đã chon đề tài
“ Những yếu tố ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội đến việc hình
thành và phát triển các nhóm cảng biển ở Việt Nam” thực hiện với hi vọng sẽ phân
tích được những lợi thế tiềm năng cũng như những khó khăn cho sự phát triển của các
nhóm cảng biển ở Việt Nam, đồng thời tìm ra những giải pháp khả thi để phát triển cho
nhóm cảng biển số 5 làm bài học kinh nghiệm cho các nhóm các khác của Việt Nam
2. Đối tượng nghiên cứu

Trên cơ sở đưa ra những cơ sở lý luận về cảng biển, điều kiện tự nhiên và điều
kiện kinh tế xã hội của Việt Nam, đồng thời phân tích những yếu tố ảnh hưởng của điều
kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đến hoạt động của các nhóm cảng biển ở Việt Nam từ đó
đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động của các nhóm cảng biển ở Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu.


Về mặt không gian: Nghiên cứu tổng quan về hệ thống cảng biển Việt Nam, từ đó
nghiên cứu thực trạng từng nhóm cảng biển và đề xuất một số giải pháp phát triển cảng
biển nhóm 5.
Về mặt thời gian: Phạm vi nghiên cứu dựa trên các số liệu thu thập, điều tra được từ
năm 2008 đến nay. Đồng thời, dựa trên định hướng phát triển của Cảng đến năm 2020.
4. Mục tiêu của đề tài

Nghiên cứu cơ sở lý luận về cảng biển, những yếu tố ảnh hưởng của điều kiện tự
nhiên và kinh tế xã hội đến việc hình thành và phát triển của các nhóm cảng biển ở Việt
Nam.

3


Vận dụng những cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm tìm ra những giải pháp phát
triển hiệu quả và bền vững cho các nhóm cảng biển của Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp thống kê, phân tích tình hình, thu thập dữ liệu thứ cấp.

-

Phân tích phương pháp chuyên gia, trên cơ sở nhận định đánh giá của các chuyên gia về
các mặt, các lĩnh vực của việc phát triển hệ thống cảng biển.

-

Phương pháp phân tích


-

Phương pháp tổng hợp và phân tích,…

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục bảng và hình vẽ, đề tài kết cấu gồm ba
chương:
Chương I: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Việt Nam
Chương II: Phân tích những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đến hoạt
động của các nhóm cảng biển ở Việt Nam
Chương III: Đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động của các nhóm cảng biển ở
Việt Nam

4


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢNG BIỂN VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,
KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM
1.1 Cơ sở lý luận về cảng biển
1.1.1 Khái niệm, phân loại, chức năng cảng biển
a. Khái niệm cảng biển:
Cảng biển một đầu mối giao thông lớn, bao gồm nhiều công trình và kiến trúc,
bảo đảm cho tàu thuyền neo đậu yên ổn, nhanh chóng và thuận lợi thực hiện công việc
chuyển giao hàng hoá/ hành khách từ các phương tiện giao thông trên đất liền sang các
tàu biển hoặc ngược lại, bảo quản và gia công hàng hoá, và phục vụ tất cả các nhu cầu
cần thiết của tàu neo đậu trong cảng. Ngoài ra nó còn là trung tâm phân phối, trung tâm
công nghiệp, trung tâm thương mại, trung tâm dịch vụ, trung tâm cư dân của cả một
vùng.

Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng
kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để bốc dỡ hàng
hoá, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.
+ Vùng đất cảng là vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà
xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, các
công trình phụ trợ khác và lắp đặt trang thiết bị.
+ Vùng nước cảng là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu
cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa
tiêu, vùng kiểm dịch; vùng để xây dựng luồng cảng biển và các công trình phụ trợ khác.
+ Luồng cảng biển là phần giới hạn vùng nước từ biển vào cảng được xác định
bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ để bảo đảm cho tàu biển và các
phương tiện thuỷ khác ra, vào cảng biển an toàn.
b. Phân loại cảng biển
* Theo chức năng, nhiệm vụ
+ Cảng tổng hợp quốc gia

+ Cảng trung chuyển quốc tế

+ Cảng đầu mối khu vực

+ Cảng địa phương

+ Cảng chuyên dụng
* Theo quy mô
+ Cảng biển loại I: là cảng biển đặc biệt quan trọng, có quy mô lớn phục vụ cho
việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng.
5


+ Cảng biển loại II: là cảng biển quan trọng, có quy mô vừa phục vụ cho phát

triển kinh tế - xã hội của vùng, địa phương.
+ Cảng biển loại III: là cảng biển có quy mô nhỏ phục vụ cho hoạt động của
doanh nghiệp.
c. Vai trò của cảng biển
- Cảng biển, với tư cách là một bộ phận quan trọng của cơ sở hạ tầng quốc gia,
vừa là đầu mối giao thông, vừa là mắt xích quan trọng kết nối các hệ thống, loại hình
giao thông vận tải với nhau.
- Là nơi thực hiện các thao tác xếp dỡ hàng hoá từ phương thức vận tải biển sang
các phương thức vận tải khác và ngược lại, qua đó, việc trao đổi, lưu thông hàng hóa
được thuận lợi, tiết kiệm. Tại cảng biển có cung cấp trang thiết bị phục vụ cho tàu, hàng
hóa và hành khách đến cảng.
- Cảng biển là nhân tố quan trọng trong việc tạo sức hút đầu tư, thúc đẩy phát
triển các ngành kinh tế, là hạt nhân cho việc hình thành nên các vùng kinh tế phát triển
của các khu vực, của quốc gia.
- Các cảng biển cùng với hệ thống giao thông nói chung tạo điều kiện cho giao
lưu phát triển kinh tế giữa các địa phương, các vùng, các quốc gia.
- Các cảng biển tùy theo chức năng khi định hướng xây dựng còn có những vai
trò cụ thể khác nhau, chủ yếu là phục vụ cho phát triển kinh tế, khi cần có thể là cảng
quân sự (quốc phòng), tránh bão.
1.1.2 Các yêu cầu đối với cảng biển
Trước đây điều kiện tự nhiên chi phối đến việc lựa chọn nơi xây dựng cảng. Với
sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện nay yếu tố điều kiện tự nhiên không còn là điều
kiện tiên quyết mà còn có nhiều yếu tố khác tác đọng tới việc hình thành cảng biển như
yếu tố kĩ thuật yếu tố kinh tế yếu tố chính trị , văn hoá.
Về mặt địa lý: Các yếu tố địa lý ảnh hưởng tới việc xây dựng cảng biển có thể tổng hợp
thành 3 nhóm chính:
- Vị trí của cảng về mặt điều kiện tự nhiên của bờ biển và hệ thống giao thông
vùng vào cảng.
- Vị trí của cảng so với vùng hậu phương của nó.
- Vị trí của cảng so với vùng tiền phương của nó.

Việc bố trí, quy hoach khu vực cảng phải đảm bảo sao cho thuận tiện và hiệu quả trong
quá trình khai thác cảng.
6


Vận tải: đây là nhân tố chủ yếu quyết định việc quy hoạch cảng biển. Biết được
vùng giao nhận hàng ở hậu phương cũng như tiền phương cảng và khối lượng hàng hoá
cần vận chuyển sẽ làm giảm bớt chi phí tìm kiếm trong quá trình vận tải
Lao động: đóng vai trò đáng kể trong việc quy hoạch xây dựng cảng. Chi phí
nhân công là chi phí phát sinh tại cảng, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như mức thu
nhập bình quân của vùng, nguồn lao động, trình độ chuyên môn…
Đất đai: chi phí đất đai ngày càng thể hiện rõ trong vấn đề quy hoạch cảng do
việc mở rộng cảng để tăng lượng hàng lưu thông qua cảng, tăng trọng tải tàu có thể ra
vào…
Tập trung hoá: là sự giảm chi phí do sự tập trung của các yếu tố liên quan đến
cảng.
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động khai thác cảng biển
a. Điều kiện thời tiết trên biển và đại dương
Các điều kiện thời tiết có ảnh hưởng rất lớn đến vận tải biển. Qua nhiều sự quan
sát, khảo sát, tính toán người ta nhận thấy rằng các hiện tượng thời tiết cũng có những
quy luật và liên quan đến tính chất khí hậu của từng vùng trên Trái Đất. Chẳng hạn
vùng trên Ấn Độ Dương thường có gió xoáy từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, vùng
biển Arap gió mùa xuất hiện với cường độ mạnh nhất vào khoảng tháng 6 đến tháng
8…hay các yếu tố về hải lưu, hóa tính, sinh tính của nước biển đều ảnh hưởng tới hoạt
động vận tải của các tuyến hằng hải cũng như hoạt động khai thác cảng, xếp dỡ hàng
hóa, sang mạn hàng hóa.
b. Vị trí địa lý xây dựng cảng biển
Điều này trực tiếp đến hoạt động khai thác của cảng: khối lượng hàng hóa thông
qua cảng,z quy mô của cảng...Vị trí xây cảng thường sẽ nằm ở các khu công nghiệp, các
thành phố lớn, các luồng hàng hải. Nơi có quỹ đất rộng cùng với hệ thống luồng lạch để

đảm bảo cho tàu phù hợp với quy mô của cảng có thể vào tác nghiệp tại cảng.
c. Cơ sở vật chất kỹ thuật
- Hệ thống cảng và cầu cảng
- Hệ thống luồng lạch
- Thiết bị xếp dỡ
- Phương tiện vận tải trong cảng
- Ứng dụng công nghệ thông tin (IT) và trao đổi dữ liệu điện tử (EDI)
7


d. Điều kiện phát triển kinh tế và lưu thông hàng hoá.
Với lợi thế là một quốc gia ven biển, nằm trên tuyến vận tải biển quốc tế quan
trọng, sôi động nhất của khu vực và thế giới, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để
phát triển cảng biển, vận tải biển và du lịch hàng hải khác, làm động lực để phát triển
kinh tế xã hội bền vững. Tuy nhiên, cảng biển không phát huy được hết năng lực do khả
năng tài chính đầu tư vài cảng biển thấp, hệ thống cầu cảng đã mọc lên manh mún, chắp
vá, thiếu đồng bộ.
Luật pháp cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và có
tác động trực tiếp đến sự phát triển của dịch vụ hàng hải và dịch vụ cảng biển.
e. Tổ chức cơ chế quản lý cảng biển
Trong cơ chế quản lý cảng biển hiện nay đang có sự trùng lặp giữa chức năng
quản lý nhà nước và kinh doanh
f. Nguồn nhân lực phục vụ cho vận hành cảng biển
Hiện nay nguồn nhân lực trong nước cho vận hành cảng biển và cung ứng các
dịch vụ hàng hải được dự báo là đang thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực chất lượng
cao. Để đảm bảo nguồn nhn lục cho phát triển cảng biển trong thời gian tới cần có
nhứng giải pháp với lộ trình cụ thể nhằm đào tạo và bồi dưỡng kịp thời.
1.2 Điều kiện tự nhiên của Việt Nam
1.2.1 Vị trí địa lý của lãnh thổ Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia bán đảo nằm ở cực Đông nam bán đảo Đông Dương, có

phần đất liền trải dài từ kinh tuyến 102°8′ Đông đến 109°27′ Đông và từ vĩ tuyến 8°27′
Bắc đến 23°23′ Bắc. Hình thể nước Việt Nam có hình chữ S, khoảng cách từ bắc tới
nam là khoảng 1.650 km và vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây là 50 km.
Phía bắc giáp Trung Quốc, Phía tây giáo Lào và campuchia, Phía đông giáp Vịnh
Bắc Bộ và biển Đông, phía nam giáp Biển Đông và Vịnh Thái Lan.
- Diện tích đất liền vào khoảng 331.698 km²
- Đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo.
- Diện tích vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt
Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km² biển Đông.
- Hệ toạ độ:
+

Cực Bắc: 23022’B – xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, Hà Giang.

+

Cực Nam: 8030’B – xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau.
8


+

Cực Đông: 109030’Đ–xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa.

+

Cực Tây: 102010’Đ – xã Xín Thầu, huyện Mường Nhé, Điện Biên.

- Ranh giới giáp với:
+


Phía bắc giáp với Trung Quốc :

Việt Nam có đường biên giới đất liền với Trung Quốc dài hơn 1.450 km, kéo dài từ
đông bắc đến tây bắc. Tiếp giáp với 7 tỉnh biên giới VN là hai tỉnh Vân Nam và Quảng
Tây của TQ. Khu vực biên giới Việt-Trung được coi là cửa ngõ phía Bắc của vùng kinh
tế trọng điểm Bắc bộ
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc được hiện thực hóa cửa khẩu trên
tuyến biên giới Việt – Trung, do vậy các cửa khẩu Việt - Trung không chỉ là cửa ngõ
giao lưu của 2 nước mà còn là cửa ngõ phát triển quan hệ kinh tế, thương mại của cả
khối ASEAN với với các nước khác trên thế giới
+

Phía đông giáp với biển Đông:

Biển Đông là một biển nửa kín, có diện tích khoảng 3,5 triệu km vuông, trải rộng từ
vĩ độ 3o lên đến vĩ độ 26o Bắc và từ kinh độ 100o đến 121o Đông, giáp với Thái Bình
Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. Do vậy đây được xem là vùng biển có hoạt
động hằng hải nhộn nhịp trên thế giới. Ngoài Việt Nam, hơn 90% lượng vận tải thương
mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua Biển Đông
nên có thể xem Biển Đông có vai trò hết sức quan trọng đối với nước ta về địa - chiến
lược, an ninh quốc phòng, giao thông hàng hải và kinh tế.
- Về an ninh, quốc phòng, Biển Đông đóng vai trò quan trọng là tuyến phòng thủ
hướng đông của đất nước.
- Biển Đông còn tạo điều kiện để phát triển các ngành kinh tế và là cửa ngõ để Việt
Nam có quan hệ trực tiếp với các vùng miền của đất nước, giao thương với thị trường
khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập của nhiều nền văn hoá
- Về kinh tế, Biển Đông tạo điều kiện để Việt Nam phát triển những ngành kinh tế
mũi nhọn như thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du lịch
+


Phía Nam giáp Biển Đông và Vịnh Thái Lan

+

Phía Tây giáp Campuchia và CHDCND Lào

Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia; góp phần nâng cao uy tín và vị
thế của mỗi nước ở khu vực và trên thế giới.

9


Hiện tại, Việt Nam đã có 71 dự án đầu tư trực tiếp tại Lào với số vốn gần 500 triệu
USD và trở thành nước lớn thứ hai trong số các nước đầu tư vào Lào. Các dự án đầu tư
của nước ta vào Lào tập trung có hiệu quả trong các lĩnh vực thủy điện, khai khoáng,
giao thông vận tải, trồng cây công nghiệp
Hợp tác giữa các địa phương giáp biên được chú trọng thúc đẩy, với việc hình
thành các khu kinh tế và giao lưu buôn bán qua các cửa khẩu quốc tế và quốc gia. Hợp
tác an ninh – quốc phòng tiếp tục duy trì tốt với mức độ tin cậy cao.
Lượng hàng hóa XNK của Lào và Campuchia thôn qua các hệ thống cảng biển
của Viêt Nam ngày một ra tăng.
1.2.2 Ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Nam
- Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất
nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương liền kề với vành đai
sinh khoáng Thái Bình Dương và địa trung hải, trên đường di lưu và di cư của nhiều
loài động thực vật nên có nhiều tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng
phong phú.
- Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên thành

các vùng tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi và đồng
vằng, ven biển, hải đảo.
- Nước ta cũng nằm trong vùng có nhiều thiên tai nhất là bão, lũ lụt, hạn hán
thường xảy ra hằng năm.
Về mặt kinh tế, văn hóa – xã hội và quốc phòng:
- Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng,
tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Nước ta còn là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho các nước Lào, Đông bắc
Thái Lan, Campuchia và khu vực Tây Nam Trung Quốc.
Vị trí địa lí thuận lợi như vậy có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các
ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập
với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
- Về văn hóa – xã hội: Vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống
hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước, đặc biệt là với các nước
láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

10


- Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược có ý nghĩa quan trọng trong
Công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước,
Điều kiện địa hình
a.Đặc điểm chung của địa hình
- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:
- Cấu trúc địa hình khá đa dạng:
+ Địa hình thấp dần từ Tây Bắc đến Đông Nam.
+ Hướng núi gồm 2 hướng chính: Hướng Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung.
- Địa hình chịu sự tác động mạnh mẽ của con người:
b. Các khu vực địa hình
* Khu vực đồi núi

Chia thành bố vùng như sau:
- Vùng núi Đông Bắc:Nằm ở tả ngạn sông Hồng với 4 cánh cung lớn chụm đầu ở Tam
Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông: Sông Gâm Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
- Vùng núi Tây Bắc: Nằm giữa sông Hồng và sông Cả, có địa hình cao nhất nước ta với
3 mạch núi lớn hướng tây bắc – đông nam
- Vùng núi Trường Sơn Bắc: Từ nam sông Cả tới dãy Bạch Mã, gồm các dãy núi song
song và và so le theo hướng Tây Bắc – Đông Nam với địa thế thấp, hẹp và được nâng
cao ở hai đầu.
- Vùng núi Trường Sơn Nam: Gồm các khối núi và các cao nguyên; Khối núi Kon Tum
và khối núi Cực Nam Trung Bộ; và các cao nguyên badan Plây Ku, Đăk Lăk, Mơ Nông,
Di Linh.
Địa hình miền núi tạo ra nhiều thế mạnh và hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội:
- Khoáng sản: các mỏ khoáng sản tập trung ở vùng đồi núi là nguyên, nhiên liệu
cho nhiều ngành công nghiệp.
- Rừng và đất trồng: tạo cơ sở cho phát triển nền nông, lâm nghiệp nhiệt đới.
- Tài nguyên rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật và nhiều loài quý
hiếm.
- Các bề mặt cao nguyên và các thung lũng tạo thuận lợi cho việc hình thành các
vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc và trồng
cây lương thực
11


- Nguồn thủy năng: các sông miền núi có tiềm năng thuỷ điện rất lớn.
- Tiềm năng du lịch: miền núi có điều kiện để phát triển các loại hình du lịch
(tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái
Song:
- Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho
giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng.
- Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi xảy ra nhiều thiên tai (lũ nguồn,

lũ quét, xói mòn, trượt lở đất ...)
- Tại các đứt gãy sâu có nguy cơ phát sinh động đất
* Địa hình bán bình nguyên và vùng đồi trung du
- Bán bình nguyên ở Đông Nam Bộ với bậc thềm phù sa cổ cao khoảng 100m và
bề mặt phủ badan cao chừng 200m.
- Địa hình đồi trung du phần nhiều do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm
phù sa cổ. Dải đồi trung du rộng nhất nằm ở rìa đồng bằng sông Hồng và thu hẹp ở rìa
đồng bằng ven biển miền Trung
Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên trong phát triển kinh tế - xã hội:
- Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các cây công
nghiệp, cây ăn quả và hoa màu.
- Khu vực này cũng có điều kiện phát triển giao thông vận tải và khu dân cư,
kinh tế hơn và kiểu địa hình núi.
* Địa hình đồng bằng:
Đồng bằng châu thổ sông: Được tạo thành và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần
trên một vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.
Đồng bằng sông Hồng:
Rộng khoảng 15.000 km2, địa hình cao ở rìa phía tây, tây bắc, thấp dần ra biển
và bị chia cắt thành nhiều ô. Do đó đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không được
bồi phù sa hàng năm, tạo thành các bậc ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước,
vùng ngoài đê thường xuyên được bồi phù sa.
Đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ):

12


Rộng 40.000 km2, địa hình thấp, phẳng. Trên bề mặt đồng bằng có mạng lưới
kênh rạch chằng chịt nên mùa lũ nước ngập sâu ở vùng trũng Đồng Tháp Mười, còn về
mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn.
Do điều kiện có nhiều kênh rạch nên mật độ cầu cống ở đây lớn giao thông chủ

yếu là giao thông đường bộ và giao thông đường thuỷ. Xuất hiện nhiều cảng sông , có
736km đường bờ biển nên có nhiều cảng biển lớn có công suất khỏang 1,5 triệu tấn/năm
Tạo điều kiện phát triển giao thông nội thuỷ.hàn hoá được dỡ khỏi cảng biển , tiếp tục
lên các phương tiện nội thuỷ theo các đường sông đi sâu vào trong đất liền để giao hàng
Đồng bằng ven biển miền Trung:
- Có tổng diện tích 15.000 km2, phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều
đồng bằng nhỏ.
- Là cơ sở để phát triển nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa các loại nông sản,
đặc biệt là gạo.
- Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như khoáng sản, thuỷ sản và lâm sản.
- Là nơi có điều kiện thuận lợi để tập trung các thành phố, khu công nghiệp,
trung tâm thương mại.
- Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông.
Song khu vực đồng bằng này lại hẹp ngang, ngắn và dốc nên hường xuyên chịu
ảnh hưởng của thiên tai như bão, lụt, hạn hán.
1.2.3 Điều kiện thời tiết khí hậu
Tuy lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới nhưng khí hậu Việt Nam
phân bố thành 3 vùng khí hậu riêng biệt với miền bắc mang khí hậu cận nhiệt đới ẩm
ấm, bắc trung bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa, miền nam và nam trung bộ mang đặc
điểm nhiệt đới Xích đạo. Đồng thời, do nằm ở rìa phía đông nam của phần châu Á lục
địa, giáp với biển Đông (một phần của Thái Bình Dương), nên chịu ảnh hưởng trực tiếp
của kiểu khí hậu biển và đại dương.
Việt Nam có bốn miền khí hậu chủ yếu, bao gồm: miền khí hậu phía Bắc, miền
khí hậu phía Nam, miền khí hậu Trường Sơn, và miền khí hậu biển Đông
Do điều kiện thời tiết khí hậu nên đã xuất hiện các hiện tượng thời tiết ảnh hưởng
tới giao thông vận tải
a. Chế độ nhiệt

13



Đặc điểm khí hậu Việt Nam là nhiệt độ không khí cao độ ẩm cao và liên tục
trong một thời gian dài, có giông bão mưa nhiều .mưa to và tập trung theo mùa vào một
số thời gian trong năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Việt Nam là 22,7
Nhiệt độ cao có những ảnh hưởng:
+ Xăng dầu bay hơi nhanh và dễ lắng cặn
+ Do nhiệt độ cao lớp nhữa đường dễ chảy , áp lực hơi lốp dễ bị tăng quá mức làm tăng
quá trình hao mòn của phương tiện
b. Độ ẩm không khí
Không khí ngậm hơi nước gọi là độ ẩm không khí.Việt Nam là nước có độ ẩm
không khí khá cao, số giờ có độ ẩm lớn hơn 80% chiếm tới 78% số giờ của cả năm
Độ ẩm cao máy nổ êm dịu hơn , có khả năng chống kích nổ, kết tụ các hạt bụi bé.
Tuy nhiên độ ẩm cao làm tăng tốc độ ăn mòn kim loại, khả năng rò rỉ điện tăng lên tụ
điên chóng hỏng
c. Mưa
Lượng mưa nước ta rất lớn trung bình năm 1,700mm. Mưa nhiều dễ sinh lụt lội
và tắc nghẽn giao thông . Mưa to làm sói mòn đương xá cầu cống hạn chế ngày hoạt
động của xe
1.2.4 Điều kiện sông ngòi
Việt Nam hiện có 392 con sông, chảy liên tỉnh được đưa vào danh mục quản lý
của Cục đường sông Việt Nam theo quyết định số 1989 ngày 1-11-2010 của Thủ tướng
Chính phủ. Trong đó, 191 tuyến sông, kênh với tổng chiều dài 6.734,6 km được xem là
tuyến đường sông quốc gia.
Mật độ sông, kênh trung bình trong cả nước đạt 0,60 km/km2. Nơi có mật độ
sông thấp nhất là vùng Nam Trung Bộ. Khu vực đồng bằng sông Hồng có mật độ 0,45
km/km2. Khu vực đồng bằng sông Cửu Long có mật độ 0,68 km/km2.
Tổng lưu lượng nước trung bình của các sông và kênh là 26.600 m³/s. Trong đó,
phần được sinh ra trên đất Việt Nam chiếm 38,5%; phần từ nước ngoài chảy vào Việt
Nam chiếm khoảng 61,5%. Hệ thống sông Cửu Long chiếm 60,4%, hệ thống sông Hồng
15,1% và các con sông còn lại chiếm 24,5%.

Việt Nam có 23 sông xuyên biên giới. Trong đó có những sông lớn như sông
Tiền, sông Hậu, sông Hồng, sông Đà.
Hướng của các dòng sông Việt Nam chủ yếu chảy từ Tây sang Đông, từ Tây Bắc
xuống Đông Nam, từ đất liền ra biển Đông; nhưng cũng có những dòng sông chảy
14


ngược, điển hình như Sê San (còn gọi là Krông Pơ Kô) và Sêrêpôk (còn gọi là Đắk Krô)
hình thành ở khu vực Tây Nguyên rồi chảy ngược hướng Tây sang Camphuchia. Ở
miền Bắc có sông Kỳ Cùng hình thành ở tỉnh Lạng Sơn chảy ngược theo hướng Đông
Nam – Tây Bắc sang Trung Quốc.
Dọc bờ biển, trung bình cứ 23 km lại có một cửa sông. Việt Nam có 112 cửa
sông lạch đổ ra biển. Các cửa sông lớn của Việt Nam thường bắt nguồn từ nước ngoài,
phần trung lưu và hạ lưu chảy trên đất Việt Nam.
Ba dòng sông rộng nhất là sông Hồng, sông Tiền, sông Hậu với chiều rộng trung
bình khoảng 1 km.
Các dòng sông có chiều dài chảy trong nước lớn nhất là: Sông Hồng dài 551 km
(kể cả đoạn từ thượng nguồn về đến Việt Trì với tên gọi sông Thao); sông Đà dài 543
km; sông Thái Bình dài 411 km (kể cả dòng chính từ thượng nguồn đến Phả Lại – Chí
Linh, Hải Dương với tên gọi sông Cầu); sông Sêrêpôk dài 371 km; sông Bé dài 385 km;
sông Chảy dài 303 km.


Thuận lợi
+ Điều kiện sông ngòi giúp phát triển hệ thông giao thông vận tải thủy nội địa.

+ Cung cấp hệ thống nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp cũng như đời
sống của con người.
+ Là nguồn cung cấp thủy sản lớn, là điều kiện phát triển nghề nuôi trồng thủy sản.
+ Điều kiện sông ngòi cho phép phát triển ngành công nghiệp thủy điện.

+ Tạo thành một hệ thống vận tải thuỷ thông thương giữa mọi vùng đất nước, từ
thành thị đến nông thôn, từ miền núi đến hải đảo, góp phần tích cực vào việc vận
chuyển hàng hóa và hành khách.
+ Nước ta lại có nhiều sông vừa lớn vừa dài lại bắt nguồn từ nước ngoài hoặc chảy
qua nhiều nước rồi mới về ta như sông Hồng, sông Cửu Long... Vì vậy bằng đường
sông ta có thể phát triển giao thông quốc tế rất thuậnlợi.


Khó khăn:

+ Đối với phát triển nông nghiệp thì sông ngòi cũng gây không ít khó khăn đó là gây
lụt, phá hoại mùa màng.

15


+ Đối với phát triển công nghiệp sông ngòi cũng gây không ít khó khăn là: chuyển
động nước diễn biến thất thường theo mùa trong đó mùa cạn thường thiếu nước chạy
máy thuỷ điện
+ Về mùa mưa lưu lượng dòng chảy quá lớn có thể gây ra lũ lụt, nhất là ở các vùng
cửa sông khi nước lũ và triều lên gặp nhau gây ra hiện tượng dồn ứ nước trên sông
+ Đối với phát triển giao thông sông ngòi cũng gây nhiều khó khăn và điển hình là
chuyển động nước diễn biến theo mùa nên mùa cạn thiếu nước không thuận lợi với phát
triển giao thông bằng tàu thuyền lớn, sông ngòi lại phân hoá mạnh theo lòng sông trong
đó sông miền núi thường chảy thẳng, lòng hẹp, bờ cao, nhiều thác ghềnh hạn chế giao
thông.Còn sông đồng bằng lại chảy uốn khúc quanh co nên sẽ kéo dài đường vận
chuyển, tốn nhiều thời gian, nhiều nguyên liệu.
1.2.5 Điều kiện biển
Nói đến điều kiện biển của Việt Nam phải nhắc tới biển Đông.
a.Vị trí địa lý Biển Đông

Biển Đông được bao bọc bởi lục địa Trung Quốc, bán đảo Đông Dương, lục địa
Thái Lan và các quần đảo Malaysia, Indonesia, Philippines nên được xem như một biển
kín với hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan. Biển Đông là một trong những
biển rìa lớn nhất của Thái Bình Dương có các số đo như sau:
- Diện tích khoảng 3,4 triệu km2.
- Thể tích 3, 938 triệu km3
- Độ sâu trung bình 1.140m, vực sâu nhất 5.016m thuộc rìa lục địa Philippines.
- Ranh giới phía Đông Bắc là đường nối điểm cực Bắc đảo Đài Loan kéo vào bờ Trung
Quốc, ranh giới phía Nam là khối nâng giữa các đảo Sumantra và Calimantan
b. Địa hình thềm lục địa Việt Nam:
Thềm lục địa Việt Nam là phần kéo dài của lục địa ngầm dưới nước, thường tồn
tại các bồn trầm tích liên quan với các bể chức dầu khí và các vùng tích tụ sa khoáng.
Thềm lục địa là vũng biển nông (<200/m) tiếp nhận các sản phẩm lục địa do sông
đổ ra và có nhiều bãi cạn, đảo ven bờ thuận lợi cho việc phát triển các hệ sinh thái. Do
vậy, thềm lục địa là điểm quần tụ của các loài hải sản và cũng là nơi hoạt động kinh tế
sôi động nhất.
Thềm lục địa Việt Nam tồn tại ba dạng địa hình:
16


- Lòng chảo vịnh Bắc Bộ nghiêng về phía Đông Nam và thoải phía Việt Nam,
thu hẹp ở phía Nam vịnh (Khoảng 16oN)
-Thềm lục địa Trung Bộ hẹp, dốc, phần phía Nam thoải hơn và mở rộng ra phía
biển khơi ở khoảng 10o30’N.
- Thềm lục địa Nam Bộ- vịnh Thái Lan thoải và trải dài ra ngoài khơi đảo Phú
Quý- Côn Sơn- Phú Quốc hàng trăm hải lý
c. Dòng chảy biển Đông
Dòng chảy lớp nước mặt biển Đông là kết quả của quá trình tương tác biển- khí
quyển.
Dòng chảy quan trắc được trên mặt biển là tổng hợp của ba dòng chảy thành

phần: dòng chảy gió, dòng chảy địa chuyển và dòng chảy thuỷ triều.
Tại vịnh Bắc bộ, một hoàn lưu xoáy thuận luôn luôn tồn tại và một dòng chảy
mạnh hướng về Nam dọc theo bờ biển. Vào mùa hè, dưới tác động của gió mùa Tây
Nam đã hình thành dòng chảy mạnh Tây Nam dọc theo bờ biển Đông Nam Bộ và Nam
Trung Bộ lên phía Bắc và gặp dòng chảy từ phía Bắc xuống ở khoảng 16N, sau đó
chúng lệch hướng về phía Đông ra vùng biển trung tâm tạo các xoáy qui mô lớn ở phần
phía Bắc và phía Nam Biển Đông.
d. Thuỷ triều Biển Đông
Chế độ thuỷ triều Biển Đông là kết quả của sóng thuỷ triều từ Thái Bình Dương
và một phần từ Ấn Độ Dương qua các eo biển lớn và bị chi phối bởi các dạng địa hình
phức tạp của biển.
Chế độ thuỷ triều dọc bờ biển Việt Nam rất đa dạng và luôn biến động. Ở đây có
thể quan trắc thấy cả bốn dạng thuỷ triều: nhật triều đều, nhật triều không đều và bán
nhật triều không đều.
Tính chất thuỷ triều dọc bờ biển Việt Nam như sau:
-Vùng biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá có thể chế độ nhật triều và nhật triều
không đều chiếm ưu thế, độ cao triều biến động trong khoảng 3-4m.
-Vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình có chế độ nhật triều không đều là chủ
yếu, trong một tháng chỉ có khoảng 15 ngày quan trắc thấy một lần nước lên và một lần
nước xuống, độ cao mực nước triều cường biến đổi trong khoảng 1,2-2,5 m.
-Vùng biển cửa Tùng- Thuận An- Quảng Nam- Đà Nẵng có chế độ thuỷ triều
được xem là phức tạp nhất vừa thiên về bán nhật triều không đều, trong đó tại điểm
Thuận An có chế độ bán nhật triều đều
17


-Vùng biển từ Qui Nhơn đến Nha Trang, thuỷ triều lập lại tính chất nhật triều
không đều, trong tháng có khoảng 18-22 ngày quan trắc thấy một lần nước lên và một
lần nước xuống, mực nước triều tăng lên 1,2-2,0 m. -Vùng biển khu vực Hàm TânVũng Tàu - Cà Mau, thuỷ triều lại có tính chất bán nhật triều không đều, hầu hết các
ngày trong tháng quan trắc thấy hai lần nước lên và hai lần nước xuống nhưng không

đều về biên độ và thời gian.
-Vùng biển ven bờ Tây Nam Bộ (vịnh Thái Lan) có chế độ nhật triều không đều
chiếm ưu thế, độ cao triều cường không lớn (<1,0 m).
1.3

Điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam

1.3.1 Kinh tế xã hội Việt Nam
Ngày nay, cả thế giới biết đến công cuộc đổi mới ở Việt Nam như một bằng
chứng về sự thành công chuyển đổi kinh tế trong lịch sử đương đại. Tuy vẫn là một
nước nghèo, nhưng qua 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được
những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
Kinh tế tăng trưởng khá nhanh: sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát
triển kinh tế đang đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị
và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị - xã hội ổn
định. Quốc phòng và an ninh được giữ vững. Vị thế Việt Nam trên trường quốc tế
không ngừng nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế
và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp.
Đại hội VI của Đảng tháng 12/1986 đã quyết định thực hiện đường lối đổi mới
toàn diện đất nước, nhất là đổi mới về mặt tư duy kinh tế. Đường lối đổi mới của Đảng
đã tác động tích cực đến sự phát triển của các ngành sản xuất và dịch vụ. Tuy nhiên,
những thành tựu và khởi sắc của công nghiệp thực sự bắt đầu trong những năm 90 (thế
kỷ XX).
* Về công nghiệp.
- Năm 2011 tổng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 3695091,9 tỷ đồng. Đến năm
2012 tổng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 4.627.733,1 tỷ đồng, tăng 932.641,2 tỷ đồng.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2012 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 5,03%
so với năm 2011 trong đó công nghiệp và xây dựng tăng 4,52%, đóng góp 1,89 điểm
phần trăm
Sản xuất công nghiệp những tháng cuối năm đang bắt đầu có chuyển biến tích

cực, theo đó chỉ số sản xuất công nghiệp có xu hướng tăng dần, chỉ số tồn kho giảm
dần.
18


Hình 1.1: Biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp thực tế và cơ cấu giá trị sản xuất công
nghiệp theo vùng năm 2012
Nhận xét: giá trị sản xuất công nghiệp theo thực tế phân theo vùng năm 2012 đạt
4627733,1 tỷ đồng
Cơ cấu trị sản xuất công nghiệp giữa các vùng không đồng đều nhau:
+ Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất ở vùng Đông Nam Bộ đạt tỷ trọng
46,24 % tổng cơ cấu của cả nước
+ Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp thấp nhất ở vùng Tây Nguyên đạt tỷ trọng
0,78 % tổng cơ cấu cả nước.
Sự phát triển công nghiệp giữa các vùng còn chênh lệch khá lớn bởi ở các vùng
đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long tập trung các khu công nghiệp lớn
như KCN Thăng Long, KCN Sài Đồng, KCN Tiên Sơn, KCN Vĩnh Lộc, KCN Sóng
Thần,….; điều kiện tự nhiên, điều kiện địa hình, là nơi tập trung các công ty lớn thu hút
nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước, sẽ có lợi thế để công nghiệp cũng như các ngành
khác phát triển hơn so với các vùng như Tây Nguyên, Trung Du miền núi Bắc Bộ có ít
lợi thế về phát triển công nghiệp.
- Các ngành phục vụ trong nước may mặc, da giày, thủ công mỹ nghệ, hàng gia
dụng,… các ngành xuất khẩu chủ lực bao gồm dầu thô, dệt may, da giày, thủy sản, gạo,
…Xuất khẩu như dầu thô hiện có khoảng 10 nước nhập khẩu dầu thô của Việt Nam,
trong đó có các bạn hàng lớn là Australia (trên dưới 30%), Trung Quốc, Singapore (đều
trên dưới 20%) đó là thị trường tiềm năng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam sang Trung
Quốc chắc chắn sẽ giữ được mức ổn định và tăng về giá trị. Xuât khẩu dệt may chủ yếu
sang thị trường Mỹ, EU, Nhật,.. và hướng tới một số thị trường tiềm năng như Trung
Quốc, Hàn Quốc, Angola, New Zealand, Ấn Độ, Nga...trong đó Mỹ là thị trường tiêu
thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới nên sẽ là một thị trường tiềm năng cho Việt Nam.

Về xuất khẩu gạo, Châu Á là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam ,
Indonesia,Phillipines và Malaysia vẫn tiếp tục là ba thị trường nhập khẩu truyền thống
và tiềm năng.
* Nông nghiệp
Có thể xem xét sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam qua biểu đồ tăng
trưởng sau đây:
Hình 1.2 Biểu đồ Tăng trưởng GDP nông nghiệp giai đoạn 2009 – 2013.(%)
19


Nhận xét: GDP nông nhiệp giai đoạn 2008 – 2013 có sự tăng trưởng không đồng đều.
+ Tăng trưởng GDP nông nghiệp năm 2009 rơi xuống mức thấp nhất (tăng 1,83% so
với năm 2008) chỉ đạt 65% theo kế hoạch.
+ Tăng trưởng GDP nông nghiệp năm 2011 cao nhất (tăng 4% so với năm 2009)
Lý do nông nghiệp tăng trưởng chậm trong năm 2009, do nước ta, đặc biệt là Tây
Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ bị bão lũ gây thiệt hại nặng nề. Nhưng nhờ có sự
nỗ lực đẩy mạnh sản xuất của các vùng, miền khác, nhất là đồng bằng sông Hồng và
đồng bằng sông Cửu Long nên nông nghiệp tiếp tục tăng mạnh và tăng cao nhất vào
năm 2011. Đến năm 2013 GDP nông nghiệp giảm do chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết
nắng nóng kéo dài đầu năm và xâm nhập mặn ở một số địa phương phía Nam. Bên cạnh
đó, thị trường tiêu thụ sản phẩm cả trong và ngoài nước bị thu hẹp; giá bán nhiều sản
phẩm, nhất là sản phẩm chăn nuôi, thủy sản ở mức thấp trong khi giá vật tư, nguyên liệu
đầu vào tiếp tục tăng cao; dịch bệnh trên gia súc, gia cầm vẫn xảy ra rải rác ở khắp các
địa phương gây tâm lý lo ngại cho người nuôi.
Nông nghiệp liên quan mật thiết đến sức mua của dân cư và sự phát triển thị
trường trong nước. Với 50% lực lượng lao động cả nước đang làm việc trong lĩnh vực
nông nghiệp và 70% dân số sống ở nông thôn, mức thu nhập trong nông nghiệp sẽ có
ảnh hưởng rất lớn đến sức cầu của thị trường nội địa và tiềm năng đầu tư dài hạn.
* Dịch vụ
Các ngành dịch vụ có giá trị cao như giao thông vận tải, bưu chính viến thông, du

lịch,…ngày càng được nhà nước quan tâm và phát triển nhằm nâng cao năng suất thúc
đẩy cạnh tranh hơn nữa trong ngành dịch vụ. Trong năm 2012 các ngành này cũng đã
đạt được doanh thu cao.
Bảng 1.1 Doanh thu một số ngành dịch vụ của Việt Nam năm 2012
Đơn vị: Nghìn tỷ đồng
Dịch vụ
Giá trị

Dịch vụ tiêu Dịch vụ giao thông vận tải
dùng
Hành khách Hàng hóa
2324,4
2775,9
940,4

Dịch vụ bưu chính Dịch vụ du
viễn thông
lịch
180

160

Giao thông vận tải là ngành sản xuất vật chất đặc biệt:
+ Theo quan điểm của Mác GTVT là một ngành sản xuất vật chất thứ tư ngoài
ngành công nghiệp, nông nghiệp, khai khoáng. Ngành GTVT làm ra một số lượng sản
phẩm lớn cho xã hội.
20


+ Bất cứ một ngành sản xuất nào cũng thông qua 3 giai đoạn của quá trình sản

xuất, ngành GTVT cũng xảy ra 3 quá trình tương tự đó là:
Đối tượng sản xuất của GTVT là vận chuyển hàng hóa và hành khách trong
không gian và theo thời gian tạo ra sản phẩm vận tải.
Tư liệu sản xuất bao gồm: các phương tiện vận tải, các trang thiết bị bảo dưỡng
sửa chữa các phương tiện vận tải, các loại nguyên vật liệu
Nguồn lao động của sản xuất vận tải:người điểu khiển phương tiện vận tải, người
công nhân bảo dưỡng sửa chữa các phương tiện vận tải, cán bộ quản lý,….
Như vậy ngành GTVT đầy đủ 3 yếu tố của quá trình sản xuất cho nên đây là một
quá ngành sản xuất vật chất. Song nó lại là một ngành sản xuất vật chất nhưng mang
tính chất đặc biệt. Bởi đối tượng của ngành GTVT đó là hành khách và hàng hóa được
vận chuyển trong không gian và theo thời gian. Đây là một đối tượng đặc biệt, đầu vào
và đầu ra của quá trình vận tải không thay đổi.
Ngành giao thông vận tải phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa rất lớn
cho toàn xã hội.
Có thể xem xét sản lượng vận tải của ngành dịch vụ đặc biệt này qua một số con số như
sau:
Vận tải hành khách
Hình 1.3 Lượng hành khách vận chuyển qua các năm 2008 – 2012
Đơn vị: triệu người
(Nguồn: Niên gián thống kê)
Nhận xét: vận tải hành khách tăng dần qua các năm và khối lượng tăng khá đồng đều từ
1793,5 triệu lượt hành khách lên 2775,9 triệu lượt hành khách (2012).
+ Vận tải hành khách năm 2011 tăng chậm nhất với 160.8 triệu lượt hành khách
so với năm 2010, trong đó khối lượng vận chuyển bằng đương thủy giảm mạnh 15,1
triệu hành khách. Tuy nhiên đến năm 2012 thì vận tải hành khách đã tăng và tăng nhanh
nhất với 299.8 triệu hành khách do nhu cầu đi lại của người dân ngày càng cao đặc biệt
bằng đường bộ và đường sắt, có nhiều giải pháp thu hút hành khách như phương tiện
vận tải ngày càng tiện nghi hiện đại, giá cả phải chăng, cơ sở hạ tầng hiện đại,… nhưng
lượng hành khách vận chuyển qua đường thủy và đường hàng không lại giảm so với
năm 2011 do gặp nhiều khó khăn.

Vận chuyển hàng hóa:
21


Hình 1.4 Khối lượng hàng hóa của các phương thức qua một số năm
(Nguồn: Niên gián thống kê)
Nhận xét: Khối lượng hàng hóa vận chuyển của cả nước đều tăng qua các năm từ
653235,3 nghìn tấn năm 2008 thì đến năm 2012 lượng hàng hóa vận chuyển tăng lên
959307,7 nghìn tấn, đây là tín hiệu lạc quan trong vận chuyển hành khách.
+ Năm 2009, khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng chậm nhất với 62287,1 nghìn tấn so
với năm 2008 do hàng hóa vận chuyển qua đường sắt giảm 233.6 nghìn tấn, khối lượng
hàng hóa qua các phương thức khác tăng khá chậm chạp.
+ Đến năm 2010 khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng nhanh 729363.6 nghìn tấn so với
năm 2009, khối lượng của các phương thức vận tải đề tăng, riêng đường sắt không có sự
cải thiện vẫn giảm so với năm trước.
1.3.2 Dân cư và nguồn lao động Việt Nam
a. Dân cư
*Đặc điểm chung về dân số Việt Nam:
+ Dân số Việt Nam đã đạt 88772,9 nghìn người (năm 2012)
+ Tỷ lệ nam chiếm 49,46 %, nữ chiếm 50,54% (năm 2012)
Dân số nước ta có đặc điểm cần cù, chịu khó, làm việc chăm chỉ, có tính kiên trì,
trọng tình nghĩa , như tinh thần đùm bọc, giúp đỡ và quan tâm nhau…Tuy nhiên, trong
việc học hỏi kiến thức bên ngoài, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất vẫn
chưa được phát huy cao
Nước ta là nước đông dân đem lại nhiều thuận lợi và khó khăn đến kinh tế - xã
hội, đến môi trường:
- Thuận lợi:
+ Dân số đông là nguồn lao động dồi dào, là nguồn lực quan trọng để phát triển đất
nước.
+ Là thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Thu hút nguồn đầu tư nước ngoài,…
- Khó khăn:

22


+ Dân số đông trong lúc kinh tế phát triển vẫn còn chậm, sẽ hạn chế đến việc giải quyết
việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, các nhu cầu phúc lợi
xã hội khác hạn chế hơn, việc tích luỹ xã hội cũng hạn chế.
+ Nguồn lao động nước ta dồi dàonhưng trình đọ còn thấp.
+ Suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
+ Ô nhiểm môi trường.
+ Dịch bệnh…
* Mật độ dân số Việt Nam:Theo niên gián thống kê năm 2012 là 268,0 người/km2.

Hình 1.5 Mật độ dân số của Việt Nam ở một số vùng
Nhận xét: Dân cư Việt Nam phân bố chưa hợp lý giữa đồng bằng với trung du miền
núi.
+ Vùng đồng bằng có dân cư tập trung đông đúc với mật độ dân số rất cao.
+Vùng trung du và miền núi dân cư tập trung thưa thớt với mật độ dân số thấp.
Đồng bằng sông Hồng , đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ là những
vùng có mật độ dân số trung bình cao hơn mật độ dân số trung bình cao hơn mật độ dân
số TB cả nước. Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và trung du
miền núi phía bắc là những vùng có mật độ dân số trung bình thấp hơn mật độ dân số
trung bình cả nước.
23


Bởi ở đồng bằng do có điều kiện tự nhiên thuận lợi (vị trí, đất đai màu mỡ, địa
hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào,..) nên tập trung đông dân cư.

Những vùng có trình độ phát triển kinh tế - xã hội mạnh và khả năng khai thác tài
nguyên thiên nhiên thì dân cư tập trung đông, mật độ cao.
Ngoài ra, ở vùng đồng bằng là nơi có nghề trồng lúa nước truyền thống cần nhiều
lao động , kinh tế phát triển nhanh, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa diến ra mạnh
hơn ở trung du miền núi. Còn vùng trung du và miền núi dân cư tập trung thấp thì
ngược lại.
b. Nguồn lao động.
Theo niên gián thống kê năm 2012, tỷ lệ trong độ tuổi lao động chiếm 58,24%
dân số cả nước.Đây là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước.
Trong đó: Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2012 là 1,99%, giảm
so với mức 2,27% năm 2011. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động phi chính thức năm 2012 tăng so
với một số năm trước, từ 34,6% năm 2010 tăng lên 35,8% năm 2011 và 36,6% năm
2012.
Tỷ lệ thất nghiệp giảm do lao động ở khu vực phi chính thức tăng trong những
năm gần đây, liên tục 2 năm tỷ lệ lao động phi chính thức tăng 2%. Điều này cho thấy
mức sống của người dân còn thấp, hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển mạnh nên
người lao động không chịu cảnh thất nghiệp kéo dài mà chấp nhận làm những công việc
không ổn định với mức thu nhập thấp và bấp bênh.
+ Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo
phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật
Bảng 1.2 Tỷ lệ % theo trình độ lao động
Trình độ

Tỷ lệ %

Dạy nghề

4,7%

Trung cấp chuyên nghiệp


3,6%

Cao đẳng

1,9%

Đại học trở lên

6,4%
24


(Nguồn: niêm giám thống kê)
Tỷ lệ lao động không có chuyên môn kỹ thuật và công nhân kỹ thuật không có
bằng cấp chiếm đến 83,54% trong cơ cấu nguồn cung lao động của Việt Nam trong năm
2012. Song số lao động có tay nghề, có chất lượng của nước ta đang còn rất hạn chế,
tình trạng vừa thừa, vừa thiếu lao động đang cùng tồn tại trong nền kinh tế. Ở thành thị,
lao động đã được đào tạo chiếm 30,9%, trong khi ở nông thôn chỉ có 9%. Sự chênh lệch
này là quá lớn, ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế chung của nước.
1.4.Kinh tế đối ngoại của Việt Nam với các nước trên thế giới
1.4.1 Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam
Tình hình hàng hóa XNK của cả nước, ảnh hưởng nhiều đến khối lượng hàng
hóa vận chuyển của ngành giao thông vận tải, đặc biệt là ngành vận tải biển và hoạt
động khai thác của các cảng biển.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
hàng hóa cả nước trong tháng 01/2014 đạt 21,48 tỷ USD, giảm 9,9% so với tháng trước
và giảm 3% so với kết quả thực hiện của tháng 01/2013. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu
hàng hóa đạt 11,46 tỷ USD, với tốc độ giảm lần lượt là 1,5% và 0,8%; tổng kim ngạch
hàng hóa nhập khẩu là 10,02 tỷ USD, giảm 17,8% và giảm 5,5%.

Hình 1.6 Biểu đồ kim ngạch hàng hóa XNK của Việt Nam

Nhìn chung thì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong tháng 1 năm 2014 có giảm
đôi chút cho với tháng trước và cùng kỳ năm 2013. Thời gian này thời điểm chuẩn bị
nghỉ tết nguyên đán các hoạt động cũng có phần chậm lại nên sự giảm này là không
đáng lo ngại. Tuy kim ngạch xuất nhập khẩu giảm nhưng cán cân thương mại lại tăng.
Đây là 1 dấu hiệu đáng mừng cho nền kinh tế Việt Nam năm 2014 tránh khỏi tình trạng
nhập siêu.
25


×