Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

MỘT số vấn đề PHÁT TRIỂN và PHÂN bố các NGÀNH DỊCH vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.55 KB, 14 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT BÊN TRE
---------------

CHUYÊN ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ
CÁC NGÀNH DỊCH VỤ

NĂM HỌC 2013 - 2014


CHUYÊN ĐỀ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN PHỐI CÁC NGÀNH DỊCH VỤ
A.KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CƠ BẢN
I. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ GIAO THÔNG VÂN TẢI, THÔNG
TIN LIÊN LẠC
1.Kiến thức
Trình bày các đặc điểm giao thông vận tải, thông tin liên lạc của nước ta:
phát triển khá toàn diện cả về lượng và chất với nhiều loại hình.
- Vai trò của giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
- Phát nhanh cả về số lượng và chất lượng.
- Giao thông vận tải.
+ Đường bộ( đường ôtô ): Sự phát triển về mạng lưới đường, một số tuyến
đường chính.
+ Đường sắt: Tổng chiều dài. Các tuyến đường chính.
+ Đường sông: phân bố chủ yếu ở một số hệ thống sông chính.
+ Đường biển: các tuyến đường biển ven bờ chủ yếu, các cảng biển và cụm
cảng quan trọng.
+ Đường hàng không: tình hình phát triển và các đầu mối chủ yếu.
+ Đường ống: tình hình phát triển và phân bố chủ yếu.
- Ngành thông tin liên lạc


+ Bưu chính: đặc điểm nổi bật.
+ Viễn thông: đặc điểm nổi bật.
2.Kĩ năng
- Vẽ và phân tích biểu đồ, bảng số liệu về tình hình phát triển,cơ cấu vận tải của
giao thông vận tải.
- Sử dụng bản đồ giao thông Việt Nam và Atlát để trình bày về sự phân bố của
một số tuyến giao thông vận tải, đầu mối giao thông và trung tâm thông tin liên lạc
quan trọng
II. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
1.Kiến thức


1.1. Phân tích được vai trò, tình hình phát triển và sự thay đổi trong cơ cấu nội
thương và ngoại thương
- Nội thương: tình hình phát triển, cơ cấu theo thành phần kinh tế có nhiều thay
đổi.
- Ngoại thương: Tình hình phát triển, cơ cấu hàng xuất nhập khẩu.
1.2. Phân tích được các tài nguyên du lịch nước ta
Tài nguyên du lịch nước ta phong phú, đa dạng, gồm hai nhóm: tài nguyên tự
nhiên và tài nguyên nhân văn.
- Tài nguyên tự nhiên: địa hình, khí hậu, nước, sinh vật.
- Tài nguyên nhân văn: các di tích văn hóa – lịch sử, các lễ hội, tiềm năng văn
hóa dân tộc, làng nghề truyền thống,…
1.3. Hiểu và trình bày được tình hình phát triển ngành du lịch, sự phân bố của
các trung tâm du lịch chính; mối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi
trường
- Tình hình phát triển.
- Tên ba vùng du lịch, các trung tâm du lịch lớn và trung tâm du lịch quan trong
của nước ta.
2. Kĩ năng

- Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê và các ngành nội thương, ngoại
thương và du lịch.
- Sử dụng bản đồ, Atlát để nhận biết và phân tích sự phân bố của các trung tâm
thương mại và du lịch ( Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh , Huế,…).
B. MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1. Trình bày vai trò của giao thông vận tải và thông tin liên lạc trong sự phát
triển kinh tế - xã hội.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
a)

Vai trò của giao thông vận tải

- Có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mọi nganh kinh tế ( vận chuyển nguyên,
nhiên liệu, vật tư kĩ thuật, sản phẩm,…).
- Phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.
- Có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của nền kinh tế thị trường.
- Thực hiện các mối liên hệ kinh tế trong và ngoài nước.


- Nhờ vào việc phát triển giao thông vận tải mà nhiều vùng khó khăn có cơ hội phát
triển.
- Giúp tăng cường sức mạnh an ninh, quốc phòng đất nước.
b) Vai trò của thông tin liên lạc
- Giúp cho việc giao lưu kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế được thực hiện nhanh
chóng.
- Trong nền kinh tế thị trường, việc thiếu thông tin cập nhật sẽ gây nhiều khó khăn,
thậm chí thất bại trong quản lý, kinh doanh. Nhờ nắm được thông tin, người quảm lý
Nhà nước, quản lý kinh doanh sẽ đưa ra quyết định nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.
- Với xã hội, thông tin liên lạc phát triển khắc phục nhưng hạn chế về thời gian và
khoảng cách, làm cho con người gần nhau hơn, đông thời cũng giúp con người nâng

cao nhận thức về nhiều mặt.
Câu 2. Phân tích những điều kiện phát triển giao thông ở nước ta. Nêu các tuyến
đường ô tô chính chạy dọc đất nước.
a) Hướng dẫn trả lời
b) Thuận lợi
- Vị trí địa lý: Nước ta nằm ở rìa đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu
vực Đông Nam Á, có nhiều thuận lợi cho phát triển giao thông:
+ Có vùng biển rộng lớn, nằm trên đườn biển quốc tế đi từ Ấn Độ dườn sang Thái
Bình Dương, từ châu Đại Dương sang Đông Bắc Á.
+ Ở vào vị trí trung chuyển của một số tuyến đường hàng không quốc tế.
+ Là đầu mối giao thông đường ô tô, đường sắt trong hệ thống đường xuyên Á.
- Điều kiện tự nhiên:
+ Đường bờ biển dài, có nhiều vũng, vịnh sâu, kín gió (Cam Ranh, Dung Quất,
Cái Lân, ….), và nhiều cửa sông, thuận lợi cho xây dựng các cảng biển, cảng sông.
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều hệ thống sông chính thuận lợi cho phát
triển giao thông đường sông (hệ thống sông Hồng – Sông Thái Bình, hệ thống sông
Mê Công – Đông Nai, một số sông lớn ở miền ở Miền Trung).
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Đội ngũ lao động ngành giao thông vận tải ngày càng đông và chất lượng
được nâng cao.
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng được hiện đại hóa.


+ Hệ thống công nghiệp trong nước phát triển, đã sản xuất được một số phương
tiện vận tải như xe lửa, ôtô, tàu sông, tàu biển….
+ Kinh tế phát triển, nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách ngày càng
cao.
+ Nước ta hội nhập toàn cầu ngày càng sâu, giao lưu quốc tế ngày càng mở
rộng, tạo điều kiện phát triển giao thông vận tải quốc tế.
b) Khó khăn:

- Tự nhiên:
+ Đồi núi chiến ¾ diện tích, mật độ chia cắt lớn, mạng lưới sông ngòi dày đặc
theo hướng tây bắc- đông nam gây nhiều tốn kém cho xây dựng đường sá, cầu cống…
+ Chế độ mưa mùa, cường độ mưa lớn gây sạt lở đất, xói mòn đường sá,… gây
nhiều trở ngại cho hoạt động giao thông.
+ Bão lụt thường xuyên gây ảnh hưởng xấu đến giao thông vận tải ở nhiều vùng
đất nước.
- Kinh tế - xã hội:
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật còn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của
ngành giao thông.
+ Vốn đầu tư hạn hẹp.
+ Trình độ quản lý, tổ chức sản xuất còn hạn chế….
c) Các tuyến đường ô tô chính
- Quốc lộ 1: Chạy suốt từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Năm Căn (Cà
Mau) dài 2300km, là tuyến đường xương sống của các hệ thống đường bộ nước ta, nối
các vùng kinh tế (trừ Tây Nguyên) và hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của nước ta.
- Đường Hồ Chí Minh: trục đường bộ xuyên quốc gia thứ hai, có ý nghĩa thúc
đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của phía tây đất nước.
Câu 3. Hãy nêu đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính và của ngành viễn thông ở
nước ta.
Hướng dẫn trả lời
- Ngành bưu chính:
+ Hiện nay ở nước ta, ngành bưu chính vẫn là ngành chủ yếu mang tính phục
vụ, với mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc.


+ Kĩ thuật của ngành bưu chính đang còn lạc hậu, chưa đáp ứng tốt sự phát
triển của đất nước và đời sống nhân dân.
+ Trong giai đoạn tới, ngành bưu chính sẽ triển khai thêm các hoạt động mang
tính kinh doanh để phù hợp với cơ chế thị trường, đồng thời áp dụng những tiến bộ về

khoa học, kĩ thuật để đẩy mạnh tốc độ phát triển.
- Ngành viễn thông:
+ Tuy có xuất phát điểm rất thấp, nhưng phát triển với tốc độ nhanh chóng vượt
bậc (dẫn chứng).
+ Đã xác định đúng hướng là đón đầu các thành tựu kĩ thuật hiện đại của thế
giới.
+ Mạng lưới viễn thông đa dạng (dẫn chứng).
Câu 4. Chứng minh rằng hoạt động xuất, nhập khẩu của nước ta trong những
năm gần đây có những chuyển biến tích cực.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
- Thị trường ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa.
Tháng 1/2007, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO và hiện có quan hệ
buôn bán với hầu hết các nước và các vùng lãnh thổ trên thế giới.
- Năm 1992, lần đầu tiên, cán cân xuất nhập khẩu của nước ta tiến tới sự cân đối.
Từ năm 1993 đến nay, nước ta tiếp tục nhập siêu, nhưng bản chất khác xa với nhập
siêu trước thời kì đổi mới.
- Cơ chế quản lí đổi mới: mở rộng quyền tự chủ cho cac ngành, các doanh nghiệp
và các địa phương, xóa bỏ các các cơ chế tập trung bao cấp và chuyển sang hạch toán
kinh doanh, tăng cường sự quản lí thống nhất của Nhà nước bằng pháp luật và chính
sách.
- Xuất khẩu:
+ Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2005 tăng hơn 13 lần so với năm 1990.
+ Các mặt hàng xuất khẩu phong phú (hàng công nghiệp nặng và khoáng sản,
hàng
Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, hàng nông – lâm – thủy sản).
+ Thị trường xuất khẩu mở rộng. lớn nhất hiện nay là Hoa Kì, tiếp đến là Nhật
Bản, Trung Quốc.
- Nhập khẩu:
+ Kim ngạch nhập khẩu tăng lên khá mạnh.



+ Các loại hàng nhập khẩu: chủ yến là nguyên liệu, tư liệu sản xuất (máy móc,
thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu) và một phần là hàng tiêu dùng.
+ Các thị trường nhập khẩu chủ yếu: khu vực châu Á – Thái Bình Dương và
châu Âu.
Câu 5. Giải thích tại sao trong nhiều năm qua, nước ta luôn ở tình trạng nhập
siêu. Phân tích tác động của nhập siêu đối với phát triển kinh tế - xã hội nước ta.
Hướng dẫn trả lời
- Nhiều năm qua, nước ta luôn ở trong tình trạng nhập siêu, vì:
+ Nước ta đang ở vào giai đoạn đầu tư cơ sở hạ tầng, đổi mới thiết bị, tăng
năng lực sản xuất.
+ Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đòi hỏi phải tăng cường nhập tư liệu
sản xuất, trong khi ngành công nghiệp chế biến của nước ta chưa tạo ra sản phẩm xuất
khâu có giá tri cao, tỉ trọng hàng chế biến hoặc tinh chế còn thấp và tăng chậm.
+ Tuy kim ngạch xuất khẩu ra tăng, nhưng hàng hóa thuộc loại hình gia công
còn lớn, giá tri xuất khẩu thấp, tỉ trọng nhập nguyên liệu tương đối cao.
- Tác động của nhập siêu:
+ Tích cực: trong điều kiện nguồn vốn hạn chế, việc nhập siêu có những ý
nghĩa tích cực:
Đảm bảo cho nước ta có được tư liệu sản xuất phục vụ cho nhu cầu của nền
kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Cung cấp các hàng tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội và nâng cao đời
sống nhân dân.
+ Tiêu cực:
Về kinh tế: gây mất cân đối trong thu chi, tăng nợ nước ngoài,tạo sức ép lớn với
các sản phẩm trong nước.
Gây ra những hậu quả vê mặt xã hội (dẫn chứng).
Câu 6. Chứng minh tài nguyên du lịch của nước ta tương đối phong phú và đa
dạng.
Hướng dẫn trả lời

a) Khái niệm về tài nguyên du lịch


Tài nguyên du lịch là cảnh quan tự nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị
nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người, có thể sử dụng nhằm thỏa mãn
nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản hình thành các điểm du lịch, khu du lịch tạo ra sự hấp
dẫn du lịch.
b) Tài nguyên du lịch tự nhiên
- Địa hình:
+ Có cả đồng bằng, đồi núi, bờ biển, hải đảo, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp;địa hình
cácxtơ (vịnh Hạ Long, động Phong Nha,…).
+ Có khoảng 125 bãi biển lớn nhỏ dọc bờ biển.
- Tài nguyên khí hậu: sự phân hóa theo vĩ độ, theo mùa, theo độ cao tạo nên sự đa
dạng của khí hậu tương đối thuận lợi cho sự phát triển du lịch.
- Tài nguyên nước:
+ Nhiều vùng sông nước (hệ thông sông Cửu Long, hồ Ba Bể, Hòa Bình, Dầu
Tiếng, Thác Bà,…) đã trở thành cac điểm tham quan du lịch.
+ Nước khoáng thiên nhiên: vài trăm nguồn, có sức hút cao đối với du khách.
- Tài nguyên sinh vật: có nhiều giá trị trong việc phát triển du lịch, đặc biệt là cac
vườn quốc gia.
c) Tài nguyên du lịch nhân văn
- Các di tích văn hóa – lịch sử:
+ Có khoảng 4 vạn di tích, trong đó hơn 2600 di tích đã được Nhà Nước xếp
hạng.
+Tiêu biểu nhất là các di tích đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới (Cố
đô Huế, Phố cổ Hội An,Di tích Mĩ Sơn, Nhã nhạc cung đình Huế,…).
- Các lễ hội: diễn ra hầu như khắp trên đất nước và luôn gắn liền với các di tích
văn hóa – lịch sử.
- Tiềm năng về văn hóa dân tộc, văn nghệ dân gian và hàng loạt làng nghề truyền
thống với những sản phẩm đặc sắc mang tính nghệ thuật cao.

Bài tập số 7
Cho bảng số liệu sau:
KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA ĐƯỢC VẬN CHUYỂN THÔNG QUA CÁC CẢNG
BIỂN CỦA NƯỚC TA DO TRUNG ƯƠNG QUẢN LÍ
(Đơn vị: nghìn tấn)


Năm
Loại hàng
Tổng
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Nội địa

2000

2003

2005

2007

21 903,0
5 461,0
9 293,0
7 149,0

34 019,0
7 118,0
13 575,0

13 326,0

38 328,0
9 916,0
14 859,0
13 553,0

46 247,0
11 661,0
17 856,0
16 730,0

1. Vẽ biểu đồ cơ cấu vận chuyển hàng hóa thông qua các cảng biển do Trung ương
quản lí.
2. Nhận xét và giải thích.
Hướng dẫn trả lời
Sử dụng biểu đồ miền để thể hiện cơ cấu trong nhiều năm.
1. Vẽ biểu đồ
a) Xử lí số liệu
CƠ CẤU KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA ĐƯỢC VẬN CHUYỂN THÔNG QUA
CÁC CẢNG BIỂN CỦA NƯỚC TA DO TRUNG ƯƠNG QUẢN LÍ
(Đơn vị: %)
Năm

2000

Loại hàng
Tổng
100,0
Xuất khẩu

24,9
Nhập khẩu
42,4
Nội địa
32,7
b) Vẽ biểu đồ: Biểu đồ miền

2003

2005

2007

100,0
20,9
39,9
39,2

100,0
25,9
38,8
35.3

100,0
25,2
38,6
36,2

2. Nhận xét và giải thích
a) Nhận xét

Cơ cấu khối lượng vận chuyển phân theo các loại hàng hóa có sự thay đổi: tăng
tỉ trọng hàng nội địa và hàng xuất khẩu (dẫn chứng) nhưng lại giảm tỉ trọng hàng nhập
khẩu (dẫn chứng).
b) Giải thích
- Do chính sách của Nhà nước đẩy mạnh hàng xuất khẩu và phát triển hàng nội
địa để áp đáp ứng nhu cầu, hạn chế nhập khẩu.
- Hàng nhập khẩu vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhưng khối lượng tăng chậm hơn do
chúng ta hạn chế nhập một số mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng nên tỉ
trọng đi xuống.


Bài tập số 8
Cho bảng số liệu sau:
SỐ THUÊ BAO ĐIỆN THOẠI CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: thuê bao)
Số thêu bao bình
Năm

Tổng số

1991
1995
2000
2001
2004
2005

126,4
758,6
3 286,3

4 308,7
10 296,5
15 845,0

Cố định
126,4
746,5
2 503,7
3 022,1
5 481,1
7 126,1

Di động

quân

0
12,1
782,6
1 288,6
4 815,4
8 718,1

dân
0,2
1,1
4,2
5,5
12,6
19,1


trên

100

1. Vẽ biểu đồ thể hiện số thuê bao điện thoại và số thêu bao bình quân trên 100 dân.
2. Có nhận xét gì và giải thích nguyên nhân.
Hướng dẫn trả lời
Bài này thể hiện hai yếu tố đơn vị khác nhau nên sử dụng biểu đồ kết hợp.
1. Vẽ biểu đồ:
2. Nhận xét và giải thích
a) Nhận xét
- Tổng số thêu bao điện thoại tăng (dẫn chứng).
Trong đó số thuê bao cố định và di động đều tăng nhưng số thuê bao di động
tăng nhanh hơn (dẫn chứng).
- Bình quân số thuê bao trên 100 dân tăng mạnh (dân chứng).
b) Giải thích
- Do chính sách của Nhà nước đầu tư vào mạng lưới thông tin liên lạc để đáp
ứng nhu cầu của xu thế mở và do chất lượng cuộc sống tăng.
- Do xu thế mở, xu thế hội nhập, để tiếp cận nền văn minh hiện đại buộc phải
phát triển thông tin liên lạc.
- Máy di động tăng mạnh để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.


- Số thuê bao điện thoại có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ của dân số nên số thuê
bao bình quân trên 100 dân tăng.
Bài tập số 9
Cho bảng số liêu sau:
TỔNG MỨC BÁN LẺ HÀNG HÓAVÀ DOANH THU DỊCH VỤ TIÊU DÙNG
PHÂN THEO VÙNG, NĂM 2000 VÀ 2008

(Đơn vị: tỉ đồng)
Vùng

2000

2008

Trung du và miền núi Bắc Bộ
Đồng bằng sông hồng
Bắc trung bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long

13 392
43 120
14 858
17 129
7 599
80 807
43 506

50 541
237 425
60 428
96 383
40 171
336 668
185 599


1. Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng phân theo vùng của nước ta, năm 2000 và 2008.
2. Tại sao Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng lại là vùng có tổng mức bán lẻ
hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cao ở nước ta?
Hướng dẫn trả lời
Yêu cầu của bài thể hiện quy mô và cơ cấu nên sử dụng biểu đồ tròn là thích hợp nhất.
1. Vẽ biểu đồ
a) Xử lí số liệu
CƠ CẤU TỔNG MỨC BÁN LẺ HÀNG HÓA VÀ DOANH THU DỊCH VỤ TIÊU
DÙNG PHÂN THEO VÙNG, NĂM 200 VÀ 2008
(Đơn vị: %)
Vùng

2000

2008

Trung du và miền núi Bắc Bộ
Đồng bằng sông hồng
Bắc trung bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long

6,1
19,6
6,7
7,8

3,4
36,7
19,7

5,0
23,6
6,0
9,6
4,0
33,4
18,4


Tính R: R2000 = 1; R2008 =

50541
≈1,94
13392

b) Vẽ biểu đồ: Vẽ biểu đồ tròn
2. Giải thích
Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Hồng lại là vùng có tổng mức bán lẻ hàng hóa và
doanh thu dịch vụ tiêu dùng vào loại cao o nước ta, vì đây là 2 vùng kinh tế phát triển,
chất lượng cuộc sống cao, có nhiều chợ lớn và các siêu thị.
Bài tập số 10
Cho bảng số liệu sau:
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: triệu USD)
Năm
1999

2003
Xuất khẩu
11 541,4
20 149,3
Nhập khẩu
11 742,1
25 255,8
Tổng
23 283,5
45 405,1
1. Tính cán cân xuất khẩu ở nước ta.

2005
32 447,1
36 761,1
69 208,2

2007
48 561,4
62 764,7
111 326,1

2008
62 685,1
80 713,8
143 398,9

2. Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu và cán cân xuất – nhập khẩu
của nước ta qua các năm. Từ đó có nhận xét và giải thích.
3. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu của nước ta qua các năm. Có nhận xét gì

về sự thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu của nước ta và giải thích.
4. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu xuất khẩu so với nhập khẩu của nước ta qua các năm. Từ
đó có nhận xét gì và giải thích.
Hướng dẫn trả lời
1. Tính cán cân: Giá trị xuất khẩu – Giá trị nhập khẩu = Cán cân
Năm
1999
2003
2005
Cán cân
- 200,7
-5 106,5
-4 314
2. Giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu và cán cân

2007
-14 203,3

2008
-18 028,7

a) Vẽ biểu đồ: bài yêu cầu thể hiện các yếu tố với giá trị tuyệt đối nên sử dụng
biểu đồ cột. Chú ý giá trị ân khi vẽ biểu đồ
b) Nhận xét
- Giá trị xuất khẩu tăng, năm 2008 gấp 5,4 lần năm 1999.
- Giá trị nhập khẩu tăng, năm 2008 gấp 6,9 lần năm 1999
- Cán cân xuất - nhập có sự thay đổi từ -200,7 (năm 1999) lên -18028,7 (năm
2008).



c) Giải thích
- Do nước ta đổi mới cơ chế, đa dạng các mặt hàng xuất khẩu, mở rộng thị
trường, tăng cường xuất khẩu sản phẩm tinh.
- Do nước ta chủ động nhập máy móc thiết bị, vật tư, nhiên liệu để phục vụ cho
công cuộc Đổi mới.
- Do sản phẩm xuất khẩu rẻ nhưng sản phẩm nhập khẩu đắt nên cán cân xuất
nhập tăng nhưng bản chất đã thay đổi.
3. Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu
Bài yêu cầu thể hiện cơ cấu nhiều năm nên sử dụng biểu đồ miền.
a) Xử lí số liệu
CƠ CẤUGIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: %)
Năm
1999
2003
2005
2007
2008
Xuất khẩu
49,6
44,4
46,9
43,6
43,7
Nhập khẩu
50,4
55,6
53,1
56,4
56,3

b) Vẽ biểu đồ:
c) Nhận xét
Có sự thay đổi trong cơ cấu xuất nhập khẩu của nước ta.
- Tỉ trọng xuất nhập khẩu giảm từ 49,6% (năm 1999) xuống 43,7% (năm 2008).
- Tỉ trọng nhập khẩu tăng từ 50,4% (năm 1999) lên 56,3% (năm 2008).
d) Giải thích
Do nước ta nhập chủ yếu là máy móc, thiết bị, vật tư, nhiên liệu lên giá thành
cao, tăng mạnh, vì vậy tỉ trọng đi lên. Trong khi hàng xuất khẩu của nước ta chủ yếu là
hàng thô, giá rẻ.
4. Cơ cấu xuất khẩu so với nhập khẩu
Bài yêu cầu thể hiện cơ cấu nhiều năm nên sử dụng biểu đồ miền. Cần chú cách
số liệu khác với bài trên. Để tính tỉ lệ xuất khẩu so với nhập khẩu, ta phải lấy giá trị
xuất chia cho giá trị nhập khẩu, nhân với 100%.
a) Xử lí số liệu
CƠ CẤU XUẤT KHẨU SO VỚI NHẬP KHẨU QUA CAC NĂM
(Đơn vị: %)
Năm
Xuất khẩu
Nhập khẩu

1999
100,0
98,3

2003
100,0
79,8

2005
100,0

88,3

2007
100,0
77,4

2008
100,0
77,7


b) Vẽ biểu đồ:
c) Nhận xét
- Tỉ trọng xuất khẩu luôn thấp hơn tỉ trọng nhập khẩu.
- Có sự thay đổi trong cơ cấu xuất khẩu so với nhập khẩu, năm1999 cán cân
xuất khẩu thấp nhưng sau đó có xu hướng tăng từ 1,7% (năm 1999) lên 20,2% (năm
2003), sau đó lại giảm xuống 11,7% (năm 2005), rồi lại tăng lên 22,3% (năm 2008).
d) Giải thích
Do nước ta nhập chủ yếu là máy móc, thiết bị, vật tư, nhiên liệu lên giá thành
cao, tăng mạnh, vì vậy tỉ trọng đi lên. Trong khi hàng xuất khẩu của nước ta chủ yếu là
hàng thô, giá rẻ.



×