Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Định giá sản phẩm chuyển nhượng Kế Toán Quản Trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.21 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ- LUẬT
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Bài tiểu luận:

ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM CHUYỂN NHƯỢNG

Môn học: Kế toán quản trị.
Giảng viên hướng dẫn: TS.Phan Đức Dũng
Lớp: K12407A
Thực hiện: Nhóm 6

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014


DANH SÁCH NHÓM
S
T
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11


12
13

Họ tên
Đào Thanh Danh
Nguyễn Thị Đức
Nguyễn Hồng Hạnh
Trần Nguyễn Hải Hòa
Nguyễn Việt Hoàng
Phạm Quốc Hưng
Nguyễn Minh Mẫn
Võ Phạm Vĩnh Thái
Huỳnh Thị Thắng
Trần Thị Minh Thư
Nguyễn Thị Vân
Đỗ Ngọc Phượng Vy
Trương Thị Mỹ Yên

Mã số sinh viên
K124071087
K124071094
K124071099
K124071105
K124071110
K124071115
K124071131
K124071170
K124071181
K124071185
K124071205

K124071209
K124071211


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, khi xu hướng liên kết giữa các chủ thể kinh
doanh ngày càng được mở rộng và đa dạng thì việc xác định lợi ích kinh tế đã không còn
nằm trong phạm vi của một chủ thể riêng lẻ mà được tính trong lợi ích chung của cả tập
đoàn hay nhóm liên kết. Với môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, làm sao để lợi
ích tổng thể đạt tối đa luôn là câu hỏi được đặt ra với các chủ thể kinh tế, mà cụ thể hơn
đó là các nhà quản trị. Định giá sản phẩm chuyển nhượng được xem là một lời giải cho
bài toán lợi ích này.
Định giá chuyển nhượng mới nghe qua tưởng chừng như là một khái niệm mới mẻ
nhưng thực chất nó lại hoạt động khá phổ biến ở bất kì công ty xuyên quốc gia nào. Bởi
giá chuyển nhượng nội bộ tác động tới doanh thu và chi phí đầu vào của các doanh nghiệp
liên kết, nói cách khác giá chuyển nhượng nội bộ ảnh hưởng đáng kể tới kết quả kinh
doanh của các đơn vị cấu thành thậm chí chuyển từ lãi thành lỗ và ngược lại. Chính sự
chứa đựng nhiều lợi ích kinh tế đó đã khiến các nhà quản lý, các chủ thể kinh doanh,
người hoạch định chiến lược tài chính của doanh nghiệp quan tâm đến. Vậy định giá
chuyển nhượng là gì? Tại sao định giá chuyển nhượng lại có sức mạnh như vậy? Và có
những cách định giá nào? Bài tiểu luận của chúng tôi sẽ giúp các bạn lần lượt giải đáp các
câu hỏi trên.
Với đề tài “Định giá sản phẩm chuyển nhượng”, chúng tôi hi vọng sẽ làm rõ những kiến
thức bổ ích về định giá chuyển nhượng cũng như phần nào giải đáp được bài toán lợi ích
của các nhà quản trị. Từ đó giúp các bạn - những nhà quản trị tương lai, lựa chọn
phương pháp định giá sản phẩm chuyển nhượng phù hợp nhất cho công ty mình.


4


Chương 1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Các khái niệm
1.1.1. Định giá là gì?
Định giá có thể được hiểu là việc đánh giá giá trị của tài sản phù hợp với thị trường
tại một địa điểm, thời điểm nhất định.1
Phân loại:
+

Định giá dựa vào chi phí.

+

Định giá dựa vào nhu cầu người mua.

+

Định giá dựa vào cạnh tranh.
1.1.2. Định giá sản phẩm chuyển nhượng.

Định giá chuyển nhượng là thuật ngữ dùng để nói về việc định giá các giao dịch
về tài sản hoặc dịch vụ xuyên biên giới, giữa các bên có liên quan trong nội bộ doanh
nghiệp (được gọi là các doanh nghiệp liên kết hoặc các bên liên kết). Những giao dịch này
được gọi là những giao dịch “có kiểm soát”, khác với loại giao dịch tự do giữa các bên
độc lập (dựa trên giá thị trường).

1.1.3. Giá sản phẩm chuyển nhượng.
1.1.3.1. Khái niệm.
Giá sản phẩm chuyển nhượng thực chất là giá bán sản phẩm nội bộ, đây chính là
giá bán sản phẩm:
+

Giữa các đơn vị thành viên trong một doanh nghiệp.

+

Giữa đơn vị cấp dưới với đơn vị cấp trên trong một doanh nghiệp.

Kế hoạch định giá sản phẩm chuyển nhượng người lập giá phải đảm bảo:
+

Bù đắp chi phí thực hiện sản phẩm.

+

Đảm bảo lợi ích chung của toàn doanh nghiệp.

+

Kích thích các bộ phận phấn đấu tiết kiệm chi phí và tăng cường trách nhiệm
với mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp.
1.1.3.2. Phân loại.
1

Định giá sản phẩm chuyển nhượng theo chi phí thực hiện.


1

5


Định giá sản phẩm chuyển nhượng theo chi phí thực hiện hay còn gọi là chi phí
biên.
Giá chuyển nhượng sản phẩm = Chi phí thực hiện sản phẩm.
Theo Coenenberg và các cộng sự (2007) chỉ ra rằng, chi phí biên được áp dụng để
tính giá chuyển nhượng nội bộ nếu các điều kiện sau đây được thỏa mãn2:
+

Sản phẩm không tiêu thụ được hoặc chỉ tiêu thụ được một lượng nhỏ ở thị
trường bên ngoài (thường gặp đối với các chi tiết, hoặc bán sản phẩm đặc thù
của tập đoàn).

+

Đơn vị bộ phận không gặp khó khăn trong việc cung cấp và phân phối.



Ưu điểm:

+

Đơn giản, dễ tính toán, dễ hiểu.

+


Được áp dụng khá phổ biến.

+

Người bán biết rõ chi phí hơn là cầu thị trường, không cần thay đổi giá khi
nhu cầu thay đổi.

+

Giá cả ổn định, cạnh tranh về giá giảm đáng kể.

+

Theo Weber và Schaefer (2008), việc áp dụng chi phí biên tạo cơ sở ra quyết
định thực chất đối với bên mua. Bên mua tiếp nhận một khoản lợi nhuận mà
không phải hoàn toàn do năng lực sản xuất tự có mang lại.

+

Trong trường hợp năng lực cung cấp sản phẩm nội bộ bị hạn chế, các chủ thể
có thể vận dụng nhiều cách tính khác nhau. Mức giá khan hiếm được dùng
làm giá chuyển nhượng nội bộ.



Nhược điểm:

+

Không chỉ rõ khi nào chuyển nhượng, mức độ ảnh hưởng đến mục tiêu lợi

nhuận của toàn doanh nghiệp.

+

Không khuyến khích các bộ phận sản xuất kiểm soát chi phí tốt hơn.

+

Việc tính kết quả, đánh giá các trung tâm trách nhiệm, tính chỉ tiêu ROI, tính
lợi tức để lại ở các bộ phận gặp khó khăn và đôi khi không thể thực hiện
được.

2Nguồn: TS. Phạm Hùng Tiến, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 28 (2012) 36‐48.

6


+

Dẫn đến sự cứng nhắc trong định giá.

+

Theo Weber và Schaefer (2008), việc áp dụng chi phí biên gây tổn thất cho
bên bán tương đương với khoản chi phí cố định.
2

Định giá sản phẩm chuyển nhượng theo giá thị trường.

• Khái niệm: là phương pháp định giá sản phẩm chuyển nhượng theo giá thị trường.

Giá chuyển nhượng theo giá thị trường được căn cứ vào giá bán sản phẩm tương tự công
bố trên thị trường hoặc giá tính cho khách hàng bên ngoài có kết hợp với điều kiện cụ thể
về tình hình chi phí, thu nhập của bộ phận thực hiện.
• Để phương pháp định giá sản phẩm chuyển nhượng theo giá thị trường đạt hiệu
+
+
+


quả cao thì cần có các điều kiện:
Thị trường chuyển nhượng sản phẩm là thị trường cạnh tranh và ổn định.
Có ít hoặc không có sự phụ thuộc giữa các bên giao dịch.
Có ít hoặc không có sự giao dịch chi phí với thị trường ngoài.
Công thức tính:

Đơn giá chuyển
Biến phí tính trên
Hiệu số gộp đơn vị trên mỗi sản
=
+
nhượng
mỗi đơn vị sản phẩm
phẩm bán ra ngoài bị thiệt hại.
Hiệu số gộp của mỗi đơn vị sản phẩm ở đây là chi phí cơ hội đơn vị đối với tổng thể
doanh nghiệp, là số dư đảm phí lớn nhất bị mất đi xét trên tổng thể doanh nghiệp, nếu sản
phẩm hoặc dịch vụ được chuyển nhượng nội bộ do mất cơ hội bán ra ngoài vì chuyển
nhượng nội bộ.
Các trường hợp định giá chuyển nhượng theo giá thị trường:
Trường hợp 1: Thị trường bằng giá bán sản phẩm chuyển nhượng:
Giá chuyển nhượng = biến phí sản xuất + số dư đảm phí của hợp đồng bị hủy bỏ

Trường hợp 2: Giá thị trường thấp hơn giá bán của sản phẩm chuyển nhượng
• Bộ phận bán sản xuất hết năng suất:
- Việc chuyển nhượng nội bộ không có lợi.
- Bộ phận bán sẽ không bán nội bộ nếu giá thấp hơn giá bán của mình.
- Bộ phận mua sẽ không mua nội bộ nếu giá không thấp hơn giá mua ngoài.
• Nếu bộ phận bán còn năng lực sản xuất:
Phạm vi giá chuyển nhượng:
7


Biến phí sản xuất mức tối thiểu < giá chuyển nhượng < Giá bán ra ngoài mức tối đa.

+
+
+
+

Ưu điểm:
Duy trì quyền tự chủ của các bộ phận.
Tạo ra sự cạnh tranh giữa bộ phận bán với các nhà cung cấp bên ngoài.
Dễ được cơ quan thuế chấp nhận khi chuyển nhượng quốc tế.
Khắc phục được các nhược điểm của cách định giá theo chi phí.

+ Giúp các nhà quản trị ở các bộ phận chuyển nhượng cũng như nhận chuyển

nhượng có thể xác định được thành quả tài chính - cơ sở để đánh giá thành quả
quản lý qua các chỉ tiêu ROI và RI.
+ Khuyến khích các nhà quản trị ở tất cả các bộ phận kiểm soát tốt chi phí để đạt

thành quả cao hơn.

+ Bằng cách so sánh giá chuyển nhượng tối thiểu với giá cung cấp từ bên ngoài, giúp

các nhà quản trị ở các bộ phận có thể biết được nên hay không nên chuyển nhượng
nội bộ.

+
+
+
+

Nhược điểm:
Nhiều sản phẩm trung gian không có giá thị trường.
Những thị trường có giá xác định rõ thường hiếm khi tồn tại.
Giá đưa ra thường không đáng tin cậy.
Giá chuyển nhượng không được điều chỉnh mặc dù có sự xuất hiện của chi phí tiết

kiệm được hay hoa hồng bán hàng.
+ Có thể dẫn tới việc quá tập trung vào lợi ích ngắn hạn: Giá thị trường thường dễ
biến động. Do đó, nhà quản trị thường cố gắng bảo vệ các quyết định của mình từ
sự biên động không mong đợi của giá thị trường. Tuy nhiên, điều này vô hình
chung đã dẫn đến việc nhà quản trị quá tập trung vào lợi ích ngắn hạn mà bỏ qua


lợi ích lâu dài của công ty.
Những nguyên tắc chủ đạo:

Bộ phận mua phải mua của bộ phận bán trong nội bộ khi bộ phận bán đáp ứng được tất
cả các điều kiện của giá mua ngoài và muốn bán nội bộ
+ Nếu bộ phận bán không đáp ứng được tất cả các điều kiện của giá mua ngoài thì
bộ phận mua được tự do mua ngoài

8


+ Bộ phận bán được tự do từ chối bán nội bộ nếu như muốn bán ra bên ngoài.
+ Phải lập ra một tổ chức để giải quyết những bất đồng giữa các bộ phận liên quan
đến giá chuyển nhượng.
Ban lãnh đạo của công ty cũng cần có sự can thiệp khi cần thiết.
3

Định giá sản phẩm chuyển nhượng thông qua thương lượng.

Đơn giá chuyển
nhượng

=

Biến phí tính cho

+

1 đơn vị sản phẩm

Hiệu số gộp thỏa thuận của mỗi đơn
vị sản phẩm bán ra ngoài bị thiệt hại

Định giá sản phẩm chuyển nhượng thông qua thương lượng được áp dụng trong
những trường hợp sau đây:
Bộ phận mua không thể tìm thấy sản phẩm tương tự của bộ phận bán ở ngoài

+


thị trường.
Bộ phận bán không thể bán được ra ngoài thị trường những sản phẩm dịch vụ

+

sản xuất theo yêu cầu của bộ phận mua.
Không tồn tại giá thị trường của sản phẩm chuyển nhượng.

+

•Ưu điểm:
Là phương pháp khả thi nhất khi không tồn tại giá thị trường của sản phẩm

+

chuyển nhượng.
Khuyến khích các nhà quản trị bộ phận, có liên quan đến việc chuyển nhượng

+

hướng đến mục tiêu chung.
Nhất quán với nguyên lý phân cấp quản lý trong tổ chức.

+


+

Nhược điểm:

Cần có các nguyên tắc, thủ tục thương lượng, do đó có thể giảm sự tự chủ của

các bộ phận. Nếu giá chuyển nhượng thấp hơn chi phí biến đổi thì bên mua không còn
động lực để tiếp tục sản xuất nguồn nguyên liệu, sản phẩm độc quyền. Tương tự như vậy
nếu giá chuyển nhượng được đặt quá cao, nó sẽ không thể cho các bộ phận mua thực hiện
bất kỳ lợi nhuận vào mục tiêu chuyển nhượng.
9


+

Việc thương lượng có thể gây tranh cãi và ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa
các bộ phận trong công ty. Nhược điểm lớn nhất của việc thương lượng, ở một phương
diện khác là xảy ra sự tranh chấp khiếu nại. Nếu việc khiếu nại được giải quyết trên cơ sở
bởi sức mạnh cá nhân hoặc vị thế quyền lực ở trong công ty, mối quan hệ nội bộ, hợp tác
lành mạnh của công ty có thể bị hủy diệt.

10


Chương 2.

PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM

CHUYỂN NHƯỢNG.
2.1. Định giá sản phẩm chuyển nhượng bằng chi phí thực hiện.
Công ty Olympus có các bộ phận, bao gồm bộ phận Kappa chuyên sản xuất các loại
máy bơm áp lực và bộ phận Beta là một nhà sản xuất máy in máy tính.
Bộ phận Kappa sản xuất ra mô hình ipa-211 mà có thể được sử dụng trong máy in
phun mực có gắn máy bơm áp lực cao để chỉ đạo mực chất lỏng thông qua một hồ chứa

do bộ phận Beta sản xuất. Giá thị trường của các ipa-211 là $20. Chi phí cho mô hình ipa211 là: Chi phí biến của sản phẩm $6, chi phí cố định $9 và tổng chi phí sản phẩm $15.
Bộ phận Beta cần 50.000 đơn vị của mô hình ipa-211 mỗi năm. Nhà phân phối Beta
có thể sản xuất tối đa 150.000 đơn vị ipa -2113.
Nếu công ty Olympus có một chính sách chuyển giá mà yêu cầu chuyển nhượng tại
giá thành sản phẩm đầy đủ thì giá chuyển nhượng sẽ là bao nhiêu? Bạn có cho rằng
Kappa và các bộ phận Beta sẽ chọn để chuyển nhượng với giá đó?
Nếu Olympus, Inc., có một chính sách chuyển giá mà yêu câu tính toàn bộ chi phí
cộng thêm 20 phần trăm, giá chuyển nhượng sẽ là bao nhiêu? Bạn có cho rằng Kappa và
các bộ phận Beta sẽ chọn để chuyển nhượng với giá đó?
Nếu Olympus, Inc., có một chính sách chuyển giá mà yêu cầu chuyển nhượng tại giá
thành sản phẩm biến cộng với một khoản phí cố định là $18 trên mỗi đơn vị, giá chuyển
nhượng sẽ là bao nhiêu? Bạn có cho rằng Kappa và các bộ phận Beta sẽ chọn để chuyển
nhượng với giá đó?
Trường hợp 1: Giá chuyển nhượng toàn bộ chi phí là $15.00. Bộ phận Beta sẽ rất vui
mừng với giá đó, nhưng bộ phận Kappa sẽ từ chối chuyển nhượng bởi có thể bán ra thị
trường ngoài với giá $20.
Giá chuyển nhượng theo toàn bộ chi phí sản xuất: Trong phần lớn các trường hợp
chuyển giá theo toàn bộ chi phí, chi phí cơ hội là điểm tham chiếu không chính xác mà
không cung cấp kết quả tối ưu vì giá thị trường bên ngoài là $20 mỗi đơn vị, bộ phận Beta
3Tham khảo: Hansen, DR & Mowen, MM (2011) Cornerstones của Chi phí Kế toán Mason, OH:.. Tây Nam, Cengage
Learning.

11


sẽ chọn để chuyển nhượng tại giá chuyển nhượng toàn bộ chi phí $15. Bộ phận mua của
Beta sẽ tiết kiệm được $5($20 - $15) cho mỗi đơn vị và tổng cộng $250 ($5 x 50.000 đơn
vị) mỗi năm khi mua mô hình ipa-211 với chi phí sản phẩm đầy đủ. Quản lý của bộ phận
Kappa sẽ không bao giờ được coi là chuyển nhượng nội bộ nếu mô hình ipa-211 giá phải
là giá thành sản phẩm đầy đủ. Bộ phận Kappa sẽ cho rằng tốt hơn là bán mô hình ipa-211

ở thị trường bên ngoài ở một mức giá $20 mỗi đơn vị. Chi phí sản phẩm đầy đủ thấp hơn
giá chuyển nhượng tối thiểu của bộ phận Kappa.
Trường hợp 2: Giá chuyển nhượng cộng thêm chi phí là $18 ($15 + $3). Một lần nữa,
bộ phận Beta Division sẽ rất vui mừng với giá đó, nhưng bộ phận Kappa sẽ từ chối
chuyển nhượng bởi có thể bán ra thị trường ngoài với giá $ 20.
Trường hợp 3: Biến phí của sản phẩm cộng với khoản phí cố định là $24 ($6 + $18).
Trong trường hợp này, bộ phận Kappa sẽ rất vui mừng, nhưng bộ phận Beta sẽ từ chối, vì
nó có thể mua sản phẩm nó cần trên thị trường bên ngoài với giá $20.
Giá chuyển nhượng theo toàn bộ chi phí sản xuất cộng với Markup: Khi sử dụng
phương pháp này, các chi phí cơ bản là giá đầy đủ và được thêm một khoản để tạo ra một
tỷ suất lợi nhuận cho các bộ phận cung cấp. Lợi thế đến từ sự đơn giản và dễ sử dụng của
phương pháp. Nó được tính bằng cách cộng toàn bộ chi phí và tỷ lệ phần trăm quyết định
của toàn bộ chi phí. Tỷ lệ được thiết kế như để tạo ra một tỷ suất lợi nhuận. Phương pháp
này cung cấp cho bộ phận Beta lợi thế về tiết kiệm $2 cho mỗi đơn vị. Còn bộ phận
Kappa sẽ bán ở thị trường bên ngoài để thu lợi thêm $2 mỗi đơn vị bán ipa-211 ở mức giá
$20 mỗi đơn vị.
Trường hợp 4: Chuyển giá tối thiểu là $15(toàn bộ chi phí sản xuất). Mức giá này
được thiết lập bởi Kappa, bộ phận bán hàng. Giá chuyển nhượng tối đa là $20. Đây là giá
thị trường và được thiết lập bởi Beta, bộ phận mua.
Giá chuyển nhượng tính theo biến phí cộng với định phí: Với phương pháp này,
chi phí biến đổi được sử dụng như là cơ sở. Các chi phí cố định và đóng góp lợi nhuận
được bao phủ bởi các đánh dấu. Chi phí biến đổi là chi phí cơ hội của việc chia bán đang
hoạt động dưới công suất. Bởi vì điều này, chi phí biến đổi cộng với phương pháp khoản
phí cố định có một chút lợi thế so với phương pháp đầy đủ cộng với đánh dấu. Chi phí
12


biến đổi là $6 và chi phí cố định là $18. Thêm chi phí biến đổi và chi phí cố định cho một
mức giá chuyển nhượng $24. Bộ phận Beta là tốt hơn hết mua các sản phẩm trên thị
trường bên ngoài. Nếu nó mua từ bộ phận Kappa, nó sẽ mất $4 ($20 - $24) cho mỗi đơn

vị. Bởi vì điều này, chuyển nhượng nội bộ bằng cách sử dụng phương pháp này sẽ không
hiệu quả đối với công ty Olympus.
Vậy sử dụng phương pháp giá chuyển nhượng theo chi phí sử dụng: Khi quyết
định có hay không sử dụng một trong các hình thức chuyển giá dựa trên chi phí, một công
ty phải xem xét những lợi thế và bất lợi tổng thể. Nhiều lần, sự đơn giản của việc sử dụng
có thể có giá trị lớn hơn làm cạn kiệt lượng lớn thời gian trên giá chuyển nhượng thương
lượng. Mặc dù phương pháp dựa trên chi phí có thể thường có vẻ không hiệu quả, thiếu
cân nhắc của người tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh, có những dịp khi sử dụng các phương
pháp này có thể là lựa chọn tốt nhất.
2.2. Định giá sản phẩm chuyển nhượng theo giá thị trường.
Công ty này gồm có 2 bộ phận: bộ phận gỗ và bộ phận giấy. Bộ phận gỗ sản xuất gỗ để
bán ra bên ngoài hoặc cung cấp nguyên liệu gỗ cho bộ phận sản xuất giấy. Còn bộ phận
sản xuất giấy thì chỉ sản xuất giấy bán ra thị trường ngoài.
Cho bảng số liệu của công ty như sau:
Chỉ tiêu
sản lượng sản xuất trung bình
sản lượng bán trung bình
Biến phí đơn vị
Biến phí phát sinh thêm để chế
biến thành thành phẩm
Định phí

Bộ phận gỗ
100,000

Bộ phận giấy
100,000

$20
$30

$2,000,000

$4,000,000

Trường hợp 1: Giá chuyển nhượng bằng với giá mua ngoài.
Bộ phận gỗ

Bộ phận giấy
13


Đơn giá bán

$50

Đơn giá bán ra ngoài

Biến phí sản xuất
Số dư đảm phí

$20
$30

Đơn giá mua ngoài
Biến phí phát sinh thêm để chế
biến thành thành phẩm

$12
0
$50

$30

Nếu bộ phận giấy muốn mua của bộ phận gỗ thay vì mua ngoài thì bộ phận gỗ sẽ tính giá
chuyển nhượng như sau:
Giá chuyển nhượng = Giá bán ra của bộ phận gỗ = 30+20= $50
Với giá chuyển nhượng là $50 thì việc chuyển nhượng giữa 2 bộ phận gỗ và giấy được
thực hiện, vì giá bên bán và bên mua nhất trí với nhau.
Trường hợp 2: Giá mua ngoài bộ phận giấy thấp hơn giá bán ra của bộ phận gỗ.
Bộ phận gỗ
Đơn giá bán

$50

Biến phí sản xuất
Số dư đảm phí

$20
$30

Bộ phận giấy
Đơn giá bán ra ngoài
Đơn giá mua ngoài
Biến phí phát sinh thêm để chế
biến thành thành phẩm

$12
0
$40
$30


Trường hợp 2.1: Bộ phận giấy hoạt động hết công suất
Giá
chuyển
nhượng =
$50

Giá
chuyển
nhượng =
$40

Chỉ tiêu
Doanh
thu
Biến phí
Định phí
EBIT
Doanh
thu
Biến Phí
Định phí
EBIT

Bộ phận gỗ
50*100,000= $5,000,000

Bộ phận giấy
120*100,000= $1,200,000

20*100,000= $2,000,000

$2,000,000
$1,000,000
40*100,000= $4,000,000

(30+50)*100,000= $8,000,000
$4,000,000
$0
120*100,000= $1,200,000

20*100,000= $2,000,000
$2,000,000
$0

(30+40)*100,000= $7,000,000
$4,000,000
$1,000,000

Nếu bộ phận gỗ chấp nhận giá $40 thì EBIT sẽ giảm xuống (từ $1,000,000 xuống
còn $0 ), còn bộ phận giấy thì sẽ mua gỗ từ thị trường ngoài vì EBIT tăng từ $0 lên
$1,000,000.
Trong trường hợp này bộ phận gỗ tính giá chuyển nhượng cho bộ phận giấy vẫn là
$50/sản phẩm. Vì nếu giá bán của bộ phận gỗ giảm bằng giá mua ngoài của bộ phận giấy
thì bộ phận gỗ sẽ phải hủy bỏ hợp đồng bán ra ngoài và lợi nhuận của bộ phận gỗ nói
riêng, của toàn công ty nói chung, sẽ bị giảm $10/sp. Do vậy, trong trường hợp này, công
ty sẽ quyết định không thực hiện chuyển nhượng nôi bộ. Lúc này, bộ phận gỗ sẽ bán gỗ ra
14


thị trường ngoài với giá không thấp hơn giá bán (>=$50) còn bộ phận giấy sẽ mua gỗ từ
thị trường ngài với giá $40

Trường hợp 2.2: Bộ phận giấy còn năng lực nhàn rỗi:
Trong trường hợp này, bộ phận gỗ không những không bị thiệt hại vì hủy bỏ hợp
đồng bán ra ngoài mà còn tận dụng được năng lực sản xuất còn nhàn rỗi của mình. Vấn
đề đặt ra ở đây là kiệu giá chuyển nhượng tính được có được 2 bộ phận gỗ và giấy chấp
nhận hay không. Việc chuyển nhượng sẽ xảy ra trong phạm vi giá chuyển nhượng từ $20
đến $40 ( biến phí < giá chuyển nhượng < giá mua ngoài)
Như vậy, nếu bộ phận giấy đưa ra một mức giá trong phạm vi từ $20 đến $40 thì
bộ phận gỗ chấp nhận được. Nhưng, theo các nguyên tắc nói đến ở trên, bộ phận gỗ
không bị buộc phải bán cho bộ phận giấy nếu bộ phận gỗ không muốn do quan điểm của
bộ phận gỗ là cứ để năng lực sản xuất nhàn rỗi để giữ giá và tìm thị trường mới, hoặc sản
xuất loại sản phẩm khác có lợi nhuận cao hơn. Song đứng trên quan điểm của toàn công
ty, vì lợi nhuận chung thì bộ phận gỗ nên chấp nhận hợp đồng của bộ phận giấy, vì lợi
nhuận chung của công ty sẽ tăng.
2.3. Định giá sản phẩm chuyển nhượng thông qua thương lượng.
Cục Thuế TPHCM cho biết trung bình chi phí nguyên phụ liệu của Coca cola Việt
Nam chiếm trên 70% giá vốn, cá biệt năm 2006-2007 chi phí nguyên phụ liệu lên đến 8085% giá vốn. Như năm 2010 chi phí do nhập nguyên vật liệu từ công ty mẹ lên đến 1.671
tỷ đồng trên doanh thu 2.529 tỷ đồng và chi phí lại lên đến 2.717 tỷ đồng, dẫn đến số lỗ
188 tỷ đồng. Ông Lê Duy Minh, trưởng phòng kiểm tra thuế số 1 Cục Thuế TPHCM, cho
biết để doanh nghiệp này có thể liên tục kê khai lỗ nằm ở chi phí nguyên phụ liệu, trong
đó chủ yếu là hương liệu được nhập trực tiếp từ công ty mẹ với giá rất cao.
Bởi vì không có nguồn nguyên liệu tương tự trên thị trường mà duy nhất chỉ có
công ty mẹ của Coca cola Việt Nam mới sở hữu nguồn nguyên liệu này. Do không có cơ
sở so sánh, đối chiếu giá nguyên liệu với các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề vì
nguồn nguyên liệu là do công ty mẹ của Coca Cola Việt Nam độc quyền cung cấp. Cũng
không thể lấy chi phí nguyên phụ liệu của doanh nghiệp Việt Nam cùng ngành nghề để so
sánh vì đây là doanh nghiệp đặc thù nên chi phí về nguồn nguyên liệu chỉ do công ty
Coca cola Việt Nam và công ty mẹ thương lượng với nhau. Do đó giá của nguyên liệu
15



đầu vào là cực kì cao. Đại diện Công ty Coca Cola Việt Nam cho biết nguyên nhân doanh
ngiệp Coca cola Việt Nam lỗ nhiều năm qua là do thu không đủ bù chi. Công ty này cũng
giải thích giá nguyên phụ liệu cao do đây là sáng chế lâu đời, bao gồm cả chi phí chất
xám.
Ông Lê Duy Minh cho biết so sánh với doanh nghiệp nước giải khát rất nhỏ cùng
ngành nghề của Việt Nam là Chương Dương năm 2011, dù chỉ còn thị phần ở hai sản
phẩm là soda chai và nước xá xị, doanh thu chỉ có 422 tỷ đồng nhưng lợi nhuận lên đến
30 tỷ đồng với số thuế nộp cho ngân sách lên đến 7,5 tỷ đồng. Như vậy có thể thấy ẩn
đằng sau con số lỗ của Coca Cola Việt Nam có thể là khoản lãi rất lớn hằng năm chảy về
cho công ty mẹ dưới dạng tiền trả nguyên phụ liệu.
Theo báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty Coca-cola tại cục thuế TP.HCM,
trong nhiều năm có mặt tại thị trường Việt Nam công ty liên tục thua lỗ. Sự việc này cũng
đã được cơ quan chức năng mà trực tiếp là Cục thuế TP.HCM đặc biệt chú ý đưa doanh
nghiệp này vào danh sách công ty có nghi vấn về dấu hiệu “chuyển giá”. Tuy nhiên dưới
hình thức tạo “vỏ bọc” qua việc mua nguyên liệu sản xuất từ công ty mẹ, doanh nghiệp
này luôn khai báo với cơ quan thuế giá thành nguyên liệu cao nhằm đẩy giá chi phí sản
xuất tăng hòng đưa tình trạng kinh doanh luôn ở mức lỗ.
Theo Cục Thuế TP.HCM, việc Coca-cola Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài có
doanh số tăng nhưng liên tục báo thua lỗ trong nhiều năm thậm chí số lỗ vượt quá vốn
chủ sở hữu nhưng vẫn mở rộng sản xuất là dấu hiệu bất bình thường.
Điều đáng chú ý là mặc dù báo cáo tài chính của công ty Coca-cola Việt Nam
trong nhiều năm đều thuộc diện lỗ nhưng công ty này vẫn liên tục mở rộng sản xuất. Cụ
thể là cuối tháng 10/2012, Chủ tịch kiêm tổng giám đốc điều hành Coca-Cola, ông
Muhtar Kent đến Việt Nam tuyên bố Coca-Cola sẽ rót thêm 300 triệu USD vào công ty ở
Việt Nam trong ba năm tới.
Phải chăng Coca-cola Việt Nam trong nhiều năm qua đã lợi dụng “chiêu” nhập
nguyên liệu độc quyền từ công ty mẹ với giá cao, điều các công ty khác không làm được
để nâng chi phí sản xuất nhằm đối phó trong việc nộp khoản tiền thuế khổng lồ.
Từ những phân tích trên ta thấy được những ưu điểm từ phương pháp định giá sản
phẩm thông qua thương lượng của Coca coca Việt Nam:

16


Bảo đảm bí mật của những công thức, công nghệ chế biến khi chuyển nhượng về
Việt Nam, vì công ty Coca- cola chỉ tiến hành những phương thức giao dịch nội bộ nên
phần lớn những công thức công nghệ này rất khó rò rĩ ra bên ngoài và đảm bảo được bí
mật của công ty.
Áp dụng chiến lược định giá sản phẩm chuyển nhượng thông qua thương lượng
phần nào giúp công ty kiểm soát tối đa chi phí sản xuất của mình và vô hình chung sẽ tác
động đến lợi nhuận trước thuế và quan trong hơn là số tiền thuế phải nộp cho nhà nước.
Khi áp dụng chiến lược này, công ty mẹ sẽ dễ dàng kiểm soát được lượng vốn đầu
tư của mình ở Việt Nam. Như vậy, thay vì âm vốn tự có và đáng lẽ phải được công ty mẹ
bổ sung vốn, việc Coca Cola đi vay và phải trả lãi cho công ty mẹ có thể sẽ giúp tạo ra
một khoản lợi thuế do lá chắn thuế của lãi vay cho Coca Cola Việt Nam hoặc thậm chí
thua lỗ do gánh nặng lãi vay cao. Về vấn đề này, đại diện Cục thuế còn cho rằng :
“Như vậy Coca Cola VN nợ mà thực chất là không nợ vì chủ yếu là vốn từ công ty
mẹ rót vào cho công ty con trích từ một phần lãi hằng năm chuyển về ẩn dưới dạng thanh
toán tiền mua hương liệu.”
Bên cạnh đó, Coca cola Việt Nam cũng không tránh được một số nhược điểm
như:
Với chiến lược định giá trên hay còn gọi là “chiến lược 20 năm vẫn lỗ” Tập đoàn
Coca-Cola toàn cầu phải đối mặt với nghi vấn “ chuyển giá trốn thuế” tại Việt Nam, việc
này gây ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh và uy tính của Công ty đã tạo dựng từ bấy lâu
nay.
Nếu sự việc bị phanh phui, điều đó có nghĩa là Coca cola phải đối mặt với sự thật
về hành vi “ chuyển giá trốn thuế” của mình mà phải chịu những khung pháp lý áp đặt
cho hành vi trên trong suốt 10 năm xảy ra tình trạng báo lỗ của mình. Đây có thể cho là
một cú sốc không hề nhỏ của tổng công ty Coca-cola.
Việc áp dụng định giá sản phẩm chuyển nhượng thông qua thương lượng, công ty
có thể chủ động được Chi phí nguyên vật liệu đầu vào của mình cũng như và tính bảo mật

cho các công thức và công nghệ tuyệt mật của mình, nhưng đây cũng chính là hạn chế lớn
nhất, nếu những thông tin trên bị rò rỉ hoặc trên thị trường có những nguyên vật liệu có
17


thể thay thế hay nói cách khác là thông qua chúng ta có thể định giá chính xác những
nguyên vật liệu được nhập khẫu với giá “cắt cổ” từ tổng công ty mẹ thì việc xác định
hành vi Coca cola có” Chuyến giá trốn thuế” hay không sẽ trở nên đơn giản hơn và không
gây có khăn cho cơ quan thuế như bây giờ.

18


Chương 3.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ

SẢN PHẨM CHUYỂN NHƯỢNG
Trong điều kiện thực tế ở Việt Nam, vì chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu đầy đủ
để phục vụ cho phân tích so sánh trong định giá chuyển nhượng, nên Việt Nam có thể
nghiên cứu sử dụng cơ sở dữ liệu thống nhất của một hoặc một vài nước khác, hoặc một
tổ chức quốc tế. Trước tiên có thể dùng cơ sở dữ liệu của nước phát triển, sau đó tăng
cường hợp tác, trao đổi về cơ sở dữ liệu chuyển giá giữa các nước đang phát triển có điều
kiện kinh tế, thị trường tương đồng với mình để có thông tin hỗ trợ phân tích định giá
chuyển nhượng.
Cũng theo như những phân tích trên, tài sản vô hình là lĩnh vực phức tạp, nhưng
cũng là lĩnh vực trọng tâm trong việc định giá sản phẩm chuyển nhượng của giao dịch
liên kết trong thời gian tới. Các tài sản vô hình kèm theo hoạt động nghiên cứu và triển
khai hay bí quyết marketing, bán hàng và phân phối sản phẩm đều thể hiện những đặc thù
riêng so với các giao dịch liên kết về tài sản hữu hình. Bên cạnh đó, cần đầu tư nghiên

cứu kỹ lưỡng về định giá chuyển nhượng tài sản vô hình để có các giải pháp định giá tốt
hơn, nhằm chống các hành vi chuyển giá trong lĩnh vực này. Từ đó, nhóm kiến nghị một
số giải giáp nhằm kiểm soát hoạt động định giá sản phẩm chuyển nhượng ở Việt Nam.
• Cơ chế xác định trước về giá tính thuế (Advance Pricing Arrangement –APA)
Hiện tại, pháp luật thuế của Việt Nam chưa có quy định cho phép cơ quan thuế và
người nộp thuế ký kết thực hiện APA. Vì thế nên cần thiết xây dựng một dự thảo bổ sung
một số điều khoản tạo cơ sở pháp lý cho việc áp dụng cơ chế xác định trước về giá tính
thuế tại Việt Nam. Cho nên có thể xem APA là một thỏa thuận có hiệu lực thi hành trong
một khoảng thời gian không quá 05 năm, xác định các căn cứ tính thuế và phương pháp
xác định giá thị trường của các giao dịch liên kết do cơ quan Quản lý thuế xác định trước
khi doanh nghiệp nộp tờ khai Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và tờ khai hải quan
có liên quan.
Thực tế APA là vấn đề mới nên Bộ Tài chính đang triển khai thực hiện thí điểm
cho phép một vài doanh nghiệp lớn hoạt động tại Việt Nam được ký kết và áp dụng để Bộ
19


Tài chinh có kinh nghiệm và cơ sở lựa chọn những phương án phù hợp trước khi ban
hành các quy định hướng dẫn thực hiện APA (đang thí điểm tại tập đoàn Samsung).
• Ấn định thuế Thu nhập Doanh nghiệp dựa trên doanh thu
Ngoài xây dựng dự thảo quy định hướng dẫn thực hiện phương pháp APA, thiết
nghĩ chính phủ nên xây dựng thêm dự thảo cho phép cơ quan thuế được quyền ấn định
thuế khi người nộp thuế vi phạm pháp luật về thuế (bao gồm cả quy định về xác định giá
thị trường) theo phương pháp dựa trên doanh thu sử dụng tỷ lệ giá trị gia tăng hoặc tỷ suất
lợi nhuận do Bộ Tài chính quy định áp dụng đối với từng ngành nghề và hoạt động kinh
doanh cho từng thời kỳ nhất định
• Kiểm tra định kỳ và thu hồi giấy phép kinh doanh đối với các doanh nghiệp phát
sinh lỗ
Dự thảo đề xuất đưa những doanh nghiệp có số lỗ chiếm từ 50% trở lên nhưng
chưa vượt quá số vốn chủ sở hữu vào diện phải kiểm tra thuế định kỳ, thu hồi giấy phép

kinh doanh, vô hiệu hoá mã số thuế và đình chỉ việc sản xuất kinh doanh.
• Giao chức năng điều tra hình sự cho cơ quan thuế
Xây dựng thêm những quy định cho dự thảo mới, cho phép cơ quan thuế được
quyền điều tra hình sự về hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Theo quy định của pháp luật
hình sự Việt Nam, nếu trốn thuế từ 100 triệu đồng Việt Nam trở lên (khoảng 4.900 Đô la
Mỹ) thì người nộp thuế có thể bị điều tra và xử lý hình sự.
Việt Nam cũng như đa phần các nước đang phát triển còn gặp nhiều khó khăn khi
đối phó với vấn đề định giá sản phẩm chuyển nhượng ở các tập đoàn xuyên quốc gia và
những tập toàn kinh doanh bằng FDI. Tuy nhiên, bằng cách liên tục học hỏi, rút kinh
nghiệm, tăng cường hợp tác với các quốc gia khác và với các tổ chức quốc tế, chúng ta
hoàn toàn có thể làm chủ các giải pháp để quản lý và giám sát hoạt động định giá sản
phẩm chuyển nhượng đầy khó khăn và thách thức, không chỉ đối với Việt Nam mà còn
diễn ra ở cả các nước phát triển trên thế giới.
20


21


KẾT LUẬN
Việc trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO), Diễn
đàn Hợp tác Kinh tế châu Á–Thái Bình Dương (APEC) và sắp tới là Cộng đồng kinh tế
ASEAN (AEC) sẽ mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội phát triển và kèm theo đó là
những thách thức mới đòi hỏi Việt Nam phải nổ lực thêm nữa để vượt qua những thách
thức trên. Việc chúng ta đang dần hoà nhập vào nền kinh tế thế giới với các nghiệp vụ
kinh doanh mang tính chất xuyên quốc gia phát sinh và từ đó cũng nảy sinh các vấn đề
mang tính chất quốc tế cần giải quyết. Một trong những vấn đề mang tính quốc tế đó
chính là vấn nạn định giá sản phẩm chuyển nhượng của các tập đoàn đa quốc gia nói
chung và những tập đoàn, công ty có những chi nhánh và đại lý trong nước nói riêng.
Trong bài nghiên cứu này, nhóm phân tích một cách khái quát những cơ sở lý luận, thực

trạng cùng với những tình huống cụ thể của việc đánh giá sản phẩm chuyển nhượng ở
Việt Nam thông qua cả ba hình thức, đã phần nào cho thấy được tác động và tầm quan
trọng của việc định giá sản phẩm đối với lợi ích của một doanh nghiệp. Vì vậy, các
nhà quản trị phải áp dụng phương pháp định giá sản phẩm chuyển giao sao cho phù
hợp nhất và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mình.

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Phan Đức Dũng (2012), KẾ TOÁN QUẢN TRỊ (LÝ THUYẾT BÀI TẬP VÀ
BÀI GIẢI), Nhà xuất bản lao động- Xã hội.
2. TS. Lê Đình Trực (Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa)
3. Trang thông tin điện tử CLB Doanh Nhân Trẻ Tp. Sóc Trăng.

4. Market-Based and Negotiated Transfer Prices.docx
5. />6. />7. />%20chapter%2023.htm

23



×