Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Xây dựng một số phương pháp giải một số dạng bài tập di truyền – sinh học 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.55 KB, 15 trang )

SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT TAM ĐẢO 2
========*========

CHUYÊN ĐỀ
BỒI DƯỠNG ÔN THI ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG
MÔN SINH HỌC

XÂY DỰNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP DI TRUYỀN – SINH HỌC 12

Người thực hiện: Nguyễn Thị Giang
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Tam Đảo 2

Tam Đảo, tháng 03 / 2014


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục là
đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Đặc biệt là đổi mới
phương pháp dạy học trong nâng cao chất lượng học sinh (HS) mũi nhọn (học
sinh giỏi) hay trong ôn thi đại học, cao đẳng.
Để làm được điều này, thì ngoài việc cố gắng nỗ lực của HS, việc tích cực
học hỏi để nâng cao trình độ và phương pháp giảng dạy của giáo viên thì việc
tìm ra những phương pháp giải hay, nhanh và ngắn ngọn là rất cần thiết.
Có rất nhiều cách giải cho một dạng bài tập sinh học, đặc biệt là trong giải
các bài tập di truyền. Dạng bài tập tính quy luật của hiện tượng di truyền là một
dạng bài tập khó, trọng tâm của kiến thức sinh học trong thi tuyển chọn HS giỏi
cấp tỉnh, quốc gia và thi đại học, cao đẳng hàng năm.
Việc đưa ra các cách giải nhanh và ngắn gọn sẽ giúp cho HS tốn ít thời


gian hơn trong việc giải bài tập, đặc biệt là trong ôn thi đại học, cao đẳng. Như
vậy, biết nhiều phương pháp giải bài tập là một phương tiện dạy học rất cần thiết
của GV, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến
thức. Tuy nhiên số lượng cách giải được thiết kế sẵn trong SGK, trong sách
tham khảo Sinh học phần Di truyền còn rất ít, chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong
quá trình dạy học.
Từ những lí do trên cũng như để góp phần vào việc giảng dạy và học tập
phần di truyền, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Xây dựng một số phương pháp
giải một số dạng bài tập di truyền – Sinh học 12”.

2


II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận của vấn đề
1.1. Vị trí của phần di truyền trong chương trình Sinh học Phổ thông
Di truyền là một nội dung quan trọng trong chương trình Sinh học từ bậc
THCS đến bậc THPT.
Ngay từ bậc THCS phần Tính quy luật của hiện tượng di truyền đã được
đưa vào giảng dạy trong chương trình Sinh học 9. Ở bậc THPT phần Di truyền
được biên soạn thành một phần riêng (phần V), với những kiến thức chuyên sâu
và rộng hơn chương trình THCS và được dạy ở Sinh học 12.
Hiện nay chương trình Di truyền đang được giảng dạy ở các trường THPT
trong nội dung Sinh học 12, tuy nhiên chưa có tài liệu tham khảo cũng như đề
tài nghiên cứu nào xây dựng nhiều cách giải bài tập di truyền để tổ chức hoạt
động cho HS trong việc giảng dạy. Việc xây dựng các cách giải cho một số dạng
bài tập di truyền trong bồi dưỡng HS giỏi và ôn thi đại học, cao đẳng là rất cần
thiết và phù hợp với xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
1.2. Cơ sở lí luận của vấn đề:
* Phân tích SGK Sinh học 12 phần Di truyền

Chương

Bài

Tên bài

Bài 1

Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi

Chương I. Cơ

Bài 2

ADN
Phiên mã, dịch mã

chế di truyền và

Bài 3

Điều hòa hoạt động của gen

biến dị

Bài 4

Đột biến gen

Bài 5


NST và đột biến cấu trúc NST

Bài 6

Đột biến số lượng NST

Bài 8
Bài 9
Bài 10
Bài 11
Bài 12

Quy luật Menđen: Quy luật phân li
Quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập
Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
Liên kết gen và hoán vị gen
Di truyền liên kết với giới tính và di truyền

Bài 13

ngoài nhân
Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện

Chương II. Tính
quy luật của
hiện tượng di
truyền

3



Chương III.
Di truyền học

Bài 14
Bài 15
Bài 16
Bài 17

của gen
Thực hành: Lai giống
Bài tập chương I và chương II
Cấu trúc di truyền quần thể
Cấu trúc di truyền quần thể (tiếp)

Bài 18

Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên

Bài 19

nguồn biến dị tổ hợp
Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến

Bài 20
Bài 21
Bài 22

và công nghệ tế bào

Tạo giống nhờ công nghệ gen
Di truyền y học
Bảo vệ vốn gen của loài người và một số

quần thể
Chương IV.
Ứng dụng di
truyền học
Chương V. Di
truyền học

vấn đề xã hội của di truyền học
người
Nhận xét: Kiến thức phần Di truyền - Sinh học 12 được trình bày trên
quan điểm cập nhật những kiến thức hiện đại nhất. Đây là những kiến thức căn
bản tiếp nối phần kiến thức đã được học ở lớp 9 tuy nhiên kiến thức phần này đi
sâu hơn, có nhiều bài tập di truyền hơn, giúp học sinh không những chiếm lĩnh
được kiến thức về tính quy luật của hiện tượng di truyền mà còn áp dụng vào
thực tiễn cuộc sống. Đây là cơ sở để thiết kế các cách giải bài tập đảm bảo phù
hợp các yêu cầu đặt ra.
* Cơ sở lí luận của vấn đề
Trong chương trình Sinh học phổ thông thì phần lý thuyết chiếm đa số
chương trình, phần bài tập chỉ chiếm một phần nhỏ. Tuy nhiên trong chương
trình Di truyền – Sinh học 12 thì phần lý thuyết và bài tập được coi trọng như
nhau. Đặc biệt, trong chương trình thi HSG cấp THPT và chương trình thi đại
học, cao đẳng thì phần bài tập chiếm số lượng nhiều hơn cả. Vì vậy để HS làm
được cả bài tập tự luận và trắc nghiệm thì trong quá trình giảng dạy giáo viên
phải có phương pháp giải như thế nào cho nhanh và hiệu quả, đem lại kết quả
cao.
Trong dạy học Sinh học thì việc dạy lý thuyết có vẻ dễ dàng hơn, còn việc

hướng dẫn học sinh giải bài tập Sinh học sao cho thuần thục và nhanh nhạy thì
4


phải tốn nhiều thời gian và công sức hơn.Vì khi giải bài tập đòi hỏi phải vận
dụng lý thuyết đã học và kèm theo các công thức toán học.
Tiết bài tập Sinh học, tiết tự chọn sinh học và các buổi dạy bồi dưỡng kiến
thức kĩ năng giữ một vai trò quan trọng giúp học sinh củng cố, đào sâu và nắm
vững kiến thức, nó là một hình thức tổng hợp kiến thức của một bài, một
chương. Nó là thước đo mức độ sâu sắc và vững vàng kiến thức mà học sinh thu
nhận được.
Trong chương trình sách giáo khoa không biên soạn cụ thể một tiết dạy
bài tập, vì vậy mỗi giáo viên phải lựa chọn những bài tập thích hợp, thích hợp
với mỗi lớp học, thích hợp với mỗi đối tượng học sinh. Do đó người giáo viên
phải vững vàng về chuyên môn và có sức sáng tạo và đặc biệt là phải yêu nghề
thì mới hoàn thành tốt một tiết bài tập sinh học.
Do nhu cầu về thi cử, học sinh phải nhớ một nội dung kiến tức rộng lớn
và nhiều kĩ năng khác, do đó đối vơi tiết bài tập cần phải:
+ Làm cho học sinh nắm vững nội dung lý thuyết cơ bản.
+ Rèn kĩ năng phân tích các hiện tượng sinh học.
+ Rèn kĩ năng làm các bài toán trắc nghiệm hoặc tự luận.
Thực tế hiện nay với cách học "nhồi nhét" thụ động, kĩ năng làm bài tập
sinh học của đại bộ phận học sinh còn yếu, vì vậy tìm ra các phương pháp giải
các bài tập sinh học nhanh và dễ hiểu là một vấn đề rất cần thiết.
2. Thực trạng của vấn đề
Di truyền học – sinh học 12 là một phần học gồm nhiều dạng bài tập,
trong đó có nhiều dạng bài tập có nhiều cách giải và các dạng bài tập khó, đây
cũng là phần bài tập chủ yếu trong các đề thi HSG và đề thi đại học cao đẳng.
Tuy nhiên để HS nắm được các cách giải một cách dễ dàng đặc biệt là nắm được
các cách giải nhanh là một điều không dễ và cũng chưa có tài liệu chuyên sâu về

nội dung này
Trường THPT Tam Đảo 2 là một trường có hầu hết học sinh đầu vào khi
tuyển sinh còn thấp, cố lượng HS có học lực khá giỏi còn chưa thật cao. Vì vậy
việc giảng dạy như thế nào cho phù hợp giữa các đối tượng HS còn khó khăn.
5


Vậy làm thế nào để giúp các em hiểu và làm nhanh được các bài toán sinh học di
truyền là vấn đề khó khăn đối với giáo viên chúng tôi. Với kinh nghiệm 4 năm
giảng dạy còn ít ỏi, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài này nhằm trao đổi với các bạn
đồng nghiệp về các cách giải cho một số dạng bài tập di truyền.
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
* Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
+ Thu thập tài liệu có liên quan đến đề tài
- Sưu tầm tài liệu ở nhiều nguồn khác nhau: thư viện, mượn đồng nghiệp…
- Lập thư mục sách tra cứu, sắp xếp hệ thống các tài liệu đã thu thập được.
+ Nghiên cứu tài liệu.
- Đọc các tài liệu về chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong
công tác giáo dục của Bộ GD và ĐT về đổi mới phương pháp dạy học ở các cấp
bậc làm cơ sở định hướng cho việc nghiên cứu.
- Nghiên cứu về phương pháp dạy học Sinh học ở THPT.
- Nghiên cứu cấu trúc nội dung chương trình SGK Sinh học 12 phần di
truyền
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài nhằm mục đích kế thừa
các kết quả nghiên cứu của các tác giả cũng như vận dụng các thông tin, số liệu
vào vấn đề nghiên cứu của đề tài.
* Phương pháp hệ thống hoá lí thuyết:
Sắp xếp và hệ thống hoá nội dung đã nghiên cứu để nhìn nhận vấn đề
nghiên cứu một cách toàn diện.
* Phương pháp thực nghiệm: trực tiếp giảng dạy nội dung nghiên cứu

trong các tiết bài tập trên lớp, trong công tác bồi dưỡng HS giỏi cấp tỉnh, ôn thi
đại học – cao đẳng, tiến hành kiểm tra nhận thức của HS để đánh giá hiệu quả từ
đó rút kinh nghiệm và tìm ra hướng đúng đắn cho việc nghiên cứu
4. Hiệu quả của đề tài:
4.1. Kết quả nghiên cứu:
* Bài tập về Cơ chế di truyền biến dị ở mức phân tử:

6


Bài 1: Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hidro và có 900
nucleotit loại Guanin. Mạch 1 của gen có số nucleotit loại Adenin chiếm 30% và
số nucleotit loại guanin chiếm 10% tổng số nucleotit của mạch. Xác định số
nucleotit mỗi loại của mạch 1?
Hướng dẫn giải:
Cách 1: Theo bài ra, ta có số nucleotit loại A là:
ADCT: H = 2A + 3G => A = T = 600 (nu)
- Tỉ lệ % số nu từng loại của gen là:
+ Tổng số nu của gen: N = 3000 (nu)
+ Tỉ lệ % từng loại nu của gen: %A = %T = 20%; %G = %X = 30%
- Tỉ lệ % số nu từng loại của mạch 1:
%A1 = 30% => %T1 = 20% . 2 – 30% = 10%
% G1 = 10% => %X1 = 50%
- Số nu từng loại của mạch 1 là: A1 = 450 (nu); T1 = 150 (nu); G1 = 150
(nu); X1 = 750 (nu)
Cách 2: Xác định số nu của 1% rồi đem nhân với tỉ lệ % của các loại nu
của mạch 1
Bài 2: Một gen dài 0,408 micromet và có tỉ lệ nu loại A = 20%. Gen nói
trên tự nhân đôi 5 lần. Tính số lượng từng loại nucleotit của các gen con?
Hướng dẫn giải:

Cách 1: - Tổng số nu của gen là: N = 2400 (nu)
- Số nu từng loại của gen là: A = T = 480 (nu); G = X = 720 (nu)
Vậy số nu từng loại của các gen con được tạo ra sau khi gen tự nhân đôi 5
lần là:

A = T = 480 . 25 = 15360 (nu)
G = X = 720 . 25 = 23040 (nu)
Cách 2: Vì gen nhân đôi dù bao nhiêu lần, thì tỉ lệ % số nu từng loại của

các gen con cũng bằng tỉ lệ % từng loại nu của gen ban đầu.
- Tổng số nu của các gen con khi gen tự nhân đôi liên tiếp 5 lần là:
2400 . 25 = 76800 (nu)
- Số nu từng loại trong các gen con là:
7


A = T = 76800 . 20% = 15360 (nu)
G = X = 76800 . 30% = 23040 (nu)
Bài 3: Một gen có số nucleotit loại Adenin chiếm 30% tổng số nucleotit
của gen và có 3600 liên kết hidro. Tính số nucleotit từng loại của gen?
Hướng dẫn giải:
Cách 1: Theo bài ra ta có: 2A + 3G = 3600 (1)
- Mà %A/%G = 30%/20% => A/G = 3/2 (2)
Giải phương trình 1 và 2 ta thu được số nu từng loại của gen là:
A = T = 900 (nu); G = X = 600 (nu)
Cách 2: Theo bài ra ta có: 2A + 3G = 3600
=> 2. (30.N/100) + 3.(20.N/100) = 3600 => N = 3000 = 2A + 2G (2)
Giải phương trình 1 và 2 ta thu được số nu từng loại của gen là:
A = T = 900 (nu); G = X = 600 (nu)
* Bài tập về Tính quy luật của hiện tượng di truyền:

Bài 1: Với phép lai AaBb x AaBb trong trường hợp các gen phân li độc
lập, tác động riêng rẽ, trội lặn hoàn toàn sẽ cho ra các cơ thể lai mang 2 tính
trạng trội là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
Cách 1: Viết sơ đồ lai (thường không nên áp dụng trong giải bài tập
nhanh – trong thi ĐH, CĐ)
Sơ đồ lai:

P: AaBb

x

AaBb

Gp: 1/4AB : 1/4Ab : 1/4aB : 1/4ab
F1
1/4AB
1/4Ab
1/4aB
1/4ab
1/4AB 1/16AABB 1/16AABb 1/16AaBB 1/16AaBb
1/4Ab
1/16AABb 1/16AAbb 1/16AaBb 1/16Aabb
1/4aB
1/16AaBB 1/16AaBb 1/16aaBB 1/16aaBb
1/4ab
1/16AaBb 1/16Aabb 1/16aaBb 1/16aabb
KG: 1/16AABB : 2/16AABb : 2/16AaBB : 4/16AaBb
1/16AAbb : 2/16Aabb : 1/16aaBB : 2/16aaBb : 1/16aabb
KH: 9(A-B-) : 3 (A-bb) : 3 (aaB-) : 1aabb

Vậy, cơ thể lai mang 2 tính trạng trội (A-B-) chiếm tỉ lệ: 9/16
Cách 2: Sử dụng phương pháp tách cặp
8


- Aa x Aa  1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa  tỉ lệ A-: 3/4
- Bb x Bb  1/4BB : 2/4Bb : 1/4bb  tỉ lệ B-: 3/4
Vậy tỉ lệ cơ thể lai mang 2 tính trạng trội (A-B-) là: 3/4 . 3/4 = 9/16
Cách 3: Áp dụng công thức: C nk . (3/4)k . (1/4)n – k
Trong đó: n là tổng số tính trạng, k là số tính trạng trội
Vậy tỉ lệ cơ thể lai mang 2 tính trạng trội là:
C 22 . (3/4)2. (1/4)2 – 2 = 9/16

Bài 2: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy
định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai:
AaBbDdHh x AaBbDdHh sẽ cho kiểu hình mang 3 tính trạng trội và một tính
trạng lặn là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
Cách 1: Viết sơ đồ lai (Không nên áp dụng)
Cách 2: Chia trường hợp và sử dụng phương pháp tách cặp
- KH mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn sẽ có 4 trường hợp xảy ra
đó là: A-B-D-hh; A-B-ddH-; A-bbD-H- và aaB-D-H- Sử dụng phương pháp tách cặp:
+ Aa x Aa  1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa  tỉ lệ A-: 3/4; aa: 1/4
+ Bb x Bb  1/4BB : 2/4Bb : 1/4bb  tỉ lệ B-: 3/4; bb: 1/4
+ Dd x Dd  1/4DD : 2/4Dd : 1/4dd  tỉ lệ D-: 3/4; dd: 1/4
+ Hh x Hh  1/4HH : 2/4Hh : 1/4hh  tỉ lệ H-: 3/4; hh: 1/4
Ta thấy, cả 4 TH trên đều có tỉ lệ như nhau, vậy tỉ lệ cơ thể lai có KH
mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn là:
4. 3/4 . 3/4 . 3/4 = 27/64
Cách 3: Áp dụng công thức: C nk . (3/4)k . (1/4)n – k

Vậy tỉ lệ cơ thể lai mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn là:
C 43 . (3/4)3. (1/4)4 – 3 = 27/64

Bài 3: Cho cây có kiểu gen AaBbCc tự thụ phấn. Biết các cặp gen này
nằm trên các cặp NST khác nhau và tính trạng trội là trội hoàn toàn. Số loại kiểu
gen và kiểu hình có thể tạo ra ở thế hệ sau là?
9


Hướng dẫn giải:
Cách 1: Viết sơ đồ lai (Không nên sử dụng)
Cách 2: Sử dụng phương pháp tách cặp
+ Aa x Aa  1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa  KG: 3; KH: 2
+ Bb x Bb  1/4BB : 2/4Bb : 1/4bb  KG: 3; KH: 2
+ Cc x Cc  1/4CC : 2/4Cc : 1/4cc  KG: 3; KH: 2
Vậy: - Số loại kiểu gen là: 3 . 3 . 3 = 27
- Số loại kiểu hình là: 2 . 2 . 2 = 8
Cách 3: Dựa vào tỉ lệ phân li KG và KH của quy luật phân li của Menđen
khi lai cơ thể có 1 cặp gen dị hợp với nhau:
+ Aa x Aa  tỉ lệ KG: 1 : 2 : 1; KH: 3 : 1  KG: 3; KH: 2
+ Bb x Bb  tỉ lệ KG: 1 : 2 : 1; KH: 3 : 1  KG: 3; KH: 2
+ Cc x Cc  tỉ lệ KG: 1 : 2 : 1; KH: 3 : 1  KG: 3; KH: 2
Bài 4: Mỗi cặp trong 3 cặp alen Aa, Bb, Dd quy định một tính trạng khác
nhau và phân li độc lập. Hãy xác định:
a. Tỉ lệ giao tử ABD từ cá thể AaBbDd là bao nhiêu?
b. Tỉ lệ loại hợp tử AaBBDD từ phép lai AaBbDd x AaBbDd là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
Cách 1:
a. Sử dụng phương pháp tách cặp:
- Aa cho ra 2 giao tử với tỉ lệ: 1/2A : 1/2a

- Bb cho ra 2 giao tử với tỉ lệ: 1/2B : 1/2b
- Dd cho ra 2 giao tử với tỉ lệ: 1/2D : 1/2d
Vậy tỉ lệ giao tử ABD là: 1/2 . 1/2 . 1/2 = 1/8
b. Sử dụng phương pháp tách cặp:
+ Aa x Aa  1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa  tỉ lệ KG Aa: 1/2
+ Bb x Bb  1/4BB : 2/4Bb : 1/4bb  tỉ lệ KG BB: 1/4
+ Dd x Dd  1/4DD : 2/4Dd : 1/4dd  tỉ lệ KG DD: 1/4
Vậy tỉ lệ kiểu gen AaBBDD là: 1/2 . 1/4 . 1/4 = 1/32
Cách 2:
10


a. Tổng số giao tử có thể được tạo ra từ kiểu gen AaBbDd là:
ADCT: Số giao tử được tạo ra: 2n = 23 = 8 (n là số cặp gen dị hợp)
- Vì xác suất tạo ra các giao tử là như nhau, vậy tỉ lệ giao tử ABD là: 1/8
b. Tổng số tổ hợp giao tử được tạo ra từ phép lai trên là: 8 . 8 = 64
Vì cơ thể có KG chứa 1 cặp gen dị hợp luôn chiếm 2 phần trong tổng số
tổ hợp được tạo ra, nên tỉ lệ KG AaBBDD là: 2/64 = 1/32
Bài 5: Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, xác suất sinh
một người con có hai alen trội của một cặp vợ chồng đều có kiểu gen AaBbDd
là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
Cách 1: Viết sơ đồ lai xác định tỉ lệ kiểu gen mang hai tính trạng trội:
P: AaBbDd x AaBbDd
Cách 2: Áp dụng công thức: C 2a / 2n . 2n
Trong đó: n là số cặp gen dị hợp; a là số alen
Vậy, xác suất sinh một người con có hai alen trội của một cặp vợ chồng
đều có kiểu gen AaBbDd là bao nhiêu:
C 62 / 23 . 23 = 15/64
Bài 6: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn

toàn, các cặp gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau và không xảy ra
đột biến. Trong một phép lai, người ta thu được đời con có kiểu hình phân li
theo tỉ lệ 3A-B- : 3aaB- : 1A-bb : 1aabb. Xác định phép lai phù hợp với kết quả
trên?
Hướng dẫn giải:
Cách 1: Ở F1 thu được 8 tổ hợp giảo tử, như vậy một bên bố hoặc mẹ P
cho ra 4 loại giao tử, bên còn lại cho ra hai loại giao tử.
Để cho ra bốn loại giao tử thì P phải có KG: AaBb
Để cho ra hai loại giao tử thì P phải có kiểu gen Aabb hoặc aaBb
Viết sơ đồ lai để xác định kiểu gen của P
Cách 2: Sử dụng phương pháp tách cặp:
- Tỉ lệ KH A - : aa = 1 : 1, vậy KG của P là: Aa x aa
11


- Tỉ lệ KH B - : bb = 3 : 1, vậy KG của P là: Bb x Bb
Vậy kiểu gen của P là: AaBb x aaBb
Bài 7: Trong quá trình giảm phân ở một cơ thể có kiểu gen AaBbX eD X Ed đã xảy
ra hoán vị gen giữa các alen D và d với tần số 20%. Cho biết không xảy ra đột biến, tính
theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử abX ed được tạo ra từ cơ thể này là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
Cách 1: Từ kiểu gen chúng ta tính được tỉ lệ giao tử abX ed
Cách 2: Sử dụng phương pháp tách cặp
- Aa giảm phân cho giao tử a chiếm tỉ lệ: 1/2
- Bb giảm phân cho giao tử b chiếm tỉ lệ: 1/2
- XDeXdE với f = 20% giảm phân cho giao tử Xde chiếm tỉ lệ: 0,1
Vậy tỉ lệ loại giao tử abX ed là: 1/2 . 1/2 . 0,1 = 0,025
Bài 8: Trên bản đồ di truyền của một nhóm gen liên kết cho thấy các alen A, a
ở vị trí 30 centiMoocgan (cM); alen B, b ở vị trí 10 cM. Cho lai giữa hai cơ thể có
kiểu gen


Ab
aB

được F1. Cho F1 lai với F1, hãy cho biết tỉ lệ các loại kiểu
Ab
aB

hình ở F2. Biết rằng các gen trội là trội hoàn toàn và quá trình giảm phân diễn ra
giống nhau ở 2 giới?
Hướng dẫn giải:
Cách 1: Tìm tần số hoán vị gen: f = 30 – 10 = 20%, sau đó viết sơ đồ lai từ P
đến F2.
Cách 2: Tìm tần số hoán vị gen: f = 30 – 10 = 20%.
Áp dụng hằng đẳng thức để tính tỉ lệ kiểu hình:
- Kiểu hình aabb chiếm tỉ lệ: 0,1 . 0,1 = 0,01
- Kiểu hình A-bb = aaB- chiếm tỉ lệ: 0,25 – 0,01 = 0,24
- Kiểu hình A-B- chiếm tỉ lệ: 0,5 + 0,01 = 0,51
Bài 9: Cho biết mỗi tính trạng do 1 gen quy định và tính trạng trội là trội
hoàn toàn. Trong phép lai:

AB
AB
Dd x
dd, nếu xảy ra hoán vị gen cả 2 giới với
ab
ab

tần số là 20% thì kiểu hình aaB-D- ở đời con chiếm tỷ lệ là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:

Cách 1: Viết sơ đồ lai tìm tỉ lệ kiểu hình aaB-DCách 2: Sử dụng phương pháp tách cặp
- Dd x dd  D- = 1/2
12


- AB/ab x AB/ab với f = 20%. Áp dụng hằng đẳng thức ta tìm được tỉ lệ aaB-:
0,25 – 0,3 . 0,3 = 0,16
Vậy tỉ lệ kiểu hình aaB-D- ở đời con chiếm tỉ lệ: 1/2 . 0,16 = 0,08
Bài 10: Ở phép lai giữa ruồi giấm

AB D d
AB D
X X với ruồi giấm
X Y cho Fl có
ab
ab

kiểu hình đồng hợp lặn về tất cả các tính trạng chiếm tỉ lệ 4,375%. Tần số hoán vị
gen là?
Hướng dẫn giải:
Cách 1: Đặt ẩn f là tần số hoán vị gen. Viết sơ đồ lai rồi tìm f
Cách 2: Theo bài ra ta thấy, tỉ lệ kiểu hình đồng hợp lặn về tất cả các tính
trạng (aabbdd) chiếm 4,375%.
Sử dụng phương pháp tách cặp:
- XDXd x XDY  1/4XDXD : 1/4XDY : 1/4XDXd : 1/4XdY
Vậy tỉ lệ kiểu hình dd chiếm 1/4
Suy ra, tỉ lệ kiểu hình aabb chiếm tỉ lệ: 0,04375 : 1/4 = 0,175
-

AB

AB
x
(hoán vị một bên). Mà tỉ lệ aabb = 0,175  ab = 0,175 : 0,5 =
ab
ab

0,35. Vậy tần số hoán vị gen: f = (0,5 – 0,35) . 2 = 0,3 hay 30%
4.2. Hiệu quả:
Sáng kiến kinh nghiệm này đã áp dụng trong công tác bồi dưỡng HSG và ôn
thi đại học - cao đẳng trong 2 năm học gần đây (từ năm 2011 – 2013)
Từ thực tiễn giảng dạy và qua kết quả thu được tôi nhận thấy việc áp dụng các
phương pháp giải bài tập, đặc biệt là phương pháp giải nhanh các dạng bài tập di
truyền đã giúp HS học môn sinh học hiệu quả hơn so với phương pháp giải truyền
thống

13


III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Qua quá trình nghiên cứu của bản thân đã đưa ra được một số phương pháp
giải cho một số dạng bài tập sinh học 12. Ngoài các phương pháp giải phổ biến, cơ
bản còn có các phương pháp giải nhanh để có thể nhận dạng nhanh các dạng bài tập
thuộc kiến thức thi đại học và thi học sinh giỏi môn sinh học.
Đề tài nhằm giúp cho giáo viên môn sinh học THPT có được các định hướng
và phương pháp giải phù hợp với đối tượng học sinh, với yêu cầu thực tiễn giảng dạy
2. Kiến nghị:
Tiếp tục nghiên cứu các phương pháp giải nhanh cho các dạng bài tập sinh
học THPT khác để thu được kết quả trong giảng dạy và học tập của giáo viên và học
sinh


14


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành, 2003, Lý luận dạy học Sinh học. NXB GD.
2. Nguyễn Thành Đạt (2005), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo
viên THPT môn sinh.
3. Nguyễn Đức Thành (chủ biên) – Nguyễn Văn Duệ - Dương Tiến Sĩ, 2003,
Dạy học Sinh học ở trường THPT. Tập 1,2. NXB giáo dục.
4. Các đề thi HSG, ĐH – CĐ các năm

15



×