Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Ý TƯỞNG MỚI TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.41 KB, 4 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 
Trường: Đại Học Đồng Nai
Môn: Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1
Lớp: Cao đẳng tiểu học B – K38

Ý TƯỞNG MỚI TRONG DẠY HỌC
MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC

Biên hòa, ngày 30 tháng 11 năm 2014
Người thực hiện
Nguyễn Hồng Bảo Ngọc
Trong quá trình thực tập dưới sự chỉ dẫn của thầy cô tại trường Phan Chu
Trinh, và những gì em học hỏi được trong những tiết dự giờ và lên lớp sinh hoạt,
những điều đó giúp ít rất nhiều cho công tác giảng dạy và công tác chủ nhiệm
của em sau này vì em đã được làm quen với cách giảng dạy, và cách xử lí các


Ý TƯỞNG MỚI TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC
tình huống xảy ra trên lớp, cũng như là biết cách gần gũi với các em học sinh để
nắm bắt tâm tư tình cảm của các em.
Trong bốn tuần thực tập, tuy không phải là một thời gian dài, nhưng cũng
giúp cho em một phần nào nắm được các phương pháp giảng dạy ở trường, em
đã được vào dự giờ nhiều tiết dạy của giáo viên trong trường, sau đó em cũng
được họp rút kinh nghiệm cùng cô hướng dẫn và thực dạy 1buổi lấy điểm. Mỗi
người có một phương pháp giảng dạy riêng, và các phương pháp đó có một điểm
chung là đều tạo sự thích thú cho học sinh khi tham gia vào tiết học.
Sau đây là ý tưởng của em trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 học vần
bài: ong-ông
Nội dung ý tưởng mới:


a) Làm giáo án
Trong quá trình làm giáo án để tránh những sai sót như: quên bài, quên
hoạt động, không biết sẽ nói như thế nào cho học sinh hiểu và sẽ phối hợp 1
cách hiểu quả nhất, … - thì nên viết giáo án thật chi tiết, từng lời nói cụ thể, từng
hoạt động, để diễn tả 1 cách chính xác nhất, truyền tải đến học sinh điều tốt đẹp.
Không nên lập khuôn các giáo án trên mạng vì đó chỉ là hướng dẫn cách làm
giáo án, từng hoạt động diễn ra ra sao - mà khi làm giáo án phải suy nghĩ xem:
hỏi như thế nào mà học sinh hiểu và hình dung xem học sinh trả lời thế nào, sau
đó tính thời gian từng hoạt động và cách học sinh thích ứng với câu hỏi, trả lời
hết bao nhiêu phút để tránh thời gian “ướt” hoặc “cháy”.
Điều quan trọng nhất khi dạy phải trung thành với giáo án của mình,
không phải là không quan tâm tới các giáo án khác mà phải biết rút kinh
nghiệm lấy cái hay từ đó và điều chỉnh hợp lý làm của riêng mình.
1.

Phần luyện nói
Em được dự giờ tiết 2 học vần bài ong – ông. Phần luyện nói, chủ đề “
Đá bóng”, hoạt động của cô: cô giao nghiệm vụ cho học sinh thảo luận theo bàn
cho cô 2 câu hỏi “bức tranh vẽ gì?, em đã chơi môn thể thao này chưa có lợi hay
hại?” sau đó hết thời gian thảo luận cô gọi 2 học sinh lên bảng 1 học sinh hỏi 1
học sinh trả lời những câu hỏi mà cô hướng dẫn, tiếp theo cô gọi thêm 1 cặp nữa
và hỏi như vậy. Cuối cùng cô kết thúc bài học.
– Đối với em tiết dạy của cô, cô chuẩn bị rất cẩn thận, chu đáo nhưng
nếu em dạy thì em sẽ thay đổi bằng cách:
b)

+ Trước khi bước vào phần luyện nói, em sẽ gợi ý cho học sinh biết chủ
đề luyện nói qua trò chơi “Đá bóng”, cách thức chơi em sẽ nói các động tác: ví
dụ xoay tay khi bóng lăn, sút khi bóng vào, hoạt động toàn thân khi chơi, em sẽ
làm mẫu cho học sinh làm theo thực hiện: “bóng đâu – bóng đây, bóng lăn qua

trái – xoay qua trái, bóng lăn qua phải – xoay qua phải, bóng lăn trước mặt,
NGUYỄN HỒNG BẢO NGỌC

2


Ý TƯỞNG MỚI TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC
sút….vào!” Sau khi chơi xong em sẽ đố học sinh “Cô đố, bạn nào có thể biết
qua trò chơi trên chủ đề luyện nói hôm nay sẽ là gì?’ có thể học sinh sẽ trả lời
đúng và em sẽ chốt lại “chủ đề luyện nói hôm nay là “Đá bóng”. Nói học sinh
mở sách nhìn vào bức tranh ở phần luyện nói, cho học sinh nhắc lại chủ đề ghi
trên bức tranh và em sẽ phân công nhiệm vụ cho học sinh, em giao nhiệm vụ
cho từng nhóm mỗi nhóm 4 em, tự đặt tên cho nhóm của mình và thảo luận với
những câu hỏi theo chủ đề này, em thực hiện “Các con nhìn vào bức tranh 1 bạn
hỏi 3 bạn trả lời, các câu trả lời có thể giống hoặc khác nhau nhưng cô khuyến
khích các con trả lời theo ý kiến của riêng mình, bạn hỏi sẽ nhìn vào tranh hỏi
những câu hỏi liên quan tới bức tranh ví dụ con hỏi bạn “bức tranh vẽ gì?, bạn
đã chơi môn thể thao này chưa, thấy có lợi hay có hại, vì sao” và những câu hỏi
khác theo sự sáng tạo của các con, sau đó cô sẽ gọi 1số nhóm lên bảng trình bày
những câu hỏi và các câu trả lời, cô sẽ có phần thưởng cho nhóm hay nhất, các
con thảo luận trong 3 phút” – tạo cho học sinh tính sáng tạo, không lập
khuôn, tư duy nhạy bén, đặc biệt là từ 1 câu hỏi sẽ thu được 3 đáp án.
+Em dán bức tranh giống trong sách với chủ đề lên bảng trong quá trình
học sinh thảo luận, hết thời gian thảo luận em gõ bàn học sinh trật tự và chú ý,
rồi em cho nhóm xung phong, gọi từng nhóm lên chừng 3 nhóm, hỏi và trả lời
những gì nhóm đã thảo luận. Gọi các nhóm dưới lớp nhận xét, em cùng nhận
xét, nhóm nào hay nhất sẽ được thưởng và nhóm nhận xét chính xác được tuyên
dương bằng tràng pháo tay – tạo cho học sinh tính năng động thể hiện trước
đám đông, và điều quan trọng là rèn luyện tính trung thực.
+Sau khi hoàn thành phần luyện nói em sẽ củng cố lại kiến thức đã học, vì

học sinh còn đang mở sách nên em hướng dẫn cho học sinh đọc bài, em sẽ đọc
trước và gọi từng cá nhân đọc (2 học sinh), cả lớp đọc.
Củng cố
+Trước khi kết thúc tiết dạy, em cho học sinh củng cố lại bài học, cho học
sinh chơi trò Rồng rắn lên mây, đọc bài trong sách, em thực hiện: “Cô sẽ cho
các con chơi trò chơi “Rồng rắn lên mây” tìm trong lớp mình bạn nào đọc giỏi
đọc to và sẽ lên đây bay như những chú Rồng giỏi giang. Bắt đầu: Rồng rắn lên
mây có cây lúc lắc có người đọc giỏi ở nhà không” – khi em đã mời được 1 học
sinh lên, em sẽ cho học sinh đó (đầu rồng) tìm bạn tiếp theo sẽ lên với mình, nối
vào nhau tạo thành Rồng bay (chừng 5 học sinh) – và khi đã nối đủ dài em sẽ
cùng các học sinh dưới lớp nói “lên mây” các Rồng giỏi giang sẽ nhảy lên – tạo
không khí sôi nổi hào hứng, học sinh sẽ bạo dạn hơn, hòa nhập với bạn bè
thể hiện bản thân mình không rụt rè sợ sệt.
+Kết thúc tiết học
c)

2.

Các lưu ý – chuẩn bị:
-Khi thực hiện 1 hoạt động và cần học sinh chú ý, kí hiệu là gõ bàn

NGUYỄN HỒNG BẢO NGỌC

3


Ý TƯỞNG MỚI TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC
-Vẽ 1 biểu tượng riêng của lớp khi cô chỉ vào kí hiệu đó lập tức học sinh
im lặng, chăm chú lên bảng, khoăn tay lên bàn ngồi ngay ngắn.
-Khuyến khích các em không hiểu, cần hỏi điều gì cứ giơ tay hoặc gặp cô,

khó nói hoặc nói nhỏ cô sẽ tới ngồi xuống cùng em, hoặc “thấp hơn” em, để em
cảm thấy được sự quan tâm của cô và điều quan trọng hơn sẽ tạo cho các em tin
tưởng cô, xem cô như thần tượng của mình tạo sự gần gũi giữa cô và trò.
-Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ để dạy, đặc biệt tinh thần mến yêu, lòng
yêu nghề để mỗi ngày đến lớp là 1 niềm vui của mình.

Cảm nghĩ
Niềm tin, hi vọng sẽ đạt được điều mong muốn là khi bản thân nhận ra
mình cần cái gì, cố gắng như thế nào.
Không biết là ý tưởng của em có phải là 1 ý tưởng hay, nhưng em mong
rằng sự cố gắng, kinh nghiệm khi bước qua đợt thực tập với nhiều cảm xúc này
em tin rằng đó là 1 niềm vui quý giá nhất đối với em, được trải qua các khung
bậc cảm xúc. Điều chắc chắn rằng em đã chọn đúng con đường mình đi và sẽ
nỗ lực hết mình, bước đi bằng chính đôi chân của mình.
Em xin cám ơn.
3.

NGUYỄN HỒNG BẢO NGỌC

4



×