Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Đánh giá tác động của nước biển dâng đến sự biến động sử dụng đất vùng ven biển tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.2 MB, 89 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

TẠ VĂN HẠNH

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG
SỬ DỤNG ĐẤT VÙNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

TẠ VĂN HẠNH

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN SỰ BIẾN
ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT VÙNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Mai Trọng Thông

HÀ NỘI - 2014
2



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Tạ Văn Hạnh

3


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn, tác giả xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô tham gia
giảng dạy đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian học tập vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, cơ quan nơi công tác ngoài việc giúp
đỡ về mặt chuyên môn còn tạo điều kiện tối đa về thời gian cho tôi hoàn thành
khóa học.
Đặc biệt cảm ơn thầy hướng dẫn khoa học PGS.TS Mai Trọng Thông và các
cán bộ của phòng Địa lý Khí hậu – Viện Địa lý đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đặc biệt là các bạn
học viên lớp Thạc sĩ Biến đổi Khí hậu khóa 2011-2013 đã tận tình trao đổi,
đóng góp và động viên để tôi hoàn thành được luận văn này.

Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Tác giả

Tạ Văn Hạnh


4


MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................................... 5
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ...................................................................................... 7
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................................ 8
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ........................................................................................................... 9
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................ 10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................ 15
1.1.
1.1.1.
1.1.2.
1.1.3.
1.2.
1.3.

Cơ sở lý luận về biến động sử dụng đất ......................................................................15
Khái niệm về biến động sử dụng đất ...............................................................................15
Những đặc trưng của biến động sử dụng đất ..................................................................15
Ý nghĩa thực tiễn của việc đánh giá biến động sử dụng đất ..........................................16
Cơ sở khung đánh giá tác động của mực nước biển dâng .......................................16
Tổng quan về các nghiên cứu liên quan ......................................................................22

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU ..................................................................... 30
2.1.
2.1.1.
2.1.2.
2.1.3.

2.1.4.
2.1.5.
2.1.6.
2.1.7.
2.2.
2.2.1.
2.2.2.
2.3.
2.4.
2.4.1.
2.4.2.
2.4.3.
2.5.
2.5.1.
2.5.2.
2.5.3.
2.6.

Điều kiện tự nhiên ..........................................................................................................30
Vị trí địa lý ........................................................................................................................30
Địa chất .............................................................................................................................31
Địa hình .............................................................................................................................31
Khí hậu ..............................................................................................................................32
Thủy văn............................................................................................................................32
Lớp phủ thực vật ...............................................................................................................33
Tài nguyên đất ..................................................................................................................33
Điều kiện kinh tế – xã hội ..............................................................................................34
Dân số & lao động ............................................................................................................34
Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ................................................................................36
Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, KT-XH .........................................................38

Hiện trạng sử dụng đất ..................................................................................................40
Nhóm đất nông nghiệp .....................................................................................................40
Đất phi nông nghiệp: ........................................................................................................41
Đất chưa sử dụng:.............................................................................................................42
Phân tích đánh giá biến dộng sử dụng đất .................................................................43
Nhóm đất nông nghiệp: ....................................................................................................45
Nhóm đất phi nông nghiệp ...............................................................................................45
Nhóm đất chưa sử dụng ...................................................................................................46
Định hướng quy hoạch sử dụng đất ............................................................................46
5


2.6.1. Quan điểm và định hướng sử dụng đất...........................................................................46
2.6.2. Dự báo nhu cầu sử dụng đất đến năm 2020 ...................................................................47
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN SỰ BIẾN
ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT................................................................................................................... 52
3.1.
3.2.
3.2.1.
3.2.2.
3.2.3.
3.2.4.
3.3.
3.4.
3.5.
3.5.1.
3.5.2.
3.6.
3.6.1.
3.6.2.

3.6.3.
3.6.4.

Thực trạng và xu hướng biến đổi mực nước biển dâng ...........................................52
Cơ sở dự báo ngập lụt do nước biển dâng ..................................................................53
Cơ sở lựa chọn mực nước biển dâng .............................................................................53
Lựa chọn kịch bản nước biển dâng .................................................................................54
Tiêu chí lựa chọn vùng ngập............................................................................................55
Phương pháp xây dựng các bản đồ dự báo nguy cơ ngập.............................................56
Các loại đất chính bị ngập .............................................................................................60
Một số tốn tại trong quy hoạch sử dụng đất trong điều kiện nước biển dâng ......63
Đánh giá tác động của nước biển dâng đến sự biến động sử dụng đất ..................63
Ma trận tác động do nước biển dâng ..............................................................................63
Các tác động mất đất do nước biển dâng ........................................................................64
Đề xuất các giải pháp thích ứng với sự dâng cao mực nước biển ...........................68
Một số nghiên cứu các giải pháp ứng phó với sự dâng cao mực nước biển.................68
Đề xuất một số giải pháp ứng phó nước biển dâng........................................................71
Đề xuất điều chỉnh qui hoạch sử dụng đất trong bối cảnh nước biển dâng .................76
Đề xuất mô hình sử dụng đất thích ứng với sự dâng cao mực nước biển ....................82

6


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BDKH

: Biến đổi khí hậu

DEM


: Mô hình số độ cao

GIS

: Hệ thông tin địa lý

IPCC

: Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu

KT-XH

: KT-XH

NBD

: Nước biển dâng

NTTS

: Nuôi trồng thủy sản

SDĐ

: SDĐ

TNMT

: Tài nguyên môi trường


7


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Một số đặc trưng khí hậu khu vực tỉnh Quảng Nam...................................32
Bảng 2.2: Diện tích các loại đất tỉnh tỉnh Quảng Nam................................................33
Bảng 2.3: Dân số đô thị và đô thị hóa .........................................................................35
Bảng 2.4: Giá trị sản xuất giai đoạn 2006-2010 ..........................................................37
Bảng 2.5: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2006-2010...........................37
Bảng 2.6: So sánh biến động SDĐ thời kỳ 2005 – 2010 và quy hoạch đến 2020.......48
Bảng 3.1: Mực NBD theo kịch bản chọn ....................................................................55
Bảng 3.2: Mực NBD sử dụng để xây dựng bản đồ mức độ ngập lụt ..........................55
Bảng 3.3: Phân loại các giá trị độ cao số.....................................................................55
Bảng 3.4: Các loại đất bị ngập ứng với các mức NBD ...............................................60
Bảng 3.5: Tỷ lệ % các loại đất chính bị ngập ứng với các mức NBD.........................62
Bảng 3.6: Ma trận tác động do nước biển dâng...........................................................64
Bảng 3.7: Giải pháp thích ứng của vùng ven biển với NBD.......................................73
Bảng 3.8: Định hướng quy hoạch SDĐ bị ngập trong điều kiện NBD .......................78

8


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Khung lý thuyết đánh giá tính dễ bị tổn thương và các tác động do NBD .18
Hình 1.2: Các bước đánh giá tác động do NBD..........................................................18
Hình 2.1: Vị trí địa lý vùng nghiên cứu ......................................................................30
Hình 3.1: Bản đồ nguy cơ ngập lụt do NBD...............................................................58

Hình 3.2: Bản đồ dự báo ngập lụt các loại hình SDĐ.................................................59
Hình 3.7: Sơ đồ các giải pháp ứng phó với tác động của NBD đến SDĐ ..................71
Hình 3.8: Biểu đồ định hướng quy hoạch các loại đất bị ngập theo kịch bản NBD..80
Hình 3.9: Bản đồ định hướng quy hoạch SDĐ thích nghi với NBD ..........................81

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Hình 2.2: Biểu đồ giá trị sản xuất giai đoạn 2008-2010 ............................................37
Hình 2.3: Biểu đồ cơ cấu kinh tế năm 2006 và 2010 ..................................................38
Hình 2.4: Biểu đồ cơ cấu các loại hình SDĐ ..............................................................40
Hình 2.5: Biểu đồ so sánh cơ cấu các loại hình SDĐ .................................................44
Hình 2.6: Biểu đồ cơ cấu các loại đất thời kỳ 2005–2010 và quy hoạch đến năm 2020 ..51
Hình 3.3: Biểu đồ cơ cấu các loại đất chính bị ngập...................................................61
Hình 3.4: Biểu đồ tỷ lệ % cơ cấu các loại đất chính bị ngập ......................................61
Hình 3.5: Biểu đồ cơ cấu chi tiết các loại đất bị ngập ................................................62
Hình 3.6: Biểu đồ tỷ lệ % các loại đất chính bị ngập..................................................62

9


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Biến đổi khí hậu (BĐKH) với biểu hiện của sự nóng lên toàn cầu và mực nước
biển dâng (NBD), là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế
kỷ 21. Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đang gia tăng ở hầu hết các
nơi trên thế giới, nhiệt độ và mực nước biển trung bình toàn cầu tăng nhanh đang là
mối lo ngại của các quốc gia trên thế giới.
Việt Nam với đường bờ biển trải dài hơn 3000 km được đánh giá là một trong
13 quốc gia chịu rủi ro cao của BĐKH. BĐKH và NBD tác động mạnh mẽ nhất đến
các vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long và các dải đồng bằng ven
biển. Đây là nơi tập trung đông dân cư, các trung tâm văn hoá, chính trị, công nghiệp,

thương mại, dịch vụ và các vùng trọng điểm phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Với nỗ lực ứng phó với BĐKH toàn cầu, Việt Nam đã tham gia ký kết và phê
chuẩn Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto. Năm
2008, Thủ tướng chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg phê
duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH. Nhiều bộ, ngành, địa
phương đã triển khai các chương trình, dự án nghiên cứu tình hình diễn biến và tác
động của BĐKH đến tài nguyên, môi trường, sự phát triển KT-XH, đề xuất và bước
đầu thực hiện các giải pháp ứng phó. Trong giai đoạn triển khai thực hiện chương
trình, 2011 – 2015, tỉnh Quảng Nam và Bến Tre được chọn làm thí điểm.
Theo kịch bản BĐKH và NBD năm 2012 (kịch bản phát thải trung bình B2,
A1B) của Bộ Tài nguyên và Môi trường, BĐKH năm sẽ khiến cho nhiệt độ trung bình
ở Việt Nam tăng từ 2 - 4°C, mực nước biển sẽ tăng từ 65 - 100cm vào cuối thế kỷ này.
Dự đoán, vào năm 2100, lượng mưa trung bình hằng năm sẽ tăng trong khoảng 1 10%. Cũng theo kịch bản này, tại vùng Nam Trung Bộ, kể cả Quảng Nam, đến năm
2020, nhiệt độ trung bình năm của vùng tăng từ 0,6 - 2,4oC, mực nước biển sẽ tiếp tục
dâng lên với tốc độ 0,5 - 0,6cm/năm, bên cạnh đó lượng mưa trong mùa khô giảm 10%
và tăng khoảng 10 - 15% trong mùa mưa.
Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm của
Miền Trung. Nằm ở khu vực có lượng mưa lớn nhất khu vực, lũ lụt thường tập trung
xảy ra rất nhanh trong thời gian ngắn. Hàng năm có khoảng 3 – 4 cơn bão, 2 – 3 cơn
áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Nam. Ngoài ra, tỉnh còn chịu nhiều
10


thiên tai và rủi ro khác như hạn hán, xâm nhập mặn và các hiện tượng thời tiết cực
đoan khác…
Dải ven biển tỉnh Quảng Nam bao gồm 2 TP.Hội An và Tam Kỳ, 4 huyện Điện
Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình và Núi Thành với dân số 849.547 người và diện tích gần
1.583km2, chiếm hơn 61% về dân số và 15% về diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Khu vực
này có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Nam
nói riêng và cả khu vực duyên hải Trung Trung Bộ nói chung.

Trong những năm gần đây BĐKH và NBD tác động mạnh mẽ, gây ra xói lở bờ
biển, đe dọa đến hệ thống đê kè, gây nguy cơ ngập úng đất đai và xâm nhập mặn. Theo
dự báo, diện tích các loại hình SDĐ chính bị ngập đến năm 2020 dưới tác động tổng
hợp của của ngập lụt, BĐKH và NBD vào khoảng 574 km2, trong đó diện tích ngập do
NBD khoảng 1,5km2. So với diện tích đất tự nhiên các huyện ven biển Quảng Nam thì
diện tích ngập này không lớn, nhưng đây là nơi tập trung các khu đô thị, khu công
nghiệp trọng điểm, các di sản văn hoá lịch sử quan trọng của tỉnh. Từ nhu cầu thực tế
quản lý lãnh thổ cho thấy, với quỹ đất hạn hạn chế, đã được phân bổ cho các nhu cầu
sử dụng quan trọng như trên. Khi mực NBD cao sẽ làm ngập lụt các vùng đất thấp,
làm thay đổi cơ cấu SDĐ, ảnh hưởng trực tiếp đến đối tượng SDĐ cũng như các nhà
hoạch định chính sách địa phương.
Dải ven biển đã xác định phân bố không gian SDĐ ổn định, cơ bản đáp ứng yêu
cầu phát triển KT-XH hiện tại. Tuy nhiên trong quy hoạch SDĐ vẫn còn một số tồn tại
như sau:
− Quy hoạch các đô thị tập trung ở ven biển dễ bị ngập lụt.
− Quy hoạch SDĐ chưa lồng ghép vấn đề BĐKH.
− Quy hoạch SDĐ chưa tính đến kịch bản NBD trong tương lai.
Hậu quả của NBD sẽ làm thay đổi cơ cấu SDĐ hiện tại, việc định hướng cho
các năm tiếp theo và khả năng thích ứng của cộng đồng ven biển trước sự biến động
SDĐ đang là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu.
Xuất phát từ thực trạng trên, vấn đề “Đánh giá tác động của nước biển dâng
đến sự biến động sử dụng đất vùng ven biển tỉnh Quảng Nam” được tác giả chọn làm
đề tài luận văn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1.

Mục đích
11



Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm phục vụ việc lồng ghép vấn đề NBD do tác
động của BĐKH vào trong quy hoạch SDĐ, phát triển kinh tế xã hội.
Đưa ra giải pháp giúp ứng phó với tác động của NBD trong bối cảnh hiện tại và
tương lai.
2.2.

Nhiệm vụ
Để hoàn thành mục đích đề ra, cần nghiên cứu các nội dung như sau
− Điều tra, đánh giá hiện trạng SDĐ của khu vực nghiên cứu;
− Đánh giá tác động của NBD đến sự biến động SDĐ;
− Xác định các giải pháp ứng phó trước tác động của NBD đến sự biến động SDĐ
ở khu vực nghiên cứu.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.

Đối tượng
Luận văn nghiên cứu lồng ghép vấn đề NBD do tác động của BĐKH vào trong

quy hoạch SDĐ và đề xuất các giải pháp ứng phó.
3.2.

Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi thời gian: Số liệu hiện trạng SDĐ năm 2010, quy hoạch SDĐ đến năm

2020 và kịch bản NBD giai đoạn 2020-2100;
Phạm vi không gian: vùng ven biển tỉnh Quảng Nam, bao gồm 2 thành phố: Hội
An và Tam Kỳ, và 4 huyện: Điện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình và Núi Thành.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
4.1.


Ý nghĩa khoa học:
Góp phần hoàn thiện phương pháp luận nghiên cứu, đánh giá tác động của

NBD đến biến động SDĐ;
4.2.

Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu phục vụ cho phục vụ việc lồng ghép vấn đề NBD vào trong

quy hoạch SDĐ nói riêng, phát triển kinh tế xã hội nói chung. Bên cạnh đó kết quả
nghiên cứu của đề tài sẽ đưa ra giải pháp giúp cộng đồng các huyện và thành phố ven
biển tỉnh Quảng Nam ứng phó với NBD trong bối cảnh hiện tại và tương lai.
5. Cách tiếp cận
Hiện nay có nhiều cách tiếp cận trong đánh giá tác động của BĐKH nói chung,
NBD nói riêng. Theo ủy ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) thì có 3 cách: Tiếp cận

12


tác động (impactapproach), tiếp cận tương tác (interactionapproach) và tiếp cận tổng
hợp (integratedapproach).
Điểm chung của các cách tiếp cận trên là:
− Đầu tiên đánh giá tác động của BĐKH ở thời điểm hiện tại (ứng với các điều
kiện kinh tế, xã hội, môi trường hiện tại);
− Sau đó đánh giá tác động của BĐKH trong tương lai (ứng với các kịch bản
BĐKH và điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường trong tương lai theo khung thời
gian đánh giá);
Dựa theo nội dung và đối tượng nghiên cứu của luận văn sẽ sử dụng cách tiếp
cận như sau:

− Tác động của NBD sẽ làm ngập lụt một số diện tích đất dẫn đến biến động SDĐ
ở vùng ven biển.
− Bằng cách tiếp cận tính toán số liệu diện tích bị ngập theo kịch bản NBD năm
2012 sẽ đánh giá được tác động của NBD đến việc SDĐ trong tương lai, từ đó
đề xuất các giải pháp thích ứng trong SDĐ của vùng nghiên cứu.
6. Cơ sở dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
6.1.

Cơ sở dữ liệu
− Số liệu hiện trạng SDĐ năm 2005, 2010, quy hoạch đến năm 2020;
− Bản đồ hiện trạng SDĐ năm 2010, quy hoạch đến năm 2020;
− Bản đồ địa hình;
− Bản đồ nền (hành chính, thủy văn, giao thông,....).

6.2.

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp kế thừa: Kế thừa các số liệu SDĐ, bản đồ hiện trạng và quy hoạch

SDĐ đã được phê duyệt. Kế thừa có chọn lọc các tài liệu khoa học do các tác giả trong
và ngoài nước đã công bố liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp thống kê: Tổng hợp, phân tích dữ liệu SDĐ qua các thời kỳ trong
quá khứ và dự báo trong tương lai khi có tính đến mực NBD.
Phương pháp mô hình hoá: Sử dụng dữ liệu đầu vào là bản đồ độ cao của khu
vực nghiên cứu, thực hiện mô phỏng các kịch bản NBD bằng Hệ thống thông tin địa lý
(GIS), chồng xếp các lớp bản đồ chuyên đề nhằm xác định diện tích ngập lụt theo từng
kịch bản NBD.

13



7. Quy trình nghiên cứu
− Thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu, tình hình quản lý và hiện trạng SDĐ của
khu vực nghiên cứu. Dựa trên phương pháp kế thừa các dữ liệu (bản đồ địa
hình, ảnh vệ tinh spot, bản đồ hiện trạng SDĐ, quy hoạch SDĐ, bản đồ hành
chính) đồng thời bổ sung các thông tin mới về hiện trạng SDĐ.
− Tổng hợp, xử lý các thông tin, tài liệu, số liệu bản đồ đã thu thập và điều tra.
− Biên tập, số hóa các bản đồ hiện trạng SDĐ năm 2010 và bản đồ định hướng
quy hoạch SDĐ đến năm 2020.
− Xây dựng mô hình DEM, thành lập các bản đồ dự báo các mức ngập từ mô hình
DEM theo các kịch bản NBD năm 2012.
− Sử dụng các phần mềm GIS tiến hành chồng xếp các bản đồ chuyên đề để thành
lập các bản đồ dự báo ngập lụt, tính toán diện tích đất bị ngập ứng ứng với các
mực NBD.
− Đánh giá mức độ ảnh hưởng khi NBD đến các loại hình SDĐ chính bị ngập.
− Đề xuất các giải pháp điều chỉnh quy hoạch SDĐ hợp lý, ứng phó với NBD.
8. Bố cục luận văn
Cấu trúc, nội dung của luận văn gồm 3 Chương (không kể phần mở đầu, kết
luận, tài liệu tham khảo).
Mở đầu (tính cấp thiết, mục tiêu, nghiên cứu, phương hướng giải quyết,...)
Chương 1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu
Chương 2. Đặc điểm vùng nghiên cứu
Chương 3. Đánh giá tác động của mực nước biển dâng đến sự biến động sử
dụng đất
Kết luận và khuyến nghị

14


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.

Cơ sở lý luận về biến động sử dụng đất

1.1.1. Khái niệm về biến động sử dụng đất
Biến động là bản chất của mọi sự vật, hiện tượng, động lực của mọi sự biến động
đó là quan hệ tương tác giữa các thành phần của tự nhiên, KT-XH. Như vậy để khai
thác tài nguyên đất đai của một khu vực có hiệu quả, bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá
này và không làm suy thoái môi trường tự nhiên thì nhất thiết phải nghiên cứu biến
động của đất đai. Sự biến động đất đai do con người sử dụng vào các mục đích KTXH có thể phù hợp hay không phù hợp với quy luật của tự nhiên, cần phải nghiên cứu
để tránh việc SDĐ đai có tác động xấu tới môi trường sinh thái.
Nghiên cứu biến động tình hình SDĐ là xem xét quá trình thay đổi của diện tích
đất đai thông qua thông tin thu thập được theo thời gian để tìm ra quy luật và những
nguyên nhân thay đổi từ đó có biện pháp sử dụng đúng đắn với nguồn tài nguyên này.
Đánh giá biến động tình hình SDĐ, vấn đề trước tiên là phải làm rõ cơ sở của
việc SDĐ đai và chức năng cho từng loại hình SDĐ:
- Việc SDĐ dựa trên tính chất đất đai (độ dốc, độ dày, độ phì), tập quán canh tác
truyền thống, tác động thị trường.
- Chức năng cho từng loại hình sử dụng: nông nghiệp, phi nông nghiệp.
1.1.2. Những đặc trưng của biến động sử dụng đất
1.1.2.1.

Quy mô biến động:

- Biến động về diện tích SDĐ nói chung.
- Biến động về diện tích của từng loại hình SDĐ.
- Biến động về đặc điểm của những loại đất chính.
1.1.2.2.

Mức độ biến động:


Mức độ biến động thể hiện qua số lượng diện tích tăng hoặc giảm của các loại
hình SDĐ giữa đầu thời kỳ và cuối thời kỳ nghiên cứu.
Mức độ biến động được xác định thông qua việc xác định diện tích tăng, giảm và
số phần trăm tăng, giảm của từng loại hình SDĐ giữa cuối và đầu thời kỳ đánh giá.
15


1.1.2.3.

Xu hướng biến động:

− Xu hướng biến động thể hiện theo hướng tăng hoặc giảm của các loại hình SDĐ.
− Xu hướng biến động theo hướng tích cực hay tiêu cực.
1.1.2.4.

Những nhân tố gây nên sự biến động tình hình SDĐ:

Các yếu tố tự nhiên là cơ sở quyết định cơ cấu SDĐ vào các mục đích KT-XH,
bao gồm các yếu tố sau: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thảm thực vật.
Các yếu tố KT-XH có tác động lớn đến sự thay đổi diện tích các loại hình SDĐ,
bao gồm các yếu tố sau:
- Sự phát triển các ngành kinh tế như: dịch vụ, xây dựng, giao thông và các
ngành kinh tế khác.
- Sự phát triển của dân số.
- Các dự án đầu tư phát triển kinh tế.
- Thị trường tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá.
1.1.3. Ý nghĩa thực tiễn của việc đánh giá biến động sử dụng đất
Đánh giá biến động tình hình SDĐ có ý nghĩa rất lớn đối với việc SDĐ.
Việc đánh giá biến động của các loại hình SDĐ, là cơ sở khai thác tài nguyên đất

đai phục vụ các mục đích KT-XH có hiệu quả và bảo vệ môi trường sinh thái.
Mặt khác, khi đánh giá biến động tình hình SDĐ cho ta biết được nhu cầu SDĐ
giữa các ngành KT-XH, an ninh quốc phòng. Dựa vào vị trí địa lý, diện tích tự nhiên
và tài nguyên thiên nhiên của khu vực nghiên cứu, từ đó biết được sự phân bố giữa
các ngành, các lĩnh vực kinh tế và biết được những điều kiện thuận lợi khó khăn đối
với nền KT-XH và biết được đất đai biến động theo chiều hướng tích cực hay tiêu
cực, để từ đó đưa ra những phương hướng phát triển đúng đắn cho nền kinh tế và các
biện pháp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai, bảo vệ môi trường sinh thái.
Do đó đánh giá biến động tình hình SDĐ có một ý nghĩa hết sức quan trọng, là
tiền đề, cơ sở đầu tư và thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, để phát triển đúng
hướng, ổn định trên tất cả mọi lĩnh vực KT-XH và sử dụng hợp lý tài nguyên.
1.2.

Cơ sở khung đánh giá tác động của mực nước biển dâng
Một khung công việc chung do Nicholl và các cộng sự (2003,2006), Smit và
16


cộng sự (2001) đề xuất giúp cho việc đánh giá tác động của mực NBD được rõ ràng
[34,35,36].
NBD với bất kỳ lý do nào cũng gây ra những tác động sinh - địa lý như mất đất,
tăng khả năng xói mòn và lũ lụt. Tiếp theo, những tác động này sẽ gây ra những tác
động trực tiếp hay gián tiếp đến KT-XH phụ thuộc vào tình trạng không được bảo vệ
trước nguy hiểm của con người đối với những thay đổi này. Cũng có phản hồi quan
trọng khi hệ thống bị tác động tự điều chỉnh và thích ứng với thay đổi, bao gồm việc
con người tận dụng thay đổi có ích và thích ứng với thay đổi có hại. Vì vậy, hệ thống
ven biển được xác định tốt nhất là trong sự tương tác giữa hệ thống tự nhiên và KT-XH.
Tất cả các hệ thống đều có sự tương tác và người ta có thể chỉ ra những cách
thích ứng và điểu chỉnh khác nhau (Smit và các cộng sự, 2001). Cách thích ứng tư
đông (hay tự phát) đại diện cho sự ứng phó tự nhiên đối với NBD (ví dụ: tăng sự bồi

lắng theo chiều dọc của vùng đất ngập nước ven biển trong thiên nhiên hay điều chỉnh
giá thị trường trong hệ thống KT-XH). Quá trình tự động này thường ít được nhận
thức tuy nhiên lại có ảnh hưởng đáng kể đến phạm vi của nhiều tác động. Hơn nữa,
quá trình điều chỉnh tự động này thường bị giảm hay dừng lại bởi những áp lực phi
khí hậu gây ra bởi con người (Bijlsma và các cộng sự, 1996) [21]. Thích ứng có kể
hoach (chắc chắn phải từ hệ thống KT-XH) có thể giảm nhẹ tình trạng dễ bị tổn
thương thông qua một loạt các biện pháp.
Tác động qua lại giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống KT-XH tại khu vực ven
biển bao gồm những tác động của hệ thống tự nhiên đến hệ thống KT-XH và những
thích ứng có kế hoạch của hệ thống KT-XH đến hệ thống tự nhiên. Điều này khiến hệ
thống tự nhiên và hệ thống KT-XH tương tác với nhau theo một cách rất phức tạp.
Những thích ứng và điều chỉnh không đổi xảy ra trong và giữa các hệ thống như
thường lệ sẽ làm giảm độ lớn tác động tiềm năng, điều sẽ xảy ra nếu thiếu thích ứng
và điều chỉnh. Vì vậy, những tác động thực sự thường nhỏ hơn rất nhiều so với những
tác động tiềm năng nếu quá trình ước tính bỏ qua sự thích ứng (trừ trường hợp thích
ứng không hiệu quả (Smit và các cộng sự, 2001)). Đánh giá tác động mà không tính
đến các biện pháp thích ứng nói chung sẽ đánh giá quá cao các tác động (tức là tính
tác động tiềm năng chứ không phải là tác động thật sự).

17


Khả năng tự thích
ứng
Tính nhạy cảm tự
nhiên

Khả năng thích ứng tự
nhiên
Khả năng thích ứng

theo kế hoạch

Tính tổn thương tự
nhiên

Các áp lực
không liên
quan đến khí
hậu

Cácảnh hưởng sinhđịa-vật lý

HỆTHỐNGTỰNHIÊN

Khả năng tự thích ứng
NBD và các
thay đổi khí
hậu khác

Sự nhạy cảm của KTXH

Khả năng thích ứng
KT-XH
Khả năng thích ứng theo
kế hoạch

Tính nhạycảmkinh tế-xã
hội

Cácảnh hưởngkhác

HỆTHỐNG KT-XH

Hình 1.1: Khung lý thuyết đánh giá tính dễ bị tổn thương và các tác động do NBD
Theo Hướng dẫn kỹ thuật của IPCC [28] về đánh giá tác động của BĐKH và
Thích ứng, khung chung để thực hiện một bản đánh giá tác động gồm bảy bước:
Xác định vấn đề

Lựa chọn phương pháp

Kiểm tra phương pháp/độ nhạy cảm

Lựa chọn kịch bản

Đánh giá tác động sinh-lý, KT-XH

Đánh giá sự điều chỉnh tự động

Đánh giá các chiến lược thích nghi

Hình 1.2: Các bước đánh giá tác động do NBD
18


Năm bước đầu được coi là phổ biến đối với hầu hết các nghiên cứu. Bước 6, 7 thì
xuất hiện ít hơn. Các bước được làm liên tục nhau nhưng khung này cũng cho phép lặp
lại ở một số bước. Ở mỗi bước, một loạt các phương pháp nghiên cứu được sử dụng.
1) Bước l: Xác định vấn đề
Bước này bao gồm xác định mục đích của việc đánh giá, những đối tượng quan
tâm, phạm vi thời gian và không gian của nghiên cứu, những dữ liệu cần thiết.
2) Bước 2: Lựa chọn phương pháp

Có thể lựa chọn rất nhiều phương pháp phân tích tò mô tả định tính thông qua
đánh giá dự đoán hoặc bán định lượng cho tới phân tích định lượng và dự đoán. Bất kì
bản đánh giá tác động nào cũng đều có thể sử dụng một hay nhiều hơn trong những
phương pháp này. Có 4 phương pháp chung là: thực nghiệm, dự đoán tác động,
nghiên cứu dựa trên những kinh nghiệm tương tự và phỏng vấn chuyên gia.
3) Bước 3: Kiểm tra phương pháp
Sau khi lựa chọn phương pháp đánh giá, việc kiểm tra các phương pháp nhằm
chuẩn bị cho nhiệm vụ tính toán là rất quan trọng. Ba hoạt động sau có thể là rất hữu
ích trong việc kiểm tra phương pháp: nghiên cứu tính khả thi, những số liệu thu được
và kiểm tra mô hình.
4) Bước 4: Lưa chon kịch bản
Lựa chọn kịch bản NBD từ đó đánh giá tác động tiềm năng của NBD theo kịch
bản đó đến khu vực nghiên cứu.
5) Bước 5: Đánh giá tác động
Những tác động được ước tính dựa trên sự khác nhau dữa hai trạng thái: các điều
kiện môi trường và KT-XH tồn tại trong suốt giai đoạn đánh giá nếu không có NBD
và những điều kiện đó khi có NBD. Việc đánh giá có thể bao gồm:
• Mô tả định tính
Khả năng thành công của phương pháp này phụ thuộc vào kỹ năng và kinh
nghiệm của người phân tích, đặc biệt khả năng cân nhắc tất cả các yếu tố quan trọng
và mối tương quan của chúng. Cũng đã có phương pháp tổ chức các thông tin định
tính ví dụ như phân tích tác động chéo.
19


• Các chỉ sổ của sự thay đổi
Có những khu vực, hoạt động hoặc cơ quan cụ thể rất nhạy cảm với NBD và có
thể cung cấp những dấu hiệu tác động sớm và chính xác do NBD.
• Dựa vào các tiêu chuẩn
Điều này có thể dung làm tài liệu tham khảo hoặc tạo ra một sự khác quan nhằm

đo lường tác động của NBD.
• Chi phí và lợi ích
Chi phí và lợi ích nên được định lượng tới một mức độ có thể và được thể hiện
bằng các giá trị kinh tế. Các tiếp cận này làm rõ phán đoán rằng một thay đổi trong tài
nguyên và phân phối tài nguyên do NBD cũng có khả năng tạo ra lợi ích cũng như chi
phí. Cũng có thể kiểm tra chi phí và lợi ích của lựa chọn “không làm gì cả” để giảm
nhẹ khả năng BĐKH.
• Phân tích địa lý
Bản đánh giá tác động đánh giá NBD ảnh hưởng tới khu vực hay một vùng như
thế này. Những tác động trực tiếp của NBD chủ yếu là thêm những khu vực mới bị
ngập trong nước biển và có khả năng bị lụt lội. Những tác động này phụ thuộc trực
tiếp vào độ cao của mực NBD và địa hình của khu vực bị ảnh hường. Chính vì vậy,
GIS là một phương pháp hiệu quả để xác định diện tích bị ngập lụt cũng như mức độ
thiệt hại của mỗi lớp giá trị kinh tế theo mức độ ngập lụt tại khu vực nghiên cứu.
• Những yếu tố không chắc chắn
Những yếu tố không chắc chắn tồn tại ở mọi bước của một bản đánh giá tác
động NBD bao gồm sự không chắc chắn về lượng khí nhà kính phát thải trong tương
lại, sự tập trung của khí nhà kính trong khí quyển, sự thay đổi của khí hậu, sự nhạy
cảm của NBD với sự thay đổi của nhiệt độ, những tác động tiềm năng và đánh giá sự
Thích ứng. Có hai phương pháp nhằm tính đến những yếu tố không chắc chắn này là:
phân tích sự không chắc chắn và phân tích rủi ro.
- Phân tích yếu tố không chắc chắn: Phân tích yếu tố không chắc chắn bao gồm
một loạt các kỹ thuật dự đoán và chuẩn bị cho những tác động của những sự kiện
không chắc chắn xảy ra trong tương lại. Nó được sử dụng để mô tả một phân tích
những yếu tố không chắc chắn đột ngột xuất hiện trong bản nghiên cứu đánh giá.
20


- Phân tích rủi ro: Phân tích rủi ro giải quyết vấn đề không chắc chắn về mặt rủi ro
của tác động. Rủi ro được định nghĩa là kết hợp giữa khả năng xảy ra một sự kiện

và tác động của sự kiện đó lên một đối tượng nào đó. Một dạng khác của phân
tích rủi ro là phân tích quyết định được dùng để đánh giá chiến lược ứng phó Với
NBD. Nó có thể được sử dụng để ấn định khả năng đối với những kịch bản NBD
khác nhau, xác định những chiến lược ứng phó mềm dẻo Với chi phí thấp nhất
(tối thiểu hoá thiệt hại hàng năm) thì chiến lược tốt nhất đó sẽ làm giảm đi rất
nhiều các tác động được dự đoán.
6) Bước 6: Đánh giá sự thích ứng tự động
Các bản đánh giá tác động trước đây được thực hiện để lượng giá các tác động
của NBD lên một đối tượng trong trường hợp bỏ qua các biện pháp ứng phó, điều mà
có thể làm thay đổi các tác động này. Có hai biện pháp ứng phó chính là Giảm nhẹ và
Thích ứng.
- Các biện pháp giảm nhẹ nhằm đối phó với nguyên nhân của BĐKH. Nó có thể
đạt được thông qua các hoạt động nhằm ngăn chặn hay làm chậm sự tăng lên của
sự tập trung khí nhà kinh trong khí quyển, bằng việc giới hạn những phát thải từ
những nguồn gây ra khí nhà kính như đốt nháy nhiên liệu hoá thạch, thâm canh
nông nghiệp) trong hiện tại và tương lại và gia tăng những bể hấp thụ khí nhà
kính (ví dụ như rừng, biển). Trong những năm gàn đây người ta đã coi giảm nhẹ
là chiến lược chính để đối phó với vấn đề khí nhà kính.
- Các biện pháp thích ứng là phản ứng với cả tác động tích cực và tiêu cực của
BĐKH và NBD.
7) Bước 7: Đánh giá các chiến lược thích ứng
Một khung đánh giá chung cho một chiến lược thích ứng gồm các bước sau:
- Xác định mục tiêu;
- Chỉ rõ các tác động chính của NBD;
- Xác định các lựa chọn thích ứng;
- Nghiên cứu những yếu tố tác động đến lựa chọn thích ứng;
- Xác định số lượng các biện pháp và trình bày các chiến lược thay thế;
- Đề xuất các biện pháp thích ứng.
21



1.3.

Tổng quan về các nghiên cứu liên quan

Trên thế giới:
Có nhiều công trình nghiên cứu về tác động của NBD, nổi bật trong số đó là các
công trình nghiên cứu của Darwin và Tol (1999), Hoozemans và các cộng sự (1993),
Nicholls và các cộng sự (1998, 2004, 2006), Dasgupta và cộng sự (2007), Mendelsohn
(2006). Điểm chung của các nghiên cứu này là các tác giả đã sử dụng tập hợp các chỉ
tiêu để đo lường ảnh hưởng bao gồm mất đất, dân cư bị ảnh hưởng, giá trị tài sản bị
mất,....cho một quốc gia hay một vùng trên thế giới. Dưới đây là kết quả nghiên cứu
của một số công trình tiêu biểu:
1. Nicholls và Lowe (2006) tính rằng khi mực nước biển dâng cao 40 cm, số nạn
nhân của lũ trên thế giới hiện nay là 13 triệu người sẽ tăng lên 94 triệu người.
Khoảng 20% trong số họ sống ở vùng Nam Á, trong đó vùng bị ảnh hưởng nặng
nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long và tiếp đến là vùng Đồng bằng sông
Hồng [35]. Như vậy các tác giả mới chỉ thống kê, dự báo được con số thiệt hại về
người khi mực NBD mà chưa đề cập đất đai bị mất.
2. IPCC (2007) qua phân tích và phỏng đoán các tác động của NBD đã công nhận
ba vùng châu thổ được xếp trong nhóm cực kỳ nguy cơ do sự BĐKH là vùng hạ
lưu sông Mekong (Việt Nam), sông Ganges - Brahmaputra (Bangladesh) và sông
Nile (Ai Cập). Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc – UNDP (2007) đánh
giá: “khi nước biển tăng lên 1 m, Việt Nam sẽ mất 5% diện tích đất đai, 11%
người dân mất nhà cửa, giảm 7% sản lượng nông nghiệp (tương đương 5 triệu tấn
lúa và 10% thu nhập quốc nội [29]. Như vậy, ngoài con số thiệt hại về người, tài
sản, các tác giả đã thống kê, dự báo được lượng đất đai bị mất.mực NBD. Tuy
nhiên chưa có sự phân loại các loại hình SDĐ bị mất cũng như các tác động gây
ra do NBD đến sự biến động SDĐ
3. Dasgupta và các cộng sự (2007) đã công bố một nghiên cứu chính sách do Ngân

hàng Thế giới (WB) xuất bản đã chia 84 nước đang phát triển ở ven biển thành 5
nhóm theo 5 văn phòng khu vực của WB gồm: Mỹ Latin và Caribê (25 nước);
Trung Đông và Bắc Phi (13 nước); Châu Phi cận Xahara (29 nước); Đông Á (13
nước); và Nam Á (4 nước). Với mỗi nước và khu vực, các nhà khoa học đánh giá
tác động của mực NBD cao theo 6 chỉ thị: đất đai, dân số, tổng sản phẩm quốc
nội (GDP), diện tích đô thị và đất ngập nước. Cuối cùng, các tác động này được
22


tính toán theo các kịch bản về mực NBD cao từ 1-5m. Các nhà khoa học đã sử
dụng các phần mềm GIS để chồng ghép 6 yếu tố quan trọng bị tác động của các
vùng có nguy cơ nhấn chìm theo 5 kịch bản NBD từ 1-5m [23].
4. Liên quan đến xem xét các tổn thương của vùng ven biển do ảnh hưởng của NBD
có các công trình nghiên cứu của Gornitz và cộng sự (1990, 1999, 2000). Tác giả
đã tiến hành xây dựng bộ cơ sở dữ liệu đánh giá tính dễ bị tổn thương. Các cơ sở
dữ liệu tích hợp các biến (độ cao, loại đá ven biển, địa mạo, NBD tương đối, xói
lở và bồi tụ, phạm vi thủy triều và độ cao sóng) [26]. Kế thừa các nghiên cứu của
Gornitz, Thieler và Hammer-Klose đã hoàn thiện việc cho điểm xếp hạng bộ cơ
sở dữ liệu theo khả năng đóng góp của chúng đến sự thay đổi đường bờ biển và
phân tích để tạo ra một chỉ số thể hiện sự nhạy cảm dễ bị tổn thương tương đối
của khu vực ven biển trước tác động của NBD [38].
5. Theo các nghiên cứu của Titus (1984) [37], Dean và cộng sự (1987) [24], mực
NBD bao gồm: dâng do thủy triều, bão và BĐKH. Sự dâng cao của mực nước
biển dưới tác động của BĐKH sẽ gây ra tác động ngập lụt vùng đất ngập nước và
vùng đất thấp ven biển như sau:
− Tác động rõ rệt nhất của mực NBD, đề cập đến cả việc chuyển đổi các vùng đất
cạn thành đất ngập nước và chuyển đổi các vùng đất ngập nước thành mặt nước.
Qua thời gian ngập lụt do NBD sẽ làm thay đổi vị trí đường bờ biển và làm ngập
môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng.
− Nếu mực NBD từ từ như hàng ngàn năm qua, những vùng đất thấp (đất ngập

nước, đất trên cạn, đảo san hô, đảo chắn (barrier islands), đồng bằng châu
thổ,...) sẽ không bị ngập. Đất ngập nước được trầm tích bồi đắp và quá trình
thành tạo than bùn từ thực vật cho phép chúng luôn ở trên mực nước biển, đảo
đảo san hô luôn được đun cao bởi cát phân rã từ các rạn san hô, đảo chắn dưới
tác động của sóng và gió có xu hướng di chuyển vào bờ, đồng bằng châu thổ
được phù sa từ các dòng sông bồi đắp,... Nếu mực NBD dâng nhanh, ít nhất là
một số trong những vùng đất thấp kể trên sẽ bị ngập.
− Theo Titus và cộng sự, một trong những nguyên nhân làm gia tăng mức độ ngập
lụt vùng ven biển là các hoạt động nhân sinh, cụ thể như sau [39]:
• Vùng đồng bằng châu thổ sông:
+ Hầu hết những tác động mô tả ở trên sẽ hiện diện trong vùng châu thổ sông. Bởi
23


vì vùng đất ngập nước châu thổ và vùng đất thấp được hình thành bởi sự lắng
đọng phù sa sông, những vùng đất này thường có cao độ vài mét so với mực
nước biển và do đó dễ bị tổn thương do ngập lụt. Tuy nhiên, trong điều kiện tự
nhiên hoạt động bồi đắp của dòng sông vẫn tiếp tục diễn ra với tốc độ có thể bắt
kịp với tốc độ dâng cao của mực nước biển.
+ Các hoạt động của con người đã vô hiệu hóa khả năng bồi đắp phù sa tự nhiên
của dòng sông. Trong vài ngàn năm qua, Trung Quốc, Hà Lan, Miền Bắc Việt
Nam đã dựng đê biển và đê sông để ngăn lũ. Kết quả là, các cơn lũ hàng năm
không thể tràn bờ sông. Do không có phù sa bồi đắp hàng năm, dưới tác động
của NBD nhiều vùng đất thấp giáp biển không có đê bảo vệ đã bị ngập lụt.
+ Trong thế kỷ qua, để ngăn ngừa bồi đắp tuyến đường hàng hải, Mỹ đã đóng một
số chi lưu sông Mississippi, nắn dòng chảy thông qua một vài kênh chính. Gần
đây một số đoạn đê sông cũng đã được xây dựng. Không giống như các vùng
đồng bằng châu thổ Trung Quốc và Hà Lan, Miền Bắc Việt Nam, đồng bằng
sông Mississippi không được bao quanh bởi những con đê. Dưới tác động của
NBD và sự lắng đọng trầm tích, Bang Louisiana đang mất 100 dặm vuông mỗi

năm. Tại Ai Cập, đập Aswan ngăn nước sông Nile tràn bờ, hệ quả là vùng đồng
bằng đang bắt đầu bị xói mòn (Broadus et al . 1986) [22]. Tương tự, một con đập
lớn trên sông Niger đang làm cho vùng bờ biển của Nigeria bị xói mòn 10-40
mét mỗi năm (Ibe và Awisika 1989) [27].
+ Khoảng 20% dân số Bangladesh sinh sống ở vùng đồng bằng sông Hằng và sông
Brahmaputra có độ cao <1m trên mực nước biển, bên cạnh đó, gần 1/3 đất nước
thường xuyên bị lũ lụt hàng năm. Người dân ở khu vực nông thôn đã quen với lũ
lụt và coi đó là nguồn cung cấp phù sa màu mỡ cho đất nông nghiệp. Tuy nhiên
lũ lụt đã và đang đe dọa các vùng đô thị, chính vì lẽ đó, chính cphủ đang xem xét
xây dựng đê để ngăn chặn lũ lụt.
• Đất ngập nước ven biển:
+ Các hoạt động của con người có ảnh hưởng lớn mang tính quyết định đến sư tồn
tại của trong điều kiện mực NBD cao. Có lẽ quan trọng nhất, các hệ sinh thái đất
ngập nước sẽ di chuyển về phía đất liền ở nơi con người chưa khai thác. Nếu các
khu vực được bảo vệ với hệ thống kè bờ hoặc đê, các vùng đất ngập nước sẽ bị
thu hẹp diện tích và chỉ tồn tại giữa các cấu trúc bảo vệ này.
24


• Bãi biển:
+ Dọc theo bờ biển của Australia, Brazil, Nigeria, Bồ Đào Nha, Hoa Kỳ, và nhiều
quốc gia khác, một trong những tác động quan trọng nhất của sự dâng cao mực
nước biển sẽ là mối đe dọa cho hạ tầng dịch vụ bãi biển. Riêng tại Hoa Kỳ, thậm
chí là một sự gia tăng nhỏ trong mực nước biển sẽ làm xói lở bờ biển cơ sở hạ
tầng dịch vụ. Tại các khu vực nơi mà hạ tầng dịch vụ được bảo vệ bởi kè bờ,
toàn bộ bãi biển sẽ biến mất.
+ Hơn nữa , nhiều khu nghỉ dưỡng nằm trên hòn đảo chắn nơi có độ cao 1-2m trên
mực nước biển. Mặc dù hòn đảo chắn tự nhiên có thể di chuyển về phía bờ hoặc
có thể không bởi vì cấu trúc ngăn chặn việc vận chuyển cát vào bờ và vì các
công trình xây dựng có xu hướng san bằng cát trở lại và cuốn vào bờ. Vì vậy,

ngoài việc bị xói mòn, bề mặt thấp của các đảo sẽ bị tình trạng ngập úng đe dọa.
• Các thành phố ven biển:
+ Trong suốt lịch sử tồn tại, các thị trấn nhỏ thường phải di dời để ứng phó với sự
xói mòn và NBD. Hiện nay, để chủ động ứng phó, chính quyền các thành phố
lớn (Dakka, Lagos, Thượng Hải, và Miami) đã xây dựng các công trình bảo vệ
(tuyến đê và hệ thống bơm) để tránh ngập úng.
6. Liên quan đến vấn đề nghiên cứu lý thuyết tác động của NBD đến SDĐ có công
trình nghiên cứu của các tác giả B.McCusker và E.R.Carr. Theo đó, các tác giả đã
tổng kết 4 xu hướng nghiên cứu chính [31]:
- Nguyên nhân của sự biến đổi SDĐ thường được cho là do kết hợp lại các động
lực được xác định một cách rộng rãi.
- Việc nghiên cứu về nguyên nhân của sự thay đổi hướng tới tiếp cận các động lực
biến đổi mang tính toàn cầu hoặc khu vực.
- Biến đổi SDĐ thường được coi như là kết quả của các quá trình khác (chính trị,
kinh tế, môi trường), đóng vai trò như một điều kiện cho những quá trình ở quy
mô địa phương và toàn cầu, thay vì là một quá trình được thành lập bởi mối quan
hệ quyền lực địa phương, khu vực, và quốc gia.
- Các tài liệu có xu hướng hướng tới nghiên cứu các hộ gia đình (sử dụng phương
pháp tiếp cận hệ thống – gợi nhắc phương pháp tiếp cận văn hóa sinh thái tới
tương tác con người - môi trường) và kết quả mô hình hóa.
25


×