Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

“PHƯƠNG PHÁP GIẢI một số DẠNG bài tập PHẦN DI TRUYỀN học QUẦN THỂ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.51 KB, 18 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong chương trình sinh học 12 thì di truyền học quần thể là một nội dung
chủ yếu của di truyền học hiện đại. Các bài tập phần di truyền quần thể là phần
kiến thức hay và khó có trong các đề thi ĐH – CĐ – HSG. Để học sinh có thể hệ
thống hóa được kiến thức, ngoài việc giảng dạy lí thuyết thì việc rèn luyện kĩ năng
giải bài tập, nhận dạng bài tập và hệ thống kiến thức đã học cho học sinh là rất
quan trọng. Đặc biệt với hình thức thi trắc nghiệm như hiện nay, câu hỏi có nhiều
bài tập vận dụng đòi hỏi học sinh phải trả lời nhanh, chính xác nên việc phân loại
bài tập và hướng dẫn học sinh giải bài tập là vô cùng cần thiết. Vì vậy trong quá
trình ôn thi ĐH – CĐ, để nâng cao kết quả học tập của học sinh, tôi đã hệ thống
hóa kiến thức phần bài tập di truyền di truyền quần thể trong chuyên đề :
“PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP PHẦN DI TRUYỀN
HỌC QUẦN THỂ"
B. PHẠM VI CHUYÊN ĐỀ
Các bài tập về di truyền quần thể rất đa dạng. Nhưng trong phạm vi chuyên
đề này, tôi chỉ đề cập đến cách giải một số dạng bài tập về di truyền quần thể.
Chuyên đề áp dụng cho học sinh lớp 12. Số tiết thực hiện chuyên đề: 9 tiết.
C. NỘI DUNG
I. Hệ thống kiến thức sách giáo khoa sử dụng trong chuyên đề.
1. Khái quát về quần thể
- Khái niệm quần thể: Quần thể là một tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống
trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định và có khả
năng sinh ra con cái để duy trì nòi giống.
- Về mặt di truyền ta chia quần thể thành 2 loại là quần thể tự phối và quần thể
giao phối
- Mỗi quần thể có một vốn gen đặc trưng, thể hiện ở tần số các alen và tần số
các kiểu gen của quần thể.
- Tần số mỗi alen = số lượng alen đó/ tổng số alen của gen đó trong quần thể
tại một thời điểm xác định.
- Tần số một loại kiểu gen = số cá thể có kiểu gen đó/ tổng số cá thể trong quần thể.
* Dạng bài tập chung nhất cho cả 2 dạng quần thể là dạng bài tập xác định tần số


kiểu gen, tần số alen và cấu trúc di truyền.
Xét 1 gen gồm 2 alen, alen trội (A) và alen lặn (a), gen này nằm trên NST thường.
Khi đó, trong QT có 3 KG khác nhau là AA, Aa, aa.
1


Gọi N là tổng số cá thể của QT
D là số cá thể mang KG AA
H là số cá thể mang KG Aa
R là số cá thể mang KG aa
Khi đó N = D + H + R
Gọi

d là tần số của KG AA  d = D/N
h là tần số của KG Aa  h = H/N
r là tần số của KG aa  r = R/N

(d + h + r = 1)
 Cấu trúc di truyền của QT là

d AA : h Aa : r aa

Gọi p là tần số của alen A
q là tần số của alen a
Ta có:

p=

2D + H
h

=d+ ;
2N
2

q=

2R + H
h
=r+
2
2N

Ví dụ 1: Xét QT gồm 1000 cá thể, trong đó có 500 cá thể có KG AA, 200 cá thể
có KG Aa, số còn lại có kiểu gen aa .
a. Tính tần số các alen A và a của QT.
b. Tính tần số các KG của QT, từ đó suy ra cấu trúc di truyền của QT.
Cách giải:
a. Ta có
Số cá thể có kiểu gen aa = 1000 – (500 + 200) = 300
Tổng số alen trong quần thể = 2 x 1000 = 2000
Tần số alen A =
Tần số alen a =

2 x500 + 200
= 0,6
2 x1000
2 x300 + 200
= 0,4
2 x1000


b. Tần số các kiểu gen
- Tần số kiểu gen AA =

500
= 0,5
1000

2


200
= 0,2
1000

- Tần số kiểu gen Aa =
- Tần số kiểu gen aa =

300
= 0,3
1000

=> Cấu trúc di truyền của quần thể là

0,5 AA : 0,2 Aa : 0,3 aa

Ví dụ 2: Một quần thể có cấu trúc di truyền là 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa.
Tính tần số các alen A, a của quần thể
Cách giải:
Ta có: Tần số alen A = 0,64 + 0,32/2 = 0,8
Tần số alen a = 0,04 + 0,32/2 = 0,2

Ví dụ 3: Một quần thể sóc gồm 1050 sóc lông nâu đồng hợp tử, 150 sóc lông nâu
dị hợp tử và 300 sóc lông trắng.
Biết tính trạng màu lông do một gen gồm hai alen quy định.
Tính tần số các kiểu gen và tần số các alen trong quần thể.
Cách giải:
Ta có tổng số sóc trong quần thể = 1050 + 150 + 300 = 1500
Quy ước: A: lông nâu
A: lông trắng
Tần số các kiểu gen được xác định như sau
1050/1500 AA + 150/1500Aa + 300/1500 aa = 1
Hay 0,7 AA + 0,1 Aa + 0,2 aa = 1
Từ đó suy ra: Tần số các kiểu gen AA, Aa và aa lần lượt là 0,7, 0,1 và 0,2
Tần số alen A = 0,7 + 0,1/2 = 0,75
Tần số alen a = 0,2 + 0,1/2 = 0,25
2. Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và giao phối cận huyết ( quần
thể tự phối)
2.1. Quần thể tụ thụ phấn
- Khái niệm: Tự thụ phấn là sự thụ phấn xảy ra cùng cây nên tế bào sinh dục đực
và cái có cùng kiểu gen.
3


Nếu quần thể tự thụ phấn ban đầu có cấu trúc di truyền là: 100% Aa
Kết quả tự thụ phấn liên tiếp n thế hệ ở cây F1 dị hợp ban đầu thu được.
Aa = 1/2n
AA= aa = (1 - 1/2n)/2
- Kết luận: Quần thể tự thụ phấn qua các thế hệ thì tần số alen không đổi, nhưng
tần số kiểu gen thay đổi theo hướng tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp, giảm dần tần
số kiểu gen dị hợp. Kết quả là quần thể phân hoá thành các dòng thuần có kiểu gen
khác nhau.

2.2. Giao phối cận huyết (Giao phối gần)
- Khái niệm: Giao phối giữa các cá thể cùng bố mẹ, hoặc giữa bố mẹ với con cái
của chúng.
- Cơ sở của việc cấm kết hôn gần: Hạn chế gen lặn có hại biểu hiện ra kiểu hình
ở thể đồng hợp.
3. Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối.
3.1. Khái niệm
- Hiện tượng các cá thể có thể lựa chọn và giao phối với nhau hoàn toàn ngẫu
nhiên.
- Kết quả:
+ Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp.
+ Duy trì tần số alen và thành phần kiểu gen ở trạng thái cân bằng.
3.2. Định luật Hacđi-vanbec
Trong quần thể lớn ngẫu phối, nếu không có các yếu tố làm thay đổi tần số
alen, thì thành phần kiểu gen của quần thể sẽ duy trì không đổi từ thế hệ này sang
thế hệ khác theo đẳng thức:
p2(AA) +2pq(Aa) + q2(aa) = 1.
- Điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi-vanbec
+Quần thể có kích thước lớn.
+Các cá thể trong quần thể giao phối ngẫu nhiên.
+Các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống và khả năng sinh sản như
nhau.
+Đột biến không xảy ra hoặc xảy ra với tần số đột biến thuận bằng tần số đột
biến nghịch.
+Quần thể được cách li di truyền với quần thể khác, không có biến động di
truyền và di nhập gen.
-Ý nghĩa: Khi quần thể ở trạng thái cân bằng, nếu biết tần số cá thể có kiểu hình
lặn, ta tính được tần số alen lặn, alen trội và thành phần kiểu gen của quần thể và
ngược lại.
II. Các dạng bài tập về di truyền quần thể.

1. Bài tập quần thể tự phối
4


Dạng 1: Cho thành phần kiểu gen của thế hệ P (thế hệ xuất phát) 100% dị hợp
Aa qua n thế hệ tự phối tìm thành phần kiểu gen của thế hệ Fn
Cách giải:
Quần thể P Sau n thế hệ tự phối thành phần kiểu gen thay đổi như sau
Tỷ lệ thể đồng hợp trội AA trong quần thể Fn là
1
1−  
AA =
2
2

n

Tỷ lệ thể dị hợp Aa trong quần thể Fn là
Aa =

1
 
2

n

Tỷ lệ thể đồng hợp lặn aa trong quần thể Fn là
1
1−  
aa =  2 

2

n

Ví dụ: Quần thể ban đầu 100% cá thể có kiểu gen dị hợp. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn
thành phần kiểu gen của quần thể như thế nào?
Cách giải:
Sau n thế hệ tự phối thành phần kiểu gen thay đổi như sau (Với n=3)
Tỷ lệ thể đồng hợp trội AA trong quần thể Fn là
1
1−  
AA =
2
2

n

3

1
1−  
=  2  = 0,4375
2

Tỷ lệ thể dị hợp Aa trong quần thể Fn là
n

Aa =

3


1
1
  =   = 0,125
2
2

Tỷ lệ thể đồng hợp lặn aa trong quần thể Fn là
1
1−  
aa =  2 
2

n

3

1
1−  
=  2  = 0,4375
2

Dạng 2:
5


Cho thành phần kiểu gen của thế hệ P: xAA + yAa + zaa
Qua n thế hệ tự phối tìm thành phần kiểu gen của thế hệ Fn
Cách giải:
Quần thể tự phối có thành phần kiểu gen của thể hệ P ban đầu như sau:xAA + yAa

+ zaa
Quần thể P Sau n thế hệ tự phối thành phần kiểu gen thay đổi như sau
Tỷ lệ thể đồng hợp trội AA trong quần thể Fn là
n

1
y −   .y
AA = x +
 2
2

Tỷ lệ thể dị hợp Aa trong quần thể Fn là
n

1
Aa =   .y
2

Tỷ lệ thể đồng hợp lặn aa trong quần thể Fn là
n

1
y −   .y
aa = z +
 2
2

Ví dụ 1: Quần thể P có 35AA, 14Aa, 91aa =1
Các cá thể trong quần thể tự phối bắt buộc qua 3 thế hệ tìm cấu trúc của
quần thể qua 3 thế hệ

Cách giải:
Cấu trúc của quần thể P 0,25AA + 0,1Aa + 0,65aa
Cấu trúc của quần thể qua 3 thế hệ
n

1
1
y −   .y
0,1 −   .0,1
AA = x +
= 0,25 +
= 0,29375
2
 2
2
2
3

Tỷ lệ thể dị hợp Aa trong quần thể Fn là
n

1
Aa =   .y =
2

3

1
  .0,1 = 0,0125
2


6


Tỷ lệ thể đồng hợp lặn aa trong quần thể Fn là
n

1
1
y −   .y
0,1 −   .0,1
aa = z +
= 0,65 +
= 0,69375
 2
 2
2
2
3

Vậy cấu trúc của quần thể qua 3 thế hệ
0,29375 AA + 0,125 Aa + 0,69375 aa = 1
Ví dụ 2 : Quần thể tự thụ có thành phần kiểu gen ở thế hệ P là 0,4BB + 0,2 Bb +
0,4bb = 1. Cần bao nhiêu thế hệ tự thụ phấn để có được tỷ lệ đồng hợp trội chiếm
0,475 ?
Cách giải:
Tỷ lệ thể đồng hợp trội BB trong quần thể Fn là
n

1

1
y −   .y
0,2 −   .0,2
BB = x +
=
= 0,475
2
 2
0,4 +
2
2
n

 n=2
Vậy sau 2 thế hệ BB = 0,475.
2. Bài tập quần thể ngẫu phối
Dạng 1: Bài tập về trạng thái cân bằng của quần thể ngẫu phối:
TH1: Xét TH một gen có 2 alen A với tần số p và a với tần số q; (p+q = 1)
* Từ cấu trúc di truyền quần thể chứng minh quần thể đã đạt trạng thái cân
bằng hay không, qua bao nhiêu thế hệ quần thể đạt trạng thái cân bằng.
* Cách giải 1:
- Gọi p là tần số tương đối của alen A
- Gọi q là tần số tương đối của alen a
p+q = 1
Cấu trúc di truyền của quần thể khi đạt trạng thái cân bằng:
p2 AA + 2pqAa + q2 aa
Như vậy trạng thái cân bằng của quần thể phản ánh mối tương quan sau:
p2 q2 = (2pq/2)2
7



Xác định hệ số p2, q2, 2pq
Thế vào p2 q2 = (2pq/2)2 quần thể cân bằng.
Thế vào p2 q2 # (2pq/2)2 quần thể không cân bằng.
* Cách giải 2:
- Từ cấu trúc di truyền quần thể tìm tần số tương đối của các alen. Có tần số
tương đối của các alen thế vào công thức định luật.
- Nếu quần thể ban đầu đã cho nghiệm đúng công thức định luật (tức trùng
công thức định luật) suy ra quần thể cân bằng
- Nếu quần thể ban đầu đã cho không nghiệm đúng công thức định luật (tức
không trùng công thức định luật) suy ra quần thể không cân bằng
Ví dụ 1: Các quần thể sau quần thể nào đã đạt trạng thái cân bằng
QT1: 0,36AA; 0,48Aa; 0,16aa
QT2: 0,7AA; 0,2Aa; 0,1aa
Cách giải 1:
QT1: 0.36AA; 0.48Aa; 0.16aa
- Gọi p là tần số tương đối của alen A
- Gọi q là tần số tương đối của alen a
Quần thể đạt trạng thái cân bằng khi thoả mãn p2AA + 2pqAa + q2 aa = 1
và khi đó có được p2 q2 = (2pq/2)2 .
Ở quần thể 1 có p2 = 0.36 , q2 = 0.16, 2pq = 0.48
0.36 x 0.16 = (0.48/2)2 vậy quần thể ban đầu đã cho là cân bằng.
Cách giải 2:
QT2: 0,7AA; 0,2Aa; 0,1aa
- Gọi p là tần số tương đối của alen A
- Gọi q là tần số tương đối của alen a
p = 0,7 + 0,1

q = 0.1 +0.1


Quần thể đạt trạng thái cân bằng khi thoả mãn p2AA + 2pqAa + q2 aa
8


Tức 0,82 AA + 2.0,8.0,2Aa + 0,22 aa = 0,7AA + 0,2Aa + 0,1aa vậy quần thể
không cân bằng.
* Từ số lượng kiểu hình đã cho đã cho xác định cấu trúc di truyền của quần thể
(chỉ cho tổng số cá thể và số cá thể mang kiểu hình lặn hoặc trội).
Cách giải:
- Nếu tỷ lệ kiểu hình trội=> kiểu hình lặn = 100% - Trội.
- Tỷ lệ kiểu gen đồng lặn = Số cá thể do kiểu gen lặn quy định/ Tổng số cá thể
của quần thể.
+ Từ tỷ lệ kiểu gen đồng lặn => Tần số tương đối của alen lặn tức tần số
của q => Tần số tương đối của alen trội tức tần số p.
+ Áp dụng công thức định luật p2 AA + 2pq Aa + q2 aa = 1 => cấu trúc di
truyền quần thể.
Ví dụ 1: Quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen đạt trạng thái cân bằng với 2
loại kiểu hình là hoa đỏ(do B trội hoàn toàn quy định) và hoa trắng(do b quy định).
Tỷ lệ hoa đỏ 84%. Xác định cấu trúc di truền của quần thể?
Cách giải:
- Gọi p tần số tương đối của alen B
- q tần số tương đối alen b
- %hoa trắng bb = 100%- 84%= 16%=q2 => q = 0,4 => p = 0,6
- Áp dụng công thức định luật p2 BB + 2pq Bb + q2 bb = 1
- => cấu trúc di truyền quần thể :0.62 BB + 2.0,6.0,4 Bb + 0,42 bb = 0,36BB +
0,48Bb + 0,16bb = 1
TH2: Xét TH một gen có 3 alen với tần số p; q; r ; (p+q + r = 1)
Xét quần thể Người: ( gen quy định nhóm máu có 3 alen quy định ở người
có 4 nhóm máu: A, B, AB, O )
Gọi : p(IA); q(IB), r(Io) lần lượt là tần số tương đối các alen IA, IB, IO.

Ta có : p + q + r = 1
Cấu trúc di truyền của quần thể cân bằng theo định luật Hacđi -vanbec là :
(p+ q + r) 2 = 1. Khai triển ra ta có biểu thức
p2 IA IA + q2 IB IB + r2 IO IO + 2pq IA IB + 2pr IA IO + 2qr IB IO
9


Nhóm máu

A

B

IA IA + I A IO

Kiểu gen
Tần số kiểu
gen

p2 + 2 pr

AB

O

IB IB + IB IO

IA IB

IO IO


q2 + 2 qr

2pq

r2

Ví dụ 1: Giả thiết trong một quần thể người, tần số của các nhóm máu là:
Nhóm A = 0,45

Nhóm B = 0,21

Nhóm AB = 0,3

Nhóm O = 0,04

Xác định tần số tương đối của các alen qui định nhóm máu và cấu trúc di
truyền của quần thể?
Cách giải:
- Gọi p là tần số tương đối của alen IA.
- Gọi q là tần số tương đối của alen IB
- Gọi r là tần số tương đối của alen IO
Nhóm máu
Kiểu gen
Kiểu hình

A
IAIA +IAIO
p2 + 2pr
0,45

Từ bảng trên ta có:

B
IBIB + IBIO
q2 + 2qr
0,21

AB
IAIB
2pq
0,3

O
IOIO
r2
0,04

p2 + 2pr + r2 = 0,45 + 0,04
=> (p + r)2 = 0,49 => p + r = 0,7
r2 = 0,04 => r = 0,2
Vậy p = 0,7 - 0,2 = 0,5 => q = 0,3
Cấu trúc di truyền của quần thể được xác định là:
(0,5 IA + 0,3 IB + 0,2IO) (0,5 IA + 0,3 IB + 0,2IO) = 0,25IAIA + 0,09IBIB + 0,04
IOIO + 0,3IAIB + 0,2IAIO + 0,12IBIO
TH3: Sự cân bằng của quần thể khi có 2 hay nhiều gen phân li độc lập
- Xét gen I có 2 alen là alen A với tần số p; alen a với tần số q ; ( p+q = 1)
- Xét gen II có 2 alen là alen B với tần số r; alen b với tần số s ; ( r+s = 1)
-> Khi CBDT quần thể có dạng:

(pA + qa ) 2(rB + sb )2 = 1.

10


Ví dụ 1:
Một QT của 1 loài thực vật có TL các KG trong QT như sau:
P: 0,35 AABb + 0,25 Aabb + 0,15 AaBB + 0,25 aaBb =1
Xác định CTDT của QT sau 5 thế hệ giao phấn ngẫu nhiên
Cách giải
- Tách riêng từng cặp tính trạng, ta có:
P : 0,35AA + 0,40Aa + 0,25aa = 1 và 0,15BB + 0,60Bb + 0,25bb = 1
-> Tần số các alen là: A = 0,55 ; a = 0,45; B = 0,45 ; b = 0,55.
→TSKG ở F1 ,F2 ,…F5 không đổi và bằng:
0,3025AA + 0,4950Aa + 0,2025aa = 1
0,2025BB + 0,4950Bb + 0,3025bb = 1
- Vậy TSKG chung:
(0,3025AA + 0,4950Aa + 0,2025aa)(0,2025BB + 0,4950Bb + 0,3025bb) = 1
Vậy tần số các kiểu gen là: AABB = 0,3025 x 0,2025
Các kiểu gen khác tính tương tự.
Ví dụ 2: Cho CTDT của 1 QT như sau: 0,2AABb : 0,2 AaBb : 0,3aaBB : 0,3aabb.
Nếu QT trên giao phối tự do thì TL cơ thể mang 2 cặp gen ĐH lặn sau 1 thế hệ là
bao nhiêu?
Cách giải:
Tách riêng từng cặp gen ta có:
- 0,2AA + 0,2Aa + 0,6aa→A = 0,3 ; a = 0,7→aa = 49%
- 0,3BB + 0,4Bb + 0,3bb→B = 0,5 ; b = 0,5→bb = 25%
→ TL cơ thể mang 2 cặp gen ĐH lặn sau 1 thế hệ aabb = 49/100.25/100 = 12,25%
TH4: Gen trên NST giới tính
Đối với 1 locus trên NST giới tính X có 2 alen sẽ có 5 kiểu gen: X A X A , X A X a
, X a X a , X AY , X aY
Các cá thể cái có 2 alen trên NST X vì vậy khi xét trong phạm vi giới cái thì

tần số các kiểu gen X A X A , X A X a , X a X a được tính giống trường hợp các alen trên
NST thường, có nghĩa là tần số các kiểu gen ở trạng thía cân bằng Hacdi – Vanbec
là:
p2 X A X A + 2pq X A X a + q2 X a X a = 1.
11


Các cá thể đực chỉ có 1 alen trên X nên tần số các kiểu gen ở giới đực p X AY +
q X aY =1. (Khi xét chỉ trong phạm vi giới đực).
Vì tỉ lệ đực : cái là 1: 1 nên tỉ lệ các kiểu gen trên mỗi giới tính phải giảm đi
một nửa khi xết trong phạm vi toàn bộ quần thể, vì vậy ở trạng thái cân bằng quần
thể Hacdi – Vanbec, công thức tính kiểu gen liên quan đến locus gen trên NST trên
NST X ( vùng không tương đồng) gồm 2 alen là:
0.5p2 X A X A + pq X A X a + 0.5q2 X a X a + 0.5p X AY + 0.5q X aY = 1.
Ví dụ 1: Ở mèo gen A nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X quy
định màu lông đen, gen lặn a quy định màu lông vàng hung, khi trong KG có cả A
và a sẽ biểu hiện màu lông tam thể. Trong một QT mèo có 10% mèo đực lông đen
và 40% mèo đực lông vàng hung, số còn lại là mèo cái. TL mèo có màu tam thể
theo định luật Hácdi-Van béc là bao nhiêu?
Cách giải:
Từ giả thiết ta có : 0,5p = 10% → p XA = 0,2; 0,5q = 40 % → q Xa = 0,8
CTDT theo định luật Hacđi – vanbec là:
0.5p2 X A X A + pq X A X a + 0.5q2 X a X a + 0.5p X AY + 0.5q X aY = 1
= 0,02XAXA + 0,16XAXa + 0,32XaXa + 0,1XAY +0,4XaY
Vậy tỉ lệ mèo có màu tam thể theo định luật Hácdi-Van béc là : 16%
Dạng 2: Bài tập xác định số kiểu gen tối đa trong quần thể:
TH1: Các gen nằm trên NST thường, phân li độc lập:
Cách giải:
Trong trường hợp các gen nằm trên NST thường, phân li độc lập. Nếu gọi r là số
alen của một locut gen nào đó thì ta có:

- Số kiểu gen tối đa trong quần thể: r + C2r

hay r(r+1)/2

- Với trường hợp có nhiều gen, các gen phân li độc lập thì số kiểu gen tối đa về tất
cả các locut gen đó là: tích số kiểu gen của từng locut gen riêng rẽ.
Ví dụ 1: Ở người gen qui định màu mắt có 2 alen ( A, a ), gen qui định dạng tóc
có 2 alen (B, b) gen qui định nhóm máu có 3 alen ( I A. IB, IO ). Cho biết các gen
nằm trên nhiễm sắc thể thường khác nhau. Số kiểu gen khác nhau có thể tạo ra từ 3
gen nói trên ở quần thể người là
12


A.54

B.24

C.10

D.64

Cách giải:
Số kiểu gen được tạo ra từ gen quy định màu mắt là: 2 (2+1)/2 = 3 KG
Số kiểu gen được tạo ra từ gen quy định màu tóc là: 2 (2+1)/2 = 3 KG
Số kiểu gen được tạo ra từ gen quy định nhóm máu là: 3 (3+1)/2 = 6 KG
Số kiểu gen khác nhau có thể tạo ra từ 3 gen nói trên ở quần thể người là
3 x 3 x 6 = 54 KG  đáp án A
TH2: Các gen nằm trên NST thường, liên kết gen( nhiều gen cùng nằm trên 1
NST):
Cách giải:

- Với dạng này, ta coi nhiều gen cùng nằm trên 1 NST là một gen lớn, số alen của
gen mới bằng tích số alen của các gen riêng rẽ, khi đó số kiểu gen tối đa trong
quần thể lại quay về TH1
- Tổng quát: gen I có n alen; gen II có m alen cùng nằm trên 1 cặp NST. Coi như
một gen mới có số alen là r = n.m.
Ví dụ: (Câu 10 – Đề thi HSG lớp 12 năm học 2012- 2013 tỉnh Vĩnh Phúc)
Trong một quần thể giao phối, xét 3 gen: gen I có 2 alen; gen II có 3 alen, hai gen
này nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể thường; gen III có 4 alen nằm trên một cặp
nhiễm sắc thường khác. Xác định số kiểu gen tối đa trong quần thể ?
Cách giải
- Gen I(2 alen), gen II( 3 alen) nằm trên một cặp NST thì số kiểu gen là:
2.3(2.3+1)/2 = 21
- Gen III(4 alen) nằm trên một cặp NST thường thì số kiểu gen là:
4(4+1)/2 = 10 kiểu gen
- Số kiểu gen tối đa trong quần thể với 3 gen trên là: 21 x 10 = 210 kiểu gen
TH3: Các gen nằm trên NST giới tính X không có alen trên Y.
13


Xét một gen có r alen nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y ta có
số KG:
- Trên giới XX = r( r + 1)/2 (Vì cặp NST tương đồng nên giống như trên NST
thường)
- Trên giới XY = r ( vì alen chỉ có trên X,không có trên Y)
->Vậy tổng số KG tối đa trong QT = r( r + 1)/2 + r
( Lưu ý trong TH có nhiều gen cùng nằm trên NST X thì quay lại áp dụng
TH2 rồi mới áp dụng TH3)
Ví dụ 1 (ĐH 2009) ở người, gen A quy định mắt nhìn màu bình thường, alen a quy
định bệnh mù màu đỏ và lục; gen B quy định máu đông bình thường, alen b quy
định bệnh máu khó đông. Các gen này nằm trên NST giới tính X, không có alen

tương ứng trên Y. Gen D quy định thuận tay phải, alen d quy định thuận tay trái
nằm trên NST thường. Số kiểu gen tối đa về 3 lô cút trên trong quần thể người là
A. 27.

B. 36.

C. 39.

D. 42.

Cách giải:
Số kiểu gen tối đa được tạo ra từ locus I và locus II cùng nằm trên NST giới tính X
là:
2.2(2.2 + 1)/2 + 2.2 = 14 KG
Số kiểu gen được tạo ra từ locus III là : 2 (2+1)/2 = 3 KG
Vậy số kiểu gen tối đa về 3 locus trên trong quần thể người là: 14 x 3 = 42 KG
 Đáp án D
TH4: Các gen nằm trên NST giới tính Y không có alen trên X.
-Nếu chỉ có gen nằm trên nhiễm sắc thể Y không có alen tương ứng nằm trên X
-Số kiểu gen tối đa trong quần thể đối với 1 gen = r ( với r là số alen)
Ví dụ 1: Gen I có 2 alen A và a nằm trên NST Y thì số kiểu gen tối đa là: 2 ( X AY
và Xa Y)
Ví dụ 2: Gen I có 3 alen, gen II có 4 alen , gen III có 5 alen. Biết gen I và II nằm
trên NST giới tính X không có alen trên Y và gen III nằm trên Y không có alen
trên X. Số KG tối đa trong QT
A. 154

B. 184

C. 138


D. 214
14


Cách giải:
Số KG trên XX= 3.4(3.4+1) = 78
Số KG trên XY = 3.4.5 = 60
Tổng số KG tối đa trong quần thể là = 78+60= 138  Đáp án C
TH5 : Các gen nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính X và Y
Xét một gen có r alen nằm trên vùng tương đồng của NST X và Y thì số kiểu gen
tối đa trong quần thể là:
- Trong giới XX: số kiểu gen r( r+1)/2
- Trong giới XY: số kiểu gen là r2
-> Vậy tổng số kiểu gen trong QT là: r( r+1)/2 + r2.
Ví dụ 1: (ĐH 2012).
Trong quần thể của một loài động vật lưỡng bội, xét một lôcut có ba alen nằm trên
vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y. Biết rằng không xảy ra đột
biến, theo lí thuyết, số loại kiểu gen tối đa về lôcut trên trong quần thể là
A. 15.

B. 6.

C. 9.

D. 12.

Cách giải
- Ở giới XX sẽ có kiểu gen tối đa : 3(3+1)/2 = 6
- Ở giới XY số kiểu gen là: 9

Vậy tổng có 9 + 6 = 15 kiểu gen → đáp án A
III. Hệ thống các bài tập trắc nghiệm tự giải.
Câu 1. Quần thể có 0,36AA; 0,48Aa; 0,16aa. Xác định cấu trúc di truyền của quần
thể trên qua 3 thế hệ tự phối.
A.0,57AA : 0,06Aa : 0,37aa
B.0,7AA : 0,2Aa ; 0,1aa
C.0,36AA : 0,24Aa : 0,40aa
D.0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa

15


Câu 2. Một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát đều có kiểu gen Aa. Tính theo lí
thuyết tỉ lệ kiểu gen AA trong quần thể sau 5 thế hệ tự thụ phấn bắt buộc là:
A. 46,8750 %
B. 48,4375 %
C. 43,7500 %

D. 37,5000 %

Câu 3. Một QT xuất phát có tỉ lệ của thể dị hợp Bb bằng 60%. Sau một số thế hệ
tự phối liên tiếp, TL của thể dị hợp còn lại bằng 3,75%. Số thế hệ tự phối đã xảy ra
ở QT tính đến thời điểm nói trên là bao nhiêu?
A. n = 1

B. n = 2

C. n = 3

D. n = 4


Câu 4. Một quần thể Thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ xuất phát:
0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa. Cho biết cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh
sản. Tính theo lí thuyết tỉ lệ kiểu gen thu được ở F1 là:
A. 0,525AA : 0,150Aa : 0,325aa
B. 0,7AA : 0,2Aa ; 0,1aa
C. 0,36AA : 0,24Aa : 0,40aa
D.0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa
Câu 5. Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền?
A. QT I : 0,32 AA : 0,64 Aa : 0,04 aa.
B. QT II: 0,04 AA : 0,64 Aa : 0,32 aa.
C. QT III: 0,64 AA : 0,04 Aa : 0,32 aa.
D. QT IV: 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa.
Câu 6. Một quần thể bao gồm 120 cá thể có kiểu gen AA, 400 cá thể có kiểu gen
Aa, 680 cá thể có kiểu gen aa. Tần số alen A và a trong quần thể trên lần lượt là :
A. 0,265 và 0,735
B. 0,27 và 0,73
C. 0,25 và 0,75

D. 0,3 và 0,7

Câu 7. Một quần thể động vật, xét 1 gen có 3 alen nằm trên NST thường và 1 gen
có 2 alen nằm trên NST giới tính không có alen tương ứng trên Y. Quần thể này có
số loại kiểu gen tối đa về 2 gen trên là:
A. 30
B. 60
C. 18
D. 32
Câu 8. (ĐH 2010) ở một quần thể ngẫu phối, xét 2 gen: gen thứ nhất có 3 alen,
nằm trên đoạn không tương đồng của NST giới tính X; gen thứ 2 có 5 alen, nằm

trên NST thường. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, số loại kiểu gen tối đa
về cả hai gen trên có thể được tạo ra trong quần thể này là
16


A. 45.

B. 90.

C. 15.

D. 135.

Câu 9. (ĐH 2009) ở một loài thực vật, gen A quy định hạt có khả năng nảy mầm
trên đất bị nhiễm mặn, alen a quy định hạt không có khả năng này. Từ một quần
thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền thu được tổng số 10000 hạt. Đem giao các
hạt này trên một vùng đất bị nhiễm mặn thì thấy có 6400 nảy mầm. Trong số các
hạt nảy mầm, tỉ lệ hạt có kiểu gen đồng hợp tính theo lí thuyết là
A. 36%.

B. 25%.

C. 16%.

D. 48%.

Câu 10. Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét hai cặp gen Aa và Bb nằm trên hai cặp
nhiễm sắc thể thường khác nhau. Nếu một QT của loài này đang ở trạng thái
CBDT về cả hai cặp gen trên, trong đó TS của alen A là 0,2; TS của alen B là 0,4
thì TL KG AABb là

A. 1,92%

B. 3,25%

C. 0,96%

D. 0,04%

Câu 11 . Một QT giao phối ở trạng thái CBDT, xét một gen có hai alen (Avà a),
người ta thấy số cá thể ĐH trội nhiều gấp 9 lần số cá thể ĐH lặn. TLphần trăm số c
á thể dị hợp trong QT này là
A. 18,75%.

B. 56,25%.

C. 37,5%.

D. 3,75%.

Câu 12. Ở một loài, xét gen A có 3 alen, gen B có 4 alen. Gen A, B cùng nằm trên
NST thường số 1. Gen D có 5 alen nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương
ứng trên nhiễm sắc thể Y. Số loại kiểu gen tối đa có thể có trong quần thể là
A. 1560.

B. 780.

C. 1320.

D. 78.


Câu 13. Ở một loài động vật, có gen I gồm 2 alen, gen II gồm 3 alen cùng nằm
trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Gen III gồm 4 alen nằm trên vùng tương đồng
của nhiễm sắc thể giới tính X và Y. Quá trình ngẫu phối có thể tạo ra trong quần
thể của loài này tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về 3 gen trên?
A. 210

B. 294

C. 390

D. 546

Câu 14. (CĐ 2011): Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét hai cặp gen Aa và Bb nằm
trên hai cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau. Nếu một quần thể của loài này đang
ở trạng thái cân bằng di truyền về cả hai cặp gen trên, trong đó tần số của alen A là
0,2; tần số của alen B là 0,4 thì tỉ lệ kiểu gen AABb là
A. 0,96%.

B. 3,25%.

C. 0,04%.

D. 1,92%.

D. KẾT LUẬN
Trong quá trình giảng dạy ở năm học vừa qua và năm học này, đặc biệt là
khi học sinh được phân dạng các dạng bài tập và cách giải nhanh bài trắc nghiệm.
17



Kiến thức của học sinh ngày càng được củng cố và khắc sâu, học sinh làm bài tập
trắc nghiệm nhanh hơn để có được kết quả trả lời câu hỏi và tránh được việc bỏ sót
các trường hợp khác nhau.
Chuyên đề này tuy đã hệ thống một số dạng bài tập cơ bản di truyền học
quần thể nhưng chưa phải là đầy đủ, còn một số dạng bài tập tương đối phức tạp
nữa nhưng chưa phù hợp với nhận thức của học sinh. Chuyên đề vẫn không thể
tránh được những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng
nghiệp để giúp tôi hoàn thiện chuyên đề trên cho những năm học tiếp theo.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người viết chuyên đề

Nguyễn Hải Yến

18



×