Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ ĐÁNH GIÁ mức độ đáp ỨNG với CÔNG VIỆC của SINH VIÊN tốt NGHIỆP các NGÀNH KINH tế TRƯỜNG cđ KINH tế kỹ THUẬT MIỀN NAM THÔNG QUA ý KIẾN NHÀ sử DỤNG LAO ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (868.67 KB, 85 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐH TÀI CHÍNH – MARKETING
------------------------------------------

NGUYỄN TẤN DANH

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG VỚI CÔNG VIỆC CỦA
SINH VIÊN TỐT NGHIỆP CÁC NGÀNH KINH TẾ
TRƯỜNG CĐ KINH TẾ - KỸ THUẬT MIỀN NAM
THÔNG QUA Ý KIẾN NHÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

Chuyên ngành

QUẢN TRỊ KINH DOANH

Mã số chuyên ngành : 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS: ĐÀO DUY HUÂN

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ với đề tài: “Đánh giá mức độ đáp ứng với
công việc của sinh viên tốt nghiệp các ngành kinh tế Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ
thuật Miền Nam thông qua ý kiến của nhà sử dụng lao động” hoàn toàn là kết quả
nghiên cứu của chính bản thân tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình


nghiên cứu nào của người khác.
Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy tắc
đạo đức trong nghiên cứu; các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩm nghiên
cứu, khảo sát của riêng bản thân tôi; tất cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận
văn đều được trích dẫn nguồn rõ ràng, theo đúng quy định.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực về nội dung và các số liệu
trong luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 7 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Tấn Danh

i


LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi gửi lời cám ơn sâu sắc đến Người hướng dẫn khoa học là
PGS.TS. Đào Duy Huân đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận văn này.
Tôi cũng chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo, các anh chị em trong
Khoa Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Tài chính – Marketing đã tạo mọi điều
kiện để tôi có thể thực hiện và hoàn thành luận văn đúng yêu cầu.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy/Cô trong Hội đồng bảo vệ đề cương
đã góp ý cho tôi rất nhiều trong thời gian bảo vệ đề cương, để có một luận văn hoàn
chỉnh.
Đồng thời, tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, lãnh đạo và giáo
viên khoa Kinh tế Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam – nơi tôi đang công
tác – đã giúp đỡ rất nhiều trong thời gian tôi thực hiện nghiên cứu này.
Luận văn tốt nghiệp này chắc chắn còn nhiều thiếu sót do nhiều yếu tố khách

quan đến chủ quan. Mong sự góp ý của Hội đồng bảo vệ Luận văn, các Thầy/ Cô và
các bạn cùng khóa để luận văn này có thể trở thành một luận văn tốt nghiệp tốt mang
tính thực tiễn cao trong thực tế.
Xin trân trọng cảm ơn tất cả./.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 7 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Tấn Danh

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................ i
T
7
3

T
7
3

LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... ii
T
7
3

T
7
3


MỤC LỤC ..........................................................................................................................iii
T
7
3

T
7
3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................... vi
T
7
3

T
7
3

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ................................................................................... ix
T
7
3

T
7
3

TÓM TẮT .......................................................................................................................... ix
T

7
3

T
7
3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU................................................................... 1
T
7
3

T
7
3

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................ 1
T
7
3

T
7
3

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.............................................................. 2
T
7
3


T
7
3

1.2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................... 2
T
7
3

T
7
3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................ 2
T
7
3

T
7
3

1.3. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................... 3
T
7
3

T
7
3


1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 3
T
7
3

T
7
3

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 3
T
7
3

T
7
3

1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 3
T
7
3

T
7
3

1.4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính................................................................. 3
T

7
3

T
7
3

1.4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng ............................................................. 3
T
7
3

T
7
3

1.4.3. Hệ thống thông tin, dữ liệu nghiên cứu .......................................................... 4
T
7
3

T
7
3

1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI....................................... 4
T
7
3


T
7
3

1.5.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................ 4
T
7
3

T
7
3

1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn............................................................................................. 4
T
7
3

T
7
3

1.6. BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU ................................................................................ 5
T
7
3

T
7
3


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................ 6
T
7
3

T
7
3

2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI................................... 6
T
7
3

T
7
3

2.1.1. Khái niệm năng lực ......................................................................................... 6
T
7
3

T
7
3

2.1.2. Năng lực nguồn nhân lực trong lĩnh vực đào tạo ........................................... 7
T

7
3

T
7
3

2.1.2.1. Năng lực đối với người học .................................................................... 7
T
7
3

T
7
3

2.1.2.2. Đào tạo định hướng theo năng lực thực hiện........................................ 10
T
7
3

T
7
3

2.1.3. Năng lực theo quan điểm của nhà sử dụng lao động ................................... 11
T
7
3


T
7
3

2.1.4. Năng lực nghề nghiệp ................................................................................... 13
T
7
3

T
7
3

2.1.5. Đáp ứng và đáp ứng với công việc ............................................................... 14
T
7
3

T
7
3

2.2. CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY...................................................................... 14
T
7
3

T
7
3


2.2.1. Một số nghiên cứu trên thế giới.................................................................... 14
T
7
3

T
7
3

iii


2.2.2. Một số nghiên cứu trong nước...................................................................... 16
T
7
3

T
7
3

TÓM LƯỢC CHƯƠNG 2 ............................................................................................. 22
T
7
3

T
7
3


CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................................................... 23
T
7
3

T
7
3

3.1. KHUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 23
T
7
3

T
7
3

3.2. MÔ TẢ DỮ LIỆU ................................................................................................... 23
T
7
3

T
7
3

3.2.1. Mẫu nghiên cứu ............................................................................................ 23
T

7
3

T
7
3

3.2.2. Phương pháp chọn mẫu khảo sát .................................................................. 23
T
7
3

T
7
3

3.3. TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................................ 25
T
7
3

T
7
3

3.3.1. Giai đoạn nghiên cứu cơ sở lý luận .............................................................. 25
T
7
3


T
7
3

3.3.2. Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn..................................................................... 25
T
7
3

T
7
3

3.3.3. Giai đoạn xử lý số liệu và hoàn thiện luận văn ............................................ 25
T
7
3

T
7
3

3.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 26
T
7
3

T
7
3


3.5. XÂY DỰNG THANG ĐO ..................................................................................... 26
T
7
3

T
7
3

TÓM LƯỢC CHƯƠNG 3 ............................................................................................. 28
T
7
3

T
7
3

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG
VỚI CÔNG VIỆC CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP CÁC NGÀNH KINH TẾ
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT MIỀN NAM ................................ 29
T
7
3

T
7
3


4.1. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT MIỀN NAM .............................................................................................. 29
T
7
3

T
7
3

4.1.1. Thông tin cơ bản ........................................................................................... 29
T
7
3

T
7
3

4.1.2. Giới thiệu chung về chương trình đào tạo các ngành kinh tế (gồm ngành Tài
chính ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh).................................................... 30
T
7
3

T
7
3

4.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG VỚI CÔNG VIỆC CỦA
SINH VIÊN TỐT NGHIỆP CÁC NGÀNH KINH TẾ TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH

TẾ - KỸ THUẬT MIỀN NAM...................................................................................... 35
T
7
3

T
7
3

4.2.1. Đặc điểm mẫu khảo sát................................................................................. 35
T
7
3

T
7
3

4.2.2. Phân tích đánh giá mức độ đáp ứng với công việc về mặt kiến thức của sinh
viên .......................................................................................................................... 37
T
7
3

T
7
3

4.2.3. Phân tích đánh giá mức độ đáp ứng với công việc về mặt kỹ năng làm việc
của sinh viên............................................................................................................ 39

T
7
3

T
7
3

4.2.4. Phân tích đánh giá mức độ đáp ứng với công việc về mặt thái độ nghề
nghiệp của sinh viên ............................................................................................... 41
T
7
3

T
7
3

4.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG VỚI CÔNG VIỆC CỦA SINH
VIÊN TỐT NGHIỆP CÁC NGÀNH KINH TẾ TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT MIỀN NAM .............................................................................................. 44
T
7
3

T
7
3

4.3.1. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp ................................................................. 45
T

7
3

T
7
3

4.3.2. Giải pháp nâng cao mức độ đáp ứng với công việc về mặt kiến thức của
sinh viên .................................................................................................................. 46
T
7
3

T
7
3

iv


4.3.3. Giải pháp nâng cao mức độ đáp ứng với công việc về kỹ năng làm việc của
sinh viên .................................................................................................................. 53
T
7
3

T
7
3


4.3.4. Giải pháp nâng cao mức độ đáp ứng với công việc về thái độ nghề nghiệp
của sinh viên............................................................................................................ 56
T
7
3

T
7
3

4.3.5. Mối quan hệ giữa các giải pháp .................................................................... 58
T
7
3

T
7
3

TÓM LƯỢC CHƯƠNG 4 ............................................................................................. 58
T
7
3

T
7
3

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................. 59
T

7
3

T
7
3

5.1. KẾT LUẬN: ............................................................................................................ 59
T
7
3

T
7
3

5.2. KIẾN NGHỊ:............................................................................................................ 60
T
7
3

T
7
3

5.2.1. Kiến nghị đối với Khoa Kinh tế và Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Kinh
tế - Kỹ thuật Miền Nam .......................................................................................... 60
T
7
3


T
7
3

5.2.2. Kiến nghị đối với các Doanh nghiệp – nhà sử dụng lao động ..................... 60
T
7
3

T
7
3

5.3. NHỮNG ĐIỂM HẠN CHẾ CỦA LUẬN VĂN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU
TIẾP THEO: ................................................................................................................... 61
T
7
3

T
7
3

5.3.1. Những điểm hạn chế của luận văn: .............................................................. 61
T
7
3

T

7
3

5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo: ........................................................................ 61
T
7
3

T
7
3

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 62
T
7
3

T
7
3

PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 64
T
7
3

T
7
3


v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Diễn giải

1

Bộ GDĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo

2

ĐH

Đại học

3



Cao đẳng

4


TCCN

Trung cấp chuyên nghiệp

5

HSSV

Học sinh sinh viên

6

Công ty CP

Công ty Cổ phần

7

Công ty TNHH

Công ty Trách nhiệm Hữu hạn

8

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới

9


Tp. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

10

NCKH

Nghiên cứu khoa học

11

NXB

Nhà xuất bản

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
STT

Tên Bảng, Hình

Trang

1

Bảng 3.1: Thống kê tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp


24

2

Bảng 3.2: Diễn giải thang đo trong bảng hỏi khảo sát

27

3

Bảng 4.1: Đặc điểm mẫu khảo sát

36

4

Bảng 4.2: Giá trị trung bình mức độ đáp ứng với công việc của sinh
viên tốt nghiệp về kiến thức thể hiện qua từng chiêu chí cụ thể

37

5

Bảng 4.3: Mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên về mặt kiến
thức

38

6


Bảng 4.4: Giá trị trung bình về mức độ đáp ứng với công việc của sinh
viên tốt nghiệp về kỹ năng làm việc thể hiện qua từng chiêu chí cụ thể

39

7

Bảng 4.5: Mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên về mặt kỹ năng
làm việc

41

8

Bảng 4.6: Giá trị trung bình về mức độ đáp ứng với công việc của sinh
viên tốt nghiệp về thái độ nghề nghiệp thể hiện qua từng chiêu chí cụ
thể

42

9

Bảng 4.7: Mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên về mặt thái độ
nghề nghiệp

43

10

Bảng 4.8: Mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp các

ngành kinh tế

43

11

Bảng 4.9: Ý kiến của nhà sử dụng lao động về giải pháp nâng cao mức
độ đáp ứng với yêu cầu công việc

44

12

Hình 2.1: Mô hình năng lực cá nhân ASK

7

13

Hình 2.2: Các thành tố cấu thành năng lực thực hiện

11

14

Hình 4.1: Biểu đồ giá trị trung bình mức độ đáp ứng với công việc của
các tiêu chí kiến thức

38


15

Hình 4.2: Biểu đồ giá trị trung bình mức độ đáp ứng với công việc của
các tiêu chí kỹ năng làm việc

40

16

Hình 4.3: Biểu đồ giá trị trung bình mức độ đáp ứng với công việc của
các tiêu chí thái độ nghề nghiệp

42

ix


TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của
sinh viên tốt nghiệp các ngành kinh tế Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam
thông qua ý kiến của nhà sử dụng lao động tại thành phố Hồ Chí Minh. Số liệu nghiên
cứu được thu thập từ nhà sử dụng lao động ở địa bàn Tp. HCM đang sử dụng lao động là
sinh viên tốt nghiệp các ngành kinh tế (ngành Tài chính Ngân hàng, Quản trị kinh doanh,
Kế toán) của nhà trường. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả
nhằm đánh giá thực trạng mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp các
ngành kinh tế Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt
nghiệp các ngành kinh tế Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam được nhà sử
dụng lao động đánh giá ở mức trung bình. Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng mức
độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp các ngành kinh tế thông qua ý kiến của

nhà sử dụng lao động, tác giả đã đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên
các ngành kinh tế của Trường nhằm đáp ứng theo yêu cầu của nhà sử dụng lao động.

ix


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra rất mạnh mẽ trên
thế giới. Việt Nam là đất nước đang trên đà phát triển và hội nhập. Vấn đề giáo dục đào
tạo là một trong những nhân tố quyết định hàng đầu cho sự phát triển đó. Vì vậy nâng
cao chất lượng đào tạo là nhiệm vụ cấp thiết. Giáo dục đào tạo là một loại hình dịch vụ
“đặc biệt” và chất lượng đào tạo của một cơ sở giáo dục sẽ thể hiện năng lực và uy tín
của cơ sở giáo dục đó khi cung cấp sản phẩm của mình ra thị trường lao động. Một sản
phẩm đào tạo có chất lượng tốt sẽ được thị trường đón nhận và ngược lại. Vì vậy có thể
nói, chất lượng đào tạo thể hiện qua sản phẩm đào tạo đạt chất lượng là yếu tố đảm bảo
sự sống còn của nhà trường. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam là một cơ sở
đào tạo thì càng không thể nằm ngoài yêu cầu mang tính quy luật đó.

Trong những năm qua, vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo đã được cả xã hội
quan tâm và nó đã được thể hiện ở những hành động cụ thể:
- Về phía các cơ quan quản lý (cụ thể là Bộ GDĐT): đã không ngừng có sự quan
tâm trong việc quy hoạch, triển khai, kiểm tra, cải tiến các hình thức dạy học nhằm nâng
cao chất lượng đào tạo. Thể hiện cụ thể qua các văn bản, quyết định… về thực hiện
những mục tiêu đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học ở Việt Nam, quy định về
việc đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục, …
- Về phía người học: cũng đã dần nhận thức được yêu cầu của người lao động
trong thời kỳ mới đòi hỏi phải có kỹ năng, kiến thức trình độ cao hơn, vì thế học tập là
con đường duy nhất để giúp họ có việc làm và thu nhập ổn định.
- Về phía nhà sử dụng lao động: đòi hỏi “sản phẩm đào tạo” của nhà trường phải


đáp ứng yêu cầu của nhà sử dụng lao động trong điều kiện hiện tại và tương lai là sinh
viên sau khi tốt nghiệp phải có kiến thức cơ bản để phát triển toàn diện, có kỹ năng thực
hành thành thạo về chuyên môn và có thái độ, tác phong làm việc cũng như giải quyết
công việc thuộc chuyên môn đào tạo trong thực tế.
Khoa Kinh tế của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam được thành lập

1


theo quyết định số 04/2008/QĐ-CĐMN ngày 04/8/2008 của Hiệu trưởng nhà trường.
Hiện nay, khoa Kinh tế đảm nhiệm việc đào tạo nhân lực ở lĩnh vực kinh tế gồm 03
chuyên ngành ở bậc cao đẳng là tài chính ngân hàng, kế toán và quản trị kinh doanh
nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn lực của xã hội. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay từ các
nguồn thông tin như báo chí, đài, nhà sử dụng lao động và các nhà nghiên cứu kinh tế
cho rằng việc đào tạo nguồn nhân lực về lĩnh vực này còn nhiều bất cập về chất lượng
thể hiện qua việc sinh viên tốt nghiệp ra trường chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà sử
dụng lao động.
Thực tế mà nói, từ khi thành lập cho đến nay, ban lãnh đạo khoa Kinh tế của
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam chưa cùng với nhà sử dụng lao động
ngồi lại với nhau để đánh giá chất lượng “sản phẩm đào tạo” của trường đáp ứng yêu cầu
của nhà sử dụng lao động như thế nào? Cũng như chưa có sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà
sử dụng lao động với nhà trường nhằm mục đích tạo ra sự tương tác giữa cung và cầu về
chất lượng lao động phục vụ cho xã hội nói chung và nguồn lao động chuyên ngành kinh
tế nói riêng.
Vì vậy, bằng việc nghiên cứu đề tài “Đánh giá mức độ đáp ứng với công việc
của sinh viên tốt nghiệp các ngành kinh tế Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền
Nam thông qua ý kiến của nhà sử dụng lao động” với sự đam mê và niềm tin, tôi hy
vọng sẽ tìm được câu trả lời từ các nhà sử dụng lao động và tìm ra các giải pháp để giải
quyết những mặt tồn tại và cải thiện tốt hơn những mặt chưa tốt của việc đào tạo sinh

viên các ngành kinh tế tại trường tôi đang công tác.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu, đánh giá mức độ đáp ứng với công việc
của sinh viên tốt nghiệp các ngành kinh tế Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền
Nam thông qua ý kiến của nhà sử dụng lao động.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Từ mục tiêu chung thì đề tài sẽ có các mục tiêu cụ thể sau:

2


- Phân tích các yếu tố tác động đến mức độ đáp ứng với yêu cầu công việc của
sinh viên.
- Phân tích, đánh giá thực trạng mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt
nghiệp các ngành kinh tế của nhà trường thông qua ý kiến của nhà sử dụng lao động.
- Đề xuất, phân tích các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên các
ngành kinh tế nhà trường để khi tốt nghiệp ra trường sinh viênđáp ứng được yêu cầu của
nhà sử dụng lao động.
1.3. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu mức độ đáp ứng với yêu cầu công việc về mặt kiến thức, kỹ năng làm
việc và thái độ nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp các ngành kinh tế Trường Cao đẳng
Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam đang làm việc tại các doanh nghiệp ở địa bàn Tp. HCM.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu gồm:
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu khảo sát ý kiến của nhà sử dụng lao động
(doanh nghiệp) ở địa bàn Tp. HCM đang sử dụng lao động là sinh viên tốt nghiệp các
ngành kinh tế (gồm ngành Tài chính Ngân hàng, Kế toán và Quản trị kinh doanh) của
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam.

- Phạm vi thời gian: Thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng 07/2014 đến tháng
05/2015.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính được tiến hành thông qua việc thảo luận nhóm, phỏng vấn
lãnh đạo khoa kinh tế và nhà sử dụng lao động nhằm xây dựng bảng hỏi để tiến hành
khảo sát ý kiến của nhà sử dụng lao động trên địa bàn Tp. HCM về mức độ đáp ứng với
công việc của sinh viên tốt nghiệp các ngành kinh tế Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật
Miền Nam.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng

3


Nghiên cứu định lượng là việc thu thập thông tin bằng cách khảo sát ý kiến từ nhà
sử dụng lao động ở Tp. HCM bằng bảng câu hỏi đã được điều chỉnh phù hợp ở quá trình
nghiên cứu định tính. Sau khi đã thu thập thông tin xong, lượng thông tin này sẽ được mã
hóa, làm sạch và phân tích thống kê mô tả để phân tích đánh giá mức độ đáp ứng với
công việc của sinh viên tốt nghiệp các ngành kinh tế Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật
Miền Nam.
1.4.3. Hệ thống thông tin, dữ liệu nghiên cứu
* Số liệu thứ cấp:
Thu thập số liệu thứ cấp từ: sách chuyên ngành kinh tế, tạp chí kinh tế, các báo
cáo nghiên cứu, tài liệu trình bày tại các hội nghị, thư viện và các website có liên quan…
* Số liệu sơ cấp:
Để thu thập được những dữ liệu sơ cấp phục vụ cho đề tài nghiên cứu, áp dụng
phương pháp khảo sát trực tiếp ý kiến nhà sử dụng lao động tại Tp.HCM thông qua bảng
hỏi.
Để lấy ý kiến của nhà sử dụng lao động, phiếu khảo sát được thiết kế sẵn. Thang
đo được sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo Likert 5 mức độ từ 1 đến 5, tương ứng

với ý kiến từ “Rất kém” đến “Rất tốt”.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu thành công sẽ đóng góp thêm vào các công trình nghiên cứu về
vấn đề đáp ứng với yêu cầu công việc của sinh viên nói chung và mức độ đáp ứng với
yêu cầu công việc của sinh viên tốt nghiệp các ngành kinh tế ở bậc cao đẳng nói riêng,
qua đó làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu này.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở khảo sát ý kiến đánh giá của nhà sử dụng lao động về mức độ đáp ứng
với yêu cầu công việc của sinh viên tốt nghiệp các ngành kinh tế của Trường Cao đẳng
Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam đang ở mức độ nào và đề xuất các giải pháp phù hợp để

4


nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên của khoa kinh tế, của nhà trường giúp sinh viên
khi tốt nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu công việc của thị trường lao động.
1.6. BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU
Ngoài phần mục lục, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 5
chương:
- Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu.
- Chương 2: Tổng quan cơ sở lý luận.
- Chương 3: Thiết kế nghiên cứu.
- Chương 4: Thực trạng và giải pháp nâng cao mức độ đáp ứng với công việc của
sinh viên tốt nghiệp các ngành kinh tế Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam.
- Chương 5: Kết luận và Kiến nghị.

5



CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Với mục tiêu nghiên cứu là đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên
tốt nghiệp chính là nghiên cứu về năng lực nguồn nhân lực trong lĩnh vực đào tạo đáp
ứng với yêu cầu công việc của nhà sử dụng lao động như thế nào khi tốt nghiệp. Do đó,
vấn đề về năng lực nguồn nhân lực trong lĩnh vực đào tạo được sử dụng làm khung lý
thuyết cho vấn đề nghiên cứu của đề tài.
2.1.1. Khái niệm năng lực
Khái niệm năng lực có nguồn gốc tiếng la tinh “competentia”, có nghĩa là gặp gỡ.
Ngày nay khái niệm năng lực được hiểu nhiều nghĩa khác nhau.
Theo quan điểm của những nhà tâm lý học, năng lực là tổng hợp các đặc điểm,
thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động, nhất
định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao. Các năng lực hình thành trên cơ
sở các tư chất tự nhiên của cá nhân mới đóng vai trò quan trọng, năng lực của con người
không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có, phần lớn do công tác đào tạo, do tập luyện mà
có.
Theo trường phái của Anh thì năng lực được giới hạn bởi 3 yếu tố: kiến thức – kỹ
năng – thái độ.
Theo trường phái của Mỹ: bất kỳ yếu tố nào dẫn đến thành công, đạt hiệu quả cao
để hoàn thành một công việc/ hoạt động đều được xem là năng lực.
Trong những thập kỷ gần đây, năng lực được nhìn nhận dưới cách tiếp cận tích
hợp. Theo Trần Trọng Thủy và Nguyễn Quang Uẩn, Tâm lý học đại cương, NXB Giáo
dục, 1998: năng lực là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với
những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có
kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy.
Theo Bass B.M. Handbook of leadership, New York: Free Press, 1990 thì năng
lực cá nhân nói chung của mỗi con người chính là sự tổng hợp giữa kiến thức, kỹ năng và

6



tố chất, hành vi, thái độ của con người đó. Mô hình năng lực cá nhân – Mô hình ASK
được bắt đầu bằng chữ A (Attitudes – Tố chất, hành vi, thái độ), tiếp theo bằng chữ S
(Skills - Kỹ năng, kinh nghiệm, thâm niên), và kết thúc bằng chữ K (Knowledge - Kiến
thức).
Skills

Capabilities
Attitudes

Knowledge
Hình 2.1:Mô hình năng lực cá nhân – Mô hình ASK

(Nguồn: Bass B.M. Handbook of leadership, New York: Free Press, 1990)
Năm 2002, Tổ chức các nước kinh tế phát triển (OECD) đã thực hiện một nghiên
cứu lớn về những năng lực cần đạt được của người lao động trong thời kỳ kinh tế tri thức.
Nghiên cứu này xác định: năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và
thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể.
2.1.2. Năng lực nguồn nhân lực trong lĩnh vực đào tạo
2.1.2.1. Năng lực đối với người học
Lĩnh vực giáo dục đào tạo là phải đào tạo con người có năng lực đáp ứng được
những đòi hỏi của thị trường lao động và nghề nghiệp cũng như cuộc sống, có khả năng
hoà nhập và cạnh tranh…
Để xác định được các năng lực cho người học, điểm bắt đầu thường là những kết
quả đầu ra. Từ những kết quả đầu ra này, đi đến xác định những vai trò của người có
trách nhiệm phải tạo ra các kết quả đầu ra này. Thuật ngữ “vai trò công việc” đề cập tới
việc thực hiện những nhiệm vụ thực sự của một người. Trên cơ sở của từng vai trò xác
định những năng lực cần thiết để có thể thực hiện tốt vai trò đó. Các năng lực còn là
những đòi hỏi của các công việc, các nhiệm vụ và các vai trò. Vì vậy, các năng lực được
xem như là những phẩm chất tiềm tàng của một cá nhân và những đòi hỏi của công việc.

7


Từ hiểu biết về năng lực như vậy, ta có thể thấy các nhà nghiên cứu trên thế giới đã sử
dụng những mô hình năng lực khác nhau trong tiếp cận của mình: (1) những mô hình dựa
trên cơ sở tính cách và hành vi cá nhân của cá nhân theo đuổi cách xác định “con người
cần phải như thế nào để thực hiện được các vai trò của mình”; (2) những mô hình dựa
trên cơ sở các kiến thức hiểu biết và các kỹ năng được đòi hỏi theo đuổi việc xác định
“con người cần phải có những kiến thức và kỹ năng gì” để thực hiện tốt vai trò của mình;
(3) những mô hình dựa trên cơ sở các kết quả và tiêu chuẩn đầu ra theo đuổi việc xác
định con người “cần phải đạt được những gì ở nơi làm việc”. Mô hình tiếp cận với sản
phẩm đầu ra được các nhà nghiên cứu và thực hành trên thế giới ủng hộ rất nhiều. Vì
vậy, năng lực được hiểu là một tập hợp các kiến thức, thái độ và kỹ năng hoặc cách chiến
lược tư duy mà tập hợp này là cốt lõi và quan trọng cho việc tạo ra những sản phẩm đầu
ra quan trọng.
Theo Bloom B.S. (1956). Taxonomy of educational objectives, Handbook I: The
cognitive domain. New York: David Mckay Co Inc. thì mô hình của Benjamin Bloom đã
phân biệt 3 khía cạnh của hoạt động giáo dục, bao gồm: Cung cấp nhận thức: các kỹ
năng trí tuệ (kiến thức); Tác động thái độ: sự phát triển trong các lĩnh vực tình cảm hoặc
cảm xúc (thái độ); Hình thành kỹ năng: các kỹ năng thuộc về chân tay hay thể chất (kỹ
năng). Các lĩnh vực kiến thức, kỹ năng, thái độ này cũng chính là mục tiêu của quá trình
đào tạo, có nghĩa là sau một chương trình đào tạo các học viên cần thu được những kiến
thức, kỹ năng hoặc thái độ mới.
Về nhận thức (Bloom, 1956): khía cạnh nhận thức bao gồm kiến thức và sự phát
triển các kỹ năng thuộc về trí tuệ. Đó là các kỹ năng: hồi tưởng hoặc nhận biết các thực
tế, các mô hình và các khái niệm cụ thể, góp phần vào sự phát triển các kỹ năng, khả
năng trí tuệ. Các kỹ năng này được phân chia thành 6 loại chính, được liệt kê theo trình
tự cấp độ nhận thức từ thấp đến cao (theo độ khó) như sau: biết, hiểu, áp dụng, phân tích,
tổng hợp, đánh giá.
Về thái độ (Krathwohl, Bloom, Masia, 1973): bao gồm hành vi mà ở đó chúng ta

giải quyết mọi chuyện trên cơ sở tình cảm, chẳng hạn như cảm xúc, các giá trị, sự trân
trọng, lòng nhiệt tình, động lực và thái độ. Năm lĩnh vực hoạt động chính được liệt kê bắt

8


nguồn từ hành vi đơn giản nhất đến phức tạp nhất: tiếp thu các giá trị, tổ chức, đánh giá,
phản hồi, đón nhận.
Về kỹ năng (Dave, 1975): bao gồm cử động thể chất, sự hợp tác và sử dụng các
lĩnh vực thuộc kỹ năng động cơ. Sự phát triển các kỹ năng này đòi hỏi phải có sự thực
hành và được đo lường trên khía cạnh tốc độ, sự chính xác, khoảng cách, quy trình hoặc
các kỹ thuật thực hiện. Năm hạng mục chính được liệt kê từ hành vi đơn giản nhất tới
hành vi phức tạp nhất: sự tự nhiên hóa, sự ăn khớp, sự chính xác, sự thao tác, sự bắt
chước.
Theo tác giả Trần Khánh Đức, Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân
lực, NXB Giáo dục, 2003 cho rằng người tốt nghiệp đối với từng ngành đào tạo phải có
các năng lực sau: phẩm chất xã hội – nghề nghiệp; các chỉ số về sức khỏe, tâm lý, sinh
học; trình độ kiến thức, kỹ năng chuyên môn; năng lực hành nghề; khả năng thích ứng
với thị trường lao động; và năng lực nghiên cứu và tiềm năng phát triển nghề nghiệp.
Đối với GS.TS. Nguyễn Hữu Châu, Chất lượng giáo dục – Những vấn đề lý
luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, 2008 thì cho rằng năng lực của người học sau khi tốt
nghiệp có ba năng lực nổi trội và đánh giá ba năng lực này là có thể đánh giá được
mức độ thành công trong công việc của họ, gồm: có khả năng tìm được việc làm, tạo
được việc làm trong một thị trường lao động đầy biến động; có khả năng tự học, tự đào
tạo, thường xuyên cập nhật kiến thức của mình; và có khả năng chuyển đổi ngành
nghề, chiếm lĩnh được những trình độ chuyên môn mới, đó chính là yếu tố của năng
lực thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng.
Gần đây nhất, theo Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng
lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục
đại học ban hành kèm theo Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2015

của Bộ trưởng Bộ GDĐT thì năng lực người học đạt được sau khi tốt nghiệp là khả
năng làm việc cá nhân và làm việc nhóm trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc an toàn
nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp và tâm huyết với nghề; bao gồm kiến thức, kỹ năng,
tính chủ động sáng tạo trong giải quyết các vấn đề liên quan đến ngành/ chuyên ngành
tương ứng đối với mỗi trình độ đào tạo.

9


Có thể thấy rằng trong lĩnh vực nghiên cứu giáo dục cũng có nhiều quan điểm
khác nhau về năng lực của người học sau khi tốt nghiệp phải có. Tuy nhiên, để đánh
giá được năng lực của người học chính xác thì cần phải đo lường được đánh giá của thị
trường lao động về mức độ đáp ứng với yêu cầu công việc của người học sau khi tốt
nghiệp, có như vậy các cơ sở giáo dục đào tạo mới đạt được mục tiêu đào tạo đáp ứng
nhu cầu xã hội hiện nay.
2.1.2.2. Đào tạo định hướng theo năng lực thực hiện
Đặc điểm cơ bản nhất có ý nghĩa trung tâm của lĩnh vực đào tạo theo năng lực
thực hiện là nó định hướng và chú trọng vào kết quả, vào đầu ra của quá trình đào tạo,
T
0

T
0

T
0

T
0


T
0

T
0

điều đó có nghĩa là: từng người học có thể làm được cái gì trong một tình huống lao động
nhất định theo tiêu chuẩn đề ra.
Trong đào tạo theo năng lực thực hiện, một người có năng lực thực hiện là người:
T
0

1
T2
0

1
T2
0

T
0

- Có khả năng làm được cái gì đó. Điều này có liên quan tới nội dung chương
T
0

T
0


trình đào tạo.
- Có thể làm được những cái đó tốt như mong đợi. Điều này có liên quan tới việc
T
0

T
0

đánh giá mức độ đáp ứng với thị trường lao động của người học dựa vào tiêu chuẩn nghề.
Để người học có thể nhanh chóng hòa nhập thực tế sản xuất, có năng lực đáp
ứng với các tiêu chuẩn của doanh nghiệp/công ty, rút ngắn thời gian đào tạo ..., đa
phần các cơ sở giáo dục đào tạo hiện nay chuyển sang tiếp cận theo năng lực thực
hiện.
Với tiếp cận đào tạo theo năng lực thực hiện, nội dung đào tạo là năng lực giải
quyết các nhiệm vụ sản xuất tại một vị trí làm việc trong doanh nghiệp/công ty. Đơn vị
của năng lực thực hiện là các thành tố năng lực, mà các thành tố này xác định bởi công
việc mà người lao động phải thực hiện. Để thực hiện một công việc, người lao động
cần phải có:
- Khả năng sử dụng các công cụ lao động và tư liệu sản xuất để làm ra sản
phẩm/bán thành phẩm theo các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định - Kỹ năng.
- Biết tại sao phải làm như thế cũng như tại sao làm khác sẽ hư hỏng - Kiến
thức.
10


- Làm việc với đầy đủ ý thức, tinh thần trách nhiệm trong sự liên đới xã hội Thái độ.

Hình 2.2: Các thành tố cấu thành năng lực thực hiện
Như vậy, nội dung đào tạo theo năng lực thực hiện không phải là hệ thống khái
niệm, hệ thống kỹ năng, nhưng là hệ thống năng lực thực hiện nhiệm vụ sản xuất. Địa

điểm đào tạo theo năng lực thực hiện có thể là trong nhà trường hay tại nơi làm việc.
Tiêu chuẩn đánh giá đào tạo theo năng lực thực hiện được xác định từ năng lực của
người lao động lành nghề trong sản xuất, nên sau khi kết thúc đào tạo người học có thể
đảm đương luôn vị trí lao động tương ứng.
2.1.3. Năng lực theo quan điểm của nhà sử dụng lao động
Nhà sử dụng lao động trông đợi vào người lao động - đặc biệt là người lao động
đã qua quá trình đào tạo nghề nghiệp - có được những kỹ năng tư duy, hành vi và kỹ
thuật để thúc đẩy năng suất và tăng trưởng. Họ cũng cần có những kỹ năng tư duy sáng
tạo và giải quyết vấn đề để hỗ trợ một giá trị cao hơn bổ sung vào lĩnh vực sản xuất,
kinh doanh, …
Cá nhân người lao động khi tham gia thực hiện công việc luôn cần những kiến
thức, kinh nghiệm, kỹ năng để hoàn thành khối lượng công việc được giao. Việc thực
hiện này dựa trên vị trí, vai trò và chức danh mà người lao động đang có. Tuy nhiên,
đa số người lao động chưa thực sự nhận thức được vị trí và vai trò của mình. Việc này
đã ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Do đó, cần phải xây dựng các tiêu chuẩn để
đánh giá năng lực công việc cho người lao động.

11


Trên cơ sở tiêu chuẩn hóa việc giáo dục, đào tạo và phát triển, và nâng cao hiệu
quả hoạt động của người lao động, Bộ lao động Mỹ đã tài trợ cho Hiệp hội những người
làm công tác đào tạo và phát triển Mỹ (American Society for Training and Development
– ASTD) thực hiện một nghiên cứu về những kỹ năng mà các tổ chức đòi hỏi (Carnevale,
Gainer, and Meltzer, 1990). Đồng thời Hội đồng thư ký về những kỹ năng cần thiết phải
đạt được (SCANS, 1991) cũng thực hiện một nghiên cứu về vấn đề này. Trên cơ sở hai
nghiên cứu tầm cỡ này đã hình thành mô hình về những kỹ năng mà các tổ chức mong
muốn. Những kỹ năng mà các tổ chức mong muốn là các nhóm kỹ năng cốt lõi có thể sử
dụng ở những môi trường và điều kiện khác nhau mà các kỹ năng này thể hiện những
chức năng cốt lõi và những kiến thức, thái độ và kỹ năng “mềm” được đòi hỏi bởi nơi

làm việc của thế kỷ 21. Những kỹ năng này là cần thiết cho sự thành công nghề nghiệp
tại tất cả các cấp độ làm việc và cho sự thành công tại tất cả các cấp độ giáo dục khác
nhau. Mô hình này thể hiện 16 kỹ năng khác nhau (Overtoom, 2000) được phân thành 6
nhóm:
- Những kỹ năng về năng lực cơ bản: đọc, viết, tính toán.
- Những kỹ năng truyền đạt: nói, nghe.
- Những kỹ năng về năng lực thích ứng: giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo.
- Những kỹ năng phát triển: tự trọng, động viên và xác định mục tiêu, hoạch định
sự nghiệp.
- Những kỹ năng về hiệu quả của nhóm: quan hệ qua lại giữa các cá nhân, làm
việc đồng đội, đàm phán.
- Những kỹ năng tác động, ảnh hưởng: hiểu biết văn hóa tổ chức, lãnh đạo tập thể.
Theo khảo sát của Hart Research Associates về những năng lực mà doanh nghiệp
mong muốn các trường ĐH Mỹ đặt trọng tâm, gồm các yếu tố: nói và viết hiệu quả (89%
doanh nghiệp nêu); tư duy phân tích và phản biện (81%); những kiến thức/kỹ năng vận
dụng trong những tình huống thực tế (79%); phân tích và giải quyết các vấn đề phức tạp
(75%); lựa chọn, hành động phù hợp đạo đức (75%); kỹ năng làm việc nhóm (71%);
sáng tạo (70%); những khái niệm và phát triển trong khoa học/công nghệ (70%); xác
định/tổ chức/đánh giá thông tin (68%); hiểu về bối cảnh toàn cầu của các diễn biến, các

12


quyết định (67%); ý nghĩa của các vấn đề toàn cầu đối với tương lai (65%); và thống kê
(63%).
Còn theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế
Trung ương trên 350 doanh nghiệp tại Việt Nam về những kỹ năng mà doanh nghiệp cần
cho nguồn nhân lực. Trong đó 3 kỹ năng sau đứng đầu là tư duy phản biện; giao tiếp; và
làm việc nhóm.
Hiện nay, người lao động chưa (hoặc không) tự đánh giá mức độ thi hành và

hoàn thành công việc. Việc này không giúp họ phát hiện ra những kiến thức, kỹ năng,
thái độ,… để thực hiện hiệu quả công việc của mình. Ngoài ra, khả năng tự phát triển
của người lao động trong nấc thang nghề nghiệp là chưa cao và hết sức bị động. Do
đó, các cơ sở giáo dục đào tạo và nhà sử dụng lao động sẽ hỗ trợ người lao động xác
định được tiềm năng bản thân và hoạch định con đường phát triển nghề nghiệp của
người lao động.
2.1.4. Năng lực nghề nghiệp
Như đã trình bày thì năng lực không mang tính chung chung mà khi nói đến năng
lực, bao giờ người ta cũng nói đến năng lực thuộc về một hoạt động cụ thể nào đó như
năng lực toán học của hoạt động học tập hay nghiên cứu toán học, năng lực hoạt động
chính trị của hoạt động chính trị, năng lực giảng dạy của hoạt động giảng dạy… Như vậy
có thể định nghĩa năng lực nghề nghiệp như sau: Năng lực nghề nghiệp là sự tương ứng
giữa những thuộc tính tâm, sinh lý của con người với những yêu cầu do nghề nghiệp đặt
ra. Nếu không có sự tương ứng này thì con người không thể theo đuổi nghề được.
Ở mỗi một nghề nghiệp khác nhau sẽ có những yêu cầu cụ thể khác nhau, nhưng
tập trung lại thì theo tác giả Mạc Văn Trang - Thử đề xuất một quan niệm về nhân cách
trong cơ chế thị trường, Tạp chí Tâm lý học số (8/2000) thì năng lực nghề nghiệp được
cấu thành bởi 3 thành tố:
+ Kiến thức chuyên môn: là những hiểu biết có được hoặc do từng trải, hoặc nhờ
học tập. Nó gồm 3 yếu tố: kiến thức tổng hợp (những hiểu biết chung về thế giới); kiến
thức chuyên ngành (về một vài lĩnh vực đặc trưng như kế toán, tài chính, …) và kiến

13


thức đặc thù (những kiến thức đặc trưng mà người lao động trực tiếp tham gia hoặc được
đào tạo).
+ Kỹ năng hành nghề: là sự thành thạo, tinh thông về các thao tác, động tác,
nghiệp vụ trong quá trình hoàn thành một công việc cụ thể nào đó. Những kỹ năng sẽ
giúp cho người lao động đó hoàn thành tốt công việc của mình đạt hiệu quả của công

việc.
+ Thái độ đối với nghề: là cách nhìn nhận của người đó về vai trò, trách nhiệm,
mức độ nhiệt tình đối với công việc, điều này được thể hiện qua các hành vi của họ. Một
người lao động có kỹ năng tốt nhưng thái độ không đúng thì hiệu quả công việc sẽ không
cao.
Như vậy, nói đến năng lực nghề nghiệp của người lao động là nói đến cả 3 yếu tố:
thái độ, kỹ năng và kiến thức.
2.1.5. Đáp ứng và đáp ứng với công việc
Theo Trung tâm từ điển Vietlex, 2007, trang 123: đáp ứng là đáp lại theo đúng
như đòi hỏi, yêu cầu.
Trong nghiên cứu này, đáp ứng với công việc được hiểu là đáp lại những đòi hỏi,
yêu cầu của công việc mà nhà sử dụng lao động đưa ra. Đó chính là mức độ hoàn thành
các yêu cầu, đòi hỏi của công việc mà nhà sử dụng lao động đưa ra dựa trên năng lực mà
sinh viên tích lũy được trong quá trình học tập và đào tạo.
2.2. CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
2.2.1. Một số nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu đánh giá kiến thức, kỹ năng làm việc và thái độ nghề nghiệp của sinh
viên tốt nghiệp đều diễn ra ở hầu hết các trường đại học trên thế giới, đặc biệt là ở Anh,
Mỹ và Nhật Bản. Hướng đánh giá này của các trường đại học được tích hợp trong các
khảo sát về tình trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp và đánh giá chất lượng đầu ra của
từng chương trình đào tạo nhằm mục đích thứ nhất là để đánh giá và xếp loại các trường
đạo học theo chuyên ngành đào tạo và mục đích thứ hai là các trường đại học có căn cứ
để điều chỉnh chương trình đào tạo, quy trình đào tạo của mình.

14


Theo Shirley Ken Tzu Ting, Cheah Yeh Ying, Zuliawati Mohamed Saad và Aerni
Isa (2010), Business Graduates’ Competencies In The Eyes Of Employers: An
Exploratory Study In Malaysia, University of Tenaga National, College of Business

Management and Accounting, Sultan Haji Ahmad Shah Campus – đây là bài viết về
năng lực của các ứng viên tốt nghiệp ngành ngân hàng tại các trường đại học, cao đẳng ở
Malaysia trong mắt các nhà sử dụng lao động đến đâu. Thêm vào đó, bài viết đã đưa ra
các số liệu thống kê về năng lực các kỹ năng mềm của sinh viên tốt nghiệp ngành này rất
hạn chế và khó có thể hội nhập vào thị trường lao động của ngành Tài chính – Ngân hàng
tại Malaysia. Nghiên cứu chỉ ra rằng các sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân
hàng có kiến thức chuyên ngành khá tốt nhưng thiếu các kỹ năng mềm như: kỹ năng viết,
kỹ năng thuyết trình, kỹ năng viết báo cáo, kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng phối hợp, kỹ
năng thích nghi với sự đổi mới, kỹ năng máy tính, kỹ năng đánh giá, kỹ năng giải quyết
vấn đề và kỹ năng đánh giá toàn cầu…
Theo tác giả Lynn Whelan (2008) với nghiên cứu “Competency assessment of
nursing staff “, đề cập đến “việc đánh giá năng lực của các nhân viên điều dưỡng trong
ngành y tế”. Việc đánh giá năng lực của nhân viên ngành này được định nghĩa dựa vào
các yếu tố như kiến thức, kỹ năng và thái độ cư xử quá trình làm việc nhằm đạt sự chính
xác và hiệu quả trong công việc mà ngành y đòi hỏi. Việc đánh giá thường xuyên năng
lực nhân viên ngành y tế nhằm để nâng cao chất lượng phục vụ và việc đánh giá năng lực
là việc làm cần thiết để giúp cơ sở y tế có chất lượng phục vụ tốt cho khách hàng và bệnh
nhân của họ”.
Bài viết của hai tác giả Lori L. Arcand, Julie A. Neumann (12/2005), “Nursing
Competency Assessment Across the Continuum of Care”, bài viết này cung cấp “một
cái nhìn tổng quan về năng lực cần thiết của chương trình đánh giá năng lực thường
cho công việc điều dưỡng và việc đánh giá này được thực hiện để hỗ trợ đánh giá năng
lực lien tục là điều kiện bắt buộc để nhằm huấn luyện cho nhân viên bệnh viện, trung
tâm cấp cứu để nâng cao vai trò thực hành vai trò của nhân viên điều dưỡng thông qua
việc qua chăm sóc bệnh nhân tại một trung tâm y tế lớn miền Trung Tây – Arizona,
Florida”.

15



Với nghiên cứu “Kỹ năng không phù hợp trong số sinh viên tốt nghiệp Đại học ở
thị trường nhân công Nigeria” của tác giả Pitan Oluyomi (2012) được thực hiện trong
sáu vùng địa lý chính trị trong đất nước. Tổng cộng là 600 quản lý đội ngũ nhân viên đã
được lựa chọn ngẫu nhiên cho nghiên cứu. Một tập hợp các câu hỏi có tiêu đề “Nhu cầu
thị trường lao động và người sử dụng lao động” đã được sử dụng. Đánh giá câu hỏi đã
được sử dụng để gợi ra những thông tin có liên quan về nhu cầu kỹ năng hiện tại của thị
trường lao động và đánh giá của họ về sinh viên tốt nghiệp đại học trong 300 tổ chức (từ
cả hai lĩnh vực công và tư nhân). Mức độ các kỹ năng không phù hợp là 60,6% với các
điểm yếu lớn được tìm thấy trong giao tiếp, IT (công nghệ thông tin), ra quyết định, tư
duy phê phán và kỹ năng kinh doanh. Tốt nghiệp đại học không được chuẩn bị đầy đủ
cho công việc đối với nhu cầu kỹ năng của thị trường lao động Nigeria. Do đó các trường
đại học đã buộc phải khắc sâu các kỹ năng xác định là quan trọng nhưng thiếu của các
sinh viên tốt nghiệp.
2.2.2. Một số nghiên cứu trong nước
Đối với cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục là Bộ GDĐT đã ban hành hướng
dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo trình độ đại học và cao đẳng. Theo
Bộ GDĐT, đây là giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của từng cơ sở đào tạo
và toàn ngành, là cam kết của các cơ sở giáo dục đại học về chất lượng đào tạo với xã
hội, cũng như về năng lực của người học sau khi tốt nghiệp. Chuẩn đầu ra của ngành đào
tạo ở mỗi trình độ bao gồm các nội dung: tên ngành đào tạo; trình độ đào tạo; yêu cầu về
kiến thức; yêu cầu về kỹ năng (gồm kỹ năng cứng và kỹ năng mềm; yêu cầu về thái độ
(phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân; tác phong nghề nghiệp,
thái độ phục vụ; khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc); vị trí làm việc
của người học sau khi tốt nghiệp; khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường;
các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo.
Hiện nay, nguồn nhân lực do các cơ sở đào tạo đại học cung cấp ra thị trường lao
động rất lớn. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực có đáp ứng được yêu cầu của nhà sử
dụng lao động hay không đang là vấn đề cấp bách hiện nay. Rất nhiều hội thảo diễn ra
nhằm tìm ra giải pháp đào tạo được nguồn nhân lực tốt cho xã hội. Hội thảo khoa học
“Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập


16


×