Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẼ BIỂU ĐỒ CHO HỌC SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.98 KB, 15 trang )

Chuyên đề ôn thi đại học

GV: Nguyễn Minh Hạnh

CHUYÊN ĐỀ:
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẼ BIỂU ĐỒ CHO HỌC SINH
- Đối tượng bồi dưỡng: Học sinh lớp 12
- Số tiết bồi dưỡng: 15 tiết
I. Khái niệm:
- Biểu đồ là một hình vẽ thể hiện một cách dễ dàng động thái phát triển của một hiện
tượng, mối tương quan về độ lớn giữa các đối tượng, hoặc cơ cấu thành phần của một
tổng thể.
- Khi vẽ bất cứ loại biểu đồ nào, cũng phải đảm bảo được 3 yêu cầu:
+ Khoa học (chính xác)
+ Trực quan (rõ ràng, dễ đọc)
+ Thẩm mỹ (đẹp).
- Để đảm bảo tính trực quan và thẩm mỹ, khi vẽ biểu đồ người ta thường dùng ký hiệu
để phân biệt các đối tượng trên biểu đồ. Các ký hiệu thường được biểu thị bằng các
cách: gạch nền, dùng các kí hiệu toán học... Khi chọn kí hiệu cần chú ý làm sao biểu đồ
vừa dễ đọc, vừa đẹp.
- Lưu ý khi đặt tên biểu đồ: Đảm bảo 3 nội dung: Biểu đồ về vấn đề gì? Ở đâu? Vào
thời gian nào?
II. Hệ thống các loại biểu đồ và phân loại
Gồm 2 nhóm chính:
* Biểu đồ thể hiện qui mô và động thái phát triển gồm:
1. Biểu đồ đường biểu diễn
2. Biểu đồ hình cột.
3. Biểu đồ kết hợp cột và đường
* Biểu đồ thể hiện cơ cấu gồm:
1. Biểu đồ hình tròn.
2. Biểu đồ miền.


3. Biểu đồ cột chồng
III. Những lưu ý khi làm bài tập về biểu đồ:
* Yêu cầu chung:
Để vẽ được lược đồ, cần phải có kỹ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất; kỹ năng
tính toán, xử lí số liệu; kỹ năng vẽ; kỹ năng nhận xét, phân tích biểu đồ…
* Lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất.
Câu hỏi trong các bài tập thường có 3 phần: lời dẫn, bảng số liệu thống kê, lời kết
+ Căn cứ vào lời dẫn. gồm có 3 dạng lời dẫn sau:
- Dạng lời dẫn có chỉ định.
- Dạng lời dẫn kín.
- Dạng lời dẫn mở.( cần chú ý các cụm từ: tăng trưởng, biến động, phát triển, qua
các năm - vẽ biểu đồ đường; các cụm từ khối lượng, sản lượng, qua các thời kỳ…Trường THPT Thái Hoà

1


Chuyên đề ôn thi đại học
GV: Nguyễn Minh Hạnh
vẽ biểu đồ cột; các cụm từ cơ cấu, phân theo, trong đó, bao gồm, chia ra, chia
theo…- vẽ biểu đồ tròn hoặc cột chồng, miền.
+ Căn cứ vào bảng số liệu thống kê:
+ Căn cứ vào lời kết của câu hỏi:
* Kỹ năng tính toán, xử lí số liệu.
+ Tính % : công thức=tp/tông x 100
+ Tính qui đổi tỉ lệ % : công thức=100 x 3,6
+ Tính bán kính các vòng tròn :công thức s= . r2
+ Tính năng suất cây trồng: công thức=sl/diện tích
+ Tính cán cân xnk: công thức=giá trị xuất-giá trị nhập
+ Tính giá trị xnk từ tổng và cán cân : công thức=tổng giá trị xnk+(-)cán cân/2=n(+)cán cân=x
+ Tính bqlương thực/ đầu người: công thức=sl/số dân x 1000

+ Tính mật độ dân cư: công thức=số dân/ diện tích
+ Tính chỉ số phát triển: công thức=năm sau/năm gốc x 100%
+ Tính tỉ lệ gtdstn: công thức=sinh-tử/10
+ Tính tốc độ tăng trưởng trung bình năm: công thức=năm sau-năm trước/ năm
trước/số năm x 100
* Kỹ năng vẽ.
-Yêu cầu chung: vẽ chính xác, có đơn vị, thời gian( đối tượng), số liệu, thẩm mỹ,
có tên biểu đồ, chú giải.
- Cụ thể: trình bày ở phần sau
* Kỹ năng nhận xét, phân tích biểu đồ.
Lưu ý:
- Đối với biểu đồ cơ cấu không được ghi giá tri tăng hay giảm mà ghi tỉ trọng tăng
hay giảm
- Khi nxét về trạng thái phát triển của các đối tượng trên biểu đồ
+Về trạng thái tăng: tăng, tăng nhanh, tăng đột biến, tăng liên tục kèm theo là dẫn
chứng
+ Về trạng thái giảm: giảm, giảm ít, giảm mạnh, giảm nhanh, giảm chậm, giảm đột
biến kèm theo là dẫn chứng
- Về nhận xét tổng quát: phát triển nhanh, phát triển chậm, phát triển ổn định, phát
triển không ổn định, phát triển đều, có sự chênh lệch giữa các vùng
- Yêu cầu khi nhận xét từ ngữ phải ngắn gọn, rõ ràng, có cấp độ, lập luận phải hợp
lí sát với yêu cầu.
IV. Kỹ năng vẽ biểu đồ:
IV.1 Biểu đồ hình cột.
1. Biểu đồ hình cột.
- Yêu cầu thể hiện: Thể hiện quy mô số lượng, động thái phát triển, so sánh tương quan
về độ lớn giữa các đối tượng hoặc cơ cấu thành phần của một tổng thể.
- Các dạng chủ yếu:
Trường THPT Thái Hoà


2


Chuyên đề ôn thi đại học
GV: Nguyễn Minh Hạnh
+ Biểu đồ cột đơn
+ Biểu đồ cột đơn gộp nhóm có cùng đơn vị (1 trục tung)
+ Biểu đồ cột đơn gộp nhóm khác đơn vị (2 trục tung)
+ Biểu đồ thanh ngang
+ Biểu đồ cột chồng
2. Các bước vẽ
Bước 1: Chọn tỉ lệ thích hợp.
Bước 2: Kẻ hệ trục tọa độ vuông góc. Yêu cầu:
+ Độ cao của trục đứng và độ dài của trục ngang phải hợp lý
+ Lưu ý khoảng cách năm,
+ Vẽ cột thứ nhất cách trục tung khoảng 1cm, các cột có độ rộng bằng nhau.
+ Ghi đơn vị, năm trên các trục
Bước 3: Vẽ các cột và hoàn chỉnh phần vẽ:
+ Ghi số liệu trên đỉnh cột
+ Dùng kí hiệu phân biệt và lập bảng chú giải nếu có từ 2 đối tượng trở lên
Bước 4: Ghi tên biểu đồ (có đủ 3 nội dung)
Bước 5: Nhận xét và phân tích hoặc giải thích theo yêu cầu của bài.
Quan sát biểu đồ minh họa
-Ví dụ 1: Biểu đồ cột đơn gộp nhóm
Diện tích cây công nghiệp nước ta (đơn vị: nghìn ha)
Năm
Cây công nghiệp hàng năm
Cây công nghiệp lâu năm

Trường THPT Thái Hoà


3

199
0

199
5

200
0 2004

542

717

778

902

145
1 1536

657

851


Chuyên đề ôn thi đại học


GV: Nguyễn Minh Hạnh

IV.2. Biểu đồ đường
1. Đặc điểm:
Biểu đồ này dùng để biểu diễn sự thay đổi của một đại lượng theo chuổi thời gian
(các mốc thời gian xác định là năm hoặc tháng). Không dùng để thể hiện sự biến
động theo không gian theo thời kỳ(giai đoạn).
* Các dạng biểu đồ:
- Biểu đồ có một đơn vị- vẽ một trục tung
- Biểu đồ có 2 đơn vị khác nhau - vẽ 2 trục tung
- Biểu đồ có 3 đơn vị khác nhau thì qui về cùng một đơn vị (thực hiện công thức
tính chỉ số).
2. Các bước vẽ
Bước 1: Chọn tỉ lệ thích hợp
Bước 2: Kẻ hệ trục tọa độ vuông góc, trục đứng thể hiện độ lớn của các đại
lượng , trục ngang thể hiện thời gian.
Yêu cầu:
+ Độ cao của trục đứng và độ dài của trục ngang phải hợp lý
+ Khoảng cách năm đúng tỉ lệ
+ Ghi đơn vị, mũi tên ở đầu trục đứng; ghi năm trên trục ngang.
Bước 3: Vẽ đường biểu diễn:
+ Xác định các điểm mốc và nối các điểm mốc bằng đoạn thẳng để hình thành đường
biểu diễn.
+ Dùng kí hiệu phân biệt và lập bảng chú giải (nếu có 2 hay nhiều đường biểu
diễn)
+ Ghi số liệu vào biểu đồ
Bước 4: Ghi tên biểu đồ (có đủ 3 nội dung)
Bước 5: Nhận xét, phân tích (hoặc giải thích)
+ Nhận xét khái quát.
+ Chú ý giá trị cực đại, cực tiểu trên bảng số liệu và biểu đồ (Số liệu chứng minh).

+ Động thái phát triển theo thời gian (Số liệu chứng minh: tăng, giảm bao nhiêu, tốc
độ tăng...).
+ Giải thích: Kết hợp với kiến thức đã học, giải thích những ý vừa nhận xét.
Quan sát biểu đồ minh họa
Ví dụ 2: Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng dựa vào bảng sau:
Cho bảng số liệu:

Trường THPT Thái Hoà

4


Chuyên đề ôn thi đại học

GV: Nguyễn Minh Hạnh

Diện tích cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm
của nước ta giai đoạn 1975 – 2005
Đơn vị: nghìn ha
Năm
Cây CN hằng năm
Cây CN lâu năm

1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005
210,1 371,7 600,7 542 716,7 778,1 761,5
172,8 256 470,3 657,3 902,3 1451,3 1633,6

- HS tiến hành xử lí số liệu (HS xử lí số liệu ra %, lấy 1975 = 100%).
Bảng : Tốc độ tăng trưởng diện tích cây công nghiệp hàng năm
và lâu năm của nước ta giai đoạn 1975 – 2005

(Đơn vị: %)
Năm
1975
1980 1985 1990 1995 2000 2005
Cây CN hàng năm
100
176,9 285,9 258
341,1 370,3 410
Cây CN lâu năm
100
148,1 272,2 330,4 522
839,9 945,4

-Trong trường hợp trên một hệ trục phải vẽ từ 2 đường biểu diễn trở lên thì cần lưu ý:
+ Nếu vẽ 2 hay nhiều đường biểu diễn có chung đơn vị thì mỗi đường cần dùng
một kí hiệu riêng để phân biệt và có chú giải kèm theo;
+ Nếu vẽ 2 đường biểu diễn khác đvị thì phải vẽ 2 trục tung, mỗi trục một đơn vị.
+ Nếu phải vẽ nhiều đường biểu diễn mà số liệu đã cho có nhiều đơn vị khác nhau
thì phải xử lý số liệu tuyệt đối thành số liệu tương đối (%). Thông thường lấy số liệu năm
Trường THPT Thái Hoà
5


Chuyên đề ôn thi đại học
GV: Nguyễn Minh Hạnh
đầu là 100%, số liệu của các năm tiếp theo là tỉ lệ so với năm đầu (các đường biểu diễn sẽ
có chung điểm xuất phát là 100%).
IV.3 Biểu đồ kết hợp ( Cột và đường)
1. Biểu đồ kết hợp
- Thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu của đối tượng qua nhiều năm (Từ 4 năm trở lên)

- Là dạng đặc biệt của biểu đồ cột và biểu đồ đường.
- Thường dùng thể hiện 2 đối tượng khác nhau (2 trục tung)  lưu ý chia thời gian
đúng theo khoảng cách trên trục hoành.
- Phản ánh 2 phương diện: thành phần và sự phát triển (bảng số liệu thường cho: chia ra,
phân ra, trong đó…thể hiện thành phần).
2. Các bước vẽ
Bước 1: Chọn tỉ lệ thích hợp.
Bước 2: Kẻ hệ trục tọa độ gồm 2 trục tung (2 đơn vị khác nhau)
Yêu cầu:
+ Khoảng cách các năm phải hợp lý
+ Ghi số liệu trên các trục, đơn vị trên đỉnh các trục...
Bước 3: Vẽ các cột và đường biểu diễn
Hoàn chỉnh phần vẽ: Dùng kí hiệu phân biệt và lập bảng chú giải.
Bước 4: Ghi tên biểu đồ chú ý đảm bảo 3 nội dung.
Bước 5: Nhận xét và phân tích hoặc giải thích theo yêu cầu của bài.
Quan sát biểu đồ minh họa
Ví dụ 3:
Số dự án và số vốn đăng ký đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Năm

1992

1994

1996

1998

2000


Số dự án (dự án)

197

343

325

275

371

Tổng vốn đăng ký (triệu
USD)

2165

3765

8497

3897

2012

Trường THPT Thái Hoà

6



Chuyên đề ôn thi đại học

GV: Nguyễn Minh Hạnh

IV.4 Biểu đò tròn
1. Biểu đồ hình tròn:
- Yêu cầu thể hiện: Thể hiện cơ cấu thành phần của 1 tổng thể và quy mô của đối
tượng cần trình bày.
- Dạng cơ bản:
+ Một đường tròn.
+ Hai đường tròn có bán kính bằng nhau.
+ Hai đường tròn có bán kính khác nhau.
+ Biểu đồ từng nửa hình tròn (thường thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu)
2.Các bước vẽ
Bước 1: Xử lí số liệu (nếu đề bài cho số liệu tuyệt đối thì phải chuyển sang %)
Bước 2: Chọn số lượng hình tròn cần thể hiện
Bước 3: Vẽ biểu đồ
Lưu ý:
+ Bán kính các hình tròn cần phù hợp với khổ giấy
*Chú ý: Xử lý số liệu tuyệt đối sang tương đối và xác định bán kính hình tròn
khác nhau giữa các năm (nếu có). Nếu đề bài cho số liệu tương đối có thể vẽ 2
hình tròn bằng nhau.
+ Nếu bảng số liệu chỉ có cơ cấu % thì vẽ các biểu đồ có kích thước như nhau; nếu
bảng số liệu cho phép thể hiện cả qui mô và cơ cấu thì vẽ các biểu đồ có kích thước
khác nhau một cách tương ứng.
+ Chia hình tròn thành các hình quạt có số đo góc tương ứng với tỉ lệ các thành
phần; trật tự các thành phần trên hình quạt giống như trong bảng số liệu và chú giải.

Trường THPT Thái Hoà


7


Chuyên đề ôn thi đại học
GV: Nguyễn Minh Hạnh
+ Nếu vẽ từ 2 biểu đồ hình tròn trở lên thì cần thống nhất qui tắc vẽ. VD: vẽ hình
quạt thứ nhất từ tia 12 giờ, sau đó đến hình quạt thứ 2, thứ 3... theo chiều thuận của kim
đồng hồ.
+ Ghi tỉ lệ trên các hình quạt.
+ Dùng kí hiệu phân biệt các thành phần và lập bảng chú giải
+ Dưới mỗi biểu đồ ghi năm hoặc tên vùng, miền...
Bước 4: Ghi tên biểu đồ có đủ 3 nội dung
Bước 5: Nhận xét, phân tích:
+ So sánh tỉ trọng giá trị các thành phần trong tổng thể.
+ So sánh tỉ trọng của từng thành phần theo thời gian.
+ Nhận xét, phân tích sự chuyển dịch cơ cấu, tìm ra xu hướng phát triển, sự thay
đổi vị trí thứ bậc của các thành phần theo thời gian.
Quan sát biểu đồ minh họa
Ví dụ 4: Cơ cấu dân số nước ta năm 1999 (đơn vị: %)
Dưới tuổi lao động

33.1

Trong tuổi lao động

59.3

Ngoài tuổi lao động

7.6


Biểu đồ (một hình tròn):

* Biểu đồ từng nửa hình tròn: tương ứng với nửa hình tròn là 100% => thường thể hiện
cơ cấu xuất nhập khẩu.
IV. 5 Biểu đồ miền
1. Biểu đồ miền:
Thường thể hiện cơ cấu và động thái phát triển các đối tượng.
- Nếu đề bài cho số liệu tuyệt đối thì cần xử lý số liệu đã cho sang số liệu tương đối.
Được chọn vẽ khi bảng số liệu có số mốc thời gian từ 4 năm trở lên của ít nhất 2
đối tượng.
Trường THPT Thái Hoà

8


Chuyên đề ôn thi đại học
GV: Nguyễn Minh Hạnh
2.Các bước vẽ
Bước 1: Xử lý số liệu (Nếu bài tập cho số liệu tuyệt đối cần xử lí sang số liệu tương
đối)
Bước 2: Kẻ khung biểu đồ hình chữ nhật, cạnh đứng thể hiện tỉ lệ 100%, cạnh
ngang thể hiện từ năm đầu đến năm cuối của biểu đồ (Lưu ý khoảng cách các năm cho
phù hợp).
Yêu cầu: Hình chữ nhật có chiều đứng và chiều ngang phù hợp, được vẽ đóng
khung cân đối với tờ giấy thi.
Bước 3: Vẽ ranh giới miền theo số liệu đã xử lý (Vẽ lần lượt các miền theo thứ
tự bảng số liệu)
+ Dùng kí hiệu phân biệt để thể hiện từng miền
+ Lập bảng chú giải (thứ tự các kí hiệu trong bảng chú giải phù hợp với thứ tự miền

trên biểu đồ).
+ Ghi số liệu cho từng miền theo đúng mốc thời gian.
Bước 4: Ghi tên biểu đồ đảm bảo 3 nội dung
Bước 5: Nhận xét, phân tích:
+ Nhận xét theo bảng số liệu và biểu đồ theo yêu cầu của đề bài, thường gồm:
- Nhận xét sự chuyển dịch theo thời gian.
+Nhận xét cơ cấu theo từng năm (nhận xét theo số liệu năm đầu, năm cuối và
biệt lệ nếu có).
+ Dựa vào kiến thức đã học để giải thích các nội dung vừa phân tích.
Quan sát biểu đồ minh họa
Ví dụ 5: Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu diện tích cây CN hàng năm và lâu
năm của nước ta giai đoạn 1975 – 2005.
Cho bảng số liệu:
Diện tích cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm
của nước ta giai đoạn 1975 – 2005
Đơn vị: nghìn ha
Năm
1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005
Cây CN hằng năm
210,1 371,7 600,7 542 716,7 778,1 761,5
Cây CN lâu năm
172,8 256 470,3 657,3 902,3 1451,3 1633,6
HS xử lí số liệu: Bảng cơ cấu diện tích cây công nghiệp hàng năm và cây công
nghiệp lâu năm của nước ta giai đoạn 1975 – 2005 (%)
Năm
1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005
Cây CN hàng năm
54,9 59,2 56,1 45,2 44,3 34,9 34,5
Cây CN lâu năm
45,1 40,8 43,9 54,8 55,7 65,1 65,5

- Vẽ biểu đồ:

Trường THPT Thái Hoà

9


Chuyên đề ôn thi đại học

GV: Nguyễn Minh Hạnh

V. Các bài tập tự giải
Bài tập 1
Cho bảng số liệu: Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm ở một số địa điểm
( Đơn vị :mm)
Địa điểm
Lượng mưa
Bốc hơi
Cân bằng ẩm
Hà Nội
1676
989
+687
Huế
2868
1000
+1868
TP Hồ Chí Minh
1931
1686

+245
1/ Vẽ biểu đồ so sánh lượng mưa, bốc hơi và cân bẳng ẩm của 3 địa điểm trên
2/ So sánh và giải thích sự khác nhau về lượng mưa, bốc hơi, cân bằng ẩm của 3
địa điểm đó
Hướng dẫn
1/ Vẽ biểu đồ: Vẽ biểu đồ hình cột. Mỗi địa điểm gồm 3 cột
Yêu cầu: Vẽ chính xác số liệu, rõ ràng và sạch đẹp; ghi đủ các nội dung: số liệu,
kí hiệu, chú giải, tên biểu đồ, đơn vị.
2/ Nhận xét và giải thích:
- Lượng mưa: Huế có lượng mưa lớn nhất trong 3 địa điểm do bức chắn của
dãy Bạch Mã đối với các khối khí từ biển thổi vào theo hướng Đông Bắc, do
bão và dải hội tụ nhiệt đới, frong lạnh. TPHCM có lượng mưa lớn hơn Hà
Nội nhưng chênh lệch nhau không nhiều
Trường THPT Thái Hoà

10


Chuyên đề ôn thi đại học
GV: Nguyễn Minh Hạnh
- Lượng bốc hơi: TPHCM có lượng bốc hơi lớnnhất o nhiệt độ cao quanh
năm, có mùa khô sâu sắc.Hà Nội và Huế có lượng bốc hơi thấp do trong năm
có thời gian nhiệt độ thấp, hạn chế sự bốc hơi
- Cân bằng ẩm:
+ Huế có cân bằng ẩm lớn nhất trong 3 địa điểm do có lượng mưa lớn, lượng
bốc hơi thấp hơn TPHCM nhiều
+ Hà Nội có cân bằng ẩm đứng thứ 2 do lượng bốc hơi thấp nhất trong 3 địa
điểm
+ TPHCM có cân bằng ẩm thấp do lượng bốc hơi cao nhất trong 3 địa điểm
Bài tập 2:

Giá trị sản xuất ngành trồng trọt (theo giá so sánh 1994)
(Đơn vị: tỉ đồng)
Năm Tổng số
Lương
Rau
Cây công Cây ăn Cây
thực
đậu
nghiệp
quả
khác
1990 49 604,0
33 289,6
3 477,0 6 692,3
5 028,5 1 116,6
1995 66 183,4
42 110,4
4 983,6 12 149,4 5 577,6 1 362,4
2000 90 858,2
55 163,1
6 332,4 21 782,0 6 105,9 1 474,8
2005 107 897,6
63 852,5
8 928,2 25 585,7 7 942,7 1 588,5
a) Hãy tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây
trồng (lấy năm 1990 = 100%). Dựa trên số liệu vừa tính, hãy vẽ trên cùng hệ trục
tọa độ các đường biểu diễn tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các nhóm cây
trồng.
b) Nhận xét về mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu giá trị
sản xuất ngành trồng trọt. Sự thay đổi trên phản ánh điều gì trong sản xuất lương

thực, thực phẩm và trong việc phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới.
Hướng dẫn
a. Tính tốc độ tăng trưởng và vẽ biểu đồ
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng (lấy
năm 1990 bằng 100%
Năm Tổng số

Lương
thực

Rau
đậu

Cây
công
nghiệp
100,0
181,5
325,5
382,3

Cây ăn Cây
quả
khác

1990 100,0
100,0
100,0
100,0
100,0

1995 133,4
126,5
143,3
110,9
122,0
2000 183,2
165,7
182,1
121,4
132,1
2005 217,5
191,8
256,8
158,0
142,3
- Vẽ biểu đồ đường biểu diễn.
Yêu cầu: Vẽ chính xác số liệu, khoảng cách năm, rõ ràng và sạch đẹp; ghi đủ các
nội dung: số liệu, kí hiệu, chú giải, tên biểu đồ, đơn vị, năm.
Trường THPT Thái Hoà
11


Chuyên đề ôn thi đại học
GV: Nguyễn Minh Hạnh
b. Nhận xét
- Giai đoạn từ năm 1990 đến 2005 giá trị sản xuất của ngành trồng trọt tăng 117,5
%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của từng nhóm cây trồng có sự khác nhau:
+ Cây công nghiệp tăng nhanh nhất 282,3 %.
+ Tiếp theo là nhóm cây rau đậu và cây lương thực.
+ Nhóm cây ăn quả và cây khác tăng chậm nhất

- Trong cơ cấu của ngành trồng trọt cũng có sự thay đổi:
+ Tỉ trọng nhóm cây công nghiệp và rau đậu tăng (cây công nghiệp tăng 10,4
%, cây rau đậu tăng 1,3 %)
+ Tỉ trọng nhóm cây lương thực, cây ăn quả và cây khác giảm (cây lương
thực giảm 8 %, cây ăn quả giảm 2,7 % và cây khác giảm1,4 %)
- Sự thay đổi trên phán ánh trong sản xuất lương thực, thực phẩm, đã có xu hướng
đa dạng hóa, các loại rau đậu được đẩy mạnh sản xuất. Sản xuất cây công nghiệp
tăng nhanh nhất, gắn liền với việc mở rộng diện tích các vùng chuyên canh cây
công nghiệp, nhất là các cây công nghiệp nhiệt đới
Bài tập 3
Cho bảng số liệu sau: Dân số và tỉ lệ gia tăng dân số ở nước ta giai đoạn 1995 –
2006
Năm
Dân số
Tổng số dân (triệu người)
Trong đó dân thành thị
(triệu người)
Tỉ lệ gia tăng dân số(%)

1995

2000

2002

2005

2006

72,0


77,6

79,7

83,1

84,2

14,9

18,8

20,0

22,3

22,8

1,65

1,36

1,32

1,31

1,26

a) Tính số dân nông thôn của nước ta trong các năm trên.

b) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện biến động dân số và tỉ lệ gia tăng dân số
nước ta trong thời gian trên.
c) Nhận xét về số dân thành thị và nông thôn ở nước ta. Giải thích tại sao tỉ lệ
gia tăng dân số nước ta giảm nhưng quy mô dân số vẫn tăng nhanh
Hướng dẫn
a.Tính số dân nông thôn:
Bảng số dân nông thôn của nước ta qua giai đoạn 1995 - 2006
Năm
Số dân nông thôn

1995
57,1

2000
58,8

(đơn vị: triệu người)
2002
2005
2006
59,7
60,8
61,4

b.Vẽ biểu đồ: biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ kết hợp giữa cột chồng (thể hiện số
dân cả nước, nông thôn, thành thị) với đường biểu diễn (thể hiện tỉ lệ tăng dân số).
Trường THPT Thái Hoà

12



Chuyên đề ôn thi đại học
GV: Nguyễn Minh Hạnh
Vẽ các biểu đồ khác không cho điểm.
Yêu cầu: Vẽ chính xác số liệu, khoảng cách năm, rõ ràng và sạch đẹp; ghi đủ các
nội dung: số liệu, kí hiệu, chú giải, tên biểu đồ, đơn vị, năm.
c. Qua bảng số liệu và biểu đồ rút ra nhận xét.
.* Nhận xét:
- Số dân nông thôn và số dân thành thị nước ta đều tăng, số dân thành thị tăng
nhanh hơn số dân nông thôn (dẫn chứng
* Giải thích:
Tỉ lệ gia tăng dân số nước ta giảm nhưng quy mô dân số vẫn tăng nhanh vì: nước
ta có số dân đông, tỉ lệ gia tăng dân số giảm dần nhưng vẫn cao và luôn dương, do
vậy quy mô dân số vẫn tăng nhanh.
Bài tập 4
Cho bảng số liệu:
Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản ở nước ta qua 2 năm 2000 và 2005
( tỉ đồng)
Năm
2000
2005
Nông nghiệp
129140,5
183342,4
Lâm nghiệp
7673,9
9496,2
Thủy sản
26498,9
63549,2

a. Tính cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản ở nước ta qua 2 năm trên.
b. Hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy
sản ở nước ta qua 2 năm trên.
c. Từ biểu đồ rút ra nhận xét
Hướng dẫn
a. Xử lí số liệu:
Tỉ trọng của từng ngành trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản ở nước
ta 2 năm 2000 và 2005 (%)
Năm
2000
2005
Nông nghiệp
79,1
71,5
Lâm nghiệp
4,7
3,7
Thủy sản
16,2
24,8
Tổng
100
100
b. Vẽ biểu đồ tròn có bán kính khác nhau (R2005 = 1,25 R 2000), đúng, đẹp, đầy
đủ các yếu tố.

Trường THPT Thái Hoà

13



Chuyên đề ôn thi đại học

GV: Nguyễn Minh Hạnh

Năm 2000
Năm 2005
Biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản ở nước ta qua 2
năm 2000 và 2005(%)
c. Nhận xét:
- Ngành NN có xu hướng giảm tỉ trọng nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao (d/c)
- Ngành lâm nghiệp cũng có xu hướng giảm tỉ trọng (d/c)
- Ngành thủy sản có xu hướng tăng nhanh và ngày càng có vai trò quan trọng
trong nền kinh tế nước ta (d/c)
Bài tập 5
Cho BSL tổng giá trị xuất nhập của Việt Nam thời kì 1994-2000
(đơn vị: triệu đôla Mĩ)
Năm
Xuất khẩu
Nhập khẩu
1994
4054,3
5825,8
1996
7255,9
11143,6
1997
9185,0
11592,3
1998

9360,3
11499,6
2000
14308,0
15200,0
1.Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu hàng xuất nhập khẩu nước ta trong thời kì
trên.
2. Dựa vào bảng số liệu đã cho, hãy rút ra các nhận xét về tình hìnhễuất nhập khẩu
của nước ta trong thời kì này.
Hướng dẫn
a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu trong thời kì 1994- 2000.
* Xử lí số liệu:
Trường THPT Thái Hoà

14


Chuyên đề ôn thi đại học
Năm
Tổng cộng
1994
1996
1997
1998
2000

100.0
100.0
100.0
100.0

100.0

GV: Nguyễn Minh Hạnh
Chia ra
Xuất khẩu
Nhập khẩu
41.0
59.0
39.4
60.6
44.2
55.8
44.9
55.1
48.5
51.5

* Chọn dạng biểu đồ : biểu đồ miền
b) Dựa vào bảng số liệu dã cho, hãy rút ra các nhận xét về tình hình xuất nhập
khẩu của nước ta trong thời kì này.
Năm
Cán cân xuất nhập
Tỉ lệ xuất nhập khẩu
khẩu ( triệu USD)
( %)
1994
-1771.5
69.6
1996
-3887.7

65.1
1997
-2407.3
79.2
1998
-2139.3
81.4
2000
-892
94.1
Nhận xét về tình hình xuất nhập khẩu 1994-2000:
a) Tình hình chung:
- Tổng trị giá xuất nhập khẩu tăng liên tục, tăng tới 3.0 lần ( từ 9880.1 lên 29508.0
triệu đô la ).
- Trị giá xuất khẩu tăng 3.5 lần , còn trị giá nhập khẩu tăng 2.6 lần.
b) Tương quan giữa xuất khẩu và nhập khẩu :
- Xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu nên cơ cấu xuất nhập khẩu dần đi đến cân
đối ( thí sinh cũng có thể nhận xét về tỉ lệ xuất nhập khẩu tăng dần).
- Nước ta vẫn nhập siêu, nhưng đã giảm nhiều. Mức nhập siêu lớn nhất là năm
1996( -3887.7 triệu USD), đến năm 2000 chỉ còn -892 triệu USD.
c) Diễn biến theo các thời kì:
- Từ 1994 đến 1996: Tốc độ tăng mạnh ( do ảnh hưởng của việc nước ta bình
thường hoá quan hệ với Mĩ và gia nhập ASEAN năm 1995).
- Thời gian 1997-1998 tốc độ tăng bị chững lại do ảnh hưởng của khủng hoảng tài
chính khu vực cuối năm 1997. Năm 2000 trị giá xuất nhập khẩu lại tăng mạnh
VI. Kết quả triển khai chuyên đề tại trường
Sau khi áp dụng chuyên đề đã thu được kết quả như sau
- Học sinh đã xác định được yêu cầu của đề bài.
- Học sinh xác định được chọn và vẽ biểu đồ phù hợp, đúng yêu cầu đề bài
- Tỷ lệ học sinh tự rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ chiếm tỉ lệ cao.

- Học sinh nắm được các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ.
Trường THPT Thái Hoà
15



×