ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------
Vũ Thu Hạnh
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ TÂN THÀNH,
HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------
Vũ Thu Hạnh
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ TÂN THÀNH,
HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN
Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường
Mã số: 60850101
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ TỐ OANH
Hà Nội - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2015
Tác giả
Vũ Thu Hạnh
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn, tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành và sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoa Địa lý - Trường Đại học Khoa
học tự nhiên đã quan tâm hướng dẫn và tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành khóa
luận này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn tới TS. Phạm Thị Tố Oanh, người đã trực
tiếp hướng dẫn và chỉ bảo trong suốt quá trình làm luận văn.
Tôi xin cảm ơn tới Ủy ban nhân dân xã Tân Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh
Lạng Sơn đã tạo điều kiện giúp đỡ cung cấp tài liệu để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã tận tình
giúp đỡ, động viên trong suốt thời gian qua.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2015
Tác giả
Vũ Thu Hạnh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................. 9
1.1. Cơ sở khoa học --------------------------------------------------------------------------- 9
1.1.1. Các khái niệm liên quan ................................................................................ 9
1.1.2. Nội dung xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 .......................... 13
1.2. Cơ sở thực tiễn -------------------------------------------------------------------------- 15
1.2.1. Tổng quan về vấn đề nông thôn Việt Nam................................................... 15
1.2.2 Tổng quan vấn đề nông thôn mới ở Việt Nam .............................................. 22
1.2.3. Tình hình xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Lạng Sơn ................................. 28
1.2.4. Tình hình triển khai và xây dựng nông thôn mới xã Tân Thành, huyện
Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn ......................................................................................... 32
CHƢƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG
MÔI TRƢỜNG XÃ TÂN THÀNH, HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN ...... 35
2.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu -------------------------------------------------------- 35
2.2. Điều kiện tự nhiên---------------------------------------------------------------------- 36
2.2.1. Vị trí địa lý và phạm vi ranh giới ................................................................ 36
2.2.2. Địa hình, địa mạo ........................................................................................ 37
2.2.3. Đặc điểm khí hậu ......................................................................................... 38
2.2.4. Đặc điểm thổ nhưỡng và hiện trạng sử dụng đất. ....................................... 38
2.2.5. Các nguồn tài nguyên .................................................................................. 39
2.3. Điều kiện kinh tế xã hội --------------------------------------------------------------- 41
2.3.1. Dân cư ......................................................................................................... 41
2.3.2. Nguồn nhân lực ........................................................................................... 41
2.3.3. Thực trạng kinh tế - xã hội .......................................................................... 43
2.3.4. Thực trạng cơ sở hạ tầng............................................................................. 43
2.4. Hiện trạng môi trường ----------------------------------------------------------------- 46
2.4.1. Vấn đề sử dụng nước sinh hoạt ................................................................... 46
2.4.2. Vấn đề nước thải.......................................................................................... 47
2.4.3. Vấn đề rác thải ............................................................................................ 50
2.4.4. Vệ sinh môi trường ...................................................................................... 54
2.4.5. Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và môi trường ......................................... 57
2.4.6. Sức khỏe và môi trường ............................................................................... 59
2.4.7. Trình độ nhận thức ...................................................................................... 60
CHƢƠNG 3. TÌNH HÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ ĐỀ XUẤT
MỘT SỐ GIẢI PHÁP MÔI TRƢỜNG TẠI XÃ TÂN THÀNH, HUYỆN CAO
LỘC, TỈNH LẠNG SƠN ............................................................................................. 64
3.1. Kết quả xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2014 -------------------------- 64
3.1.1. Quy hoạch và thực trạng quy hoạch tại xã.................................................. 64
3.1.2. Hạ tầng kinh tế - xã hội .............................................................................. 65
3.1.3. Kinh tế và tổ chức sản xuất ........................................................................ 71
3.1.4. Văn hóa - xã hội - môi trường ..................................................................... 75
3.1.5. Hệ thống chính trị ........................................................................................ 84
3.2. Đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông
thôn mới --------------------------------------------------------------------------------------- 90
3.2.1. Tiêu chí nước sạch ....................................................................................... 90
3.2.2. Tiêu chí quản lý và xử lý rác thải ................................................................ 91
3.2.3. Tiêu chí công trình vệ sinh .......................................................................... 92
3.2.4. Tiêu chí nghĩa trang, nghĩa địa ................................................................... 94
3.3. Đề xuất một số giải pháp thực hiện tốt công tác môi trường phục vụ xây
dựng nông thôn mới ------------------------------------------------------------------------- 94
3.3.1. Các giải pháp về cơ chế và chính sách môi trường .................................... 94
3.3.2. Các giải pháp về quản lý môi trường .......................................................... 95
3.3.3. Giải pháp nâng cao nhận thức, tuyên truyền .............................................. 95
3.3.4. Giải pháp bố trí không gian lãnh thổ .......................................................... 96
3.3.5. Các giải pháp về công nghệ xử lý chất thải ................................................ 98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 101
1. Kết luận ----------------------------------------------------------------------------------- 101
2. Kiến nghị --------------------------------------------------------------------------------- 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 104
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 107
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCĐ
Ban chỉ đạo
BCH
Ban chấp hành
BNN&PTNT
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
BTNMT
Bộ Tài nguyên Môi trường
BTCQG
Bộ tiêu chí quốc gia
BVTV
Bảo vệ thực vật
CTR
Chất thải rắn
CTRSH
Chất thải rắn sinh hoạt
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
HGĐ
Hộ gia đình
IPM
Quản lý dịch hại tổng hợp
KT-XH
Kinh tế - xã hội
MTQG
Mục tiêu quốc gia
NTM
Nông thôn mới
NQ
Nghị quyết
TT
Thông tư
TW
Trung ương
UBND
Ủy ban nhân dân
VAC
Vườn ao chuồng
VSMT
Vệ sinh môi trường
VSV
Vi sinh vật
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1.1. Diện tích và sản lượng lương thực có hạt của Việt Nam ................................... 18
Bảng 1.2. Thu nhập bình quân đầu người phân theo thành thị, nông thôn và phân theo
vùng ..................................................................................................................................... 21
Bảng 1.3. Tỷ lệ hộ nghèo các vùng trong cả nước năm 2011-2012 ................................... 21
Bảng 1.4. Kết quả thực hiện 19 tiêu chí nông thôn mới của cả nước tính đến
31/12/2014 .......................................................................................................................... 24
Bảng 2.1. Tổng hợp diện tích các loại đất tại xã Tân Thành, huyện Cao Lộc .................... 38
Bảng 2.2. Hiện trạng sử dụng đất tại xã Tân Thành, huyện Cao Lộc ................................. 39
Bảng 2.3. Các nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân trong xã ............................. 46
Bảng 2.4. Tỷ lệ các loại cống thải được các hộ gia đình sử dụng trong xã Tân Thành ...... 48
Bảng 2.5. Tỷ lệ phần trăm các nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt ..................................... 50
Bảng 2.6. Các hình thức đổ rác của các hộ gia đình trong xã ............................................. 53
Bảng 2.7. Thực trạng nhà vệ sinh của các hộ gia đình tại xã Tân Thành .......................... 55
Bảng 2.8. Các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh.................................................... 56
Bảng 2.9. Tỷ lệ các loại phân bón được các hộ gia đình sử dụng....................................... 57
Bảng 2.10. Các bệnh người dân mắc phải do ô nhiễm môi trường tại xã Tân Thành ........ 59
Bảng 2.11. Ý kiến về việc cải thiện điều kiện môi trường.................................................. 60
Bảng 2.12. Nhận thức của người dân về vấn đề môi trường .............................................. 61
Bảng 3.1. Hệ thống giao thông của xã Tân Thành .............................................................. 65
Bảng 3.2. Chi tiết hiện trạng hệ thống điện trên địa bàn xã ................................................ 67
Bảng 3.3. Tình hình nghèo đói của các xóm trong xã năm 2011 ....................................... 72
Bảng 3.4. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn khu vực nông thôn xã Tân Thành ............... 80
Bảng 3.5. Đánh giá tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới ............................ 83
Bảng 3.6. So sánh tình hình thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại xã Tân
Thành với bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới .............................................. 85
Bảng 3.7. Tình hình thực hiện tiêu chí nước sạch của xã Tân Thành ................................. 90
Bảng 3.8. Nguồn nước sinh hoạt của các hộ gia đình được điều tra................................... 91
Bảng 3.9. Hiện trạng thực hiện tiêu chí công trình vệ sinh xã Tân Thành ......................... 93
Bảng 3.10. Các loại công trình vệ sinh của các hộ điều tra ................................................ 93
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Tỷ trọng cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam .................................................. 16
Biểu đồ 1.2. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại các ngành kinh tế ...... 20
Biểu đồ 1.3. Bình quân tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới các tỉnh, thành phố khu
vực đồng bằng sông Hồng.............................................................................................. 25
Biểu đồ 1.4. Bình quân tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới các tỉnh miền núi phía
Bắc .................................................................................................................................. 26
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ nguồn cấp nước có trang bị thiết bị lọc nước cho các hộ gia đình... 47
Biểu đồ 2.2. Các hình thức xử lý rác thải của các hộ gia đình....................................... 49
Biểu đồ 2.3. Các nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt ...................................................... 51
Biểu đồ 2.4. Các hình thức đổ rác của hộ gia đình ........................................................ 53
Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ các kiểu nhà vệ sinh của các hộ gia đình tại xã Tân Thành ............. 55
Biểu đồ 2.6. Các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh........................................... 57
Biểu đồ 2.7. Tỷ lệ các hộ gia đình điều tra sử dụng các loại phân bón trên địa bàn
xã .................................................................................................................................... 58
Biểu đồ 2.8. Ý kiến về việc cải thiện điều kiện môi trường .......................................... 61
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ hộ nghèo của 3 xã thuộc huyện Cao Lộc qua các
năm ................................................................................................................................. 73
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ cơ cấu lao động xã Tân Thành năm 2014 .................................... 74
Biểu đồ 3.3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ở nông thôn trên địa bàn xã Tân
Thành .............................................................................................................................. 81
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí xã Tân Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn .......................... 36
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay và trong tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò vô cùng quan
trọng trong đời sống quốc gia và trong kinh tế nông thôn. Bất kỳ một quốc gia nào
xuất phát điểm của nền kinh tế ban đầu cũng là nông nghiệp, sau quá trình công
nghiệp hóa mới trở thành các nước công nghiệp phát triển [10]. Vì vậy, phát triển
nông thôn có vai trò hết sức quan trọng và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát
triển kinh tế xã hội nói chung của đất nước [4].
Xây dựng nông thôn mới (NTM) là bước đầu tiên để tiến tới công nghiệp hóa
và hiện đại hóa. Ngày 05/08/2008, tại hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành (BCH)
trung ương (TW) Đảng khóa X đã ra nghị quyết 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn [13]. Sau 20 năm đổi mới đất nước, đây là lần đầu tiên Đảng ta có
một nghị quyết toàn diện nhất về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong điều kiện
kinh tế thị trường hội nhập. Đồng thời, nhằm thực hiện các nhiệm vụ mà Nghị quyết
26-NQ/TW (05/08/2008) của BCH TW khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn đề ra, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 về
ban hành bộ tiêu chí quốc gia (BTCQG) về nông thôn mới [20]. Ngày 21/08/2009,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (BNN&PTNT) đã ra thông tư số
54/2009/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện BTCQG về NTM, quyết định
800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 phê duyệt chương trình “Mục tiêu quốc gia (MTQG)
về xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020”. Đây là cơ sở để chỉ đạo xây dựng mô
hình NTM nhằm thực hiện các MTQG về nông thôn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội (KT-XH) của đất nước.
Trong những năm vừa qua, các chương trình MTQG đã giúp đất nước ta thực
hiện được nhiều mục tiêu xã hội và mục tiêu thiên niên kỷ, tạo điều kiện để nước ta
từng bước xóa đói giảm nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân ở
1
những vùng kinh tế khó khăn như: y tế, giáo dục, an ninh, nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn... Trong quá trình thực hiện, các chương trình MTQG đã đạt nhiều
thành công. Bên cạnh đó, cũng có nhiều vấn đề chưa được giải quyết trong thực
hiện các chương trình MTQG. Cụ thể là: dàn trải, phân tán, trùng lắp, số lượng
chương trình không tương thích với nguồn lực. Vì vậy, để tạo điều kiện cho bộ, cơ
quan, địa phương chủ động lồng ghép, quản lý và sử dụng vốn hiệu quả hơn, hạn
chế dàn trải, trùng lắp. Tại buổi kết luận của cuộc họp về lập kế hoạch đầu tư công
trung hạn 05 năm 2016 - 2020, nhà nước tập trung triển khai thực hiện 02 chương
trình MTQG là: giảm nghèo bền vững và xây dựng NTM.
Hiện 70% dân số nước ta sống ở vùng nông thôn. Ở nhiều khu vực nông
thôn, ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành vấn đề nổi cộm. Đó là vấn đề ô
nhiễm môi trường nước, không khí, đất, ô nhiễm chất thải rắn do nguồn thải từ hoạt
động chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất quy mô nhỏ, các làng nghề và từ hoạt động dân
sinh. Vấn đề môi trường nổi cộm ở nhiều vùng nông thôn, ảnh hưởng đến sự phát
triển kinh tế xã hội cũng như sức khỏe người dân, vì thế Bộ Tài nguyên và Môi
trường chọn chủ đề môi trường nông thôn là chủ đề cho Báo cáo vấn đề môi trường
quốc gia năm 2014. Mục tiêu của việc xây dựng NTM ngoài việc phát triển kinh tế
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng dân cư thì việc bảo vệ môi
trường sinh thái tại nơi người dân sinh sống rất quan trọng. BTCQG về NTM được
ban hành bao gồm 19 tiêu chí, được chia thành 05 nhóm tiêu chí, trong đó tiêu chí
17 là tiêu chí về đánh giá môi trường. Tuy nhiên, tiêu chí về môi trường không được
xem là quan trọng như một số tiêu chí khác, vì thế trong quá trình xây dựng NTM,
nhiều địa phương đã gặp “khó khăn” về tiêu chí này. Cùng với thực trạng ô nhiễm
môi trường ở nông thôn như hiện nay, đây là tiêu chí khó thực hiện và được các
ngành, các cấp đặc biệt quan tâm, chú trọng. Bởi lẽ, đây là vấn đề lớn của cả nước,
nhất là đối với một nước nông nghiệp, đòi hỏi ý thức cao của người dân, sự quan
tâm vào cuộc quyết liệt của chính quyền, kinh phí đầu tư lớn, chế tài xử lý đủ sức
răn đe...
2
Tỉnh Lạng Sơn đã và đang tiến hành xây dựng NTM thí điểm tại một số xã
trong các huyện. Trong đó, xã Tân Thành thuộc huyện Cao Lộc - một huyện nằm
phía Đông Bắc của tỉnh Lạng Sơn - là một trong số các xã được tỉnh quan tâm chú
trọng phát triển đời sống của người dân trong vùng, xã trọng tâm nằm trong dự án
quy hoạch khu kinh tế cửa khẩu của tỉnh và được chọn làm xã thí điểm cho chương
trình MTQG về xây dựng NTM. Việc xây dựng các mô hình thí điểm về NTM được
các ban ngành trong huyện, xã chú trọng thúc đẩy để nâng cao đời sống của người
dân, cũng như giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc từ bao đời nay. Theo kế hoạch, tỉnh
Lạng Sơn phấn đấu cơ bản trở thành tỉnh NTM vào năm 2020, trước năm 2015 có
68 xã đạt NTM trong đó bao gồm xã Tân Thành, huyện Cao Lộc. Tuy nhiên, trong
quá trình triển khai thực hiện một số tiêu chí còn “khó” đối với tỉnh Lạng Sơn nói
chung, đối với xã Tân Thành, huyện Cao Lộc nói riêng, trong đó đặc biệt là tiêu chí
17 về môi trường.
Cũng như các địa phương khác trên cả nước, tại xã Tân Thành, huyện Cao
Lộc, tỉnh Lạng Sơn, do hệ lụy của quá trình đô thị hóa tăng nhanh đã tác động lớn
đến môi trường và biến đổi khí hậu, trong đó không thể tránh khỏi việc môi trường
nông thôn suy thoái nghiêm trọng bởi ô nhiễm từ các chất thải, nước thải, hay bị
ảnh hưởng từ việc người dân xả thải các vỏ chai lọ, bao bì, túi nilon đựng thuốc bảo
vệ thực vật bừa bãi trên đồng ruộng, ao hồ vào mỗi vụ sản xuất khiến cho các chất
độc hại còn tồn dư thẩm thấu vào trong đất, trong nguồn nước và phát tán ra môi
trường xung quanh. Vì vậy, việc xây dựng NTM đặt ra mục tiêu, tiêu chí về môi
trường nông thôn cũng vừa là thách thức, vừa là động lực, là cơ hội để thay đổi bộ
mặt nông thôn tại đây. Tỉnh Lạng Sơn nói chung, xã Tân Thành, huyện Cao Lộc nói
riêng đã có những giải pháp tích cực như: đưa ra nghị quyết chuyên đề, giao cho các
đoàn thể phụ trách, hỗ trợ một phần kinh phí cho người dân, xây lò đốt rác thải tại
gia đình... để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, song mới chỉ là giải pháp tạm thời,
chưa có tính bền vững lâu dài.
3
Để có những đánh giá rõ hơn về thực trạng môi trường nông thôn tại xã cùng
với việc thực hiện xây dựng NTM tại địa phương, đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi
trường và đề xuất giải pháp phục vụ xây dựng nông thôn mới tại xã Tân Thành,
huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn” được lựa chọn nghiên cứu.
2. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
- Nghiên cứu hiện trạng môi trường trên địa bàn xã Tân Thành, huyện Cao
Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
- Đánh giá hiện trạng môi trường, tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM
tại xã Tân Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
- Đề xuất một số giải pháp định hướng về môi trường phục vụ xây dựng
NTM.
2.2. Nội dung
- Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội (KT-XH) và môi
trường tại xã Tân Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
- Phân tích cơ sở khoa học và thực tiễn trong mối quan hệ giữa quản lý môi
trường và xây dựng NTM tại xã Tân Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
- Đánh giá hiện trạng môi trường, công tác quản lý môi trường trong quá
trình thực hiện tiêu chí 17 xây dựng NTM tại xã Tân Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh
Lạng Sơn.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường gắn với việc thực hiện các tiêu
chí xây dựng NTM trên địa bàn xã Tân Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1. Phạm vi không gian
4
Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu tại xã Tân Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh
Lạng Sơn.
3.2. Phạm vi khoa học
- Phân tích các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và môi trường khu vực
nghiên cứu.
- Phân tích cơ sở khoa học và thực tiễn về hiện trạng và quản lý môi trường
khu vực nghiên cứu gắn với tình hình thực hiện tiêu chí 17 xây dựng NTM.
- Định hướng quản lý môi trường trong tiến trình thực hiện các tiêu chí xây
dựng NTM cho địa bàn nghiên cứu.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Việc thu thập và phân tích tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm
giúp ta nhận biết vấn đề một cách nhanh chóng và tổng quát. Những tài liệu này là
cơ sở ban đầu định hướng cho kế hoạch và triển khai các mục tiêu nghiên cứu. Các
tài liệu cần thu thập gồm có:
a. Thu thập số liệu thứ cấp
b. Thu thập số liệu sơ cấp
4.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn nhanh
- Phạm vi phỏng vấn: Phỏng vấn 100 hộ gia đình (HGĐ) và 4 cơ quan công
sở trên địa bàn xã bằng phiếu điều tra. Cùng với số phiếu điều tra có sẵn trên 340
HGĐ và 4 cơ quan công sở của UBND xã Tân Thành, tổng hợp và đánh giá cho
luận văn.
- Nội dung phỏng vấn: Lập bộ câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đề tài nghiên
cứu, sau đó chọn đối tượng và tiến hành phát phiếu điều tra.
+ Đối với HGĐ: Lập 01 mẫu phiếu điều tra cho 440 HGĐ, tiến hành phỏng
vấn 10/10 thôn trong xã, với trung bình 49 hộ/1 thôn.
5
+ Phỏng vấn các thông tin viên chủ chốt là các lãnh đạo quản lý các ban
ngành cấp xã: Lấy phiếu điều tra về điều kiện KT-XH, môi trường của địa phương
thông qua cán bộ UBND xã.
- Mẫu phiếu điều tra thực tế tại địa phương (xem phần phụ lục 02 và 03):
+ Phiếu điều tra môi trường và KT-XH của Ủy ban nhân dân (UBND) địa
phương: phiếu thu thập số liệu về dân số, tỷ lệ dân số, hiện trạng sử dụng đất đai,
tình trạng kinh tế, cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, vấn đề về đa dạng sinh học, các vấn
đề môi trường, các chương trình, chính sách của địa phương... Các thông tin được
thu thập tại UBND xã.
+ Phiếu điều tra môi trường và KT-XH của các HGĐ: phiếu thu thập thông
tin của các HGĐ về số thành viên, kinh tế gia đình, trình độ học vấn, các vấn đề về
nguồn tài nguyên nước, đất, các vấn đề vệ sinh môi trường, các dự án phúc lợi xã
hội mà gia đình được hưởng lợi, nhận thức về chương trình MTQG xây dựng
NTM...
4.3. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
Tiến hành nhập số liệu và mã hóa số liệu bằng phần mềm Excel để xử lý số
liệu. Sau đó tiến hành vẽ biểu đồ, bảng biểu đối với số liệu đã được xử lý.
Tiến hành nhập dữ liệu bản đồ, mã hóa, xây dựng sơ đồ không gian, sơ đồ
định hướng không gian cho địa bàn nghiên cứu bằng các phần mềm xử lý, xây dựng
bản đồ như Micro Staion, Map Info,...
4.4. Phương pháp tổng hợp, đánh giá, so sánh
Tổng hợp tài liệu, thu thập và kế thừa có chọn lọc các thông tin, dữ liệu có
liên quan đến đề tài từ các nguồn dữ liệu (từ các đề tài nghiên cứu, tài liệu hội thảo,
từ Internet, sách báo…) sau đó phân tích, tổng hợp, so sánh, theo từng vấn đề phục
vụ cho nội dung đề tài. Ngoài ra, các tài liệu, số liệu thu thập được sau khi thống
kê, xử lý được tổng hợp thành báo cáo luận văn, phục vụ cho nội dung đề tài.
6
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
5.1. Ý nghĩa khoa học
- Hiện nay, chưa có công trình hay đề tài nghiên cứu nào về tiêu chí môi
trường trong xây dựng nông thôn mới ở xã Tân Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng
Sơn. Đây là một xã thí điểm cho chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện
Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Ngoài ra, xã Tân Thành cũng là một xã nằm trong dự án
quy hoạch khu kinh tế cửa khẩu của tỉnh.
- Đề tài là cơ sở khoa học cho ban chỉ đạo, các nhà quy hoạch và các nhà
quản lý môi trường tại địa phương xây dựng các kế hoạch, định hướng quy hoạch
phù hợp với địa phương và môi trường nơi đây để phục vụ xây dựng nông thôn mới,
bảo vệ môi trường nông thôn.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá thực trạng môi trường nông thôn và đề xuất một số giải pháp quản
lý môi trường trong xây dựng NTM tại xã Tân Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng
Sơn.
- Đưa ra một số giải pháp và định hướng bảo vệ môi trường khu vực nông
thôn tỉnh Lạng Sơn nói chung.
- Căn cứ để cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục
nhận thức của người dân về môi trường.
- Kết quả của đề tài sẽ đưa ra được một số đề xuất trong hoàn thiện quy định
về các tiêu chí NTM nhằm hướng tới việc thực hiện xây dựng NTM khả thi hơn,
nâng cao được nhận thức của người dân về việc bảo vệ môi trường.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận
văn được chia thành 3 chương:
Chƣơng 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
7
Chƣơng 2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng môi trường xã Tân
Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn
Chƣơng 3. Tình hình xây dựng nông thôn mới và đề xuất một số giải pháp môi
trường tại xã Tân Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn
8
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Các khái niệm liên quan
a. Khái niệm môi trường, ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường
- “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh
con người, ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn tại, sự phát triển của con người
và sinh vật” [17].
- Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không
phù hợp vối tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật
[14].
- Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong sạch,
phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường;
khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng
hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học [14].
b. Khái niệm về nông thôn
Hiện nay, vẫn chưa có một khái niệm chuẩn và chung nhất về nông thôn trên
thế giới. Vì vậy, với mỗi một quốc gia, một khu vực lãnh thổ hay với mỗi vùng
miền khác nhau hoặc các tiêu chí khác nhau thì có những quan điểm khác nhau về
nông thôn.
Nếu dựa vào chỉ tiêu trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng, có nghĩa vùng
nông thôn có cơ sở hạ tầng không phát triển bằng vùng đô thị. Nếu dựa vào chỉ tiêu
trình độ tiếp cận thị trường, phát triển hàng hóa để xác định vùng nông thôn, nông thôn
có trình độ sản xuất hàng hóa và khả năng tiếp cận thị trường so với đô thị là thấp hơn.
Cũng có ý kiến nên dùng chỉ tiêu mật độ dân cư và số lượng dân trong vùng để xác
định. Theo quan điểm này, vùng nông thôn thường có số dân và mật độ dân thấp
hơn vùng thành thị.
Đối với người Việt, nông thôn đồng nghĩa với làng, xóm, thôn,… đó là một
môi trường kinh tế sản xuất với nghề trồng lúa nước cổ truyền. Vùng nông thôn là
9
vùng có dân cư làm nông nghiệp là chủ yếu, tức là nguồn sinh kế chính của cư dân
trong vùng là từ sản xuất nông nghiệp.
Theo ý kiến phân tích của các nhà kinh tế và xã hội học cho rằng: “Nông
thôn là vùng khác với thành thị, ở đó một cộng đồng chủ yếu là nông dân sống và
làm việc, có mật độ dân cư thấp, có kết cấu hạ tầng kém phát triển hơn, có trình độ
dân trí, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hóa kém hơn”.
Còn theo BNN&PTNT (2010): “Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội
thành, nội thị, thị xã, thị trấn và được quản lý bởi các cấp hành chính là UBND xã”
[2].
Khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối và luôn biến động theo thời
gian để phản ánh biến đổi về kinh tế xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới. Trong
điều kiện Việt Nam hiện nay, khái niệm về nông thôn được hiểu chung nhất đó là:
“Nông thôn được xác định là tổng hợp của các làng - đơn vị cơ bản của nông thôn
Việt Nam, là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông dân. Tập
hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường
trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác, phân
biệt với đô thị”. [5]
Mới đây, theo thông tư số 54/TT-NNPTNT ngày 21/08/2009 của
BNN&PTNT, quy định: “Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị
các thành phố, thị xã, thị trấn, được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND
xã”.
c. Phát triển nông thôn
Khác với phát triển và phát triển kinh tế, phát triển nông thôn là chỉ sự phát
triển ở khu vực nông thôn. Có thể hiểu rằng phát triển nông thôn chỉ sự phát triển
KT-XH trên phạm vi hẹp hơn phát triển và phát triển kinh tế. Sau đây là một số
quan điểm về phát triển nông thôn:
Phát triển nông thôn là một quá trình thay đổi có chủ ý về kinh tế, văn hóa,
xã hội và môi trường nhằm nâng cao chất lượng đời sống người dân địa phương.
10
Ngân hàng Thế giới (1975) đưa ra định nghĩa: “Phát triển nông thôn là một
chiến lược nhằm cải thiện các điều kiện sống về kinh tế và xã hội của một nhóm
người cụ thể - người nghèo ở vùng nông thôn. Phát triển nông thôn giúp những
người nghèo nhất trong những người dân sống ở các vùng nông thôn được hưởng
lợi ích từ sự phát triển” [5].
Ngoài ra, còn có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về phát triển nông thôn.
Tuy nhiên, trong điều kiện của Việt Nam, tổng hợp quan điểm từ các chiến lược:
“Phát triển nông thôn là quá trình cải thiện có chủ ý một cách bền vững về kinh tế,
xã hội, văn hóa và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân
nông thôn. Quá trình này trước hết là do chính người dân nông thôn và có sự hỗ trợ
tích cực của Nhà nước và các tổ chức khác” [5].
d. Nông thôn mới
NTM trước tiên là nông thôn, không phải là thị tứ, thị trấn, thị xã, thành phố
và khác với nông thôn truyền thống hiện nay, có thể khái quát gọn theo 05 nội dung
cơ bản sau: (i) làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; (ii) sản xuất phải phát
triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa; (iii) đời sống về vật chất và tinh thần
của dân nông thôn ngày càng được nâng cao; (iv) bản sắc văn hóa dân tộc được giữ
gìn và phát triển; (v) xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ [11].
Với mục tiêu “Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng KT-XH hiện đại, cơ cấu
kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển
nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu
bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ;
hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”, NTM
phải đảm bảo các chức năng chính sau:
- Chức năng vốn có của nông thôn là sản xuất nông nghiệp có năng suất chất
lượng cao, phát huy được bản sắc dân tộc của địa phương (đặc sản) đồng thời phát
triển các ngành nghề truyền thống của địa phương, tăng thu nhập cho người dân
nông thôn.
11
- Chức năng giữ gìn văn hóa bản sắc dân tộc: bản sắc văn hóa làng quê cũng
đồng nghĩa với bản sắc từng dân tộc, giữ gìn nó là giữ gìn văn hóa truyền thống đa
dạng của các dân tộc, của từng quốc gia.
- Chức năng sinh thái: nếu như nền văn minh công nghiệp phá vỡ mối quan
hệ hài hòa vốn có giữa con người và thiên nhiên, thì thuộc tính sản xuất nông
nghiệp lại mang chức năng phục vụ hệ thống sinh thái. Khi đó, để tăng năng suất và
đảm bảo an ninh lương thực lại rất khó khăn.
- Với việc xây dựng mô hình NTM là một chính sách về một mô hình phát
triển cả về nông nghiệp và nông thôn, nên vừa mang tính tổng hợp, bao quát nhiều
lĩnh vực, vừa đi sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết các mối
quan hệ với các chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính toán, cân đối mang
tính tổng thể, khắc phục tình trạng rời rạc, hoặc duy ý chí [11].
Nói tóm lại, có thể quan niệm: “Mô hình NTM là tổng thể những đặc điểm,
cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu
mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng
so với mô hình nông thôn cũ (truyền thống, đã có) ở tính tiên tiến về mọi mặt”.
e. Sự cần thiết phải tiến hành xây dựng nông thôn mới
Sau 25 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông
nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, nhiều
thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế: nông nghiệp phát
triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển giao khoa học - công nghệ và
đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Nông nghiệp, nông thôn phát triển thiếu quy
hoạch, kết cấu hạ tầng như giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, cấp
nước…còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm. Đời sống vật chất, tinh thần
của người nông dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo giữa nông
thôn và thành thị còn lớn phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc.
Hội nghị lần thứ 7, BCH TW Đảng cộng sản Việt Nam khóa X đã ban hành
Nghị quyết (NQ) về nông nghiệp, nông thôn và nông dân với mục tiêu xây dựng
NTM có kết cấu hạ tầng KT-XH hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức
12
sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị
theo quy hoạch, xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí
được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, hệ thống chính trị ở nông thôn
được tăng cường.
Đến nay, quá trình xây dựng NTM của Việt Nam đang bước đầu được triển
khai thực hiện. Chính phủ đã có chương trình hành động nhằm thực hiện Nghị
quyết của BCH TW Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. BNN&PTNT được
giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng chương trình MTQG
xây dựng NTM. Quá trình xây dựng NTM là quá trình triển khai, quán triệt, thực
hiện chương trình xây dựng NTM, được làm đồng bộ, quyết liệt nhưng không nóng
vội. Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ đến năm 2020, sẽ có 50% xã đạt
chuẩn và trong 5 năm chỉ là 20% xã đạt chuẩn… Vì vậy, đây là một quá trình dài và
triển khai từng bước và đồng bộ. Đến khi xây dựng thành công NTM, bộ tiêu chí
này sẽ vẫn được hoàn thiện vì chúng ta sẽ không ngừng xây dựng NTM”.
f. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới
Theo Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày
04/06/2010, chỉ rõ mục tiêu: “Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng KT-XH từng bước
hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp
với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo
quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi
trường sinh thái được bảo vệ; an ninh, trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và
tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ
nghĩa”.
1.1.2. Nội dung xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020
a. Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới
Xây dựng NTM không chỉ nhằm vào mục đích xây dựng con đường, kênh
mương, trường học, hội trường..., mà qua cách làm này sẽ tạo cho người nông dân
hiểu rõ được nội dung, ý nghĩa và thúc đẩy họ tự tin, tự quyết, đưa ra sáng kiến,
tham gia tích cực để tạo ra một NTM năng động hơn. Đây không phải là đề án đầu
13
tư của Nhà nước mà là việc người dân cần làm, để cuộc sống tốt hơn, nhà nước chỉ
hỗ trợ một phần. Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng thôn về tiềm năng, lợi thế,
năng lực của cán bộ, khả năng đóng góp của nhân dân…, hướng dẫn để người dân
bàn bạc đề xuất các nhu cầu và nội dung hoạt động của đề án. Xét trên khía cạnh
tổng thể, chương trình MTQG về xây dựng NTM là một chương trình tổng thể và
phát triển KT-XH, chính trị và an ninh quốc phòng, gồm 11 nội dung chính:
- Quy hoạch xây dựng NTM;
- Phát triển hạ tầng KT-XH;
- Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập;
- Giảm nghèo và an sinh xã hội;
- Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả;
- Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn;
- Phát triển y tế - chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn;
- Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin - truyền thông nông thôn;
- Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;
- Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng - chính quyền - đoàn thể chính trị - xã
hội trên địa bàn;
- Giữ vững an ninh - trật tự xã hội nông thôn.
Trên tinh thần xây dựng NTM với 11 nội dung trên, Thủ tướng Chính phủ đã
ký quyết định số 491/QĐ-TTg ban hành BTCQG về NTM bao gồm 19 tiêu chí. Bộ
tiêu chí là căn cứ để xây dựng nội dung chương trình MTQG về xây dựng NTM, là
chuẩn mực để các xã lập kế hoạch phấn đấu xây dựng đạt được 19 tiêu chí trong bộ
tiêu chí đã đề ra. Đồng thời, là căn cứ để chỉ đạo đánh giá kết quả thực hiện xây
dựng NTM tại các địa phương trong từng thời kỳ, đánh giá công nhận, xã, huyện,
tỉnh đạt NTM, đánh giá trách nhiệm của các cấp ủy Đảng chính quyền trong thực
hiện nhiệm vụ xây dựng NTM.
BTCQG về xây dựng NTM được ban hành theo quyết định số 491/QĐ-TTg,
ngày 16/04/2009, gồm 5 nhóm tiêu chí:
- Nhóm quy hoạch (gồm 01 tiêu chí: quy hoạch);
14
- Nhóm hạ tầng kinh tế - xã hội (gồm 08 tiêu chí: giao thông, thủy lợi, điện,
trường học, cơ sở vật chất, chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư);
- Nhóm kinh tế và tổ chức sản xuất (gồm 04 tiêu chí: thu nhập, hộ nghèo, cơ cấu
lao động, hình thức tổ chức sản xuất);
- Nhóm văn hóa - xã hội - môi trường (gồm 04 tiêu chí: giáo dục, y tế, văn hóa,
môi trường);
- Nhóm hệ thống chính trị (gồm 02 tiêu chí: hệ thống tổ chức chính trị vững
mạnh, an ninh trật tự xã hội).
Nội dung của từng tiêu chí trong BTCQG , và các tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật
về xây dựng NTM của BNN&PTNT được thể hiện ở phụ lục 01.
b. Tiêu chí 17: Tiêu chí môi trường
Tiêu chí 17 về môi trường có 05 chỉ tiêu:
- Về nước sạch: “Có 90% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó
50% số hộ sử dụng nước sạch đáp ứng Quy chuẩn quốc gia”;
- Về cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn đạt tiêu chuẩn môi trường: “Có
90% cơ sở sản xuất - kinh doanh trên địa bàn đạt tiêu chuẩn về môi trường, 10%
còn lại tuy có vi phạm nhưng đang khắc phục”;
- Về cảnh quan môi trường: “Đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh
- sạch - đẹp, không có hoạt động làm suy giảm môi trường”;
- Về quy hoạch và xây dựng nghĩa trang: “Nghĩa trang có quy hoạch và quản
lý theo quy hoạch”;
- Về chất thải: “Rác thải và nước thải thu gom và xử lý theo đúng quy định”.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tổng quan về vấn đề nông thôn Việt Nam
Đổi mới ở Việt Nam đã diễn ra gần 30 năm. Cùng với sự chuyển mình của
đất nước, nông thôn Việt Nam ngày nay đang trên đà phát triển. Sự phát triển mang
đến nhiều lợi ích to lớn nhưng cũng mang lại không ít những hệ lụy đến môi trường.
Nông, lâm, ngư nghiệp là những ngành đóng vai trò quan trọng trong nền
kinh tế, chiếm gần 20% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Khoảng 70% dân số sinh
15