Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Luận văn thạc sĩ phân tích chuỗi giá trị và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 176 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

Lê Văn Trung Trực

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ ĐỀ XUẤT
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG CHUỖI GIÁ TRỊ NHÃN TIÊU DA BÒ
TỈNH ĐỒNG THÁP
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ : 60340102

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :TS. NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG

TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 7 NĂM 2015


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

Lê Văn Trung Trực

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ ĐỀ XUẤT
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG CHUỖI GIÁ TRỊ NHÃN TIÊU DA BÒ
TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG



TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 7 NĂM 2015


LỜI CẢM ƠN
-----/\----U

U

Sau quá trình học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Tài chính Marketing và
thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài tại tỉnh Đồng Tháp, em đã hoàn thành luận văn
tốt nghiệp của mình. Đề tài này được hoàn thành là nhờ sự nổ lực của bản thân, sự
động viên của gia đình, sự giúp đỡ của bạn bè và đặc biệt là sự giúp đỡ của quý thầy
cô Khoa Sau Đại học, sự giúp đỡ chân tình của giảng viên hướng dẫn khoa học.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Xuân Trường là giảng viên đã nhiệt
tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện đề tài này.
Em xin cảm ơn đến quý thầy cô Khoa Sau đại học đã tận tâm giảng dạy và
truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên giúp đỡ trong suốt
quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do thời gian thực hiện đề tài và kiến thức còn
hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong quý thầy cô và bạn bè
góp ý để luận văn hoàn thiện hơn.
Em chân thành cảm ơn !
Ngày…..tháng 07 năm 2015

i


LỜI CAM ĐOAN

-----/\----U

U

Tôi xin cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và
kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên
cứu khoa học nào.
Ngày…..tháng 07 năm 2015
Người cam đoan

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH –
MARKETING
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
Tp. HCM, ngày…..tháng 07 năm 2015

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHO BẢO VỆ LUẬN VĂN CAO HỌC

1. HỌ TÊN GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Nguyễn Xuân Trường
• Nơi Công tác: Trường Đại học Tài chính - Marketing
• Điện thoại:

0913905997


Email:

2. HỌ TÊN HỌC VIÊN: Lê Văn Trung Trực
• Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
• Khóa : 1 – TNB

MSHV : 6130110Q0031

• Điện thoại : 0918 316 777 Email:
Tên đề tài luận văn tốt nghiệp:
PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHUỖI GIÁ TRỊ NHÃN TIÊU DA BÒ – TỈNH ĐỒNG
THÁP
Nhận xét về quá trình thực hiện luận văn của học viên:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………….
Nay, tôi đề nghị khoa Đào tạo Sau đại học xem xét cho học viên được thực hiện thủ
tục bảo vệ luận văn tốt nghiệp.
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

…………………………..
iii


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………..…
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………
Ngày……tháng…..năm 2015

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVTV

:

Bảo vệ thực vật

Chợ NT

:

Người bán lẻ tại Chợ đầu mối ngoài tỉnh

Chợ TT


:

Người bán lẻ tại Chợ đầu mối trong tỉnh

CGT

:

Chuỗi giá trị

DN XK

:

Doanh nghiệp xuất khẩu trái cây

DT

:

Diện tích

ĐBSCL

:

Đồng bằng sông Cửu Long

EU


:

Châu Âu

GDP

:

Tổng sản phẩm quốc nội

HTX

:

Hợp tác xã

IC

:

Chi phí trung gian

KTHT

:

Kinh tế hạ tầng

LS


:

Lò Sấy



:

Nội địa

NH

:

Nông Hộ

NGTK

:

Niên giám thống kê

NK

:

Nhập khẩu

NN&PTNT


:

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

SL

:

Sản lượng

SX

:

Sản xuất

SWOT

:

Ma trận kết hợp phân tích chiến lược bên trong và ngoài

THT

:

Tổ hợp tác

TL


:

Thương lái

Tp HCM

:

Thành phố Hồ Chí Minh

Tp Cao Lãnh

:

Thành phố Cao Lãnh

TP Sađéc

:

Thành phố Sa Đéc

TP Cần Thơ

:

Thành phố Cần Thơ

VA


:

Giá trị gia tăng

VN

:

Vựa nhãn

XK

:

Xuất khẩu

v


TÓM TẮT
Cây nhãn tiêu da bò thuộc nhóm ngành hàng cây ăn quả chủ lực của Đồng
Tháp, diện tích 3.776ha, tập trung tại huyện Châu Thành và Cao Lãnh, với 5.489 nông
hộ, có tập quán trồng nhãn lâu năm và ứng dụng trình độ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất, ra hoa rãi vụ với năng suất và chất lượng khá cao.
Với phương pháp phân tích ngành hàng (CCA), lợi thế cạnh tranh (Porter) và
lợi thế so sánh bằng hệ số chi phí nguồn lực (DRC), đề tài đã đi vào phân tích chuỗi
giá trị từ nông hộ sản xuất, thương lái thu gom, vựa nhãn, lò sấy sơ chế biến, doanh
nghiệp xuất khẩu trái cây, đến tình hình tiêu thụ tại chợ đầu mối trong và ngoài tỉnh
Đồng Tháp, tình hình xuất khẩu.
Hiệu quả kinh tế chuỗi cho thấy sự đóng góp vào nền kinh tế 2.710 tỷ đồng, giá

trị gia tăng 681,6 tỷ đồng, giá trị lao động đến 336,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, dịch bệnh
chổi rồng gây thiệt hại về năng suất 5-7%, hao hụt sau thu hoạch lên đến 25% làm chi
phí sản xuất, kinh doanh hiện ở mức cao. Bên cạnh, sự liên kết trong sản xuất và tiêu
thụ chưa hệ thống, thiếu chặt chẽ. Nguy cơ về giá đầu vào tăng trong khi giá đầu ra
chưa ổn định, do nhiều nguyên nhân, trong đó, công tác nghiên cứu, dự báo thị trường
và xúc tiến thương mại chưa tốt. Các tác nhân tham gia vận hành chuỗi dựa trên lợi ích
cục bộ, thiếu bền vững. Một số kênh phân phối chưa thật hiệu quả, khi mà giá trị gia
tăng và lợi nhuận chưa thật tương xứng với việc đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh
của từng tác nhân.
Hướng tới, cần phát triển vùng chuyên canh, năng suất cao, chất lượng đồng bộ,
bên cạnh nghiên cứu giảm tỷ lệ hao hụt, đa dạng sản phẩm qua sơ, chế biến đảm bảo
an toàn thực phẩm, định hướng phù hợp với thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu,
trên lợi ích lâu dài của các tác nhân tham gia chuỗi.
---------oOo---------

vi


MỤC LỤC
Trang
LỜI CÁM ƠN ......................................................................................................................... iii
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... vii
TÓM TẮT............................................................................................................................. viii
MỤC LỤC .............................................................................................................................. ix
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................... xiii
DANH MỤC HÌNH ...............................................................................................................xv
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .............................................................
1.1 Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................................1
1.2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ..................................................................3

1.3. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................................5
1.4. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................................6
1.5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .........................................................................................6
1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...............................................................................................7
1.7 Kết cấu của luận văn...........................................................................................................7
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ...........................................................................................................8
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................
2.1 Các khái niệm .....................................................................................................................9
2.1.1 Các khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích chuỗi giá trị ...........................................9
2.1.2 Khái niệm chuỗi giá trị ..................................................................................................11
2.2 Sơ đồ chuỗi giá trị (Khung khái niệm Porter) ..................................................................12
2.3 Sơ đồ chuỗi giá trị (Phân tích ngành hàng - CCA)...........................................................16
2.4 Sự cần thiết phải tiến hành phân tích chuỗi giá trị ...........................................................17
2.5 Phương pháp phân tích chuỗi giá trị .................................................................................17
2.5.1 Lập sơ đồ chuỗi giá trị ...................................................................................................17
2.5.2 Lượng hoá và mô tả chi tiết chuỗi giá trị ......................................................................17
2.5.3 Phân tích kinh tế chuỗi giá trị (chi phí – lợi nhuận) ......................................................18
2.5.4 Phân tích quản trị chuỗi .................................................................................................19
2.5.5 Nội dung phân tích chuỗi giá trị của các lý thuyết ........................................................21
vii


2.6 Phương pháp tiếp cận, nghiên cứu ...................................................................................23
2.6.1 Phương pháp tiếp cận ....................................................................................................23
2.6.2 Phương pháp nghiên cứu, phân tích ..............................................................................25
2.7 Phương pháp điều tra, khảo sát thu thập thông tin ...........................................................27
2.7.1 Số liệu nghiên cứu .........................................................................................................27
2.7.2 Cơ cấu mẫu điều tra .......................................................................................................28
2.8 Phương pháp phân tích ma trận SWOT............................................................................31
2.9 Phương pháp phân tích lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh .......................................32

2.10 Các bước cụ thể thực hiện ..............................................................................................33
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .........................................................................................................34
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ NHÃN TIÊU DA BÒ – TỈNH
ĐỒNG THÁP ............................................................................................................................
3.1 Tổng quan về ngành hàng nhãn tiêu da dò Đồng Tháp ....................................................35
3.2 Phân tích chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò – Đồng Tháp .......................................................41
3.2.1 Sơ đồ chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò – Đồng Tháp ..........................................................41
3.2.1.1 Lập sơ đồ chuỗi ..........................................................................................................41
3.2.1.2 Mô tả chuỗi giá trị ......................................................................................................42
3.2.1.3 Kênh thị trường (phân phối) của chuỗi ......................................................................43
3.2.2 Phân tích các tác nhân trong chuỗi ...............................................................................44
3.2.2.1 Phân tích tác nhân Nông Hộ .......................................................................................44
3.2.2.2 Phân tích tác nhân Thương Lái...................................................................................51
3.2.2.3 Phân tích tác nhân Vựa Nhãn .....................................................................................54
3.2.2.4 Phân tích tác nhân Lò Sấy ..........................................................................................56
3.2.2.5 Phân tích tác nhân Doanh Nghiệp Xuất khẩu trái cây ................................................58
3.2.2.6 Phân tích tác nhân Người bán lẻ tại Chợ đầu mối trong tỉnh .....................................61
3.2.2.7 Phân tích tác nhân Người bán lẻ tại Chợ đầu mối ngoài tỉnh .....................................62
3.2.2.8 Phân tích các tác nhân thúc đẩy, hỗ trợ chuỗi ............................................................64
3.2.3 Phân tích kinh tế chuỗi giá trị ........................................................................................65
3.2.3.1 Hiệu quả tài chính .......................................................................................................65
3.2.3.2 Phân tích, đánh giá chỉ số giá trị gia tăng, lợi thế so sánh..........................................69
3.2.3.3 Phân tích chi phí, lợi nhuận và sự đóng góp vào giá bán ...........................................72
viii


3.2.4 Quan hệ liên kết - chuỗi giá trị trái nhãn tiêu da bò – Đồng Tháp ................................77
3.2.4.1 Liên kết dọc ................................................................................................................77
3.2.4.2 Liên kết ngang ............................................................................................................77
3.3 Đánh giá thực trạng chuỗi giá trị trái nhãn tiêu da bò – Đồng Tháp ................................79

3.3.1 Những kết quả đạt được ................................................................................................79
3.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân.......................................................................................80
3.3.2.1 Đối với sản xuất, sơ chế biến, đa dạng hóa sản phẩm ................................................80
3.3.2.2 Đối với lưu thông, phân phối và tiêu thụ sản phẩm ...................................................80
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .........................................................................................................82
CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHUỖI
GIÁ TRỊ NHÃN TIÊU DA BÒ – TỈNH ĐỒNG THÁP ........................................................
4.1 Định hướng phát triển chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò –Đồng Tháp ...................................83
4.2 Phân tích SWOT - chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò - Đồng Tháp .........................................84
4.2. 1 Phân tích Điểm mạnh ...................................................................................................84
4.2.2 Phân tích Điểm yếu .......................................................................................................85
4.2.3 Phân tích Cơ hội ............................................................................................................87
4.2.4 Phân tích Nguy cơ .........................................................................................................87
4.3 Các chiến lược đề xuất ứng với tình hình thực tế của chuỗi giá trị ..................................88
4.3.1 Chiến lược SO: Theo đuổi các cơ hội phù hợp với điểm mạnh ....................................88
4.3.1.1 Phát triển vùng chuyên canh sản xuất ........................................................................88
4.3.1.2 Tận dụng điều kiện cơ sở hạ tầng ...............................................................................88
4.3.1.3 Quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại ..................................................................89
4.3.1.4 Đa dạng hóa sản phẩm ................................................................................................89
4.3.2 Chiến lược WO: Khắc phục các điểm yếu để theo đuổi các cơ hội ..............................89
4.3.2.1 Nâng chất lượng và năng suất ....................................................................................89
4.3.2.2 Nâng cao nhận thức các tác nhân tham gia chuỗi ......................................................90
4.3.2.3 Thúc đẩy liên kết giữa các tác nhân ...........................................................................90
4.3.3 Chiến lược WT: Xây dựng kế hoạch tránh mẫn cảm với tác động của
thách thức ...............................................................................................................................91
4.3.3.1 Đảm bảo nguồn cung sản phẩm..................................................................................91
4.3.3.2 Nâng cao năng lực phòng trị dịch bệnh ......................................................................91
ix



4.4 Giải pháp phát triển chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò tỉnh Đồng Tháp. .................................91
4.4.1 Giải pháp phát triển vùng chuyên canh, chất lượng cao ..............................................94
4.4.2 Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm – định hướng thị trường tiêu thụ ..............................95
4.4.3 Giải pháp về thương mại – phát triển thương hiệu ........................................................95
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .........................................................................................................96
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................................
5.1 Đóng góp của nghiên cứu ................................................................................................98
5.2 Kiến nghị ..........................................................................................................................98
5.3 Hạn chế của nghiên cứu ...................................................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 100
PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Tham khảo ý kiến, phỏng vấn chuyên gia ........................................................... 101
Phụ lục 2 Diện tích, năng suất, sản lượng trái nhãn Đồng Tháp – 2014 ............................. 103
Phụ lục 3 Tổng hợp Thương lái, Vựa nhãn, Lò sấy đang hoạt động - 2014 ....................... 109
Phụ lục 4 Bảng câu hỏi khảo sát – hiện trạng đầu tư trồng mới Nông Hộ .......................... 110
Phụ lục 5 Bảng câu hỏi khảo sát hiện trạng sản xuất Nông hộ ........................................... 115
Phụ lục 6 Bảng câu hỏi khảo sát Thương lái ...................................................................... 121
Phụ lục 7 Bảng câu hỏi khảo sát cơ sở chế biến Lò Sấy .................................................... 126
Phụ lục 8 Bảng câu hỏi khảo sát Vựa nhãn ......................................................................... 131
Phụ lục 9 Bảng câu hỏi khảo sát Chợ TT ............................................................................ 136
Phụ lục 10 Bảng câu hỏi khảo sát Chợ NT ......................................................................... 139
Phụ lục 11 Bảng câu hỏi khảo sát DN XK .......................................................................... 142
Phụ lục 12 Phân bố mẫu – địa bàn khảo sát các tác nhân ................................................... 153
Phụ lục 13 Bảng hoạch toán tài chính cho từng tác nhân .................................................... 161
Phụ lục 14 Bảng chỉ tiêu kinh tế áp dụng ............................................................................ 162
Phụ lục 15 Phân phối chi phí, lợi nhuận và đóng góp vào giá - Kênh XK ......................... 163
Phụ lục 16 Phân phối chi phí, lợi nhuận và đóng góp vào giá – Kênh NĐ ......................... 164
Phụ lục 17 Phân tích SWOT nhãn tiêu da bò – Đồng Tháp ................................................ 166

x



DANH MỤC CÁC BẢNG
Nội dung

TT

Trang

Bảng 2.1

Nôi dung phân tích chuỗi giá trị của các lý thuyết

21

Bảng 2.2

Cỡ mẫu và quan sát mẫu

31

Bảng 2.3

Tổng quan sát mẫu, phỏng vấn

31

Bảng 2.4

Mô hình phân tích SWOT


32

Bảng 3.1

Kênh tiêu thụ (phân phối)

43

Bảng 3.2

Phân bố quy mô, diện tích - Nông Hộ

44

Bảng 3.3

Tình hình sử dụng lao động - Nông Hộ

45

Bảng 3.4

Chi phí - Nông Hộ

46

Bảng 3.5

Giá bán và đầu mối tiêu thụ - Nông Hộ


47

Bảng 3.6

Hoạch toán - Nông Hộ

48

Bảng 3.7

Vấn đề thương mại đối với Nông Hộ

49

Bảng 3.8

Lý do và khó khăn khi trồng mới - Nông Hộ

50

Bảng 3.9

Tình hình và cơ cấu thu nhập - Nông Hộ

50

Bảng 3.10

Thông tin về giá và phương thức mua -Thương Lái


51

Bảng 3.11

Đầu mối tiêu thụ và giá bán - Thương Lái

52

Bảng 3.12

Hoạch toán - Thương Lái

53

Bảng 3.13

Đầu mối thu mua/tiêu thụ - Vựa Nhãn

54

Bảng 3.14

Hoạch toán - Vựa Nhãn

55

Bảng 3.15

Đầu mối thu mua/tiêu thụ - Lò Sấy


56

Bảng 3.16

Hoạch toán - Lò Sấy

57

Bảng 3.17

Bảng giá mua bán và đầu mối thu mua – tiêu thụ
của DN XK

Bảng 3.18

58

Hoạch toán của Doanh nghiệp Xuất khẩu – trái
nhãn tươi

Bảng 3.19
Bảng 3.20

59

Hoạch toán của Doanh nghiệp Xuất khẩu – trái
nhãn sấy

60


Bảng giá mua bán và đầu mối thu mua/tiêu thụ -

61

xi


Người Bán lẻ tại chợ đầu mối trong tỉnh
Bảng 3.21

Hoạch toán - Người Bán lẻ tại chợ đầu mối
trong tỉnh

Bảng 3.22

62

Bảng giá mua bán và đầu mối thu mua/tiêu thụ Người Bán lẻ tại chợ đầu mối ngoài tỉnh

Bảng 3.23

Hoạch toán - Người Bán lẻ tại chợ đầu mối
ngoài tỉnh

Bảng 3.24

63

Phân tích tổng hợp kinh tế chuỗi giá trị trái nhãn

tiêu da bò – Đồng Tháp

Bảng 3.25

62

66

Cơ cấu chi phí, lợi nhuận, thu nhập chuỗi giá trị
trái nhãn tiêu da bò – Đồng Tháp

67

Bảng 3.26

Tổng hợp giá trị gia tăng từng tác nhân

70

Bảng 3.27

Phân tích một số chỉ tiêu chi phí trong chuỗi giá trị
trái nhãn tiêu da bò – Đồng Tháp

Bảng 3.28

Tổng hợp giá trị gia tăng, lợi nhuận qua các kênh
tiêu thụ

Bảng 3.29


73

Quan hệ liên kết - chuỗi giá trị trái nhãn tiêu da bò
– Đồng Tháp

Bảng 3.30

78

Hoạch toán từng tác nhân tham gia chuỗi giá trị
trái nhãn tiêu da bò – Đồng Tháp

Bảng 4.1

Bảng 4.3

79

Kênh tiêu thụ (phân phối) theo sơ đồ chuỗi giá trị
đề xuất

Bảng 4.2

71

93

Tổng hợp giá trị gia tăng, lợi nhuận - chuỗi giá trị
đến 2020.


93

Diện tích, năng suất, chi phí canh tác – Nông Hộ

94

xii


DANH MỤC CÁC HÌNH

Nội dung

TT

Trang

Hình 2.1

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter

12

Hình 2.2

Sơ đồ chuỗi giá trị của Porter

14


Hình 2.3

Sơ đồ chuỗi giá trị chung ngành hàng Nông sản

16

Hình 3.1

Phân bố diện tích cây nhãn tiêu da bò - Đồng Tháp

37

Hình 3.2

Năng suất trái nhãn tiêu da bò –Đồng Tháp

38

Hình 3.3

Tình hình tiêu thụ trái nhãn tiêu da bò – Đồng Tháp

39

Hình 3.4

Sơ đồ chuỗi giá trị trái nhãn tiêu da bò – Đồng Tháp

41


Hình 3.5

Kênh phân phối trái nhãn tiêu da bò – Đồng Tháp

44

Hình 3.6

Cơ cấu chi phí của Nông Hộ

47

Hình 3.7

Cơ cấu lợi nhuận, chi phí các tác nhân tham gia chuỗi giá
trị

Hình 3.8

67

Cơ cấu chi phí chuỗi giá trị trái nhãn tiêu da bò – Đồng
Tháp

Hình 3.9

68

Cơ cấu lợi nhuận chuỗi giá trị trái nhãn tiêu da bò –
Đồng Tháp


69

Hình 3.10 Cơ cấu phân phối thu nhập chuỗi giá trị trái nhãn tiêu da
bò – Đồng Tháp

69

Hình 3.11 Biểu đồ giá trị gia tăng, giá trị lao động từng tác nhân – 1
kg nhãn quy đổi

71
xiii


Hình 3.12 Biểu đồ chi phí, lợi nhuận của từng tác nhân – tính 1 kg
trái

72

Hình 3.13 Tỷ lệ chi phí tăng thêm, lợi nhuận, giá bán tiêu dùng –
Kênh 1

73

Hình 3.14 Tỷ lệ chi phí tăng thêm, lợi nhuận, giá bán tiêu dùng –
Kênh 4

74


Hình 3.15 Tỷ lệ chi phí tăng thêm, lợi nhuận, giá bán tiêu dùng –
Kênh 6

75

Hình 3.16 Tỷ lệ chi phí tăng thêm, lợi nhuận, giá bán tiêu dùng –
Kênh 7

76

Hình 3.17 Tỷ lệ chi phí tăng thêm, lợi nhuận, giá bán tiêu dùng –
Kênh 14
Hình 4.1

76

Sơ đồ chuỗi giá trị trái nhãn tiêu da bò-Đồng Tháp –
2020

92

xiv


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng với thế
giới, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO, quá trình toàn cầu hóa ngày càng diễn ra
nhanh chóng, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, bên cạnh những cơ hội, doanh

nghiệp còn đứng trước những khó khăn, thách thức. Để đáp ứng được yêu cầu của thị
trường rộng lớn và đòi hỏi phát triển bền vững, các doanh nghiệp ngày nay cần tiến
hành phân tích và đánh giá lại cả quá trình từ khi còn là nghiên cứu đến sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm nhằm xác định được lợi thế cạnh tranh nằm ở giai đoạn nào để có
chiến lược phát triển dựa trên thế mạnh sẵn có của mình. Về phía Nhà nước cần có
những chính sách cần thiết để tháo gỡ những nút thắt đối với cả quá trình khởi điểm từ
những ý tưởng, nghiên cứu, đến sản xuất, kênh phân phối và tiêu thụ sản phẩm.
Theo Micheal Porter khởi xướng vào giữa thập kỷ 90 của thế kỷ 20 trong cuốn
sách Best-seller, có thể nói, chuỗi giá trị là một tập hợp những hoạt động để đưa một
sản phẩm từ khi còn ý tưởng đến khi được sản xuất, đưa vào sử dụng và cả dịch vụ sau
bán hàng. Như vậy, chuỗi giá trị đã bao gồm các hoạt động như thiết kế mẫu mã, sản
xuất, marketing, phân phối và dịch vụ sau bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng.
Các công đoạn này diễn ra kế tiếp nhau và tác động lẫn nhau để cùng tạo ra sản phẩm
và tiêu thụ sản phẩm đó. Để chuỗi giá trị diễn ra bình thường thì bên cạnh các hoạt
động sản xuất phải có các hoạt động dịch vụ hỗ trợ, đó là: quản lý hành chính, phát
triển cơ sở hạ tầng, quản lý nguồn nhân lực, cung cấp thông tin và những dịch vụ bảo
trì thiết bị, nhà xưởng sản xuất,…
Vì vậy, việc phân tích chuỗi giá trị là một phương pháp hữu hiệu để đánh giá
tốt nhất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của một ngành hàng, cũng như đánh
giá vai trò và phạm vi ảnh hưởng của nó trong một quốc gia hay toàn cầu.
Ở Việt Nam, đối với một vài sản phẩm nông nghiệp đã được các chuyên gia
kinh tế hàng đầu tiến hành phân tích, theo đó, các công đoạn nghiên cứu, sản xuất,
phát triển và xây dựng thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm của chuỗi là nhằm tạo ra giá trị
1


cao trong việc tạo lợi nhuận cho toàn chuỗi. Tuy nhiên với công nghệ còn thấp kém,
nên khả năng chế biến sau thu hoạch cần nổ lực vươn lên để chiếm lĩnh công nghệ mới
theo khả năng và lợi thế của mình, từ đó, nhằm giành lại lợi ích cả công đoạn nghiên
cứu tạo giống nông sản mới, giá trị gia tăng mới, cao hơn, nếu không sẽ rơi vào tình

trạng thua thiệt. Đây chính là thách thức to lớn đối với tác nhân của nền kinh tế đang
phát triển khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Sản xuất nông sản hàng hóa của đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Đồng
Tháp nói riêng đã có nhiều đổi mới, tiến bộ nhưng nhìn chung vẫn chưa thoát khỏi tình
trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, giá thành cao, lợi nhuận thấp. Các khâu sản xuất,
thu gom, chế biến và tiêu thụ nông sản thiếu tính liên kết bền vững cùng hỗ trợ nhau
phát triển.
Ở tỉnh Đồng Tháp, về ngành nông sản - trái nhãn, ta thấy được: thu nhập của
người trồng nhãn bấp bênh do giá biến động, sản lượng được tiêu thụ qua nhiều tác
nhân trung gian. Có nhiều vấn đề xoay quanh các khâu sản xuất và tiêu thụ được đặt ra
cho sản phẩm trái nhãn tỉnh Đồng Tháp, cần được phân tích để có thể giúp các tác
nhân tham gia chuỗi giá trị có thể gia tăng thu nhập.
Doanh nghiệp chế biến nông sản, trong đó hướng đến trái nhãn, còn nhiều lý
do khác nhau, trong đó, việc hoạch toán kinh doanh cho mặc hàng còn thiếu cơ sở về
mặc bằng chi phí, công nghệ chế biến, … và thị trường tiêu thụ…. Nên chưa mạnh dạn
đầu tư sản xuất kinh doanh chế biến nông sản này tại Đồng Tháp.
Về khía cạnh những người quản lý còn thiếu cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế
xã hội về ngành hàng này như: khả năng và mức đóng góp về kinh tế xã hội từ trái
nhãn, khả năng giải quyết việc làm, mức giá trị và giá trị gia tăng toàn ngành hàng…
Khả năng tác động của các chính sách thương mại, xúc tiến thương mại, việc triển khai
áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất trái nhãn nói riêng và nông sản nói
chung…
Vì vậy, nhiều vấn đề xoay quanh các khâu trồng trọt và tiêu thụ, hoạch định
chiến lược phát triển được đặt ra cho sản phẩm trái nhãn Đồng Tháp, để giải quyết vấn
đề này nhất thiết phải tiến hành phân tích toàn bộ các tác nhân tham gia trong chuỗi
giá trị.
2


Nhận thức được vấn đề này, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Phân tích chuỗi giá

trị và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững chuỗi giá trị nhãn tiêu
da bò – tỉnh Đồng Tháp” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình.
1.2. Tình hình nghiên cứu có liên quan
Nghiên cứu về chuỗi giá trị của các sản phẩm nông nghiệp đã được thực hiện
rất nhiều ở Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi một nghiên cứu lại tiếp cận vấn đề ở khía cạnh,
phạm vi và đối tượng khác nhau. Chưa có đề tài nào nghiên cứu về chuỗi giá trị Trái
nhãn tiêu da bò – Đồng Tháp. Phần dưới đây là điểm qua một số nghiên cứu điển hình
có liên quan đến phân tích chuỗi giá trị nông sản:
Tổ chức hỗ trợ phát triển kỹ thuật Cộng hòa Liên bang Đức (GTZ) đã phối hợp
với các tổ chức và các nhà nghiên cứu Việt Nam thực hiện một số nghiên cứu về chuỗi
giá trị ở một số tỉnh thành chọn lọc. Một số nghiên cứu thực nghiệm được công bố như
“Áp dụng phương pháp chuỗi giá trị để phát triển ngành dâu tằm tơ tại Tuyên Hóa,
Quảng Bình” (Thanh, 2006a); “Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm cao su ở Quảng Bình”
(Thanh, 2006b), “Phân tích chuỗi giá trị bơ Đắc Lắc” (GTZ, 2006a), “Phân tích chuỗi
giá trị rau cải ngọt Hưng Yên” (GTZ, 2006b), “Phân tích chuỗi giá trị cá tra và ba sa ở
ĐBSCL” (GTZ, 2009). Phương pháp nghiên cứu phần lớn dựa vào cuốn “Cẩm nang
Liên kết Giá trị: Phương pháp luận thúc đẩy chuỗi giá trị” của GTZ phát hành (GTZ,
2007). Nền tảng phương pháp luận của GTZ chủ yếu dựa vào nghiên cứu của
Kaplinsky và Morris (2001). Hầu hết các nghiên cứu đã cung cấp những kết quả và
khuyến nghị có giá trị cho các bên có liên quan trong chuỗi giá trị.
Công ty nghiên cứu thị trường Việt Nam (Axis Research) có nhiều nghiên cứu
phân tích chuỗi giá trị rau củ quả và trái cây. Các phân tích tiến hành xác định cấu trúc
chuỗi giá trị sản phẩm và phân tích đặc điểm sản xuất và thương mại, tính toán lợi ích
và chi phí nhằm xác định sự phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi. Axis
Research (2006) đã phân tích cấu trúc thị trường tiêu thụ bưởi Vĩnh Long, phân tích
quan hệ của các tác nhân, người thu gom có vai trò quan trọng. Tuy nhiên, so với
chuỗi giá trị nho Ninh Thuận thì người trồng bưởi Vĩnh Long có ưu thế hơn trong việc
quyết định thời điểm bán và giá bán vì bưởi không dễ hư hỏng và có thể neo trái lại
trên cây hoặc thu hoạch và bảo quản. Đặc biệt, lượng cung bưởi nhỏ nên thương lái
3



phải cạnh tranh cao trong thu mua hàng.Các doanh nghiệp chế biến bưởi gặp nhiều
khó khăn do đầu ra không ổn định và chất lượng bưởi Việt Nam không cao.
Nguyễn Thị Kim Nguyên (2013), cung cấp cái nhìn tổng quan về thực trạng
khách hàng, tình hình thị trường và cạnh tranh đối với sản phẩm dừa trái tươi Bến Tre.
Bắt đầu từ thị trường tiêu thụ và lấy thị trường quyết định sản xuất, tác giả đã phân
tích từng tác nhân tham gia chuỗi. Khuyến nghị việc vận hành và phát triển chuỗi cần
sự chủ động phối hợp liên kết chuỗi trong tất cả các khâu. Lê Minh Tài (2013), chuỗi
giá trị cây Khóm huyện Tân Phước –Tiền Giang, với 3 tác nhân: người sản xuất, thu
gom và công ty chế biến. Bên cạnh việc đề nghị phát triển về cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho
chuỗi, đề tài nhấn mạnh đến mối liên kết dọc, trong đó, người sản xuất đóng vai trò
trung tâm bên cạnh nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ ngân hàng.
Nguyễn Phú Son và cộng sự (2012), chuỗi giá trị các sản phẩm Táo, Tỏi và Nho Ninh
Thuận, nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc liên kết, xây dựng kết nối thị trường tiêu
thụ sản phẩm là yêu cầu cấp thiết. Vì cho rằng kênh phân phối chủ yếu theo con đường
truyền thống, nông hộ khá thụ động trong thu hoạch và tiêu thụ. Hệ thống thu gom sản
phẩm qua nhiều tầng nấc trung gian, hoạt động thương mại dựa trên cơ sở mối thân
quen và hợp đồng miệng. Rủi ro về thời tiết, sâu bệnh và thị trường tiêu thụ luôn đe
dọa. Người bán sỉ có quyền lực định giá trong chuỗi giá trị sản phẩm này.
UBND Đồng Tháp (2014), đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020
và tầm nhìn đến 2030. Phạm vi của đề án chủ yếu tập trung phân tích và đề xuất các
định hướng cho tái cơ cấu ngành nông nghiệp, làm cơ sở cho việc triển khai các
chương trình hành động lớn của tỉnh. Đây là đề án khung, đề án mở và sẽ liên tục cập
nhật sau từng giai đoạn. Trong đó, đề án tiến hành phân tích chuỗi giá trị 5 ngành hàng
chủ lực của Đồng Tháp, đó là: “Ngành hàng Lúa gạo, Ngành hàng Xoài, Ngành hàng
Hoa Kiểng và Ngành hàng Cá da trơn, Ngành hàng Vịt”. Cung cấp thực trạng quy mô
sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, khả năng áp dụng tiêu chuẩn chất lượng còn rất hạn chế.
Bên cạnh việc liên kết sản xuất và tiêu thụ hàng hóa chưa chặt chẽ, chưa hệ thống,
thông tin về thị trường tiêu thụ chưa phát triển, chưa được dự báo, xúc tiến thương mại

còn thiếu và yếu. Hệ thống hạ tầng đối với vùng sản xuất chưa được đảm bảo, doanh
nghiệp đầu tàu trong việc thu mua sản phẩm xuất khẩu chưa đáp ứng yêu cầu người
sản xuất. Những kịch bản về tăng di cư lao động, tích tụ ruộng đất, tập trung tăng
4


trưởng công nghiệp, dịch vụ và tái cơ cấu kinh tế toàn diện đã được đưa ra và hướng
tới các phương án tăng quy mô ruộng đất, rút bớt lao động nông nghiệp, thay đổi kết
cấu kinh tế và việc làm.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Cung cấp cơ sở dữ liệu khoa học khách quan về thực trạng sản xuất, phân phối
và tiêu thụ sản phẩm qua việc phân tích cụ thể từng tác nhân tham gia vào chuỗi và
trên cơ sở đánh giá hiệu quả chuỗi, đề xuất giải pháp nhằm góp phần phát triển bền
vững chuỗi giá trị trái nhãn tiêu da bò - Đồng Tháp.
Mục tiêu cụ thể:
1. Khảo sát hiện trạng sản xuất, cung ứng và tiêu thụ nhãn tiêu da bò –
tỉnh Đồng Tháp.
2. Phân tích kinh tế và đánh giá hiệu quả chuỗi giá trị.
3. Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần phát triển bền vững chuỗi giá trị
nhãn tiêu da bò – tỉnh Đồng Tháp.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Để thỏa mãn các mục tiêu nghiên cứu cụ thể nêu trên, các câu hỏi nghiên cứu
sau đây được đặt ra:
(1) Thực trạng sản xuất, cung ứng và tiêu thụ nhãn tiêu da bò – tỉnh Đồng Tháp
như thế nào?
(2) Giá trị kinh tế từng tác nhân trong chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò – Đồng Tháp
như thế nào?
(3) Giái pháp nào để phát triển bền vững chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò –tỉnh
Đồng Tháp?

1.5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Các tác nhân tham gia vào chuỗi bao gồm: nhà sản xuất (hộ gia đình nông dân NH), TL thu gom, VN đầu mối, cơ sở chế biến (lò sấy - LS), doanh nghiệp hoạt động
5


sản xuất và kinh doanh xuất khẩu trái nhãn tiêu da bò ít nhất một năm, đến kênh phân
phối tiêu dùng bao gồm Người Bán lẻ tại Chợ đầu mối trong Tỉnh, Người bán lẻ tại
Chợ đầu mối ngoài tỉnh. Ngoài ra còn tham khảo ý kiến thêm nhà cung cấp sản phẩm
đầu vào (phân bón, thuốc BVTV, cây giống). Thêm vào đó, nghiên cứu cũng tham
khảo ý kiến và phỏng vấn một số đơn vị/cá nhân có chức năng hỗ trợ/thúc đẩy chuỗi
giá trị là các Sở, Ngành Tỉnh, huyện có liên quan.
- Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về chuỗi giá trị, trong đó nghiên cứu áp dụng lý
thuyết phân tích chuỗi giá trị trong phân tích ngành hang nông sản, cụ thể áp dụng
chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò tỉnh Đồng Tháp, bên cạnh nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản
xuất bằng chỉ số sử dụng hiệu quả nguồn lực DRC làm cơ sở so sánh đánh giá hiệu quả
sản xuất trong nông nghiệp đối với một số mặt hang tại tỉnh Đồng Tháp.
Không gian: Bao quát toàn bộ chuỗi giá trị trái nhãn tiêu da bò – Đồng Tháp từ
sản xuất, cung ứng, phân phối và đến tiêu thụ sản phẩm nội địa và xuất khẩu (chỉ khảo
sát và phân tích các tác nhân trong nước, không khảo sát và phân tích các tác nhân nhà
nhập khẩu, người bán sĩ, bán lẻ ở nước ngoài).
Địa điểm: Địa bàn sản xuất và tiêu thụ trong tỉnh Đồng Tháp, theo sơ đồ tác
nhân tham gia chuỗi, nghiên cứu 2 địa điểm có dòng sản lượng tiêu thụ lớn (TP HCM,
TP Cần Thơ) và Doanh nghiệp xuất khẩu trái cây (Cái Bè - Tiền Giang) thực hiện xuất
khẩu trái nhãn tiêu da bò ra nước ngoài.
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 11/2014 đến tháng 5/2015.
Nội dung nghiên cứu của đề tài: Tập trung phân tích chuỗi giá trị trái nhãn
tiêu da bò và đề xuất giải pháp nhằm phát triển bền vững chuỗi. Trong đó, tiến hành
phân tích và đánh giá về chi phí, phân phối thu nhập, kênh phân phối cụ thể từng tác

nhân tham gia chuỗi, đánh giá hiệu quả kinh tế toàn chuỗi.
1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Làm sáng tỏ và đánh giá đúng thực trạng, qua đó, cung cấp cơ sở dữ liệu khách
quan độc lập về chuỗi giá trị trái nhãn tiêu da bò – Đồng Tháp. Trong đó, nêu bật hiệu
quả kinh tế, các giá trị đóng góp về mặt kinh tế, xã hội mà chuỗi mang lại, những tồn
6


tại và nguyên nhân được tìm thấy trong quá trình phân tích chuỗi. Qua đó, đề xuất giải
pháp phát triển chuỗi giá trị, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, định hướng phát triển
bền vững đến năm 2020.
1.7 Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần phụ, kết cấu của Luận văn bao gồm:
Chương 1: Giới thiệu đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận & Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Phân tích chuỗi giá trị trái nhãn tiêu da bò – Đồng Tháp
Chương 4: Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển bền vững chuỗi giá trị
nhãn tiêu da bò – tỉnh Đồng Tháp
Chương 5: Kết luận & Kiến nghị
--------------oOo--------------

7


TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 cũng đã đi vào phân tích về sự cần thiết của việc thực hiện đề tài, đề
cập mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu. Trong đó, cũng đã tiến hành đánh giá
tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài như những nghiên cứu về chuỗi giá trị của
các sản phẩm nông nghiệp, đề tài tái cơ cấu ngành nông nghiệp Đồng Tháp nhằm định

hướng khung cho những nghiên cứu tiếp theo.
Với vấn đề nghiên cứu và những câu hỏi đã được đặt ra, ta tiến hành đi vào
phần cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu về chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò –tỉnh
Đồng Tháp tại chương 2.

--------------oOo--------------

8


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Các khái niệm
2.1.1 Các khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích chuỗi giá trị
Doanh thu hay tổng giá trị đầu ra
Doanh thu hay tổng giá trị đầu ra được tính bằng cách nhân số lượng hàng bán
với giá bán cộng thêm những nguồn thu nhập thêm như doanh thu từ việc thực hiện
những dịch vụ có liên quan, từ việc bán phể phẩm, tư vấn,… Chỉ tiêu này cho biết đối
tượng tham gia chuỗi gia trị thu được bao nhiêu tiền. Khi nghiên cứu chuỗi giá trị
trong khoảng thời gian dài, người ta cần phải lưu ý về tỷ lệ lạm phát do vậy chọn một
mốc thời gian cụ thể và quy giá trị của doanh thu về mối thời gian đó mới chính xác.
Giá trị gia tăng hay tổng giá trị đầu ra dòng
Giá trị gia tăng hay tổng giá trị đầu ra dòng được tính bằng tổng giá trị đầu ra
trừ đi tổng giá trị đầu vào. Đây là một chỉ tiêu quan trọng trong phân tích chuỗi giá trị
bởi nó cho biết đối tượng tham gia chuỗi giá trị đóng góp được bao nhiêu giá trị vào
sản phẩm hay dịch vụ cuối cùng.
Giá trị gia tăng là mức đo lợi nhuận được tạo ra bởi tác nhân của từng khâu
trong chuỗi giá trị. Chuỗi giá trị chỉ mang lại lợi nhuận cho các tác nhân nếu người
tiêu dùng sẵn sàng chi trả giá sản phẩm cuối cùng. Người tiêu dùng, vì thế, không tạo
ra giá trị gia tăng.

Chi phí /Giá trị gia tăng thuần (lợi nhuận)
Việc phân tích chi phí và lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng đối với việc phân tích
chuỗi giá trị bởi thông tin về chi phí và lợi nhuận là thông tin có ý nghĩa quan trọng
trong việc đưa ra những quyết định có liên quan đến chuỗi. Mục tiêu của việc phân
tích chuỗi giá trị trên khía cạnh chi phí và lợi nhuận là xác định chi phí hoạt động đầu
tư và lợi nhuận đã được phân chia giữa những người tham gia chuỗi giá trị như thế
nào, cũng như cơ hội để tăng giá trị của quá trình/công đoạn tham gia đó.

9


×