Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nghiên cứu ổn định đê biển huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.44 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Nguyễn Mạnh Hiếu

NGHIÊN CỨU ỔN ĐỊNH ĐÊ BIỂN HUYỆN HẢI HẬU,
TỈNH NAM ĐỊNH TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - Năm 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Nguyễn Mạnh Hiếu

NGHIÊN CỨU ỔN ĐỊNH ĐÊ BIỂN HUYỆN HẢI HẬU,
TỈNH NAM ĐỊNH TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Chuyên ngành: Địa chất học
Mã số: 60440201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM
LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC



PGS. TSKH. Vũ Cao Minh

PGS. TS. Đỗ Minh Đức

Hà Nội - Năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Luận văn đƣợc thực hiện tại Bộ môn Địa kỹ thuật, Khoa Địa chất, Trƣờng
Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội trong thời gian từ tháng 9
năm 2013 đến tháng 5 năm 2015.
Tác giả xin đƣợc gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS. TS. Đỗ Minh Đức là
ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn tác giả từ khi làm Khóa luận tốt nghiệp Đại học đến nay
vì sự tận tình, định hƣớng và tạo điều kiện cho tác giả đƣợc tham gia nhiều đề tài
nghiên cứu khoa học, các khoá đào tạo trong và ngoài nƣớc.
Tác giả xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban chủ nhiệm Khoa Địa
chất đã tạo điều kiện về trang thiết bị thí nghiệm và cơ sở vật chất để tác giả hoàn
thành luận văn này.
Tác giả chân thành cảm ơn GS. Nobuo Mimura và GS. Kazuya Yasuhara đến
từ trƣờng Đại học Ibaraki là những ngƣời chủ trì, điều hành Chƣơng trình “Quan
trắc tích hợp phục vụ chiến lược thích nghi cho bờ biển Việt Nam” đã tạo điều kiện
cho tác giả đƣợc tham gia vào Chƣơng trình và tiếp cận nguồn tài liệu sử dụng trong
luận văn này.
Tác giả chân thành cảm ơn TS. Dƣơng Thị Toan đã có những góp ý về mặt
chuyên môn, CN. Đinh Thị Quỳnh đã góp ý về mặt hình thức để luận văn hoàn
thành đƣợc tốt hơn.
Sau cùng, tác giả xin cảm ơn sâu sắc đến những ngƣời thân trong gia đình đã
luôn theo sát và cổ vũ tinh thần để tác giả vƣợt qua mọi khó khăn trong suốt thời
gian qua.


Hà Nội, ngày 9 tháng 6 năm 2015
Nguyễn Mạnh Hiếu


Mục lục

MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của nghiên cứu .............................................................................. 1
2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu......................................................................... 2
3. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................... 2
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ỔN ĐỊNH CỦA ĐÊ BIỂN VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................ 3
1.1. Nghiên cứu ổn định của đê biển trên Thế giới ................................................ 3
1.2. Các giải pháp bảo vệ đê biển trên thế giới ....................................................... 5
1.2.1. Các giải pháp bảo vệ mái đê phía biển ...................................................... 5
1.2.2. Các giải pháp bảo vệ mái đê phía đồng ..................................................... 7
1.2.3. Các giải pháp bảo vệ bãi phía trước đê ..................................................... 8
1.3. Nghiên cứu ổn định của đê biển tại Việt Nam ............................................... 11
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................. 16
1.4.1. Các phương pháp khảo sát thực địa ............................................................. 16
1.4.2. Các phương pháp thí nghiệm trong phòng ................................................... 21
1.4.3. Các phương pháp phân tích tính toán .......................................................... 22
CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN
HẢI HẬU .................................................................................................................. 28
2.1. Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu ..................................................................... 28
2.2. Khí hậu .............................................................................................................. 29

2.3. Thủy - Hải văn .................................................................................................. 29
2.4. Địa hình - Địa mạo ........................................................................................... 30
Luận văn thạc sỹ

Nghiên cứu ổn định đê biển huyện Hải Hậu,
tỉnh Nam Định trong bối cảnh biến đổi khí hậu

ii


Mục lục

2.5. Đặc điểm địa chất khu vực ven biển tỉnh Nam Định .................................... 31
2.5.1. Thống Pleistocen ...................................................................................... 31
2.5.2. Thống Holocen ......................................................................................... 33
2.5.3. Đặc điểm địa kỹ thuật trầm tích Holocen phần đất liền huyện Hải Hậu . 35
2.5.4. Đặc điểm địa chất công trình đất đắp đê biển huyện Hải Hậu................ 41
2.6. Dân cƣ................................................................................................................ 41
2.7. Kinh tế ............................................................................................................... 42
2.8. Biến đổi khí hậu và kịch bản nƣớc biển dâng ............................................... 43
2.8.1. Các dấu hiệu biến đổi khí hậu ở Việt Nam .............................................. 43
2.8.2. Các kịch bản nước biển dâng ................................................................... 44
CHƢƠNG 3. LỊCH SỬ VÀ HIỆN TRẠNG ĐÊ BIỂN HUYỆN HẢI HẬU .............. 45
3.1. Lịch sử xói lở và biến động đƣờng bờ huyện Hải Hậu ............................... 45
3.2. Lịch sử xây dựng đê biển huyện Hải Hậu qua các thời kỳ ......................... 47
3.3. Hiện trạng tuyến đê biển huyện Hải Hậu .................................................... 49
CHƢƠNG 4. PHÂN TÍCH ỔN ĐỊNH CỦA ĐÊ BIỂN HUYỆN HẢI HẬU TRONG
BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ............................................................................. 52
4.1. Phân tích số liệu quan trắc áp lực nƣớc lỗ rỗng trong thân đê.................... 52
4.2. Phân tích ổn định trƣợt của mái đê ................................................................ 55

4.2.1. Các điều kiện biên sử dụng tính toán ....................................................... 55
4.2.2. Phân tích ổn định trượt của đê thời điểm hiện tại (năm 2014) ................ 56
4.2.3. Ảnh hưởng của thủy triều đến ổn định trượt của đê ................................ 57
4.2.4. Dự báo ổn định trượt của đê theo các kịch bản nước biển dâng ............. 59
4.2.5. Phân tích ổn định trượt của đê trong trường hợp mưa lớn kéo dài ......... 61
4.3. Phân tích xói lở bờ trong bối cảnh biến đổi khí hậu ..................................... 62
4.3.1. Tác động cuả nước biển dâng đến xói lở bờ ............................................ 62
Luận văn thạc sỹ

Nghiên cứu ổn định đê biển huyện Hải Hậu,
tỉnh Nam Định trong bối cảnh biến đổi khí hậu

iii


Mục lục

4.3.2. Xói lở hạ thấp mặt bãi .............................................................................. 63
4.4. Ảnh hƣởng của bão đến ổn định đê biển ....................................................... 64
4.4.1. Ảnh hưởng của bão đến xói lở bờ ............................................................ 64
4.4.2. Ảnh hưởng của sóng tràn trong bão đến xói mòn mái đê phía đồng ....... 65
CHƢƠNG 5. CÁC GIẢI PHÁP GIA CƢỜNG ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG ĐÊ BIỂN
HUYỆN HẢI HẬU ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ...................................... 69
5.1. Ứng dụng vật liệu địa kỹ thuật tổng hợp ....................................................... 70
5.2. Kết cấu đê hỗn hợp .......................................................................................... 71
5.3. Giải pháp đa bảo vệ.......................................................................................... 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 78
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 84


Luận văn thạc sỹ

Nghiên cứu ổn định đê biển huyện Hải Hậu,
tỉnh Nam Định trong bối cảnh biến đổi khí hậu

iv


Mục lục

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cơ chế phá hủy đê do sóng tràn (theo K. W. Pilarczyk, 2001)................... 4
Hình 1.2. Mái đê phía biển đƣợc bảo vệ bởi đá lát khan tại Hà Lan [59]................... 5
Hình 1.3. Bê tông tự chèn bảo vệ mái đê phía biển ở Anh [61] ................................. 5
Hình 1.4. Bảo vệ mái đê phía biển bằng nhựa Asphalt kết hợp đá đổ ở Hà Lan [56] 6
Hình 1.5. Mái đê phía biển đƣợc trồng cỏ tại Hà Lan [54] ......................................... 6
Hình 1.6. Giải pháp trồng cỏ trong các ô lƣới địa kỹ thuật tổng hợp [60] .................. 7
Hình 1.7. Bể bê tông trên mái đê bẫy sóng tràn .......................................................... 7
Hình 1.8. Bể tiêu năng trên đỉnh đê ............................................................................ 8
Hình 1.9. Geotube đƣợc sử dụng bảo vệ bờ biển tại Ấn Độ [53] ............................... 8
Hình 1.10. Kè mỏ hàn đƣợc sử dụng ở Mỹ [58] ......................................................... 9
Hình 1.11. Mô hình đê phá sóng ngầm bảo vệ bờ biển .............................................. 9
Hình 1.12. Rừng ngập mặn bảo vệ bãi [57] .............................................................. 10
Hình 1.13. Giải pháp nuôi bãi chống xói lở [55] ...................................................... 10
Hình 1.14. Các loại hình mất ổn định đê biển ở Việt Nam ....................................... 11
Hình 1.15. Sóng tràn gây vỡ đê biển ở Nam Định [3] .............................................. 12
Hình 1.16. Khoan khảo sát ........................................................................................ 17
Hình 1.17. Lấy mẫu thủ công hiện trƣờng ................................................................ 17
Hình 1.18. Khảo sát địa hình bãi ............................................................................... 18
Hình 1.19. Đầu đo áp lực nƣớc lỗ rỗng (piezometer) ............................................... 18

Hình 1.20. Thiết kế của một lỗ khoan lắp đặt piezometer ........................................ 19
Hình 1.21. Sơ đồ bố trí các đầu đo áp lực nƣớc lỗ rỗng trong thân đê xã Hải Hòa .. 20
Hình 1.22. Lắp đặt và vận hành hệ thống quan trắc.................................................. 20
Hình 1.23. Giao diện phần mềm quan trắc số liệu áp lực nƣớc lỗ rỗng ................... 21

Luận văn thạc sỹ

Nghiên cứu ổn định đê biển huyện Hải Hậu,
tỉnh Nam Định trong bối cảnh biến đổi khí hậu

v


Mục lục

Hình 1.24. Thiết bị và kết quả nghiên cứu tƣơng quan giữa vận tốc dòng chảy với xói
lở [22] ........................................................................................................................ 27
Hình 2.1. Vị trí địa lý của huyện Hải Hậu ................................................................ 28
Hình 2.2. Thống kê các trận bão đổ bộ vào bờ biển Việt Nam (1961-2014)............ 43
Hình 2.3. Các kịch bản biển dâng theo báo cáo lần thứ năm của IPCC [34]............ 44
Hình 3.1. Vị trí đƣờng bờ huyện Hải Hậu qua các năm [28] .................................... 46
Hình 3.2. Xói lở hạ thấp mặt bãi tại Thịnh Long ...................................................... 46
Hình 3.3. Các tuyến đê bị phá hủy trong bão số 7 năm 2005 ................................... 48
Hình 3.4. Nguy cơ mất ổn định cục bộ mái đê biển tại Hải Hậu .............................. 49
Hình 3.5. Nguy cơ mất ổn định trƣợt mái đê phía đồng ........................................... 49
Hình 3.6. Đê biển Hải Hậu theo thiết kế của PAM ................................................... 50
Hình 3.7. Kè mỏ hàn chữ T đƣợc cấu tạo từ các khối tripod .................................... 51
Hình 3.8. Trồng rừng ngập mặn chống xói lở tại xã Hải Đông ................................ 51
Hình 4.1. Tƣơng quan giữa mực thủy triều và áp lực nƣớc lỗ rỗng ......................... 53
Hình 4.2. Tƣơng quan giữa áp lực nƣớc lỗ rỗng với mực thủy triều và lƣợng mƣa

năm 2014 ................................................................................................................... 54
Hình 4.3. Mặt cắt địa chất đê sử dụng tính ổn định trƣợt ......................................... 55
Hình 4.4. Số liệu quan trắc áp lực nƣớc lỗ rỗng tƣơng ứng mực triều +1,98m ........ 56
Hình 4.5. Kết quả theo số liệu quan trắc áp lực nƣớc lỗ rỗng................................... 56
Hình 4.6. Kết quả theo phân tích bằng SEEP/W với mực triều +1,98 m ................. 57
Hình 4.7. Điều kiện biên phân tích ảnh hƣởng của mực thủy triều đến ổn định đê . 58
Hình 4.8. Phân bố áp lực nƣớc lỗ rỗng trong thân đê khi mực thủy triều +1,98m ... 58
Hình 4.9. Thay đổi áp lực nƣớc lỗ rỗng theo mực thủy triều trong ngày ................. 59
Hình 4.10. Dự báo ổn định đê biển trong tƣơng lai .................................................. 60
Hình 4.11. Thay đổi hệ số ổn định của đê theo các kịch bản biển dâng ................... 61
Luận văn thạc sỹ

Nghiên cứu ổn định đê biển huyện Hải Hậu,
tỉnh Nam Định trong bối cảnh biến đổi khí hậu

vi


Mục lục

Hình 4.12. Phân bố áp lực nƣớc lỗ rỗng trong thân đê bão hòa nƣớc....................... 61
Hình 4.13. Hệ số ổn định của mái đê bão hòa nƣớc ................................................. 62
Hình 4.14. Dự báo tốc độ xói lở bãi theo các kịch bản nƣớc biển dâng ................... 63
Hình 4.15. Dự báo tốc độ hạ thấp mặt bãi tại Hải Hậu trong tƣơng lai .................... 64
Hình 4.16. Mặt cắt đê biển đại diện tại các xã huyện Hải Hậu ................................. 66
Hình 4.17. Tốc độ xói mái đê gây bởi sóng tràn trong bão....................................... 67
Hình 4.18. Dự báo tốc độ xói mái đê phía đồng theo kịch bản biển dâng tại Thịnh
Long .......................................................................................................................... 68
Hình 5.1. Một số giải pháp chọn vật liệu địa phƣơng đắp đê ................................... 70
Hình 5.2. Triển vọng sử dụng các loại rác thải tại địa phƣơng ................................. 71

Hình 5.3. Kết cấu sử dụng kết hợp giải pháp gia cƣờng và nâng cấp đê .................. 71
Hình 5.4. Sử dụng vật liệu địa kỹ thuật kết hợp vật liệu địa phƣơng đắp đê ............ 72
Hình 5.5. Mô hình đê mềm Geotube ......................................................................... 74
Hình 5.6. Giải pháp đa bảo vệ cho các đoạn bờ có mức độ xói lở khác nhau .......... 75
Hình 5.7. Giải pháp rãnh thu nƣớc kết hợp trồng cỏ ................................................ 76

Luận văn thạc sỹ

Nghiên cứu ổn định đê biển huyện Hải Hậu,
tỉnh Nam Định trong bối cảnh biến đổi khí hậu

vii


Mục lục

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các chỉ tiêu thí nghiệm và tiêu chuẩn thực hiện ....................................... 21
Bảng 1.2. Chiều cao sóng trong một số trận bão đổ bộ vào khu vực........................ 26
Bảng 2.1. Tính chất cơ lý của trầm tích Holocen ở đới ven bờ tỉnh Nam Định [7].. 40
Bảng 2.2. Tính chất cơ lý đất đắp đê biển Hải Hậu .................................................. 41
Bảng 2.3. Diện tích, dân số và mật độ dân số các xã ven biển huyện Hải Hậu ........ 42
Bảng 3.1. Tốc độ xói lở bờ biển Hải Hậu qua các thời kỳ ........................................ 45
Bảng 4.1. Thông số địa kỹ thuật các lớp đất ............................................................. 56
Bảng 4.2. So sánh kết quả phân tích ......................................................................... 57
Bảng 4.3. Tốc độ xói lở bờ tại khu vực Hải Hậu thời điểm hiện tại (2014) ............. 62
Bảng 4.4. Tốc độ hạ thấp mặt bãi tại Hải Hậu thời điểm hiện tại (2014) ................. 64
Bảng 4.5. Tốc độ xói lở do sóng trong bão ............................................................... 65
Bảng 4.6. Tốc độ xói mặt mái đê phía đồng gây bởi sóng tràn trong bão ................ 67
Bảng 5.1. Các giải pháp mới gia cƣờng đê biển [51]................................................ 69

Bảng 5.2. Các giải pháp chống xói lở kết hợp sử dụng vật liệu địa kỹ thuật [28] .... 72

Luận văn thạc sỹ

Nghiên cứu ổn định đê biển huyện Hải Hậu,
tỉnh Nam Định trong bối cảnh biến đổi khí hậu

viii


Mở đầu

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của nghiên cứu
Huyện Hải Hậu thuộc khu vực ven biển tỉnh Nam Định, đồng bằng Bắc Bộ
Việt Nam. Đây là vùng trọng điểm kinh tế của tỉnh, có mật độ dân cƣ cao. Tỉnh
Nam Định có 91,5 km đê biển, trong đó Hải Hậu chiếm 33,3 km và là nơi có tuyến
đê xung yếu nhất. Hiện tƣợng xói lở trong khu vực đƣợc ghi nhận từ đầu thế kỷ 20
(1905). Xói lở bờ biển đã gây ra những phá hủy nặng nề về cơ sở hạ tầng và thậm
chí cả thiệt hại về ngƣời [28, 52]. Trong tƣơng lai gần, hiện tƣợng phá hủy hệ thống
đê đƣợc dự báo sẽ xuất hiện hàng năm do sự hạn chế về nguồn kinh phí, thiếu hụt
thông tin về thủy văn và các giải pháp thiết kế phù hợp [25].
Tại một số đoạn bờ đã đƣợc kiên cố hóa bằng hệ thống đê, hiện tƣợng xói
theo phƣơng ngang chuyển sang xói mòn theo phƣơng thẳng đứng làm hạ thấp địa
hình bãi biển, phá hủy chân đê. Hiện tƣợng sóng tràn qua mặt đê trong bão cũng là
một trong những nguyên nhân chính gây mất ổn định đê biển do mặt đê phía sau bị
xói bởi sóng tràn. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, dƣới ảnh hƣởng của bão và dâng
cao mực nƣớc biển xói lở bờ biển trong khu vực đã trở nên nghiêm trọng hơn, đe
dọa trực tiếp đến ổn định của hệ thống đê.
Các kết quả nghiên cứu trƣớc đây đã làm sáng tỏ đƣợc lịch sử và giải thích

các nguyên nhân, cơ chế dẫn đến các quá trình xói lở và bồi tụ tại Hải Hậu. Một số
nghiên cứu đã phân tích các nguy cơ gây mất ổn định đê biển liên quan đến hiện
tƣợng trƣợt mái đê, thấm qua thân đê, xói ngầm mới chỉ sử dụng các thông số hải
văn nhƣ sóng và thủy triều chứ chƣa dựa trên số liệu quan trắc thực tế áp lực nƣớc
lỗ rỗng.
Với một số vấn đề còn tồn tại nhƣ trên tác giả đã quyết định chọn đề tài
nghiên cứu có tên “Nghiên cứu ổn định đê biển huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
trong bối cảnh biến đổi khí hậu”.

Luận văn thạc sỹ

Nghiên cứu ổn định đê biển huyện Hải Hậu,
tỉnh Nam Định trong bối cảnh biến đổi khí hậu

1


Mở đầu

2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn là phân tích ổn định của đê biển huyện Hải Hậu thời
điểm hiện tại và dự báo mức độ mất ổn định của đê trong bối cảnh biến đổi khí hậu
tính đến năm 2100 sử dụng số liệu quan trắc áp lực nƣớc lỗ rỗng trong thân đê.
Bƣớc đầu đề xuất giải pháp gia cƣờng, bảo vệ đê sử dụng giải pháp truyền thống kết
hợp giải pháp mới thân thiện môi trƣờng.
Để đạt đƣợc các mục tiêu này, các nội dung nghiên cứu bao gồm: Tổng quan
các nghiên cứu ổn định đê biển trên Thế giới và Việt Nam. Nghiên cứu đặc điểm
địa chất - địa kỹ thuật, lịch sử và hiện trạng đê biển Hải Hậu. Nghiên cứu những ảnh
hƣởng của biến đổi khí hậu đến sự mất ổn định của hệ thống đê biển Hải Hậu, cụ
thể nhƣ sau: Xác định tốc độ lùi của đƣờng bờ và hạ thấp mặt bãi gây bởi mực nƣớc

biển dâng và tốc độ xói lở bờ gây bởi sóng trong bão. Xác định tốc độ xói mái đê
phía đồng gây bởi sóng tràn. Phân tích ổn định trƣợt của mái đê phía biển và phía
đồng tại xã Hải Hòa sử dụng số liệu quan trắc áp lực nƣớc lỗ rỗng trong thân đê.
3. Cấu trúc của luận văn
Cấu trúc của luận văn bao gồm các chƣơng mục nhƣ sau:
Mở đầu
Chƣơng 1. Tổng quan nghiên cứu ổn định của đê biển và phƣơng pháp
nghiên cứu
Chƣơng 2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Hải Hậu
Chƣơng 3. Lịch sử và hiện trạng đê biển huyện Hải Hậu
Chƣơng 4. Phân tích ổn định của đê biển huyện Hải Hậu trong bối cảnh biến
đổi khí hậu
Chƣơng 5. Các giải pháp gia cƣờng ổn định hệ thống đê biển huyện Hải Hậu
ứng phó với biến đổi khí hậu
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Luận văn thạc sỹ

Nghiên cứu ổn định đê biển huyện Hải Hậu,
tỉnh Nam Định trong bối cảnh biến đổi khí hậu

2


Chƣơng 1. Tổng quan nghiên cứu ổn định của đê biển và phƣơng pháp nghiên cứu

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ỔN ĐỊNH CỦA ĐÊ BIỂN VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Nghiên cứu ổn định của đê biển trên Thế giới

Nghiên cứu ổn định của đê biển có ý nghĩa to lớn trong bảo vệ đới bờ, vấn đề
này đã đƣợc nhiều quốc gia quan tâm đặc biệt là các quốc gia phát triển nhƣ Hà
Lan, Đức, Mỹ, Nhật Bản… Các vấn đề liên quan đến ổn định của hệ thống đê biển
có thể kể đến bao gồm mất ổn định do sóng tràn, mất ổn định do xói lở bãi phía
trƣớc đê hay mất ổn định do sóng trong bão. Đặc biệt trong thời gian gần đây vấn đề
mực nƣớc biển dâng do biến đổi khí hậu đã đe dọa nghiêm trọng đến ổn định hệ
thống đê của các khu vực ven biển trên thế giới. Đến nay đã có rất nhiều các công
trình nghiên cứu liên quan đến các vấn đề nêu trên, tuy nhiên trong khuôn khổ luận
văn này tác giả chỉ tổng quan một số các nghiên cứu điển hình đƣợc áp dụng phổ
biến trên thế giới.
De Waal và Van der Meer (1992) đã nghiên cứu sóng tràn qua đê mái nhẵn
không thấm. Trong đó lƣu lƣợng sóng tràn trung bình đƣợc quan tâm thêm độ thiếu
hụt của độ cao lƣu không đỉnh đê. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu này vẫn còn
nhiều hạn chế nhƣ không xét đến ảnh hƣởng của độ nhám mái đê, ảnh hƣởng của cơ
đê và nhất là tính sóng tràn thông qua sóng leo [26]. Van der Meer and Janssen
(1995) đã nghiên cứu bổ sung và làm hạn chế các thiếu hụt trƣớc đó bằng cách tính
toán trực tiếp sóng tràn thông qua độ lƣu không tƣơng đối. Sóng tràn còn phụ thuộc
vào tính chất tƣơng tác sóng với công trình thể hiện qua các sóng vỡ và sóng không
vỡ. Trong nghiên cứu này đã xây dựng đƣợc công thức tính toán sóng tràn có thể áp
dụng cho đê có cơ ở phía biển và xem xét độ nhám của mái đê [8].
K.W.Pilarczyk (2001) đã nghiên cứu đƣa ra cơ chế phá huỷ đê khi sóng tràn
qua việc mô tả tác động của sóng tràn với mặt cắt đê biển (hình 1.1). Mái đê phía
biển chịu trực tiếp tải trọng của sóng tác dụng. Thân đê có thể bị phá hỏng ở phía
biển do tác động của sóng và áp lực thấm đẩy ngƣợc dƣới đáy viên gia cố. Đỉnh đê
có thể bị xói bề mặt, lớp sét bọc ngoài thân đê có thể bị xói, trƣợt cục bộ do thấm
Luận văn thạc sỹ

Nghiên cứu ổn định đê biển huyện Hải Hậu,
tỉnh Nam Định trong bối cảnh biến đổi khí hậu


3


Chƣơng 1. Tổng quan nghiên cứu ổn định của đê biển và phƣơng pháp nghiên cứu

hoặc trƣợt tổng thể cả mái. Nhƣ vậy khi sóng tràn, cả mái trong đồng và mái ngoài
biển đều có thể bị phá hủy [38].

Hình 1.1. Cơ chế phá hủy đê do sóng tràn (theo K. W. Pilarczyk, 2001)

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, hàng năm bão ngày càng gia tăng cả về số
lƣợng và độ mạnh. Nhƣ là hệ quả, tốc độ xói lở mạnh mẽ có thể diễn ra dọc các đới
ven bờ trong tƣơng lai. Kriebel và Dean (1993) đã nghiên cứu và đƣa ra công thức
dự báo tốc độ xói lở bờ biển gây bởi sóng trong bão [37].
Bên cạnh cơ chế phá hủy đê do sóng tràn, xói lở bờ biển là một nguyên nhân
ảnh hƣởng đến ổn định lâu dài của đê biển. Mực nƣớc biển dâng cao đã làm cƣờng
hóa xói lở bờ biển. Để dự báo sự gia tăng mức độ xói lở do dâng cao mực nƣớc
biển, Bruun (1962) đã đƣa ra quan hệ giữa mức độ gia tăng xói lở và lƣợng dâng
cao mực nƣớc [23].
Tại các đoạn bờ có đê, biển sẽ không tiếp tục lấn sâu vào đất liền và xói theo
phƣơng ngang chuyển sang xói theo phƣơng thẳng đứng, làm hạ thấp địa hình bãi
biển ở chân đê. Xói lở làm hạ thấp địa hình bãi, phá huỷ chân khay đê biển đã đƣợc
ghi nhận bằng các mô hình vật lý ở trong phòng thí nghiệm bởi Barnett và Wang
(1988). Hiện tƣợng này đƣợc xác định chủ yếu là do sự hình thành các dòng chảy
rối do sóng tƣơng tác với đê biển gây ra. Ngoài ra, sóng phản xạ từ đê cũng góp
phần cƣờng hoá hiện tƣợng này [20].

Luận văn thạc sỹ

Nghiên cứu ổn định đê biển huyện Hải Hậu,

tỉnh Nam Định trong bối cảnh biến đổi khí hậu

4


Chƣơng 1. Tổng quan nghiên cứu ổn định của đê biển và phƣơng pháp nghiên cứu

1.2. Các giải pháp bảo vệ đê biển trên thế giới
1.2.1. Các giải pháp bảo vệ mái đê phía biển
a) Đá lát khan, mảng bê tông, cấu kiện bê tông lắp ghép tự chèn
Hiện nay, giải pháp đá lát khan, mảng bê tông và cấu kiện bê tông lắp ghép
tự chèn vẫn là lựa chọn phổ biến nhất để bảo vệ mái đê phía biển trên thế giới (hình
1.2). Cấu kiện bê tông tự chèn là dùng các cấu kiện bê tông có kích thƣớc và trọng
lƣợng đủ lớn đặt liên kết tạo thành mảng bảo vệ chống xói cho mái phía biển do tác
động của sóng và dòng chảy (hình 1.3). Để gia tăng ổn định và giảm thiểu kích
thƣớc cấu kiện ngƣời ta không ngừng nghiên cứu cải tiến hình dạng cấu kiện và liên
kết giữa các cấu kiện theo hình thức tự chèn [5].

Hình 1.2. Mái đê phía biển đƣợc bảo vệ bởi đá lát khan tại Hà Lan [59]

Hình 1.3. Bê tông tự chèn bảo vệ mái đê phía biển ở Anh [61]

Luận văn thạc sỹ

Nghiên cứu ổn định đê biển huyện Hải Hậu,
tỉnh Nam Định trong bối cảnh biến đổi khí hậu

5



Chƣơng 1. Tổng quan nghiên cứu ổn định của đê biển và phƣơng pháp nghiên cứu

b) Gia cố mái đê bằng nhựa đường (Bituminous Revetment)
Vật liệu này thƣờng dùng kết hợp với vật liệu khác để gia cƣờng nhƣ nhựa
đƣờng - đá xếp, nhựa đƣờng - bê tông khối, bê tông Asphalt đƣợc ứng dụng trong
xây dựng công trình thủy lợi, đê biển của nhiều nƣớc tiên tiến nhƣ Nauy, Hà Lan,
Mĩ và một số nƣớc khác (hình 1.4).

Hình 1.4. Bảo vệ mái đê phía biển bằng nhựa Asphalt kết hợp đá đổ ở Hà Lan [56]

d) Trồng cỏ bảo vệ
Trồng cỏ trên mái đê là một giải pháp rất thân thiện với môi trƣờng và tạo
cảnh quan đẹp. Tuy nhiên giải pháp này chỉ có thể áp dụng tại những đoạn đê không
chịu tác động trực tiếp của sóng biển, giải pháp này có thể làm giảm sự xói bề mặt
của đê do tác động của mƣa lớn.

Hình 1.5. Mái đê phía biển đƣợc trồng cỏ tại Hà Lan [54]

Luận văn thạc sỹ

Nghiên cứu ổn định đê biển huyện Hải Hậu,
tỉnh Nam Định trong bối cảnh biến đổi khí hậu

6


Chƣơng 1. Tổng quan nghiên cứu ổn định của đê biển và phƣơng pháp nghiên cứu

1.2.2. Các giải pháp bảo vệ mái đê phía đồng
a) Trồng cỏ trên mái đê

Giải pháp trồng cỏ bảo vệ mái đê phía đồng đƣợc áp dụng tại nhiều quốc gia
trên thế giới. Lớp cỏ này có thể đƣợc trồng trực tiếp trên mặt đê hoặc đƣợc trồng
trong các ô chia bởi cấu kiện bê tông hay các ô làm từ vật liệu địa kỹ thuật tổng hợp
(geo-cell) (hình 1.6). Rễ cỏ có khả năng chống xói bề mặt do sóng tràn rất hiệu quả.

Hình 1.6. Giải pháp trồng cỏ trong các ô lƣới địa kỹ thuật tổng hợp [60]

c) Kết cấu thuỷ công giảm vận tốc xói do sóng tràn
Để làm giảm tác động của sóng tràn, bể bê tông chứa nƣớc có thể đƣợc xây
dựng trên mặt đê. Các bể này đƣợc thiết kế có độ sâu đủ lớn để có thể lƣu giữ lƣợng
nƣớc do sóng tràn gây ra (hình 1.7). Lƣợng nƣớc này sau đó đƣợc xả ra mái phía
đồng thông qua hệ ống thoát nƣớc hoặc để chảy tràn nhƣng trong trƣờng hợp này
năng lƣợng sóng tràn đã đƣợc giảm đáng kể khi đi qua các bể tiêu năng (hình 1.8) [4].

Hình 1.7. Bể bê tông trên mái đê bẫy sóng tràn

Luận văn thạc sỹ

Nghiên cứu ổn định đê biển huyện Hải Hậu,
tỉnh Nam Định trong bối cảnh biến đổi khí hậu

7


Chƣơng 1. Tổng quan nghiên cứu ổn định của đê biển và phƣơng pháp nghiên cứu

Hình 1.8. Bể tiêu năng trên đỉnh đê

1.2.3. Các giải pháp bảo vệ bãi phía trước đê
a) Công nghệ đê mềm geotube

Geotube (từ viết tắt của geotextile tube) là các túi vải địa kỹ thuật hình ống
đƣợc bơm đầy cát bên trong, chúng có khả năng hoạt động nhƣ các đê mềm. Trên
thế giới hiện nay công nghệ Geotube đã đƣợc ứng dụng hiệu quả cho việc phục hồi
bãi biển bị xói lở (hình 1.9).

Hình 1.9. Geotube đƣợc sử dụng bảo vệ bờ biển tại Ấn Độ [53]

Luận văn thạc sỹ

Nghiên cứu ổn định đê biển huyện Hải Hậu,
tỉnh Nam Định trong bối cảnh biến đổi khí hậu

8


Chƣơng 1. Tổng quan nghiên cứu ổn định của đê biển và phƣơng pháp nghiên cứu

Về cơ bản có ba kiểu công trình Geotube: 1- Geotube đặt nửa chìm, nửa lộ
thiên vuông góc với bờ nhƣ kiểu mỏ hàn, nhằm hạn chế dòng ven bờ, tăng cƣờng
bồi tụ phù sa mà dòng chảy ven bờ mang theo, duy trì tại chỗ lƣợng phù sa theo cơ
chế bồi tụ; 2- Geotube đặt ngầm và song song với bờ, có tác dụng làm giảm bớt
năng lƣợng sóng lừng mạnh, nguy hiểm, tạo vùng sóng lừng nhỏ hơn, cho phép bùn
cát lắng đọng trong vùng bị xói lở; 3- Geotube đặt sát chân và trực tiếp bảo vệ các
đụn cát ven biển.
b) Kè mỏ hàn
Kè mỏ hàn là một loại công trình đƣợc xây dựng nhằm bảo vệ bờ biển chúng
có chức năng giảm lƣu tốc dòng chảy, giảm vận chuyển bùn cát dọc bờ, tạo vùng
nƣớc tĩnh để giữ bùn cát bồi cho vùng bờ, bãi bị xói và có thể giảm lực xung kích
của sóng tác dụng vào bờ.


Hình 1.10. Kè mỏ hàn đƣợc sử dụng ở Mỹ [58]

c) Đê phá sóng ngầm từ xa

Hình 1.11. Mô hình đê phá sóng ngầm bảo vệ bờ biển

Luận văn thạc sỹ

Nghiên cứu ổn định đê biển huyện Hải Hậu,
tỉnh Nam Định trong bối cảnh biến đổi khí hậu

9


Chƣơng 1. Tổng quan nghiên cứu ổn định của đê biển và phƣơng pháp nghiên cứu

Đây là giải pháp hiệu quả đƣợc sử dụng nhằm triệt tiêu năng lƣợng sóng. Các
nghiên cứu trƣớc đây chỉ ra rằng năng lƣợng sóng có thể giảm từ 15 - 50% khi sử
dụng các đê phá sóng ngầm này.
d) Rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn đóng vai trò rõ rệt trong việc giảm sóng. Các nghiên cứu đã
chỉ ra rằng chiều cao sóng giảm do rừng ngập mặn cao hơn từ 4 - 20 lần so với giảm
sóng thuần túy bằng ma sát đáy. Tuy nhiên rừng ngập mặn chỉ phát huy vai trò giảm
sóng khi cây đã trƣởng thành và chiều rộng rừng đủ rộng.

Hình 1.12. Rừng ngập mặn bảo vệ bãi [57]

e) Nuôi bãi nhân tạo
Tại một số nƣớc phát triển giải pháp nuôi bãi (beach nourishment) đối với
các khu vực bờ bị xói lở mạnh cũng đƣợc áp dụng. Phƣơng pháp này thân thiện với

môi trƣờng tuy nhiên cần chi phí lớn và phải duy trì thƣờng xuyên.

Hình 1.13. Giải pháp nuôi bãi chống xói lở [55]
Luận văn thạc sỹ

Nghiên cứu ổn định đê biển huyện Hải Hậu,
tỉnh Nam Định trong bối cảnh biến đổi khí hậu

10


Chƣơng 1. Tổng quan nghiên cứu ổn định của đê biển và phƣơng pháp nghiên cứu

1.3. Nghiên cứu ổn định của đê biển tại Việt Nam
Mai Văn Công và nnk (2009) đã chỉ ra các cơ chế phá hủy đê biển ở Việt
Nam gồm các loại sau: Chảy tràn (overflow) do cao trình đỉnh đê thấp hơn mực
nƣớc biển, sóng tràn gây xói lở mái phía sau đê, sóng tràn gây mất ổn định trƣợt
mái phía sau đê, xói lở gây hạ thấp mặt bãi phía biển đê dẫn đến phá hủy chân đê,
mất ổn định trƣợt mái phía sau đê, mất ổn định trƣợt mái trƣớc đê, mất ổn định cục
bộ và xói ngầm do dòng thấm từ mái phía trƣớc sang phía sau đê (piping) (hình
1.14). Trong các cơ chế phá hủy trên, sóng tràn gây phá hủy đê chiếm 45%; Xói lở
hạ thấp mặt bãi phía trƣớc đê và chân đê gây mất ổn định chiếm 28%; Phá hủy lớp
bảo vệ mặt đê gây mất ổn định đê chiếm 22%. Các cơ chế khác gây mất ổn định hệ
thống đê nhƣ: xói ngầm, phá hủy nhỏ của mái và thân đê chiếm phần trăm nhỏ còn
lại [25].

Hình 1.14. Các loại hình mất ổn định đê biển ở Việt Nam

Luận văn thạc sỹ


Nghiên cứu ổn định đê biển huyện Hải Hậu,
tỉnh Nam Định trong bối cảnh biến đổi khí hậu

11


Chƣơng 1. Tổng quan nghiên cứu ổn định của đê biển và phƣơng pháp nghiên cứu

Hình 1.15. Sóng tràn gây vỡ đê biển ở Nam Định [3]

Trong những năm qua, rất nhiều nghiên cứu đê biển đã đƣợc thực hiện nhƣ
nghiên cứu công nghệ vật liệu xây dựng đê biển. Nhiều thí nghiệm mô hình vật lý
kết hợp với phân tích lý thuyết cho các kịch bản khác nhau, có điều kiện biên sát
với thực tế của đê biển Việt Nam nhằm nghiên cứu sóng tràn đã đƣợc thực hiện.
Bên cạnh đó còn có các nghiên cứu mặt cắt đê biển và đề xuất mặt cắt ngang đê
biển hợp lý với từng loại đê và phù hợp với điều kiện từng vùng từ Quảng Ninh đến
Quảng Nam và từ Quảng Ngãi đến Bà Rịa Vũng Tàu. Hay các nghiên cứu về cơ sở
khoa học và đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ đảm bảo sự ổn định và độ
bền của đê biển hiện có trong trƣờng hợp sóng, triều cƣờng tràn qua đê [18].
Hoàng Việt Hùng (2012) đã nghiên cứu cơ sở khoa học cho giải pháp neo
xoắn tăng cƣờng ổn định mảng gia cố hiện tại bảo vệ mái đê phía biển mà không
cần bóc bỏ, thay thế bằng cấu kiện mới. Trong nghiên cứu này tác giả đã chỉ ra giải
pháp neo gia cố cho tấm lát mái là giải pháp mới, có tác dụng gia tăng ổn định và
hạn chế chuyển vị, xô lệch của mảng gia cố mái đê phía biển dƣới tác dụng của
sóng. Ngoài ra, tác giả cũng đề xuất sử dụng phụ gia CONSOLID để gia cƣờng đất
hàm lƣợng cát cao đắp vỏ bọc đê biển thay thế đất sét cũng là đề xuất khoa học
công nghệ mới, có tính hiệu quả cao khi nguồn đất sét đắp vỏ bọc đê biển ngày càng
hạn hẹp [4].
Luận văn thạc sỹ


Nghiên cứu ổn định đê biển huyện Hải Hậu,
tỉnh Nam Định trong bối cảnh biến đổi khí hậu

12


Chƣơng 1. Tổng quan nghiên cứu ổn định của đê biển và phƣơng pháp nghiên cứu

Nguyễn Văn Thìn (2014) đã nghiên cứu bản chất ảnh hƣởng của tƣờng đỉnh
đến các đặc trƣng sóng tràn và chứng minh đƣợc tính ƣu việt của thềm trƣớc thông
qua việc đi sâu phân tích quá trình tƣơng tác sóng - tƣờng. Xây dựng đƣợc công
thức thực nghiệm xác định hệ số ảnh hƣởng tổng hợp của tƣờng đỉnh thấp trên đê
đến lƣu lƣợng sóng tràn trung bình cho trƣờng hợp sóng đều; Xây dựng đƣợc đƣờng
cong quan hệ tƣờng minh giữa chiều cao sóng bắn với các tham số sóng và hình học
tƣờng; Xây dựng đƣợc một mặt cắt ngang đê biển tƣờng đỉnh có thềm trƣớc hợp lý,
hiệu quả, phù hợp với thực tiễn đê biển Bắc Bộ - Việt Nam [6].
Tại khu vực Hải Hậu có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề
xói lở bờ và mất ổn định của hệ thống đê biển đã đƣợc thực hiện. Sau đây là một số
nghiên cứu đã đƣợc tác giả tổng hợp lại.
a) Nghiên cứu dự báo, phòng chống sạt lở bờ biển Bắc Bộ từ Quảng Ninh
tới Thanh Hóa, Trần Đức Thạnh và nnk (2000)
Mục tiêu của dự án là đánh giá hiện trạng, diễn biến, nguyên nhân và dự báo,
cảnh báo xói lở bờ biển Bắc Bộ, trọng điểm là khu vực Cát Hải (Hải Phòng) và Hải
Hậu (Nam Định). Trên cơ sở dó đề xuất các giải pháp phòng chống xói lở bờ tại hai
khu vực trọng điểm này. Các kết quả chính đạt đƣợc của nghiên cứu có thể tóm tắt
lại nhƣ sau:
-

Nguyên nhân gián tiếp gây xói lở bờ do quá trình tiến hóa tự nhiên của


châu thổ Sông Hồng gây thiếu hụt cán cân bồi tích. Trong đó sự suy tàn của cửa Hà
Lạn (sông Sò) đã làm thiếu hụt nghiêm trọng lƣợng bồi tích cung cấp cho khu vực
Hải Hậu.
-

Bên cạnh đó các nguyên nhân trực tiếp đƣợc xác định là hoạt động nhân

sinh của con ngƣời nhƣ chặt phá rừng ngập mặn làm xói lở bãi triều, xây dựng các
hệ thống đê kè, đập trên thƣợng nguồn hệ thống sông Hồng đã làm giảm một lƣợng
lớn bồi tích cung cấp cho khu vực.

Luận văn thạc sỹ

Nghiên cứu ổn định đê biển huyện Hải Hậu,
tỉnh Nam Định trong bối cảnh biến đổi khí hậu

13


Chƣơng 1. Tổng quan nghiên cứu ổn định của đê biển và phƣơng pháp nghiên cứu

Nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp phòng chống xói lở bờ khu vực Hải
Hậu nhƣ quan trắc diễn biến xói lở để áp dụng hợp lý các giải pháp công trình, phi
công trình. Các tác giả đề xuất sử dụng kè mỏ hàn chữ T với mục đích nuôi bãi [16].

b) Biến động đường bờ khu vực châu thổ Sông Hồng, Pruszack và nnk (2002)
Nghiên cứu tập trung phân tích sự tiến hóa đƣờng bờ khu vực Nam Định sử
dụng mô hình UNIBEST. Trong đó tập trung chủ yếu vào khu vực Hải Hậu nơi mà
có sự biến động đƣờng bờ mạnh mẽ nhất và dễ bị ảnh hƣởng nhất. Kết quả nghiên
cứu chỉ ra rằng nguyên nhân gây ra xói lở bờ biển Hải Hậu đó là so sự biến đổi khí

hậu và sự phức tạp của địa hình đã ảnh hƣởng đến sự vận chuyển trầm tích các khu
vực xung quanh. Tuy nhiên, xói lở trong khu vực có thể đƣợc giảm bớt khi có các
công trình thủy lợi bảo vệ bờ dọc theo bãi biển [42].
c) Xói lở bờ biển khu vực tập trung đông dân cư - Lấy ví dụ tỉnh Nam
Định, đồng bằng châu thổ Sông Hồng, Việt Nam, Bas Wijdeven (2002)
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định lịch sử biến động đƣờng bờ Nam Định
cũng nhƣ dự báo sự thay đổi của nó trong tƣơng lai. Nghiên cứu cũng đã mô phỏng
lại đặc điểm đƣờng bờ trong 100 năm qua và những tƣơng tác của nó với công trình
bảo vệ bờ. Từ đó dự báo các vấn đề mất ổn định đê biển do xói lở và đề xuất các
giải pháp phù hợp. Mô hình vận chuyển trầm tích dọc bờ WATRON và UNIBEST
đã đƣợc sử dụng kết hợp mô hình động biến đổi đƣờng bờ (đƣợc phát triển bởi
WL/Delft hydraulics). Một số kết quả đạt đƣợc nhƣ sau:
-

Quá trình tiến hóa của cửa sông Hồng đã dẫn đến sự thay đổi có tính chu

kỳ về cán cân bùn cát cung cấp cho khu vực.
-

Đập thủy điện Hòa Bình xây dựng trên sông Đà làm giảm 53% lƣợng

bùn cát cung cấp cho hệ thống sông Hồng đây là nguyên nhân chính làm suy giảm
lƣợng bùn cát cung cấp cho bờ biển [21].

Luận văn thạc sỹ

Nghiên cứu ổn định đê biển huyện Hải Hậu,
tỉnh Nam Định trong bối cảnh biến đổi khí hậu

14



Chƣơng 1. Tổng quan nghiên cứu ổn định của đê biển và phƣơng pháp nghiên cứu

d) Nghiên cứu sự hình thành và biến đổi quá trình bồi tụ và xói lở đới ven
biển Thái Bình - Nam Định, Đỗ Minh Đức (2004)
Mục tiêu của luận án là làm sáng tỏ hiện trạng, cơ chế hình thành và dự báo
sự biến đổi quá trình bồi tụ - xói lở ở đới ven bờ Thái Bình - Nam Định dƣới ảnh
hƣởng của hoạt động nội sinh, ngoại sinh và nhân sinh, trong đó chủ yếu là các tác
động của sông, biển và hoạt động kinh tế - công trình. Luận án đã đạt đƣợc các kết
quả nghiên cứu nhƣ sau:
-

Bồi tụ - xói lở ở Thái Bình - Nam Định là kết quả tƣơng tác chủ yếu giữa

đới ven biển với sông - biển, trong đó quá trình bồi tụ do hoạt động của sông chiếm
ƣu thế, còn xói lở do chịu tác động chính của biển đƣợc phân bố đan xen.
-

Hoạt động kinh tế - công trình ở đới ven bờ Thái Bình - Nam Định đƣợc

đặc trƣng bởi xây dựng đê lấn biển, trồng và khai thác rừng ngập mặn có ảnh hƣởng
cục bộ đến quá trình bồi tụ - xói lở.
-

Đới ven bờ Thái Bình - Nam Định đƣợc phân ra thành 2 khu vực là ven

bờ và nƣớc sâu ven bờ, trong đó khu vực ven bờ gồm 5 vùng có đặc điểm bồi tụ xói lở khác nhau. Diễn tiến quá trình bồi tụ - xói lở tại khu vực ven bờ luôn biến đổi
theo không gian, thời gian, phụ thuộc vào các tác động ngoại sinh, nội sinh và là cơ
sở quan trọng xác định hoạt động kinh tế - công trình thích hợp [4].

e) Đánh giá ổn định đê biển ở Việt Nam, lấy ví dụ tại tỉnh Nam Định, Mai
Văn Công (2004)
Mục tiêu chính của nghiên cứu là:
-

Phân tích các cơ chế có thể dẫn đến phá hủy đê biển trong điều kiện hiện tại.

-

Đánh giá phƣơng pháp thiết kế đê biển ở Hải Hậu, Nam Định. So sánh

mức độ ổn định đê biển Hải Hậu khi thiết kế bằng tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu
chuẩn Hà Lan.
Một số kết quả đạt đƣợc có thể tóm tắt nhƣ sau:

Luận văn thạc sỹ

Nghiên cứu ổn định đê biển huyện Hải Hậu,
tỉnh Nam Định trong bối cảnh biến đổi khí hậu

15


×