Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Thiết kế tiến trình dạy học theo góc bài từ trường của dòng diện chạy trong các dây dẫn có dạng đặc biệt VL11NC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.95 KB, 4 trang )

Thiết kế tiến trình dạy học theo góc bài 21- Từ trường của
dòng diện chạy trong các dây dẫn có dạng đặc biệt.
1. Góc trải nghiệm
1.1 Mục tiêu:
- Làm thí nghiệm với các dòng điện thẳng dài, dòng điện tròn, dòng điện chạy
trong ống dây dẫn hình trụ.
- Xác định được hình dạng các đường sức từ của các dòng điện
- Tìm được quy tắc mối liên hệ giữa chiều dòng điện và chiều đường sức từ
- Viết được công thức tính cảm ứng từ của dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng
dài, tại tâm dòng điện tròn, tại một điểm trong lòng ống dây.
1.2 Dụng cụ:
- Phiếu học tập số 1
- Nguồn điện, kim nam châm nhỏ, mạt sắt
- Một dây dẫn thẳng dài xuyên qua và vuông góc với tấm bìa
-Một vòng dây dẫn tròn đặt trong mặt phẳng xuyên qua tấm bìa đặt nằm ngang
- Một ống dây hình trụ được đặt sao cho các vòng dây của ống xuyên qua và
vuông góc với tấm bìa, chứa tâm các vòng
1.3 nhiệm vụ
-Tiến hành thí nghiệm với dòng điện thẳng dài, dòng điện tròn, dòng điện chạy
trong ống dây hình trụ.
- Nêu hình dạng các đường sức từ.
- Đưa ra quy tắc mối quan hệ giữa chiều dòng điện và chiều các đường sức từ
- Hoàn thành phiếu học tập 1
2. Góc quan sát
2.1 Mục tiêu
- Quan sát các TN, hiện tượng


- Nhận xét về hình dạng các đường sức từ của các dòng điện thẳng, dòng điện
tròn, dòng điện chạy trong ống dây hình trụ.
- Mối liên hệ chiều dòng điện và chiều đường sức từ.


2.2 Dụng cụ:
- Các video quay lại các hình ảnh liên quan đến các đường sức từ của các dòng
điện, sử dụng phương tiện dạy học số để mô phỏng các thí nghiệm.
- Phiếu học tập
2.3 Nhiệm vụ:
- HS quan sát video, quan sát các TN mô phỏng đưa ra hình dạng các đường
sức từ của dòng điện trong dây dẫn thẳng, dòng điện tròn, dòng điện chạy trong
ống dây hình trụ.
- Quan sát để rút ra mối quan hệ giữa chiều dòng điện và chiều các đường sức
từ
- Hoàn thành phiếu học tập 2
3. Góc phân tích.
3.1 Mục tiêu:
- Đọc sách giáo khoa, từ đó biết cách xác định chiều đường sức từ của từ
trường của dòng điện thẳng dài, dòng điện tròn, dòng điện chạy trong ống dây
hình trụ.
- Đưa ra công thức tính cảm ứng từ của dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài
B = 2.10-7I/r, tại tâm vòng dây B = 2π.10-7NI/l, tại 1 điểm trong lòng ống dây B
= 4π.10-7nI
3.2 Dụng cụ:
- sách giáo khoa, các tài liệu liên quan đến bài học
- phiếu học tập số 3.
3.3 Nhiệm vụ :
- Đọc SGK, các tài liệu có liên quan
- Hoàn thành phiếu học tập số 3.


4. Sau khi thực hiện xong nhiệm vụ tại mỗi góc với thời gian đã quy định, các
nhóm luân chuyển đổi góc cho nhau, mỗi nhóm phải thực hiện đủ 3 góc để đạt
được mục tiêu bài học.

5. Sau khi các nhóm đã qua đủ 3 góc, mỗi thành viên trong nhóm đại diện trình
bày kết quả nhóm mình đã thu được. các nhóm khác lắng nghe, góp ý. Sau đó
GV nhận xét, đánh giá các nhóm và rút ra nội dung của bài học.
6. Nội dung các phiếu học tập
Phiếu học tập số 1
1. Nhận xét về hình dạng đường sức từ của dòng điện thẳng dài? Chiều các
đường sức từ này phụ thuộc chiều dòng điện như thế nào?
.........................................................................................................................
2. Nhận xét về hình dạng các đường sức từ của dòng điện tròn? Chiều các
đường sức từ này phụ thuộc chiều dòng điện như thế nào?
.........................................................................................................................
3. Nhận xét về hình dạng các đường sức từ ở bên trong và bên ngoài ống dây?
Chiều các đường sức từ này phụ thuộc chiều dòng điện như thế nào?
.......................................................................................................................

Phiếu học tập số 2
1. Nhận xét về hình dạng các đường sức từ của dòng điện thẳng dài, dòng điện
tròn, dòng điện chạy trong ống dây hình trụ?
………………………………………………………………………………….
2. Cách xác định các đường sức từ?
………………………………………………………………………………….
3. Chiều các đường sức từ và chiều dòng điện tuân theo quy tắc nào?
………………………………………………………………………………….

Phiếu học tập số 3
1. Các đường sức từ của dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài có dạng thế
nào? Chiều các đường sức từ được xác định theo quy tắc nào?
………………………………………………………………………………….



2. Các đường sức từ của dòng điện tròn có dạng thế nào? Chiều các đường sức
từ được xác định theo quy tắc nào?
………………………………………………………………………………….
3. Các đường sức từ của dòng điện chạy trong ống dây có dạng thế nào? Chiều
các đường sức từ được xác định theo quy tắc nào?
………………………………………………………………………………….
4. Đưa ra công thức tính cảm ứng từ của dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng
dài, tại tâm vòng dây và tại 1 điểm trong lòng ống dây?
………………………………………………………………………………….



×