Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Đánh giá các yếu tố tác động đến việc thực hiện kê khai thuế qua mạng đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 107 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi : NGUYỄN NGỌC SƠN, xin cam đoan rằng:
- Đây là công trình do chính bản thân tôi nghiên cứu và trình bày.
- Các số liệu thu thập và kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong đề tài này là
trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của đề tài nghiên cứu.

-i-


LỜI CÁM ƠN
Trƣớc tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Quý lãnh đạo Trƣờng và Quý thầy cô
Khoa sau đại học Trƣờng Đại học Tài Chính Marketing, đã tổ chức chƣơng trình giảng
dạy sau đại học, để bản thân tôi cùng toàn thể học viên trong lớp đƣợc học hỏi, nâng
cao kiến thức cho bản thân mình
Riêng tôi, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Trần Văn Thi, ngƣời đã tận tình
hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp. Nhờ có sự giúp đỡ của
thầy, tôi mới có thể hoàn thành đƣợc luận văn của mình.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong hội đồng phản biện đề cƣơng
đã góp ý chỉnh sửa để đề tài của tôi đƣợc tốt hơn.
Xin cảm ơn đến tất cả anh chị em đồng nghiệp và các doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh Bình Dƣơng đã dành chút thời gian trả lời câu hỏi khảo sát của tôi và tôi không
quên cảm ơn anh chị em học viên cùng lớp đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại
trƣờng.
Xin đƣợc gửi lời cám ơn đến cha mẹ và gia đình tôi, những ngƣời đã nuôi nấng
và đêm đến cho tôi những gì tốt đẹp nhất, giúp tôi hoàn thành tốt chƣơng trình học của
mình.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2014

Nguyễn Ngọc Sơn



-ii-


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ..............................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .........................................................................................ix
TÓM TẮT........................................................................................................................ x
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................xi
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ............................................................................................. 1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .........................................................................1
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ...................................................................3
1.2.1 Các nghiên cứu nƣớc ngoài .............................................................................3
1.2.2 Các nghiên cứu trong nƣớc ..............................................................................6
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ........................................................... 6
1.4 PHẠM VI, ĐỐI TƢỢNG ....................................................................................... 7
1.5 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................................7
1.6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ....................................7
1.7 BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU .............................................................................8
CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ LUẬN .........................................................................9
2.1 LÝ THUYẾT HÀNH VI ........................................................................................ 9
2.1.1 Khái niệm hành vi ............................................................................................ 9
2.1.2 Các dạng hành vi ............................................................................................ 9
2.1.3 Quá trình ra quyết định ..................................................................................10
2.1.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi .............................................................. 10
2.2 TỔNG QUAN VỀ HÀNH VI KÊ KHAI THUẾ QUA MẠNG .......................... 11
2.2.1 Khái niệm kê khai thuế qua mạng .................................................................11

2.2.3 Phân loại hoạt động kê khai thuế qua mạng ..................................................12
2.2.3 Tính hiệu quả của ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế ...........13
2.2.4 Rủi ro trong quản lý thuế bằng công nghệ thông tin ....................................14
2.2.5 Hành vi kê khai thuế qua mạng .....................................................................15

-iii-


2.2.6 Khái niệm sự hài lòng của NNT đối với khai thuế qua mạng ....................... 16
2.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KÊ KHAI THUẾ QUA MẠNG ...............16
2.3.1 Các yếu tố từ môi trƣờng bên ngoài .............................................................. 16
2.3.2 Các yếu tố tác động đến việc thực hiện kê khai thuế qua mạng từ phía doanh
nghiệp...................................................................................................................... 18
2.4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KÊ KHAI
THUẾ QUA MẠNG ..................................................................................................21
2.4.1 Mô hình TAM ................................................................................................ 21
2.4.2 Mô hình tích hợp TAM-TPB .........................................................................24
2.4.3 Mô hình Pin Yu Chu ...................................................................................... 25
2.4.4 Mô hình Suhani Anuar..................................................................................26
CHƢƠNG 3. THIẾT KẾ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH
GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG KÊ KHAI THUẾ QUA MẠNG TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH BÌNH DƢƠNG .......................................................................................... 28
3.1 THIẾT KẾ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƢỞNG ĐẾN KÊ KHAI THUẾ QUA MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH
DƢƠNG ..................................................................................................................... 28
3.1.1 Thiết kế mô hình nghiên cứu .........................................................................28
3.1.2 Các biến giả thuyết trong nghiên cứu ............................................................ 29
3.2 THIẾT KẾ KHUNG PHÂN TÍCH VÀ PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ............30
3.2.1 Thiết kế khung phân tích ...............................................................................30
3.2.2 Phƣơng pháp phân tích .................................................................................31

3.3 PHƢƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƢỞNG ...........................................................................................................34
3.4 PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƢỞNG .................................................................................................................... 36
CHƢƠNG 4. THỰC TRẠNG KÊ KHAI THUẾ QUA MẠNG VÀ KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG KÊ KHAI THUẾ QUA MẠNG TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƢƠNG..................................................................................37
4.1 THỰC TRẠNG KÊ KHAI THUẾ QUA MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH
DƢƠNG ..................................................................................................................... 37
4.1.1 Thực trạng kê khai thuế qua mạng trong nƣớc .............................................37
4.1.2 Thực trạng kê khai thuế qua mạng tại Bình Dƣơng ......................................39
4.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỐNG KÊ ĐỊNH TÍNH THÔNG TIN
NGƢỜI TRẢ LỜI VÀ CƠ CẤU DOANH NGHIỆP ................................................44

-iv-


4.2.1 Thống kê thông tin ngƣời trả lời ....................................................................44
4.2.2 Mô tả về thông tin doanh nghiệp ...................................................................45
4.3 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT ĐỊNH LƢỢNG VÀ CÁC
KIỂM ĐỊNH...............................................................................................................47
4.3.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ..................47
4.3.2 Kiểm định giá trị thang đo (Phân tích nhân tố khám phá- EFA) ................... 52
4.3.3 Mối tƣơng quan tuyến tính của các biến trong mô hình ............................... 57
4.3.4 Phân tích hồi quy tuyến tính .........................................................................58
4.4. PHÂN TÍCH ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC BIẾN ĐỊNH TÍNH ĐẾN SỰ CHẤP
THUẬN KHAI THUẾ QUA MẠNG. .......................................................................61
4.4.1 Phân tích Homogeneity.................................................................................61
4.4.2 Phân tích ANOVA các biến định tính ........................................................... 62
4.5 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC

KÊ KHAI THUẾ QUA MẠNG TẠI BÌNH DƢƠNG ...............................................64
4.5.1 Đánh giá mức độ dễ sử dụng .........................................................................64
4.5.2 Đánh giá về mức độ hữu dụng .......................................................................65
4.5.3 Đánh giá về mức độ tin cậy ...........................................................................66
4.5.4 Đánh giá yếu tố thông tin...............................................................................67
4.5.5 Đánh giá khả năng ứng dụng .........................................................................67
4.5.6 Đánh giá yếu tố xã hội ................................................................................... 68
4.6 ĐỐI CHIẾU KẾT QUẢ MÔ HÌNH PHÂN TÍCH VÀ MÔ HÌNH KHAM
THẢO ......................................................................................................................... 69
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 70
5.1 KẾT LUẬN ..........................................................................................................70
5.2 KIẾN NGHỊ .........................................................................................................72
5.3 HẠN CHẾ VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI ......................................74
5.3.1 Hạn chế ..........................................................................................................74
5.3.2 Hƣớng phát triển ............................................................................................ 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 76
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 81

-v-


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ quy trình khai thuế qua mạng qua cổng giao dịch Chính Phủ………12
Hình 2.2 Sơ đồ quy trình khai thuế qua mạng qua tổ chức T-VAN…………………13
Hình 2.3 Mô hình TAM……………………………………………………………...21
Hình 2.4 Mô hình tích hợp TAM-TPB ……………………………………………..24
Hình 2.5 Mô hình Pin-Yu Chu ……………………………………………………...25
Hình 2.6 Mô hình Suhani Anuar ……………………………………………………26
Hình 3.1 Mô hình đề xuất nghiên cứu của tác giả ……………………………...…..28


Hình 3.2 Sơ đồ quy trình nghiên cứu ………….…………………………...…30
Hình 4.1 Biểu đồ khai thuế qua mạng qua các năm ở Bình Dƣơng…….......…42
Hình 4.2 Biểu đồ phát triển khai thuế qua mạng qua các năm ở Bình Dƣơng...43
Hình 4.3. Biểu đồ tỷ lệ khai thuế qua mạng đến năm 2013 ở Bình Dƣơng …..43

-vi-


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Thang đo mức độ tác động của các yếu tố đối với kê khai thuế qua
mạng……………………………………………………………………………32
Bảng 3.2 Kết quả phỏng vấn chuyên gia ……………………………………....35
Bảng 4.1 Bảng số liệu về khai thuế qua mạng ở một số tỉnh thành…………....38
Bảng 4.2 Bảng số liệu về khai thuế qua mạng ở ở Bình Dƣơng năm 20102011…………………………………………………………………...……….39
Bảng 4.3 Bảng số liệu về khai thuế qua mạng ở ở Bình Dƣơng năm 2012- 2013
………………………………………………………………………………....41
Bảng 4.4 Bảng thống kê thông tin ngƣời trả lời ………………………………44
Bảng 4.5 Bảng thống kê mô tả thông tin doanh nghiệp…………………...…..46
Bảng 4.6 Cronbach’s Apha của yếu tố dễ dàng sử dụng ……………………..48
Bảng 4.7 Cronbach’s Alpha của yếu tố mức độ hữu dụng …………………...48
Bảng 4.8 Cronbach Alpha của yếu tố mức độ tin cậy ………………………..49
Bảng 4.9 Cronbach’s Alpha của yếu tố về thông tin ………………………....50
Bảng 4.10 Cronbach’s Alpha của yếu tố về yếu tó ứng dụng công nghệ …….51
Bảng 4.11Cronbach’s Alpha của yếu tố về yếu xã hội ……………………….52
Bảng 4.12 Phân tích KMO and Bartlett's Test ………………………………..52
Bảng 4.13 Giải thích phƣơng sai tổng ………………………………………..53
Bảng 4.14 Phân tích ma trận xoay lần 1 ………………………………….…..55
Bảng 4.15: Bảng phân tích ma trận xoay lần 2 ……………………………….56
Bảng 4.16 Tóm tắt mô hình …………………………………………………..57
Bảng 4.17 Kiểm định R2 ……………………………………………………...58

Bảng 4.18 Kiểm định F ……………………………………………………....59
-vii-


Bảng 4.19 Hệ số hồi quy và đa cộng tuyến ……………………….......………59
Bảng 4.20 Kiểm định Homogeneity of Variances …………………………….61
Bảng 4.21 Kiểm định ANOVA- giới tính ……………………………………..62
Bảng 4.22 Kiểm định ANOVA – chức vụ …………………………………….62
Bảng 4.23 Kiểm định ANOVA-loại hình doanh nghiệp…………………….....63
Bảng 4.24 Kiểm định ANOVA – quy mô vốn ……………………………...…63
Bảng 4.25 Kiểm định ANOVA – khoảng cách ………………………………..64
Bảng 4.26 Điểm trung bình mức độ dễ sử dụng ……………………………….64
Bảng 4.27 Điểm trung bình mức độ hữu dụng ……………………………...…65
Bảng 4.28 Điểm trung bình mức độ tin cậy …………………………………...66
Bảng 4.29 Điểm trung bình yếu tố thông tin ………….……………………….67
Bảng 4.30 Đánh giá khả năng ứng dụng ………….……………………...……67
Bảng 4.31 Đánh giá yếu tố xã hội ……………………….…………………….68
Bảng 4.32 Phân tích hồi quy về ý định sử dụng khai thuế qua mạng ….……...69
Bảng 4.33 Phân tích hệ số hồi quy và đa cộng tuyến ………………….……....69

-viii-


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

- CCT:

Chi cục thuế

- CNTT:


Công nghệ thông tin

- Cty TNHH:

Công ty trách nhiệm hữu hạn.

- CQT:

Cơ quan thuế

- DNTN:

Doanh nghiệp tƣ nhân

- EFA:

Exploratory Factor Analysis (phân tích nhân tố khám phá)

- GDP:

Thu nhập quốc dân

- HTKK:

Phần mềm hỗ trợ kê khai.

- iHTKK:

Phần mềm hỗ trợ khai thuế qua mạng.


- NN:

Nhà nƣớc

- NNT:

Ngƣời nộp thuế

- PCA:

Principal component analysis (phân tích thành phần chính)

- PBC:

Perceived behaviors control (mức độ kiểm soát hành vi)

- TP.HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh

- TAM:

Technology Acceptance Model (mô hình chấp nhận công nghệ)

- TBP:

Theory of planned behavior (lý thuyết hành vi quy hoạch)

- TVAN:


Tổ chức cung cấp dịch vụ khai thuế qua mạng.

- VIF:

Variance inflation factor (hệ số phóng đại phƣơng sai).

-ix-


TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu đã tiến hành khảo sát những yếu tố tác động đến khai thuế
qua mạng đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. Sau khi thu thập thông
tin bằng bảng câu hỏi với thang đo likert 5 mức, tiến hành làm sạch và xử lý số liệu
bằng phần mềm Microsoft office excel. Giai đoạn tiếp theo là bắt đầu kiểm định thang
đo với hệ số Cronbach’Apha. Kết quả cho thấy thang đo đều đạt điều kiện để đƣa phân
tích khám phá nhân tố. Sau phân tích nhân tố đề tài loại 3 biến quan sát: “không mắc
lỗi hệ thống”, “đƣợc nhiều ngƣời tin dùng” và “theo ý kiến mọi ngƣời xung quanh” do
tác động đồng thời hai nhóm yếu tố. Sau khi kiểm định giá trị thang do, đề tài kiểm tra
tƣơng quan và phân tích hồi quy kết quả xác định đƣợc 6 yếu tố tác động đến việc thực
hiện khai thuế qua mạng là: khả năng ứng dụng, mức hữu dụng, mức dễ sử dụng, yếu
tố thông tin, mức độ tin tƣởng, yếu xã hội ảnh hƣởng đến khai thuế qua mạng ở Bình
Dƣơng. Kết quả phân tích mô hình cho thấy, nhân tố “khả năng ứng dụng” là nhân tố
có ảnh hƣởng lớn nhất đến khai thuế qua mạng ở Bình Dƣơng. Còn về phần đánh giá,
đề tài đánh giá đƣợc các yếu tố thuộc nhóm dễ sử dụng gồm: “giao diện đơn giản dễ
thao tác”, “quá trình kết xuất file đơn giản”, “NNT không mất nhiều thời gian để làm
quen” và “quy trình kê khai đơn giản” đƣợc NNT đánh giá thấp dƣới mức trung bình
do đề tài khảo sát NNT trong giai đoạn đầu thực hiện kê khai thuế qua mạng nên còn
nhiều vƣớng mắt, cản trở nên nhóm biến dễ sử dụng đƣợc NNT đánh giá thấp. Từ

những phân tích yếu tố tác động và đánh giá đề tài đƣa ra kết luận và một số kiến nghị
để hoàn thiện tạo sự quen thuộc trong khai thuế qua mạng nhƣ: ổn định phần mềm ứng
dụng, xây dựng phần mềm tích hợp nhiều chức năng trong khai thuế, nhằm nâng cao
chất lƣợng phục vụ khai thuế qua mạng của ngành thuế Bình Dƣơng đối với NNT.

-x-


LỜI MỞ ĐẦU
Nằm trong muc tiêu cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020, nhằm nâng
cao trình độ quản lý thuế của Việt Nam ngang tầm với các nƣớc trong khu vực, ngành
thuế Việt Nam đã triển khai thí điểm và mở rộng hình thức khai thuế qua mạng từ cuối
năm 2009. Sau hơn một năm thực hiện thí điểm này, Cục thuế Bình Dƣơng mới bắt
đầu thực hiện và phổ biến đại trà vào những tháng cuối năm 2013. Tuy nhiên, trong
giai đoạn đầu thực hiện thƣờng gặp nhiều khó khăn về cả phía ngƣời nộp thuế (NNT)
và cơ quan thuế (CQT), xuất phát từ nguyên nhân này nên tôi thực hiện đề tài “Đánh
giá các nhân tố tác động đến việc thực hiện kê khai thuế qua mạng đối với doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng” để có thể một phần nào làm sáng tỏ đƣợc các
yếu tố tác đông đến khai thuế qua mạng tại Bình Dƣơng, đóng góp một phần cho quá
trình cải cách hệ thống thuế trên địa bàn. Với mục tiêu là xác định, lƣợng hóa và đánh
giá các yếu tố tác động khai thuế qua mạng trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng, đề tài khảo
sát các doanh nghiệp đang hoạt động khai thuế qua mạng ở Bình Dƣơng bằng bảng
câu hỏi likert gồm 5 mức. Sau đó, xử lý số liệu thu đƣợc bằng phần mềm Microsoft
office excel rồi phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0 để kiểm định mô hình cũng nhƣ
các yếu tố tác động.

-xi-


CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đối với nhiều quốc gia đang phát triển, đóng góp của doanh nghiệp vào ngân
sách Nhà nƣớc từ các khoản thuế và phí là rất lớn. Ngay cả với nhiều nƣớc công
nghiệp phát triển, đóng góp này cũng chiếm phần rất quan trọng trong tổng thu ngân
sách. Ở Việt Nam, số thu của ngành thuế góp một phần đáng kể trong nguồn thu quốc
gia nhƣ năm 2009 ngành thu 330.148 tỷ đồng chiếm 73% tổng thu ngân sách nhà nƣớc
(NSNN), năm 2010 thu 400.800 tỷ đồng chiếm 68% tổng thu NSNN, năm 2011 ngành
thu 525.000 tỷ đồng chiếm 55% tổng thu NSNN, năm 2012 thu 607.844 tỷ đồng chiếm
79% tổng thu NSNN và năm 2013 thu 676.696 tỷ đồng chiếm 86% tổng thu NSNN
[51-56]. Do đó, việc thực hiện quản lý thuế đối với doanh nghiệp cần phải đƣợc nâng
cao về cả hai phía cơ quan thuế (CQT) và ngƣời nộp thuế (NNT). Điều này thể hiện rõ
trong chiến lƣợc cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 của Chính phủ. Với mục
tiêu xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, công tác quản lý thuế
thống nhất minh bạch, dễ hiểu ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) hiện đại, có tính
liên kết, tích hợp tự động hóa cao [9]. Để thực hiện mục tiêu trên thì việc áp dụng khai
thuế qua mạng là một yêu cầu cấp bách trong quản lý thuế ở Việt Nam. Hình thức kê
khai thuế qua mạng có thể xem nhƣ là một bƣớc phát triển lớn trong số các dịch vụ
công mà chính phủ cung cấp cho nhân dân, nó đƣợc áp dụng rộng rãi từ các nƣớc có
nền kinh tế lớn đến các nƣớc đang phát triển nhƣ: Mỹ, là quốc gia tiên phong thực hiện
khai thuế qua mạng. Năm 1997, Mỹ bắt đầu triển khai khai thuế qua mạng đối với thuế
thu nhập cá nhân, đến năm 2004 thì áp dụng rộng rãi đối với tất cả đối tƣợng nộp thuế.
Australia áp dụng hình thức khai thuế điện tử bắt đầu từ 1998. Nhật Bản thực hiện thí
điểm từ năm 2000 đến năm 2001 thì thực hiện đồng bộ toàn hệ thống. Hàn Quốc thực
hiện năm 1999, Đài Loan năm 1998 và Malaysia bắt đầu áp dụng việc kê khai thuế qua
mạng từ tháng 4 năm 2002 [10]. Và còn nhiều nƣớc khác cũng đã triển khai hệ thống
khai thuế điện tử nhằm tạo điều kiện cho công dân thực hiện đầy đủ trách nhiệm về
thuế đối với Chính phủ. Ở Việt Nam, việc thực hiện chính sách kê khai thuế qua mạng
là bƣớc đi quan trọng trong chƣơng trình cải cách hành chính trong chiến lƣợc cải cách
-1-



hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020, nhằm nâng cao trình độ quản lý thuế của Việt
Nam ngang tầm với các nƣớc trong khu vực [9]. Đầu tháng 8 năm 2009, Bộ Tài Chính
đã thực hiện thí điểm khai thuế qua mạng internet tại 4 tỉnh thành: Hà Nội, TP.HCM,
Đà Nẵng và Bà Rịa Vũng Tàu [7]. Với nội dung của thí điểm này các doanh nghiệp
đƣợc chọn sẽ thay thế hoàn toàn hồ sơ khai thuế bằng giấy nhƣ trƣớc đây sang hình
thức gửi dữ liệu điện tử qua mạng internet. Sau gần một năm thí điểm thực hiện và đã
chứng minh đƣợc sự thuận tiện, hiệu quả, và tiết kiệm đƣợc nhiều chi phí cho doanh
nghiệp, Tổng cục thuế quyết định mở rộng hình thức khai thuế qua mạng ra 19 Cục
thuế trong đó có Bình Dƣơng. Hệ thống khai thuế qua mạng tại Bình Dƣơng đƣợc bắt
đầu triển khai từ tháng 11 năm 2010 [2;3]. Trong giai đoạn đầu Cục thuế Bình Dƣơng
triển khai tại 200 doanh nghiệp, thuộc những ngành nghề hoạt đông khác nhau đạt các
tiêu chí tuân thủ luật thuế tốt, có đủ các điều kiện về khai thuế qua mạng nhƣ: có mail,
hệ thống kết nối mạng ổn định [7]. Kết quả đƣợc nhiều doanh nghiệp chấp nhận do có
nhiều điểm thuận lợi cho NNT, nên Cục thuế Bình Dƣơng đã nhanh chóng mở rộng
trên địa bàn tỉnh.
Đối với doanh nghiệp, việc thực hiện kê khai thuế qua mạng sẽ tiết kiệm đƣợc
chi phí đi lại, thời gian, chi phí in ấn bởi tất cả các dữ liệu đã gửi qua mạng và có tính
pháp lý, ngoài ra thời gian nộp hồ sơ khai thuế không bị giới hạn nhƣ trƣớc đây mà
đƣợc mở rộng 24/24 giờ trong ngày và 7/7 ngày trong tuần [8].
Tuy nhiên, bên cạnh sự thuận tiện mà kê khai thuế qua mạng mang lại vẫn còn
tồn tại một số vấn đề tác động đến việc thực hiện kê khai thuế qua mạng đối với NNT.
Điều này đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu trƣớc đây nhận định rằng trong quá trình triển
khai hình thức kê khai thuế điện tử trong giai đoạn đầu thƣờng gặp nhiều khó khăn,
khó áp dụng rộng rãi trong công chúng [25]. Các nghiên cứu trƣớc đây mới chỉ đề cập
đến những nhân tố chung tác động đến kê khai thuế qua mạng, và chƣa có nghiên cứu
về những nhân tố có tính đặc trƣng riêng của tỉnh Bình Dƣơng. Do đó, việc nghiên cứu
về các nhân tố tác động đến kê khai thuế qua mạng tại Bình Dƣơng nhằm tìm ra những
biện pháp hoàn thiện hệ thống, phù hợp hơn đối với nhu cầu của NNT là điều rất cấp
thiết. Đặc biệt ở Bình Dƣơng, hình thức khai thuế qua mạng chỉ mới phổ biến đến

NNT từ giữa đầu năm 2013 nên việc đánh giá, đo lƣờng các nhân tố ảnh hƣởng đến kê

-2-


khai thuế qua mạng đối với NNT trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng có ý nghĩa quan trọng
để hoàn thiện hệ thống kê khai thuế qua mạng trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ cơ sở trên, tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá các yếu tố tác động
đến việc thực hiện kê khai thuế qua mạng đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Bình Dƣơng” với mục đích khảo sát, đánh giá những nguyên nhân tác động đến việc
thực hiện kê khai thuế qua mạng của các doanh nghiệp. Để từ đó đƣa ra những giải
pháp khắc phục, tạo thuận lợi cho NNT kê khai thuế qua mạng tại khu vực.

1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.2.1 Các nghiên cứu nƣớc ngoài
Pin-Yu Chu và Tai-Zu Wu (2005) nghiên cứu các yếu tố tác động đến khai thuế
qua mạng trên quan điểm về hành vi của ngƣời nộp thuế, nghiên cứu dựa trên lý thuyết
kế hoạch hành vi ở Đài Loan. Kết quả cho thấy mức độ kiểm soát hành vi có ảnh
hƣởng đáng kể đến hành vi khai thuế qua mạng ở Đài Loan bằng phần mềm EFS[35].
Jen-Ruei Fua,Cheng-Kiang Farn và Wen-Pin Chao (2006) cùng thảo luận đề tài về các
yếu tố ảnh hƣởng đến việc chấp nhận nộp thuế qua mạng đối với NNT thu nhập cá
nhân ở Đài Loan trên cơ sở lý thuyết kết hợp giữa mô hình chấp nhận công nghệ
(TAM) và lý thuyết hành vi quy hoạch. Qua nghiên cứu cho thấy mức độ hữu dụng có
tác động mạnh nhất đến việc chấp nhận khai thuế qua của NNT và các yếu tố mức độ
hữu dụng, khả năng ứng dụng và yếu tố xã hội là có ảnh hƣỡng giữa việc khai thuế thủ
công và khai thuế qua mạng [26]. Tamami Matsuka (2006) khảo sát ảnh hƣởng của
khai thuế điện tử, theo cách tự khai, tự nộp đối với thuế thu nhập cá nhân ở Mỹ qua
phân tích cho thấy chính phủ cần có các biện pháp khuyến thích khai thuế điện tử để
NNT tuân thủ khai nộp thuế chứ không nên dùng quá nhiều các biện pháp mạnh để
buột NNT thực hiện[40]. Wojciech Kopczuk, Cristian Pop-Eleches (2005) nghiên cứu

về ảnh hƣởng của khai thuế điện tử dẫn đến sự gia tăng tham gia thực hiện “hạn mức
tín dụng đƣợc hoàn thuế đối với thuế thu nhập cá nhân” tại một số tiểu bang ở Mỹ,
bằng khảo sát và lập luận nghiên cứu cho thấy sự gia tăng kham gia khai thuế hạn mức
tín dụng hoàn thuế đối với thuế thu nhập cá nhân ở Mỹ chịu một sự tác động lớn của
khai thuế điện tử[43]. Ann Hansford, Andrew Lymer và Catherine Pilkington (2006)
nghiên cứu tự đánh giá khai thuế điện tử ở Anh thông qua các yếu tố: mức độ hữu
-3-


dụng, mức độ dễ dàng sử dụng và tính minh bạch, kết quả nghiên cứu cho thấy ban
đầu CQT sẽ bắt NNT miễn cƣỡng chấp thuận khai thuế qua mạng sau khoản thời gian
sử dụng NNT cảm nhận đƣợc tính hữu dụng, dễ dàng sử dụng sẽ chấp nhận và sử dụng
lâu dài [22]. Lai Ming Ling và Choong Kwai Fatt (2008) đã nghiên cứu yếu tố tác
động và cản trở đến hành vi khai thuế điện tử trên quan điểm của NNT, qua nghiên
cứu nghiên cứu cho thấy rằng NNT tuân thủ nộp thuế qua mạng chủ yếu là do sự thuận
tiện và tốc độ trong quá trình xử lý nhanh chống mà nó mang lại, còn về phần trở ngại
của khai thuế qua mạng là do hệ thống máy chủ hay bị treo, không xử lý đƣợc gây trở
ngại và mất lòng tin của NNT vào khai thuế qua mạng [27]. Anna A. Che Azmi và
Yusniza Kamarulzaman (2009) nghiên cứu mối quan hệ giữa nhận thức rủi ro và các
khía cạnh của rủi ro đến khai thuế điện tử ở Malaysia trên cơ sở mô hình chấp nhận
công nghệ. Kết quả cho thấy các khía cạnh rủi ro khác nhau thì sẽ có ảnh hƣởng đến
khai thuế qua mạng cũng sẽ khác nhau và yếu tố mức độ hữu dụng cũng ảnh hƣởng
đến khai thuế qua mạng của NNT[15]. Anna Che Azmi and Ng Lee Bee (2010) nghiên
cứu phân tích yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi dự định của NNT thực hiện khai thuế qua
mạng tại Malaysia, nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết mô hình TAM, kết quả cho thấy
khai thuế qua mạng chịu sự tác động của ba yếu khảo sát: mức độ hữu dụng, mức độ
dễ dàng sử dụng vả nhận thức về rủi ro có tác động đến khai thuế qua mạng. mô hình
đƣa ra là phù hợp và có khả năng giải thích đến 61% v62 các yếu tố tác động khai
thuế qua mạng tại Malaysia[17]. Magiswary Dorasamy, Maran Marimuthu, Murali
Raman và Maniam Kaliannan (2010) nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi

sử dụng hệ thống khai thuế qua mạng tại Malaysia. Kết quả nghiên cứu, tác giả cho
rằng ngƣời nộp thuế có ý định sử dụng hệ thống kê khai điện tử khi họ nhận thức đƣợc
rằng phƣơng pháp nộp thuế qua mạng là thuận tiện hơn và nhận thức sẵn sàng theo
hƣớng sử dụng công nghệ này khi có niềm tin khai thuế qua mạng là một sự cần thiết
[29]. Suhani Anuar và Radiah Othman (2010) thực hiện nghiên cứu đề tài “Xác định
nhân tố tác động tới việc sử dụng phần mềm nộp thuế qua mạng thông qua phần mềm
E-Bayaran” tại Malaysia. Kết quả sau nghiên cứu cho thấy mức độ hữu dụng, yếu tố
xã hội, và khả năng ứng dụng công nghệ có ảnh hƣởng đến khai thuế qua mạng tại
Malaysia bằng phần mềm E-Bayran [39]. Cheng-Tsung Lu, Shaio-Yan Huang và
Pang-Yen Lo (2010) nghiên cứu thực nghiệm của việc chấp nhận nộp hồ sơ khai thuế
-4-


qua mạng tại Đài Loan trên cơ sở tích hợp mô hình TAM và thuyết kế hoạch hành vi
TPB. Kết quả thực nghiệm cho thấy: Thái độ là yếu tố chính ảnh hƣởng đến nộp hồ sơ
thuế qua mạng, nhƣng "thái độ" cũng bị ảnh hƣởng bởi " mức độ hữu", "mức độ dễ
dàng sử dụng", "tính đại chúng ", "yếu tố xã hội", và văn hóa thối quen [20]. Lemuria
Carter, Ludwig Christian Shaupp và Ronald Cambell nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng
đến ý định sử dụng hệ thống khai thuế điện tử của NNT ở Mỹ. Kết quả cho thấy ba
yếu tố: hiệu suất kỳ vọng, kỳ vọng sự cố gắng, và ảnh hƣởng xã hội đóng một vai trò
quan trọng trong việc dự đoán ý định khai thuế qua mạng. Quan trọng hơn, kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố cá nhân: hiệu quả trang mạng, và mức độ kiểm soát
rủi ro có một tác động đáng kể đến ý định khai thuế điện tử của NNT [28]. Ludwig
Christian Schaupp, Lemuria Carter và Megan E. McBride (2011) nghiên cứu các yếu
tố tác động đến việc chấp nhân và sử dụng khai thuế điện tử Mỹ. Kết quả cho thấy
hiệu suất kỳ vọng, ảnh hƣởng xã hội, điều kiện thuận lợi, yếu tố chủ quan và khách
quan tất cả đều có một tác động đáng kể đến khai thuế qua mạng [28]. MD. Aminul
Islam, Dayang Hasliza Muhd Yusuf, Wan Sallha Yusoff và Atikah Nor Binti Johari
(2011) nghiên cứu sự hài lòng của ngƣời sử dụng về chất lƣợng dịch vụ nộp thuế điện
tử ở khu vực phía bắc Malaysia. Kết quả cho thấy chất lƣợng thông tin và chất lƣợng

dịch vụ ảnh hƣởng đáng kể: xây dựng lòng tin, nhận thức về dịch vụ, tính linh hoạt,
chất lƣợng thông tin ảnh hƣởng đến sự hài lòng của NNT ở khu vực phía bắc của
Malaysia [29]. Anna A. Che Azmi, Yusniza Kamarulzaman và Nor Haida Abdul
Hamid (2012) phân tích yếu tố ảnh hƣởng đến nhận thức hành vi của NNT qua mạng
tại Malaysia, qua phân tích cho thấy các khía cạnh rủi ro có ảnh hƣởng tích cực đến
khai thuế qua mạng còn các yếu tố còn mức độ dễ dàng sử dụng thì không có ảnh
hƣởng [16]. Michael A. Boone (2012) nghiên cứu giải thích những yếu tố tác động đến
việc chấp hành nộp thuế điện tử của ngƣời sử dụng ở Mỹ, nghiên cứu dựa trên cơ sở
mô hình TAM để giải tích về mức đô chấp nhận khai thuế qua mạng, kết quả sau phân
tích cho thấy mức độ dễ dàng sử dụng, khả năng ứng dụng, tiết kiệm chi phí có ảnh
hƣởng đến mức độ hài lòng của NNT đối với khai thuế qua mạng. Còn xét về sự hài
lòng giữa nộp hồ sơ giấy và khai thuế điện tử thì không có sự khác biệt về mức độ hài
lòng giữa hai hình thức này [31]. Idawati Ibrahim và PhD Candidate (2012) nghiên
cứu các yếu tố chủ yếu ảnh hƣởng đến hành vi giao dịch điện tử trên cơ sở kết hợp
-5-


nhiều yếu cơ sở lý thuyết: mô hình TAM, thuyết nhận thức xã hội (The social
cognitive theory - SCT) và thuyết về sự thống nhất giữa chấp nhận và sử dụng công
nghệ (The Unified Theory of Acceptance and Use of Technology - UTAUT), xét
trƣờng hợp của NNT thu nhập cá nhân ở Malaysia kết quả cho thấy mức độ hữu dụng
và mức độ tin tƣởng có tác động đáng kể đến khai thuế qua mạng, nghĩa là khi NNT
cảm thấy ứng dụng thật sự hữu ích và đáng tin cậy thì sẽ gia tăng mức độ chấp thuận
khai thuế qua mạng[23]. Brahmbhatt Mamta và Shri Jairambhai Patel (2012) nghiên
cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến việc chấp nhận của ngƣời dân về dịch vụ thuế điện tử ở
Ấn Độ. Kết quả cho thấy sự thuận dễ sử dụng có ảnh hƣởng lớn nhất, NNT cảm thấy
cản trở khi chƣa có kinh nghiệm hay thiếu trang bị kiến thức sẽ gặp khó khăn khi thực
hiện[18]. Bojuwon Mustapha (2013) mối quan hệ giữa yếu tố công nghệ và yếu tố áp
dụng thuế trực tuyến ở Malaysia. Kết quả cho thấy để triển khai thuế trực tuyến cần
đáp ứng đầu đủ những yếu tố về công nghệ nhƣ mức độ dễ dàng sử dụng, mức độ hữu

dụng [19].
1.2.2 Các nghiên cứu trong nƣớc
Năm 2003, Tổng cục thuế và Công ty tin học Hà Thắng thực hiện báo cáo tổng
kết đề tài nhánh “Thử nghiệm kê khai thuế giá trị gia tăng qua mạng internet”, nhằm
đánh giá mức độ hƣởng ứng và hiệu quả của việc triển khai khai thuế qua mạng đối
với thuế giá trị gia tăng [10]. Trần Văn Hanh (2012) đã tiến hành nghiên cứu các nhân
tố ảnh hƣởng đến kê khai thuế qua mạng trong phạm vi TP.HCM, kết quả cho thấy tại
Cục Thuế TP.HCM việc ngƣời nộp thuế sử dụng hệ thống Kê Khai Thuế Qua Mạng
chịu ảnh hƣởng đáng kể của 3 nhân tố: Mức độ dễ sử dụng, Mức độ hữu dụng, Yếu tố
xã. Các nhân tốcòn lại có ảnh hƣởng không đáng kể [12]. Đỗ Thị Sâm (2013) thực
hiện đề tài “Những yếu tố quyết định lựa chọn khai thuế qua mạng: Nghiên cứu tình
huống tại Chi cục Thuế quận 7” [11].

1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Trong mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc kê khai thuế qua mạng,
đề tài nhằm thực hiện những mục tiêu sau:
 Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện kê khai thuế qua mạng.

-6-


 Lƣợng hóa các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng của ngƣời nộp thuế đối
với kê khai thuế qua mạng.
 Từ những kết quả nghiên cứu đạt đƣợc, đề ra giải pháp để nâng cao chất
lƣợng của hình thức khai thuế qua mạng đối với NNT.

1.4 PHẠM VI, ĐỐI TƢỢNG
Nghiên cứu đƣợc thực hiên trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng, với các doanh nghiệp
thuộc 7 chi cục thuế huyện thị và cục thuế Bình Dƣơng.
Thời gian nghiên cứu từ 02/2014 đến 06/2014.


1.5 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài đƣợc nghiên cứu qua hai giai đoạn chính:
 Gai đoạn nghiên cứu định tính: tác giả tiến hành nghiên cứu định tính trên cơ
sở tổng hợp lý thuyết và khảo sát ý kiến chuyên gia nhằm xây dựng mô hình nghiên
cứu phù hợp cho Bình Dƣơng. Sau đó, kết quả đƣợc xử lý nhằm làm cơ sở tiến hành
xây dựng phiếu khảo sát thu thập dữ liệu cho nghiên cứu định lƣợng tiếp theo.
Cơ sở số liệu thu thập đƣợc trong các giai đoạn của quá trình triển khai hệ thống
kê khai thuế qua mạng, tiến hành phân tích về mặt định tính các nhân tố khảo sát.
Thông qua giảng viên hƣớng dẫn hoàn thành bảng câu hỏi khảo sát thu thập dữ liệu
cho giai đoạn kế tiếp.
 Giai đoạn nghiên cứu định lƣợng: tác giả tiến hành khảo sát ngƣời nộp thuế
để thu thập dữ liệu và sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để phân tích các nhân tố tác động
đến việc thực hiện khai thuế qua mạng qua các bƣớc cụ thể nhƣ sau:
-

Dùng chỉ số Cronbach Alpha để kiểm định thang đo.

-

Phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy.

Số liệu thu thập thông tin từ doanh nghiệp ở Bình Dƣơng bằng bảng câu hỏi
khảo sát qua mail và trực tiếp bằng giấy. Sử dụng thang đo likert gồm 5 mức làm
thang đo chính.

1.6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu đƣợc thực hiện với mong muốn góp phần làm sáng tỏ những nhân
tố tác động đến việc thực hiện kê khai thuế qua mạng của doanh nghiệp ở Bình


-7-


Dƣơng. Việc xác định các nhân tố này có vai trò quan trọng quyết định đến chất lƣợng
dịch vụ khai thuế điện tử khi triển khai đồng bộ. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, tôi
kỳ vọng kết quả nghiên cứu có thể áp dụng vào thực tiễn, nhằm hoàn thiện hoạt động
quản lý của ngành thuế tỉnh Bình Dƣơng nói riêng và ngành thuế cả nƣớc nói chung.
Từ đó có thể nâng cao chất lƣợng dịch vụ công của chính phủ đối với công dân. Bên
cạnh đó, các vấn đề tồn tại sẽ đƣợc giải quyết để NNT có thực hiện tốt quyền và nghĩa
vụ của mình đối với CQT và Nhà nƣớc. Đây cũng là mục tiêu chiến lƣợc phát triển
ngành thuế giai đoạn 2011-2020 [9].
Về đóng góp khoa học, kết quả nghiên cứu của đề tài xác định một số nhân tố
mới mang tính đặc thù của vùng miền mà nghiên cứu trƣớc đây chƣa đề cập. Và từ đó
có thể đóng góp thêm các luận chứng cho các đề tài nghiên cứu khoa học mang tính
đặc thù của vùng, miền khi vận dụng kê khai thuế qua mạng.

1.7 BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU
Luận văn bao gồm 5 chƣơng:
 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ LUẬN
 CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP
ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG KÊ KHAI THUẾ QUA MẠNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƢƠNG
 CHƢƠNG 4: THỰC TRẠNG KÊ KHAI THUẾ QUA MẠNG VÀ KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG KÊ KHAI THUẾ QUA MẠNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƢƠNG
 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận chƣơng 1
Trong chƣơng 1, tác giả đã đƣa ra mục tiêu, phạm vi, đối tƣợng, tính cấp thiết

và ý nghĩa của đề tài. Từ những cơ sở ban đầu này, tác giả bắt đầu xây dựng cơ sở lý
thuyết và tiến hành nghiên cứu trong các chƣơng tiếp theo.

-8-


CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ LUẬN
2.1 LÝ THUYẾT HÀNH VI
2.1.1 Khái niệm hành vi
Hành vi là một chuỗi các phản ứng của hoạt động, có mục đích cụ thể nhằm đáp
lại một tác động kích thích nào đó từ bên ngoài nhƣ sự tác động của môi trƣờng, xã
hội. Hành vi có thể thuộc về ý thức, tiềm thức, có thể biểu hiện ra bên ngoài hay
khép kín, mang tính tự giác hay không tự giác. Hành vi là một giá trị thay đổi theo
thời gian [46]. Hay hành vi là xử sự của con nguời trong một hoàn cảnh cụ thể, biểu
hiện ra bên ngoài [49]
Nhƣ vậy, hành vi của NNT chính là cách ứng xử của NNT đối với những
phƣơng tiện, công cụ, những cơ sở vật chất nhằm thực hiện nghĩa vụ thuế đối với
Nhà nƣớc. Và yếu tố cấu thành hành vi này là những hành động có mục đích, những
hành động này tác động lên các công cụ, phƣơng tiện cụ thể. Ngoài ra các hành động
này chứa đựng tình cảm, thái độ đối với khách thể chịu tác động nhƣ sự thích thú, sự
chán nản, tích cực.
2.1.2 Các dạng hành vi [48]
Hành vi theo thói quen: có thể xem xét hành vi theo thói quen trên quan điểm
NNT là việc NNT thực hiện giao dịch qua lại với CQT nhằm thực hiện đầy đủ quyền
và nghĩa vụ thuế đối CQT, trong đó các lần thực hiện khác nhau thì có phƣơng án
giống nhau. Hay hành động giống nhau cho những lần khác nhau khi giao dịch với
CQT.
Hành vi tìm kiếm sự thay đổi: NNT tìm kiếm những phƣơng án thực hiện nghĩa
vụ thuế của mình trong những lần khác nhau thì khác nhau nhằm đạt hiệu quả cao hơn,
tiết kiệm đƣợc chi phí và thời gian hơn mà vẫn bảo đảm đƣợc quyền và nghĩa vụ của

mình.
Hành vi phức tạp (cẩn trọng): NNT xem xét nhiều phƣơng án trƣớc khi thực
hiện nghĩa vụ thuế, để hạn chế rủi ro có thể xảy ra nếu có sai xót trong quá trình thực
hiện nghĩa vụ thuế. Do một sai xót nhỏ có thể làm mất đi quyền lợi mà họ đƣợc nhận
từ các chính sách ƣu đãi thuế.
-9-


2.1.3 Quá trình ra quyết định
Theo Stephen P. Robbins thì tiến trình ra quyết định bao gồm 8 bƣớc. Bắt đầu
bằng việc xác định vấn đề, đƣa ra các tiêu chuẩn của quyết định, lƣợng hóa các tiêu
chuẩn, xây dựng các phƣơng án, đánh giá và lựa chọn phƣơng án tối ƣu, tổ chức thực
hiện phƣơng án đã lựa chọn và cuối cùng là đánh giá tính hiệu quả của quyết định
[38].
2.1.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi [51]
2.1.4.1 Nhân tố cá nhân
Quyết định đến hành vi của một ngƣời luôn chịu ảnh hƣởng lớn bởi các yếu tố
thuộc về bản thân nhƣ độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, trình độ văn hóa và một số đặc
điểm về bản thân. Vì thế nhu cầu cho bản thân sẽ thay đổi nhiều lần trong cuộc đời của
một ngƣời, tùy vào từng độ tuổi, từng mức thu nhập, đặc tính công việc và trình độ văn
hóa mà hành vi theo nhu cầu của mỗi ngƣời là khác nhau.
2.1.4.2 Nhân tố xã hội
Hành vi sử dụng một sản phẩm nào đó nó còn chịu sự ảnh hƣởng của môi
trƣờng xã hội nhƣ văn hóa, các chuẩn mực xã hội, thị hiếu đám đông, ảnh hƣởng từ
bạn bè. Hành vi của con ngƣời chịu sự tác động không nhỏ bởi các nhân tố từ xã hội,
mỗi dân tộc, mỗi đất nƣớc có nét văn hóa, chuẩn mực xã hội riêng biệt và những nhân
tố này ảnh hƣởng một phần đến hành vi của họ.
2.1.4.3 Nhân tố tâm lý
Sự nhận thức của ngƣời tiêu dùng đối với một sản phẩm nào đó đối với nhu cầu
của họ, phụ thuộc vào các yếu tố mà sản phẩm dịch vụ nào đó đáp ứng thõa mản các

nhu cầu của họ. Nhìn chung, nhân tố tâm lý là nhận thức của một ngƣời trƣớc khi hành
động nhằm đạt mục đích đề ra. Con ngƣời có thể nhận thức khác nhau về cùng một đối
tƣợng do 3 tiến trình cảm nhận: sự chú ý chọn lọc, sự bóp méo và sự khắc họa và sự
hiểu biết (kinh nghiệm) trong cuộc sống.
2.1.4.4 Nhân tố luật pháp
Pháp luật là những quy phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi chung cho tất cả mội
ngƣời. Pháp luật mang tính khuôn khổ chung có tính công bằng, mọi hành động của
mỗi ngƣời đề phải tuân theo pháp luật để đảm bảo quyền lợi của mình và của ngƣời

-10-


khác. Tất cả công dân đều có quyền tự do của mình nhƣng quyền tự do đó phải không
làm tổn hại đến quyền tự do của ngƣời khác. Hành vi của con ngƣời sống trong một xã
hội luôn bị chi phối bởi pháp luật, nếu hành vi gây tổn hại đến quyền lợi chính đáng
của ngƣời khác thì luôn bị pháp luật cấm đoán và ngƣợc lại những hành vi chính đáng
thì đƣợc pháp luật bảo vệ. Nên chúng ta có thể nói, hành vi của một ngƣời sống trong
một xã hội thì bị chi phối rất lớn bởi yếu tố pháp luật của nƣớc đó.
2.1.4.5 Nhân tố văn hoá
Có thể xem văn hóa là nguyên nhân đầu tiên, cơ bản quyết định đến nhu cầu và
hành vi của con ngƣời. Những điều cơ bản về cảm thụ, giá trị thực sự, sự ƣa thích, thói
quen, hành vi ứng xử mà chúng ta quan sát đƣợc đều chứa đựng bản sắc văn hóa. Từ
đó, để nhận biết những ngƣời có trình độ văn hóa cao, hành vi của họ trƣớc những
quyết định là khác biệt so với những ngƣời có trình độ văn hóa thấp.
2.1.4.6 Nhân tố thuộc niềm tin và quan điểm
Thông tin thông qua thực tiễn và sự hiểu biết ngƣời ta có đƣợc niềm tin và thái
độ. Điều này ảnh hƣởng đến hành vi, niềm tin và sự nhận định chứa đựng một ý nghĩa
cụ thể của một ngƣời đối với một sự vật hiện tƣợng. Thái độ đặt con ngƣời vào một
khung suy nghĩ thích hay không thích, khi đó ngƣời ta cảm thấy đƣợc thỏa mãn và hài
lòng.


2.2 TỔNG QUAN VỀ HÀNH VI KÊ KHAI THUẾ QUA MẠNG
2.2.1 Khái niệm kê khai thuế qua mạng
Theo Jen-Ruei Fu (2005), khai thuế qua mạng là một ứng dụng quan trọng, bao
gồm các quy trình liên kết tự động trong khai thuế nhằm cải thiện hiệu quả trong thu
thập và xử lý thông tin khai thuế. Cải thiện dịch vụ khai thuế đồng thời giảm chi phí kê
khai thuế đối với NNT và CQT [25].
Theo quan điểm của Việt Nam, kê khai thuế qua mạng internet là việc doanh
nghiệp kê khai thuế trên máy vi tính của mình và gửi bằng mạng internet, mà không
phải gửi qua đƣờng bƣu điện hoặc đến nộp trực tiếp hồ sơ bằng giấy cho CQT. Kê
khai thuế qua mạng là hình thức giao dịch điện tử giữa doanh nghiệp với CQT, một
trong những hình thức giao dịch đƣợc pháp luật về thuế quy định, đây là hình thức
giao dịch văn minh, hiện đại.(theo cổng thông tin điện tử bộ tài chính [58].
-11-


Trong nghiên cứu này, kê khai thuế qua mạng là giao dịch các thông tin, chứng
từ kê khai thuế để bảo đảm quyền và nghĩa vụ của NNT đối với CQT, thông qua phần
mềm kê khai thuế qua mạng của CQT hay qua dịch vụ T-VAN của tƣ nhân đƣợc Nhà
nƣớc cấp phép thông qua hệ thống internet.
2.2.3 Phân loại hoạt động kê khai thuế qua mạng
Theo Điều 8 Thông tƣ số 35/2013/TT-BTC đƣợc Bộ Tài Chính ban hành tháng
4/2013 thì từ ngày 1/6/2013, NNT có thể lựa chọn 1 trong 2 cách để khai thuế điện tử,
gồm: khai thuế điện tử trực tuyến trên cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế, hoặc
khai thuế thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN với các phần mềm ứng dụng hỗ
trợ [4].
Quy trình khai thuế qua mạng giữa NNT với cơ quan thuế thông qua cổng giao
dịch điện tử do cơ quan thuế cung cấp. Nhƣ sơ đồ hình 2.1 ta thấy, đầu tiên NNT nhập
dữ liệu khai thuế vào phần mềm hỗ trợ kê khai thuế (HTKK), kết xuất ra tờ khai điện
tử, sau đó gửi đến cơ quan thuế thông qua internet bằng ứng dụng kê khai thuế qua

mạng (iHTKK) của Tổng cục thuế cung cấp, sau khi gửi tờ khai thành công thì NNT
sẽ nhận đƣợc thông báo xác nhận rằng đã nộp tờ khai từ iHKKK bằng thƣ trả lời tự
động đến địa chỉ hợp thƣ điện tử của NNT đã đăng ký với Tổng cục thuế, nếu NNT có
điều chỉnh hoặc bổ sung gì thêm thì gửi đến CQT nhƣ thực hiện gửi tờ khai ban đầu
[47]. Quy trình đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Hình 2.1. Sơ đồ quy trình khai thuế qua mạng qua cổng giao dịch Chính Phủ

(Nguồn: )
Trƣờng hợp khai thuế thông qua nhà cung cấp dịch vụ T-Van: trong hình thức
kê khai này NNT thay vì nộp hồ sơ khai thuế sau khi kết xuất ra từ HTKK trực tiếp
-12-


đến TCT thì sẽ thông qua một tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN, tổ chức này sẽ chịu
trách nhiệm nộp tờ khai thuế đã có chữ ký số của NNT đến TCT thông qua hệ thống
tiếp nhận hồ sơ điện tử T-VAN và sau khi gửi hồ sơ thành công thì hệ thống tiếp nhận
hồ sơ điện tử T-VAN sẽ gửi thông báo xác nhận đã nộp tờ khai đến tổ chức cung cấp
T-VAN và tổ chức này gửi lại cho NNT nhƣ quy trình sau [47]:

Hình 2.2. Sơ đồ quy trình khai thuế qua mạng qua tổ chức T-VAN

(Nguồn: )
2.2.3 Tính hiệu quả của ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế
Khai thuế qua mạng đã góp phần tháo gỡ tình trạng quá tải, áp lực cho CQT mỗi
khi đến hạn nộp hồ sơ khai thuế. Đây là một bƣớc tiến trong công tác cải cách và hiện
đại hóa ngành thuế. Giúp NNT tiết kiệm thời gian và chi phí in hồ sơ khai thuế, đi lại,
giảm bớt quá trình ký tên và đóng dấu. Việc kê khai thuế qua mạng đƣợc thực hiện
một cách rất đơn giản, tiện lợi, an toàn và hiệu quả cho doanh nghiệp. Không giới hạn
về thời gian và không gian nhƣ: doanh nghiệp có thể nộp tờ khai vào trƣớc 24h của

ngày cuối cùng của hạn nộp mà không bị phạt về hành vi nộp chậm tờ khai thuế.
Ngƣời khai thuế có thể gửi tờ khai trong cả những ngày nghỉ và ngày lễ. Về không
gian, ngƣời chịu trách nhiệm khai thuế trong doanh nghiệp có thể nộp tờ khai lúc đang
đi du lịch, công tác xa,…bất kỳ nơi nào chỉ cần có mạng internet [50]. Thông tin và số
liệu khai thuế của doanh nghiệp đƣợc đảm bảo gửi đến cơ quan thuế một cách nhanh
chóng, chính xác, không sai sót, nhầm lẫn do phần mềm HTKK hỗ trợ tính toán, kiểm
tra lỗi trong quá trình nhập liệu và kết xuất.

-13-


Đối với cơ quan thuế, cán bộ thuế dễ dàng tra cứu thông tin khai thuế của NNT.
Công tác tra cứu hồ sơ, đối chiếu, xác minh hóa đơn nhanh và thuận tiện hơn chỉ cần
đăng nhập vào hệ thống là có thể khai thác thông tin NNT trên tờ khai. Công tác quản
lý và lƣu trữ hồ sơ dễ dàng và tiết kiệm hơn, kháo gỡ tình trạng nộp tờ khai thuế quá
tải vào các ngày đến hạn. Việc xác minh hóa đơn thông tin NNT nhanh chống và chính
xác hơn.
2.2.4 Rủi ro trong quản lý thuế bằng công nghệ thông tin [50]
Rủi ro về an ninh hệ thống mạng và tính bảo mật thông tin ngƣời nộp thuế:
Trong quá trình kê khai thuế có thể có một số thông tin mà NNT không muốn để cho
khách hàng hoặc đối tác của mình biết nhằm hạn chế sự rò rỉ thông tin nội bộ nhƣ
chiến lƣợc kinh doanh, phát triển sản phẩm mới hay những thông tin về những phát
minh sáng kiến mới. Điều này đã đƣợc Chính Phủ quan tâm nên khi thiết lập hệ thống
kê khai thuế qua mạng về mặt lý thuyết hệ thống sẽ đƣợc bảo mật tuyệt đối. Tuy
nhiên, trong quá trình trao đổi dữ liệu giữa CQT và NNT thông qua mạng internet,
chắc chắn không tránh khỏi những rủi ro có thể xảy ra về an ninh mạng nhƣ: hệ thống
thông tin chính phủ bị tấn công, sự phá hủy của các phần mềm virus trên mạng, đánh
cắp thông tin của một số hacker. Nên khi hệ thống an ninh mạng bị tấn công, thông tin
và dữ liệu của NNT có thể bị đánh cắp hay bị tiêu hủy.
Rủi ro đƣờng truyền: Vào những ngày gần hết hạn nộp tờ khai hay xảy ra trình

trạng hệ thống bị quá tải, dẫn đến hệ thống bị treo, tờ khai NNT gửi không đến đƣợc
CQT, hay do chất lƣợng mạng yếu kém dẫn đến lỗi không tải đƣợc thông tin kê khai,
thông báo đã nộp tờ khai thì thông báo đến NNT nhƣng dữ liệu lại chƣa về đến CQT.
Các rủi ro này gây ra một số hậu quả nhƣ: Về phía NNT khi không nộp đƣợc tờ khai
qua mạng, lo lắng và in hồ sơ giấy mang tới nộp trực tiếp tại cơ quan thuế gây nên tình
trạng ách tắc, NNT mất niềm tin với cơ quan thuế. Về phía cơ quan thuế, thì lúc nghẽn
mạng cán bộ không có việc để làm. Đến khi mạng hoạt động bình thƣờng, thì công
việc lại bị tồn đọng…do đó khi thiết lập hệ thống kê khai qua mạng, cần xây dựng hệ
thống máy tính và đƣờng truyền đủ mạnh để có thể tiếp nhận một số lƣợng rất lớn tờ
khai từ phía NNT. Hệ thống này không chỉ phải có khả năng phục vụ cho số lƣợng
NNT hiện tại, mà còn phục vụ cho sự phát triển ngày càng tăng trong tƣơng lai.

-14-


×